Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỂ DẠY BÀI 23- ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.87 KB, 13 trang )

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
ĐỂ DẠY BÀI 23- ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
( 1947 - 1945) CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8.
A- Nhận thức cũ - Giải pháp cũ
Trong thực tế dạy học lịch sử hiện nay, kiểu bài ''ôn tập" vẫn đang là một
"pháo đài" khó công phá cho cả người dạy lẫn người học, đặc biệt là với
chương trình của sách giáo khoa lịch sử 8 mới thì sự lúng túng của người dạy
càng có phần tăng lên.
Từ sự lúng túng đó buộc đa số giáo viên khi thực hiện các tiết dạy thường
đi theo một lối mòn đó là dạy lại kiến thức bằng cáh đặt ra các câu hỏi"Vụn vặt"
để rồi sau đó học sinh căn cứ vào các nội dung đã được giáo viên cung cấp trả
lời như một cái máy theo kiểu" thầy hỏi trò đáp"
Chính thừ cách dạy đó cho nên đã dẫn đến tình trạng các tiết" ôn tập"
thường diễn ra trong không khí buồn tẻ, về mặt nhận thức cũng như kỹ năng
học sinh không lĩnh hội được gì hơn ngoài những kiến thức trước đây giáo viên
đã cho ghi ở các bài học trước và về phía giáo viên sau khi thực hiện xong tiết
dạy cũng không tự hài lòng được với mình. Nhưng đổi mới cách dạy như thế
nào đối với các bìa ôn tập thì vẫn bế tắc bởi ngay cả sách hướng dẫn giáo viên
cũng bỏ qua những bài ôn tập không hề đả động gì để mặc người dạy "tự biên,
tự diện"
Từ thực tế trên rõ ràng chất lượng các bài dạy Ôn tập lịch sử không cao,
không đạt được mục tiêu của bài dạy và với Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện
đại ( 1917 - 1945) cũng nằm trong tình trạng đó, thậm chí còn có phần "bế tắc"
hơn vì đây là một bài ôn tập có thời lượng nội dung nhiều trong đó chứa đựng nhiều
sự kiện quan trọng, chính vì vậy khi" dạy lại" kiến thức giáo viên phải " vắt chân lên
cổ" mới thực hiện được trọn vẹn giáo án. Thực trạng buồn này có ở nhiều người. .
Chính điều đó đã làm tôi trăn trở để từ đó mong muốn hình thành một " Hướng đi "
Có thể cải thiện phần nào khi thực hiện các tiết dạy "ôn tập",Và đối tượng thể nghiệm
lần này đem lại cho tôi nhiều tâm đắc đó là bài 23 - Ôn tập lịch sử thế giới hiện
đại(1917-1945) Chương trình lớp 8
B Nhận thức mới- giải pháp mới.


I. Nhận thức mới.
1. Một số điểm cần chú ý.
- Bài 23- Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) là một bài chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng trong chương trình lịch sử bậc THCS nói chung và chương trình
sách lớp 8 nói riêng bởi lẽ giai đoạn này chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử cơ bản đã và
đang ảnh hưởng sâu sắc tới đời sông kinh tế, chính trị xã hội của nhân loại.
- Các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1917-1945 không diễn ra riêng lẻ biệt
lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi vậy khi dạy bài này người dạy cần chú
ý ngoài việc giúp học sinh nhớ hiểu từng sự kiện riêng lẻ mà còn phải giúp học sinh
hiểu được mối quan hệ biện chứng của các sự kiện đó.
- Để góp phần phát huy trí lực học sinh, khắc phục dần tình trạng " Thầy nói,
trò nghe, thầy đọc trò chép"hoặc tình trạng phát vấn bừa bãi theo kiểu " Thầy hỏi trò
đáp"người dạy phải lưu ý vận dụng tích cực các phương pháp dạy học tích cực đặc
biệt là gia tăng một cách phong phú về hình thức các câu hỏi , bài tập trắc nghiệm, các
sơ đồ bảng biểu, các câu hỏi nêu vấn đề để gây hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia
tiến trình giờ học một cáh sôi nổi hào hứng.
- Dù áp dụng phương pháp gì thì khi dạy Bài 23- Ôn tập lịch sử thế giới
hiện đại (1917 - 1945) chúng ta phải dạy bài này đúng đặc trưng của một bài ôn tập,
có nghĩa là không phải "dạy lại" kiến thức mà chỉ dạy làm sao giúp học sinh "củng cố
lại kiến thức, khái quát và hiểu kiến thức ở mức độ sâu sắc hơn."
2. Mục tiêu bài học
Kiến thức: Đối với Bài 23- Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( 1917 - 1945)
mục tiêu về kiến thức cần truyền đạt cho học sinh ta phải đạt được mục tiêu sau đây:
Giúp học sinh nhớ một cáh hệ thống và hiểu sâu sắc hơn những kiên sthức
cơ bản về lịch sử thế giới giai đoạn 1917 - 1945.
- Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp,
kỹ năng phán đoán.
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách
quan, trắc nghiệm tự luận.
- Tư tưởng tình cảm: tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan, nhân

sinh quan cộng sản, lònh yêu hoà bình chính nghĩa căm ghét chiến tranh, tôn trọng các
giá trị văn hoá của loài người.
II- Giải pháp mới:
1. Những sự kiện lịch sử chính giai đoạn 1917 - 1945
Phần (1) mục tiêu của chúng ta là giúp học sinh hệ thống lại các sự kiện lịch
sử quan trọng trong giai đoạn (1917 - 1945).
Để thực hiện mục tiêu đó ta có thể đưa ra trong các bài tập trắc nghiệm sau đây:
Bài tập 1: Em hãy nối các ý ở cột A với cột B, cột B với cột C sao chop phù
hợp:
A B C
2.1917
10.1917
2.3.1919
7.1921
1929 -1933
1.9.1939
5.8.1945
Quốc tế cộng sản
thàn lập
Cách mạng DCTS
nga lần thứ hai
Cách mạng tháng
Mười Nga bùng nổ
Chiến tranh thế giới
hai bùng nổ
Khung hoảng kinh tế
thế giới
Chiến tranh thế giới
hai kêt thúc
Đảng cộng sản trung

quốc thàn lập
Biểu tình Xanh-pê-téc -
pua
Tấn công cung điện mùa
đông
thông qua luận cương các
vấn đề về dân tộc và thuộc
địa
Nạn thất nghiệp lan tràn
Đức tấn công Ba lan
Nhật bản ký văn kiện đầu
hàng không điều kiện
Lãnh đạo nhân dân trung
quốc chống các thế lực
quân phiệt phản động.
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện xong bài tập này, chúng ta tiếp tục đưa ra
câu hỏi có tính chất nâng cao sau đây.
Theo em, trong các điều kiện lịch sử trên thì sự kiện nào có tcá động sâu sắc
nhất tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội củ nhân loại? Vì sao?
Đây là một câu hỏi khó.
Trước tiên ta tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để các em chọn lựa sự
kiện, sau đó rút ra.
- Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thăbgs lợi sự kiện tiêu biểu nhất
có ảnh hưởng sâu sác tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội của nhân loại.
Tiếp tục chúng ta cho học sinh đóng góp ý kiến để giải quyết yêu cầu thứ
hai của câu hỏi" vì sao". Vế này ta nên dành cho các học sinh khá và giỏi, từng
học sinh một khó có thể giải quyết trọn vẹn được yêu cầu này bởi vậy ta nên
hướng dẫn các em cùng "hợp tác" để giải quyêt vấn đề để rồi sau đó cùng rút ra.
- Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đã biến Chủ nghĩa xã hội từ lý luận
thành thực tiễn, đưa lịch sử nước Nga và nhân loại bước sang một trang sử mới.

- Cách mạng tháng Mười thành công đã trở thành chỗ dựa cho phong trào
cách mạng và phong trào Giải phóng dân tộc trên thế giới có bước phát triển
mới.
- Cách mạng tháng Mười thành công với sự ra đời của nhà nước Xô Viết đã
tạo ra đối trọng góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít sau này.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại cho phong trào cách mạng và phong
trào GPDT trên thế giới những bài học kinh nghiệm quý báu.
- Cách mạng tháng Mười thành công đã phát huy triệt để nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là yếu tố để nhân dân Xô viết có sự đóng góp quí báu trong đời sống
văn hoá của nhân loại.
2, Những nội dung chủ yếu
a- Cách mạng XHCN tháng Mười và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên
Xô.
Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới hiện
đại giai đoạn 1917 - 1945. Để giúp học sinh khắc hoạ một cách rõ nét nội dung
của sự kiện này ta thực hiện hai bài tập sau:
Bài tập 2: Em hãy đánh dấu X vào ô trống ở câu trả lời mà em cho là đúng ở
các ý sau:
Cách mạng tháng mười Nga đã.
A- Lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng, đưa giai cấp công - nông lên địa vị
làm chủ xã hội.
B- Lật đổ chế độ tư bản Nga, quýet sạch tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai
cấp công nông lên địa vị làm chủ đất nước.
C- Lật đổ ách thống trị của CN đế quốc, giải phóng nước Nga, đưa nước Nga
thoát khỏi cuộc chiến.
D- Đã tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới
Bài tập 3: Đánh dấu X vào ô trống ở ý em cho là đúng
A- Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1925) thành công đã đưa Liên Xô trở thành
một nước phát triển

B- Sau kế hoạch 5 năm lần nhất (1932) Liên Xô đã trở thành một nước công
nghiệp.
C- kế hoạch 5 năm lần thứ 2 hoàn thành đưa nước nga trở thàn cường quốc
công nghiệp
D- Thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã có tác động to lớn
tới tình hình thế giới.
b- Phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc sau chiến
tranh thế giới thứ nhất.
- Trọng tâm củng cố kiến thức của phần này đó là hướng dân học sinh tìm
hiểu nét mới của phong trào và phong trào giải phóng dân tộc.
Để củng cố kiến thức đó ta đưa ra bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn sau
đây:
Em hãy đánh dấu x vào ô trống ở ý trả lời mà em cho là đúng.
Nét mới của phong trào cách mạng và phong trào GPDT sau chiến tranh thế
giới thứ nhất đến trước chiến tranh thế giới thứ Hai là.
A- Có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở các nước tư bản Âu - Mĩ cũng
như các nước thuộc địa.
B- Phong trào đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức như bãi công biểu tình,
khởi
nghĩa vũ trang.
C. Phong trào được bắt đầu từ các nước tư bản Âu - Mĩ sau đó lan sang các
nước thuộc địa.
D- Các Đảng cộng sản được thành lập, đặc biệt là sự ra đời của Quốc tế Cộng
sản tập hợp lực lượng lãnh đạo đấu tranh, đã có sự phối hợp giữa phong trào
cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Sau khi cho các nhóm học sinh thảo luận và thu nhận kết quả từ các nhóm.
x
x
x
x

Giáo viên phân tích các ý trả lời để đưa ra càng kết luận ý D là ý đúng chỉ nét
mới về phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến trước chiến tranh thế giới thứ hai.
c: Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
Về nội dung này ta xoáy sâu vào vấn đề trọng tâm đó là hậu quả của khủng
hoảng kinh tế này đã tác động đến đời sống kinh tế chính trị xã hội của nhân
loại như thế nào, sau đó tiếp tục nâng đưa ra bài tập nâng cao cho học sinh.
Để giải quyết câu trên ta tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau.
Hãy điền Đ ( đúng) S ( sai ) vào các ý sau:
Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã
A- Gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới một cách nghiêm trọng.
B- Gây nên nạn thất nghiệp lan tràn.
C- Tạo tiền đề bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội
D- Làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận các phương án A-B-D những
phương án đúng, C sai.
Tiếp theo ta thực hiện bài tập nâng cao nhằm rèn luyện cho đối tượng học
sinh khá giỏi kỹ năng phân tích đánh giá.
Theo các em trong các hậu quả mà khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để lại,
hậu quả nào nguy hiểm nhất trực tiếp đe doạ tới nhân loại? vì sao?
Đây là một câu hỏi tương đối khó đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích đánh
giá học sinh mới trả lời được, chúng ta có thể động viên các đối tượng học sinh
mới trả lời được, chúng ta có thể động viên các đối tượng học sinh khá giỏi
tham gia"hoá giải" bài tập này, sau đó giáo viên đưa ra kết luận.
Đ
Đ
Đ
Đ
- Hậu quả nghiêm trọng nhất mà khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đem
lại đó chính là sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít bởi lẽ chủ nghĩa phát xít là hiện

thân của tính hiếu chiến, tính phản động, chủ nghĩa phat xít xuất hiện đã gấp rút
đã tái thiết vũ trang và gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai tàn khốc làm tổn
thất nghiêm trọng của cải vật chất cũng như sinh mạng của hàng chục triệu con
người.
d: Chiến tranh thế giới thứ hai
Phần chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giúp học sinh nắm được những mốc
quan trọng trong tiến trình của chiến tranh thế giới thứ hai, giáo viên hướng dẫn
học sinh thực hiện bài tập trắc nghiệm ghép đối sau đây:
Hãy nối các ý của cột A và B sao cho phù hợp:

1-9-1939 Đức tấn công Ba
Lan
Ngày 06.12.1941 Hồng quân
phản công ở Matx cơ va
ngày 19.11.1942 hồng quân
Liên xô phản công ở
Xtalingrat
Ngày 15.8.1945 Nhật bản đầu
hàng
Ngày 16.4 đến 30.4.1945
HQLX mở chiến dịch Bec lin
Đức nếm đòn thất bại đầu
tiên
Chiến tranh thế giới thứ
hai kêt thúc
Chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ
Tạo nên bước ngặt của
chiến tranh TG thứ hai.
Phát xít Đức bị tiêu diệt

3: Củng cố.
Phần củng cố bài dạy nhằm giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học
một cách liên hoàn, đặc biệt là giúp học sinh nắm được mối quan hệ, sự tác
động qua lại giữa các sự kiện lịch sử ta dùng bài tập trắc nghiệm điền khuyết
sau đây.
Hãy dùng các từ sau đây, điền vào chỗ trống sao cho phù hợp
Bùng nổ và thắng lợi; đì sống kinh tế, chính trị xã hội; phong trào cách mạng và
phong trào giải phóng dân tộc; bước phát triển mới; quốc tế cộng sản được
thành lập; khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933; xuất hiện chủ nghĩa phát xít; chiến
tranh thé giới thứ hai; các lực lượng tiến bộ; Liên Xô.
- Ngày 24.10.1917 ( 7.11) Cách mạng tháng Mười Nga ,sự kiện
lịch sử long trời lở đất đó đã tác động mạnh mẽ đến của
nhân loại. Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
Nga
trên thế giới đã có , các Đảng cộng sản trên
thế giới lần lượt ra đời, tập hợp lực lượng đấu tranh
chống lại Chủ nghĩa đế quốc.
Cũng trong thời kỳ này, CNTB có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là
cuộc
đã dẫn tới sự sau khi lên nắm chính
quyền, các thế lực phát xít ở Đức - Italia - Nhật Bản đã gây nên
cuộc
tàn khốc. Nhưng trước sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của các lực
lượng đặc biệt là của nhân dân các thế
lực phát xít đã bị tiêu diệt .
Bài tập này nếu là đối tượng học sinh khá giỏi thi không cho các từ cho
trước, mà cho học sinh tự tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho phù
hợp.
4: Bài tập về nhà:
Phần bài tập về nhà ta hướng dẫn học sinh thực hiện một bài tập phối hợp của

trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận sau đây
Hãy xác định nội dung lịch sử của các sự kiện lịch sử sau đây và kết nối các sự
kiện đó thành một bài luận lịch sử.
- 7.11.1917 ; 22.12.1922 ; 1925 ; 1932 ; 1937.
- 12.1918 ; 02.3.1919 ; 7.1921.
- 30.01.1933 ; 01.9.1939 ; 08.5.1945 ; 15.8.1945
5: Phương pháp tiến hành
Trên đây tôi đã trình bày cơ bản về các sử dụng các biện pháp dạy học tích cực
khi dạy bài 23 ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( 1917 - 1945 ) khi thực hiện tiến
trình dạy học ta có thể tiến hành theo các hình thức sau đây:
- Các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm được in thành các phiếu học tập, khi giảng
dạy giáo viên phát phiếu cho các cá nhân hoặc nhóm học sinh làm, sau đó thu
lại rồi công bố kết quả của các nhóm
- Lập thành bảng biểu hoặc sơ đồ vào các bảng phụ hoặc giấy Tơrôki sau đó
khi dạy phần nào ta treo bảng phụ phần đó để học sinh làm bài tập.
- Nếu trường nào có phương tiện hiện đại khác như máy in. máy phô tô, đèn
chiếu sẽ thuận lợi hơn, giáo viên chỉ cần dùng đèn chiếu để tiến hành các thao
tác chiếu cxác câu hỏi hoặc bài tập lên màn hình để học sinh tiến hành giải bài
tập.
- Việc thiết kế hệ thống câu hỏi hoặc bài tập để tiến hành dạy một bài ôn tập
đòi hỏi chúng ta phải tốn rất nhiều công sức và sự đầu tư để làm các phương
tiện dậy học, do vậy người daỵ cần có cách sử dụng hợp lý khoa học để có thể
sử dụng các phương tiện một cách lâu dài.
C- Kết quả sau khi áp dụng:
Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó hết sức chú
trọng đến các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm là một đòi hỏi cấp thiết trong
việc đổi mới cách dạy, cách học mà nghành giáo dục chúng ta đang thực hiện.
Khi sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trên. Chúng ta thấy học sinh tham gia học
tập một cách hào hứng, tất cả các đối tượng học sinh đều bị cuốn hút vào giờ
học một cách thực sự, không còn tình trạng " Lười biếng" của học sinh trong

khi học.
Bằng việc thiết kế các bảng biểu, các phiếu học tập, bằng việc tổ chức tranh
luân thảo luận chúng ta cũng đã tạo nên " Tình huống" trong học tập giúp các
em học sinh ghi nhớ kiến thức đã học một cách lâu hơn, bền vững sâu sắc hơn.
Với sự chủ động tham gia giải quyêt nội dung vấn đề mà giáo viên đưa ra,
sự tiếp thu kiến thức của học sinh đã khắc phục được tình trạng " Thầy nói trò
nghe" " Thầy đọc trò chép". Sự tự phát kiến thức của các em đã nâng cao nhận
thức hơn rất nhiều đối với cách học cổ truyền bị động trước đây.
Kết quả trên đã được kiểm nghiệm thực tế của hai lớp 8B và 8D. Đây là hai
lớp có trình độ học sinh tương đương về mặt nhận thức nhưng được áp dụng hai
phương pháp dạy học khác nhau. Lớp 8B áp dụng phương pháp dạy học cổ
truyền ít sử dụng các dạng câu hỏi bài tập trắc nghiệm và lớp 8D áp dụng triệt
để phương pháp dạy học tích cực như đã trình bày, kết quả thu được sau cho
thấy:
Lớp Sĩ
số
Số học sinh có thái độ tham gia
tích cực trong giờ học
Khảo sát chất lượng
Yếu TB Khá- giỏi
8B 45 28/45 = 62% 8/45 = 17% 28/45=63% 9/45=20%
8D 42 42/42 = 100% 2/42= 4,6% 24/42=58% 15/42=35%
D- Bài học kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi trình bày trên đây được thực hiện sau một năm
tiến hành giảng dạy theo bộ sách giáo khoa lịch sử lớp 8 mới. Tong quá trình
giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây.
1- Nội dung của hệ thống câu hỏi, bài tập luôn phải bám sát mục tiêu của bài
dạy, mục tiêu của từng tiêu mục, kể cả mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ
năng cũng như mục tiêu về tư tưởng tình cảm.
2- Hệ thống câu hỏi, bài tập là " xương sống" của một giáo án, là yếu tố hết

sức quan trọng tác động đến hoạt động của thầy và trò, đến việc thành bại của
một tiết dạy. Bởi vậy chúng ta phải hết sức chú trọng tới chất lượng câu hỏi, bài
tập mà chúng ta sẽ sử dụng trong bài giảng. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải chú
trọng tới cả số lượng câu hỏi, trong một tiết dạy, chúng ta không nên đưa ra quá
nhiều câu hỏi " Vụn vặt" mà nên có sự lựa chọn câu hỏi, bài tập một cách kỹ càng
để đem vào bài giảng. Thường trong một tiết dạy ta chỉ nên đưa vào số câu hỏi
dao động từ 5 đến 10 câu là vừa.
3- Trong bài giảng, hệ thống câu hỏi luôn phải đảm bảo đủ cả 3 chủng loại.
Đó là câu hỏi tái hiện, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi kiểm tra. Hệ thống câu hỏi
cũng phải bảo đảm làm sao cho tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia
vào quá trình nhận thức. Có như vậy chúng ta mới khích lệ được tất cả các đối
tượng học sinh tích cực tham gia vào tiến trình dạy học một cách tích cực, chủ
động, làm cho tiết dạy trở nên sôi nổi hào hứng.
4- Để có thể sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập mà chúng ta đầu tư công sức
trí lực khá công phu cho một tiết dạy, do vậy khi sử dụng chúng ta phải hết sức
linh động, khoa học để có thể sử dụng các đồ dùng dạy học được nhiều lần.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi sử dụng thiết kế hệ thống câu hỏi
bài tập để dạy bài 23 - ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( 1917 - 1945) chương trình
lịch sử lớp 8. Dù bản thân tôi đã nhận thấy đã có một số thành công nhất định,
song đề tài này không thể tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự đóng góp
chân thành của các thầy cô trong nghành.
Diễn châu . Tháng 5.2005
Nguyễn văn Công

×