Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.3 KB, 11 trang )

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC QUYỀN ĐỊNH
ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.
I.1 Khái niệm và ý nghĩa.
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
(TTDS) là nguyên tắc cơ bản của luật TTDS Việt Nam, theo đó, đương sự được
quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố
tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyết định quyền và lợi ích
của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của tòa án
trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ
trong tố tụng dân sự.
Mặc dù quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự thể hiện tự
do ý chí của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp, được nhà nước ủng hộ
và mong muốn đương sự sử dụng triệt để. Tuy vậy, quyền tự định đoạt luôn
trong giới hạn ở các trường hợp được pháp luật cho phép. Ví dụ: nguyên đơn
được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng với biện pháp
khẩn cấp tạm thời có nguy cơ gây thiệt hại cho người khác thì phải kí quỹ một
giá trị tài sản tương ứng như trường hợp yêu cầu cấm thay đổi hiện trạng tài sản
đang tranh chấp; hay các bên không được tự thỏa thuận giải quyết đối với các vi
phạm đạo đức, pháp luật hoặc xâm phạm tới tài sản của nhà nước…
Do giới hạn của bài tập chỉ được hoàn thành trên phạm vi tối đa 10
trang giấy nên em xin chỉ đưa ra ý nghĩa quan trọng nhất của nguyên tắc: khẳng
định pháp luật thực sự đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện
thực hiện quyền tự định đoạt của mình khi tham gia tố tụng.
1.2 Cơ sở xây dựng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự.
 Cơ sở lý luận: quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự
phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dân sự (theo
PGS-TS Phạm Hữu Nghị). Trong TTDS, nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự thực hiện ở khả năng những người tham gia tố tụng tự do định đoạt
các quyền dân sự của mình và các quyền về phương tiện tố tụng nhằm bảo vệ
1


quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Cho nên, nguyên tắc quyền tự định đoạt
của đương sự là các quyền được quy định trong quan hệ pháp luật hình thức,
được phái sinh bởi các nguyên tắc trong giao lưu dân sự do pháp luật nội dung
quy định. Bên cạnh đó, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự được đặt ra
do yêu cầu bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
 Cơ sở thực tiễn: các vụ việc hay tranh chấp trong lĩnh vực dân sự
không đặt cá nhân, tổ chức vào nguy cơ bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay
tài sản mức độ cao như trong hình sự, do vậy, việc tuyệt đối hóa quyền lực của
cơ quan tư pháp lên quan hệ dân sự là không thực sự cần thiết. Mặt khác, bản
thân Tòa án trong công tác thực thi pháp luật của mình còn thiếu kinh nghiệm,
dẫn tới hợp lý nhưng chưa thấu tình, trong khi dân tộc ta rất nặng chữ nghĩa, vì
vậy, với nguyên tắc này, nhà nước đang âm thầm khuyến khích nhân dân phát
huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau cũng như yêu cầu Tòa án cần phải có
trách nhiệm cao hơn trong việc bảo đảm để nhân dân được thực hiện quyền tự
định đoạt một cách trọn vẹn.
1.3 Mối liên hệ giữa nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự với các
nguyên tắc khác.
Trong các nguyên tắc được nêu ra trong Bộ luật TTDS, cá nhân em rất
quan tâm tới sự kết hợp giữa nguyên tắc này với ba nguyên tắc quyền yêu cầu
Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4), bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự (Điều 9) và quyền được Tòa án chấp nhận kết quả hòa giải giữa các
bên (Điều 10). Các nguyên tắc có vai trò hỗ trợ nhau tạo thành một bệ đỡ vững
chắc củng cố tinh thần cho các bên khi lựa chọn giải quyết vụ việc bằng con
đường tố tụng tại tòa án. Thực tế, trước đây pháp luật chỉ mới quy định ‘ẩn”
quyền tự định đoạt của đương sự dưới ba nguyên tắc này. Vì: đây chính là các
biểu hiện cơ bản của quyền tự định đoạt của đương sự. Tuy vậy, có lẽ thực tế áp
dụng cho thấy sự rải rác quyền năng khiến pháp luật không đạt được mục tiêu
đương sự chủ động trong việc giải quyết vụ việc trước tòa án. Cho nên trong Bộ
luật TTDS mới này, các nhà lập pháp chính thức cụ thể hóa nguyên tắc này
thành Điều 5. Như vậy, đương sự có căn cứ và cơ sở cho yêu cầu của mình,

2
đồng thời tòa án cũng buộc phải đưa ra các quyết định bảo vệ và hỗ trợ đương
hiện quyền tự định đoạt của mình.
II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA
ĐƯƠNG SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2004.
2.1 Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra
yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện của nguyên đơn bao gồm:
quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc, đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp để hạn chế tối đa thiệt hại hoặc rủi ro, yêu cầu tòa án đưa người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng (Điều 58, Điều 59 Bộ luật TTDS)… Như
vậy, việc thể hiện của nguyên tắc qua hàng loạt các hoạt động này thực ra không
còn mới. Vì đây là tinh thần chung của pháp luật TTDS từ rất lâu.
Theo Điều 60 Bộ luật TTDS, bị đơn cũng có quyền bác bỏ yêu cầu
của nguyên đơn, bằng việc khẳng định và đưa ra bằng chứng chứng minh yêu
cầu khởi kiện về mặt pháp lý cũng như thực tế là không có căn cứ, thậm chí, bị
đơn có thể đưa ra bằng chứng chứng minh về tính không hợp pháp của việc giải
quyết vụ việc dân sự, về sự vi phạm thủ tục tố tụng trong việc thụ lý và giải
quyét vụ án. Như vậy, lý thuyết mà nói, bị đơn không phải lo lắng khi nhận
được thông báo về việc bị khởi kiện nếu bản thân đang nắm giữ lẽ phải. Bên
cạnh đó, chúng ta biết rằng pháp luật không tự nhiên vận động, mà tất cả đều do
con người thi hành. Vì vậy, có những câu chuyện đằng sau những quy phạm này
còn đáng được quan tâm hơn, chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần tới của bài.
Về phía người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan, họ có quyền lựa
chọn sát nhập yêu cầu của mình vào vụ án để tòa án đồng thời giải quyết hoặc tự
đứng đơn khởi kiện độc lập. Đây là quy định rất có ý nghĩa trong thực tế khi vấn
đề không quá lớn và việc kết hợp giúp giải quyết triệt để các tranh chấp còn tồn
tại, không gây tốn kém chi phí mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ vẫn được
pháp luật nhanh chóng bảo vệ.
2.2 Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi,

bổ sung yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
3
Cơ sở pháp lý của việc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu: Điều
180, Điều 181 Điều 187, Điều 218, Điều 219, Điêu 220 BL TTDS.
Nếu việc sử dụng quyền khởi kiện gắn liền với việc xếp hình một tòa
tháp nhọn, mà đỉnh tháp chỉ đủ chỗ cho một người được tòa xử thắng, vì vậy,
luôn có người phải rớt lại, thì việc thay đổi, rút hoặc bổ sung yêu cầu và thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự cũng giống như việc hai bên
đang tìm cách xây lại tòa tháp mái bằng để đủ chỗ để chân cho cả hai bên. Vì
vậy, quyết định này hết sức quan trọng đối với tiền trình tòa án giải quyết vụ
việc. Ngay lập tức tòa án buộc phải thừa nhận sự thỏa thuận và ra quyết định
đình chỉ vụ án khi bên nguyên đơn phá viên gạch đầu tiên đã dùng xây tháp, khi
đó, tòa tháp sụt đổ phù hợp nguyên lý tự nhiên. Đó chính là quyết định rút đơn
khởi kiện của đương sự.
Khi đó, nếu bị đơn không phá viên gạch mình đã đặt vào khi đưa ra
yêu cầu phản tố, Tòa án công nhận bị đơn chuyển hóa thành nguyên đơn. Nếu bị
đơn lựa chọn ngược lại, tòa tháp lúc ấy chỉ còn được xây bởi viên gạch của
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Họ trở thành nguyên đơn nếu
không rút đơn yêu cầu.
Như vậy, tòa án cho phép đương sự có quyền ngang nhau trong việc
định đoạt mức độ tham gia của cá nhân trong quá trình yêu cầu giải quyết vụ án.
Cho phép đương sự có quyền thay đổi quyết định nếu trong thời hiệu, nếu chứng
minh được các tình tiết mới làm thay đổi cơ bản hướng giải quyết vụ án…
Tuy vậy, kiện tụng không phải là một trò chơi, tham gia hay không tùy
thích, vì ở đó, hiện diện quyền lực của nhà nước. Cho nên, trượt theo quy trình
tố tụng, quyền tự định đoạt dần hẹp lại. Ví dụ: nguyên đơn khi muốn rút đơn
trong giai đoạn phúc thẩm buộc phải nhận được sự đồng ý của bị đơn trong khi
tính từ giai đoạn sơ thẩm đổ về trước, quyền năng này của nguyên đơn không bị
giới hạn.
Có quan điểm cho rằng việc nguyên đơn cần có sự đồng ý của bị đơn

mới được rút đơn khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm là phần nào hạn chế
quyền tự định đoạt của đương sự, cần được sửa đổi hoặc bãi bỏ (Nguyễn Nữ
4
Giang Anh - luận văn tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2010). Tuy nhiên,
theo quan điểm cá nhân em, thời gian kiện tụng để tới bước phúc thẩm không
phải là ngắn một ngày hai ngày, chủ thể bị kéo vào vụ việc với tư cách bị đơn đã
gặp rất nhiều gian nan. Nay khi nhận thấy quyết định của tòa án không được như
ý định khởi kiện, nguyên đơn tùy ý rút đơn thì bị đơn phải chấp nhận những
thiệt hại và tổn thất của cá nhân thời gian qua một cách vô lý? Việc quy định bị
đơn phải đồng ý thì nguyên đơn mới được rút đơn khởi kiện trong giai đoạn này
là hoàn toàn hợp lý để nguyên đơn nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong
quyết định khởi kiện, quyết định yêu cầu phúc thẩm và quyết định rút đơn khởi
kiện của chính mình, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
2.3 Nguyên tắc quyền tự định đoạt với việc lựa chọn người đại diện,
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và quyền kháng cáo bản án,
quyết định của Tòa án.
Đương sự là người hiểu hơn ai hết nhu cầu, nguyện vọng của mình,
cũng như mục đích khi khởi kiện, vì vậy, Tòa án không can thiệp quá sâu vào
việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự mà chỉ đưa ra các quy định mang tính chất khung cho việc đương sự lựa chọn
nhằm đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật tố tụng cũng như bảo đảm cho đương sự
thực hiện quyền tự định đoạt. Ví dụ: đối với người đại diện thì không được là
đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp
pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện…
Và tòa án sẽ xuất hiện chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp
đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện.
Đây là quy định cho thấy sự linh hoạt của Bộ luật TTDS, vì rõ ràng đây là lúc
đương sự cần được hỗ trợ pháp lý nhiều nhất để được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp do tự bản thân họ đã vô tình đánh mất quyền năng đầy đủ của một
đương sự.

Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án của đương sự: theo Điều
243 Bộ luật TTDS thì đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định
tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà
5

×