Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.14 KB, 10 trang )

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS.
Nguyễn Thị Hoan Mai
P. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS CAO
XUÂN HUY
I- MỞ ĐẦU
Trong hoàn cảnh mới của đất nước, của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
Nhà nước đề cao việc giáo dục con người toàn diện (thể hiện qua Nghị quyết TW2
khoá 8) ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng song cũng còn một số hạn chế. Do tác
động của xã hội - những tiêu cực do cơ chế thị trường, do các tệ nạn xã hội càng
tăng v.v
Giáo dục đạo đức cho học sinh, cho thế hệ trẻ là việc làm của toàn xã hội,
nhưng trong đó nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng nhất. Giáo dục đạo
đức cho học sinh bằng nhiều hình thức, phương tiện, nhưng chủ đạo vẫn là môn
giáo dục công dân. Hiện nay bộ môn giáo dục công dân hầu hết ở các trường chưa
có giáo viên chuyên sâu. Như vậy việc giáo dục công dân - giáo dục đạo đức cho
học sinh THCS hiện tại như thế nào? và cần phải có những giải pháp gì để nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
II- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
a/. nhược điểm:
Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ của tất cả những người
làm công tác giáo dục, nhưng trong đó bộ môn giáo dục công dân giữ vai trò chủ
đạo. Giáo viên chuyên về môn giáo dục công dân không có, phần lớn do các giáo
viên chủ nhiệm đảm nhận. Cho nên không thể nói là tốt được. Bộ môn giáo dục
công dân có nhiều khái niệm, phạm trù rộng - khó hiểu. Đa số giáo viên không
chuyên không thể hiểu hết được. Từ đó giáo viên cũng không yêu cầu cao đối với
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 1/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu


học sinh. Điểm số của môn công dân cao hơn so với tất cả những môn học khác.
Mặt khác giáo viên chưa chú trọng bộ môn này. Đôi khi còn dùng tiết giáo dục công
dân dạy môn của mình thường dạy.
- Cán bộ quản lý chưa chặt chẽ. Tuy vậy đa số giáo viên được phân công giảng
dạy GDCD đã có nhiều cố gắng có trách nhiệm, ở các hội đồng giáo dục đã phát
huy sức mạnh đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng
hiện tại cơ sở vật chất của các trường hầu như chưa đảm bảo yêu cầu để giáo dục
toàn diện cho một học sinh.
Mặt khác đối với học sinh bản thân các em đã có nhiều cố gắng để tự rèn luyện
mình. Nhưng sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người là một quá
trình lầu dài và phức tạp. Các em còn ít tuổi chịu ảnh hưởng lớn của xã hội. Tuy
điểm tổng kết thì cao nhưng những trí thức đạo đức đó chưa biến thành những ý
thức, những hành vi đạo đức đẹp.
b/. Ưu điểm:
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã được quán triệt đến các
nhà giáo dục.
- Ý thức của giáo viên và học sinh cũng như xã hội sự phân biệt môn chính,
phụ đã có nhiều thay đổi.
- Quản lý các trường đã thực sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Bố trí những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, dạy môn
giáo dục công dân.
- Các trường dựa vào điều lệ của trường học soạn thảo nội quy - cuối học kỳ,
cuối năm, xếp loại đạo đức dựa vào tiêu chuẩn đã ban hành.
- Các trường học đã vượt qua những khó khăn về vật chất, khắc phục hạn chế
những tiêu cực của xã hội để hoàn thành kế hoạch đặt ra.
2. Nguyên nhân.
a/. Tích cực:
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 2/10

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Có sự lãnh đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng chính quyền, đoàn thể. Sự chỉ
đạo sâu sát của ngành.
- Sự đổi mới về kinh tế - chính trị cũng có tác động nhiều đến chất lượng giáo
dục. Đội ngũ giáo viên đã có những nỗ lực phấn đấu, để nâng cao chất lượng giáo
dục. Đời sống của giáo viên có nhiều thay đổi. Người dân chăm lo đến việc học tập
của con cái nhiều hơn.
b/. Tiêu cực:
Do nền kinh tế thị trường nên sự phân hoá giàu nghèo càng rõ rệt, sự phân hoá
trong nhận thức cũng rất lớn.
- Học sinh lứa tuổi THCS phát triển không đồng đều, tâm lý không ổn định và
khá phức tạp.
- Việc thi cử chưa thật nghiêm túc, điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
đạo đức của các em. Học sinh chây lười trong hcọ tập, ỉ lại, quay cóp bài bạn v.v
Hiện tượng không có công ăn việc làm của một số thanh niên lớn tuổi (không học
tập, hoặc học xong có bằng cấp nhưng cũng không xin được việc làm).
Nói tóm lại những hiện tượng tiêu cực của xã hội tác động rất lớn đến sự phát
triển nhân cách của học sinh. Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục
đạo đức nói riêng giảm sút nghiêm trọng.
- "Không ít người đã nhận ra giáo dục Việt Nam đang trượt dốc, ai cũng sốt
ruột, vì nó trì trệ quá nhưng không ai đủ gan để làm một cái gì đó triệt để" (Hồ
Ngọc Đại trong buổi nói chuyện với sinh viên, phóng viên Tuấn Minh ghi).
Từ các cơ sở lý luận - thực trạng - nguyên nhân như trên chúng tôi đề xuất một
số giải pháp chỉ đạo sau:
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO:
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức hoàn chỉnh.
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường vì vậy phải có kế
hoạch, có chỉ tiêu phân đấu. Nội dung, biện pháp để đạt được chỉ tiêu đó. Người
quản lý phải nắm được tư tưởng chỉ đạo của Đảng - tình hình đặc điểm của trường
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu

Tg 3/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
để lập ra kế hoạch đúng đắn phù hợp với thực tế của trường, của địa phương nơi
trường đóng.
2. Chỉ đạo dạy và học tốt môn giáo dục công dân.
Như trên đã nói đã số giáo viên dạy môn giáo dục công dân không chuyên. Vì
vậy muốn dạy tốt thì phải bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhà trường tổ chức
hoặc đề nghị cấp trên tổ chức theo cum - huyện để bồi dưỡng trong đợt hè. Trong
quá trình dạy học và giáo dục thầy giáo phải dùng nhân cách của chính mình để tác
động vào học sinh "Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách" (K. D. USinxKy). Mọi
giáo viên phải tự bồi dưỡng năng lực phẩm chất của mình. Giáo viên phải kiểm tra
chỉ đạo việc học lý thuyết, vận dụng lý thuyết vào các hành vi đạo đức của học sinh.
Có xử phạt nghiêm minh, phải tạo ra các thói quen đạo đức tốt, kết hơp học đi đôi
với hành. Hiệu trưởng phải quản lý nắm chắc tình hình dạy và học môn giáo dục
công dân tránh tình trạng giáo viên bỏ giờ, học sinh bỏ học. Ngăn chặn những suy
nghĩ lệch lạc xem thường môn giáo dục công dân.
3. Chỉ đạo dạy và học tốt tất cả các môn văn hoá.
Tư tưởng của mỗi giáo viên phải thấm nhuần "Dù dạy môn nào, ở lớp nào đều cần
quan tâm đến việc thực hiện những tư tưởng chỉ đạo, quan trọng nhất trong quá tình giáo
dục" (Trang 287 - Những vấn đề về giáo dục học), nhà trường tổ chức các phong trào
"Học vì ngày mai lập nghiệp". Lãnh đạo phải tăng cường kiểm tra chuyên môn, tích cực
dự giờ, thăm lớp, có kế hoạch bồi dưỡng những giáo viên có trình độ chuyên môn thấp.
Chỉ đạo tốt cho giáo viên thông qua dạy học các môn văn hoá để dạy "người".
4. Phối hợp với các lực lượng xã hội khác để giáo dục đạo đức cho học
sinh.
- Trước hết phải kết hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thành một khối
thống nhất. Sự thống nhất đó tác động vào đối tượng giáo dục sẽ có một tác dụng rất lớn.
- Đoàn thanh niên, đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh tập thể lớp,
các tổ chức văn hoá xã hội cùng với trường thống nhất việc tác động vào thế hệ trẻ
cùng một mục đích xây dựng các tổ chức vững mạnh để lôi cuốn học sinh tham gia

vào các hoạt động tập thể.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 4/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
5. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
Gia đình là một trọng ba lực lượng góp phần hình thành nhân cách của trẻ.
Phương pháp giáo dục của gia đình khác với xã hội. Cha mẹ là người biết rất rõ về
con cái mình. Cha mẹ có quyền uy với con, biết thuyết phục con hướng theo mục
đích của mình. Mỗi hình ảnh mẫu mực của cha mẹ tác động mạnh đến lớp trẻ, trong
mắt trẻ cha mẹ là thần tượng. Gia đình là một tập thể đặc biệt. Hiện nay có quá
nhiều bậc cha mẹ quá nuông chiều con hoặc do hiểu biết ít, tuổi đời còn trẻ, nên
việc giáo dục trẻ có nhiều hạn chế, vì vậy trách nhiệm của người giáo dục phải
hướng cho gia đình xác định rõ mục tiêu giáo dục, kết hợp tốt giữa nhà trường avf
xã hội để giáo dục cho lớp trẻ.
6. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện đúng các qưuy trình giáo dục như tìm hiểu
học sinh, xây dựng lớp tự quản. Các giáo viên chủ nhiệm là những người trợ lý
quan trọng của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải lựa chọn trong tập thể sư phạm của
mình những giáo viên có tư tưởng chính trị tốt, có năng lực chuyên môn, khả năng
tổ chức, gần gũi thương yêu học sinh, có tâm huyết với nghề làm công tác chủ
nhiệm. Bồi dưỡng cho những giáo viên có năng lực chủ nhiệm yếu, mở chuyên đề
về công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải khen, chê kịp thời đối với học
sinh, uốn nắn những sai lệch nhỏ, biết sử dụng vai trò "thủ lĩnh" của các em vào tập
thể lớp. Giáo dục những học sinh cá biệt. Hàng năm tổ chức tổng kết đức rút kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm.
7. Xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh.
Muốn đảm bảo chất lượng đào tạo thì phải quan tâm đến việc xây dựng đội
ngũ sư phạm vững mạnh. Đoàn kết nhất trí trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ giáo
dục của nhà trường. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp
bồi dưỡng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho moi người yên

tâm và phấn khởi công tác.
8. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường.
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 5/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Nhà trường kết hợp tốt với các cơ quan tư pháp và toàn xã hội. Làm tốt việc
triển khai và thực hiện các biện pháp chống tham nhũng chống tội phạm. Ngăn chặn
tối đa các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội đối với học sinh.
9. Chỉ đạo tốt công tác tu dưỡng và rèn luyện của giáo viên và học sinh.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người ngoài sự tác
động bên ngoài thì động lực bên trong là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy
phải có biện pháp chỉ đạo để mỗi học sinh phải biết tự tu dưỡng mình, phải làm cho
các em thấy được mình thiếu cái gì? mình cần phải rèn luyện thêm những phẩm
chất đạo đức nào? Khi các em có những hành vi đạo đức đẹp thì phải tạo dư luận
tập thể ủng hộ đồng tình. Giáo viên phải biết khuyến khích và củng cố niềm tin để
các em cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
10. Chỉ đạo việc xây dựng tập thể học sinh.
- Nếu một tập thể học sinh phát triển hoàn thiện thì chính tập thể đó là phương tiện
giáo dục của người quản lý. Góp phần biến quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự trở thành "linh hồn" của tập thể lớp. Tập
thể là môi trường tốt nhất cho học sinh phát triển nhân cách, là nơi để các em thể
hiện mình. Tập thể là nơi thoả mãn những như cầu giao lưu, như cầu hoạt động của
xã hội, của mỗi học sinh. Khi tập thể phát triển tốt tạo cho các em những tình cảm
đẹp về tình bạn, về cuộc sống. Chỉ sống trong tập thể phát triển mỗi học sinh có
điều kiện học tập, rèn luyện để trở thành nười công dân tốt.
11. Chỉ đạo tốt việc xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, tổ chức tốt môi
trường sư phạm.
Cơ sở vật chất - kỷ thuật của nhà trường là phương tiện giáo dục. Muốn đạt
được mục tiêu giáo dục toàn diện thì điều kiện cơ sở vật chất - kỷ thuật phải phù
hợp với nội dung giáo dục. Người Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch từng giai đoạn,

từng năm học, từng học kỳ. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhà trường không
thể ngồi chờ nhà nước mà phải có phương châm tự lực. Hiệu trưởng tích cực chỉ
đạo sử dụng những đồ dùng học tập hiện có của nhà trường, kiểm tra thường xuyên,
chống dạy "chay". Động viên giáo viên và học sinh không ngừng làm phong phú
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 6/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
thêm tài sản, đồ dùng học tập, lôi cuốn tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh vào
việc xây dựng cơ sở vật chất - kỷ thuật, xây dựng nhà trường có môi trường sư
phạm tốt, sạch sẽ, gọn gàng làm cho mỗi học sinh ngày cảng yêu trường, yêu lớp.
IV. KẾT LUẬN:
Tóm lại việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là quá trình hình thành nhân
cách phẩm chất đạo đức cho các em. Đây là một quá trình phức tạp là kết quả của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố quản lý, chỉ đạo rất quan
trọng. Vì vậy trong đề tài này chúng tôi nêu ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Rất mong được sự góp ý của các đồng chí tham gia quản lý cùng các thầy
giáo, cô giáo.
Diễn châu, ngày 2 tháng 6 năm 2002
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 7/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
TẢN ĐÀ "Muốn làm thằng cuội"
(Hoàng Xuân Liên)
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn, can chi tủi
Cùng gió cùng mây, thế mới vui

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
(Văn 8 - Tập 1)
Bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu như giọt sương mai long lanh giữa ý và
lời. Lời gọn thon, ý góc cạnh. Vì vậy mỗi người cảm luận theo một cách riêng.
"Áng mây lạ" cứ thế hồng tươi lên mãi. Nỗi sâu, cái gông, sự thăng hoa hoà nhuyễn
trong nhau ở bài thơ này.
Mùa thu, mùa lá vàng, rụng lá, mùa của sầu tư mặc tưởng! Trăng thu, đêm rằm
từ xa xưa đã là bạn tâm giao của các thi nhân khi họ cảm thấy vắng thiếu bạn hữu ở
cõi trần. "Buồn", "chán" là thật, "lắm", "nửa" rất Tản Đà. "Lắm" là mức độ "nửa" là
phân thân, là sự giăng mắc giữa mộng và thực, giữa tiên giới và trần gian. Min mỉm
xưng "em", ngọt ngào gọi "chị". Rất ý tứ khi hỏi "Cung quế đã ai ngồi đó chửa?".
Rất đằm thắm khi xin "Cành đa xin chị nhắc lên chơi". Cung quế đài các, nơi ở của
mĩ nhân. Cành đa thôn giã, nơi ở của thằng Cuội. "Chị", "em", "xin", "nhắc" cứ líu
ríu với nhau trong trường ngữ nghĩa. Xin làm thằng Cuội ở gốc đa chỉ là cái cớ, vào
tận cung quế với Hằng Nga là cái đích của nhà thơ. Tiến thoái nhịp nhàng, ý tình
phong kín, rất sắc sảo mà không hề sắc lạnh. Đố chị Hằng trách cứ được chữ chi!
Lánh bùi trần để được vui vầy với làn mây ngọn gió:
"Có bầu có bạn, can chi tủi
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 8/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Cùng gió cùng mây thế mới vui".
Thuần phác trong câu chữ, lúng liếng trong ý tình. Tàn Đà tìm đến chị Hằng
trong sự chới với giữa nỗi "tủi" và niềm "vui". Tủi thì tràn đầy, vui chỉ lưng lửng.
Các từ "can chi", "thế mới" làm nghĩa của "tủi", "vui" thêm chênh vênh. Nếu đến
được nơi mình muốn thì người trần và tiên nữ, cung quế và cành đa, hư và thực hoà
nhập lẫn nhau. Một từ "tựa" làm nồng ấm, vững chãi bài thơ; một từ "nhau" tương
giao tác hợp trời đất. "Chị" và "em" biến nhường cho cặp tình nhân đầy cậy tin!
Ngồi giữa sân nhà ngóng ngước lên vầng trăng trên cao xanh, nhà thơ buồn và chán

nơi trần thế. Và từ vầng trăng viên mãn xanh cao, nhà thơ trông về thế gian rồi cười.
Cười sự ô trọc, nhẫn tâm nơi trần tục. Cười mà như khóc! Lẽ nào một người con lấy
non Tản, sông Đà làm tên gọi cho riêng mình lại cả cười nơi chôn rau cắt rốn. Dù
nơi ấy chưa thật thiện mỹ.
Tuy viết theo thể Đường luật nhưng bài thơ không lộng lẫy, kiêu sa như
Vương phi cung tần mà duyên dáng như cô gái đi chùa Hương của Nguyễn Nhược
Pháp.
Kết thúc bài viết nhỏ này, chúng tôi xin nhắc lại lời của một nhà phê bình văn
học: "Trời sinh ra bác Tản Đà, áng mây lạ vặt mình qua hai thời đại. Nửa bên kia
còn ánh lên sắc ngựa tía võng đào, nửa bên này đã biêng biếc tóc thề vũ nữ".
Tháng 11 năm 2003
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 9/10
Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu
Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu
Tg 10/10

×