A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong
ngành giáo dục từ lâu, cao điểm là từ năm 2001. Thế nhưng cho đến nay ở một số
giáo viên sự chuyển biến về phương pháp dạy học chưa được là bao chủ yếu vẫn là
thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động sách vở, vẫn là “Thầy đọc – trò
chép”, giáo viên quyết định toàn bộ quá trình dạy học. Học sinh thụ động tiếp thu,
ghi nhớ, nhắc lại, dập khuôn. Lối dạy đó có thể làm cho học sinh có thể bắt
trước,có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi kiểm tra kiến thức, nhưng lại tỏ ra yếu
kém khi phải hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới của thực
tiễn.
Nếu cứ tiếp tục dạy và học thụ động như thế, giáo dục không thể đáp ứng
được yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự
đổi mới căn bản về phương pháp dạy học.
Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Khác với các bộ môn khác, Vật Lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Gắn
liên với đời sống của con người. Mục đích của việc Dạy – học Vật Lý không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng Vật Lý mà loài
người đã tích lũy đươc, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh
năng lực suy nghĩ độc lập, không dập khuôn, năng lực sáng tạo, năng lực hành
động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới, phương pháp mới, những năng lực
1
giải quyết vấn đề mới nhạy bén, hiệu quả, thiết thực và phù hợp với hiệu quả thực
tế.
Muốn đạt được mục đích này trong dạy học Vật Lí thì việc dạy học vật lí
phải được tiến hành thông qua các hoạt động của học sinh. Muốn đổi mới cách học
thì phải đổi mới cách dạy, đổi mới cách dạy chính là đổi mới phương pháp.
Trong phương pháp dạy học vật lí mới này, vai trò của giáo viên là tạo điều
kiện thuân lợi cho học sinh họat động, kích thích hứng thú học tập của học sinh,
hướng dẫn tổ chức và giúp đỡ để học sinh có thể thực hiện thành công nhiệm vụ
học tập. Tránh làm thay cho học sinh những gì mà học sinh có thể tự lực làm được,
rèn luyện cho học sinh làm việc tự lực, trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức,
tìm tòi khám phá ra cá kiến thức mới, phát triển năng lực trí tuệ.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên tôi đã mạnh dạn sưu tầm tài liệu về các
phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học vật lý nói riêng,
cộng với quá trình giảng dạy ,sự giúp đỡ của đồng nghiệp rồi viết thành đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài tìm và chọn ra một số phương pháp dạy học tích cực cơ bản, phù hợp
đặc trưng của bộ môn Vật Lí THCS, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp
khác, qua đó giúp bản thân tôi có cơ sở và định hướng tốt và vững hơn khi dạy học
vật lí. Ap dụng đề tài này thường xuyên sẽ tạo cho học sinh có thói quen học tập
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, giúp các em hứng
thú hơn khi học vật lí, bước đầu làm quen với bộ môn vật lí thực nghiệm.
Ngoài ra tôi hy vọng đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc dạy vật lí của
giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học vật lí
THCS ở học sinh các lớp 6A, 7B, 8A, 9A trường THCS thị trấn.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
2
1. Phương pháp nghiên cứu .
- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp dạy học tích cực
nói chung và phương pháp dạy học tích trong vật lí nói riêng.
- Tham khảo SGK, SGV, SBT các khối 6,7,8,9.
- Áp dụng dạy thử vào giờ dạy trên lớp.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học học sinh sau mỗi
giờ dạy để rút kinh nghiệm.
-Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ của đồng nghiệp.
- So sánh chất lượng giờ dạy, lực học của học sinh khi chưa áp dụng đề tài với
kkhi đã áp dụng đề tài.
2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học vật lí. Gồm
các phương pháp sau đây:
-Phương pháp dạy và học hoạt động nhóm trong dạy học vật lí
-Phương pháp dạy và học đặt và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp
-Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình diễn dịch
-Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình hợp tác
-Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình khảo sát khám phá
-Phương pháp vấn đáp tìm tòi
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài áp dụng ở các tiết dạy trên lớp ở trường THCS thị trấn Cành Nàng.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Đề tài đưa ra một số phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn
vật lí, qua đó đóng góp cho việc đổi mới phương pháp dạy học vật lí nói riêng
trong tình hình hiện nay.
3
Nhằm tạo cho giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc soạn, giảng, chất
lượng giờ dạy được nâng cao hơn; phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của
học sinh, giúp học sinh hiểu bản chất vấn đề và ghi nhớ lâu, chính xác. Học sinh
biết làm thí nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề vật lí đơn giản,
nhờ đó các em thêm yêu học vật lí.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. T HỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trên tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay việc dạy học bộ môn Vật Lí nói riêng,
các môn học khác nói chung đã đổi mới theo phương pháp dạy học tích
cực. Phương pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong việc phát
huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Tính ưu việt của
phương pháp dạy học này đã được thừa nhận, được đông đảo anh chị em
giáo viên nồng nhiệt hưởng ứng. Song trong thực tế đó cách dạy học
truyền thống vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của một số giáo viên, do tính
bảo thủ hoặc kém khả năng thích ứng. Đối với một số giáo viên có ý thức
vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng kết quả chưa được như
mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự “đổi mới”. Nguyên nhân
của tình trạng trên đựơc thể hiện ở một số điểm sau:
- Một phần giáo viên áp dụng chưa thật hợp lí hoặc máy móc không cải biến
hoặc áp dụng chưa thật phù hợp với loại bài dạy, phần dạy. Trong phương pháp cụ
thể nào đó giáo viên chưa xác định chính xác các bước đi, giáo viên chưa tận dụng
triệt để đồ dùng dạy học, đồ dùng thí ngiệm .
4
- Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt học
sinh tự chiếm lĩnh kiến thức . Do vậy học sinh chưa được và chưa có thói quen
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy mới.
Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không có thói quen và kĩ
năng trong phương pháp dạy học tích cực còn học sinh học tập chưa trở thành chủ
thể của việc tiếp nhận thức kiến thức mới.
Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy các lớp ở trường tôi thu được và nhận
thấy rằng học sinh tiếp nhận kiến thức thụ động, máy móc, không được phát triển
về tư duy tích cực, chủ động ,sáng tạo. Học sinh có thể nhớ và thuộc kiến thức
nhưng không hiểu sâu bản chất của kiến thức, vận dụng kiến thức không linh hoạt,
nhạy bén, khả năng thực hành của các em chưa cao.
Kết quả cụ thể như sau:
6A 7B 8A 9A
Giỏi 4% 3% 3.5% 4%
Khá 30% 35% 30% 28%
TB 61% 58% 56.5% 58%
Yếu 5% 4% 10% 10%
Phương pháp dạy học quan hệ mật thiết với nội dung và kết quả dạy học, có
phương pháp phù hợp với nội dung bài học thì kết quả dạy học sẽ cao. Hiện nay ở
bộ môn vật lí đồ dùng thí nghiệm cơ bản đầy đủ, sách giáo khoa biên soan phù hợp
với cách dạy mới, cùng với phương pháp dạy học hợp lí là điều kiện cơ bản để đạt
được mục tiêu cuả việc dạy học vật lí.
Trước tình hình đó, tôi đưa ra bảy phương pháp dạy học tích cực áp dụng
trong dạy học vật lí nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Trong từng phương
pháp có trình bày nội dung, cách thực hiện và ví dụ minh họa cho phương pháp đó.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
A. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
5
- Theo phương pháp này, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Tùy mục
đích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ
định , được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao
cùng nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau.
-Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần
việc, như: người lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thư kí ghi kết quả, báo
cáo kết quả…
Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không được ỷ laị một
vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau
tìm hiểu vắn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. kết quả làm
việc chung của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để
trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại
diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ của nhóm
khá phức tạp.
- Cấu tạo của một buổi học vật lí theo nhóm có thể như sau:
1. Làm việc chung cả lớp:
a. giáo viên đặt vấn đề bằng cách nêu hiện tượng hoặc làm thí nghiệm, xác
định nhiệm vụ
b. Tổ chức cá nhóm, giao nhiệm vụ, đồ dùng thí nhgiệm (nếu có)
c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm
2. Làm việc theo nhóm
a. Phân công trong nhóm
b. Thành viên trong nhóm trao đổi hoặc cùng làm thí nghiệm, thảo luận
trong nhóm.
c. Cử đại diện trình bày kết quả.
3. Tổng kết trước lớp.
a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
6
b. Thảo luận chung cả lớp.
c. Giáo viên tổng kết, nhận xét buổi làm vệc.
• Ví dụ về phương pháp theo nhóm nhỏ trong bài:
Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet
♣ Chuẩn bị: cho mỗi nhóm: 1 lực kế 0- 2.5N, 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích
50 cm
3
, 1 bình chia độ, nước, 1 giá đỡ, bảng ghi kết quả.
♣Nội dung thực hành
7
Gv: viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ac si met?
Hs: F
A
= d.V, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị
vật chiếm chỗ.
Gv: Vậy độ lớn của lực đẩy Ac si met bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm
chỗ. Muốn kiểm chứng độ lớn này cần phải đo đại lượng nào?
Hs: Ta phải đo độ lớn của F
A
và trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.
Gv: Ta đo các đại lượng đó ra sao?
Hs: Thảo luận về phương án đo.
Gv giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm việc trong nhóm bằng phiếu giao việc.
8
Phiu giao vic
1. Đo lực đẩy F
A
a. Đo trọng lợng P của vật trong không khí.
b. Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nớc.
c. F
A
=
2. Đo trọng lợng của phần nớc có thể tích bằng thể tích của vật.
a. Đo thể tích vật nặng, cũng chính là thể tích của phần nớc bị vật chiếm chỗ.
- Đánh dấu mực nớc trong bình khi cha nhúng vật- vạch 1(V
1
)
- Đánh dấu mực nớc trong bình khi nhúng chìm vật- vạch 2 (V
2
)
- Thể tích vật V =
b. Đo trọng lợng của nớc có thể tích bằng thể tích của vật
- Dùng lực kế đo trọng lợng của bình khi nớc ở vạch 1, P
1
= . .
.
- Đổ thêm nớc vào bình đến mức 2. Đo trọng lợng của bình ở mức 2, P
2
=
- Trọng lợng phần nớc bị vật chiếm chỗ: P
N
= .
9
HS lµm viÖc theo nhãm vµ ®iÒn kÕt qu¶ vµo mÉu b¸o c¸o thùc hµnh:
Mẫu báo cáo thực hành :
NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY AC SI MET. (Nhóm…… )
1. Kết quả đo F
A
Lần đo P(N) F(N) F
A
= P – F (N)
1
2
3
Kết quả trung bình F
A
=
3
++
= ………….
2.Kết quả đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
Lần đo P
1
(N) P
2
(N) P
N
= P
2
-P
1
(N)
1
2
3
Kết quả trung bình: P=
3
++
= …………
4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
10
Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận chung đi đến thống nhất,
tổng kết.
Bàn luận:
Phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.Bằng cách nói ra những
điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu
ra, thấy mình cần học hỏi thêm những điều gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi
lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận từ giáo viên.
Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các
thành viên trong nhóm, cho nên để thành công ở phương pháp này giáo viên cần:
- Cách đưa vấn đề phải làm cho các thành viên trong nhóm hứng thú và muốn
giải quyết.
- Tổ chức và quản lý tốt quá trình làm việc của học sinh.
- Tùy thuộc vào điều kiện lớp học, trình độ học sinh mà giáo viên có những yêu
cầu mức độ khác nhau.
- Công việc được giao phải có nội dung rõ ràng, học sinh phải hiểu được nhiệm
vụ được giao.Trong hoạt động nhóm cần chú ý đến tư duy tích cực và năng lực
làm việc hợp tác của các thành viên.
- Giáo viên tôn trọng ý kiến, kết quả của các nhóm, khuyến khích cho học sinh
các nhóm tự báo cáo,đánh giá và nhận xét kết quả.
Phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, cách bố trí
bàn ghế bởi thời gian hạn định của tiết học, tùy từng bài , từng nội dung mà có hay
không áp dụng phương phấp này. Trong mỗi tiết học vật lí chỉ nên có từ 1 đến 3
hoạt động nhóm, mỗi hoạt động từ 5- 10 phút.
Thực tế cho thấy có khuynh hướng hình thức lạm dụng , cho rằng hoạt động
nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của phương pháp dạy học tích cực; hoạt động
11
nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.Do đó không
nên lạm dụng phương pháp này và cầnphối hợp cùng các phương pháp khác.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Dạy và học đặt và giải quyết vấn đề được hiểu là Gv hoặc Hs tạo tình huống có
vấn đề để thu hút học sinh vào quá trình nhận thức tích cực. Cơ sở thực tiễn của
phương pháp này là: Trong xã hội phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay
gắt thì phát hiện sớm và giải quyết vấn đề hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn là một năng lực đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy tập dượt
cho học sinhphát hiện , đặt và giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc
sống cá nhân, gia đình và cộng đồng là mục tiêu cơ bản trong dạy học vật lí.
Cấu trúc một bài học (một phần bài học) theo dạy – học giải quyết vấn đề
trong dạy học vật li thường như sau:
1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
a.Tạo tình huống có vấn đề(Gv hoặc học sinh nêu hiên tượng hay làm thí
nghiệm)
b. Hs nhận dạng, phát hiện vấn đề nảy sinh.
c. Hs phát biểu vấn đề cần giải quyết.
2.Giải quyết vấn đề đặt ra.
a.Đề xuất cách giải quyết (Hs hoặc Gv)
b. Lập kế hoạch giải quyết.
c. Thực hiện kế hoạch giải quết.
3.Kết luận.
a.Hs thảo luận kết quả và đánh giá.
b.Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.
c.Phát biểu kết luận.
12
d. Đề xuất vấn đề mới(nếu có)
Trong D-HĐVGQVĐ có 4 mức độ, nhưng theo tôi nên thực hiện theo mức sau:
giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Hs phát hiện và xác định
vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
Hs thực hiện cách giải quyết và cùng Gv đánh giá.
∆ Ví dụ bài: Sự truyền ánh sáng ( phần đường truyền ánh sáng ) (vật lí 7)
I. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm: 1 đèn pin , 2 ống rỗng :một ống cong , một ống thẳng, 3 tấm bìa
đục lỗ giống nhau .
Gv : nêu điều kiện để mắt nhìn thấy một vật ?
Hs : khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt .
Gv: nêu vấn đề : vậy ánh sáng truyền từ vật đến mắt đi theo đường nào ?
Hs : cho dự đoán : - Theo đường thẳng
- Theo đường cong
- Theo đường gấp khúc
Gv: muốn trả lời được ta phải làm gì ?
Hs: làm thí nghiệm
Gv: tiến hành TN như thế nào ?
Hs: dùng hai ống rỗng , một ống thẳng
và một ống cong để quan sát bóng đèn
pin đang sáng ; nếu dùng ống cong mà
nhìn thấy bóng đèn thì chứng tỏ ánh
sáng truyền theo đường cong , nếu dùng
ống thẳng mà nhìn thấy bong đèn thì
chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng .
Gv: đưa dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm tiến hành thí nghiệm .
13
Hs: làm thí nghiệm theo nhóm báo cáo kết quả: dùng ống thẳng thì nhìn
thấy bóng đèn pin sáng, chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Gv: có 3 tấm bìa A, B, C có đục lỗ, em hãy dùng 3 tấm bìa này để chứng minh ánh
sáng truyền theo đường thẳng?
Hs: bố trí thí nghiệm: đặt đèn pin, 3 tấm bìa song song sao cho mắt nhìn thấy bóng
đèn pin sáng, sau đó kiểm tra xem 3 lỗ A,B,C
có thẳng hàng không.
Gv và Hs cùng đánh giá, thảo luận.
Bàn luận :
Phương pháp này nên áp dụng trong những bài mà kiến thức mang tính định
tính có thí nghiệm để kiểm trứng vấn đề đưa ra. Trong phương pháp này học sinh
vừa nắm đực tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát
triển tư duy tích cực sáng tạo , chuẩn bị được năng lực thích ứng với đời sống xã
hội .
Theo tôi phương pháp này cần được cải biến về nội dung theo từng bài dạy và
được phối hợp với các phương pháp khác trong mối quan hệ thống nhất với các
phương pháp dạy học khác.
C.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN THEO MÔ HÌNH QUY NẠ P
Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp thường được sử dụng để
khám phá ra các khái niệm vật lí mới, các quy tắc vật lí mới, các định luật vật lí
mới. Phương pháp này thường có các bước sau:
- Gv làm thí nghiệm hoặc cho Hs tự làm thí nghiệm theo nhóm
- Hs quan sát cẩn thận thí nghiệm rồi từ đó rút ra nhận xét(cá nhân hoặc nhóm
Hs nhận xét)
- Các Hs phân tích, đánh giá nhận xét đó.
14
Gv tiếp tục làm thí nghiệm vật lí thứ hai hoặc cho Hs tiếp tục làm thí nghiệm vật lí
thứ hai theo nhóm.
Hs quan sát cẩn thận thí ngnhiệm thứ hai từ đó thừa nhận hay bác bỏ nhận xét ban
đầu, tiến tới phát hiện ra kiến thức mới.
Ví dụ khi dạy bài: sự nở vì nhiệt của chất khí (vật lí 6)
Gv có thể tiến hành như sau:
* Chuẩn bị:
- Một quả bóng bàn bẹp, một quả bóng bàn bẹp có lổ thủng.
- 5 bộ thí nghiệm như hình 20.2 SGK
- Một bình cầu cắm ống thủy tinh dài, một chậu đựng nước màu, giá thí
nghiệm (hình 20.3 SGK)
- Phích nước nóng, ca đựng nước, bao diêm, đèn cồn, nước đá.
Phiếu học tập
Bài: sự nở vì nhiệt của chất khí
Họ và tên: …………………………………………………………………
Lớp:………… Trường:…………………………………………………
1. Vì sao quả bóng bàn bị bẹp phồng trở lại khi ngúng vào nước nóng?
Dự đoán nguyên nhân
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
2. Trong thí nghiệm kiểm tra sự nở vì nhiệt của chất khí của nhóm em ta phải kiểm
tra điều gì?…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
- Ta làm những động tác gì để tiến hành thí nghiệm kiểm tra?
+ Đặt giọt nước màu vào ống thủy tinh để làm gì?………………………
+ Đấnh dấu vị trí giọt nước lúc…………………………………………….
15
+ Làm nóng bình khí bằng cách……………………………………………
+ đánh dấu vị trí giọt nước lúc……………………………………………
+ Làm lạnh bình khí bằng cách……………………………………………
3. Quan sát thí nghiệm
- Khi áp tay vào bình, giọt nước màu trong ống thủy tinh sẽ ra sao?
…………………………………………………………………………
- Đặt bình khí thủy tinh vào nước lạnh, giọt nước màu sẽ ra sao?
…………………………………………………………………………
- Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp tay nóng vào
bình?…………………………………………………………
4. Ta có kết luận gì về chất khí khi nóng lên, lạnh đi?
Chất khí……………khi nóng lên, co lại khi………………………
5. Vận dụng
a. Giải thích tại sao quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng có thể phồng
lên?……………………………………………………………
…………………………………………………………………………
6. Trong thí nghiệm về bình nóng – lạnh (hình 20.3 SGK)
Tại sao khi nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh?………………….
……………………………………………………………………………
Nhìn vào nước trong ống thủy tinh ta biết trời nóng hay lạnh?……………
……………………………………………………………………………
Mực nước trong ống thủy tinh dâng cao thêm, chứng tỏ trời……vì….…
Mực nước trong ống thủy tinh tụt xuống, chứng tỏ trời………….vì………
hoạt động 1: phát hiện vấn đề của bài học. Dự đoán về nguyên nhân làm cho quả
bóng bàn phồng lên.
16
GV đưa ra 1 quả bóng bàn còn mới, bẹp, nhưng chưa thủng cho HS quan sát rồi
nhúng vào nước nóng.
HS quan sát vấn đề bài học.
HS quan sát, quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng rồi phồng trở lại.
GV: Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng rồi phồng trở lại, vì sao?
HS: Dự đoán về nguyên nhân làm quả bóng bàn phồng lên, ghi vào phiếu học tập
câu 1.
HS trao đổi trên lớp:
- Do gặp gặp nóng, vỏ nhựa nở ra.
- Do gặp nóng, không khí trong quả bóng nở ra làm bóng phồng lên…
GV giúp HS loại trừ dần và đi đến dự đoấn: khi gặp nóng, không khí trong quả
bóng nở ra làm bóng phồng lên.
GV lấy ra 1 quả bóng bàn bẹp nhưng bị thủng nhúng vào nước nóng, yêu cầu HS
dự đoán và sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng: cho 1 quả bóng bàn bẹp nhưng bị
thủng nhúng vào nước nóng.
HS quan sát rồi nhận xét:
- Quả bóng bàn bị thủng thì không phồng lên, chỉ có bọt khí xuất hiện trong
nước.
- Trong quả bóng có không khí.
- Quả bóng phồng lên không phải vì nhựa nở ra mà do không khí trong quả
bóng nở ra.
Hoạt động 2: Dự đoán, đề xuất và thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự
nở vì nhiệt của chất khí
GV: Ta nói khi gặp nóng không khí trong quả bóng nở ra. Sự nở của không khí thể
hiện như thế nào? từ dự đoán suy ra một điều có thể kiểm tra được.
HS: không khí nở ra thì thể tích tăng lên. Nhìn vào thể tích khí tăng lên, ta biết
được chất khí nở ra.
17
GV: câu hỏi 1: Có đúng là khi gặp không khí thì chất khí nở ra không? Các em hãy
suy nghĩ xem làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó?
GV: Hướng dẫn HS phân tích để đi đến phương án tốt nhất là dùng giọt nước màu
để giới hạn thể tích khí trong bình. Giọt nước linh động nên cũng dễ quan sát.
Đề xuất và thực hiện phương án kiểm tra dự đoán.
Hs: Trao đổi nhóm, đề xuất các thí nghiệm kiểm tra.
- nút bình khí lại, hơ nóng, nút bật ra.
- Cắm một vòi cao su qua nút bình khí, luồn đầu vòi vào nước, hơ nóng bình,
bọt khí nổi lên trong nước.
- Cắm ống thủy tinh qua nút bình khí, dùng giọt
nước màu để giới hạn thể tích khí.
HS trao đổi trong nhóm thống nhất phương án
dùng bình khí có giọt nước màu (hình vẽ) và
làm thí nghiệm kiểm tra. Các em có thể đưa
ra và thực hiện các cách làm nóng khác như:
áp tay vào bình, hơ nóng bằng que diêm,
bằng bóng đèn điện, bằng nước ấm.
Quan sát và đánh dấu vị trí giọt nước trước
và sau khi làm nóng. Ghi vào phiếu học tập câu 2.
Gv nêu câu hỏi: khi gặp lạnh không khí có nở ra không? Các em hãy làm thí
nghiệm để kiểm tra xem?
Hs:- Trao đổi nhóm, đề xuất các phương án cho bình vào nước lạnh, tỉ lạnh
nước đá. áp tay vào bình rồi buông tay ra khỏi bình.
- Quan sát và đánh dấu vị trí giọt nước trước và sau khi làm lạnh.
18
HS: Đại diện nhóm thay nhau phát biểu trên lớp, nói rõ các phương án thí nghiệm
mà nhóm đề xuất, TN được thực hiện, các kết quả và nhận xét của nhóm.
HS rút ra nhận xét: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
GV: yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày công việc của nhóm.
Gv yêu cầu một vài HS nhắc lại nhân xét và ghi kết luận:”chất khí nở ra khi
nóng lên, co lại khi lạnh đi”.
HS:- Ghi vào phiếu học tập lời giải thích: khi gặp nóng, không khí trong quả bóng
nở ra, làm cho quả bóng phồng lên.
- Phát biểu trên lớp, ghi vào phiếu học tập.
- Khi lạnh đi, không khí trong bình co lại do đó
- nước màu dâng lên trong ống.
HS: - Mực nước dâng cao là trời lạnh, vì trời lạnh,
không khí trong bình co lại, nước dâng lên.
- Mực nước tụt xuống là trời nóng, vì trời nóng,
- không khí trong bình nở ra, đẩy nước tụt xuống.
Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố kiến thức
Gv:- Yêu cầu HS khẳng định lại lời giải thích tại sao
quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lai có thể
phồng lên (dành cho HS yếu).
Gv làm thí nghiệm biểu diễn dụng cụ đo mức nóng,
lạnh của Galilê (hơ nóng, lật ngược cho đầu ống thủy
tinh nhúng vào chậu nước màu). Hs quan sát và giải thích.
Gv: Nhìn vào mực nước trong ống ta biết được trời nóng hay lạnh.
Nhìn vào mực nước dâng cao, trời nong hay lạnh? Vì sao?
Nhìn vào mực nước tụt xuống, trời nóng hay lạnh? Vì sao?
Ghi chú:
19
Phương án dạy bài này tuy có khác SGK một chút, tuy nhiên về mục tiêu bài
học cơ bản khônng thay đổi. ở đây ta chỉ muốn làm rõ mục tiêu về việc chau rồi,
luyện tập cho Hs quen dần với phương pháp nghiên cứu phổ biến trong vật lí:
phương pháp thực nghiệm. Trong đó khâu dự đoán và đề xuất phương án thí
nghiệm kiểm tra được làm nổi rõ hơn. ta không yêu cầu Hs dự đoán đúng mà yêu
cầu Hs biết tạo ra các dự đoán, các đề xuất một cách mạnh dạn, tự tin, không sợ
sai.
Phương pháp này quan tâm đến việc cho Hs hoạt động theo nhóm, đặc trưng
của phương pháp này là thu lượm và khai thác thông tin từ thí nghiệm vật lí .
Điểm mấu chốt khi thực hiện phương pháp này là Gv phải kích thích HS hoạt động
thực sự : Hs phải quan sát thí nghiệm của thầy giáo hoặc bắt tay vào làm thí
nghiệm, Hs phải suy nghĩ về các thông tin thu lượm được từ thí nghiệm, Hs phải
tích cực thảo luận với các bạn trong nhóm và cùng lớp về các nhận xét đó, từ đó
khám phá ra kiến thức vật lí mới.
D. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN THEO MÔ HÌNH DIỄN DỊCH
Theo phương pháp này thì trên cơ sở các kiến thức và thông tin đã biết của Hs
mà GV điều khiển, dẫn dắt Hs suy luận ra các quy tắc mới, các mối liên hệ mới.
phương pháp này nên áp dụng cho các bài dạy mà kiến thức mang tính
suy luận định lượng.
Ví dụ: Bài: đoạn mạch song song
Hoạt động: Tìm tòi công thức tính điện trở tương đương (vật lí 9)
M N Hình 1
R
2
20
Gv: Trong mạch điện hình1, hai điện trở R
1
, R
2
đã được thay thế bằng một điện
trở duy nhất R.
Nếu cường độ dòng điện trong mạch chính vẫn dữ nguyên như trước thì R
được gọi là điện trở tương đương của R
1
và R
2
.
M R N
GV: các em hãy suy nghĩ từ các đã có tìm ra một công thức liên hệ R
1
, R
2
và R.
Cho HS trao đổi trong từng nhóm. Mỗi nhóm làm việc 5 phút.
Đại diện nhóm trình bày:
Nhóm1:Ta có: I
1
=
1
1
R
U
, I
2
=
2
2
R
U
Nhóm 2: Ta cũng có I = U
MN
/R, vì khi thay R
1
và R
2
bằng R thì cường độ dòng
điện qua R vẫn là I.
Gv: Có thể tiếp tục như thế nào để tìm ra công thức liên hệ R
1
, R
2
và R?…
Nhóm 3: Ta thay thế các biểu thức vừa tím thấy của I, I
1
, I
2
vào trong công thức
I = I
1
+ I
2
ta sẽ có: U
MN
/R = U
1
/R
1
+ U
2
/R
2
GV: ý kiến của các nhóm khác?
Nhóm 4: Ta sử dụng công thức: U
MN
= U
1
= U
2
Gv: Từ kết quả của các nhóm hãy tìm công thức liên hệ giữa R
1
, R
2
, R ?
Hs các nhóm tính toán đi đến thống nhất: 1/R = 1/R
1
+ 1/R
2
21
* Phương pháp này có tác dụng tái hiện lại cho Hs các kiến thức đã học qua đó
ghúp các em ghi nhớ kiến thức lâu và chính xác. Phương pháp này còn mang ý
nghĩa quan trọng là rèn luyện tư duy lô gic cho học sinh, điều này rất quan trọng
cho việc nghiên cứu lí thuyết của học sinh
* Phương pháp này nên tăng cường áp dụng ở các khối 8 và 9.
E. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC
Phương pháp này có ưu điểm là lôi cuốn HS vào tiến trình học tập theo tinh thần
hợp tác. Sự hợp tác giữa các học sinh được tiến hành trong từng nhóm và giữa các
nhóm trong một lớp.
Phương pháp này có thể tiến hành theo các bước sau;
- Các HS trong lớp được chia thành một số nhóm.
- Các nhóm được giao nhiệm vụ nghiên cứu về một vấn đề.
- Mỗi nhóm trìng bày kết quả mà nhóm mình đã nghiên cứu được.
- So sánh và thảo luận về các kết quả nghiên cứu của các nhóm, từ đó khám phá ra
kiến thức mới.
Ví dụ bài: Đoạn mạch song song (vật lí 9)
Hoạt động: Tìm tòi công thức liên hệ giữa cường độ dòng điện trong mạch
chính và các mạch rẽ.
Gv: Chúng ta đã ngnhiên cứu phần định luật Ôm chấđoạn mạch nối tiếp. Hãy nhắc
lại 3 công thức quan trọng cho loại đoạn mạch đó?
Hs: Các công thức quan trọng cho đoạn mạch mắc nối tiếp:
I
1
= I
2
= I (1) ; U = U
1
+ U
2
(2) ; R = R
1
+ R
2
(3)
Gv : Vẽ lên bảng hai loại mạch điện. R
1
R
1
R
2
N M N
22
H.1a R
2
H.1b
Gv: Nêu câu hỏi: Đoạn mạch H. 1a là đoạn mạch gì?
Hs: Đó là đoạn mạch mắc nối tiếp.
Gv: Đoạn mạch H.1b có gì khác?
Hs: Hai điện trở R
1
, R
2
cùng được mắc vào hai điểm M và N.
Gv : Thông báo: Đoạn mạch trên H.1b được gọi là đoạn mạch mắc song song.
Gv: Bây giờ các em hãy quan sát kỹ sơ đồ mạch điện trên bảng:
R
1
M N
R
2
H.2
Gv: Hai điện trở R
1
và R
2
được mắc như thế nào trong mạch này?
Hs: Chúng được mắc song song với nhau.
Gv: Đúng. Các đoạn mạch chứa R
1
và R
2
được gọi là các mạch rẽ.
Ta gọi I
1
và I
2
là cường độ dòng điện đi qua các mạch rẽ, phần mạch điện bên
ngòai các mạch rẽ được gọi là mạch chính. Gọi I là cường độ dòng điện qua mạch
chính.
Hs được chia thành một 4 nhóm, các nhóm được giao nhiệm vụ nghiên cứu về
cùng một vấn đề của bài học.
Gv: giao phiếu học tập cho các nhóm
Phiếu học tập Cường độ dòng điện Nhóm………
23
Đo I
1
bằng A
1
Đo I
1
bằng A
1
Đo I bằng A
I
1
=………
I
2
= ……
I = ……
Hs tiến hành thí nghiệm theo nhiệm vụ được giao,trình bày kết quả mà nhóm
mình đã làm, nộp các kết quả đo cho Gv.
Gv tổng hợp kết quả theo bảng sau:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
I
1
I
2
I
0,7A
0,3A
1 A
0,5A
0,7A
1,2A
0,9A
0,6A
1,5A
0,6A
0,7A
1,3A
Các nhóm có thể rút ra kết luận gì từ bảng trên? phát biểu bằng lời?
Hs thảo luận đi đến thống nhất: I = I
1
+ I
2
, cường độ dòng điện trong mạch chính
bằng tổnh cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
F. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN THEO MÔ HÌNH KHẢO SÁT KHÁM PHÁ
Phươnng pháp này thường được dùng để tìm tòi, khám phá ra các kiến thức
mới, một định luật mới, nhằm giải đáp cho một vấn đề được đặt ra.
Phương pháp này có thể thực hiện theo các bước sau.
* Xây dựng tình huống có vấn đề thông qua thí nghiệm vật lí.
- HS (hoặc GV) tiến hành thí nghiệm vật lí.
- HS đứng trước khó khăn về nhận thức.
- HS muốn giải quyết khó khăn về nhận thức đó
*GV nêu câu hỏi đặt vấn đề cho HS giải quyết
*Hs suy đoán, đề ra các giải pháp.
* HS làm thí nghiệm để kiểm tra các giải pháp đề ra.
- Hs loại trừ các giải pháp sai.
- Hs rút ra kết luận về giảo pháp đúng cho ván đề đặt ra
* Hs khám phá ra kiến thức hoặc định luật vật lí mới.
24
Ví dụ bài: công thức tính nhiệt lượng (vật lí 8) phần:
nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Gv có thể tiến hành như sau:
Ta có một chiếc cân,một ca nước, nhiệt kế, đèn cồn. Gv làm thí nghiệm: dùng
đèn đun nước.
Gv: làm sao ta có thể biết được nước nhận được nhiệt lượng từ đèn là bao nhiêu?
Hs: ta phải biết được khối lượng nước, độ tăng nhiệt độ của nước, thời gian đun.
Gv thông báo: nhiệt lượng nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng nước, độ tăng
nhiệt độ của nước.Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra các khẳng định đó?
Hs: hoạt động nhóm đề ra các giải pháp.
Gv: muốn kiểm tra nhiệt lượng nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng nước ta
phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? trong thí nghiệm đó ta phải giữ nguyên yếu
tố nào, thay đổi yếu tố nào?
Hs: cho phương án: ta đun 2 cốc nước trong đó : 2 vỏ cốc giống nhau, 2 đèn giống
nhau, đun cho mỗi bình tăng thêm 20
0
c thì ngừng đun, khối lượng nước trong 2
bình khác nhau, bình nào đun lâu hơn thì bình đó nhận nhiệt lượng nhiều hơn.
Gv cho các nhóm làm thí nghiệm và đại diện nhóm lên báo cáo theo baó cáo
theo bảng sau:
Chất Khối
lượng
độ tăng
nhiệt độ
Thời gian
đun
So sánh
khối lượng
So sánh sánh
nhiệt lượng
25