Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở MƠN CƠNG NGHỆ 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cơng nghiệp là ngành kinh tế hết sức quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân,
nó cung cấp các vật liệu, máy móc, thiết bị, đồ dùng, chế tạo các nguồn năng lượng,
… cho các ngành sản xuất dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của tồn xã hội. Vì thế, bản
thân là giáo viên giảng dạy mơn cơng nghệ 8, tơi cần lựa chọn những phương pháp
dạy học nào phù hợp nhất để giúp các em lĩnh hội tốt một số kiến thức, kỹ năng cơ
bản về kỹ thuật cơng nghiệp nhằm tạo mầm xanh thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nhanh chóng. Ngồi ra, nó còn góp phần hướng nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp
THCS.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy mơn cơng nghệ 8 cho thấy nội dung của từng
bài khá dài, có q nhiều kiến thức cần truyền tải đến học sinh, học sinh cần phải
quan sát tranh vẽ, mơ hình để suy luận tìm ra kiến thức mới, đồng thời cần liên hệ
thực tế nhằm mở rộng kiến thức để học sinh hiểu sâu hơn và kích thích sự hứng thú
của học sinh. Để các đối tượng học sinh trung bình, yếu kém nắm được nội dung bài
thì mất khá nhiều thời gian, thường xun giảng dạy bị “cháy giáo án”. Vì thế trong
q trình giảng dạy mơn cơng nghệ 8 tơi thường “tận dụng hết khoảng thời gian cho
từng hoạt động lên lớp” thơng qua việc chế tạo, sử dụng thiết bị, huy động được
nhiều giác quan của học sinh để học sinh có thể tiếp thu được nhiều kiến thức trong
cùng một khoảng thời gian ngắn, đồng thời cần “Vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học” ở bộ mơn cơng nghệ 8.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Đặc điểm tình hình:
a.Những mặt thuận lợi:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
1
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
-Được sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu và các
đồn thể nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy của giáo viên và học
của học sinh.
-Thầy, trò rất nhiệt tình trong cơng tác dạy và học.
-Thiết bị và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ.
b.Những mặt khó khăn và tồn tại:
*Do trường:
-Hiện nay trường chưa có phòng thí nghiệm, phòng chức năng nên việc
vận chuyển các thiết bị đến các phòng học khi chuyển tiết gặp nhiều khó khăn
và mất nhiều thời gian.
-Trường có 1 lớp nằm ở điểm lẻ nên việc vận chuyển đủ các thiết bị dạy
học cho các nhóm thực hành cũng gặp nhiều khó khăn.
Thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, nên ảnh hưởng đến việc dạy của giáo
viên và nhận thức của học sinh.
*Do giáo viên:
-Còn nhiều thời gian chết trong từng hoạt động dạy học.
-Khơng đủ thời gian để làm nhiều thiết bị dạy học mới.
-Sử dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp với đặc trưng của mơn
học hoặc các kiểu bài lên lớp.
*Về học sinh:
-Đa số học sinh trong địa bàn xã Long Phú là người dân tộc nên khả năng
nghe, nói, viết của học sinh còn hạn chế, hơn nữa đây là những kiến thức kỹ
thuật nên ảnh hưởng đến q trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
-Chưa tập trung quan sát, chưa tích cực hoạt động.
-Học sinh chưa ý thức nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.
-Học sinh khơng dám phát biểu do tính nhút nhát.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
2
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Các em vẫn còn có thói quen học theo phương pháp cũ, học vẹt, chỉ ngồi
nghe giáo viên giảng sau đó về nhà học thuộc lòng.
-Chưa chuẩn bị tư thế khi phát biểu xây dựïng bài làm mất nhiều thời gian.
-Trình độ của học sinh khơng đồng đều, có em giỏi, có em khá, có em trung
bình, có em q yếu nên giáo viên chỉ hướng dẫn ở cấp độ trung bình khá, như
vậy các em giỏi dễ bị nhàm chán trong học tập, các em yếu thì khơng theo kịp
nội dung bài giảng,…
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên nên kết quả học tập của các em chưa
cao do kiến thức còn hạn chế, các em chưa vận dụng được các kiến thức vào thực tế
cuộc sống. Cụ thể qua lần kiểm tra 1 tiết ở HKI năm học 2011-2012 cho thấy:
Xếp loại Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
Lớp
TS
SL TL(%) SL TL(%)
S
L
TL(%
)
SL TL(%) SL TL(%)
8A
1
27 4 14.8 7 25.9 10 37 5 18.5 1 3.8
8A
2
28 7 25 8 28.6 7 25 5 17.9 1 3.5
8A
3
25 3 12 6 24 10 40 4 16 2 8
8A
4
33 5 15.2 8 24.2 13 39.4 6 18.2 1 3
Tổng: 113 19 16.8 29 25.7 40 35.4 20 17.7 5 4.4
Qua kết quả thống kê trên ta thấy số lượng học sinh học yếu, kém khá nhiều, học
sinh khá giỏi chưa cao, tơi nghĩ bản thân đã hết sức cố gắng nhưng kiến thức truyền
thụ cho học sinh còn hạn chế. Vì thế tơi đã suy nghĩ để tìm ra một số biện pháp nào
đó nhằm giúp học sinh học tập đạt kết quả cao hơn.
2.Một số phương pháp thực hiện trong giảng dạy mơn cơng nghệ 8:
Cũng như bao mơn học khác, có nhiều phương pháp dạy học để truyền thụ kiến
thức cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên khơng thể áp dụng theo một phương pháp
nhất định, để học sinh tiếp thu tốt các kiến thức thì giáo viên cần phải lựa chọn, vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thích hợp với từng kiểu bày, thiết bị dạy
học, tình hình thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh,… Đối với
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
3
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
mơn cơng nghệ 8, cụ thể là phần vẽ kỹ thuật thường được áp dụng các phương pháp
như sau:
a.Phương pháp gợi mở- vấn đáp (đàm thoại):
Là q trình tương tác giữa GV và HS, đuợc thực hiện qua hệ thống câu hỏi và
câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
Quy trình thực hiện:
Tr ước giờ học:
-Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn
vị kiến thức kỹ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này
dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
-Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi ,
trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, các câu nhận
xét hoặc trả lời của GV đối với HS.
-Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ
thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS.
Trong giờ học
-Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận
thức của từng loại đối tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thơng
tin phản hồi từ phía HS.
Sau giờ học
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
4
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ
thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy để rút kinh nghiệm cho các tiết học
sau.
Ưu điểm- Hạn chế của PP gợi mở – vấn đáp :
Ưu điểm
- Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy
nghĩ đúng đắn.
- Lơi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, kích
thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn
đạt.
- Tạo mơi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập.
- Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm sốt hành vi của HS và quản lý lớp học.
Hạn chế:
- Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt HS theo một
chủ đề nhất qn.
- GV phải có sự chuẩn bị rất cơng phu, nếu khơng, kiến thức mà HS thu nhận
thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.
Một số l ưu ý khi sử dụng phương pháp:
GV khơng trực tiếp đưa ra những kiến thức hồn chỉnh mà hướng dẫn HS tư
duy từng bước để tự tìm ra kiến thức mới. Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ
ràng, sát với mục đích, u cầu của bài học.Tránh tình trạng đặt câu hỏi khơng rõ
mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc khơng.
Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh, nếu khơng nắm chắc trình
độ của học sinh thì sẽ đặt câu hỏi khơng phù hợp. Vì thế khi dạy khơng nên bám sát
giáo án mà cần uyển chuyển cho phù hợp. Cụ thể:
-Loại câu hỏi có u cầu thấp, đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức, nhớ lại và
trình bày lại điều đã học nên gọi những học sinh trung bình, yếu hoăïc kém để tạo
điều kiện cho các em biểu hiện khả năng của chính mình đồng thời kích thích sự
hăng say học tập của các em.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
5
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
-Loại câu hỏi có u cầu cao đòi hỏi sự thơng hiểu, kỹ năng phân tích, tổng
hợp, so sánh…, thể hiện được các khái niệm, định lý nên gọi những em khá, giỏi để
tránh nhàm chán,…
Học sinh phải trả lời cụ thể, đầy đủ theo u cầu nội dung câu hỏi. Nếu học
sinh trả lời thừa sẽ ảnh hưởng đến các câu sau dẫn đến học sinh khơng nắm vững nội
dung của bài học.
Cùng một nội dung học tập, với cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử
dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau. Bên cạnh những câu hỏi
chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ
Hệ thống câu hỏi phải lơi cuốn học sinh vào tình huống có vấn đề để tìm cách
giải quyết vấn đề nhằm kích thích các em say mê nghiên cứu khoa học.
b. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:
Dựa vào mục tiêu của bài, giáo viên đưa ra một số tình huống có vấn đề như: Dự
đốn nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn; lật ngược vấn đề;
xét tương tự; khái qt hố; khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức
mới; giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp; tìm sai lầm trong lời giải; phát
hiện ngun nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mơn
học, bài học, vào đối tượng HS và hồn cảnh cụ thể mà đưa ra các tình huống thích
hợp. Khơng nên u cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức qui định trong chương
trình. có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau. HS được học
khơng chỉ kết quả mà điều quan trọng hơn là cả q trình PH & GQVĐ. Học sinh
tìm tòi giải quyết được một số tình huống có vấn đề đó nhằm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, tạo ra những hoạt động phong
phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy hứng thú, lòng ham học tập, tìm tòi, kích thích tư duy
sáng tạo của học sinh. Để áp dụng được phương pháp này thì cả thầy và trò phải
đảm bảo các u cầu sau:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
6
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Người thầy phải có kiến thức sâu rộng, xác định được bản chất và trọng tâm
của vấn đề, chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học cụ thể, từ đó có thể lấy các tình huống
xảy ra khi đang giảng dạy sẽ thu hút học sinh hơn.
Trò phải tập trung chú ý, có hứng thú học tập, có nhu cầu học tập, có trình độ,
năng lực tiếp thu bài nhất định
c.Phương pháp trực quan:
- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm,
các thiết bị kỹ thuật…Nêu u cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí
nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…
- u cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì
thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn
chiếu, phim điện ảnh.
- Từ những chi tiết, thơng tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu
hỏi u cầu HS rút ra kết luận khái qt về vấn đề mà phương tiện trực quan cần
chuyển tải.
Ưu nhược điểm của phương pháp trực quan:
Ưu điểm Nhược điểm
- Ngun tắc trực quan là một trong
những ngun tắc cơ bản của lý luận DH.
- Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu
sâu sắc bản chất kiến thức.
- Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn
trong việc giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu kiến
thức
- Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, tư duy và ngơn ngữ của HS.
-PP này đòi hỏi nhiều thời gian.
- Nếu sử dụng đồ dùng trực quan
khơng khéo sẽ làm phân tán chú ý của
HS, HS khơng lĩnh hội được những
nội dung chính của bài học.
- Nếu GV khơng định hướng cho
HS quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng
HS sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ,
khơng quan trọng.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
7
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan:
-Từng động tác và cử chỉ của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan, vì
thế giáo viên cần kết hợp các động tác giảng dạy của mình phù hợp với nội dung
cần truyền đạt.
- Phải căn cứ vào nội dung, u cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng
trực quan tương ứng thích hợp.
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS
khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực
quan.
- Tuỳ theo u cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các
cách sử dụng khác nhau.
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan, và cất đồ dùng trực
quan khi khơng sử dụng.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý. Cần chuẩn bị
câu hỏi hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
-Cần chú ý tận dụng thời gian đặt câu hỏi hoặc định hướng quan sát trong
khi trình bày đồ dùng trực quan hoặc chốt lại nội dung chính cần truyền tải đến
học sinh trong khi thu dọn đồ dùng trực quan. Hoặc làm bảng phụ sao cho học
sinh có thể ghi câu trả lời ngay trên đó mà có thể bơi xố được để sử dụng cho
các tiết khác và có đáp án để đối chiếu với kết quả của học sinh nhằm tiết kiệm
thời gian.
d.Phương pháp thảo luận:
Giáo viên chuẩn bị một hoặc vài câu hỏi, bản vẽ hoặc vấn đề nào đó cho học
sinh thảo luận theo tổ, theo nhóm, thảo luận cặp để hồn thành
Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
8
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
-Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Phân cơng trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
-Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước tồn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Ưu nhược điểm của phương pháp thảo luận :
Ưu điểm Nhược điểm
- HS được học cách cộng tác
trên nhiều phương diện.
- HS được trao đổi, bàn luận.
- Kiến thức trở nên sâu sắc,
bền vững, dễ nhớ.
- HS tự tin, hứng thú trong học
tập và sinh hoạt.
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hợp tác của HS được phát triển.
- Nếu khơng phân cơng hợp lý, chỉ có một vài
HS học khá tham gia còn đa số HS khác khơng
HĐ.
- Ý kiến các nhóm có thể q phân tán hoặc
mâu thuẫn với nhau.
- Thời gian có thể bị kéo dài
- Với những lớp có sĩ số đơng hoặc lớp học
chật hẹp, bàn ghế khó di chuyến thì khó tổ chức
hoạt động nhóm.
-Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh
hưởng đến các lớp khác.
Một số lưu ý:
Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hồn
thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương
pháp này.
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
9
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Khơng nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức
(tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).
Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân
hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp.
Để tận dụng thời gian thì giáo viên cần chuẩn bị sẵn phiếu học tập.
e.Phương pháp luyện tập thực hành:
Ưu nhược điểm của phương pháp luyện tập và thực hành:
Ưu điểm Nhược điểm
- Là PP có hiệu quả để mở rộng sự liên
tưởng và phát triển các kỹ năng.
- Luyện tập và thực hành có hiệu quả
trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và
trau chuốt các kỹ năng đã học, tạo cơ sở
cho việc xây dựng kỹ năng nhận thức ở
mức cao hơn.
- Là PP dễ thực hiện và được thực hiện
trong hầu hết các giờ học như mơn Tốn,
- Dễ làm cho HS nhàm chán nếu
GV khơng nêu mục đích một cách rõ
ràng và có sự khuyến khích cao. Dễ tạo
tâm lý phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự
sáng tạo.
- Do bản chất của việc nhắc đi nhắc
lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh
lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt,
đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
10
Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
Giới thiệu mơ hình luyện tập hoặc thực
hành
Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ
Thực hành đa dạng
Bài tập cá nhân
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Thể dục, Âm nhạc, Anh văn, cơng nghệ,
hố học,…
hiểu biết ban đầu đầy đủ.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp luyện tập, thực hành
Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh
hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực khơng nên q cao mà chỉ
vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn.
Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng khơng nên kéo dài q dễ gây nên sự
nhạt nhẽo và nhàm chán.
Cần thiết kế các bài tập có sự phân hố để khuyến khích mọi đối tượng HS.
Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thơng qua nhiều hoạt động
khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập.
Cần rèn luyện kỹ năng thực hành, rèn luyện tác phong cơng nghiệp, ý thức an
tồn lao động và vệ sinh mơi trường nếu có.
f.Phương pháp thuyết trình:
Được dùng để giải thích một khái niệm, một ký hiệu, qui ước, diễn tả các bước
tiến hành,… hoặc được dùng phối hợp với phương pháp trực quan để hướng dẫn trên
mẫu vật hoặc mơ hình. Khi sử dụng phương pháp này nghệ thuật của giáo viên có
vai trò rất quan trọng, nếu giảng dạy hấp dẫn có thể làm cho học sinh có một sắc
thái độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với học sinh. Tuy nhiên, học sinh sẽ thụ
động trong giờ học, khơng phát triển khả năng tư duy, khả năng tự học, tìm tòi kiến
thức mới. Vì thế, giáo viên cần hạn chế tối đa phương pháp truyền thống này.
Giáo viên cần chuẩn bị tốt và đa dạng các phương tiện dạy học. Tuỳ trường hợp
ta có thể phối hợp phương pháp trực quan với phương pháp đàm thoại, giảng giải
hoặc thảo luận,… trong một hoạt động có thể phối hợp nhiều phương pháp để tránh
nhàm chán và kích thích sự hứng thú trong một tiết học. Ngồi ra còn thực hiện theo
quan điểm đổi mới các phương pháp dạy học như sau:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
11
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
3.Biện pháp tổ chức thực hiện:
Như đã nói trên, khơng có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, khơng có
nhược điểm này thì cũng có nhược điểm khác. Vì thế tuỳ từng nội dung bài mà ta lựa
chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp sau cho phù hợp. Tơi sẽ lấy một vài ví
dụ minh hoạ như sau:
Đối với bài 2: “Hình chiếu”:
Bài này có nhiều kiến thức cơ bản để sau này đọc bản vẽ. Để học sinh nắm vững
các mặt phẳng chiếu thì trong tiết dạy chuẩn bị một số đồ dùng trực quan như tranh
vẽ về các mặt phẳng chiếu (như hình 1a, 1b), giáo viên cần tự làm mơ hình 3 mặt
phẳng chiếu bằng bìa cứng hoặc bằng tol cho học sinh quan sát để học sinh dễ dàng
hình dung ra vị trí các mặt phẳng chiếu trong khơng gian và cách trải các mặt phẳng
chiếu như thế nào để học sinh dễ dàng hình dung biểu diển các hình chiếu trên trang
giấy. Đồng thời giáo viên dùng đèn pin chiếu qua vật thể vào các mặt phẳng chiếu,
bóng của vật thể in trên bìa cứng chính là hình chiếu của vật thể. Tuy nhiên, khi về
nhà học sinh sẽ khơng có mơ hình 3 mặt phẳng chiếu để áp dụng nên việc giải các
bài tập gặp nhiều khó khăn. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh áp dụng
qua các động tác tay phải và lấy các vách tường trong nhà tương ứng làm các mặt
phẳng chiếu:
*Mặt phẳng chiếu đứng là mặt chính diện (giáo viên vươn tay phải về phía trước
chỉ mặt vách tường ở ngay trước mặt)
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
12
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
*Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng nằm ngang (tay phải chỉ về mặt đất)
*Mặt phẳng chiếu cạnh là mặt nằm cạnh bên phải mặt phẳng chiếu đứng (tay
phải vươn sang phải chỉ vách tường bên phải).
Sau đó giáo viên đổi tư thế đứng về hướng khác và hỏi học sinh về các mặt
phẳng chiếu, học sinh dựa vào các động tác tay phải để xác định chính xác các mặt
phẳng chiếu, giáo viên khẳng định lại nội dung qua các động tác tay phải của giáo
viên.
Như vậy, học sinh đã có đủ các điều kiện để nghiên cứu các hình chiếu ở nhà, từ
vị trí các hình chiếu đến cách trải các mặt phẳng chiếu trên mơ hình, biết được hướng
chiếu, ứng với từng mặt phẳng chiếu sẽ có từng hình chiếu tương ứng, học sinh sẽ
nhận biết được vị trí của hình chiếu trên bản vẽ:
+Mặt phẳng chiếu bằng được trải xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu
đứng nên biết được hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
+Mặt phẳng chiếu cạnh được trải sang phải nên hình chiếu cạnh ở bên phải hình
chiếu đứng.
Từ đó, học sinh sẽ biết để tìm hình chiếu bằng thì sẽ chiếu từ trên xuống vì mặt
phẳng chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng; để tìm hình chiếu cạnh thì chiếu hướng từ
trái sang vì mặt phẳng chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
Đối với bài vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
13
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Đối với mục 2: “sản phẩm cơ khí quanh ta” thì giáo viên cần chia lớp thành 4
nhóm thảo luận sơ đồ hình 17.2 và cho một số ví dụ tương ứng 1 vài sản phẩm:
-Nhóm 1: Máy nơng nghiệp và máy sản xuất hàng tiêu dùng?
-Nhóm 2: Máy khai thác và máy vận chuyển?
-Nhóm 3: Máy gia cơng gồm các loại máy gì?
-Nhóm 4: Máy điện gồm các loại máy gì?
Đối với bài cưa và dũa kim loại:
Bài này giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thực hành,
phương pháp vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,…
-VD1:Cho học sinh quan sát 2 lưỡi cưa và cho biết tại sao răng lưỡi cưa kim loại
tại sao nhỏ và nhiều răng hơn lưỡi cưa gỗ. Hoặc tại sao thao tác đẩy thì ấn cưa và khi
kéo thì khơng ấn cưa.
-VD2: Giáo viên đưa ra tình huống là: lúc ban đầu vật trước khi dũa thì bề mặt
nó phẳng nhưng sau 1 thời gian dũa thì bề mặt nó cong, em nào hãy giải thích hiện
tượng trên? Hoặc ở phần tư thế đứng và thao tác cưa, giáo viên cần thao tác mẫu cho
học sinh quan sát và gọi 1 vài học sinh lên thực hành và các em ở dưới quan sát để
nhận xét, từ đó học sinh nắm được các kỹ thuật dũa và rèn luyện được kỹ năng dũa
cho học sinh.
Đối với bài TH tính tốn tiêu thụ điện năng trong gia đình:
Giáo viên cần vẽ bảng phụ trước để tận dụng thời gian nhiều hơn.VD:
TT Tên đồ dùng điện
Cơng
suất
điện
P(W)
Số
lượng
Thời
gian sử
dụng
trong
ngày
t(h)
Tiêu
thụ
điện
năng
trong
ngày A
(Wh)
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
14
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
1 Đèn sợi đốt 60 2 2 240
(1đ)
2
Đèn ống huỳnh
quang và chấn lưu 45 8 4 1440
(1đ)
3 Quạt bàn 65 4 2 520
(1đ)
4 Quạt trần 80 2 2 320
(1đ)
5 Tủ lạnh 120 1 24 2880
(1đ)
6 Ti vi 70 1 4 280
(1đ)
7 Bếp điện 1000 1 1 1000
(1đ)
8 Nồi cơm điện 630 1 1 630
(1đ)
9 Bơm nước 250 1 0.5 125
(1đ)
10 Rađio catxet 50 1 1 50
(1đ)
Tiết dạy minh hoạ:
§ 27 MỐI GHÉP ĐỘNG
oOo
Tuần: 13- Tiết PPCT: 26
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Hiểu được khái niệm về mối ghép động. Biết được cấu tạo, đặc
điểm và ứng dụng của 1 số mối ghép động.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích.
3.Tư tưởng: Ham thích học cơ khí, có ý thức bơi trơn dầu mỡ các khớp quay.
II.Chuẩn bị:
1.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-SGK, giáo án, tranh vẽ, ổ bi, mơ hình tay quay con trượt,….
-HS:SGK, vỡ chép bài, sưu tầm một số mối ghép động nếu có.
2.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận cặp.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
15
Cột này là chỗ trả lời của học sinh, cần dán keo trong để dễ bơi xố và
dùng lại. Khi giảng dạy ta gấp cột này vào cột “tiêu thụ điện năng trong
ngày” để che đáp án lại, khi hs trình bày xong ta kéo ra để dễ so sánh kết
quả nhằm tiết kiệm thời gian.
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Thế nào là mối ghép cố định? Có mấy loại mối ghép cố định?
Hãy kể 1 số mối ghép cố định mà em biết?
3.Giới thiệu bài mới:(1 phút)
Ở mối ghép cố định, các chi tiết khơng có sự chuyển động tương đối với
nhau. Trong thực tế các máy và thiết bị có các chi tiết chuyển động quay,
chuyển động tịnh tiến, chuyển động lắc,… Như vậy các chi tiết này được lắp
ghép với nhau như thế nào?
T
G
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Trình bày bảng
10 Hoạt động 1:Thảo luận cặp
để tìm hiểu thế nào là mối
ghép động:
u cầu HS thảo luận
cặp 3 phút để trả lời 3 câu hỏi
trong phiếu học tập:
1.Quan sát hình 27.1 cho
biết có mấy chi tiết được lắp
với nhau?
2.Chúng được ghép theo
kiểu nào?
3.Mối ghép động là mối
ghép như thế nào?
GV dùng mơ hình cơ
1.Có 4 chi tiết: thanh
AB, BC, CD, DA
2.Ghép có sự chuyển
động tương đối
3.HS:Trả lời như cột
trình bày bảng.
I.Thế nào là mối
ghép động:
Mối ghép động
(khớp động) là
mối ghép có sự
chuyển động
tương đối với
nhau
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
16
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
cấu 4 thanh- bản lề để hướng
dẫn học sinh thế nào là cơ
cấu.
25 Hoạt động 2: Trực quan-
đàm thoại để tìm hiểu các
loại khớp động:
Quan sát hình 27.3 cho
biết mặt tiếp xúc của khớp
tịnh tiến có dạng hình gì?
Cho HS quan sát mơ
hình con trượt và khớp vít
đang chuyển động, cho biết
quỹ đạo chuyển động và vận
tốc tại mọi điểm trên vật tịnh
tiến như thế nào?
Khi 2 chi tiết trượt lên
nhau sẽ xãy ra hiện tượng gì?
Có lợi hay có hại? Nếu có hại
thì khắc phục chúng như thế
nào?
Em hãy kể các khớp
tịnh tiến thường gặp trong
thực tế?
HS:Mặt trụ, rãnh và
sóng trượt có mặt phẳng
Quỹ đạo nằm trên
đường thẳng và vận tốc
bằng nhau.
Ma sát trượt sẽ có
hại dùng vật liệu chịu mài
mòn, gia cơng bề mặt
nhẳn bóng và bơi trơn
bằng dầu mỡ.
Phuộc, cây bút bấm,
da bơm và vỏ ống bơm,
pit tơng và xi lanh,…
II.Các loại khớp
động:
1.Khớp tịnh tiến:
a.Cấu tạo:
Mặt tiếp xúc là
mặt phẳng hay
mặt trụ
b.Đặc điểm:
-Mọi điểm trên
vật tịnh tiến
chuyển động
giống hệt nhau
-Để giảm ma
sát người ta dùng
vật liệu chịu mài
mòn, gia cơng bề
mặt nhẳn bóng
hoặc bơi trơn bằng
dầu mỡ.
c.Ứng dụng:
Phuộc, bút
bấm, pit tơng và xi
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
17
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
-Mối ghép pit tơng và xi
lanh dùng để biến chuyển
động tịnh tiến thành chuyển
động quay.
Quan sát hình 27.4 cho
biết khớp quay có bao nhiêu
chi tiết?
Mặt tiếp xúc của khớp
quay có hình dạng gì?
Quan sát 2 chi tiết cho
biết chi tiết nào gọi là trục và
ổ trục? Giải thích tại sao?
Để giảm ma sát ở khớp
quay người ta dùng biện pháp
gì?
Em hãy nêu các sản
phẩm cơ khí có khớp quay?
Trong chiếc xe đạp của
em khớp nào thuộc khớp
quay?
Cho biết gương chiếu
hậu của xe gắn máy có lắp
khớp quay khơng?
Có 3 chi tiết
Mặt trụ.
Chi tiết có mặt trụ
ngồi gọi là trục, có mặt
trụ trong (lỗ) gọi là ổ
trục.
Thay bạc lót bằng
vòng bi.
Xe đạp, máy suốt,…
Trục giữa, moay-ơ,
cổ xe đạp.
Gương chiếu hậu
của xe gắn máy khơng
phảiù khớp quay mà là
khớp cầu.
lanh,
2.Khớp quay:
a.Cấu tạo:
-Mặt tiếp xúc là
mặt trụ
-Chi tiết có mặt
trụ trong là ổ trục
và ngồi là trục
-Để giảm ma
sát người ta thay
bạc lót bằng vòng
bi.
b.Ứng dụng:
Bản lề cửa,
moay-ơ xe đạp,
quạt điện.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
18
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
4.Kết luận bài:(4 phút)
Cho HS đọc ghi nhớ.
Thế nào là khớp động kể một số loại khớp động?
Nêu ví dụ về khớp tịnh tiến và khớp quay?
Mặt tiếp xúc của khớp quay là:
a.Mặt cong b.Mặt phẳng c.Mặt trụ d.Mặt cầu
Các vật sau đây có khớp tịnh tiến?
a.Ăng ten radio b.Dây xích xe đạp c.Vỏ và ruột thắng xe đạp.
Phát một số loại khớp động, u cầu hs phân loại?
Đối với các khớp động khi làm việc một thời gian ta cần chú ý điều gì?
Giáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu
của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: (1 phút) Về nhà học bài tất cả các bài phần cơ khí, vẽ sơ đồ tư
duy phần cơ khí để chuẩn bị tiết sau ơn tập.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
1. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi áp dụng đề tài này tại trường THCS Long Phú trong năm học 2011
-2012 tơi đã thu được kết quả như sau:
+ 80% số học sinh có hứng thú học tập bộ mơn.
+ 80% học sinh chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức.
Chính vì vậy mà chất lượng được nâng cao, qua khảo sát chất lượng lần 2 (kiểm
tra 1 tiết ở học kỳ II) đã đạt được kết quả như sau:
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Lớp
TS
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
8A
1
27 9 33.3 11 40.7 6 22.2 1 3.7 0 0
8A
2
28 7 25 12 42.9 7 25 2 7.1 0 0
8A
3
25 4 16 8 32 11 44 2 8 0 0
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
19
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
8A
4
33 10 30.3 12 36.4 10 30.3 1 3 0 0
Tổng: 113 30 26.5 43 38.1 34 30.1 6 5.3 0 0
Qua kết quả trên bản thân tơi nhận thấy rằng: Tận dụng thời gian cho từng hoạt
động lên lớp, đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tuỳ theo đối
tượng học sinh đã nâng dần tỉ lệ học sinh khá, giỏi và giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém.
Khi thực hiện theo chun đề này tơi nhận xét có những ưu điểm và tồn tại như sau:
2.Ưu và nhược điểm của chun đề:
-Ưu điểm:
+ Khơng khí lớp học sơi động, học sinh hứng thú tìm tòi nghiên cứu để tìm ra
các kiến thức mới.
+Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức
hơn.
+ Học sinh nắm vững kiến thức đã học.
+ Nâng cao chất lượng đại trà của bộ mơn.
+Chun đề này vận dụng được cho các mơn học khác.
-Nhược điểm:
+Một số học sinh nhút nhát, khơng chịu hoạt động, khơng chuẩn bị bài trước ở
nhà thì kiến thức tiếp thu được còn hạn chế.
+Nếu kiến thức giáo viên còn hạn chế và ứng xử các tình huống sư phạm kém
thì sẽ khơng nêu được các câu hỏi gọi mở nhằm dẫn dắt học sinh, và khơng đưa ra
được các tình huống có vấn đề ngay trong thực tiễn dạy học.
3.Bài học kinh nghiệm:
Để có được một tiết dạy thực sự có hiệu quả thì giáo viên phải xây dựng được
các hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy sự hứng thú, lòng ham học, tìm
tòi, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Người thầy giáo đứng lớp cũng như
người chỉ huy trong chiến đấu, ln phải quan sát đối phương và diễn biến chiến
trường để ra các mệnh lệnh chiến đấu chứ khơng thể dựa vào bản kế hoạch tác chiến
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
20
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
đã vạch sẵn trước khi xảy ra chiến sự. Để dạy tốt người thầy phải quan sát thực tế,
nhạy cảm, theo dõi sự chú ý và hứng thú của học sinh vì sự chú ý như cửa sổ tâm hồn
của con người, khi cửa sổ này khép lại thì mọi hoạt động của thầy khơng còn ảnh
hưởng đến tâm hồn của họ nữa. Vì thế, khi lên lớp người thầy vừa quan sát lớp học,
vừa giảng dạy, lúc nói, lúc viết, lúc sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình, lúc ra bài tập,
hỏi đáp, thảo luận, lúc làm thí nghiệm, lúc kiểm tra,… thì giọng nói của thầy cần lên
bổng, xuống trầm, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhấn mạnh điểm này, lúc lướt qua điểm
kia, thái độ lúc kiên quyết, lúc mềm dẻo, lúc nghiêm trang, lúc hài hước. Ngơn ngữ,
phong thái của thầy ln kết hợp hài hồ với nhau, phù hợp với u cầu, nhiệm vụ
học tập và khơng khí hoạt động chung của lớp học, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên, đầm ấm và
lành mạnh, lơi cuốn các em vào mơi trường học tập. Người thầy vừa như một người
chỉ huy trong chiến đấu, vừa như một nghệ sĩ trên sân khấu, tài năng và nghệ thuật sư
phạm của thầy chủ yếu diễn ra ở lúc này, khi chúng ta làm được điều đó sẽ góp phần
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Vì vậy đòi hỏi người thầy phải tập
trung và phát huy cao độ sự nỗ lực sáng tạo để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động
của mình. Tuy nhiên, trong q trình giảng dạy cũng vấp phải một số khó khăn nhất
định và tơi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Cần chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để đảm bảo sự đồng đều giữa
các học sinh. Cần cho một số bài tập hoặc câu hỏi nâng cao cho một số học sinh
khá giỏi để kích thích học sinh tìm tòi nghiên cứu và một số bài tập hoặc câu hỏi
đơn giản cho học sinh yếu, kém có cơ hội phát biểu.
Phải thường xun kiểm tra kiến thức cơ bản ở các bài học trước có
liên quan ở bài mới.
Cần u cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà thơng qua một số nội
dung trọng tâm hoặc câu hỏi nào đó.
Cần kiểm tra thường xun các u cầu mà giáo viên dặn học sinh ở
tiết học trước.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
21
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
Giáo viên cần thường xun cập nhật thơng tin từ báo, đài, từ hoạt
động thực tiễn, tham khảo các tài liệu chun mơn để có được kiến thức phong
phú, đủ khả năng để liên hệ thực tế và giải quyết được nhiều tình huống trong
thực tiễn dạy học.
Gv cần tận dụng tối đa các thiết bị sẵn có và tự làm thêm một số thiết bị
phục vụ cho việc dạy học.
4. Ý kiến đề xuất:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tơi, chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau đưa
chất lượng bộ mơn cơng nghệ nói riêng và chất lượng học sinh nói chung lên tầm cao
hơn nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Long Phú, ngày 04 tháng 12 năm
2012
Hội đồng xét duyệt Người viết
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Võ Đơng Hồ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
22
Đề tài: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ở mơn cơng nghệ 8
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người thực hiện: Võ Đông Hồ –Trường THCS Long Phú
23