Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cương ôn tập tổ chức thi công công trình ngầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.05 KB, 11 trang )

Câu 1:
Khái niệm chung về kế hoạch tiến độ thi công xây dựng (TCXD): kế hoạch tiến độ TCXD
là một trong 2 nội dung thiết kế tổ chức thi công nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công
toàn bộ công trình.
Mục đích của việc lập tiến độ TCXD:
• Bảo đảm cho ctr hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn quy định để đưa ctr vào sd.
• Bảo đảm ctr thi công được cân đối, liên tục , nhịp nhàng và thuận lợi.
• Quyết định qui mô tbo ctr gồm việc sd tiền vốn, sức người, vật liệu , và thiết bị máy
móc.
• Quyết định một cách chính xác quy mô tổ chức công trình, các bộ phận khác trong
TKTCTC ( như dẫn dòng thi công, phương pháp thi công, cung ứng vật tư kĩ thuật…)
• Bảo đảm chất lượng ctr trên cơ sở tốc độ và trình tự thi công hợp lí nhằm bảo đảm an
toàn trong thi công.
Cơ sở để lập tiến độ:
• Phải nắm chắc các tài liệu ban đầu: hồ sơ thiết kế các ctr trong công trường và toàn bộ
công trình, tình hình địa chất, thủy văn… của khu vực xây dựng.
• Tiền vốn đầu tư xây dựng các ctr trong công trường, khả năng cung ứng vật tư thiết bị
và dây chuyền công nghệ.
• Thời hạn hoàn thành dự án.
• Đặc điểm thực tế của khu vực xây dựng (hệ thống giao thông mạng lưới điện nước,
tình hình kinh tế xã hội chính trị…).
Nguyên tắc lập tiến độ thi công (7 nguyên tắc):
• Triệt để tuân theo thời hạn thi công xây dựng mà nhà nước quy định, phân rõ các công
trình chủ yếu, thứ yếu, để tạo điều kiện thi công thuận lợi.
• Tốc độ thi công, trình tự thi công trong kế hoạch tiến độ phải phù hợp kỹ thuật và
phương pháp thi công. Chú ý không đảo lộn trình tự thi công.
• Nên thiết kế tổ chức thi công song song hoặc dây chuyền để rút ngắn thời gian xây
dựn, nhưng phải chú ý không được đảo lộn trình tự thi công hợp lí để không gây nên
sự cố về chất lượng và an toàn thi công.
• Khi chọn phương án phải đảm bảo sử dụng uốn đầu tư hợp lý trên cả 2 phương diện là
giảm phí tổn công trình tạm và ngăn ngừa ứ đọng vốn công trình.


• Bảo đảm sự cần đối về cung ứng nhân lực, cân đối về sự hoạt động của các máy móc
thiết bị phụ tiến tới Thi công hợp lý.
• Bảo đảm thi công công trình an toàn: Nên đưa vào điều kiện thi công và điều kiện tự
nhiên để nghiên cứu nhằm bảo đảm công trình thi công được an toàn
• Trong thời kì thi công chủ yếu cần phải bảo đảm cung ứng sức người sức của. Loại
trừ được sự thay đổi đột ngột kế hoạch thi công do tiến độ sắp xếp không hợp lí.
Muốn vậy phải hiệu chỉnh sửa chữa nhiều lần kế hoạch tiến độ hoặc thay đổi thời gian
thi công của các đối tượng thi công để bảo đảm được sự cân bằng tổng hợp dẫn đến
hạ giá thành công trình, nâng cao được hiệu suất sử dụng máy móc (cụ thể như việc
hiệu chỉnh các biều đồ tiếng độ về nhân lực, xe máy, cung ứng khác).
Câu 2:
1
a) Đặc điểm của biểu đồ hình ngang:
Đặc điểm là mô hình sử dụng đồ thị Gantt trong phần đồ thị tiến độ nhiệm vụ là dùng những
đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời
điểm kết thúc việc thi công các công việc theo trình tự công nghệ nhất định. Nói cách khác
mỗi công việc được biểu diễn bằng 1 đoạn thẳng và nằm theo trục thời gian có độ dài bằng số
đơn vị thời gian thực hiện công việc đó. Nội dung của 1 biểu đồ ngang gồm 2 phần: Phần số
liệu và phần biểu đồ
Phần số liệu: Được cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ thi công bao gồm 12 cột
• Cột 1: ghi thứ tự theo bản danh mục công việc cũng cần gộp nhiều công việc vào 1
mục.
• Cột 2: Tên công việc ghi theo bảng danh mục công việc.
• Cột 3: Đơn vị thường dùng của công việc.
• Cột 4: Khối lượng công việc ghi tương ứng với đơn vị sử dụng.
• Cột 5: Định mức lđ đây là chi phí hoàn thành đơn vị sản phẩm lấy theo định mức hiện
hành.
• Cột 6: Định mức máy móc, chi phí giờ máy lấy cho sản phẩm theo đơn vị định mức
hiện hành.
• Cột 7,8: Nhu cầu lao động ngày công, máy móc, ca máy.

• Cột 9: Chế độ làm việc, số ca làm việc trong ngày.
• Cột 10,11: Biên chế số công nhân, số lượng máy móc thi công.
• Cột 12: Thời gian thi công.
Phần biểu đồ: Thể hiện tiến độ thi công mỗi công việc được thể hiện bằng đường thẳng có
độ dài bằng thời gian của chúng (thời gian thi công)
b) Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của biểu đồ ngang.
Ưu điểm:
• Diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch xây dựng tương đối đơn
giản rõ ràng.
Nhược điểm:
• Không thể hiện rõ mối liên hệ logic phức tạp giữa các công việc mà nó phải thể hiện
• Không nhìn được bao quát các công việc, không biết công việc nào quan trọng nhất ở
từng giai đoạn thi công có tính chất quyết định đến toàn bộ kế hoạch thi công.
• Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động của sản xuất, cấu tạo cứng
nhắc khó điều chỉnh khi có sửa đổi. Sự phụ thuộc giữa các công việc chỉ thực hiện 1
lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các giải pháp về công nghệ, tổ chức
mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện.
• Khó nghiên cứu sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến của
công việc, không áp dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa học.
Phạm vi sử dụng: Mô hình biểu đồ ngang chỉ sử dụng hiệu quả đối với các công việc đơn
giản, số lượng đầu việc không nhiều, mối liên hệ qua lại giữa các công việc ít phức tạp . Tiến
độ công trình đã được thành lập bằng biểu đồ xiên hay biểu đồ mạng nhưng được chuyển
sang biểu đồ ngang cho dễ thi công.
Câu 3
a) Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức và thi công:
2
là tìm kiếm biện pháp tổ chức hợp lí để xây dựng công trình trong thời hạn ngắn nhất có thể
với giá thành nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất theo yêu cầu thiết kế. Trong thiết kế và tổ chức thi
công xây dựng phải trình bày phương pháp, phương tiên, thời hạn thực hiện từng loại công
tác xây dựng cũng như toàn bộ công trình.

b) Nguyên tắc thiết kế tổ chức thi công xây dựng:
• Việc thực hiện các công tác xây lắp bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình quy phạm
đã được phê duyệt để làm chính xác kết hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các quá trình thi
công và giữa các đơn vị tham gia thi công.
• Đưa phương pháp sản xuất dây chuyền và tổ chức thực hiện càng nhiều càng tốt đây
là phương pháp tiên tiến nó sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, thi
công điều hòa, liên tục, giảm nhẹ công tác chỉ đạo và kiểm tra chất lượng, dễ dàng áp
dụng các phương pháp quản lí hệ thống.
• Đưa hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến vào trong sản xuất thay KCS bằng ISO-9000
để nâng cao tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
• Bảo đảo sản xuất liên tục như vậy sẽ khai thác hết năng lực thiết bị đảm bảo công ăn
việc làm cho các bộ công nhân, tạo sự phát triển ổn định cho đơn vị thi công trong
thời gian dài.
• Sử dụng cơ giới hóa đồng bộ và tự động hóa trong các quá trình xây dựng,chọn những
máy móc cơ giới có công suất mạnh và giá thành hạ, sử dụng hết công suất và hệ số
thời gian cao.
• Sử dụng các kết cấu lắp ghép và cấu kiện sản xuất tại nhà máy để rút ngắn thời gian
thi công, giảm phụ phí (cốp pha, hao hụt vật liệu).
• Giảm khối lượng xây dựng lán trại nhà tạm. Tăng cường sử dụng những loại nhà tháo
lắp di động sử dụng nhiều lần vào mục đích tạm trên công trường để giám giá thành
công trình.
• Thực hiện pháp lệnh phòng hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động cũng như pháp
lệnh phòng tránh cháy nổ tại công trường.
• Áp dụng các định mức tiên tiến trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo xây dựng với việc
sử dụng sơ đồ mạng và máy tính.
• Thực hiện chế độ khoán sản phảm trong quản lí lao động tiền lương cho các bộ công
nhân đi đôi với áp dụng hệ thống quản lí chất lượng để tăng tính chủ động, trách
nhiệm của các cá nhân cũng như tập thể với công việc.
• Bảo đảm thời hạn xây dựng công trình theo pháp lệnh.
Câu 4: Khái niệm rủi ro trong CTN nêu các sự cố xảy ra khi thi công CTN trong đá và trong

đất.
Trả lời
3
Rủi ro trong xây dựng công trình ngầm là khả năng xảy ra một hoặc một số yếu tố
(chủ quan hoặc khách quan) xuất phát từ điều kiện tự nhiên hay điều kiện xã hội có thể gây
thiệt hại cho các công tác xd ctr cả về nhân lực, vật lực, tài lực.
Rủi ro được đánh giá bằng công thức:
R=P*I
Trong đó: R - mức độ rủi ro (Risk)
P - Khả năng xảy ra sự cố (probability)
I – Mức độ tác động ảnh hưởng của sự cố (Impact)
Các sự cố xảy ra trong thi công CTN trong đá:
• Sự cố xảy ra trong xây dựng CTN trong môi trường đá.
• Tróc vỡ đất đá: Dạng sự cố này sẽ gây nguy hiểm cho người và máy móc do trọng
lượng của khối đá bị tróc vỡ gây ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do cạy đá
om không kỹ sau khi nổ mìn lắp dựng kết cấu chống không phù hợp với tiêu chuẩn.
• Sập lở các khối nứt:
Giải pháp cho sự cố này: sử dụng neo hệ thống, vòm bê tông, lưới thép
• Áp lực do dịch chuyển biến dạng
Hậu quả của dạng sự cố này là thu nhỏ tiết diện của CTN làm cho tác dụng sử dụng
không đạt được như thiết kế
Giải pháp: lường trước được sự việc để đào tăng tiết diện cùng với việc sử dụng kết
cấu chống đỡ, gia cố có khả năng biến dạng.
• Bục nước do các khe nứt nẻ.
Hậu quả: làm giảm khả năng chịu cắt của kết cấu chống, phá hủy các kết cấu chống
đã được lắp dựng ở gần khu vực bục nước.
Gp: bơm nước, tháo khô. Trong trường hợp nước có lưu lượng nhỏ có thể tính toán
lạo hệ thống bơm nước để thoát nước kịp thời.
• Sự cố thoát khí
Hậu quả: Nổ khí làm lan tràn các loại khí độc trong công trình.

BP: tăng cường khả năng thông gió , trung hòa lượng khí độc, khí nổ
• Sự cố khi đào hầm trong đá bằng TBM (hỏi thầy có phải làm TBM không?)
Sự cố có nguyên nhân bởi những điều xảy ra không biết trước hoặc những điều kiện khó khắc
phục trong thời gian đào hầm. Các sự cố khi thi công hầm bừng TBM trong đá rắn có thể xảy
ra do:
• Điều kiện địa chất.
• Các nguyên nhân lien quan trực tiếp đến TBM hoặc tự lúc lắp đặt máy.
• Các sự cố do thiếu kinh nghiệm trong những điều kiện làm việc tương tự.
Các sự cố xảy ra trong thi công CTN trong đất :
Khi thi công các công trình ngầm trong đất thường sẽ có ít sự cố hơn là thi công trong đá
và giải pháp đưa ra phương pháp và phòng chống sự cố cũng dễ dàng hơn là trong đá. Các
nguyên nhân gây ra sự cố trong đá thường là:
• Điều kiện địa chất: mực nước ngầm, chiều dày các lớp đất thay đổi… là nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng nước thấm vào công trình ngầm, gây sập lún công trình ngầm, phá
hủy các kết cấu chống trong CTN
GP: phải kiểm tra chặt chẽ điều kiện địa chất khu vực CTN đi qua
4
• Hiện tượng bùng nền: Trong đất thường chứa hàm lượng sét nên rất dễ xảy ra hiện
tượng bùng nền.
• Các mặt trượt trong đất hình thành làm phá hủy công trình…
Sự cố trong xây dựng CTN đặc biệt nghiêm trọng và có tần suất xẩy ra lớn hơn nhiều so
với loại hình công trình xây dựng khác. Trong quá trình thi công CTN trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đã gặp phải rất nhiều sự cố khác nhau. Mỗi sự cố xẩy ra đều là những bài học
hữu ích đối với người xây dựng. Do chúng ta chưa có kinh nghiệm và nhận thức trong thi
công các công trình ngầm trong khu vực đô thị, nên tìm hiểu các khả năng xảy ra sự cố va
nguyên nhân để có thể có các giải pháp phòng ngừa và xử lý có hiệu quả khi thi công CTN tại
thành phố Hà Nội là rất cần thiết.
Câu 5 ISO là gì? Nêu lên tám nội dung cơ bản cần triển khai để đảm bảo và phát triển chất
lượng. Vẽ và phân tích biểu đồ Đenminh.
Trả lời

ISO là hệ thống các bước quản lý chất lượng, là trình tự các bước làm, trình tự này sẽ được
mở rộng hoặc thu hẹp tùy từng loại hình công việc.
8 nội dung cơ bản cần triển khai để đảm bảo và phát triển chất lượng :
• Định hướng theo yêu cầu : Hiểu rõ được các yêu cầu hiện tại và trong tương lai, có ý
thức thỏa mãn và vượt lên các yêu cầu đó.
• Lãnh đạo: Xác định rõ mục tiêu thống nhất và tổ chức nội bộ, tạo nên một môi trường,
không khí làm cho mọi người hoàn toàn quyết định tiêu chí.
• Thu hút con người : Con người là yếu tố cơ bản của tổ chức, thu hút đươc hoàn toàn
sẽ tạo nên lợi ích lớn.
• Quan điểm quá trình : phương tiện và hoạt động phải được điểu khiển, điều phối như
một quá trình , cho phép đạt được mục tiêu có hiệu quả.
• Quan điểm hệ thống : nhận thấy, hiểu rõ, điểu khiển và điều phối các quá trình có
quan hệ tương tác lẫn nhau sẽ làm cho tổ chức hoạt động rõ vai trò và có hiệu quả.
• Thường xuyên cải tiến : là một tiêu chí của tổ chức.
• Tính khách quan khi quyết định : quyết định có tác dụng nhờ phân tích dữ liệu và
thông tin một cách lôgic và có tính xây dựng.
• Quan hệ với các nhà cung cấp theo tinh thần cùng có lợi : các mối quan hệ giữa tổ
chức và các nhà cung cấp, để tạo nên khả năng và giá trị, cùng tăng lợi ích. Việc
chuyển hóa các yêu cầu này vào thực tế cũng đã được phân tích và cụ thể hóa.
Vẽ và phân tích biểu đồ ĐeMinh
Việc quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng không chỉ đơn thuần là đánh giá nghiệm thu
công trình sản phẩm. Việc quản lý phải tiến hành ở mọi công đoạn của quá trình hình thành
chất lượng và tuân thủ theo phương thức : kế hoạch, thực thi, kiểm tra và hành động xử lý
(Plan, Do, Check, Action) theo đề xuất của Deminh.
5
Chu trình hành động trong mọi công đoạn.
Theo Deminh trong mọi công đoạn của quá trình hình thành chất lượng phải thực thiện
theo 4 tiêu chí : kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hành động. Các công việc này phải gắn bó
chặt chẽ với nhau và phải thực hiện theo một chu trình khép kín theo một vòng quay nhất
định như trên hình vẽ.

Câu 6 :
Định nghĩa về thiết kế tổ chức xây dựng :
Việc thiết kế tổ chức thi công mà điều quan trọng là thiết kế phương thức, cách thức tiến
hành từng công trình, hạng mục hay tổ hợp công trình… có một vai trò rất lớn trong việc đưa
ra công trình thực từ hồ sơ thiết kế kĩ thuật ban đầu và các điều kiện về các nguồn tài nguyên.
Nó là tài liệu chủ yếu chuẩn bị về mặt tổ chức và công nghệ, là công cụ để người chỉ huy điều
hành sản xuất, trong đó người thiết kế đưa vào các giải pháp hợp lí hóa sản xuất để tiết kiệm
vật liệu, lao động, công suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và hợp lí về mặt giá thành.
Thiết lập quá trình hình thành công trình theo quan điểm vi mô và vĩ mô.( vẽ 2 sơ đồ)
Câu 7 : Phân loại các phương pháp thi công công trình ngầm.
Thi công công trình ngầm thương sử dụng 2 phương pháp : Phương pháp thi công lộ
thiên và phương pháp thi công ngầm.
a) Phương pháp thi công lộ thiên
Ngày nay các Phương pháp thi công lệ thiên đã được phát triển mạnh và khá hoàn thiện
về công nghệ. Các phương pháp thi công lộ thiên khác nhau ở phương thức tiến trình công
việc và có thể phân ra các phương thức sau :
• Phương thức tường nền
6
• Phương thức tường nóc
• Phương thức hạ dần, hạ chìm
b) Phương pháp thi công ngầm.
Để xây dựng các công trình ngầm bằng các phương pháp thi công ngầm đã có hàng loạt
các phương thức khác nhau được phát triển. Ta có thể phân ra làm 3 nhóm chính :
• Các phương phá thông thường
• Các phương pháp thi công bằng máy
• Phương pháp micro
(Vẽ sơ đồ)
• Nêu các đặc điểm của một phương án thi công hợp lí :
Một phương pháp thi công là hợp lí bao gồm các công việc cơ bản : trình tự đào, chống hay
bảo vệ và xúc chuyển cần được bố trí theo chu trình hợp lí.

Mộ phương pháp đào hợp lí là phương pháp :
• Tạo ra được khả năng đào đất, đá kinh tế và đều đặn trong toàn bộ dự án
• Hạn chế được hiện tượng giảm bền cho khối đất, đá.
• Hạn chế gây chấn động ở mức tối thiểu trongkhu vực có dân cư.
• Hạn chế tối đa tác động tới môi trường.
• Có ảnh hưởng kinh tế thuận lợi đối với kết cấu chống.
Câu 8 :
Điều kiện áp dụng của phương pháp khoan nổ mìn :
• Trong đá rắn cứng
• Kích thước và hình dạng công trình ngầm có thể thay đổi
Câu 9 :
a) Quan niệm về chất lượng công trình:
Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, nhu cầu và quan niệm về chất lượng cũng có
nhữn biến đổi nhất định. Chất lượng trong mọi lĩnh vực đời sống và kĩ thuật ngày càng được
nâng cao. Do vậy trước hết cần thống nhất về khái niệm chất lượng và đảm bảo chất lượng.
Cho đến nay chất lượng một công trình xây dựng ngầm như vẫn thường được hiểu bao gồm
các yêu cầu liên quan tới các yếu tố sau :
− Độ bền
− Độ ổn định lâu dài
− Các tính chất liên quan với chức năng sử dụng của công trình ngầm như an toàn về
chất, cách nước, cách âm và các đặc điểm tương tự.
Ngày nay cần hiểu chất lượng liên quan nhiều hơn nữa với giá trị sử dụng theo yêu cầu chung
của xã hội, về bảo vệ môi trường. Như vậy chất lượng của công trình xây dựng nói chung và
công trình ngầm nói riêng cần được hiểu bao quát hơn, và tùy theo những yêu cầu cụ thể liên
quan đến chức năng chủng loại của công trình. Ta có thể hiểu chất lượng của một công trình
7
xây dựng bao gồm mọi đặc điểm cần phải có để thỏa mãn các yêu cầu đã được quy định ấn
định trước.
b) Các yếu tố quyết định đến chất lượng công trình ngầm.
• Yếu tố khảo sát thiết kế :

Thông thường tùy theo loại công trình dự kiến xây dựng để tiến hành công tác điều tra,khảo
sát quy hoạch và thiết kế. chủ đầu tư sẽ sử dụng các đơn vị hay bộ phận với các chức năng
khác nhau theo mô hình với các công việc sau :
− Thăm dò,khảo sát với chức năng điều tra thăm dò,điều kiện địa kỹ thuật của khối đất
đá,nơi đặt công trình ngầm. công việc thăm dò khối đất đá cần đưa ra những kết quả
sau đây :
 Diều kiện địa chất
 Diều kiện cơ học
 Dịa chất thủy văn
 Phân loại khối đất đá và dự báo thời gian ổn định không chống
− Tư vấn thẩm định với chức năng thẩm định các tài liệu thiết kế,điều tra thăm dò. Tư
vấn thẩm định bao gồm các công việc sau : thẩm định hồ sơ thăm dò,khảo sát địa
chất,địa chất công trình,địa chất thủy văn,môi trường. Thẩm định hồ sơ thiết kế. Tư
vấn về các vấn đề ko lường trước,các sự cố sập lở có thê xảy ra
− Tư vấn thiết kế gồm có : thiết kế tổng mặt bằng xây dựng,hình dạng,và quy mô công
trình,kết cấu công trình và quy trình công nghệ. Các yêu cầu kỹ thuật cho công trình
phải đưa ra chỉ dẫn thi công các hạng mục phức tạp
− Tư vấn giám sát thi công công trình ngầm, theo dõi giám sát quy trình thi công công
trình ngầm theo đúng quy trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án,phát hiện các sai
sót,sự cố ,đề xuât biện pháp xử lý.
• Yếu tố thi công
- Một trong các yếu tố để đảm bảo chất lượng công trình là yếu tố chuẩn bị thi công.
Mục tiêu đặt ra là phải chuẩn bị sao cho tiến trình thi công ko bị ngừng trệ,gián
đoạn,đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu,chỉ tiêu kinh tế,kĩ thuật cũng như tiến độ thi
công công trình. Trong thi công có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình là :
năng lực thiết bị,công nghệ thi công,nhân sự và chủng loại vật liệu xây dựng
- Dể đảm bảo chất lượng cần phải thu thập các tài liệu thẩm định,các thí nghiệm liên
quan đến triển khai công nghệ vật liệu vào công trình,thường xuyên trao đổi thông
tin,kinh nghiệm của đội ngũ thi công về công nghệ thi công tạo nên một không khí
thực thi có ý thức để đảm bảo chất lượng.

• Yếu tố theo dõi,giám sát và kiểm tra
Giám sát và kiểm tra chất lượng cần phải được thực hiện theo quy trình và quy chuẩn,tuy
nhiên công việc kiểm tra được xem như 1 yếu tố,một bộ phận của công việc đảm bảo chất
lượng. Cần thầy rằng để đảm bảo và nâng cao chất lượng cần thiết phải tăng cường công
tác kiểm tra,thanh tra và phải được thực hiện đúng lúc đúng thời điểm. đương nhiên cơ
chế kiểm tra cần chuyển từ hàng dọc sang kiểm tra chéo. Vừa thực hiện mang tính chất
chu kỳ vừa mang tính chất thường xuyên,bất ngờ, có thể tiến hành kiểm tra công trình ở
mọi nơi và mọi lúc.
• Yếu tố tiêu chuẩn và điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất đáng kể tới chất lượng của công trình. Trước hết
cần đảm bảo các yếu tố về môi trường làm việc theo các tiêu chuẩn quy định. Vệ sinh vị trí
8
làm việc và đảm bảo mội trường lao động,ko chỉ đơn thuần là bảo vệ sức khỏe của người lao
động mà còn tạo ra điều kiện thi công thuận lợi,thoáng đáng,đồng thời khi có sự cố xảy ra
cho phép có khoảng không gian thích hợp để xử lý.
Ví dụ : ( tự tìm)
Câu 11 : Các giai đoạn trong thời kỳ thi công :
Thời kỳ thi công được chia làm 3 giai đoạn bao gồm : giai đoạn chuẩn bị,giai đoạn thi
công,giai đoạn bàn giao.
a) Giai đoạn chuẩn bị :
Đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến cả 3 giai đoạn thi công.
Nội dung các công việc của thời kỳ chuẩn bị :
Những công việc bên A cần triển khai :
− Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật
− Lập thiết kế tổ chức thi công.
− Lập kế hoạch và dự toán thi công của từng giai đoạn thi công.
− Làm các thủ tục mời thầu,giao thầu,dự kiến các nguồn cung ứng vật liệu.
− Giải quyết công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Những công việc bên B cần phải triển khai :
− Phải tiến hành các công tác tổ chức kỹ thuật cho công trường và đối chiếu kiểm tra tài

liệu giữa thiết kế và thực tế có sự sai khác gì không.
− Phải thu dọn san ủi mặt bằng, các vật kiến trúc
− Phải xác định vị trí thực tế của công trình trên thực địa như tọa độ tim cọc của các
hạng mục công trình đơn vị
− Tổ chức các cơ sở sản xuất phụ trợ cho công trường
− Xây dựng nhà ở, lán trại, các công trình phúc lợi.
− Làm đường thi công, đường cung cấp điện thi công, điện sinh hoạt, điện thoại…
− Chuẩn bị máy móc phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công cần thiết.
− Chuẩn bị cán bộ thi công, công nhân.
− Lập kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch tài vụ, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch về
đời sống.
b) Giai đoạn thi công công trình
− Là thời kì đơn vị thi công triển khai thi công xây dựng công trình theo hồ sơ bản vẽ,
dự toán thiết kế đã được các cấp có thẩm quyển phê duyệt. Đơn vị thi công dựa vào
đó để tiến hành tổ chức thi công.
− Chú ý thời kì này cần chấp hành tốt chế độ sản xuất theo quy định, quy phạm của nhà
nước như quản lí kế hoạch , quản lí chi tiêu, quản lí tiền vốn, quản lí lao động, quản lí
tài sản…
− Quán triệt phương châm không ngừng phấn đấu nâng cao năng suất lao động, thực
hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
− Không ngừng cải tiến kĩ thuật trong sản xuất, bảo đảm an toàn trong thi công.
− Làm tốt công tác nghiệm thu cơ sở trong từng giai đoạn thi công như nghiệm thu cốp
pha, nghiệm thu cốt thép…
c) Giai đoạn bàn giao công trình
− Tổ chức cho công trình vận hành chạy thử, nghiệm thu chuyển giao công trình cho
đơn vị quản lý. Giao toàn bộ tài liệu công trình cho đơn vị quản lý bao gồm : bản vẽ
9
hoàn công, hồ sơ quyết toán, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần, biên bản
nghiệm thu toàn bộ công trình và các tài liệu liên quan.
− Tháo dỡ máy móc thiết bị, các công trình phụ trợ và di chuyển công nhân đến công

trình mới.
Câu 14 :
• Đặc điểm của biểu đồ hình xiên :
- Biểu đồ hình xiên chỉ khác với biểu đồ ngang ở chỗ thay vì biểu diễn công việc bằng
đoạn thẳng nằm ngang thì người ta sử dụng đường thẳng xiên,chỉ sự phát triển của
quá trình thi công theo thời gian và không gian. Hình dạng của các đường xiên có thể
khác,phụ thuộc vào tính chất công việc và sơ đồ tổ chức thi công. Sự khác nhau này
gây ra bởi phương,chiều,nhip độ của quá trình. Về nguyên tắc các đường xiên này
không được phép cắt nhau ngoại trừ các công việc độc lập với nhau về công nghệ.
• Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng :
Ưu điểm: thể hiện được diễn biến công việc trong cả thời gian và không gian,nên có tính
trực quan cao. Có tính bao quát các công việc,chi phối đến toàn bộ kế hoạch thi công của
hạng mục và công trình xây dựng nào đó.
Nhược điểm : đây là loại mô hình điều hành tĩnh,nếu số lượng công việc nhiều,tốc độ
thi công không đều sẽ có khả năng gây rối mất đi tính trực quan,nên biểu đồ hình xiên không
thích hợp với công trình,dự án phức tạp.
Phạm vi áp dụng : mô hình kế hoạch tiến độ xiên thích hợp với công trình có nhiều
hạng mục giống nhau,mức độ lặp lại của các công việc cao. đặc biệt thích hợp với các công
tác có thể tổ chức thi công dưới dạng dây chuyền.
Câu 16 Trình bày và phân tích các phương pháp kiểm tra tiến độ trong biểu đồ ngang
Có 3 phương pháp kiểm tra tiến độ :
• Phương pháp đường tích phân
• Phương pháp đường phần trăm
• Phương pháp biểu đồ nhật kí
a) Phương pháp đường tích phân
Dùng để kiểm tra từng công việc, theo phương pháp này trục tung thể hiện khối lượng công
việc. Trục hoành thể hiện thời gian thể hiện công việc. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng
công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc
thực hiện đến các thời điểm đang xét là đường tích phân. Để so sánh tiến độ ta dùng đường
tích phân kế hoạch so sánh giữa 2 đường kế hoạch và thực tế ta sẽ biết được việc thực hiện

tiến độ. (vẽ biểu đồ)
Người ta thường áp dụng phương pháp kiểm tra này cho những công tác chủ yếu cần theo dõi
chặt chẽ.
b) Phương pháp đường phần trăm.
Đây là phương pháp kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ
ngang. Phương pháp được thực hiện như sau :
Trên tiến độ được biểu diễn bằng biểu đồ ngang, mỗi công việc được biểu diễn bằng đường
thẳng có độ dài bằng 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t
0
cần kiểm tra, người ta kẻ
đường thẳng đó là đường kiểm tra ( vẽ hình )
Đây là phương pháp thường áp dụng trong kiểm tra đột xuất, giúp cho người lãnh đạo biết
được tình hình ở thời điểm cần thiết.
10
c) Phương pháp biểu đồ nhật kí.
Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác
phải thực hiện được một khối lượng công việc nhất định trong từng ngày làm việc. Chúng
được thể hiện bằng một đường kế hoạch hàng ngày sau khi thực hiện khối lượng công việc
thì sẽ xác định khối lượng công việc này và vẽ vào biểu đồ. Tiến hành so sánh khối lượng
công việc thực hiện theo kế hoạch và theo thực tế từ đó rút ra được nhận xét về tiến độ mỗi
công việc.(vẽ hình)
11

×