Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đề Cương Giám Sát Thi công - chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.81 KB, 60 trang )

Đề Cương Giám Sát Thi Công
I Giải Pháp Và Phương Pháp Luận :
I.1 Nhiệm vụ của tư vấn giám sát thi công xây lắp :
Thay mặt chủ đầu tư giám sát các nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng, có thể hoặc
nhiều nội dung sau :
 Giám sát chất lượng thi công công trình;
 Giám sát khối lượng công việc để thanh quyết toán;
 Giám sát tiến độ thi công;
 Giám sát an toàn lao động;
 Giám sát bảo vệ môi trường.
Tư vấn giám sát phối hợp với nhà thầu xây dựng kiểm soát chất lượng, kỹ thuật , khối lượng,
thi công, tiến độ theo đúng kế hoạch, tiêu chuẩn và dung sai cho phép của công trình.
Tư vấn giám sát giúp chủ đầu tư phát hiện những sai sót hay không phù hợp của thiết kế để
chỉnh sữa, đồng thời cùng chủ đầu tư tham gia nghiệm thu công trình; đề xuất chủ đầu tư tổ
chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình; hạng mục công trình hoặc toàn bộ hạng
mục công trình khi có nghi ngờ về chất lượng xây dựng.
I.2 Thiết lập qui trình giám sát thi công :
Khi tiến hành dịch vụ, giám đốc điều hành dự án sẽ thảo luận với chủ đầu tư về thủ tục quản
lý và các yêu cầu báo cáo cần thiết để giám sát hợp đồng xây dựng. Nagecco sẽ chuẩn bị
hướng dẫn tiêu chuẩn hóa các biểu mẫu và quy trình giám sát xây dựng có sự đồng ý của nhà
thầu để sử dụng khi thực hiện dư án. Biểu mẫu gồm có hai loại là biểu mẫu tiêu chuẩn và
biểu mẩu làm ví dụ. Danh mục các biểu mẫu và quy trình sẽ được xem xét khi chuẩn bị
những hướng dẫn được nêu dưới đây :
 Quy trình kiểm sót chất lượng;
 Hướng dẫn đánh giá phương pháp thi công của nhà thầu;
 Danh mục kiểm tra các loại hoạt động chính mà giám sát công trình và đại diện nhà thầu
cần phải tuân thủ;
 Ghi nhận các số đo khối lượng tại công trường;
 Biểu mẫu liệt kê chi tiết các khoản thanh toán đã thực hiện;
 Biểu mẫu hồ sơ xây dựng liên quan đến lao động và vật tư;
 Biểu mẫu thi công công trường;


 Biễu mẫu về công tác phát sinh;
 Biểu mẫu báo cáo tiến độ hàng tháng;
 Mẫu báo cáo hàng tuần/ hàng ngày;
 Mẫu công văn và các thông tin liên lạc chính thức;
 Hướng dẫn công tác lưu trữ hồ sơ dư án;
 Hướng dẫn về các biểu mẫu để thực hiện công tác nghiệm thu từng phần và nghiệm thu
bàn giao sau cùng.
Nagecco sẽ chuẩn bị hồ sơ hướng dẫn công tác giám sát theo hợp đồng để kỹ sư tư vấn và
nhân viên sử dụng. kỹ sư tư vấn và nhân viên phải am hiểu các điều kiện hợp đồng, tiêu chí
kỹ thuật, phương pháp tính toán khối lượng, bản vẽ, báo cáo kiểm tra công trường và các hồ
sơ khác liên quan đến hợp đồng
Nagecco sẽ lập kế hoạch giám sát thi công tất cả các công việc để đảm bảo rằng công trình
theo từng hợp đồng do Nhà thầu liên quan đảm trách theo đúng tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật,
quy trình đã được xác định và thiết kế được duyệt. Công tác giám sát kỹ thuật toàn diện bao
gồm việc xem xét biện pháp thi công, kiểm tra nguồn vật tư, kiểm tra công trình tạm và công
tác xây dựng sắp tiến hành.
I.3 Giám sát công tác thi công :
Nagecco sẽ tiến hành công tác giám sát kỹ thuật thi công tại công trường và quản lý hợp đồng
về tất cả các hạng mục xây dựng từ hạ tầng, kết cấu nền móng, kiến trúc, cơ điện để đảm bảo
an toàn và môi trường.
Nagecco sẽ áp dụng những phương pháp thực tế và phù hợp với điều kiện và quy định tại
Việt Nam trong giám sát chất lượng công trình, quản lý quy trình thi công để đảm bảo kết
quả tốt về mặt kết cấu và độ bền của từng hạng mục. Tư vấn sẽ đảm bảo rằng nhà thầu tuân
thủ các yêu cầu về sử dụng vật tư có chất lượng tốt, biện pháp thi công và tay nghề thi công
an toàn nhằm đạt được một công trình chất lượng cao.
I.4 Các công việc chính sẽ thực hiện :
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật
Xây Dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm :

 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào
công trường;
 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lựơng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình;
 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
phục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.
c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà
thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm :
 Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng
thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị cảu các tổ chức được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp
đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do
nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật
liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
 Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công
trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật kí giám sát
của chủ đầu tư hoặc theo biên bản kiểm tra theo quy định;
 Xác nhân bản vẽ hoàn công;
 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo qui định tai điều 23 của Nghi định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình,
giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghịêm thu hoàn thành từng hạng mục công
trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
 Phát hiện sai sót và bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế
điều chỉnh;
 Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hang mục công trình và công trình

xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
 Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi
công xây dựng công trình.
I.5 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng :
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây xựng, đặt
biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã
được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu
lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu
khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi
có phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây
dựng được phân thành :
a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử
dụng
3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ
được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
I.6 Nghiệm thu công việc xây dựng :
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng :
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng;
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
f)Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu;

g) Biên bản nghiêm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu :
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường : công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà Nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình;
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế,
tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây
dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục 4a và phụ lục 4b của nghị định
209/2004/NĐ – CP của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và TCXDVN
371:2006. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản
nghiệm thu.
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu :
)a Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
)b Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công
trình.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ
đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của Tổng thầu đối với nhà thầu
phụ.
4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng
thì Nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra.
Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư phải có
trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.
I.7 Nghiêm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây
dựng :
2. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng :
)a Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng;
)b Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế

đã được chấp thuận;
)c Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
)d Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
)e Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
)fNhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu;
)g Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng được nghiệm thu;
)h Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
)i Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn
thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
)j Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu :
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tai hiện trường : bộ phận công trình xây dựng,giai
đoạn thi công xây dựng;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm,đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực
hiện;
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d) Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê
duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên
bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, 5b và 5c của Nghị định 209/2004/NĐ – CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu :
a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc
người phụ trách giám sát bộ phận thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường
hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của Chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các

nhà thầu phụ.
I.8 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình
xây dựng đưa vào sử dụng :
1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng
đưa vào sử dụng :
)a Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
)b Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đựơc Chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
)c Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
)d Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
)e Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá
trình xây dựng;
)fNhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu;
)g Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
)h Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
)i Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
)j Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của
nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
)k Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy, nổ,
an toàn môi trường, an toàn vận hành theo quy định.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình
xây dựng :
)a Kiểm tra hiện trường;
)b Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
)c Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ;
)d Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy, nổ, an
toàn môi trường, an toàn vận hành;
)e Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

)fChấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản
nghiệm thu được lập theo quy định tại Phụ lục 6 và 7 của Nghị định 209/2004/NĐ – CP ngày
16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
)a Phía chủ đầu tư :
 Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của Chủ đầu tư;
 Người địa diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình :
 Người đại diện theo pháp luật;
 Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của Chủ
đầu tư xây dựng công trình :
 Người đại diện theo pháp luật;
 Chủ nhiệm thừa kế.
I.9 Kiểm tra kế hoạch triển khai các bản vẽ chi tiết và bàn giao công
trình của nhà thầu :
Nagecco sẽ cử chuyên gia khảo sát kiểm tra kế hoạch triển khai của nhà thầu và kỹ sư tư vấn
sẽ nhác nhận tính chính xác dựa trên dữ liệu do các đơn vị tư vấn cung cấp về sơ đồ bố trí
mặt bằng triển khai chi tiết của Nhà thầu phù hợp với các bản vẽ chi tiết.
Các bản vẽ hoàn công sẽ do họa viên của nhà thầu thực hiện và sẽ được yêu cầu hiệu chỉnh.
I.10 Quản lý toàn bộ hồ sơ, công văn và thư từ liên lạc liên quan đến hợp
đồng :
 Nhật ký công trình ghi lại chi tiết quá trình thi công mỗi ngày, tất cả những sự kiện quan
trọng xãy ra tại công trường và lý do dẫn đến sự chậm trễ củanhững vấn đề có thể ảnh hưởng
đến tiến độ toàn công trình;
 Hồ sơ bản vẽ thi công ban đầu phát hành do nhà thầu và kèm theo sữa đổi và hiệu chỉnh
sau đó;
 Hồ sơ tiếp nhận bản vẽ;

 Hồ sơ về thiết bị máy móc công cụ của nhà thầu;
 Trình hình nhân lực của nhà thầu;
 Trình tự thi công;
 Các kết quả thí nghiệm;
 Hồ sơ về khối lượng;
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình;
 Bản vẽ hồ sơ hoàn công;
 Tất cả công văn đến và đi;
 Bản sao chỉ thị ban hành của nhà thầu;
 Các hồ sơ khiếu nại của nhà thầu;
 Hồ sơ các bản vẽ, tiêu chí kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn về máy móc và công trình;
 Biên bản họp công trường.
I.11 Báo cáo tiến độ hàng tháng :
Các báo cáo hàng tháng sẽ bao gồm các dữ liệu sau :
 Tổng quan về từng yếu tố của dự án, tóm lược tiến độ và các vấn đề phát sinh về dự án;
 Một báo cáo chi tiết diễn giải thêm về các chủ đề nêu trong phần tổng quan;
 Kết luận và đề xuất.
Ngoài ra còn các hình ảnh mô tả tiến độ; chất lượng công việc đang thực hiện và an toàn lao
động trên công trường.
Tất cả những báo cáo tháng đều trở thành hồ sơ cố định về dự án.
I.12 Báo cáo tiến độ hàng tuần :
 Lập báo cáo 01 lần/02 tuần và báo cáo đột xuất về tiến độ cho từng hạng mục và tổng tiến
độ trong đó việc đánh giá tiến độ và góp đề xuất thực hiện tiến độ cho Nhà thầu xây dựng với
sự chủ động đề ra giải pháp và vấn đề giải quyết liên quan đến tiến độ.
 Các báo cáo ngày, tuần và báo cáo đột xuất (theo biểumẩu qui định) được gửi cho chủ đầu
tư để chủ đầu tư nắm bắt được quá trình thực hiện tại công trường đề xuất biện pháp giải
quyết kịp thời.
 Chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về một số xử lý kỹ thuật tại công
trường nếu cần thiết để đảm bảo tiến độ.
 Tiếp nhận và triển khai thay đổi hợp đồng ( nếu có ) và đề xuất cho chủ đầu tư về các

phương án gải quyết tranh chấp hợp đồng nhận thầu xây lắp.
II Kế hoạch thực hiện :
II. Thực hiện các nhiệm vụ :
Hướng dẫn các thủ tục pháp lý và giúp chủ đầu tư quản lý dự án căn cứ theo các điều lệ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính phủ ban hành theo Nghị định 16/NĐ – CP
ngày 16/12/2006 và Nghị định 112/2006/NĐ – CP ngày 29/09/2006; Nghị định quản lý chất
lượng công trình xây dựng số 209/NĐ – CP ngày 16/12/2004 và Nghị định 49/2008/NĐ – CP
ngày 18/04/2008 sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ – CP của Chính
phủ, cụ thể là :
a) Giai đoạn trước thi công :
 Nhân các hồ sơ liên quan đến công trình từ Chủ đầu tư bao gồm:
 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
 Hồ sơ dự thầu của nhà thầu thi công công trình
 Hợp đồng thi công giữa Chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình
 Lập đề cương giám sát kỹ thuật trình Chủ đầu tư
 Nghiên cứu bản vẽ thi công và các điều khoản hợp đồng thi công
 Kiến nghị chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công lựa chọn đơn vị thử nghiệm vật liệu có chức
năng, hợp chuẩn thực hiện.
b) Giai đoạn thi công :
 Kiểm tra công tác định vị;
Đối với công tác định vị, trắc đạt sử dụng máy kinh vỹ thước mia, hay máy toàn đạc để định
vị tim trục trên mặc bằng xây dựng, để thi công lên tầng cao móc định vị phài được gửi từ
tầng hầm lên các tầng trên thông qua các lỗ thông tầng ( tối thiểu 3 lỗ) định vị, sẽ đảm bảo độ
chính xác tim mốc từng tầng từ dưới lên trên. Ví dụ tai tầng hầm sẽ xác định chiều cao cần đổ
bê tong cột tầng hầm, khi định vị chiều cao sàn tầng tầng trệt, từ định vị chuẩn trên cột tầng
hầm sẽ tính được cao độ sàn tầng trệt, các tầng trên tương tự…
Đối với công tác kiểm tra cốppha cốt thép sử dụng thước thép
Đối với độ thẳng cột, tường dùng dọi kiểm tra
Ghi nhận các công việc khuất lấp bằng máy chụp hình kỹ thuật số
Ghi nhận hồ sơ văn bản bằng máy tính và máy in tại văn phòng giám sát ở công trường

 Kiểm tra công tác thi công xây lắp
Kiểm tra vật liệu đưa vào thi công công trình so với yêu cầu của chủ đầu tư trong hợp đồng
Kiểm tra mức độ phù hợp của máy móc thiết bị thi công đem vào sử dụng thi công công trình
Kiểm tra mức độ phù hợp của các biện pháp thi công của nhà thầu, giám sát chất lượng của
các công việc thi công trên công trường theo bản vẽ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật theo yêu
cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu và tập tiêu chuẩn VN hiên hành
Kiểm tra tiến độ thi công thực tế hàng tuần so với tiến độ thi công được Chủ đầu tư duyệt
Hướng dẫn đơn vị thi công lập và ghi nhật ký công trường
Lập báo cáo về tình hình chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, các khó khăn trở ngại của
nhà thầu để kịp thời giải quyết gửi Chủ đầu tư vào ngày thứ 5 hàng tuần
Nghiên cứu, góp ý kiến cho Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế về các thiếu sót hoặc xét thấy
không phù hợp với thực tế thi công của hồ sơ thiết kế kỹ thuật ( nếu có)
Tham gia các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng tháng với Chủ đầu tư và nhà thầu, đống góp
các ý kiến chuyên môn kỹ thuật để nâng cao chất lượng công trình, tránh những sai sót, hư
hỏng, lãng phí vật tư.
Kiểm tra, nhắc nhỡ nhà thầu thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động, an ninh trật tự
và vệ sinh môi trường.
Soạn thảo các biểu mẫu, tham gia nghiệm thu khối lượng, chất lượng của từng hạng mục
công việc.
Soạn thảo các biên bản và tham gia nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu hoàn thành công
trình đưa vào sử dụng.
Xác nhận khối lượng, chất lượng công việc, hạng mục trong bản yêu cầu thanh toán của nhà
thầu
Kiểm tra, lập báo cáo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện của đơn vị thi công phục vụ
giao ban thường kỳ của Chủ đầu tư.
c) Giai đoạn hoàn thành công trình :
Kiểm tra khối lượng hoàn thành
Kiểm tra khối lượng các hạng mục phát sinh ( nếu có )
Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu
Báo cáo cho Chủ đầu tư về công tác giám sát chất lượng công trình khi công trình hoàn thành

đưa vào sử dụng.
Xác nhận bản vẽ hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán công trình.
II.2 Quản lý chất lượng công trình đối với nhà thầu :
a. Phần nóng :
Tiến hành kiểm tra định vị tim mốc so với biên bản bàn giao mốc thi công của Chủ đầu tư.
Thông báo tình hình kiểm tra cho Chủ đầu tư để kịp thời xử lý các sai lệch hình học ( nếu
có ).
Yêu cầu làm mốc đánh dấu kiểm tra quan trắc lún công trình.
Yêu cầu làm mốc đánh dấu tim trục toàn bộ công trình trên mặt bằng chuẩn để gửi lên các
tầng phía trên.
Kiểm tra vật tư thi công móng, yêu cầu nhà thầu cung cấp các chứng chỉ kiểm nghiệm chất
lượng vật liệu do các đơn vị có chức năng thí nghiệm thực hiện
Kiểm tra biện pháp thi công đúc bê tông móng, bão dưỡng bê tông móng và lấp đất bê tông
móng.
b. Phần thân công trình :
 Kiểm tra vật tư
Kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng phần bê tông cốt thép :
Yêu cầu nhà thầu cung cấp các chứng chỉ kiểm nghiệm chất lượng vật liệu do các đơn vị có
chức năng thí nghiệm thực hiện.
Tư vấn giám sát chỉ định mẫu thử ( số lượng mẫu thử theo TCVN ), Nhà thầu chịu chi phí thí
nghiệm các loại vật liệu như :
Mẫu thép sử dụng
Mẫu xi măng
Cấp phối bê tông
Nước xây dựng ( nếu không phải là nước thủy cục )
Kiểm tra chất lượng vật tư sử dụng phần hoàn thiện :
 Kiểm tra chất lượng chủng loại các vật liệu để thi công phần thân và hoàn thiện kể cả điện
nước… theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bản vật tư dự thầu.
 Các loại vật tư nhà thầu phải thực hiện công tác kiểm nghiệm chất lượng : sắt, ximăng,
cát, đá 4x6, đá 1x2, gạch xây, bêtông…

 Các loại vật tư thiết bị nhà thầu phải trình mẫu để giám sát kỹ thuật và Chủ đầu tư duyệt,
chọn mẫu trước khi đưa vào sử dụng ( tối thiểu 2 mẫu ) : gạch Ceramic, gạch xi măng, ngối
lợp, sơn dầu, sơn nước, kính, nhôm, gỗ, inox, ống nước sắt tráng kẽm, ống PVC, vật liệu
chống thấm, dây điện, ống luồng dây, công tắc, ổ cắm, các loại đèn, các loại khóa, bản lề, các
loại van, khóa nước…
 Các loại mẫu được chọn sẽ được giữ tại BQLDA và phòng giám sát để đối chứng.
Các loại thiết bị Nhà thầu phải trình duyệt bằng Catalogue và các thông số kỹ thuật :
Các thiết bị vệ sinh
Thiết bị quạt hút, thông gió
Thiết bị thu sét
Máy bơm nước…
Máy phát điện
Thang máy
 Kiểm tra chất lượng thi công :
Kiểm tra định vị trục và cao trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt
Nhà thầu phải sử dụng máy kinh vĩ đễ định vị tim mốc cột, cao trình sàn để lắp dựng cốppha
cột dầm sàn.
Kiểm tra chất lượng lắp đặt ván khuôn, lắp đặt cốt thép, dổ bêtông và bảo dưỡng bêtông.
Kiểm tra công tác thi công bê tông các cấu kiện
Kiểm tra công tác xây tô
Kiểm tra công tác chống thấm
Kiểm tra công tác quét vôi, sơn nước, sơn dầu
Kiểm tra công tác lát ốp gạch
Kiểm tra công tác lấp đặt hệ thống chống sét,nối đất và hệ thống PCCC
Kiểm tra công tác đi dây và lắp đặt thiết bị điện
Kiểm tra công tác lắp ống, lắp đặt van, khóa và thiết bị vệ sinh
Kiểm tra công tác thoát nước mưa, nước bẩn
Công tác nghiệm thu :
Giám sát thi công phối hợp với Chủ đầu tư và Nhà thầu thực hiện công tác nghiệm thu chất
lượng vật liệu, nghiệm thu khối lượng cho từng công việc, từng đợt ( nếu có ) và nghiệm thu

hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước, cụ thể như sau :
Soạn thảo biểu mẫu các biên bản nghiệm thu
Nghiệm thu chất lượng hạng mục công việc, hạng mục công trình hoặc chuyển bước thi
công :
 Nghiệm thu lắp đặt ván khuôn, lắp đặt cốt thép
 Nghiệm thu sau khi đổ bê tông cấu kiện
 Nghiệm thu xây gạch, tô tường…
 Nghiệm thu lát, ốp gạch
 Nghiệm thu chống thấm
 Nghiệm thu sơn dầu, sơn nước
 Nghiệm thu gia công lắp đặt cửa
 Nghiệm thu lắp đặt hệ thống điện, chống sét, thông gió
 Nghiệm thu lắp đặt hệ thống cấp nước, thiết bị vệ sinh, hệ thống PCCC
 Nghiệm thu hệ thống cống thoát nước, hố ga
Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng :
 Soạn thảo biên bản nghiệm thu
 Thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng từ, họa đồ hoàn công để thực hiện công tác nghiệm thu
hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Sáng kiến về các biện pháp phòng ngừa sự cố trong xây
dưng :
Là một công ty tư vấn chuyên về lĩnh vực tư vấn xây dựng trong đó có nhiều năm kinh
nghiệm tư vấn giám sát chất lượng công trình, ngoài ra còn có nhiều chức năng khảo sát và
thiết kế, có uy tín trong nhiều năm qua. Có lực lượng kỹ sư và kiến trúc sư thiết kế nhiều năm
kinh nghiệm và chuyên nghiệp, thành thạo các chương trình tính toán và xử lý tính toán, xử
lý hình ảnh, quản lý tiến độ, thiết bị và chương trình tính toán đầy đủ phục vụ công tác tư vấn
xây dựng do vậy đây là ưu điểm của chúng tôi.
Khi tham gia công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng, chúng tôi có khả năng đánh
giá được hiệu quả của công việc và kịp thời đưa ra giải pháp thích hợp tư vấn cho Chủ đầu tư
nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Phần lớn khi thi công các công trình xây dựng trước đây thường bị đánh giá do không đạt
chất lượng về thi công và nhất là tiến độ thi công, gây tốn kém nhiều chi phí vô hình cho Chủ
đầu tư và các bên tham gia xây dựng công trình. Qua nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi đúc
kết được rằng để quản lý chất lượng một công trình cho tốt cần phải đáp ứng 4 tiêu chí sau :
 Mọi công việc đều phải có kế hoạch cụ thể, dự trù tất cả các tình huống có thể xãy ra
để có biện pháp ngăn ngừa sai sót và triển khai công việc theo đúng kế hoạch đã định.
 Tổ chức bố trí nhân lực phù hợp (có trình độ phù hợp với tính chất công trình)
 Thực hiện công việc trên nguyên tắc “đúng ngay từ ban đầu” .(ISO). Không để xãy
ra trường hợp sai sót để chỉnh sửa gây tổn thất về thời gian và vật chất.
 Kiểm tra ngay công việc vừa thực hiện xong để có biện pháp thực hiện công việc tiếp
theo tốt hơn.
Một số sự cố hay gặp :
1. Công tác trắc đạc :
 Trong xây dựng chúng tôi đặt biệt chú ý và quan tâm đến công tác trắc đạc, định vị công
trình từ khi mới khởi công đến hoàn thiện.
 Nghiên cứu, nắm rõ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biên pháp thi công, năng lực thiết bị, nhân lực
bố trí cho từng công việc, nguồn cung cấp và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình.
 Ngoài ra VN thuộc khí hậu nóng ẩm nên hầu hết các cấu kiện chịu mưa nắng lâu ngày sẽ
bị lão hóa gây bong nứt thấm dột, do vậy chúng tôi tiên lượng trước được các hậu quả trên
mà đề xuất trong quá trình thi công phải chú ý thực hiện đúng các quy trình nghiêm ngặt như
chống thấm, chống nứt co ngót vật liệu.
 Theo dỗi, ghi nhận, câp nhật số liệu liên tục đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng từng công
việc.Các công việc thực hiện xong phải được đánh dấu hoàn công bằng văn bản.
2. Sự cố cọc nghiêng :
Nguyên nhân:
 Do các thiết bị ép cọc bị nghiêng trong quá trình ép;
 Khi thi công tầng hầm, đơn vị thi công dùng máy đào, máy ủi nên tác đông vào vị trí cọc;
 Ngoài ra một số loại đất thường hay biến thành lớp bùn khi thi công trong điều kiện trời
mưa.
Biện pháp khắc phục :

Về thiết kế :
 Kiểm tra bản vẽ thiết kế xem ngoài khả năng chiệu lực của cọc Nhà thầu thiết kế có tính
tới độ ngàm cần thiết trong nền cọc để tránh hiện tượng bị xoay tại tiết diện ngàm của cọc.
Về thi công :
 Luôn theo dõi và điều chỉnh thiết bị ép cọc theo phương thẳng đứng;
 Khi thi công tầng hầm nên tạo độ dốc taluy kèm theo thi công bán cơ giới;
 Dùng đồng thời 02 máy đào song song ở hai bên khu vực cọc tầng hầm để tránh áp lực
của đất;
 Khi cọc mới bắt đầu nghiệng có thể dùng kích nhỏ ( < 10 tấn) kéo nhẹ;
 Cầm sớm làm đài để chốt đầu cọc.
3. Hiện tượng nứt sàn sau khi đổ bê tông
Nguyên nhân :
 Theo Eurocode lượng co ngót sau 8h so với co ngót sau 1 năm vào khoảng 78% như vậy
hiện tượng co ngót sẽ diễn ra trong 6h – 8h đầu tiên( sau khi đổ ) là tăng rất nhanh và sau đó
mới tắt dần hiện tượng này gọi là hiện tượng co ngót dẻo
 Khi cốt liệu tham gia cản trở co ngót dẻo vè nếu ở những vị trí có hàm lượng thép cao thì
cốt thép đó sẽ cản trở hiện tượng co ngót. Đây là nguyên nhân gây nứt của các cấu kiện bê
tông ( sau khi đổ 1 ngày )
Biện pháp khắc phục :
 Kiểm tra hồ sơ thiết kế và tư vấn cho nhà thầu thiết kế không nên bố trí một hàm lượng
thép quá lớn ở tại một vị trí
 Bảo dưỡng bê tông thật tốt trong thời gian bê tông bắt đầu co ngót và phát triển cường độ
 Nên sử dụng sản phẩm bê tông có độ co ngót ổn định và hạn chế phụ gia dẫn đến co ngót
nhanh.
4. Thay đổi chủng loại vật tư
Tình huống :
 Khi hoàn thiện một chủng loại vật tư nào đó không có đủ trên thị trường. Nhà thầu đề nghị
đổi loại khác có chất lượng và kích thước tương đương nhau.
Xử lý :
 Báo cáo và tư vấn cho Chủ đầu tư để lựa chọn loại vật liệu, chất lượng vật liệu cũng như

chi phí;
 Tư vấn giám sát làm việc với nhà thầu thiết kế về chủng loại vật tư mà nhà thầu đưa ra và
xem lại thiết kế ban đầu;
 Tư vấn giám sát báo cáo ý kiến thiết kế với chủ đầu tư và nhờ Chủ đầu tư quyết định;
 Kiểm tra theo dỗi nguồn vật liệu mới và việc đưa vật liệu mới vào công trường.
5. Thi công tầng hầm ảnh hưởng công trình lân cận
Do đặt thù công trình có tầng hầm nên khi thi công móng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công
trình hiện hữu lân cận. Đặt biệt các sự cố gần đây gây nhiều chú ý với dư luận như công trình
Pacific Tower gây sập nhà bên cạnh, công trình Sài Gòn Recidences gây nghiêng chung cư số
5 Nguyễn Siêu v.v… Ngoài ra còn ảnh hưởng về môi trường khu vực như khói bụi , tiếng ồn,
ô nhiễm v.v…
Nguyên Nhân :
Tất cả cho thấy ở giai đoạn thi công phần ngầm nhà thầu thi công đào đất và bơm nước ở
dưới móng lên nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng mực nước ngầm xung quanh bị hạ xuống làm nền
đất bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng cát chảy, từ đó nền đất ở dưới công trình hiện hữu bị xáo
trộn gây ra hiện tượng nứt và sập nhà bên cạnh.
Biện pháp khắc phục :
 Trước khi thi công thì phải tiến hành khảo sát hiện trường và xác nhận các hiện trạng của
công trình lân cận;
 Kiểm tra hồ sơ khảo sát địa chất, kiểm tra thiết kế biện pháp thi công của nhà thầu;
 Có phương án khống chế mực nước ngầm khi thi công móng;
 Khi thi công móng tránh đào một lượng đất lớn, khi đào đất thì tiến hành thi công móng
ngay sau đó và lắp đất lại;
 Luôn theo dõi và quan trắc các công trình lân cận nếu có dấu hiệu bất thường thì báo cáo
ngay với chủ đầu tư có biện pháp khắc phục;
 Nếu có sự ảnh hưởng nguy hiểm cho công trình lân cận thì báo chủ đầu tư cho dừng thi
công, sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm và đồng thời triển khai khắc phục sự cố.
III CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THI
CÔNG :
a) Quy chuẩn xây dựng của VN :

b) Các tiêu chuẩn xây dựng của VN (TCVN, TCXD,TCN,…)
i. Tiêu chuẩn về vật liệu :
1. TCVN 1770 – 1986 : Cát xây dựng. Yêu cầu chung
2. TCVN 2682 – 1992 : Ximăng Poc lăng. Yêu cầu kỹ thuật
3. TCXDVN 374 – 2006 : Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – các yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu
4. TCVN 4560 – 1987 : Nước sử dụng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
5. TCVN 1651 – 1985 : Thép tròn trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
ii. Tiêu chuẩn về thi công nghiệm thu :
6. TCVN 4453 – 1995 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối
7. TCXDVN 269 – 2002 : Thử cọc bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
8. TCXDVN 286 – 2003 : Đóng và ép cọc tiêu chuẩn nghiệm thu.
9. TCXD 203 – 1997 : Nhà cao tầng, kỹ thuật phục vụ công tác thi công
10. TCVN 4086 – 1985 : An toàn điện trong xây dựng
11. TCVN 5308 – 1991 : Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
12. TCXDVN 296 – 2004 : dàn giáo, các yêu cầu an toàn
13. TCXD 199 – 1997 : kỹ thuật chế tạo bê tông Mac 400
14. TCXDVN 302 – 2004, 313 – 2004 : Thi công chống nứt bêtông và BTCT
15. TCXDVN 371 – 2006 : Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
iii. Tiêu chuẩn về an toàn :
16. TCVN 5308 – 1991 : Quy phạm an toàn trong kỹ thuật xây dựng
17. TCVN 4086 – 1985 : Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng
18. TCVN 5863 – 1995 : Quy phạm an toàn Thiết bị nâng
19. TCVN 3146 – 1986 : Yêu cầu chung về an toàn hàn điện
20. TCVN 3254 – 1989 : An toàn về cháy
21. TCVN 325 – 1989 : An toàn về nổ.
I. Mục Đích :
Công việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trên công trường phải đạt các mục
đích sau :
a) Đảm bảo công trình được xây dựng và lắp đặt đạt chất lượng cao và đúng với thiết kế

đã được duyệt.
b) Đảm bảo nhà thầu thi công tuân thủ một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy trình quy phạm đã được ghi trong hợp đồng.
c) Công tác giám sát phải được thực hiện với tất cả các hạng mục công trình và cho từng
phần việc cụ thể của từng hạng mục đó.
II. Công Tác Chuẩn Bị :
Để giám sát kỹ thuật đạt chất lượng và kết quả tốt nhất, các chuyên gia của Nagecco sẽ lập kế
hoạch chuẩn bị sau :
II.1 Tập hợp và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp lý và kỹ thuật có liên quan:
Các hồ sơ cần chuẩn bị củ thể bao gồm:
a) Các quy định kỹ thuật của công trình về công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị, các bản
vẽ tổng mặt bằng, thiết kế xây dựng, lắp đặt thiết bị kỹ thuật, hệ thống điện nước, thông gió,
… các móc chỉ giới, định vị và cao độ.
b) Tổng tiến độ và tiến độ xây lắp từng hạng mục.
c) Tiến độ chi tiết xây dựng và lắp đặt từng hạng xây dựng mục vả thiết bị.
d) Các tài liệu khảo sát địa chất, thủy văn, môi trường.
e) Hồ sơ thiết kế xây dựng và lắp đặt do nhà thiết kế cung cấp và đã được chủ đầu tư phê
chuẩn.
f) Các quy định của nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
g) Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam và Quốc tế đã được chủ đầu tư quy định.
h)
II.2 Lập các “Quy trình kỹ thuật thống nhất” trong thi công xây lắp căn cứ theo các
tiêu chuẩn quy phạm.
Thông thường, các “Quy trình kỹ thuật thống nhất” áp dụng cho công tác thi công xây dựng
và lắp đặt đã được quy định chi tiết trong thiết kế và các tiêu chuẩn quy phạm, do đó các nhà
thầu và cơ quan giám sát có thể sử dụng ngay những chỉ tiêu này làm cơ sở cho thi công và
giám sát thi công các công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị. Tuy nhiên đối với một số các chỉ
tiêu kỹ thuật, do các quy định trong tiêu chuẩn áp dụng quá chi tiết, dài và nhiều điều kiện
nên cơ quan thiết kế chỉ quy định tên các tiêu chuẩn áp dụng mà không giải trình chi tiết trên
bản vẽ, điều này thực tế đã xãy ra. Vì vậy, các chuyên viên của Nagecco có trách nhiệm

nghiên cứu phân tích và hệ thống hóa các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật do thiết kế chỉ
định, lập thành một hồ sơ “Quy trình kỹ thuật thống nhất” áp dụng đặt thù cho dự án :
Các “Quy trình kỹ thuật thống nhất” sẽ được trình cho chủ đầu tư phê duyệt và sau đó ban
hành chính thức trên công trường làm căn cứ để đánh giá chất lượng các công tác thi công
xây lắp và nghiệm thu.
II.3 Lập “Quy trình phối hợp” giữa các bên tham gia trong công tác xây dựng và lắp
đặt thiết bị.
Trong một số dự án, do các khau chuẩn bị ban đầu chưa chuẩn bị cụ thể có thể sẽ gây ra các
mâu thuẫn trong quá trình thi công xây lắp giữa nhà thầu và các cơ quan giám sát, kiểm định
địa diện cho chủ đầu tư, ý thức vai trò trách nhiệm của các bên trước chủ đầu tư và trước
công tác giám sát đảm bảo chất lượng đã được quy định trong hợp đồng có thể chưa được
toàn diện.
Để khắc phục vấn đề này, Nagecco sẽ chuẩn bị xây dựng một “Quy trình phối hợp” cho
công tác giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị căn cứ trên sư nghiên cứu kỹ lưỡng các hồ sơ
kinh tế và kỹ thuật đối với công tác này.
Nội dung “Quy trình phối hợp” sẽ thể hiện được các thông tin sau:
a) Mối quan hệ giữa các nhà thầu xây lắp ( chính) đối với cơ quan giám sát và chủ đầu
tư trong công tác giám sát chất lượng xây lắp.
b) Quy định trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng phần việc chi tiết của công
tác thi công xây lắp xây lắp và các điều kiện cần thiết, hợp lệ để thực hiện các công đoạn thi
công.
c) Quy định cách thức trao đổi thông tin,tài liệu và hình thức báo cáo… giữa các bên
tham gia.
d) Quy định chương trình họp định kỳ, bất thường…
e) Quy định chi tiết danh mục các tài liệu đảm bảo chất lượng mà các nhà thầu phải trình
cho cơ quan Giám sát.
GIẢI TRÌNH CHI TIẾT PHẠM VI DỊCH VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG
III. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công tác giám sát thi công xây dựng được thực hiện theo lưu đồ sau:


Không phù hợp
Không phù hợp
Không chấp thuận
Thu thập, nghiên cứu và kiểm tra bản vẽ thi
công, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp đồng
Đánh giá
biện pháp
xây lắp và
các quy trình
thi công
Đánh giá sơ
đồ tổ chức
nhà thầu
Đánh giá các
thiết bị thi
công của nhà
thầu
Đánh giá vật
tư đưa vào
thi công
Đánh giá
phòng thí
nghiệm và
thiết bị thử
mẫu
Đánh giá
biện pháp an
toàn và môi
trường
Yêu cầu sữa đổi

bổ sung
Xem xét, nghiên cứu
trình tư vấn quản lý dự
án/Chủ đầu tư phê
duyệt
Giám sát công tác thi
công xây dựng, lắp đặt
thiết bị trên công
trường
Báo cáo chủ đầu tư và
thông báo nhà thầu đưa ra
biện pháp khắc phục
Xem xét phê duyệt và
công tác kiểm tra khắc
phục
Thử và Chạy thử
Xác nhận các biên bản nghịêm thu về chất lượng và khối lượng xây lắp
Báo cáo định kỳ chủ đầu tư
Tập hợp các hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng và nghiệm thu bàn
III. Kiểm tra hồ sơ thiết kế chi tiết cho từng hạng mục công trình :
Trước khi khởi công xây dựng bất kỳ hạng mục nào đó, các chuyên viên của Tư Vấn xem
xét kiểm tra đầy đủ các hồ sơ thiết kế nhằm làm rõ các nội dung sau :
a) Sự đầy đủ và đồng bộ của hồ sơ.
b) Sự phù hợp của vị trí các hạng mục được xây dựng với bản vẽ tổng thể đã được phê
duyệt.
c) Sự phù hợp của các bản vẽ kỹ thuật với thực tế thi công trên công trường và biện pháp
sữa đổi nếu cần.
d) Chủ đầu tư sau khi ký duyệt xác nhận hồ sơ bản vẽ thi công, hồ sơ thi công được bàn
giao cho nhà thầu kèm theo mục lục cụ thể và ký kết giao nhận hai bên.
Lập các báo cáo nhận xét cho Chủ đầu tư về các bộ hồ sơ thiết kế, nếu có nghi vấn về bộ

hồ sơ này cần phải đề xuất ý kiến cho Chủ đầu tư và yêu cầu cơ quan thiết kế giải trình cụ
thể.
III.2 Giúp Chủ đầu tư xét duyệt các “Biện pháp tổ chức thi công” :
Giúp Chủ đầu tư xét duyệt các biện pháp xây lắp do các nhà thầu lập ra, đưa ra ý kiến về
sự phù hợp của các hồ sơ này về thiết kế kỹ thuật, tổng thể, các tiêu chuẩn, quy phạm và
các yêu cầu thi công khác được quy định trong hợp đồng nhà thầu.Công tác kiểm tra bao
gồm các nội dung chính sau :
a) Kiểm tra sự phù hợp của các “ Biện pháp tổ chức thi công” với các tiêu chuẩn quy
phạm của Việt Nam và Quốc Tế do Chủ đầu tư quy định, sự phù hợp so với đặt thù
công việc điều kiện thực tế thi công.
b) Kiểm tra sự phù hợp của các quy trình thi công được chi tiết trong tài liệu “ Kế hoạch
thực hiện công việc” và “ Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu” do nhà thầu đệ trình với
các biện pháp thi công và trang thiết bị lựa chọn, điều kiện khí hậu, an toàn thi công và
bảo vệ môi trường. Kế hoạch kiểm sót chất lượng sẽ được kèm theo nhưng không giới
hạn các tài liệu sau :
• Các biện pháp đảm bảo chất lượng và chế độ kiểm tra nghiêm ngặt chi tiết đối
với mỗi công đoạn thi công và trong kế hoạch kiểm tra nghiệm thu sẽ được
phân định trách nhiệm cho từng bên tham gia trong dự án một cách cụ thể trong
từng công đoạn thi công.
• Chế độ kiểm tra vật liệu xây dựng định kỳ và thường xuyên ( Căn cứ trên các
“Quy định kỹ thuật thống nhất” đã được ban hành )
• Chế độ kiểm tra các thiết bị thi công xây lắp.
• Các biểu mẫu kiểm tra và nghiệm thu, các báo cáo chất lượng công việc. Các
biểu mẫu, báo cáo thử nghiệm.
Sau khi được chủ đầu tư phê duyệt, các văn bản này là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý
dự án để hai bên cùng thực hiện.
III.3 Hổ trợ chủ đầu tư xét duyệt “Hồ sơ tổ chức thi công” :
Kiểm sót nhà thầu thi công, thi công bất kỳ một hạng mục nào trên công trường thì trước
khi tiến hành đều phải đệ trình hồ sơ sơ đồ tồ chức thi công dự kiến cho Chủ đầu tư, các
chuyên viên Nagecco sẽ xem xét, nghiên cứu kỹ các hồ sơ sơ đồ tổ chức với mục đích :

• Đánh giá được sự phù hợp và năng lực cần thiết của từng vị trí đảm đương công
tác củ thể trong quá trình tham gia thi công các hạng mục trong dự án của Nhà
thầu.
• Đánh giá sự đầy đủ của nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của bộ máy quản lý thi
công của Nhà thầu cho dự án.
• Quy định được trách nhiệm của các vị trí tham gia và mối liên quan tới các bộ
phận trong sơ đồ tổ chức chung của dự án, thể hiện sự thuận lợi cho áp dụng được
nội dung “Quy trình phối hợp” giữa các bên.
III.4 Kiểm tra các thiết bị thi công
Các chuyên viên của Nagecco se kiểm tra các thiết bị thi công chính về các mặt có liên
quan đến việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công như :
• Tên, đặt tính và chức năng của các thiết bị chủ chốt có ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng thi công, tính phù hợp với công việc.
• Sự an toàn của thiết bị thi công.
• Thời hạn sử dụng, tính luân chuyển.
• Chế độ bảo hành bảo, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ.
III.5 Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng của mỗi hạng mục công trình
Vật liệu xây dựng bao gồm các loại xi măng, sắt thép, cát, đá sỏi, kính, que hàn, sơn, các
loại tấm lợp, tấm tường, gỗ các loại, tấm nhựa,vật liệu chống thấm,…
Đảm bảo chất lượng của vật liệu sử dụng cho quá trình thi công đúng với yêu cầu kỹ thuật
của thiết kế, việc kiểm tra vật liệu là một công tác rất quan trọng. Việc kiểm tra này được
thực hiện theo các yêu cầu sau:
a) Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng : Tất cả các loại vật liệu đều phải có nguồn
góc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy.
b) Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất hoặc cung cấp ( Chứng chỉ này có thể
là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung cấp, ví dụ như :Bê tông thương
phẩm, gạch ngối, sắt thép,…)
c) Sự phân lo, gói vật liệu … theo ký hiệu ( đối với các loại vật liệu ví dụ như sắt thép…)
d) Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tieu cơ, lý, hóa và tính năng quan trọng
của vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định.

e) Chuyên viên Nagecco có thể yêu cầu nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại, tùy
theo mức độ quan trọng của hạng mục công trình hay khi có nghi vấn hoặc khi thay
đổi nguồn cung cấp.
f) Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bố theo các lô, gói vật
liệu.
g) Lập báo cáo Chủ đầu tư kết quả kiểm tra thí nghiệm, đây là cơ sỏ chính để đánh giá
chất lượng vật liệu trên công trường trước khi đưa vào sử dụng.
III.6 Kiểm tra năng lực phóng thí nghiệm vật liệu và thiết bị thí nghiệm hiện trường
Nagecco sẽ có văn bản kiểm tra đánh giá năng lực và chất lượng của các phòng thí
nghiệm vật liệu và các đơn vị thí nghiệm tại hiện trường về máy móc thiết bị và về cán bộ
kỹ thuật thực hiện thí nghiệm. Các phòng thí nghiệm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
a) Các phòng thí nghiệm phải được trang bị đồng bộ và đầy đủ theo các quy định thí
nghiệm của tiêu chuẩn áp dụng.
b) Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phải có chất lượng chính xác phù hợp và phải có
chứng chỉ kiểm định, hiệu chỉnh hợp lệ và duy trì chế độ kiểm định của các cơ quan
chức năng nhà nước.
c) Các cán bộ vận hành thiết bị phải có chứng chỉ hợp lệ trong phạm vi các phép thử yêu
cầu.
d) Các chế độ quản lý hồ sơ, sổ ghi chép các kết quả thí nghiệm phản ánh chính xác các
kết quả thí nghiệm, cán bộ thí nghiệm và quản lý chất lượng in ấn kết quả thí nghiệm
e) …
III.7 Giám sát thi công xây dựng trên hiện trường
III.7.1 Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công :
• Thi công phải đúng với thiết kế đã được phê duyệt, đúng với các tiêu chuẩn kỹ
thuật và các cam kết về kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu.
• Bám sát hiện trường để có thể kiểm soát được các công việc trên công trường.
Khi phát hiện có sự sai phạm trong quá trình xây lắp, cơ quan giám sát phải có
các quyết định phù hợp và kịp thời.
III.7.2 Phạm vi giám sát xây dựng bao gồm có :

A. Giám sát trắc địa nhằn xác định chính xác vị trí tim cốt hạng mục và toàn bộ công trình
xây dựng.
B. Giám sát kỹ thuật thi công ép cọc.
C. Giám sát thi công công tác đất.
D. Giám sát thi công xây dựng công trình ngầm và các vấn đề chống thấm.
E. Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép.
F. Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng kết cấu thép.
G. Giám sát thi công công tác xây trát và các công tác hoàn thiện khác.
H. Giám sát an toàn lao động ( ATLĐ ).
I. Giám sát công tác vệ sinh môi trường.
Và giám sát một số các công trình phụ trợ có liên quan.
A) Các công tác giám sát trắc địa công trình xây dựng
Trong công tác này, các chuyên viên của tư vấn sẽ thực hiện các bước sau :
a) Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo đạc của các nhà thầu với các yêu
cầu kỹ thuật, phạm vi sai số cho phép.
b) Kiểm tra bảng biểu ghi chép trắc địa của nhà thầu và các báo cáo trắc địa cho từng
công việc phù hợp.
c) Trong quá trình giám sát thi công xây dựng, công tác trắc địa bao giờ cũng đi trước
một bước. trung tam của công tác giám sát trắc địa là xác định chính xác vị trí tim,
cốt của các kết cáu tính từ móng trở lên cho tới đỉnh của công trình, vì vậy, công
tác trắc địa phải tập trung vào một số các nội dung chính sau đây:
• Kiểm tra định kỳ việc đảm bảo sự ổn định, chuẩn xác của lưới trắc địa toàn bộ
công trình trong tổng thể công trình xây lắp.
• Bảo đảm độ chính xác về tim, cốt của tất cả các hạng mục công trình.
• Công tác trắc địa phải phối hợp chặt chẽ với các phần thi công khác để đảm bảo
việc định vị các công trình, các lỗ bu lông, các bu lông chon sẵn, các bảng mã,…
một cách chính xác. Đồng thời kiểm tra nghiệm thu các cấu kiện đảm bảo sự
chính xác của các bộ phận đó.
• Kiểm tra công tác trắc địa hoàn công so với bản vẽ thi công ban đầu đã duyệt.
• Duyệt.

B) Giám sát thi công ép cọc BTCT
• Kiểm tra cọc nhập vào công trường : nhật ký đúc cọc, hình dạng – kích thước
cọc, sư nguyên vẹn ( không nứt,bể ) của cọc…
• Kiểm tra thiết bị thi công ép cọc : xe cẩu, dàn ép, đồng hồ áp lực,…(thiết bị phải
có đủ hồ sơ pháp lý yêu cầu : Chứng chỉ kiểm định thiết bị, giấy hiêu chuẩn,…)
• Kiểm tra chứng nhận hành nghề của thợ lái cẩu, thợ hàn,…
• Kiểm tra bản vẽ định vị lưới cọc.
• Giám sát công tác trắc đạt định vị cọc.
• Giám sát quá trình ép cọc ( độ thẳng đứng của cọc, áp lực đồng hồ, độ xuyên sâu
cọc, hàn nối cọc, chiều sau ép cọc, cao độ dừng ép cọc,…
• Kiểm tra nhật ký ép cọc do nhà thầu lập.
C) Giám sát thi công công tác đất
Đảm bảo chất lượng của công tác này theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng,
các chuyên viên giám sát của tư vấn phải thực hiện các bước sau:
1) Công tác chuẩn bị trong phòng.
a) Đọc kỹ các hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã được duyệt, chú ý tới các hạng mục đặt thù như :
• Bản vẽ cấu tạo chi tiết móng, tầng hầm – cao độ đáy móng, mặt tiền.
• Các thuyết minh và các yêu cầu kỹ thuật quy định cho từng hạng mục – biện
pháp chống thấm.
• Tài liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn.
b) Xem xét các điều khoản trong hợp đồng thi công của nhà thầu.
• Biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất đã được duyệt.
• Số lượng, chất lượng các loại thiết bị trong hồ sơ thi công.
• Các tài liệu thầu – nhiêm vụ chính.
2) Công tác hiện trường.
a) Xác định phạm vi hố móng công trình.
b) Kiểm tra hệ thống cọc tim trục định vị công trình và cọc mốc cao độ.
c) Kiểm tra các thiết bị thi công.
d) Kiểm tra trình tự đào so với biện pháp thi công được duyệt.
e) Kiểm tra vật liệu đất đào so với khảo sát địa chất, nếu thấy khác biệt lớn phải báo

thiết kế xử lý.
f) Kiểm tra an toàn về sạt lở, an toàn lao động trong quá trình đào.
D) Giám sát kỹ thuật công trình ngầm & công tác chống thấm.
a) Tất cả các nhà thầu đều phải lập biện pháp thi công chống thấm cho các công trình
ngầm ( hồ sơ thi công ) và phải được kiểm tra phê duyệt. Lưu ý đến các biện pháp
ứng phó sự cố ( mất điện, mưa bão,….) để đảm bảo bê tông được đổ liên tục.
b) Kiểm tra chất lượng lắp đặt thép cấu tạo, gioăng chống thấm, các thép chống phình
để tránh tình trạng nước thấm qua sau khi đổ bê tông.
c) Kiểm tra các lớp áo chống thấm : kiểm tra vật liệu chống thấm do nhà cung cấp vật
tư đưa đến công trình, kiểm tra biện pháp thi công, đặt biệt chú ý đến khe giãn nỡ.
d) Kiểm tra kết quả thử cường độ và chống thấm của bê tong. Lập biện bản nghiệm thu
từng lớp chống thấm. Thường xuyên kiểm tra bê tông có lớp nào bị nứt rỗ không để
đưa ra biện pháp khắc phục.
e) Trong quá trình giám sát cũng cần đặt biệt chú ý :
• Các chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép : kiểm tra kích thước, qui
cách, vị trí đặt sẵn so với các thiết bị tương ứng, các lien kết đảm bảo không xê
dịch trong quá trình đổ bê tông.
• Kiểm tra hệ thống máy bơm dự phòng tại các hố thu nước ngầm.
• Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước : Kiểm tra các biện pháp thoát nước ngầm và
nước mặt để đảm bảo hầm cáp luôn khô ráo.
E) Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép.
1. Giám sát công tác ván khuôn và hệ chống đỡ ván khuôn.
Các yếu tố kiểm tra bao gồm : kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, kích thước, hình
dạng, tim trục,cao độ, đầu đối nối với ván khuôn, độ kín khít…
NAGECCO xác nhận các biên bản kiểm tra cho phép đổ bê tông. Lưu trữ các biên
bản kiểm tra để xác nhận khối lượng,chất lượng công việc sau này.
Đồng ý
LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN THI CÔNG CÔNG VIỆC CỐP PHA
Lưu Đồ Thực Hiện Trách Nhiệm Nội Dung Thực Hiện
Xem hồ sơ thiết kế

Lập biện pháp thi công
Định vị tim trục
Duyệt
Chuẩn bị cốp pha
Tính khối lượng cốp Pha
Gia công cốp pha
Kiểm tra
Xem hồ sơ thiết kế
Duyệt
Tháo cốp pha
Vệ sinh cốp pha
Xếp gọn cốp pha
Luân chuyển cốp Pha
Tạm ngừng xử
lý( nếu có sự
cố)
Nghiệm thu (đổ bê tông)
Không
đạt
Không
đạt
Không
đạt
Không đạt
Không
đồng ý
BCHCT
CĐT(G
S)
BCHCT

BCHCT
BCHCT
BCHCT
CĐT(G
S)
BCHCT
BCHCT
CĐT(G
S)
BCHCT
CĐT(G
S)
BCHCT
BCHCT
BCHCT
Kiểm tra hệ thống tim
trục móng
Kiểm tra chủng loại cốp
pha
Kiểm tra bề mặt cốp pha
Kiểm tra độ ổn định cốp
pha, đà giáo, cây chống,
Kiểm tra độ kính khít,
bằng phẳng.
Kiểm tra kích thước,
cao độ
Kiểm tra tim trục
Kiểm tra độ cong vênh
Kiểm tra các lỗ trống kỹ
thuật

Kiểm tra an toàn lao
động
Theo DMKT – coppha
Kiểm tra cường độ bê
tông
Kiểm tra quá trình chất
tải sau khi tháo dỡ cốp
pha
2. Giám sát công tác cốt thép.
Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp đặt cốt thép căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật, biện
pháp thi công cũa nhà thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng :số lượng, chủng loại
cốt thép, mối nối, uốn neo, cố định, bề dày lớp bảo vệ,…
Kiểm tra các yếu tố liên quan tới phần việc khác theo bản vẽ quy định : chừa lỗ, đặt
bu lông, bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định.
Tư Vấn sẽ xác nhận vào các biên bản kiểm tra để cho phép đổ bê tông . Lưu giữ các
biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.

×