Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.82 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH THÍCH HỌC TIẾT
ANH VĂN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với
nhiều nước khác trên thế giới. Vì thế, tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi
chúng ta, đặc biệt là môn tiếng Anh.
Vốn là người Việt Nam, nhưng đối với các em học sinh học tiếng Việt
đã khó, nên học ngọai ngữ lại còn khó hơn. Nó không thể đạt được ngày
một, ngày hai mà là một sự phấn đấu lâu dài, kiên trì và bền bỉ của người
học. Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy theo sách giáo khoa, đòi hỏi giáo
viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp thích hợp nhất để lôi
cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế, học sinh mới không
cảm thấy nhàm chán mà có sự hứng thú vào tiết học này và tiết học sẽ trôi
qua một cách nhẹ nhàng. Đối với các em, đồng thời bản thân các em học
sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Đó chính là lý do tại sao tôi
mạnh dạn chọn đề tài “ Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước kia, đa số giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống;
đó là giáo viên giảng bài học sinh ghi chép và làm bài tập ứng dụng. Sau đó
giáo viên sửa sai; nếu học sinh mắc lỗi, giáo viên luôn là người chủ động
trên lớp, còn tất cả học sinh chỉ lắng nghe và làm bài là đủ. Như thế, giáo
viên sẽ rất mệt mỏi vì phải nói suốt tiết dạy, còn học sinh thì thụ động và
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
1
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
không có điều kiện luyện tập, hơn nữa lỗi mà học sinh mắc phải không được
chấp nhận và được coi là “phần tử xấu”. Vì thế, các em rất ngại học và nói
tiếng Anh và tiết học Anh văn sẽ luôn nặng nề đối với các em học sinh. Là
mộït giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta phải làm thế nào để học sinh không
ngại học và ngày càng trở nên thích thú học tiếng Anh hơn.


Để dạy một tiết Anh văn cho học sinh THCS một cách có hiệu quảvà
giúp học sinh hứng thú trong tiết học này, chúng ta cần thực hiện những bước
sau:
Một là sự chuẩn bò của giáo viên (Teacher’s preparation)
- Soạn bài giảng: (lesson plan)
Khi soạn bài chúng ta nên bám sát sách giáo khoa và mở rộng đúng
chỗ cần thiết, theo mục đích yêu cầu, nếu mở rộïng tùy tiện sẽ không kòp giờ
dạy hoặc sẽ lạc chủ đề và học sinh sẽ khó hiểu, hơn nữa sẽ làm mất tính
logic của bài học.
Ví dụ: Unit 13 (English 6) Khi dạy cấu trúc câu:
What’s the weather like in summer / in Soc Trang / in Ha Noi / today?
Chúng ta dạy học sinh cấu trúc hỏi thời tiết theo mùa, có thể mở rộng
hỏi thời tiết ở một vài nơi, thời tiết hôm nay như thế nào, tránh ôm đồm kiến
thức dạy thêm : “What’s he / she like?” làm cho học sinh hoang mang không
biết hôm nay học về thời tiết hay mô tả người; Vì cậy chúng ta nên xóay sâu
trọng tâm bài học ở chỗ nào thật cần thiết.
- Sử dụng đồ dùng trực quan: (teaching aids)
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
2
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đôi khi những nét phác họa
ngộ nghónh làm trò cười cho học sinh, nhưng giúp học sinh khắc sâu được
kiến thức.
Ví dụ:
Tranh ảnh phải đủ to, rõ, đẹp… có màu sắc hài hòa và chứa đựng nội
dung cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ:
Ngoài ra, giáo viên còn có thể dùng một số đồ vật thật để giảng
dạy.Mỗi bài học cần có tranh minh họa, dùng đồ vật thật hoặc cử chỉ – điệu
bộ – diễn xuất của giáo viên để gây sự chú ý và hứng thú học cho học sinh.

Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
3
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
Tôi khuyến khích học sinh tham gia vào việc chuẩn bò đồ dùng dạy học có sự
phân công cụ thể cho từng tổ.
Ví dụ: Unit 12 (A
1
)(English 7) Khi dạy từ vựng
+ cucumber (n): dưa chuột (tôi dùng đồ vật thật )(real object)
+ papaya (n): đu đủ (real object)
+ spinach (n): rau mâm xôi (tôi dùng tranh )(picture)
+ smell (v): ngửi (tôi dùng điệu bộ, cử chỉ )(mine)
Các em thấy trước mắt mình những đồ vật thật xung quanh mình ; từ
đó, các em sẽ thấy gần gũi hơn với ngôn ngữ nước ngòai và cảm thấy tiếng
Anh trước mắt mình thật hấp dẫn, mình cần phải học vì nó không có gì xa lạ.
Học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi phải được ôn luyện hàng ngày
nên việc củng cố tri thức là vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh ghi nhớ
ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc. Đồng thời giáo viên cũng phải có
những kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh lắp được chỗ hỏng kiến thức, tổ chức
phụ đạo học sinh yếu kém. Nếu làm được điều này thì khó có học sinh yếu
kém. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để tự học ở
nhà, và có thời gian đi học phụ đạo, một số học sinh phải tự kiếm tiền để
nuôi thân và gia đình.
Ví dụ:
Em: Ngô Văn Nghiêm (lớp 9A
1
) Hàng ngày phải đi làm công trái buổi
học, mỗi sáng phải thức dậy sớm rao bán bánh mì. Em cho biết mình học bài
ngay tại lớp, vì về nhà em không có thời gian học bài.
Vì vậy giáo viên cần có những thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ những

ngữ liệu một cách nhanh chóng và sâu sắc ở lớp, khi về nhà các em chỉ cần
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
4
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
xem lại là thuộc bài, khắc sâu kiến thức hơn. Sau khi dạy từ vựng hay cấu
trúc câu, giáo viên không nên bỏ qua bước kiểm tra ngay sau khi trình bày
ngữ liệu (nhiều giáo viên lại bỏ qua bước này vì cho rằng mất nhiều thời
gian; thực sự bước kiểm tra này không mất nhiều thời gian (chỉ cần thời gian
3 đến 4 phút) nhưng mang lại hiệu quả cao. Bước kiểm tra này không nặng
nề đối với học sinh nếu chúng ta tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:Matching,
Slap the board, What and Where, Jumbled words… Khi chơi những trò chơi
này học sinh có cơ hội nhớ lại từ hoặc¨ nhìn lại từ mình đã học, giúp học sinh
thêm khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: Unit 7 (English 9)
Tôi kiểm tra từ bằng kỹ thuật Matching
New words Meaning
1. Water bill a) Thợ sửa ống nước
2. Enormous b) Hóa đơn tiền điện
3. Crack c) To, lớn
4. Plumber d) Vết nứt gãy
Trước hết tôi chia lớp ra thành những nhóm nhỏ, sau đó phát cho mỗi
nhóm một mảnh giấy nhỏ chứa 2 cột: A (new words) and B (Vietnamese
meanings) và yêu cầu học sinh nối lại. Nhóm nào cho đáp án đúng và nhanh
nhất thì chiến thắng. Phần thưởng cho nhóm chiến thắng chỉ là một tràn vỗ
tay nhưng khích lệ các em học tập tốt hơn để chuẩn bò bước vào phần thực
hành
Giáo viên phải kích thích tính năng động, tích cực của học sinh, luôn
tạo ra những tình huống ngữ cảnh để giúp học sinh tư duy sáng tạo. Giáo
viên phải dự kiến được những trở ngại, lầm lẫn mà học sinh vấp phải để có
phương pháp giải quyết kòp thời và hợp lý.

Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
5
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
Ví dụ: Giáo viên phải dự trù tình huống có thể xảy ra khi học sinh hỏi
từ có liên quan đến chủ đề bài học khi các em nói hoặc viết. Nếu giáo viên
không biết sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, mất đi niềm tin. Vì vậy, giáo viên
cần có kiến thức vững vàng: (good knowledges), phải có vốn từ vựng thật
phong phú, chữ viết rõ ràng, cách phát âm rành mạch, lưu loát, giọng đọc to
khỏe và trong quá trình dạy phải thật chính xác và hợp logic.
Giáo viên phải hiểu rõ về đòa lý, lòch sử, nền văn hóa của nước Anh,
phong tục , tập quán, trình độ khoa học kỹ thuật ngôn ngữ là cái luôn biến
đổi không ngừng, vì thế giáo viên phải năng đọc sách báo, trao đổi với đồng
nghiệp để vừa rèn luyện kỹ năng thực hành, vừa nâng cao trình độ nghề
nghiệp. Trong khi giảng dạy giáo viên cần bám sát thực tế, nếu không kiến
thức sẽ trở nên rất lạc hậu, lỗi thời (cái mới ở đây phải được toàn thể cộng
đồng công nhận và sử dụng).
Hai là, sự chuẩn bò của học sinh: (Students’ preparation)
- Đối với bài cũ: (old lesson )
Học sinh phải thuộc bài, nhất là từ vựng, cấu trúc câu và biết cách vận
dụng nó. Đồng thời học sinh phải hiểu được nội dung của bài đọc và nắm
được các dạng câu hỏi và trả lời. Ngòai ra, các em phải siêng năng làm bài
tập ở nhà hoặc tham khảo thêm sách, báo, truyện…
- Đối với bài mới: (new lesson)
Học sinh chuẩn bò đầy đủ tất cả các vấn đề mà giáo viên đã dặn dò ở
tiết học trước: học bài, làm bài tập, chuẩn bò bài mới, phân công sưu tầm
tranh, vẽ tranh, đem đồ vật thật để minh họa bài mới – tăng thêm phần sinh
động cho tiết dạy.
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
6
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh

Trước khi vào bài mới, học sinh nên tìm hiểu nội dung bài, sọan từ mới
tìm từ đồng nghóa – phản nghóa hoặc đặt câu hỏi cho từng từ mới. Nếu có thể
học sinh nên nghe băng, đóa trước ở nhà để khi vào lớp học sinh chỉ tập trung
vào những phần mà mình chưa hiểu, chưa học hoặc những phần giáo viên
mở rộng. Có như thế, tôi tin rằng chất lượng học tập của học sinh nhất đònh
tiến bộ không ngừng.
Ba là, trình bày đồ dùng dạy học: (use teaching aids)
Khi dạy đến phần nào, giáo viên treo tranh hướng dẫn phần đó. Nhìn
tranh giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho học sinh trả lời, nhiều câu hợp
thành nội dung bài học. Qua những câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kỹ
năng nghe và nói đồng thời vừa tiếp thu mau chóng nội dung bài mới, vừa
củng cố được vốn từ vựng của bài cu.õ
Ngọai ngữ là một môn học khó thuộc, mau quên nên những đồ vật thật
sẽ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu ngữ liệu mới.
Bốn là, tạo ra sản phẩm (production)
Qua những mẫu hội thọai, giáo viên nên cho học sinh diễn kòch, diễn
xuất lại bằng tài năng và sự cảm hứng sáng tạo của học sinh, điều này có thể
giúp học sinh hiểu và mau thuộc bài hơn.
Ví du: Unit:13 (English7)
Ba: Come and play basketball, Nam?
Nam: I’m sorry. I don’t think I can
Ba: That’s too bad. Why not?
Nam: Well, I should clean my room.
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
7
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
Ba: Can you play on Friday?
Nam: Yes, I can.
Ba: All right. See you at seven.
Nam: OK. Bye.

Ba: Bye.
Sau khi học sinh thực hành bài hội thọai này, giáo viên yêu cầu học
sinh nhìn tranh tạo ra những bài hội thọai tương tự hoặc có thể nói tự do theo
suy nghó của các em
Bài tập diễn kòch , tạo ra một bài hội thọai mới nêu được tầm quan
trọng của phần vừa học, nó giúp học sinh ứng dụng vào thực tiễn như thế
nào, giúp các em nhận thức được sự cần thiết của môn học nhằm tạo sự thích
thú của học sinh.
Ví dụ: Unit 1 (English 7)
a) – How far is it from your house to school ?
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
8
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
It’s about 1 km
b) – How do you go to school ?
By bicycle.
Ngòai ra, giáo viên có thể tổ chức các buổi ngọai khóa “hái hoa dân
chủ” hay câu lạc bộ nói tiếng Anh, tổ chức vào tiết 4, 5 của ngày thứ bảy
Ví dụ: cho chủ đề cho học sinh lớp 9 chuẩn bò: “Tet holiday / Tet
festival”, “Teacher’s day”, “Christmas day” , “April Fool’s day’
hoặc tạo ra những tình huống để các em có thể vận dụng mẫu câu hay
từ mới, qua đó giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
Ví dụ: Từ gợi ý: recess / skip – rope
+ What do you usually do at recess ?
I usually skip – rope at recess.
Qua việc học tiếng Anh, các em học sinh hiểu được các hàng chữ nơi
công cộng, trên quần áo, tập sách, trên máy móc…
Ví dụ: Exit, size…
Năm là những động tác khác để thu hút học sinh thích học tiết Anh
văn (The other ways):

Người giáo viên lúc nào cũng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,
nên cần có tính nghiêm khắc của một người cha – lòng vò tha thương yêu của
một người mẹ, sự ân cần của người anh người chò và luôn có tính hòa đồng
thông cảm của một người bạn. Chính vì thế, giáo viên không ngừng tìm hiểu
tâm sinh lý, nguyện vọng, hòan cảnh sống của từng học sinh thậm chí ngay
cả thói quen khuyết tật của học sinh, cụ thể:
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
9
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
+ Em Thanh Thảo lớp 9A
1
. Em rất ngại tiếp xúc với bạn bè, ngại dứng
lên phát biểu, ngại lên bảng vì cái chân khuyết tật của mình, tôi phải khuyết
khích động viên, trò chuyện với em rất nhiều, để em không còn mặc cảm,
quả là “có tật có tài” em học giỏi, và bây giờ không còn cảm giác ngại
ngùng ấy nữa, em thường giơ tay phát biểu bài làm của em luôn đạt từ 8 trở
lên
+ Em Trần Thiên Lộc, lớp 9A
3
. Em này luôn mặc cảm với bạn bè,
học hành sa sút. Khi tôi tìm hiểu tiếp xúc với gia đình thì biết gia đình rất
khó khăn, em không có ai ngòai chò gái, cha mẹ mắc nợ phải trốn bỏ xứ, em
là học sinh dân tộc khomer nên việc học của em bò ảnh hưởng rất nhiều. Từ
đó, nên tôi thường xuyên trò chuyện với em và phân công học sinh khá giỏi
kèm căp em. Đến nay em đã tiến bộ rõ rệt và trong tiết Anh văn em Lộc rất
hứng thú học tập thể hiện là thường giơ tay phát biểu.
Trong khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến thái độ học của các em
học sinh, nếu các em lơ là, không tập trung, giáo viên có thể thay đổi đề tài
trong vài phút như kể một chuyện vui, hoặc thời sự , tin tức mới nhất hoặc
thay đổi giọng nói, phương pháp… nhằm để lôi cuốn học sinh trở lại với bài

giảng.
Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên có thể lồng ghép một số vấn
đề xoay quanh tình đòan kết thống nhất, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau hoặc sự hiếu thảo, lòng yêu nước, truyền thống yêu dân tộc…; điều này
có thể làm học sinh bớt căng thẳng, vừa giáo dục nhân cách học sinh. Ngòai
sự nghiêm khắc giáo viên phải ôn tồn, không quát học sinh, làm các em kinh
sợ, không só nhục làm mất mặt học sinh trước lớp, trước bạn bè. Điều này
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
10
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, nhân cách của các em; đặc biệt, các em sẽ
không thích học tiết Anh văn nữa.
Qua thực tế, khi tôi áp dụng những phương pháp trên ,tôi nhận thấy
học sinh có tiến bộ rõ rệt về cả hai mặt: hạnh kiểm và học lực, điển hình như
các học sinh nêu trên. Ngòai ra, còn có em Mai ( lớp 7A
4
)lúc đầu em đọc bài
vấp, sai nhiều từ, nhưng đến nay em đã đọc bài lưu lóat, trôi chảy hơn, kết
quả học tập của em tiến bộ hơn rõ rệt.
+ Còn đối với em :Châu, Nhi, Trâm … ( lớp 9A
1
)nói: “Năm nay em
thích học tiết Anh văn , vì tiết học này vui ghê”
+ Còn một số học sinh khác ( lớp 9A
1
) thường hay thốt lên rằng
“Trời, mới đây lại hết tiết rồi!” hoặc
“Tiết Anh văn sao mau hết giờ quá” hoặc
“Chắc bấm chuông lộn giờ”
+ Còn tiết dạy phụ đạo cho học sinh yếu, chỉ chọn vài học sinh yếu đi

học, nhưng lại có nhiều học sinh xin vào học . Điều này cho thấy các em có
ý thức học tập tốt, thích học tiết học Anh văn. Là giáo viên đứng trên bụt
giảng mà thấy học sinh của mình thích học như thế tôi cảm thấy vui làm
saovà đó cũng là nhờ một phần công lao của mình.
Sau đây là kết quả kiểm tra kì I của môn Anh văn:
KT 15 phút KT 1 tiết Thi HK I
Điểm trên 5 Tỉ lệ Điểm trên 5 Tỉ lệ Điểm trên 5 Tỉ lệ
300/390 76,9% 315/389 80,9% 312/386 80,8%
Kết quả kiểm tra kì II
KT 15 phút KT 1 tiết Thi giữa HK I
Điểm trên 5 Tỉ lệ Điểm trên 5 Tỉ lệ Điểm trên 5 Tỉ lệ
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
11
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
302/378 79,9% 302/377 80,1% 302/377 80,1%
 Bảng thống kê điều tra ở học sinh :
Câu hỏi Thích Vừa Không
1. Các em có thích nói chuyện với nhau
bằng tiếng Anh không?
78% 19% 6%
2. Các em có hiểu bài khi giáo viên giảng
bài trên lớp không?
78% 19% 3%
3. Các em có thích học tiết Anh văn
không?
81% 17% 2%
III. KẾT LUẬN:
Tóm lại, để học sinh thích học tiết học Anh văn, đòi hỏi người thầy
phải có kiến thức thật phong phú và chính xác, am hiểu về mọi lónh vực như
kinh tế, chính trò, xã hội, có trình độ hiểu biết về đất nước Việt Nam và nước

Anh. Giáo viên phải sưu tầm nhiều chuyện vui mang tính giáo dục, phải có
lòng nhiệt tình trong giảng dạy, thương yêu, tôn trọng học sinh. Một khi học
sinh xem giáo viên là thần tượng của mình, học sinh sẽ thích được tiếp xúc
với giáo viên hơn vì đây là cơ hộïi tốt nhất để giáo viên phát hiện ra tính tích
cực và tiêu cực của học sinh, nhằm dể có biện pháp phát huy hay khắc phục
kòp thời. Học sinh chỉ thích môn học khi nào các em không còn thấy tiết học
là một chuỗi thời gian dài nặng nề. Từ đó các em sẽ siêng năng học hơn, đầu
tư nhiều vào bài học, tiếp thu bài một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao
trong học tập.
 Từ kết quả trên tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau:
 Về phía giáo viên:
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
12
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
- Phải chuẩn bò bài giảng và kiến thức thật khoa học và chính xác,
phù hợp với thực tiễn.
- Có đủ đồ dùng dạy học để minh họa cho tiết dạy.
- Bản thân không ngừng phấn đấu, luôn tìm tòi học hỏi.
- Phải có tình thương, kỷ cương và trách nhiệm đối với học sinh.
 Về phía học sinh;
- Phải tìm hiểu nội dung bài mới trước khi đến lớp.
- Thường xuyên luyện nói , nghe máy và thực hành các mẫu câu, từ
vựng…
- Chủ động theo dõi bài giảng để tiếp thu kiến thức.
- Hòan thành tất cả các bài tập trên lớp và ở nhà.
 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
 Về phía nhà trường:
Cần cung cấp thêm mọt số trang thiết bò cho môn Anh văn như: các bộ
tranh ảnh của từng đơn vò bài học trong sách giáo khoa ( đặc biệt với tiếng
Anh lớp 6 và lớp 7 ) và nếu có điều kiện đề nghò cung cấp TV , băng hình

phòng lab dành riêng cho bộ môn Anh văn
 Về phía giáo viên:
- Tích cực hơn trong từng tiết dạy, tạo tiết dạy nhẹ nhàng và thỏai
mái.
- Nên nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp để tránh sai kiến thức.
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
13
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
- Hướng dẫn cho học sinh cách tự học ở trường cũng như ở nhà để đat
hiệu quả cao.
 Về phía học sinh:
- Xác đònh đúng động cơ học tập của mình.
- Thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên.
- Thường xuyên tập luyện những kiến thức đã có.
Tất cả các vaná đề được trình bày trên cũng là các biện pháp tôi đã
thực hiện và rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
Rất mong sự đóng góp và bổ sung ý kiến của quý thầy, cô, anh, chò
đồng nghiệp.

Duyệt của BGH Phú Tâm, ngày 10 tháng 04 năm 2008
Người viết
Thái Huệ Linh


Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
14
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Thái Huệ Linh
Làm thế nào để học sinh thích học tiết Anh văn
15

×