Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ngữ pháp cơ bản về cách dùng thì và dạng thức động từ cơ bản trong tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.48 KB, 20 trang )

TÊN THÌ HIỆN TẠI ĐƠN GIẢN THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
Cấu trúc (+) S+ V+ O
(-) S + don’t/ doesn’t + V+ O
(?) Do/ does + S+ V+ O (nếu có từ hỏi thì từ hỏi
đứng trước “do/ does”)
Với to be:
(+) S + am/ is/ are
(-) S + am/ is/ are + not
(?) am / is/ are + S (nếu có từ hỏi thì từ hỏi đứng
trước “am/ is/ are”)
(+) S + am/ is/ are + V-ing + O
(-) S + am/ is/ are + not + V-ing + O
(?) am/ is/ are + S + V-ing + O (nếu có
từ hỏi thì từ hỏi đứng trước “am/ is/
are”)
Cách dùng - Dùng để chỉ những việc xảy ra đều đặn, thường
xuyên.
VD: I often go to the park with my boyfriend. (Tôi
thường đi đến công viên với bạn trai mình.)
What do you usually do after dinner? (bạn
thường làm gì sau bữa tối?)
- Dùng để chỉ một sự thật luôn đúng, một chân
lý.
VD: The sun rises in the East and sets in the West.
(mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.)
- Dùng để chỉ một ý thích, cảm xúc, một lịch trình
có sẵn.
VD: I fall in love with the little girl in the first
table. (Tôi yêu cô gái nhỏ nhắn ở bàn đầu.)
She is interested in romantic fictions. (Cô ấy thích
tiểu thuyết lãng mạn.)


The train leaves for Ha Noi at 10 a.m. (Chuyển tàu
đi đến Hà Nội lúc 10 giờ)
- Chỉ một hành động đang xảy ra tại
thời điểm nói
VD: They are going together now. (Hiện
giờ họ đang đi cùng nhau đấy.)
- Chỉ một hành động sắp xảy ra (chỉ ý
tương lai)
VD: They are coming tomorrow. (Ngày
mai anh ta sẽ đến)
Dấu hiệu
nhận biết
Thì hiện tại đơn giản thường có những trạng từ
chỉ mức độ thường xuyên đi kèm như:
- usually, often, sometimes, frequently, always,
never….
- every day, every month, every week,….
- once/ twice/ three… times a week/ month….
Các trạng từ đi kèm thì hiện tại tiếp
diễn là:
- now
-right now
-at present
- at the moment.
Chú ý - Với những chủ ngữ số ít, động từ thêm s nhưng
khi động từ có tận cùng là o, sh, s, ch, x, z, chúng
mình thêm ES.
VD: He teachesFrench.
- Với những động từ tận cùng là e thì
chúng mình bỏ e này đi trước khi

thêm ing. (trừ các động từ : to age (già
đi), to dye (nhuộm), to singe (cháy xém)
- Với những động từ tận cùng là y và đứng trước
nó là một phụ âm, thì chúng mình
đổi ythành i trước khi thêm es nhé.
VD: John tries to move the table
- She studies Math well.
và các động từ tận từ làee
VD: arrine =? arriving
- Nếu động từ tận cùng là iethì đổi
thành y rồi mới thêming nhé.
VD: lie > lying
- Khi động từ tận cùng là l mà trước nó
là 1 nguyên âm đơn thì ta cũng nhân
đôi l đó lên rồi thêm ing.
VD: travel > travelling
- Khi động từ tận cùng là 1 nguyên âm ở
giữa 2 phụ âm thì chúng ta nhân đôi
phụ âm cuối lên rồi thêm ing.
VD: run > running
Tên HIỆN TẠI HOÀN THÀNH HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
Cấu
trúc
(+)S + have/has + P2 + (O)
(-) S + have/has not + P2 + (O)
(?)Have/has + S + P2 + (O)?
(+)S + have/has been + V-ing + (O)
(-) S + have/has not + been + V-ing + (O)
(?)Have/has + S +been + V-ing + (O)?
Cách

dùng
- Diễn tả một hành động vừa thực hiện xong
so với hiện tại, không xác định thời gian
trong quá khứ.
VD: She has loved him. (Cô ấy đã yêu anh ấy
rồi=> không xác định yêu từ lúc nào lúc nào,
chỉ biết là đã yêu rồi.)
I have just come back from the beach. (Tôi
vừa đi biển về)
- Dùng để nói ai đã hoặc chưa làm việc gì
tính đến thời điểm hiện tại
VD: I have finished my work already. (Tôi
vừa hoàn thành công việc rồi)
Peter hasn’t washed the car yet. (Tom vẫn
chưa rửa xe)
Have you ever read that book? (Anh đã bao
- Nhìn chung, về cơ bản, thì hiện tại hoàn thành tiếp
diễn giống với thì hiện tại hoàn thành, đều dùng để
diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá
khứ và vẫn còn xảy ra ở hiện tại. Tuy nhiên, thì hiện
tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh thời gian của
hành động (How long), còn thì hiện tại hoàn
thành quan tâm đến kết quả của hành động.
Vd: I've been waiting for you for half an hour. ( and
now I'm still waiting, hoping that you'll come) => Tôi
đã đợi bạn nửa tiếng rồi, hiện giờ tôi vẫn đang đợi.
- I have been learning English since early morning.
=> Tôi học tiếng Anh từ lúc sáng sớm (Bây giờ vẫn
đang học.)
- Trong một số trường hợp dùng thì hiện tại hoàn

thành tiếp diễn thể hiện ai đó làm việc gì trong một
giờ đọc sách đó chưa?)
She has never been late for any meeting. (Cô
ấy chưa bao giờ bị muộn buổi họp nào.)
- Kết quả hiện tại của một hành động trong
quá khứ, một kinh nghiệm (Đã làm gì đó
được bao nhiêu lần rồi/ bao lâu rồi).
VD: Mike has learned English for 2
years. (Mike đã học tiếng Anh 2 năm rồi =>
tính đến lúc này thì bạn ấy học được hai
năm rồi)
I have been to London several times. (Tôi đã
đi Lon Don mấy lần rồi)
khoảng thời gian hiện tại
VD: I’m sorry. I’m late. (Xin lỗi, tôi bị muộn)
Don’t worry. We haven’t been waiting very
long. (Đừng lo, chúng tôi chưa đợi lâu đâu)
Dấu
hiệu
nhận
biết
Thì hiện tại hoàn thành thường đi với một số
trạng từ, những trạng từ này là dấu hiệu
nhận biết thì này luôn.
- Since :Since + thời điểm (since 1990, since
last week/month/year; since I last saw
him )
- For :For + khoảng thời gian (for two days,
for the past/last two months, for the last
two years ).

- Already, just, yet, recently, lately, ever,
never
- This is the first/second/third time.
Dấu hiệu nhận biết.
Thì hiện tài hoàn thành tiếp diễn có thể dùng được
những trạng từ của thì hiện tại hoàn thành, ngoài ra,
còn thêm một số từ như: all day, all her/his
lifetime, all day long, all the morning/afternoon.
Đôi khi còn thêm cả từNow nữa.
Phân biệt thì Hiện tại hoàn thành và thì Hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
thì Hiện tại hoàn thành thì Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
- Hành động đã kết thúc/ hoàn thành.
VD: They have learned three chpters. (Họ đã học được 3
chương rồi.)
- Ai đó đã làm gì được mấy lần tính đến thời điểm hiện
tại
VD: I have visited his farm 3 times since I moved to here.
(Từ ngày chuyển đến đây, tôi đã đến thăm trang trại của
- Chưa rõ hành động đã kết thúc hay chưa.
VD: You look so tired? (trông em mệt mỏi quá)
I have been doing all the week. (Em đã làm
việc cả một tuần liền)
anh ấy 3 lần rồi)
A. Thì quá khứ đơn.
I. Công thức
(+) S + V-ed + (O)
(-)S + did not/didn’t + V + (O)
(?) Did + S + V + (O)?
Đối với to be, chúng mình chia như sau:
- S + was/were +

- I, he, she, it , N(số ít) + Was
- You, we, they, N(số nhiều) + Were
To be trong câu làm trợ động từ luôn nhé.
II/ Cách dùng:
1: Hành động xảy ra hoàn tất trong quá khứ, một sự thật hoặc một chuỗi hành động đã hoàn tất trong
quá khứ.
+ Chúng mình sử dụng thì quá khứ đơn để diễn đạt một hành động bắt đầu và kết thúc tại một thời
điểm xác định trong quá khứ.
Ví dụ:
- I saw my old teacher yesterday. (Hôm qua tôi gặp giáo viên cũ)
- Last year, he didn’t travel to Japan. (Năm ngoái anh ta không đi Nhật)
- Did you do homework last night? (Hôm qua bạn có làm bài tập về nhà không vậy?)
+ Một sự thật trong quá khứ
Ví dụ:
- Uncle Ho died in 1969 (Bác Hồ mất năm 1969)
- I started school in 1996 (Tôi bắt đầu đi học năm 1996)
+ Chúng ta dùng thì Quá khứ đơn để diễn tả một chuỗi hành động đã hoàn tất trong quá khứ, lần lựơt
diễn ra nối tiếp nhau.
Ví dụ:
- I finished homework, walked to the bookshop, and found a good book. (Tôi làm xong bài tập, đi bộ ra
hiệu sách và tìm một quyển sách hay)
- He got to the airport at 8:00, checked into the hotel at 9:00, and slept at 10:00. (Anh ta đến Sân bay
lúc 8h, 8h30 thì đăng ký phòng với khách sạn và đi ngủ lúc 10h)
2. Một thói quen trong quá khứ.
+ Đối với cách dùng này, chúng ta cũng có thể dùng kèm các trạng từ như: always, often, usually, never,
when I was a child, when I was younger,
Ví dụ:
- She studied Math when she was 6 years old. (Lúc 6 tuổi cô ấy đã học toán)
- She often went to the beach after school when she was a child. (Khi còn là đứa trẻ, cô ấy thường đi ra
biển sau khi tan học)

- They never went to school, they always skipped class. (Bọn họ chẳng bao giờ đi học, suốt ngày bỏ tiết.)
Chú ý: Chúng mình nhớ là khi trong câu có trợ động từ “ did” rồi thì động từ không chia nữa nhé.
III. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
Thì quá khứ đơn thường đi với một số trạng từ, có vài trò làm dấu hiệu nhận biết thì này:
- last night/ year/month
- yesterday
- n ago
- in + năm xác định trong quá khứ (in 2000)
B. Thì quá khứ tiếp diễn
I/ Cấu trúc:
(+) Chủ ngữ + was/were + V-ing.
(-) Chủ ngữ + was/were + not + V-ing.
(?) Was/were + chủ ngữ + V-ing?
II/ Cách dùng
1: Một hành động bị xen vào trong quá khứ
Quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì một hành động
khác xen vào (hành động xen vào thường được chia ở quá khứ đơn).
Ví dụ:
- I was watching TV when she called. (Khi cô ấy gọi điện, tôi đang xem ti vi)
- When they came, she was writing a letter. (Khi họ đến, cô ấy đang viết một lá thư)
- What were you doing when the earthquake started? (Khi động đất xảy ra, bạn đang làm gì vậy?)
2: Một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong qúa khứ.
Chúng ta còn sử dụng thì quá khứ đơn để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định
trong quá khứ.
Ví dụ:
- Last night at 6 PM, We was heaving dinner. (Lúc 6h tối qua, chúng tôi đang ăn tối)
- At midnight, we were still driving into the town. (Lúc nửa đêm, tôi vẫn đang lái xe vào thị trấn )
- Yesterday at this time, I was working. (vào giờ này hôm qua, tôi đang làm việc)
3: Những hành động xảy ra song song, cùng một thời điểm trong quá khứ.
Thì Quá khứ tiếp diễn còn được dùng để diễn tả 2 hành động trong cùng một câu, đang xảy ra cùng một

lúc trong quá khứ hay gọi là những hành động xảy ra song song với nhau.
Ví dụ:
- While Ellen was reading book , Tom was watching television. (Trong khi Ellen đang đọc sách thì Tom
đang xem ti vi)
- Were you listening while he was talking? (Lúc anh ta đang nói bạn có đang nghe không?)
- What were you doing while you were waiting? (Trong lúc bạn đang chờ đợi thì bạn làm gì?)
III. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn.
Thì quá khứ tiếp diễn thường đi với một số tạng từ sau:
- at this time last night
- at this moment last year
- at 8 p.m last night
- while , when
I. Thì quá khứ hoàn thành
1. Công thức:
(+)S + had + P2 + (O)
(-)S + had not + P2 + (O)
(?)Had + S + P2 + (O)?
Trong đó: S: chủ ngữ (chủ từ)
P2= V+ed: động từ
(Có quy tắc V+ed; Bất QT= cột 3 Bảng động từ Bất QT)
O: tân ngữ
2. Cách dùng : Dùng để chỉ một việc hoàn thành trước một thời gian nhất định ở quá khứ hoặc trước
một hành động khác trong quá khứ.
Ví dụ: - Our children had all gone to bed before we came home last night. (Bọn trẻ nhà chúng tôi đã đi
ngủ trước khi chúng tôi về nhà tối qua.)
- When they arrived, she had left the house. (Khi họ đến thì cô ấy đã rời khỏi ngôi nhà)
- She was surprised because she hadn’t met him before. (Cô ấy rất kinh ngạc vì trước đó cô ấy chưa
từng gặp anh ấy.)
- After they had finished the exercise, they came home. (Sau khi hoàn thành bài tập, họ về nhà.)
3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành.

Thì Quá khứ hoàn thành đi cùng một số trạng từ, làm dấu hiệu nhận biết.
- Before, after, never, ever,
- When
II. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
1. Công thức :
(+) S + had been + V-ing + (O)
(-) S + had not + been + V-ing + (O)
(?) Had + S +been + V-ing + (O)?
Trong đó: S là chủ ngữ, V-ing là động từ + đuôi ing, O là tân ngữ. Cách thêm “ ing” sau động từ, chúng
mình đã quen ở các thì tiếp diễn rồi nên NPTA không nhắc lại nữa nhé.
2. Cách dùng:
- Dùng để chỉ một việc đã xảy ra trước một hành động quá khứ khác, và trong khi hành động quá khứ
thứ 2 xảy ra, thì hành động quá khứ thứ nhất vẫn tiếp tục.
Ví dụ: When I was woken up, it had ben raining very hard. (Lúc tôi dậy thì trời đã mưa rất to)
When I came, they had been singing for more than two hours. (Khi tôi đến thì họ đã đang hát được hơn
hai tiếng đồng hồ)
- Một hành động xảy ra trước một hành động khác trong Quá khứ (nhấn mạnh tính tiếp diễn)
Ví dụ: I had been thinking about that before you answered it. (Trước khi bạn trả lời, tôi đã suy nghĩ rất
lâu về vấn đề đó.)
I. Thì tương lai đơn giản.
1. Cấu trúc.
(+) S + will +V + (O)
(-) S + will not/won't + V + (O)
(?) Will + S + V + (O)?
Trong đó: S là chủ ngữ, V là động từ, O là tân ngữ
2. Cách dùng.
+ Thì Tương lai đơn giản dùng để chỉ một hành động, ý định mới có từ thời điểm nó, những lời hứa
Ví dụ:
- Tony , we haven’t got any milk left (Tony, chúng ta hết sữa rồi)
-Alright mom, I will buy some milk (Được rồi mẹ ạ. Con sẽ đi mua một ít sữa)

- I will never forget this party. (Tôi sẽ không bao giờ quên buổi tiệc đó.)
- I will phone you when I come home. ( Tôi sẽ gọi cho bạn khi tôi về đến nhà.)
- We will meet two times a month. (Chúng ta sẽ gặp nhau 2 lần mỗi tháng)
- Will we go there again? (Chúng ta có đến đó nữa không?)
+ Chúng mình cũng dùng thì Tương lai đơn giản để chỉ những dự đoán nhưng không chắc chắn:
Ví dụ: It will rain tomorrow (ngày mai trời sẽ mưa)
3. Dấu hiệu nhận biết.
Thì tương lai đơn giản đi kèm với một số trạng từ, đó là dấu hiệu nhận biết của thì này. Các trạng từ đó
là:
- Tomorrow, next week/month/year, next Monday, Tuesday, , Sunday,
- Next June, July, , next December, next weekend
- In two days/weeks/months, in the years to come, in coming years
II. Thì Tương lai gần
1. Cấu trúc
(+) S +am/is/are + going to +V
(-) S + am not/ isn’t/ aren’t + going to + V
(?)Am/ is/ Are +S + going to + V ?
2. Cách dùng:
+ Thì tương lai gần được dùng để thể hiện ý định có từ trước thời điểm nói
Ví dụ: Hi! Sarah . Are you going shopping? (chào Sarah . Em đi mua sắm à?)
Yes, I am going to buy some milk. (Vâng, Ann à. Em đi mua ít sữa)
+ Chúng ta cũng dùng thì Tương lai gần để chỉ dự đoán rất chắc chắn về điều gì sắp xảy ra, thường là
những sự việc có dấu hiệu ở hiện tại
Ví dụ: Look at the black clouds! It’s going to rain (Nhìn những đám mây đen kia kìa. Trời sắp mưa rồi)
Chú ý: đối với các động từ chỉ sự chuyển động, ta không dùng cấu trúc GOING TO+V mà dùng luôn dạng
V-ing của động từ để diễn đạt tương lai thường
Ví dụ: Không nói I’m going to go to the cinema tonight
à I’m going to the cinema tonight
III. Thì Tương lai tiếp diễn.
1. Cấu trúc:

(+) S + will be + V-ing + (O)
(-) S + will not be + V-ing + (O)
(?) Will + S + be + V-ing + (O)?
Trong đó: S: chủ ngữ, V-ing: động từ + đuôi ing, O: tân ngữ
Chú ý: Cách chia động từ V-ing thì mình không cần nhắc lại nữa, chúng mình đều biết rồi nhỉ.
2. Cách dùng:
+ Thì Tương lai tiếp diễn dùng để chỉ một hành động xảy ra tại một thời điểm xác định trong tương
lai.
Ví dụ:
- By the time next week, we will be playing football. (Vào giờ này tuần sau, chúng tôi sẽ đang chơi đá
bóng.)
- At 9:00 pm tomorrow, She will be watching television. (Lúc 9 giờ tối mai, cô ấy sẽ đang xem tivi.)
I. Thì Tương lai hoàn thành.
1. Cấu trúc:
(+) S + will have + P2 + (O)
(-) S + will not have + P2 + (O)
(?) Will + S +have + P2 + (O)?
2. Cách dùng:
- Chúng mình dùng thì Tương lai hoàn thành khi muốn diễn tả một hành động, sự việc sẽ hoàn thành
trước một thời điểm xác định trong tương lai, hoặc trước khi hành động, sự việc khác xảy ra.
Ví dụ:
- I will have prepared the meal before you come tomorrow. (Ngày mai, trước khi bạn đến, tôi sẽ chuẩn
bị xong bữa cơm)
- John won’t have finished the study by July because he has some health problems. (Đến tháng 7, John
không thể hoàn thành việc nghiên cứu vì anh ấy có một vài vấn đề về sức khỏe.)
- Will you have got a driving license by the time you get married next month? (Liệu tháng sau khi bạn
cưới bạn đã có bằng lái xe chưa?)
3. Dấu hiệu nhận biết thì Tương lai hoàn thành.
Thì Tương lai hoàn thành đi kèm với một số trạng từ như:
Các cụm từ chỉ thời gian đi kèm:

- By + mốc thời gian (by the end of, by tomorrow)
- By then
- By the time + mốc thời gian.
II. Thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn.
1. Cấu trúc:
(+) S + Will + have + been + V-ing + (O)
(-) S + Will + have + not + been + V-ing + (O)
(?) Will + S + have + been + V-ing + (O)
2. Cách dùng.
- Thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn được dùng hành động ai đó sẽ làm được bao lâu tính đến thời
điểm xác định trong tương lai. (Có nghĩa là đến thời điểm đó, hành động đó vẫn chưa kết thúc).
Các bạn nhớ nhé. Thì tương lai hoàn thành, thì là hành động đó đã hoàn thành rồi, còn thì Tương lai
hoàn thành tiếp diễn thì hành động đó chưa hoàn thành.
VD:
- By next month, I will have been worrking for this company for 1 year. (Tính đến tháng sau, tôi sẽ làm
việc cho công ty này được 6 tháng)
- By 9.am, I will have been waiting for her for two hours. (Đến 9 giờ sáng tôi sẽ chờ cô ấy được 2 tiếng
rồi.)
3. Dấu hiệu nhận biết.
Thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng các trạng từ giống như trạng từ của thì Tương lai hoàn thành,
xong nó đi kèm với for + khoảng thời gian.
2 DẠNG THỨC CỦA ĐÔNG TỪ
1. Dạng V-ing của động từ. (về cách chia V-ing thì chúng mình đã quá quen rồi
nhỉ…chuyện xưa như trái đất )
V-ing hay còn gọi là gerund được dùng trong câu với những vai trò chính sau:
- Chủ ngữ trong câu
VD: Playing football is his hobby. (Chơi bóng là sở thích của anh ấy)
- Bổ ngữ của động từ, một số động từ: Có một số động từ mà nếu đằng sau là một
động từ, thì động từ sau đó luôn ở dạng V-ing nhé.
(Lớp mình chú ý những động từ sau đây nè.)

admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep,
mind, miss, postpone, practise, resist, risk, propose, detest, dread, resent, pardon,
fancy.
=> yêu cầu ghi nhớ. .
VD:
1. She avoided waking up her husband because he was very tired yesterday. (Cô ấy tránh
đánh thức chồng mình vì anh ấy bị mệt)
2. Hoa enjoys taking photographs.(Hoa rất thích chụp ảnh?)
3. I don’t mind walking to meet her. (Tôi không phiền khi đi bộ đến gặp cô ấy)
4. They keep staying at home until Sunday. (Họ tiếp tục ở nhà cho đến chủ nhật)
- Bổ ngữ cho chủ ngữ: (Thường là sau to be hoặc một số động từ nối)
VD: My duty is teaching my sister.(Nhiệm vụ của tôi là dạy em gái tôi)
- Sau giới từ chúng mình cũng dùng dạng V-ing của động từ nhé: apologize for,
accuse of, insist on, feel like, congratulate on, suspect of, look forward to, dream of, succeed
in, object to, approve/disapprove of
VD: I am intersted in watching films.(Tôi thích xem phim)
- Trong một số cấu trúc đặc biệt nữa này (Đừng quên )
- It's no use / It's no good
- There's no point ( in)
- It's ( not) worth
- Have difficult ( in)
- It's a waste of time/ money
- Spend/ waste time/money
- Be/ get used to
- Be/ get accustomed to
- Do/ Would you mind ?
- be busy doing something
- What about ? How about ?
- Go + V-ing ( go shopping, go swimming )
2. Dạng to - V của động từ

- Theo sau một số động từ sau: appear, arrange, agree, attempt, ask, decide,
determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare,
promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, volunteer, expect, want,
VD:
1. They hope to finish the research before the spring.(Họ hi vọng sẽ hoàn thành bài nghiên
cứu trước mùa Xuân)
2. He promised to return my book on Sunday. (Anh ta hứa trả lại cuốn sách cho tôi vào chủ
nhật)
- Dùng trong một số cấu trúc: Verb + how/ what/ when/ where/ which/ why + to
V
VD: They don’t know how tho go there.(Họ không biết làm cách nào để đến đó)
- Dùng sau tân ngữ của một số động từ: advise, allow, enable, encourage, forbid,
force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge,
want, tempt, ask
VD:
1. My mother allows me to go out (Mẹ tôi cho phép tôi ra ngoài.)
2. They asked me to do a lot of work. (Họ yêu cầu tôi làm rất nhiều việc)
3. Những trường hợp động từ theo sau bởi cả V-ing và to-V. (Phải luôn cẩn thận với
những động từ thế này. )
a. Like
Like V-ing: Thích làm gì đó theo sở thích.
Like to do: Làm việc đó vì nó là tốt và cần thiết, muốn làm.
VD:
- I like reading books. (Tôi thích đọc sách)
- I like to learn English. I think my job needs it(Tôi muốn học Tiếng Anh, tôi nghĩ công việc
của tôi cần tiếng Anh)
b. Prefer
Prefer V-ing to V-ing: Thích làm gì hơn làm gì
Prefer + to V + rather than (V) : Thích làm gì hơn làm gì
VD:

- My boy prefer playing to learning. (Con trai tôi thích chơi hơn là học)
- I prefer to drive rather than travel by train. (Tôi thích lái xe đi hơn là đi bằng tàu hỏa)
c. Mean
Mean to V: Có ý định làm gì.
Mean V-ing: Có nghĩa là gì.
VD:
- He means to allow you to do that. (Anh ấy có ý cho phép bạn làm việc đó.)
- This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)
d. Need
Need to V: Cần làm gì
Need V-ing: Cần được làm gì (= need to be done, dùng để chỉ ý bị động)
VD:
- I need to get up early today. (Tôi cần phải dậy sớm hôm nay)
- Your hair needs cutting. (Tóc bạn cần phải cắt rồi)
e. Stop
Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)
Stop to V: dừng lại để làm việc gì
VD:
- Stop learing: dừng học.
- Stop to learn: dừng lại để học
f. Remember/ forget/regret
Remember/forget/regret to V: nhớ/quên/tiếc sẽ phải làm gì (hành động ở hiện tại –
tương lai)
Remember/forget/regret V-ing: nhớ/quên/tiếc đã làm gì (hành động này ở quá khứ)
VD:
- Remember to lock the door (nhớ đóng cửa nhé.)
- Don’t forget to buy some milk (đừng quên mua ít sữa nhé)
- I regret to inform you that she had gone (tôi rất tiếc phải báo tin cho bạn rằng cô ấy đã đi
rồi)
- I still remember paying her $5. (tôi nhớ đã trả cô ấy 5 đô la rồi)

- She will never forget meeting you at school. (cô ấy không bao giờ quên đã gặp bạn ở
trường)
- He regrets leaving school early. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm)
g. Try
Try to V: cố gắng làm gì
Try V-ing: thử làm gì
VD:
- I try to follw her. (tôi cố gắng đi theo cô ấy)
- You should try doing exercises every morning. (bạn nên thử tập thể dục mỗi sáng)
h. See/hear/smell/feel/notice/watch
See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi
người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
See/hear/smell/feel/notice/watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người
nói chứng kiến toàn bộ hành động.
VD:
- I see him passing my house everyday.(Ngày nào tôi cũng thấy anh ta đi qua nhà tôi)
- She smelt something burning and saw smoke rising.(Cô ấy ngửi thấy cái gì đó cháy và
thấy khói bốc lên)
- We saw him leave the house.(Chúng tôi thấy anh ta rời nhà)
- I heard him make arrangements for his journey.(Tôi nghe thấy anh ta thỏa thuận về
chuyến đi)
i. Used to
Used to V: đã từng/thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)
VD:
- I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ)
- I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi)
j. Advise/allow/permit/recommend
Advise/allow/permit/recommend + Object + to V: khuyên/cho phép/ đề nghị ai làm
gì.

Advise/allow/permit/recommend + V-ing: khuyên/cho phép, đề nghị làm gì.
VD:
- He advised me to apply at once.(Anh ta khuyên tôi nên áp dụng ngay)
- He advised applying at once.(Anh ta khuyên áp dụng ngay)
- They don’t allow us to park here.(Họ không cho phép chúng tôi đỗ xe ở đây)
- They don’t allow parking here.(Họ không cho phép đỗ xe ở đó)
ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI
I. Cấu trúc chung của câu chưa động từ tình thái:
S + modal verbs + V + O
Động từ tình thái có 3 đặc điểm lớn mà lớp mình cần chú ý nhé:
- Không được chia theo chủ ngữ
- Tồn tại ở hai dạng Hiện tại và Quá khứ
- Theo sau bởi động từ nguyên thể không chia.
II. Chi tiết về các động từ tình thái.
1. CAN và COULD (Dịch là có thể nhé. COULD là dạng quá khứ của CAN . CAN/ COULD = Be able to
1.1. CAN
+ Diễn tả khả năng (ability)
Ví dụ: Can you swim? Yes I can (Bạn có thể bơi không? Có, tôi có thể)
+ Diễn tả xác xuất một điều có thể xảy ra (possibility)
Ví dụ: Can it rain? – No, it can’t. (Trời có thể mưa không nhỉ? – Không, không thể)
+ Dùng trong văn nói thay thế cho MAY để nói đến một sự cho phép (permission) và dạng phủ định của
nó (CANNOT) dùng để chỉ một sự cấm đoán.
Ví dụ: You can walk around the building but you can’t go in to it. (Bạn có thể đi xung quanh ngôi nhà
nhưng không thể vào trong đó.)
+ Khi dùng với động từ tri giác CAN cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn.
Listen! I think I can hear the sound of the wind (Nghe này, tôi có thể nghe thấy tiếng gió – đang nghe
thấy)
+ CANNOT còn được dùng để chỉ một điều khó có thể xảy ra.
Ví dụ: He cannot fail the exam, he is the best student in my class. (Anh ấy không thể nào thi trượt
được, anh ta là học sinh giỏi nhất lớp tôi)

1.2. COULD (Quá khứ của CAN)
+ Ngoài cách dùng với dạng quá khứ của CAN (COULD = was/ were able to ), COULD còn được dùng
trong câu điều kiện.
Ví dụ:
- If I had more money, I could buy this beautiful dress (Nếu tôi có nhiều tiền hơn, tôi có thể mua bộ
quần áo đẹp này)
- If she had learned that before, she could have done well the exam. (Nếu cô ấy học điều đó từ trước, cô
ấy có thể làm tốt bài kiểm tra.)
+ Diễn tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.
Ví dụ:
- His story could be true but I hardly believe it. (Câu chuyện của anh ấy có thể đúng, nhưng tôi hầu như
không tin nó)
- You could ask me to do the job, but I don’t want to do. (Anh có thể yêu cầu tôi làm việc đó nhưng tôi
không thích làm đâu)
+ Trong câu đề nghị lịch sự, COULD đ ược xem là có ý nghĩa lịch sự hơn CAN
+ Nếu câu nói hàm ý một sự thành công trong việc thực hiện hành động thì người ta không sử
dụng COULD mà dùng was/ were able to
I finished my lesson early and so I was able to go with my husband.(Tôi làm xong việc sớm nên tôi có
thể đi cùng chồng tôi)
2. MAY và MIGHT (M IGHT là dạng quá khứ của MAY)
+ Diễn tả khả năng một hành động có thể xảy ra.
Ví dụ:
- He may decide to go. (Có khi anh ta sẽ quyết định đi)
- He said that it might be true. (Anh ấy nói rằng điều đó có thể đúng)
+ Diễn tả sự cho phép.
Ví dụ:
- May I borrow your pen? (Tôi có thể mượn bạn cái bút được không?)\
- They asked if they might use the computer. (Họ hỏi xem liệu họ có thể sử dụng máy tính không)
+ Diễn tả một lời cầu chúc
Ví dụ: May our dream come true (Ước gì ước mơ của chúng ta thành hiện thực)

+ Dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ.
Ví dụ: - He may be thin and short, he is very healthy
=> Although he is thin and short, he is very healthy. (Dù anh ta gầy và thấp, anh ấy rất khỏe mạnh)
- He might learn a lot, he couldn’t pass the exam.
=> Although he learned a lot, he couldn’t pass the exam. (Dù anh ta học rất nhiều, anh ta không thể
qua được kỳ thi)
+ Dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này
chúng mình cũng có thể dùng CAN/ COULD thay cho MAY/MIGHT.
She studied very hard so that she might read English books.(Cô ấy đã học rất chăm để có thể đọc được
sách tiếng Anh)
+ Chúng mình cũng dùng MAY/ MIGHT để diễn tả một lời trách móc khéo.
Ví dụ:
- You may listen to me when I am talking. (Bạn làm ơn lắng nghe trong khi tôi đang nói)
- You might help him something with his task. (Bạn làm ơn giúp anh ta một chút trong công việc của
anh ấy)
+ Dùng trong các mệnh đề sau các từ Hope và Trust
Ví dụ: I trust (hope) that you may find this plan to your job.(Tôi hi vọng/ tin rằng bạn sẽ tìm ra kế
hoạch cho công việc của bạn)
3. SHALL và SHOULD (SHOULD là dạng quá khứ của SHALL)
3.1. SHALL:
+ Dùng trong cấu trúc thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất.
I shall have a lot of money (Tôi sẽ có rất nhiều tiền.)
+ Diễn tả một lời hứa, một sự quả quyết hay một mối đe dọa.
If you work hard, you shall have a trip to London. (Nếu học chăm chỉ, con sẽ có một chuyến đi đến
Londo=> hứa)
He shall pay you what he owes me. (Anh ta sẽ phải trả giá cho những gì anh ta nợ ta => đe dọa)
These people want to buy my house, but they shan’t have it.(Những người đó muốn mua nhà tôi,
nhưng họ sẽ không thể có được nó => quả quyết)
3.2. SHOULD
+ Khuyên ai đó nên làm gì, should = ought to.

You should follow the teacher.(Bạn nên nghe theo giáo viên)
+ Chúng mình cũng có thể dùng SHOULD thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt
buộc ai đó phải làm gì.
Members who want tickets for the film should apply to the Secretary.(Những thành viên muốn có
được vé xem phim phải đăng ký với thư ký)
4. WILL – WOULD
4.1. WILL
+ Được dùng ở thì Tương lai đơn giản (Chúng mình học qua rồi đấy)
I will return it to you (Tôi sẽ trả nó cho anh)
+ Dùng trong câu đề nghị nữa nhé.
Will you open the window? (Bạn làm ơn mở của ra được không ạ?)
4.2. WOULD:
+ Diễn tả dạng quá khứ của thì Tương lai hay các thì trong câu điều kiện.
He said he would send me a letter (Anh ta nói anh ta sẽ gửi cho tôi một lá thư)
If she were here, she would know how to do that.(Nếu cô ấy ở đây, cô ấy sẽ biết phải làm thế nào)
If he had known about it he would have been very happy.(Nếu anh ấy biết điều đó, anh ấy sẽ rất vui)
5. MUST
+ MUST có nghĩa là “phải” diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.
You must finish the lesson before 9.00.(Anh ta phải hoàn thành bài học trước 9h)
+ MUST dùng trong câu suy luận logic, một sự suy đoán.
You want to meet her at midnight? You must be mad!(Bạn muốn gặp cô ấy giữa đêm, bạn bị điên rồi)
+ MUST NOT (MUSTN’T) lại được dùng để diễn tả một lệnh cấm.
You mustn’t walk on this bridge.(Bạn không được đi bộ trên chiếc cầu này)
+ Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng NEED NOT
(NEEDN’T).
Must I do it now? – No, you needn’t (Tôi có phải làm việc đó ngay bây giờ không? – Không cần đâu)
6. MUST và HAVE TO
+ MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng ép, bắt buộc. Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa
sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh
bên ngoài.

Passengers have to cross the line by the bridge. (Hành khách phải băng qua đường bằng cách đi lên
cầu => Vì không còn đường nào khác)
+ HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.
We shall have to hurry if we are going to catch the train.(Chúng ta phải nhanh lên nếu muốn kịp
chuyến tàu)
+ HAVE TO không thểthay thế MUST trong câu suy luận logic.
He must be mad. (I personally thought that he was mad)
6. OUGHT TO – DARE – NEED
6.1. OUGHT TO
OUGHT TO có nghĩa là “nên”, gần giống với SHOULD. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có
thể được thay thế bằng SHOULD.
They ought to (should) pay the fee.(Họ nên trả phí)
+ OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng.
If Alice left home at 9:00, she ought to be here now.(Nếu Alice ra khỏi nhà lúc 9h,Cô ấy có thể có mặt ở
đây lúc này)
+ OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm
trong quá khứ.
You ought not to have spent all that money on such a thing.(Bạn không nên tiêu tiêu quá nhiều tiền
vào một việc như thế)
6.2. DARE
+ DARE có nghĩa là “dám, cả gan” có thể được xem như một động từ tình thái lẫn động từ thường.
Khi là một động từ tình thái, nó có đầy đủ đặc tính của loại động từ này.
Dare he go and speak to her? (động từ tình thái)
She didn’t dare to say a word, did she? (động từ thường)
6.3. NEED
- Có hai động từ NEED: một động từ thường và một động từ tình thái. Khi là động từ tình
thái NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ tình thái. Nó có nghĩa là
“cần phải”, tương tự như HAVE TO.
Need he work on Sunday?(Anh ta có cần phải làm việc vào Chủ nhật không)
SỰ PHÙ HỢP VỀ THÌ GIỮA CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

I. Trước hết, chúng mình cùng xem những trường hợp nào dùng động từ số ít nhé.
Động từ được chia ở dạng số ít khi chủ ngữ thuộc những trường hợp sau:
1. Chủ ngữ là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được, đại từ nhân xưng ở ngôi thứ 3 số ít, danh từ
ở ngôi thứ 3 số ít.
Ví dụ:
- This house has 4 floors. (Căn nhà này có bốn tầng)
- Hoa is the best student in my class. (Hoa là sinh viên giỏi nhất lớp tôi)
- The air is polluted in this city. (Không khí trong thành phố này bị ô nhiễm rồi)
2. Những danh từ có hình thức số nhiều nhưng thực tế chúng là danh từ số ít, đó là các danh từ
chỉ bệnh tật, môn học, danh từ riêng…(không cẩn thận là bị nhầm về cái kiểu có “ s“ đằng sau của
mấy bạn này đấy. )
Ví dụ:
- Mathematics is sometines difficult. (Đôi khi môn toán rất khó)
- The United States is very large and powerful. (Hoa Kỳ rất rộng và hùng mạnh)
- Measles is a common disease. (Bệnh sởi là một bệnh phổ biến)
- The news is very interesting and helpful. (Tin tức rất thú vị và bổ ích)
3. Với những chủ ngữ là đại từ bất định, chúng mình cũng chia động từ số ít thôi nhé. (Cái này chắc
nhiều anh em biết rồi, cứ liệt vào cho đủ bộ.) Đó là những đại từ bất định sau:enyone, everybody,
everything, someone, something, somebody, noone, nobody, nothing.
Ví dụ:
- Everyone knows him. (Mọi người đều biết anh ấy)
- Someone has stolen his heart. (Ai đó đã đánh cắp trái tim anh ấy => Bị sét đánh trúng tim )
4. Khi chủ ngữ là một mệnh đề, một danh động từ, một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
- Playing football is his hobby. (Chơi bóng là sở thích của anh ta)
- That she is early surprises me. (Việc cô ấy đi sớm làm tôi ngạc nhiên quá => Cô nàng này ngày nào
cũng muộn, muộn chuyên nghiệp )
- To go into the city now is impossible. (Bây giờ, để đi vào thành phố là không thể.)
5. Chủ ngữ là một khoảng thời gian, một trọng lượng, một khoảng cách, một phép tính…
Ví dụ:

- Two weeks is not a long time for him to get her answer. (Hai tuần không phải là quá dài để anh ấy có
được câu trả lời của cô ấy => Làm trai phải biết chờ đợi )
- Three miles is a long distance. (Ba dặm là một khoảng cách dài)
6. Khi chủ ngữ là danh từ đứng sau các đối tượng sau:
+ The number of + plural N
Ví dụ: The number of people in the meeting is increasing. (Số người trong buổi họp đang tăng lên)
+ Either/ Neither + plural N
Ví dụ: Neither of the students joins the game. (Không ai trong các học sinh tham gia trò chơi)
+ Each of/ None of + plural N
Ví dụ:
- None of his friends is pretty
- Each of the students is responsible for this outdoor activity.
+ More than one + singular N
Ví dụ: More than one person wants to try this game. (hơn một người muốn thử trò chơi này)
II. Bây giờ chúng mình “ sờ” đến những chủ ngữ mà động từ đằng sau nó chia dạng số nhiều
nhé.
1. Khi chủ ngữ là những danh từ được chia số nhiều (Thêm “s” sau danh từ), đại từ ngôi thứ nhất số ít
và số nhiều (we, you, they ấy)
Ví dụ:
- They go to school by bus (họ đi học bằng xe buýt)
- Girls in the next class are very beautiful. (Các bạn nữ lớp bên cạnh rất xinh )
2. Những chủ ngữ là danh từ chỉ đội, nhóm người, danh từ cộng đồng: people, police, military, vermin
(Sâu bọ), the clergy (giới tăng lữ)…
Ví dụ:
- People around here are very friendly. (Con người xung quanh đây rất thân thiện)
- Police have arrested that man. (Cảnh sát mới bắt được người đàn ông đó.)
3. Những chủ ngữ có dạng: the + adj (the poor, the rich, the homeless, the Vietnamese ) và A number
of + Plural N
Ví dụ:
- The homeless are given some temporary apartments (Những người vô gia cư được cấp một số căn

phòng tạm)
- The poor have been provided with food and health care.(Những người nghèo được cấp thức ăn và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.)
- A number of students have wrong answers. (Một số học sinh có đáp án sai)
III. Mục này dành cho những trường hợp đặc biệt.
1. Với những chủ ngữ có cấu trúc : as well as B, A no less than B, A accompanied by B, A along with B, A
supported by B, thì động từ được chia theo chủ ngữ đứng trước.
Ví dụ:
- Tim as well as his friends plays in the park. (Tim và bạn cậu chơi trong công viên)
- Hoa, along with some children goes swimming in the afternoon. (Buổi chiều, Hoa cùng với vài đứa trẻ
đi bơi.)
2. Với những chủ ngữ có dạng: A or B, neither A nor B, not only A but (also) B, either A or B thì động từ
được chia theo chủ ngữ đứng sau.
Ví dụ:
- Neither Lan nor her classmates are late for the meeting. (Cả Lan cũng như các bạn của cô ấy đều
không bị muộn trong buổi gặp mặt)
- Not only Hung but also other members in his family go to the cinema. (Không chỉ Hùng mà các thành
viên khác trong gia đình anh ấy đều đi đến rạp chiếu phim)
3. Here/there + động từ số nhiều + danh từ số nhiều
Here/ there + động từ số ít + danh từ số ít.
Ví dụ:
- There are 10 students in the classroom. (trong lớp học có 10 học sinh)
- There is some milk in the glass. (Có một ít sữa trong cốc)
4. Với những danh từ như: family, company, class, government, club, class, committee, school, union,
choir (đội hợp xướng), staff, firm, jury (ban giám khảo), a half of, a percentage of, a majority of Động
từ được chia ở số ít hay số nhiều tùy thuộc vào ý nghĩa, ngụ ý của câu.
Ví dụ:
- His family has three members. (Gia đình anh ấy có 3 thành viên)
- All his family are happy. (Cả gia đình anh ấy đều vui vẻ.)
5. Trong cấu trúc A and B: đa số động từ sẽ ở dạng số nhiều, tuy nhiên cũng có một số trường hợp

động từ được chia ở số ít tùy thuộc vào ý người nói. Nếu người nói ám chỉ một vật chung thì dùng số
ít, hai vật riêng lẻ thì dùng số nhiều.
Như trong ví dụ sau nhé: Salt and peper agrees with chicken (Muối tiêu thì hợp với thịt gà)
PHÂN BIỆT HIỆN TẠI PHÂN TỪ VÀ QUÁ KHỨ PHÂN TỪ
Chúng mình có thấy những danh từ lấy V-ing hay V-ed làm tính từ không?
Như thế này này:
The smiling girl is my girl friend.(Cô gái đang cười kia là bạn gái tôi. )
She has a broken heart. (Cô ấy có một trái tim tan vỡ.)
V-ing ở đây mình gọi là hiện tại phân từ và V-ed ở đây là quá khứ phân từ nhé.
Vậy hôm nay NPTA sẽ nói rõ cho các bạn về hai dạng phân từ này nhé. Về dạng của nó thì anh em đều
biết rồi, hiện tại phân từ là dạng động từ thêm đuôi –ing, quá khứ phân từ là dạng quá khứ phân từ
hai của động từ.
1. Cách dùng của hiện tại phân từ (Chú ý đừng nhầm với gerund – dạng V-ing của động từ chúng
mình nhé.)
+ Dùng như một tính từ để diễn tả bản chất, tính chất của một ai hoặc cái gì đó
Ví dụ:
- He finds learning English very exciting. (Anh ấy thấy việc học tiếng Anh rất thú vị.)
She is an interesting person. (Cô ấy là một người thú vị)
+ Dùng để rút gọn mệnh đề:
Ví dụ:
- Seeing her in front of the door, he called her. (Nhìn thấy cô ấy trước cửa, anh ấy đã gọi cô ấy)
- The boy holding flowers is my son. (Cậu bé đang ôm hoa là con trai tôi. )
+ Dùng sau động từ “ go” như go swimming, go shopping, go sight-seeing.
2. Cách dùng của quá khứ phân từ.
+ Quá khứ phân từ đứng làm tính từ trong câu dùng để chỉ ra thái độ, tình cảm của một người
nào đó đối với một sự vật, sự việc hoặc chỉ trạng thái của một sự vật, sự việc.
Ví dụ:
- They are interested in listening to music. (Họ rất thích nghe nhạc)
- On the third day, they reached an isolated village. (Ngày thứ 3, họ đến được một ngôi làng bị cô lập)
+ Dùng để rút gọn mệnh đề.

Ví dụ:
- The book, written by Charles Dicken, is very interesting. (Quyển sách được viết bởi Charles Dicken
rất hay)
- Built last month, the house is a very famous place now. (Được xây dụng vào tháng trước, hiện tại
ngôi nhà trở thành một nơi nổi tiếng)

×