Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

giáo trình quản lý hệ thống thông tin đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.3 KB, 59 trang )


1
Phần I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Chương I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN
ĐẤT ĐAI

I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Cho đến ngày nay hệ thống thông tin đất đai (Land Information System LIS), và
hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System GIS) là hai thuật ngữ khác
nhau nhƣng thông thƣờng chúng đƣợc gọi chung là một hệ thống máy tính cơ bản
dùng để lƣu trữ, xử lý, và phân tích các dữ liệu không gian (Võ Quang Minh, 1999).
Hệ thống thông tin đất đai là một tập hợp con của GIS hay nói khác hơn về lĩnh vực
kinh doanh thì nó là một khách hàng. Sự khác nhau về lĩnh vực GIS và LIS là do LIS
cung cấp cơ sở dữ liệu về sở hữu đất đai của từng thửa đất, thêm vào đó là những
thông tin truyền thống hay là hồ sơ đất đai. Nó bao gồm những thông tin của những
thửa đất riêng biệt trong một đơn vị làng xã giá trị của đất, những thông tin liền kề
thửa… Bản đồ địa chính là xƣơng sống của hệ thống thông tin đất đai
LIS (Land Information Systems) hệ thống thông tin đất đai = GIS + thao tác với
các bản đồ số
LIM (Land Information Managements) quản lý thông tin đất đai = GIS + nguồn
tài nguyên đất đai
Để hiểu rõ về hệ thống quản lý thông tin đất đai ta cần nắm đƣợc thuật ngữ “đất
đai-Land”
Đất đai có nhiều định nghĩa khác nhau:
- Đối với nhà địa lý nó là cảnh quan, một sản phẩm của quá trình địa chất
địa mạo.
- Đối với nhà kinh tế học nó là nguồn tài nguyên cần đƣợc khai thác hoặc
cần đƣợc bảo vệ để đạt đƣợc những phát triển kinh tế tối ƣu
- Đối với hầu hết mọi ngƣời nó là khoảng không gian cho các hoạt động
con ngƣời đƣợc thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất đai khác nhau.
Nhƣ vậy, Đất đai là diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu


thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó (Lê Quang Trí, 2004).
Thế nào là quản lý đất đai? Quản lý đất đai là một phƣơng pháp mà nhờ vào đó
tài nguyên đất đai đƣợc sử dụng hiệu quả.

II. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
1. Định nghĩa
Vào năm 1982, trong suốt hội nghị Montreux tại Thuỵ Sĩ, FIG (liên đoàn quốc
tế các chuyên viên vẽ đồ hoạ), Commission III đã chấp nhận 1 định nghĩa về LIS:
LIS Là công cụ hành chánh hợp pháp trợ giúp cho người ra quyết định dự án
kinh tế, phát triển phù hợp. Hay nói cách khác, Là công cụ kỹ thuật quản lý, cập nhật,
phân tích, sắp xếp, thống kê …và xuất dữ liệu thông tin đất đai
2. Hệ thống thông tin không gian của đất đai
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà LIS tạo ra nhằm cung cấp các thông tin khác
nhau:
Hệ thống thông tin không gian sơ cấp còn gọi là hệ thống thông tin không gian
cơ bản chúng định vị không gian chính xác, số liệu có thể sử dụng cho một vài ứng
dụng riêng biệt.
Hệ thống thông tin không gian nguồn chứa đựng thông tin chủ đề và thông tin
tổng hợp từ hệ thống sơ cấp để làm cho có khả năng ứng dụng rộng hơn.
Nguồn thông tin từ hệ thống thông tin không gian bao gồm:

2
- Thông tin địa chính: là những thông tin liên quan đến một vùng đất nơi cụ
thể hoá về quyền sử dụng, trách nhiệm, nghĩa vụ trên thửa đất đó.
- Thông tin cơ sở hạ tầng: là những thông tin tập trung cơ bản cho vấn đề
cấu trúc kỹ thuật, công trình công cộng.
- Thông tin môi trƣờng: là những thông tin liên quan đến tính chất lý, hoá,
sinh học.
- Thông tin kinh tế, xã hội.
Mỗi thông tin đƣợc quản lý thông qua một hệ thống chuyên biệt của chúng, các

hệ thống này điều có chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng của chúng thông qua các mục
đích, các nguồn dữ liệu đầu vào và thông tin đầu ra của chúng.




Hình 1: Các loại hình hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin thuộc tính
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Các hệ thống GIS khác
(tỷ lệ nhỏ)

HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hệ thống thông tin không gian
Hệ thống thông tin không gian khác

Hệ thống thông tin đất đai (LIS)
(tỷ lệ lớn)

Hệ thống quản lý thông tin
địa chính (quyền sử dụng đất,
thuế)
Hệ thống quản lý thông
tin đất đai khác (hiện trạng,
thổ nhƣỡng, địa chất)


3

3. Tổ chức hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai là sự kết hợp về tiềm lực con ngƣời và kỹ thuật cùng
với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác quản lý đất
đai. Dữ liệu liên quan đến đất đai có thể đƣợc tổ chức thành dạng số liệu, hình ảnh,
bản đồ hoặc ảnh hàng không…














Hình 2: Các hệ thống thông tin đất đai

4. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai
- Phần trang thiết bị kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý, phân tích các
thông tin đất đai.
- Phần dữ liệu thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính, các thông tin thuộc tính
của từng thửa đất…



Hình 3: Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai

Nguồn nhân lực
Nguồn lực kỹ thuật
Cơ cấu tổ chức
Thu thập
Lƣu trữ
Truy cập
Tổ chức
Sử dụng
Thông tin liên quan đến đất đai

4
4.1. Phần cứng
Thiết bị bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in (printer),
bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phƣơng tiện lƣu trữ số liệu
(Floppy diskettes, hard disk, C.D ROM v.v )
4.2. Phần mềm
Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực
hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ
hợp các phần mềm máy tính.
Các phần mềm chuyên biệt LIS thƣờng dùng hiện nay:




Hình 4: Các biểu tượng phần mềm ứng dụng
4.3. Dữ liệu
Dữ liệu là các con số hay sự kiện đƣợc tập hợp có hệ thống cho một hay nhiều
mục đích cụ thể. Chúng có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ ngôn ngữ tự
nhiên (tên, tuổi, địa chỉ…), biểu tƣợng (biển hiệu giao thông …). Dữ liệu địa lý là một
loại dữ liệu đặc biệt, chúng đƣợc nhận biết bởi toạ độ địa lý và đƣợc hình thành từ

phần tử mô tả và phần tử đồ hoạ.
4.4. Phương pháp
Một hệ thống thông tin đất đai thành công theo khía cạnh thiết kế và luật
thƣơng mại là đƣợc mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức
4.5. Con người
Công nghệ LIS sẽ bị hạn chế nếu không có con ngƣời tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng LIS trong thực tế. Ngƣời sử dụng LIS có thể là
những chuyên gia kỹ thuật, ngƣời thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những ngƣời dùng
LIS để giải quyết các vấn đề trong xây dựng và quản lý thông tin đất đai.
Người sử dụng hệ thống: là những ngƣời sử dụng hệ thống quản lý thông tin đất
đai để giải quyết các vấn đề không gian. Họ thƣờng là những ngƣời đƣợc đào tạo tốt
về lĩnh vực quản lý đất đai, về lĩnh vực tin học ứng dụng Nhiệm vụ chủ yếu của họ
là số hoá bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo, phân tích dữ liệu thô và đƣa ra các giải pháp
tốt nhất cho công tác truy vấn dữ liệu địa lý.
Thao tác viên hệ thống: là ngƣời có trách nhiệm vận hành hệ thống để ngƣời sử
dụng hệ thống làm việc hiệu quả. họ là ngƣời có kinh nghiệm nhƣ ngƣời sử dụng hệ
thống, ngoài ra là ngƣời hiểu biết về cấu hình phần cứng, phần mềm để có thể nâng
cấp hệ thống khi cần thiết. Họ còn làm việc nhƣ quản trị hệ thống, quản trị CSDL, an
toàn, toàn vẹn CSDL để tránh hƣ hỏng mất mát dữ liệu.
Nhà cung cấp hệ thống: có trách nhiệm cung cấp phần mềm, cập nhật phần
mềm, phƣơng pháp nâng cấp hệ thống.

5
Nhà cung cấp dữ liệu: có thể là tổ chức nhà nƣớc hay tƣ nhân. Thông thƣờng
các công ty tƣ nhân tham gia cung cấp, xây dựng, sửa đổi từ dữ liệu cơ quan nhà nƣớc
để phù hợp với các ứng dụng cụ thể.
Người phát triển ứng dụng: là những lập trình viên đƣợc đào tạo. Họ xây dựng
những giao diện ngƣời dùng, làm giảm phức tạp khi thao tác cụ thể trên hệ thống
thông tin đất đai.




6
Chương II: CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THỐNG THÔNG
TIN ĐẤT ĐAI

I. KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Hệ thống LIS là một hệ thống phần mềm thu thập, lƣu trữ, phân tích và hiển thị
các thông tin địa lý. Hệ thống này thƣờng có các chức năng cơ bản sau:
- Nhập dữ liệu
- Lƣu trữ và quản lý CSDL
- Kết xuất dữ liệu
- Biến đổi dữ liệu
- Tƣơng tác với ngƣời dùng
1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu bao gồm các xử lý biến đổi dữ liệu ở dạng bản đồ, ảnh chuẩn (vệ
tinh, hàng không) sang các dạng tƣơng thích. Dữ liệu nhập vào sẽ đƣợc lƣu trữ trên
thiết bị từ nhƣ đĩa từ, băng từ. Nhập và kiểm tra dữ liệu số là rất cần thiết cho việc xây
dựng CSDL địa lý.
Các phƣơng pháp và thiết bị nhập dữ liệu cho LIS.
1.1.Trắc đạc mặt đất
Phƣơng pháp trắc đạc đƣợc thực hiện để thu thập dữ liệu hình học tỷ lệ lớn, thí
dụ nhƣ đo vẽ địa hình, giải thửa. Hiện nay các thiết bị dùng để đo đạc mặt đất là máy
toàn đạc điện tử. Kết quả của trắc địa là dữ liệu vector hai hay ba chiều. Phƣơng pháp
quan trọng nhất của trắc đạc là phép đo khoảng cách (trong đó các góc và khoảng cách
đƣợc đo tại điểm cho trƣớc đƣợc sử dụng để định vị các điểm khác). Dụng cụ của phép
đo khoảng cách là Toàn đạc điện tử (hình 5). Thiết bị này có thể lƣu trữ, xử lý trực tiếp
dƣới dạng số. Chúng có khả năng kết nối máy tính để xử lý dữ liệu đo đạc.




Hình 5: Máy toàn đạc điện tử (Nguồn: www.pentax.co.jp)
1.2. Đo đạc bằng vệ tinh
Các thiết bị dùng đo đạc bằng vệ tinh là hệ thống định vị toàn cầu (GPS) chúng
đƣợc hình thành từ một chùm 24 vệ tinh quay quanh trái đất ở độ cao khoảng
20200km.

7


Hình 6: Quỹ đạo các vệ tinh GPS
Các lƣới toạ độ hay dùng nhất trong GPS là UTM và kinh/vĩ độ. Kết quả sử
dụng GPS đo đạc cho đƣợc dữ liệu dạng vector 2D hay 3D.
1.3. Quan Trắc
Quan trắc là phƣơng pháp đo gián tiếp, không đo hình học trực tiếp chính các
đối tƣợng mà là chụp ảnh chúng. Kết quả đo bằng phƣơng pháp này là dữ liệu Vector
2D hay 3D và dữ liệu Raster. Các ảnh dùng trong Quan trắc phần lớn là các bức ảnh
máy bay nhƣ:
- Phim trắng đen có bƣớc sóng 0,4 – 0,7 µm.
- Phim màu có bƣớc sóng của màu xanh 0,4 – 0,5 µm; màu lục 0,5 – 0,6
µm; màu đỏ 0,6 – 0,7 µm.
- Phim hồng ngoại có bƣớc sóng 0,7 – 1,1 µm.
Thiết bị dùng để thu thập dữ liệu này là đầu cảm biến của quan trắc đƣợc đặt
trên máy bay chuyên dụng, nhƣng cũng có thể đặt trên máy bay trực thăng.



Hình 7: Mô hình chụp ảnh bằng máy bay (Nguồn: Đặng Văn Đức, 2001)
Hiện nay các công cụ Quan trắc hiện đại có khả năng nối trực tiếp với các phần
mềm hệ thống thông tin địa lý.


8
1.4. Viễn thám
Viễn thám sử dụng các thiết bị cảm biến để thu thập từ xa các quan hệ phổ và
không gian của đối tƣợng quan sát đƣợc. Kết quả của việc viễn thám cho ra đƣợc
nguồn dữ liệu với dạng Raster.



Hình 8: Mô hình vệ tinh
1.5. Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy
Chúng ta có thể nhập dữ liệu từ bản đồ giấy bởi các thiết bị bàn số hoá
(digitizer) hay nhập bản đồ giấy bằng máy quét (Scanner).



Hình 9: Mô hình máy Scanner và Digitizer
Kết quả nhập bản đồ bằng máy quét là số liệu Raster. Ngƣợc lại nhập bản đồ
bằng bàn số hoá cho kết quả dƣới dạng Vector.
2. Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu
Lƣu trữ và quản lý CSDL đề cập đến phƣơng pháp kết nối thông tin hình học và
thông tin thuộc tính của các đối tƣợng địa lý (điểm, đƣờng đại diện cho các đối tƣợng
trên bề mặt trái đất). Hai thông tin này đƣợc tổ chức và kết nối thông qua các thao tác
trên máy tính và dễ hiểu cho ngƣời sử dụng hệ thống.
3. Xuất dữ liệu
Modul xuất dữ liệu thể hiện các kết quả của quá trình phân tích dữ liệu tới
ngƣời sử dụng. Dữ liệu xuất ra có thể dƣới dạng bản đồ, bảng biểu, biểu đồ, lƣu đồ
đƣợc thể hiện trên màn hình máy tính, máy in, máy vẽ hoặc đƣợc ghi trên thiết bị từ
dƣới dạng số.


9
4. Biến đổi dữ liệu
Biến đổi dữ liệu nhằm mục đích xoá bỏ các lỗi từ dữ liệu cần cập nhật chúng
hoặc ứng dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau đối với dữ liệu để tìm ra câu trả
lời cho các yêu cầu, các câu hỏi của hệ thống thông tin đất đai. Biến đổi dữ liệu có thể
thực hiện trên thông tin không gian và thông tin thuộc tính. Biến đổi dữ liệu trên dữ
liệu địa lý tuân theo các thuật toán phân tích, xử lý không gian cơ bản nhƣ chồng xếp,
thay đổi tỷ lệ, phù hợp dữ liệu khi áp dụng một phép chiếu mới.
5. Tương tác với người sử dụng
Tƣơng tác với ngƣời sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thừa
nhận và sử dụng bất cứ một hệ thống thông tin nào, trong đó có hệ thống thông tin đất
đai. Các giao diện ngƣời sử dụng ở một hệ thống tin học bất kỳ đƣợc thiết kế phụ
thuộc vào mục đích sử dụng của ứng dụng, sao cho đảm bảo tính thân thuộc với ngƣời
sử dụng, các phần tiện ích vẫn có thể vận hành tốt mà ít tốn kém thời gian học cách sử
dụng.

II. CẤU TRÚC DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
1. Bản đồ cấu trúc dữ liệu bản đồ và đặc tính bản đồ trong hệ thống thông tin đất
đai
Bản đồ và thông tin đi kèm thực chất là một hệ cơ sở dữ liệu. Việc quản lý bản
đồ bằng máy tính đã tạo ra một số kết quả có ý nghĩa trong việc tập hợp, mã hoá và sử
dụng thông tin chứa đựng trong nó.
Với cách nhìn bản đồ nhƣ một hệ CSDL. Ta thấy rằng bản đồ là tập hợp các dữ
liệu địa lý. Các dữ liệu này mô tả các đối tƣợng trong thế giới thực bằng vị trí toạ độ
của chúng dƣới hệ toạ độ đã biết nào đó, các thuộc tính không liên hệ với vị trí đối
tƣợng nhƣ màu sắc, diện tích và mối quan hệ về mặt không gian lẫn nhau của các đối
tƣợng đó. Sự hên hệ về mặt không gian sẽ mô tả các đối tƣợng đƣợc kết nối với nhau
nhƣ thế nào và làm thế nào chúng ta có thể chấp nhận chúng. Nhƣ vậy các đối tƣợng
thế giới thực đƣợc mô tả bởi dữ liệu địa lý gồm hai phần. Một phần chứa đựng thông
tin về không gian, vị trí địa lý trên bề mặt trái đất, một phần chứa đựng thông tin về

thuộc tính: các tính chất, đặc điểm của đối tƣợng. Việc xác định và ƣớc đoán tài
nguyên tự nhiên, môi trƣờng, đất đai đã cung cấp nhiều đối tƣợng phản ánh mới cho
bản đồ. Khác với trƣớc kia khi bản đồ chi đƣợc dùng để biết những thông tin về vị trí,
ngày nay với sự trợ giúp của máy tính bản đồ còn chứa đựng nhiều thông tin có ích
khác. Một bản đồ có thể mô tả nhiều loại đối tƣợng khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích
của chúng.
Dữ liệu bản đồ địa chính là những mô tả hình ảnh số của bản đồ giải thửa, chúng
bao gồm toạ độ quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể.
Nhờ hệ thống thông tin đất đai, từ các dữ liệu này chúng ta tạo ra một bản đồ hay hình
ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua các thiết bị ngoại vi.
Nhƣ chúng ta đã biết dữ liệu bản đồ có thể lƣu trữ ở dạng vector hoặc dạng
raster. Số liệu vector là những toạ độ của các điểm (x, y) hoặc các quy luật tính toán
toạ độ và nối chúng thành các đối tƣợng trong một hệ toạ độ xác định. Hệ toạ độ có hai
loại cơ bản: Hệ toạ độ vuông góc Đề - các (x, y) hay còn gọi là hệ toạ độ lƣới chiếu
bản đồ và Hệ toạ độ trắc địa (B, L – Vĩ độ, Kinh độ) hay còn gọi là hệ toạ độ địa lý.
Trong hệ CSDL quốc gia này chúng ta xác định một hệ toạ độ thống nhất dùng chung
cho toàn bộ hệ thống. Dữ liệu Raster (ảnh đối tƣợng) là đối tƣợng tạo bởi các ô lƣới

10
với độ phân giải xác định. Đó là một ma trận các ô lƣới và độ lớn các ô lƣới phụ thuộc
độ phân giải cho trƣớc. Do vậy, nếu kích thƣớc ô lớn sẽ làm giảm độ chính xác của
thông tin và nếu nó quá nhỏ thì CSDL lại quá lớn.
Trong hệ thống thông tin đất đai các CSDL Bản đồ đƣợc quản lý ở dạng các lớp
đối tƣợng (lớp thông tin), mỗi một lớp chứa các hình ảnh bản đồ liên quan đến một
chức năng, ứng dụng cụ thể. lớp đối tƣợng là tập hợp các hình ảnh thuần nhất dùng để
phục vụ cho một ứng dụng cụ thể, vị trí của nó so với các lớp khác trong CSDL đƣợc
xác định thông qua một hệ toạ độ chung toàn hệ thống. Việc tách các lớp thông tin
đƣợc dựa trên cơ sở của mối liên quan logic và mô tả đồ hoạ của tập hợp các hình ảnh
bản đồ phục vụ cho một mục đích quản lý cụ thể. ví dụ nhƣ lớp thông tin đồ hoạ về
các ranh giới thửa đất, hiện trạng sử dụng đất, về tài nguyên nƣớc, về địa hình về quy

hoạch, v.v. Thông thƣờng hệ thống thông tin địa lý có một số loại dữ liệu thuộc tính
sau:
Đặc tính của đối tượng: chúng đƣợc liên kết với các thông tin đồ thị thông qua
các chỉ số xác định chung.
Dữ liệu tham khảo địa lý: chúng mô tả các sự kiện hoặc hiện tƣợng xảy ra tại một
vị trí xác định, mô tả các danh mục hoặc các hoạt động liên quan đến các vị trí địa lý
xác định.
Dữ liệu quan hệ giữa các đối tượng không gian: các mối quan hệ này có thể đơn
giản hơn hoặc phức tạp hơn nhƣ sự liên kết, khoảng tƣơng thích, mối quan hệ topo
giữa các đối tƣợng, xác định mối quan hệ không gian của các thực thể tại các vị trí địa
lý.
2. Quan hệ giữa các đối tượng địa lý
Các hình thể trên bề mặt trái đất đƣợc ánh xạ lên một không gian phẳng, hai
chiều nhƣ các điểm (points), các đƣờng đƣờng (lines) và các vùng (areas). Hệ thống
toạ độ x, y đƣợc sử dụng để lƣu trữ các thông tin trên bản đồ: Mỗi điểm đƣợc lƣu trữ
nhƣ một toạ độ (x, y), đƣờng đƣợc lƣu trữ nhƣ hàng loạt các toạ độ có thứ tự, vùng
đƣợc lƣu trữ nhƣ một loạt các đoạn thẳng bao quanh vùng. Đó là các khái niệm đƣợc
sử dụng để định nghĩa một cách chính xác các mối quan hệ không gian. Các kiểu quan
hệ khác nhau đƣợc thể hiện bằng một danh sách các đặc điểm, ví dụ: một vùng đƣợc
định nghĩa bởi các cung tạo thành đƣờng biên của nó.
- Thông tin về hình học: là một mô hình toán học cho phép mô tả đƣợc quan
hệ về mặt không gian giữa các đối tƣợng: trong (ngoài), nối nhau, kề nhau. Việc tạo
lập và lƣu trữ các mối quan hệ topo sẽ rất hiệu quả trong việc xây dựng hệ thông tin
địa lý. Nó cho phép xử lý dữ liệu nhanh hơn trên một tập dữ liệu lớn hơn. Khái niệm
topo giúp thuận tiện cho các chức năng phân tích, ví dụ nhƣ mô hình luồng chảy qua
các đƣờng liên thông trong một mạng, gộp các vùng lân cận có cùng đặc trƣng, xác
định các đặc tính lân cận và chồng phép các đặc tính địa lý. Mô hình dữ liệu của
CSDL không gian.
- Thông tin về thuộc tính: Các thuộc tính mô tả gắn với các đối tƣợng địa lý
trên bản đồ. Các thuộc tính đƣợc lƣu giữ nhƣ một tập các số hay các ký tự, đồng thời

có thể là hình ảnh hay đồ hoạ. Các thuộc tính mô tả cho mỗi đối tƣợng đƣợc lƣu giữ
trong máy tính nhƣ một dòng các giá trị định dạng. Đối với nhiều đối tƣợng tập các mô
tả đƣợc lƣu trữ trong một tiệp CSDL.
Cơ sở dữ liệu nhƣ vậy đƣợc gọi là CSDL thuộc tính. Mỗi hàng là một bản ghi
chứa các thông tin mô tả cho một đối tƣợng, mỗi cột đƣợc gọi là một trƣờng xác định

11
mỗi thuộc tính của đối tƣợng. Cơ sở dữ liệu thuộc tính đƣợc mô tả bằng mô hình dữ
liệu quan hệ.
- Kết nối các thuộc tính của đối tượng: Việc kết nối giữa các đối tƣợng trên
bản đồ và các bản ghi chứa các thông tin mô tả tƣơng ứng trên CSDL đƣợc thực hiện
đơn giản dựa trên cơ chế ánh xạ một - một giữa các bản ghi lƣu trữ dữ liệu không gian
và các bản ghi lƣu trữ dữ liệu thuộc tính. Số duy nhất để tạo lập sự liên kết là một mã
(code) xác định của đối tƣợng. Ta gọi mã này là chỉ số liên kết thuộc tính.
3. Mô hình dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai
Trong hệ thống thông tin đất đai cũng nhƣ hệ thống thông tin địa lý điều tồn tại
hai mô hình dữ liệu không gian chính đó là mô hình dữ liệu VECTOR và mô hình dữ
liệu RASTER. Trong mô hình vector, các đối tƣợng không gian đƣợc mô tả bằng các
dãy toạ độ mô tả chính xác vị trí, hình dạng và đƣờng biên của chúng. Còn ở mô hình
raster, các đối tƣợng không gian đƣợc biến đổi thành các điểm (cell) trên một ma trận
ảnh. Trong CSDL tài nguyên đất, dữ liệu không gian cần lƣu trữ phần lớn đƣợc nhập
vào từ các loại bản đồ khác nhau, từ tỷ lệ lớn đến tỷ lệ nhỏ. Số phân lớp thông tin lớn,
yêu cầu về độ chính xác hình học cao, có khả năng đáp ứng đƣợc các phép toán phân
tích không gian phức tạp nhƣ chuyển đổi phép chiếu, chồng lắp, tổng quát hoá, v.v. Vì
vậy, mô hình dữ liệu vector đƣợc lựa chọn cho CSDL tài nguyên đất. Tuy nhiên, một
số dạng dữ liệu không gian do tính đặc thù nhƣ ảnh viễn thám, ảnh hàng không vẫn sử
dụng mô hình raster để lƣu trữ. Hai dạng mô hình này hoàn toàn đƣợc tích hợp và liên
kết với nhau trong một hệ CSDL.
3.1. Mô hình Vector
Thông tin các đối tƣợng không gian bao gồm:

Thông tin về vị trí không gian: thông tin đƣợc thể hiện theo mô hình vector,
bằng các toạ độ mô tả vị trí, hình dạng, đƣờng biên của các đối tƣợng.
Thông tin về quan hệ không gian: thông tin đƣợc mô tả dƣới dạng mô hình dữ
liệu hình học. Trong mô hình dữ liệu này thể hiện dƣới 3 kiểu quan hệ. Mỗi kiểu quan
hệ đƣợc mô tả dƣới một khuôn dạng file tƣơng ứng.
+ Liên thông nhau: thể hiện dƣới dạng file đƣờng - điểm nối
+ Kề nhau: thể hiện dƣới dạng file mô tả đƣờng bao.
+ Nằm trong nhau, phủ nhau.
Thông tin thuộc tính, phi không gian: thông tin này đƣợc mô tả dƣới dạng các
bảng quan hệ theo mô hình CSDL quan hệ
Tất cả các đối tƣợng không gian (nói chung) và đối tƣợng trên bản đồ (nói
riêng) đều đƣợc chia thành 4 loại đối tƣợng cơ bản sau:
+ Điểm (Point)
+ Đƣờng, tuyến (Line, polyline)
+ Vùng (Pollygon, Area)
+ Chú thích, mô tả (Annotation, Text)
 Đối tượng kiểu điểm (Point)
Các đối tƣợng địa lý chỉ có một vị trí đơn, cô lập sẽ đƣợc phản ánh nhƣ đối
tƣợng kiểu điểm

12
Dữ liệu không gian: định nghĩa bởi cặp toạ độ (x,y). Độ dài và đƣờng bao của
đối tƣợng không cần thể hiện.
Dữ liệu thuộc tính: đƣợc thể hiện bằng một bảng ghi tƣơng ứng trong bảng
quan hệ thuộc tính của điểm.

Hình 10: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng điểm (Point).
 Đối tượng kiểu đường, tuyến (line, polyline)
Các đối tƣợng địa lý dạng tuyến, hoặc mạng sẽ đƣợc phản ánh nhƣ đối tƣợng
kiểu đƣờng.

Dữ liệu không gian: đƣợc mô tả dƣới dạng một dãy các cặp toạ độ. Một đƣờng
bắt đầu và kết thúc bởi điểm giao. Độ dài đƣờng đƣợc định nghĩa bằng toạ độ.
Dữ liệu quan hệ không gian: Quan hệ không gian của các đối tƣợng kiểu đƣờng
đƣợc thể hiện qua quan hệ liên thông với nhau.

Hình 11: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng đường (line, polyline)

13
 Kiểu đối tượng vùng (Polygon)
Các đối tƣợng địa lý là một vùng liên tục đƣợc xác định bởi một đƣờng bao
đƣợc phản ánh nhƣ một đối tƣợng kiểu vùng.
Dữ liệu không gian: dữ liệu không gian của các đối tƣợng vùng đƣợc định
nghĩa là một tập các đối tƣợng đƣờng định nghĩa đƣờng bao và một điểm nhãn. Một
điểm nhãn nằm trong một đối tƣợng vùng và có ý nghĩa để xác định cho vùng này.
Dữ liệu quan hệ không gian của các đối tƣợng kiểu đƣờng đƣợc thể hiện qua
quan hệ kề nhau.

Hình 12: Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng (Polygon)
3.2. Mô hình Raster
Đặc tính thực thể trong thế giới thực đƣợc mô tả trong hình học nhƣ là các ô
lƣới, mà nó không chồng lấp lên nhau, không có khoảng trống ở giữa, và bao phủ toàn
bộ vùng trọng tâm. Hình dạng và kích thƣớc các ô lƣới này đƣợc chọn để định rõ mỗi
thực thể vùng với mức độ chính xác hữu hiệu. Thƣờng mỗi ô có hình dáng và kích
thƣớc tƣơng đồng chỉ là hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc hình lục giác
trong 2 chiều theo thuyết Đê-các-tơ hệ thống hệ toạ độ. Khái niệm này cũng đƣợc sử
dụng trong viễn thám và kỹ thuật quét bản đồ, ở đó 1 ô lƣới đƣợc gọi là pixel.



Hình 13: Mô hình dữ liệu Raster (lưới)

Lƣới hình vuông Lƣới hình lục giác Lƣới hình tam giác

14
3.3. Thuận lợi và bất lợi khi sử dụng mô hình dữ liệu Vector và Raster
Thuận lợi của hệ thống cơ sở vector:
 Dung lƣợng dữ liệu nhỏ hơn nhiều so với mô hình raster.
 Có thể mã hoá theo cấu trúc topology.
 Mô hình Vector có thể thích hợp cho việc thể hiện chi tiết các đối tƣợng
không gian lên bản đồ.
Bất lợi của hệ thống cơ sở dữ liệu vector:
 Cấu trúc dữ liệu phức tạp hơn nhiều so với cấu trúc raster.
 Khó cài đặt những thuật toán chồng ghép so với cấu trúc raster.
 Không thể sử dụng các thuật toán xử lý ảnh số.
Thuận lợi của hệ thống cơ sở dữ liệu raster:
 Có cấu trúc dữ liệu đơn giản.
 Các thuật toán tính toán chồng ghép đƣợc thực hiện dễ dàng.
 Mô hình raster cho phép mô tả chi tiết các biến đổi không gian
 Có thể sử dụng các thuật toán xử lý ảnh để thực hiện các bài toán phân
tích trong không gian.
Bất lợi của hệ thống dữ liệu raster:
 Dung lƣợng dữ liệu lớn đòi hỏi máy tính có cấu hình cao và thiết bị lƣu
trữ có dung lƣợng lớn.
 Khó biểu diễn quan hệ topology.
 Các dạng đƣờng nét không đƣợc biểu diễn trơn mà bị gấp khúc.
 Do dung lƣợng dữ liệu lớn nên tốc độ thực hiện các bài toán phân tích
không gian chậm.
 Không thể hiện chi tiết các đối tƣợng không gian.

15
Chương III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI

NGUYÊN ĐẤT ĐAI

I. ĐẶC THÙ CƠ BẢN CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT
Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất bao gồm những thông tin: hệ thống
dữ liệu địa lý nền và hệ thống dữ liệu về tài nguyên đất. Trong đó phần thông tin địa lý
đóng vai trò nền hay nói cách khác phần thông tin đất đai đƣợc thể hiện trên một nền
địa lý nào đó.
Thông tin về địa lý và đất đai cung cấp CSDL nền cho một số CSDL quốc gia
khác nhƣ: dân cƣ, tổ chức - cán bộ, tài chính - ngân hàng, kinh tế - xã hội, kế hoạch,
pháp luật, cũng nhƣ cho một số các CSDL chuyên ngành nhƣ địa chất, môi trƣờng,
nông nghiệp, lâm nghiệp, khí tƣợng, giao thông…Ngoài ra dữ liệu về đất đai còn phục
vụ cho nhu cầu của dân cƣ về thông tin đất đai, nhà cửa và các loại bất động sản khác
nhƣ một thành phần của thị trƣờng bất động sản.
Thông tin trong cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất có thể đƣợc đƣợc sử dụng chi
tiết đến từng thửa đất. Hình thức sử dụng thông tin chủ yếu nhất là để phục vụ các nhu
cầu của dân và tổ chức trong các hoạt động chuyển nhƣợng đất đai, xử lý tranh chấp,
thế chấp, thừa kế …Ngoài ra tại địa phƣơng hệ thống này phục vụ cho các nhu cầu
quản lý hành chánh, phân hạng đất, bản đồ địa chính, giao thông…
 Tính đa dạng của dữ liệu với khối lượng lớn các dữ liệu đồ hoạ
Khác với các cơ sở dữ liệu thông thƣờng khác, cơ sở dữ liệu này không chỉ
chứa các dữ liệu thuộc tính mà chứa cả
các dữ liệu bản đồ, không những thế dữ liệu bản đồ tƣơng đối đa dạng, thể hiện dƣới
dạng vector, raster. Trong tƣơng lai cơ sở dữ liệu còn có thể chứa các dữ liệu
multimedia để mô tả cảnh quan thực của từng vùng địa lý.
 Dữ liệu địa lý đòi hỏi tính thống nhất trên phạm vi cả nước
Đặc điểm đặc biệt của các cơ sở dữ liệu địa lý là đòi hỏi tính thống nhất trong
một hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu này quyết định dạng biểu diễn của các thông tin địa lý.
Với xu hƣớng hội nhập, trao đổi thông tin với Quốc tế, hệ quy chiếu còn phải có khả
năng chuyển đổi về hệ quy chiếu khu vực, lục địa, thế giới.
 Dữ liệu địa lý đòi hỏi độ chính xác cao về vị trí không gian

Dữ liệu địa lý cần có độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ bản đồ. Một yếu tố
không chỉ xác định bằng giá trị vị trí trong không gian mà còn phải mang thông tin về
độ chính xác của vị trí đó. Một khi độ chính xác không đảm bảo thì dữ liệu cũng
không có ý nghĩa.
 Cơ sở dữ liệu thông tin đất đai có khối lượng thông tin cực lớn
Khối lƣợng dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu này vô cùng lớn. Ngay ở thời điểm
xây dựng ban đầu CSDL đã phải quản lý lƣợng thông tin khổng lồ. Trong quá trình sử
dụng thông tin về các biến động đƣợc tiếp tục bổ sung trong khi các thông tin cũ vẫn
cần thiết để có thể theo dõi biến động theo thời gian. Vì vậy cơ sở dữ liệu này đòi hỏi
một công cụ quản trị mạnh, thiết bị nhớ lớn và bộ xử lý nhanh.

16
 Cơ sở dữ liệu có nguồn thu thập thông tin đa dạng
Nguồn thu thông tin cho cơ sở dữ liệu này từ các cấp quản lý đất đai ở địa
phƣơng, từ đo đạc mặt đất, từ ảnh chụp hàng không - vũ trụ và từ các tổ chức sự
nghiệp làm công tác điều tra cơ bản.

II. TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thông thƣờng một hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu hoạt động toàn ngành
đƣợc tổ chức dựa theo cơ cấu tổ chức của ngành mà hệ thống đó phục vụ. Một ngành
cụ thể thƣờng đƣợc phân cấp quản lý thành một hoặc nhiều cấp (2, 3 hoặc 4 cấp):
Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã.
1. Cấu trúc hệ thống thông tin toàn ngành
Cơ cấu tổ chức của các ngành thƣờng phân cấp quản lý theo địa bàn đơn vị
hành chính hoặc các cơ quan cấp dƣới trực thuộc. Thông thƣờng cấp địa phƣơng thấp
nhất đóng vai trò là nơi thu thập, cập nhật các thông tin chi tiết và trong nhiều ngành
còn hỗ trợ cho việc tra cứu các thông tin chi tiết. Hay nói cách khác địa phƣơng là
điểm cung cấp thông tin đầu vào cho toàn bộ hệ thống và cũng là nơi sẽ quản lý và sử
dụng chủ yếu các thông tin chi tiết. Tại các cấp trung ƣơng và cấp trung gian (cấp địa
phƣơng cao hơn) nhu cầu chủ yếu lại là các thông tin tổng hợp đƣợc kết xuất theo một

số chỉ tiêu phân loại từ các thông tin chi tiết.
Bộ chỉ tiêu phân loại thực chất phản ánh mục tiêu hoạt động, mục tiêu quản lý
của ngành thƣờng đƣợc nghiên cứu, sử dụng, kiểm nghiệm nhiều năm qua thực tiễn.
Hay nói cách khác mục tiêu quản lý đƣợc thể hiện một cách định lƣợng thông qua các
chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu thống kê, phân loại đƣợc xác định thống nhất trong toàn ngành và
số liệu đƣợc tổng hợp định kỳ theo các chỉ tiêu này tại các đa phƣơng.
Các kết quả hoạt động thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng báo cáo tổng hợp, với
các giá trị cụ thể của các chỉ tiêu phân loại, phản ánh một cách tổng thể tình hình tại
địa phƣơng.
Hệ thông tin toàn ngành thường có cấu trúc quản lý thông tin chi tiết tại địa
phương và thông tin vĩ mô sẽ dần dần được tổng hợp lên trung ương thông qua các
cấp trung gian.
Một đặc thù của thông tin ngành địa chính là thông tin tổng hợp đƣợc thể hiện
cả dƣới dạng bảng biểu lẫn dƣới dạng đồ hoạ. Do vậy nếu các ngành khác việc tổng
hợp thông tin từ các báo cáo cấp dƣới là đơn giản hơn nhiều so với việc quản lý thông
tin chi tiết thì ở ngành địa chính độ phức tạp của việc quản lý thông tin tổng hợp tại
cấp trung ƣơng không giảm đi là bao so với việc quản lý tại cấp đa phƣơng.
2. Các phương án quản lý CSDL
Các phƣơng án lƣu trữ dữ liệu có thể sử dụng là:
 Tập trung
 Phân tán bản sao
 Phân tán dữ liệu
 Phân tán dữ liệu chi tiết - tập trung số liệu tổng hợp.

17
Để xem xét lựa chọn phƣơng án thích hợp có thể căn cứ vào các yếu tố sau đây:
 Trình độ quản lý
 Mức độ ổn định của quy trình quản lý
 Phân bố tần suất sử dụng thông tin giữa các đơn vị hay nói cách khác
phƣơng án phải giảm thiểu lƣu lƣợng thông tin trên đƣờng truyền, tăng

tốc độ xử lý.
2.1. Quản lý tập trung
Phƣơng án lƣu trữ dữ liệu thứ nhất “tập trung số liệu chi tiết tại một điểm”
thƣờng đƣợc sử dụng khi các thông tin chi tiết đƣợc tra cứu với tần suất tƣơng đối đều
từ các đơn vị sử dụng tin hoặc nhu cầu tổng hợp thông tin rất đa dạng khó có thể qui
định sẵn. Một ví dụ thích hợp với phƣơng án này là số liệu đều tra dân số. Số liệu thô
cần đƣợc sử dụng nhiều lần để tổng hợp phân tích theo nhiều khía cạnh đánh giá khác
nhau.
Phƣơng án này là phƣơng án đỡ gây phiền phức nhất cho công việc quản trị hệ
thống. Các chuyên gia phân tích, thiết kế hệ thống và các chuyên gia cơ sở dữ liệu
thƣờng khuyến cáo ngƣời sử dụng dùng mô hình quản lý dữ liệu này để giảm bớt độ
phức tạp của công việc quản trị và do đó giảm bớt chi phí cho toàn bộ hệ thống (bao
gồm chi phí xây dựng và đặc biệt là chi phí bảo trì hệ thống).
Tuy nhiên trong trƣờng hợp các hoạt động sử dụng thông tin chủ yếu là từ các địa
phƣơng thì phƣơng án tập trung dữ liệu tại một trung tâm sẽ không thực sự phù hợp, vì
các lý do sau đây:
 Tốn kém chi phí cho việc chuyển tải thông tin trên đƣờng truyền.
 Đồng thời nhiều địa phƣơng cò thể cùng truy nhập tới cơ sở dữ liệu nên
khả năng tăng nghẽn đƣờng truyền rất lớn.
 Khối lƣợng dữ liệu trong CSDL sẽ tăng đáng kể, nên thông tin cần thiết
sẽ phải chọn lọc mất nhiều thời gian hơn và do đó tốc độ xử lý, tìm
kiếm sẽ giảm.
2.2. Phân tán bản sao
Phƣơng án thứ hai (Phân tán bản sao dữ liệu'' đƣợc sử dụng khi thông tin chi
tiết trên toàn lãnh thổ cần thiết nhƣ nhau cho mọi địa phƣơng. Bản chất của phƣơng án
này là số liệu đƣợc lƣu trữ thành các bản CSDL giống hệt nhau ở nhiều điểm khác
nhau. Mỗi khi số liệu đƣợc cập nhật ở một điểm thì đồng thời cũng đƣợc sao chép vào
các bản sao còn lại. Phƣơng án này thƣờng đƣợc dùng trong các hệ thống quản lý ngân
hàng. Nội dung quản lý của các hệ thống này là theo dõi việc gửi và nhận tiền của các
khách hàng thông qua các tài khoản. Khách hàng có thể gửi tiền ở TP Hồ Chí Minh và

lĩnh tiền tại chi nhánh ngân hàng TP Cần Thơ.
Đối với phƣơng án ''phân tán bản sao dữ liệu'' chi phí tốn kém nhất sẽ ở việc
duy trì nhất quán dữ liệu trong hệ thống có nghĩa là đảm bảo cho các bản sao dữ liệu
hoàn toàn giống nhau. Cụ thể trong bài toán ngân hàng, nếu khách hàng gửi một khoản
tiền nào đó tại TP Hồ Chí Minh thì tài khoản của anh ta tại TP Cần Thơ cũng phải
đƣợc tăng lên tƣơng ứng.
Thông thƣờng việc cập nhật sao chép thông tin không đƣợc thực hiện tức thì mà
có một mức độ trễ chấp nhận đƣợc đối với các hệ thống cụ thể. Ví dụ trong vòng 24

18
tiếng đồng hồ sau khi khách hàng gửi tiền, số tiền gửi mới đƣợc cập nhật tới mọi chi
nhánh của ngân hàng.
2.3. Phân tán dữ liệu
Một phƣơng án rất hay đƣợc nói đến là phƣơng án phân tán dữ liệu. Bản chất
của phƣơng án này là dữ liệu đƣợc cắt khúc và lƣu trữ ở nhiều địa điểm khác nhau.
Khi có tra cứu tới dữ liệu, hệ thống sẽ tự tổ chức để ngƣời dùng tìm đƣợc thông tin cần
thiết mà không cần biết đến vị trí vật lý thực sự của dữ liệu là ở đâu. Ngƣời ta cho rằng
đây là mô hình lý tƣởng với đại đa số hệ thống thông tin do thông tin chi tiết thƣờng
đƣợc sử dụng trong nội bộ các địa phƣơng. Hệ thống lại hoàn toàn trong suốt với mọi
vị trí vật lý. Hệ thống dƣờng nhƣ không tốn kém cho việc bảo toàn tính nhất quán,
cũng nhƣ tránh đƣợc hiện tƣợng tắc nghẽn trên đƣờng truyền. Ngƣời ta có cảm tƣởng
mô hình này là mô hình tốt nhất do số liệu sẽ đƣợc lƣu trữ ngay tại điểm thu thập và
đƣợc tra cứu từ mọi điểm cần thông tin.
Thực chất các chuyên gia CSDL luôn tìm cách tránh thiết kế hệ thống theo mô
hình này do độ phức tạp và chi phí cho toàn hệ thống cao. Trƣớc hết mô hình này đòi
hỏi một cơ sở hạ tầng mạng nền hoàn toàn ổn định 24/24 giờ trong ngày để đảm bảo
truy nhập trực tuyến (online) trên toàn bộ hệ thống. Tếp theo tốn phí phát sinh do cần
duy trì đồng thời nhiều trung tâm quản trị CSDL tại các điểm lƣu trữ số liệu. Một điểm
bất lợi khác là khi có một server có sự cố thì hoạt động của toàn bộ hệ thống có thể bị
đình trệ.

Trong thực tế rất ít gặp hệ thống thiết kế theo mô hình này. Đa số các hệ thống
phân tán dữ liệu là các hệ thống đƣợc tích hợp từ các hệ thống sẵn có đã hoạt động ổn
định nhiều năm. Khi đó không những dữ liệu phân tán trong nhiều hệ cũ mà các hệ cũ
này có thể còn hoạt động trên nền các hệ quản trị CSDL khác nhau, hay ngƣời ta còn
nói hệ thống hoạt động trên môi trƣờng không đồng nhất.
Để tránh mô hình dữ liệu phân tán ngƣời ta có thể cắt rời hệ thống thành các hệ
thống nhỏ hơn phục vụ gần trọn gói cho nhu cầu thông tin của địa phƣơng và thực hiện
các trao đổi thông tin trên toàn bộ hệ thống theo lô.
2.4. Phân tán dữ liệu chi tiết, tập trung số liệu tổng hợp
Khi chƣa có công cụ máy tính, để có thể quản lý khối lƣợng thông tin lớn từ
một tổ chức có nhiều cấp, nếu tập trung quản lý toàn bộ thông tin tại trung ƣơng, thì
thực tế sức ngƣời không thể xử lý nổi. Do vậy qui trình quản lý thƣờng đƣợc phân cấp,
đơn giản hoá: các thông tin chi tiết đƣợc quản lý ở địa phƣơng. Tiếp đó các thông tin
chi tiết đƣợc phân loại, thống kê theo một số chỉ tiêu đặc trƣng cho nghiệp vụ quản lý
và đƣợc tổng hợp gửi lên cấp cao hơn để ở mức trung ƣơng có đƣợc bức tranh trọn vẹn
về hệ thống trên toàn lãnh thổ.
Trong quá trình bắt đầu tin học hoá ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng mô phỏng lại
qui trình thông tin đang tồn tại. Cách làm này có các điểm lợi sau:
 Qui trình đang tồn tại thƣờng đã đƣợc kiểm nghiệm qua thới gian dài
nên đã đƣợc tối ƣu khá triệt để.
 Việc mô phỏng quá trình đang tồn tại sẽ không phá vỡ cơ cấu tổ chức,
ít gặp các trở ngại về tổ chức, dễ đƣợc ngƣời dùng chấp nhận hơn.
 Thông thƣờng cần có bƣớc đệm để thu thập đƣợc kho thông tin ban
đầu, tạo dựng môi trƣờng làm việc theo phong cách mới và đào tạo
ngƣời sử dụng.

19
 Không đòi hỏi thực hiện đồng bộ trên toàn lãnh thổ mà có thể thực hiện
từng phần, kết hợp phƣơng thức cũ và mới.
Do vậy một phƣơng án đƣợc dùng khá phổ biến là phân tán dữ liệu chi tiết, tập

trung số liệu tổng hợp. Với phƣơng án này hệ thống thực chất đƣợc chia nhỏ thành các
hệ thống thành phần quản lý thông tin trên phạm vi địa phƣơng. Hệ thống cấp trung
ƣơng và hệ thống các cấp trung gian có bản chất khác hẳn các hệ thống cấp địa
phƣơng, thực hiện các chức năng tổng hợp thông tin từ các thông tin đƣợc thu thập tại
địa phƣơng.
Trong một số ngành ngƣời ta có thể phân chia theo mức độ quan trọng của đối
tƣợng để quản lý chi tiết tại địa phƣơng hoặc trung ƣơng. Ví dụ đối với ngành thuế các
đối tƣợng có số thu lớn, có địa bàn hoạt động rộng sẽ đƣợc quản lý tại trung ƣơng, còn
lại sẽ đƣợc quản lý tại địa phƣơng.
Phƣơng án này nói chung khá hiệu quả nhƣng cũng sẽ có một số nhƣợc điểm
khi thƣờng xuyên có nhu cầu tra cứu chi tiết từ một địa phƣơng tới thông tin của một
địa phƣơng khác hoặc có nhu cầu phân tích mới trên toàn bộ số liệu, hay nói cách khác
khi có nhu cầu từ kho thông tin thô tinh chế ra thông tin phân tích, phục vụ các hoạt
động tầm vĩ mô.
2.4. Lựa chọn phương án cho CSDL quốc gia về tài nguyên đất đai
Từ phân tích chi tiết các phƣơng án quản lý CSDL trên, chúng ta thấy rằng
phƣơng án phân tán dữ liệu chi tiết, tập trung số liệu tổng hợp. Hệ thống thông tin hồ
sơ địa chính sẽ đƣợc lƣu trữ phân tán tại các địa phƣơng. Phƣơng án phân tán CSDL
thành các CSDL tại các địa phƣơng sẽ có nhiều thuận lợi hơn bởi các lý do:
 Khối lƣợng thông tin quá lớn, nếu quản lý dữ liệu tại một trung tâm thì
thực tế sẽ không thể thực hiện, một mặt về phƣơng diện tốc độ tìm kiếm
trên khối lƣợng thông tin lớn là rất khó khăn, mặt khác để phục vụ các
nhu cầu về thông tin chi tiết về các thửa đất của tất cả các địa phƣơng
thì khả năng tắc nghẽn đƣờng truyền sẽ thƣờng xuyên xảy ra.
 Thông tin chi tiết về các đối tƣợng quản lý sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu tại
các địa phƣơng do đó sẽ hợp lý hơn nếu phân phối quản lý thông tin
theo địa phƣơng. Tại cấp trung ƣơng thông tin có tính phân tích, vĩ mô.
 Việc cập nhật, thu thập thông tin sẽ đƣợc tổ chức tới từng xã chủ yếu sẽ
đƣợc cập nhật trên máy đơn lẻ. Thông tin đƣợc cập nhật trƣớc hết sẽ
đƣợc sử dụng phục vụ các nhu cầu quản lý tại địa phƣơng. Định kỳ

(tháng, quý) số liệu sẽ đƣợc gửi bằng đĩa mềm, qua mạng truyền thông
lên cấp tỉnh. Tại đây số liệu sẽ đƣợc lƣu trữ lâu dài phục vụ công tác tra
cứu, các phân tích số liệu trên địa bàn tỉnh.

20















Hình 14: Mô hình CSDL phân tán chi tiết, tập trung dữ liệu tổng hợp

III. MÔ HÌNH DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Mô tả các dữ liệu chính sẽ có trong hệ thống và mối quan hệ ràng buộc giữa
chúng, thông thƣờng đƣợc mô tả bằng sơ đồ quan hệ thực thể (entity- relationship
diagram viết tắt là ERD), các bảng thuộc tính, các ràng buộc dữ liệu, v.v. thể hiện hệ
thống từ khía cạnh dữ liệu hay trả lời cho câu hỏi:
Hệ thống sử dựng dữ liệu gì để phục vụ cho hoạt động của mình?
 Sơ đồ quan hệ thực thể (ERD) bao gồm 2 thành phần chính: thực thể và quan hệ
Thực thể: Đƣợc ký hiệu bởi hình chữ nhật. Một thực thể tƣợng trƣng cho một

tập hợp hay một loại đối tƣợng trong thế giới thực.
Quan hệ: đƣợc ký hiệu bởi đƣờng thẳng nối giữa các thực thể. Một quan hệ
tƣợng trƣng cho sự liên kết giữa các thực thể. Mối liên kết đó đƣợc biểu
diễn trên mô hình thực thể bằng đƣờng kẻ có thể có hình rẽ nhánh (chân gà) một hoặc
cả hai đầu.
 Sơ đồ quan hệ thực thể sử dụng 4 khái niệm logic chính: Phần tử, thực thể, thuộc
tính, quan hệ.
Phần tử: là một chủ điểm, một nhiệm vụ, một đối tƣợng hay một sự kiện đáng
quan tâm đối với đơn vị cơ sở. Ví dụ: một thửa đất, một mảnh bản đồ, một chủ sử
dụng cụ thể. Một phần tử tƣơng đƣơng một dòng trong một bảng nào đó.
Thực thể: Là nhóm tự nhiên một số phần tử, mô tả cho một loại thông tin chứ
không phải bản thân thông tin. Chẳng hạn ''ông Nguyễn văn A'' là một phần tử nhƣng
ông ta đƣợc ngành địa chính quản lý vì ông ta có sử dụng đất đai, ông ta là một chủ sử
dụng. ''Chủ sử dụng'' là một kiểu thực thể vì nó mô tả cho một số phần tử dựa trên đó
CSDL
CẤP TW
1. Xác định chỉ
tiêu phân tích
2. Tổng hợp
thông tin trên
toàn quốc
3. Cung cấp
thông tin hoạch
định cơ sở
ngành
4. Cung cấp dữ
liệu nền cho
các ngành
CẤP TỈNH
1. Thu thập

thông tin
2. Cung cấp
thông tin cho
dân cƣ
3. Tổng hợp
TT phục vụ
hoạch định
chính sách địa
phƣơng
4. Cung cấp TT
lên cho các Sở
Ban ngành
CẤP XÃ, HUYỆN



1. Tổng hợp
thông tin chi
tiết

2. Phục vụ nhu
cầu cƣ dân


Thông tin
tổng hợp tại
địa phƣơng
Thông tin
biến động
chi tiết

Thông tin
diễn biến
Đƣờng truyền
Đĩa mềm
Cư dân
BỘ, NGÀNH
TW
SỞ, BAN, NGÀNH
ĐỊA PHƢƠNG
CSDL

21
thông hạn đƣợc lƣu giữ. Kiểu thực thể tƣơng đƣơng với bảng logic (trong thực tế, đôi
khi ngƣời ta còn coi kiểu thực thể nhƣ các bảng thực thể). Khi mới làm quen với kỹ
thuật phân tích dữ liệu đôi khi khó xác định rõ các thực thể chính có thể cần. Thực thể
quan trọng nhất thƣờng rơi vào một trong ba trong phạm trù sau:
Thông tin liên quan tới một khía cạnh xử lý chủ yếu của hệ thống (chẳng hạn
thửa đất, chủ sử dụng).
Thông tin liên quan tới các thuộc tính hoặc tài nguyên của hệ thống (chẳng hạn
đơn vị tính, đơn vị hành chính, loại đất).
Thông tin đã khái quát, thƣờng dƣới dạng thống kê, liên quan tới các phân tích
hoặc kiểm soát (chẳng hạn nhƣ mục đích sử dụng).
Cách tiếp cận đơn giản nhất trong việc quyết định một kiểu thông tin có nên đƣa vào
nhƣ một thực thể trong mô hình hay không là trả lời câu hỏi: liệu bảng các thông tin
nhƣ vậy có phục vụ gì cho hệ thống không và trong trƣờng hợp có thì phải xác định rõ
các thuộc tính cơ bản sẽ tạo ra một dòng trong bảng. Chẳng hạn, bảng ''thửa đất'' sẽ
bao gồm các bản ghi cho từng thửa đất cần quản lý trong hệ với các thuộc tính số hiệu
thửa, diện tích, địa danh, v.v.
Sau khi đã xác định đƣợc thực thể (bảng) thích hợp và bản chất của thực thể
(bản chi), bƣớc tiếp theo là xác định những thông tin nào cần phải đƣợc lƣu giữ cho

mỗi thực thể.
Thuộc tính: Là các đặc trƣng của thực thể, biểu thị bằng các trƣờng hoặc cột của
bảng. Chẳng hạn, các thuộc tính của chủ sử dụng đất là:
+ Số hiệu quản lý,
+ Tên chủ sử dụng,
+ Tuổi,
+ Tênvợ/chồng.
+ Địa chi của chủ sử dụng, vv.
Thuộc tính liên quan tới các thực thể còn các giá trị của thuộc tính liên quan tới
các phần tử.
Có 3 kiểu thuộc tính khác nhau và bất kỳ một thực thể nào cũng đều có thể có.
Các kiểu đó là:
+ Tên gọi (mã hiệu)
+ Mô tả. đặc trƣng cho các tính chất của thực thể
+ Kết nối, thể hiện quan hệ giá các thực thể
Quan hệ: Là mối quan hệ tƣợng trƣng chi sự liên kết giữa các thực thể. Mối
quan hệ tự nhiên luôn xuất hiện giữa thực thể khác nhau, chẳng hạn các mối quan hệ
tồn tại giữa một chủ sử dụng và một đăng ký sử dụng, một đăng ký sử dụng và một
thửa đất, một thửa đất với một mảnh bản đồ, v.v. Những mối quan hệ nhƣ vậy đƣợc
biểu diễn trên mô hình thực thể bằng các đƣờng có mũi tên hoặc dấu chân gà.
Có ba kiểu quan hệ chính của mô hình thực thể:
 Quan hệ một - một, thể hiện bằng một đƣờng nối giữa hai thực thể
 Quan hệ một - nhiều, thể hiện bằng một đƣờng nối có rẽ nhánh ở một
đầu giữa hai thực thể

22
 Quan hệ nhiều - nhiều, thể hiện bằng một đƣờng nối có rẽ nhánh ở hai
đầu giữa hai thực thể
Các thực thể có quan hệ một - một với nhau thƣờng đƣợc đồng nhất thành một
thực thể mang các thuộc tính của cả hai thực thể ban đầu. Quan hệ nhiều - nhiều thể

hiện mối quan hệ chƣa đƣợc chuẩn hoá, thông thƣờng sẽ đƣợc chuyển thành các quan
hệ một - nhiều thông qua thực thể trung gian. Hay có thể nói
cách khác là mô hình dữ liệu sẽ đƣợc chuẩn hoá để đạt đƣợc dạng chuẩn cần thiết đảm
bảo tính nhất quán sau này của hệ thống.

IV. CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
1. Đối tượng quản lý
Cơ sở dữ liệu về đất đai quản lý các thửa đất, chủ sử dụng, mục đích sử dụng,
loại đất Đối tƣợng quản lý chính là các thửa đất. Thửa đất đƣợc thể hiện nhƣ một đối
tƣợg địa lý bằng bản đồ địa chính và các giấy tờ kèm theo bằng hồ sơ đa chính bao
gồm các thông tin liên quan tới thửa đất nhƣ chủ sử dụng, đăng ký sử dụng, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu "hồ sơ đa chính'' quản lý mọi thông tin về hồ sơ giấy tờ liên quan
tới thửa đất chi tiết về bản đồ địa chính. Các thông tin này đƣợc kết nối minh hoạ bằng
bản đồ địa chính thông qua số hiệu của thửa.
Quyền sử dụng đất đƣợc công nhận bằng các văn bản có tính chất pháp lý -giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện cấp, trong đó
lƣu trữ toàn bộ thông tin về chủ sử dụng: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, thành
phần kinh tế ; các thông tin chi tiết về thửa đất: diện tích, giới hạn, mục dịch sử dụng,
thời hạn sử dụng, loại đất, mức thuế phái nộp
Đất đai đƣợc sử dụng và quản lý rất khác nhau theo các loại đất khác nhau. Có
thể phân chia cơ bản thành hai loại: đất đô thị (bao gồm cả đất chuyên dùng có tính đô
thị) và đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ nông thôn và đất
chuyên dùng chính nông nghiệp).
1.1. Sử dụng đất ở nông thôn
Ở nông thôn 90% tới 95% đất đai đƣợc sử dụng cho mục đích trồng trọt. Do
đặc thù phát triển của xã hội, đất đai đƣợc chia nhỏ và giao cho các hộ gia đình và cá
nhân khác nhau sử dụng. Mỗi hộ có thể đƣợc giao sử dụng nhiều mảnh ở các vị trí
khác nhau. Đất đai tại các xã bị chia cắt theo các thửa quá nhỏ, giữa các thửa không có
bờ cố định. Các thửa lại tiếp tục bị chia nhỏ hơn trong quá trình thừa kế khi một gia

đình lớn đƣợc chia thành các gia đình nhỏ. Sự phức tạp trong việc quản lý đất đai ở
các vùng nông thôn nảy sinh do khối lƣợng thông tin quá lớn, trong khi đó ngân sách
cấp phát không đáng kể so với kinh phí cần thiết để hoàn thành khâu lập hồ sơ ban
đầu.
1.2. Sử dụng đất đô thị
Ở đô thị đất đƣợc sử dụng chuyến vào mục đích xây dựng, nhà ở, công sở, sử
dụng công cộng…, đặc biệt đa dạng về các chủ sử dụng đất từ nhiều thành phần kinh
tế khác nhau (cá thể, hộ gia đình, tập thể, nhà nƣớc, hỗn hợp ), hình thức sử dụng đất
cũng rất đa dạng (thuê kinh doanh, thuê ở, đƣợc nhà nƣớc giao dài hạn, cơ quan cơ
quan đƣợc giao làm công sở, nhà tập thể sử dụng chung ). Một đặc điểm khác của
việc quản lý đất đai ở đô thị là thông tin có tần suất biển động lớn, gần liền với các
thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế, nhu cầu phát triển nhà ở, nhu cầu mở rộng cơ sở
hạ tầng Quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc luôn kéo theo quá trình đô thị hoá với

23
tốc độ cao cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến phức tạp trong quản lý đất ở
đô thị
1. 3. Đối tượng chính
Đối tƣợng quản lý chính trong Cơ Sở Dữ Liệu Hồ Sơ Địa Chính sẽ là các thửa
(lấy chủ sử dụng và mối quan hệ giữa hai đối tƣợng này trong toàn bộ quá trình biến
động sử dụng đất. Quan hệ giữa hai đối tƣợng cơ bản này đƣợc thể hiện bằng các Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Mọi thống kê, phân tích đều đƣợc thực hiện xuất phát
từ ba đối tƣợng quản lý trên.
1. 4. Đặc điểm của thông tin
Thông tin đất đai có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Đƣợc thể hiện vừa cả dƣới dạng thông tin địa lý vừa dƣới dạng thông tin thuộc
tính, có cấu trúc nên khối lƣợng thông tin rất lớn, chi phí để thu thập số liệu cũng rất
lớn.
- Chi phí đối với hệ thống chủ yếu là cho việc thu thập số liệu (chiếm tới 80%)
Việc cập nhật thay đổi số liệu sẽ diễn ra hàng tháng. So với thông tin của ngành khác

(nhƣ tài chính chẳng hạn khối lƣợng biến động không lớn lắm, hàng năm cỡ 5% tới
10% trên tổng số. nhƣng thông tin lại đƣợc lƣu trữ toàn bộ phục vụ cho các nhu cầu tra
cứu diễn biến lâu dài. Nhƣ vậy cứ khoảng 7 năm số liệu trong hệ thống sẽ tăng gấp
đôi.
- Thông tin có thể đƣợc sử dụng với mục đích tổng hợp phục vụ các nghiên cứu
vĩ mô, cũng nhƣ với mục đích theo dõi chi tiết quá trình biến động.
- Để công nghiệp hoá nông nghiệp, Nhà nƣớc khuyến khích việc nhập các các
thửa đất nhỏ thành các thửa lớn hơn, từ đây chi phí quản lý của ngành địa chính có xu
hƣớng giảm.
- Các biến động trên đất đai chủ yếu sẽ đƣợc thể hiện bằng việc thay đổi quyền
sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng, tách, nhập các thửa đất.
2. Các xử lý chính
Trong phần này sẽ giới thiệu các xử lý chủ yếu đối với dữ liệu trong khâu thu
nhận thông tin và cập nhật thông tin.
2.1. Thu nhận thông tin đăng ký ban đầu
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, thông tin đăng ký đất đai ban đầu đƣợc thu thập
tại cấp xã. Với các xã lớn thông tin có thể đƣợc nhập vào đồng thời trên nhiều máy
đơn lẻ và đƣợc gộp lại trƣớc khi chuyển lên cấp tỉnh. Việc thu thập thông tin sẽ đƣợc
thực hiện chủ yếu trên máy đơn lẻ để giảm chi phí phần cứng và chi phí quản trị mạng,
mặt khác trình độ cán bộ cấp xã chƣa đủ để tham gia mạng thông tin.
Tại trung tâm cấp tỉnh trong quá trình xây dựng, bổ sung, cập nhật số liệu thu
đƣợc từ các xã sẽ đƣợc kiểm tra đảm bảo tính duy nhất của mã số các thửa đất và chủ
sử dụng. Trong trƣờng hợp khi đăng ký đất đai thủ công trên sổ sách, các thông tin
đăng ký ban đầu tại cấp xã cũng có thể đƣợc gửi trực tiếp lên tỉnh bằng sổ sách và
đƣợc đƣa vào hệ thống trực tiếp tại tỉnh.
2.2. Tách, nhập thửa đất
Biến động thƣờng xảy ra nhất trong quản hí đất đai là các biến động tách, nhập
thửa đất. Đó là khi nhiều thửa đất đƣợc cùng một pháp nhân nhận chuyển nhƣợng để
sử dụng vào một mục đích lớn hơn (nhập các thửa đất); hay quá trình thừa kế, một
thửa đất đƣợc chia thành nhiều thửa cho các cá nhân đƣợc hƣởng thừa kế (tách thửa).

Từ một hoặc nhiều thửa đất cũ, một hoặc nhiều thửa đất mới với các đặc trƣng (diện
tích, giới hạn, chủ sử dụng, mục đích sử dụng ) sẽ đƣợcxác định. Trong các xử lý này
do thông tin về các thửa đất cũ vẫn cần lƣu trữ phục vụ các tra cứu thông tin quá khứ,

24
nên số hiệu thửa đất cũ vẫn đƣợc giữ nguyên và các thửa đất mới đƣợc cấp số hiệu
mới không trùng với các thửa đã và đang tồn tại.
Một đặc thù của đối tƣợng đất đai là các thửa đất tồn tại từ lâu đời và thực chất
không phải đất đai biến động mà là các hoạt động trên nền đất đai bị thay đổi tính chất.
Do vậy các thông tin xuất xứ của các thửa đất là thông tin khá quan trọng cho nhiều
hoạt động xã hội khác nhau nhƣ cho bản thân công tác quản lý của ngành địa chính,
cho các hoạt động của toà án, cho các nghiên cứu lịch sử
2.3. Quản lý biến động
Thông tin về các biến động trên thửa đất là một trong các yêu cầu quản lý quan
trọng của hệ thống. Các biến động bao gồm các loại chủ yếu sau: biến động về chủ sử
dụng (tách thửa đất, hợp thửa đất, thay đổi quyền sử dụng), biến động về mục đích sử
dụng, biến động về đánh giá hạng đất, loại đất. Trên giấy tờ các biến động đƣợc phản
ánh bằng các giấy chứng nhận cấp mới hoặc ghi chú trên các giấy chứng nhận cũ.
Hệ thống một mặt phản ánh hiện trạng tình hình sử dụng đất đai, mặt khác lại
cần theo dõi đƣợc các thông tin lịch sử. Để quản lý thoả mãn đƣợc các nhu cầu nói
trên một giải pháp đƣợc đề nghị là quản lý riêng các thông tin tại thời điểm hiện thời
và các thông tin quá khứ. Nhƣ vậy việc tìm kiếm trên thông tin hiện thời sẽ nhanh
chóng hơn. Khi cần tìm kiếm thông tin quá trình, thông tin hiện thời và thông tin quá
khứ đƣợc nối ghép với nhau và các xử lý tìm kiếm sẽ đƣợc thực hiện trên khối thông
tin nối ghép này. Các dữ liệu sẽ đƣợc phân chia thành quá khứ và hiện tại bao gồm các
thông tin về thửa đất, về chủ sử dụng và về giấy chứng nhận quyền sử dụng. Việc đƣa
thông tin từ khối hiện tại vào khối quá khứ sẽ đƣợc thực hiện khi cập nhật các thông
tin biến động.
Tự nhiên ở đây cũng có một số nhập nhằng trong việc phân biệt giữa khối quá
khứ và khối hiện tại. Ví dụ một chủ sử dụng A có thể đã nhƣợng quyền sử dụng trên

một thửa đất cho một chủ sử dụng mới B. Về nguyên tắc chủ A đã thuộc khối thông tin
cũ, nhƣng anh ta (A) vẫn có thể chuyền sử dụng trên một thửa đất khác nhƣ vậy anh ta
vẫn có thể thuộc khối thông tin hiện tại. Để kiểm tra xem một chủ sử dụng thuộc khối
nào sẽ cần tiến hành xử lý trên toàn bộ số liệu.
Việc so sánh, ghi chép chuyển đổi để đƣa thông tin từ khối hiện tại sang khối
quá khứ sẽ đƣợc thực hiện gần nhƣ đồng thời trên cả ba loại đối tƣợng: chủ, thửa đất.
giấy chứng nhận sử dụng. Do đó tốc độ cặp nhật một biến động sẽ khá chậm vì các
kiểm tra ràng buộc mà hệ thống sẽ phải tiến hành. Một bất lợi khác là khi cần tới thông
tin quá khứ việc kết nối giữa nhiều bảng dữ liệu khác nhau sẽ đòi hỏi thời gian cũng
nhƣ gây phiền toái cho việc đảm bảo an toàn dữ liệu - một điều mà các nhà phân tích
không muốn gặp phải. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều nếu có sai sót khi cập nhật một
biến động, nhầm số hiệu thửa đất, nhầm mã quản lý chủ sử dụng chẳng hạn. Trong
trƣờng hợp này sẽ phải xoá số liệu mới trong khối số liệu hiện tại, lấy lại và hồi phục
số liệu cũ từ khối quá khứ và cuối cùng là nhập lại thông tin.
Nói tóm lại với phƣơng án này gía phải trả sẽ quá cao để tăng đƣợc tốc độ tìm
kiếm trên thông tin hiện tại.
Thực chất về mặt thuộc tính chỉ tiêu quản lý các thông tin biến động không
khác gì các thông tin hiện thời. Chỉ duy nhất giấy chứng nhận sử dụng hiện tại trên
một thửa đất là giấy có ngày đăng ký mới nhất. Có thể dùng thông tin về ngày biến
động làm thông tin phân biệt giữa khối quá khứ và khối hiện tại. Xét về khía cạnh khác
khối lƣợng thông tin biến động hàng năm không lớn lắm (cỡ 5%). Do vậy giải pháp đề
nghị là lƣu trữ thông tin hiện thời và quá khứ chung, nhƣng phân biệt chúng bằng
thông tin ngày biến động. Khoảng 5 năm có thể thực hiện thao tác chuyển sang số liệu
quá khứ một lần trên toàn hệ. Việc quản lý khối lƣợng thông tin này trên các hệ quản
trị cơ sở dữ liệu mạnh thực chất là không giảm tốc độ xử lý. Phƣơng án tách khối dữ

25
liệu có lẽ chỉ nên sử dụng ƣ các phiên bản hệ thống trên các công cụ quản trị cơ sở dữ
liệu để bàn (desktop) nhƣ MS Access, FOXPRO
2.4. Theo dõi lịch sử

Một nhu cầu quan trọng trong quản lý đất đai, đặc biệt trong các việc xử lý các
tranh chấp là thể hiện đƣợc thông tin lịch sử, diễn biến các biến động. Thông tin vế
diễn biến. để biết đƣợc nguồn gốc của thửa chẳng hạn, có thể thể hiện dƣới dạng sơ
đồ.
Mỗi một thửa đất có thể có một hoặc nhiều thửa xuất xứ (tạm gọi là thửa trƣớc),
cũng nhƣ có thể có một hoặc nhiều thửa kế tiếp (tạm gọi là thửa sau).











Hình 15: Sơ đồ thể hiện quá trình biến động sử dụng đất.

2.5 Các phương án lưu trữ thông tin lịch sử thửa đất
 Phương án lưu trữ thông tin thửa trước – sau
Để tìm đƣợc thông tin lịch sử chỉ cần lƣu trữ đƣợc mối liên kết trƣớc sau giữa
các thửa đất. Khi cần tìm nguồn gốc của một một thửa đất thông tin sẽ đƣợc thực hiện
bằng phép lần ngƣợc qua sau mối liên kết tới thửa đất ban đầu (tạm gọi là thửa gốc),
trong ví dụ trên thửa gốc của thửa số hiệu 6 là thửa 1và thửa 2. Từ các thửa gốc thực
hiện phép lần xuôi để xây dựng toàn bộ bức tranh diễn biến lịch sử.
 Lưu trữ thông tin thửa gốc
Một phƣơng án khác đƣợc đề nghị là với mỗi một thửa đất lƣu trữ luôn các
thông tin về thửa đất sinh ra nó. Nhƣ vậy khi tin thửa gốc cần tìm thông tin diễn biến
chỉ việc thực hiện phép lần xuôi. Thực chất phƣơng án hai đƣợc thực hiện dựa trên

phƣơng án trên, hệ thống đã làm sẵn công đoạn lần ngƣợc.
 Cấu trúc hệ thống
Hệ thống thông tin đất đai với mục đích quản lý các thửa đất, các chủ sử dụng
và các biến động (thay chủ, tách, hợp) của các thửa đất, phục vụ các tra cứu bất kỳ, tra
cứu lịch sử, các báo cáo thống kê. Hệ thống đƣợc phân rã thành chức năng xử lý chính
nhƣ sau:
- Cập nhật các danh mục hệ thống:
+ Khu vực hành chính (của địa phƣơng)
+ Danh mục mảnh bản đồ (của địa phƣơng)
+ Hạng đất (chung cho toàn quốc)
+ Loại đất (chung cho toàn quốc) .
+ Danh mục mục đích sử dụng (chung cho toàn quốc)
+ Danh mục thành phần kinh tế
+ Danh mục thửa đất
+ Danh mục chủ sử dụng
- Cập nhật số liệu ban đầu:
+ Nhập số liệu từ sổ địa chính
1
Chủ A 100
m

2
Chủ D 200
m

3
Chủ B 30
m

4

Chủ A 70
m

5
Chủ E 200
m

6
Chủ E 270
m

×