Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

15 điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.79 KB, 18 trang )

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát về doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005.
II. Một số đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.
1. Đặc điểm Doanh nghiệp tư nhân
2. Đặc điểm Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005.
3. Đặc điểm Công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Công ty hợp danh
III. Các điều kiện về hình thức đăng liên quan đến đăng ký kinh
doanh
1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2005.
2. Điều kiện về tên của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
3. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp.
IV. Điêù kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
V. Một số kiến nghị và gi¶i ph¸p nhằm hoàn thiện pháp luật
DKKD.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, các
doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Trước đây, khi nền kinh tế
của nước ta còn đang bước những bước đi nặng nề, chậm chập thì việc
quản lý cũng như việc thành lập doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn,
quản lý thì chưa thống nhất, thủ tục thành lập thì rườm rà, mang nặng tính
hình thức. Sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 1999 đã đánh dấu một mốc
son trên con đường hoàn thiện khung pháp luật về doanh nghiệp. Tuy


nhiên, đối với tình hình hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 1999 lại không
thể đáp ứng được những thay đổi mới va đã bộc lộ một số hạn chế. Yêu
cầu đặt ra là cần có một sự điều chỉnh phù hợp hơn đối với tình hình phát
triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để có thể quản lý một
cách chặt chẽ sự thành lập cũng như quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp,đồng thời tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức ngay từ bước đầu
thành lập doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành ra đời. Luật Doanh nghiệp 2005 đã giành riêng chương II và Nghị
định 88 quy định về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp trong đó quy định rõ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có
thể hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật cho nên việc thực thi
còn rất lúng túng, việc thực thi mang lại hiệu quả không cao. Nhận thức
được rằng đây là một vấn đề rất cần thiết cho bất cứ một doanh nghiệp nào
khi tham gia đăng ký kinh doanh mà tôi lựa chọn đề tài :“Điều kiện cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2005” làm
đề tài tiểu luận của mình nhằm tìm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật
về vấn đề này.
2
NỘI DUNG
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật tất cả các nước có nền kinh tế
phát triển trên thế giới đều quy định thành lập doanh nghiệp là quyền của cá
nhân, tổ chức. Tuy nhiên để phù hợp với nền kinh tế của mỗi quốc gia mỗi
nước có những quy định riêng về điều kiện cũng như thủ tục tiến hành
ĐKKD khác nhau.
I. Khái quát về doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005.
Thành lập và đăng kí kinh doanh là những công việc mà các nhà quản lý
doanh nghiệp tương lai phải tiến hành, sau khi thủ tục đăng kí kinh doanh
được hoàn tất thì họ thực sự trở thành các nhà quản lý doanh nghiệp. Thủ tục
thành lập và đăng kí kinh doanh nó thuần tuý là các thu tục hành chính nhà

nước, tuy nhiên đây là thủ tục bắt buộc và cũng là bước đầu tiên để các nhà
đầu tư trở thành những người quản lý doanh nghiệp với Sự phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung pháp luật hoàn
chỉnh trong đó pháp luật về doanh nghiệp là quan trọng, vì sự phát triển của
các loại hình doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam do nhiều yếu tố khác nhau nên việc
định hướng phát triển kinh tế thị trường mới được thừa nhận vì vậy việc tồn
tại kinh tế tư nhân cũng mới được thừa nhận. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng, nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật
thừa nhấn sự tồn tại của kinh tế tư nhân và tạo khung pháp lý cho sự phát
triển của kinh tế tư nhân nói chung và của các loại hình doanh nghiệp nói
chung. Trước khi Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành thì ở Việt
Nam tồn tại ba loại văn bản pháp luật điều chỉnh về doanh nghiệp căn cứ vào
nguồn gốc vốn là: Luật doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh các doanh nghiệp
nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dân điều chỉnh các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và Luật doanh nghiệp điều chỉnh các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Để tạo ra sự thống nhất trong các
văn bản pháp luật, để tạo ra sự công bằng cho các nhà đầu tư, không còn
3
phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, không còn
phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác… Quốc hội
đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005 điều chỉnh chung cho các loại hình
doanh nghiệp. Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp quy định “Luật này quy định
về việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”. Đối với Doanh
nghiệp nhà nước thì sẽ có một lộ trình để các doanh nghiệp này chuyển đổi
sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hình thức công ty cổ phần.
Theo luật doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp là “ tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịnh ổn định, được đăng kí kinh doanh

theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”
II. Một số đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp theo luật doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, tổ chức kinh tế này
có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân,
- Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định,
- Doanh nghiệp phải được đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh
doanh có thẩm quyền, để các cơ quan này có thể kiểm soat được hoạt động
của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được thành lập là để thực hiện các hoạt động kinh
doanh
Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
2005.
1. Đặc điểm Doanh nghiệp tư nhân
Theo điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì “Doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân
4
không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được
quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”
Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản
nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
2. Đặc điểm Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005.
Theo quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có
những đặc điểm pháp lý cơ bản để có thể phân biệt nó với các loại hình công
ty khác.

- Về thành viên công ty: Trong suốt quá trình hoạt động công ty phải có
ít nhất là ba thành viên, pháp luật chỉ quy định số thành viên tối thiểu mà
không quy định tối đa là vì đây là loại hình công ty đặc trưng cho công ty đối
vốn
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là
cổ phần, việc góp vốn vào công ty được thông qua việc mua cổ phần.
- Tự do chuyển nhượng phần vốn góp. Phần vốn góp của các thành viên
được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu, người có cổ phiếu có thể tự do chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật
- Về chế độ trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty bằng tài sản của công ty, các cổ đông chịu trách nhiệm đối với
các khoản nợ và trách nhiệm khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Trong quá trình hoạt động công ty có quyền phát hành chứng khoán ra
công chúng để huy động vốn, điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn
của công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
3. Đặc điểm Công ty trách nhiệm hữu hạn.
5
Theo luật doanh nghiệp 2005 Công ty TNHH có 2 loại là Công ty
TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50
thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty bằng tài sản của mình.
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty trách nhiệm hữu hạn
có một số đặc điểm cơ bản sau
- Là doanh nghiệp không có quá 50 thành viên trong suốt qua trình hoạt
động
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân
- Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các trách nhiệm tài sản

khác của công ty bằng tài sản của mình, các thành viên của công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra
công chúng
- Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật
4. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có một số đặc điểm
pháp lý sau:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài
thành viên hợp danh trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty
6
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Trong quá trình hoạt động công ty hợp doanh không được phát hành
bất kể loại chứng khoán nào
III. Các điều kiện về hình thức đăng liên quan đến đăng ký
kinh doanh
1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2005.
Theo điều 5 luật Doanh nghiệp 2005, ngành nghề đăng ký kinh doanh là
ngành nghề sẽ được ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những
ngành, nghề cấm kinh doanh. Việc ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh ngành nghề kinh doanh tuân theo luật doanh nghiệp và các văn bản có
liên quan.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành
kinh tế quốc dân và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi ngành, nghề kinh doanh đó
vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê để bổ sung mã mới.
Đối với ngành, nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề,
mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở
một doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật, Pháp
lệnh hoặc Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định
không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Điều kiện về tên của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
Tên của doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 31, Điều 32, Điều
33, Điều 34 Luật doanh nghiệp 2005. Theo đây, tên doanh nghiệp phải viết
được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được
và có ít nhất hai thành tố sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp;
7
- Tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc
viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp
phát hành.
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của
doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; không được Sử dụng tên cơ quan
nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của
doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ
chức đó. Luật doanh nghiệp cũng cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm

truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Khi nộp hồ xơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp còn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt quy định pháp luật về tên
bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên
bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước
ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa
tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh
nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh
nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài
liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc
tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 33, Luật doanh nghiệp quy định về tên trùng hoặc gây nhầm lẫn
của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký kinh doanh, theo đó, doanh nghiệp không
được vi phạm các trường hợp này khi đăng ký kinh doanh.
8
- Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc
bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của
doanh nghiệp đã đăng ký:
+ Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc
giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên
doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt
của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng
với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của

doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng
Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp
yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên
riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”,
“miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp
doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này,
cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký
của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định
cuối cùng.
3. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp.
9
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp phải
có trụ sở chính, có hoặc không có chi nhánh, văn phòng giao dịch.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh
nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà,
tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và
thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ
quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
IV. Điêù kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh
Khi doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có
hồ sơ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân gồm:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có
chứng chỉ hành nghề.
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
Dự thảo Điều lệ công ty.
10
Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp
luật phải có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với
công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
Dự thảo Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ

chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức;
văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng
ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có chứng chỉ hành nghề.
4. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
11
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
Dự thảo Điều lệ công ty.
Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn
bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng
ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải
có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật
phải có chứng chỉ hành nghề.
Cần lưu ý với các đơn vị xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
cũng như người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh,
Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về điều
kiện chung của hồ sơ đăng ký kinh doanh song tuỳ thuộc vào điểu kiện của
từng điạ phưng để có các quy định cho phù hợp. Ví dụ như bỏ bớt một số
giấy tờ quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, ví dụ như: Yêu cầu về sổ
hộ khẩu…
Khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được tự lập và quyết
đinh về hồ sơ đăng ký kinh doanh. Điều 22, 23 luật doanh nghiệp 2005 quy
đinh về mẫu điều lệ và danh sách thành viên. Các doanh nghiệp đăng ký kinh
12
doanh dựa vào mẫu này để xây dựng điều lệ và danh sách thành viên phù hợp
với quy định của pháp luật.
Nội dung Điều lệ công ty
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành
viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ
phần.
5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập,
loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại đối với công ty cổ phần.

6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.
7. Cơ cấu tổ chức quản lý.
8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần.
9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết
tranh chấp nội bộ.
10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho
người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần
vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ
phần.
12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh
doanh.
13
13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản
công ty.
14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp
danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các
thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người
đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không
được trái với quy định của pháp luật.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần được lập theo mẫu thống nhất do
cơ quan đăng ký kinh doanh quy định và phải có các nội dung chủ yếu sau

đây:
1. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản
khác của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp
danh; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
2. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng
loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại
tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của từng
cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
3. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, cổ
đông sáng lập hoặc của đại diện theo uỷ quyền của họ đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh.
14
H s, trỡnh t th tc, iu kin v ni dung ng ký kinh doanh, u
t ca nh u t nc ngoi ln u tiờn u t vo Vit Nam
H s, trỡnh t, th tc, iu kin v ni dung ng ký kinh doanh, u
t ca nh u t nc ngoi ln u tiờn u t vo Vit Nam c thc
hin theo quy nh ca Lut ny v phỏp lut v u t. Giy chng nhn u
t ng thi l Giy chng nhn ng ký kinh doanh.
V. Mt s kin ngh v giải pháp nhm hon thin phỏp lut DKKD.
- Phải quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phân công rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan tránh sự
chồng chéo trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để không tạo
ra kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng.
- Cần phải có chế tài nặng để sử phạt hành vi kinh doanh trái pháp luật
của các doanh nghiệp.
- Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải đợc tiến hành cẩn
thận, kỹ lỡng tránh tình trạng chỉ cần thay tên chủ là có thể kinh doanh hợp

pháp đợc. Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cơ quan Nhà nớc
có thẩm quyền phải thờng xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nếu phát hiện vi phạm thì phải sử lý kịp thời.
- So sánh: Theo tìm hiểu ta thấy ở Singapo, Malaixia. Cơ quan đăng
ký kinh doanh là 1 bộ phận thuộc bộ tài chính, còn cơ quan đăng ký kinh
doanh ở Thái Lan lại là phòng đăng ký kinh doanh thuộc bộ thơng mại.
- Cơ chế Xin cho là một thủ tục quá phiền hà đối với doanh ngiệp, đã
đợc luật doanh nghiệp hạn chế. Tuy nhiên về hệ thống tổ chức thực hiện quản
lý của nhà nớc đối với doanh nghiệp thì công tác đăng ký kinh doanh cần đợc
thực hiện một cách thống nhất trên toàn quốc. Đây là một vấn đề có vai trò
quan trọng đặc biệt. Điều quan trọng để thủ tục đăng ký kinh doanh thông
thoáng hơn không phải là cơ quan nào lãnh trách nhiệm này mà là cơ chế sẽ
15
đợc giải toả ra sao, để đảm bảo đợc mục đích quản lý của nhà nớc đối với
doanh nghiệp.
- Việc đăng ký kinh doanh tại các cấp sẽ thực hiện theo sự phân cấp.
Việc chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra giám sát thực hiện theo địa bàn hành Chính.
- Phải ban hành thêm các văn bản giải thích cụ thể các điều kiện của
luật doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp hiểu và làm đúng luật.
- Cần có một cơ chế kiểm tra, giám sát chủ động, thờng xuyên và sát
sao hoạt động của các doanh nghiệp xem các doanh nghiệp có kinh doanh
đúng ngành nghề mà mình đăng ký hay không và có chế tài sử lý nghiêm
khắc đối với các doanh nghiệp hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật.
16
KẾT LUẬN
Đăng ký kinh doanh là một thủ tục pháp lý nhằm khai sinh cho việc
một doanh nghiệp mới ra đời. Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành ra đời đã tạo sự thông thoáng và rất nhiều thuận lợi
cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong vấn đề thành lập và đăng ký
kinh doanh, trình tự và thủ tục thành lập đã được rút gọn đi rất nhiều.

Việc thực thi các quy định về đăng ký kinh doanh có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Đối
với các cá nhân đăng ký kinh doanh, thủ tục này đã tạo rất nhiều thuận
lợi cho quá trình đăng ký, trình tự ngắn gọn, dễ hiểu. Còn đối với cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thì thuận lợi hơn
trong việc quản lý các doanh nghiệp, nắm rõ được số lượng cũng như
tình hình của các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, cũng quản lý được
số lượng doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh trong trường hợp có quá
nhiều chủ thể xin cấp đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, những quy định
này cũng có những mặt hạn chế, việc tạo thuận lợi cho nhà kinh doanh
đôi khi lại là cơ hội khai sinh ra các loại hình doanh nghiệp bất hợp
pháp. Yêu cầu đặt ra là cần phải có những chính sách phù hợp vừa tạo
thuận lợi cho các chủ thể khi đăng ký kinh doanh nhưng cũng phải hạn
chế được việc thành lập doanh nghiệp một cách bất hợp pháp. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang rất
sôi động thì cang cần các quy định về vấn đề thành lập doanh nghiệp
được chặt chẽ và đầy đủ hơn.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp 1999 ( làm tài liệu tham khảo)
2. Luật doanh nghiệp 2005 Nxb Chính trị Quốc gia 2007
3. Nghị định 88/2006/NĐ-CP về hướng dẫn đăng ký kinh doanh
4. Giáo trình luật thương mại I, II - Trường Đại Học Luật Hà Nội –Nxb
Công An nhân dân.
5. Tạp chí Luật học trường Đại học Luật Hà Nội
18

×