Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Con người trong truyện ngắn Thạch Lam (Dưới cái nhìn thi pháp học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.9 KB, 42 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa đến nay, con người đóng vai trò là chủ thể, là đối tượng trung tâm, là
mục đích hướng đến của văn học. Dù nhà văn có viết về thời gian, không gian hay
đối tượng nào thì cuối cùng điều mà nhà văn muốn hướng đến không gì khác
ngoài những điều trăn trở về con người. Vì lẽ đó Nguyễn Siêu từng khẳng định
“Văn chương có loại đáng thờ, loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại
chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Vì
lẽ đó, khi xem xét một tác phẩm văn học, đánh giá vị trí của nhà văn ta không thể
bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người và sự thể hiện của quan niệm đó trong
các sáng tác của họ.
Nhìn lại dòng văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, không ai có thể phủ nhận
vai trò và vị trí của Thạch Lam (1910 -1942). Ông là một trong những cây bút tỏa
sáng nhất trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là người đặt nền móng cho dòng văn
xuôi trữ tình Việt Nam. Dù quãng thời gian sáng tác không dài, sự nghiệp sáng tác
không đồ sộ nhưng Thạch Lam đã cống hiến hết mình và để lại một di sản văn học
quý báu trên nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí Song làm nên tên tuổi
của Thạch Lam chủ yếu là các truyện ngắn được viết bằng lối viết nhẹ nhàng, kín
đáo, tế nhị. Đồng thời sức lôi cuốn đặc biệt trong truyện ngắn Thạch Lam chính là
quan niệm về con người được thể hiện sâu sắc và độc đáo trên từng trang viết. Mỗi
sáng tác của Thạch Lam là sự thăng hoa của tâm hồn, tư tưởng, quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người. Vì thế nghiên cứu sáng tác của Thạch Lam không
thể không quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người và sự thể hiện của
quan điểm đó trong các sáng tác truyện ngắn của ông.
Trong chương trình THPT, Thạch Lam là một trong những tác giả quan
trọng. Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn trữ tình của
nhà văn. Muốn hiểu sâu hơn về tác phẩm này thiết nghĩ cần tìm hiểu nhiều hơn về
tư tưởng và nghệ thuật của Thạch Lam ở nhiều các truyện ngắn khác. Đề tài này
mong muốn cung cấp thêm cho người dạy và người học những kiến thức mở rộng
1
về quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam và những đặc điểm về nội


dung cũng như hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam khi thể hiện quan
niệm nghệ thuật về con người.
Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi đi tìm hiểu đề tài Con
người trong truyện ngắn Thạch Lam.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thạch Lam là một tác giả quan trọng trong chương trình ngữ văn 11,
lâu nay khi tìm hiểu về Thạch Lam các nhà nghiên cứu thường chú ý đến nghệ
thuật miêu tả nội tâm nhân vật, hay chú ý tới nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, hoặc
chú ý đến giọng điệu của Thạch Lam trong truyện mà ít người chú ý tới quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn. Mục đích nghiên cứu đề tài trước hết muốn
tìm ra những đặc điểm chung về hình tượng con người trong các truyện ngắn của
nhà văn – đó là một vấn đề mang tính nhân văn và cần thiết mà bất cứ cây bút nào
cũng hướng đến.
Nghiên cứu đề tài này, cũng là để là tự trang bị cho bản thân những kiến
thức mở rộng để trợ giúp cho quá trình giảng dạy. Thêm nữa chúng tôi mong
muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ để từ đó giúp giáo viên và học sinh nhận diện
thêm những thành công của Thạch Lam trên trang viết. Thành công đó không chỉ ở
nghệ thuật tả nội tâm nhân vật, ở giọng văn thủ thỉ tâm tình mà còn ở cả quan niệm
rất nhân văn về con người của nhà văn.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái
niệm về quan niệm về con người trong văn học, và quan niệm về con người của
Thạch Lam.
Phân tích, tìm hiểu đặc điểm của hình tượng con người trong truyện ngắn
Thạch Lam để so sánh và thấy được nét khác biệt với hình tượng con người trong
các tác phẩm của các cây bút khác.
Phân tích những biểu hiện nghệ thuật đã chi phối tới cách xây dựng hình
tượng con người của nhà văn Thạch Lam.
2
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên nghiên cứu của đề tài là Con người trong truyện ngắn
Thạch Lam. Để làm tiền đề lí luận cho đề tài, chúng tôi đi tìm hiểu thêm quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học nói chung và quan niệm nghệ thuật về
con người của Thạch Lam nói riêng, từ đó soi vào các tác phẩm cụ thể để khảo sát
và tìm ra các đặc điểm về con người trong truyện ngắn của Thạch Lam.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện chuyên đề này người viết sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như:
Phương pháp phân tích – tổng hợp
phương pháp so sánh
phương pháp thống kê.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Trên cơ sở đi khảo sát các truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi nhận thấy
các nhân vật của ông dù khác nhau về giới tính, lứa tuổi, công việc, địa vị nhưng
đều có những điểm chung nhất định. Đề tài đã chỉ ra những nét chung ấy để từ đó
giúp giáo viên và học sinh hiểu thêm quan niệm của Thạch Lam về con người và
cuộc sống.
- Đề tài cũng chỉ ra được những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật đã chi phối tới
việc xây dựng hình tượng con người trong tác phẩm của Thạch Lam.
- Từ đó đề tài sẽ cung cấp cho giáo viên và học sinh một cái nhìn khái quát
nhất về con người trong truyện ngắn của Thạch Lam, giúp cho bài giảng của giáo
viên đầy đủ và sâu sắc hơn.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cơ sở lí luận của đề tài
I.1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
I.1.1.1: Vị trí của con người trong văn học
Phạm Văn Đồng trong bài Nghệ thuật và sự đổi mới đã viết: “Cái giá trị

đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người
chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có
chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con
người cũng không cần đến nó”. Nói cách khác con người chính là nhân vật trung
tâm của văn học. Tuy nhiên, yếu tố quyết định giá trị của tác phẩm văn chương
không phải ở chỗ nó viết gì về con người mà quan trọng hơn là qua đó nhà văn thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người như thế nào? Dù con người là đối tượng
chính, đối tượng trọng tâm của văn học nhưng sự miêu tả con người trong văn học
không phải sự sao chép nguyên si con người ngoài cuộc sống. Chân lí cuộc sống
và chân lí nghệ thuật dẫu không đối lập nhưng cũng không hoàn toàn trùng khít lên
nhau. Con người trong văn học là con người đã được nhà văn nhào nặn, hư cấu, nó
mang đậm dấu ấn chủ quan, mang đậm quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.
I.1.1.2. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn.
Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng
ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung
và từng thời đại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn
còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là
một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm
4
cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Tức là,
quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người
đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người
trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tượng nhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng
nghệ thuật trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách

nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà
văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật
về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ
thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức
tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách
của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ
thuật. Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên
đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó,
chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như
sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách
nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn
thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm
thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người
giống hay không giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính
là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác
sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư
tưởng mới để hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều
sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết,
cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định.
5
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người,
có thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi
thay trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu
không quan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đề
quan niệm nghệ thuật của các tác giả về con người. Nói cách khác, nếu bỏ qua
quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản
ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Cho nên, tìm
hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng. Đây được

xem là cơ sở lí luận để chúng ta bắt tay vào tìm hiểu: Quan niệm nghệ thuật về
con người của nhà văn Thạch Lam.
I. 1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam
Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng. Khi cầm bút sáng
tác bao giờ họ cũng chịu sự định hướng của một quan niệm nghệ thuật nào đó.
Trong thực tế, có những nhà văn trực tiếp phát biểu quan niệm của mình thành các
luận điểm, cũng có nhiều nhà văn chỉ thể hiện quan niệm của mình trên thực tiễn
trang viết, trong trường hợp đó người đọc phải tìm cách cắt nghĩa quan niệm của
nhà văn ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật. Với Thạch Lam, hầu hết những quan
niệm đều được ông trực tiếp phát biểu trong cuốn tiểu luận Theo dòng. Theo dòng
có thể xem là những ghi chú nghệ thuật khiêm nhường, những trăn trở suy ngẫm
về nghề - nó giản dị và chân thực như những trang nhật kí hoặc sổ tay văn học vậy.
Trong tác phẩm này, Thạch Lam đã thể hiện những suy nghĩ, quan điểm của mình
về con người. Để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn và toàn diện hơn quan niệm
nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam ta không thể không đi tìm
hiểu những quan niệm được nhà văn phát biểu một cách có ý thức, tự giác trong
tiểu luận Theo dòng.
Trước hết, Thạch Lam quan niệm con người là một phức thể với xấu tốt lẫn
lộn.Trong tiểu luận Theo dòng Thạch Lam viết: “ Chỉ có thánh nhân mới hoàn
toàn. Người bao giờ cũng có cái dở, cái khuyết điểm, bên cạnh cái hay,trong con
người ta cái cái xấu và cái tốt lẫn lộn”.Từ quan niệm về con người như vậy, Thạch
6
Lam đi đến quan niệm về nhân vật: “Các nhân vật hoàn toàn không lấy được tình
cảm người đọc”. Chữ hoàn toàn ở đây hiểu theo nghĩa là hoàn toàn tốt hoặc hoàn
toàn xấu.Theo ông, nhân vật hoàn toàn là nhân vật không có thực, nhân vật bịa đặt
bởi tác giả, vì thế không linh động chút nào.Thạch Lam coi trọng sự thành thực
của nhà văn, mà cuộc đời làm gì có con người hoàn toàn được.Do vậy không thể
có một nhân vật hoàn toàn. Cũng trong tiểu luận “ Theo dòng” Thạch Lam viết:
Cái hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu không có ở đời, một người rất tốt cũng có
những lúc giận dữ, tàn ác. Nhưng một người rất ác cũng có lúc hiền hậu, nhân từ.

Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của con người.
Thạch Lam rất chú trọng đến sự tác động của hoàn cảnh đến việc hình thành
tính cách con người: “Người ta bao giờ cũng chịu rất sâu xa ảnh hưởng của hoàn
cảnh và người trước hết là được tạo nên để sống với hoàn cảnh. Một người giàu
có không yêu giống như một người nghèo – một người bình dân không yêu giống
như một người quyền quí và với ai biết cái ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ nghiệp,
chúng ta có thể nói: Một người thợ chẳng hạn không yêu như một công chức”
Nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam là
ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh của con người: “Đối với
nhà văn điều quan trọng là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín
nhất là sự sống của tâm hồn”. Thạch Lam cảm thấy buồn rầu vì “có những người
sống như cây cỏ, một đời sống tẻ ngắt và khô khan, phẳng lặng như mặt nước ao
tù”. Ông khẳng định: “Nếu chỉ có ăn với ngủ, với chơi thì cái đời sống đó chẳng
có gì đáng quý, cái đời sống cần là cái đời sống bên trong, cái đời sống tâm hồn”.
Chính vì quan niệm này mà Thạch Lam rất thành công trong nghệ thuật miêu tả
những biến thái tinh vi nhất trong tâm hồn nhân vật, và cũng vì thế con người
trong truyện ngắn của Thạch Lam hiện lên với tư cách là một cá nhân riêng biệt
chứ không phải là đại diện cho phong trào, một xu hướng.
Bản chất người theo Thạch Lam là sự phức hợp của nhiều yếu tố: ý thức, vô
thức, hoàn cảnh, quan hệ xã hội, tính di truyền, tạng người, tính chất… trong đó
ông đặc biệt đề cao phần “vô giác” của con người. “Tâm hồn người ta không giản
dị như một biểu hiện và bao giờ cũng có một phần bí mật… Nhà nghệ sĩ giỏi là
7
nhà nghệ sĩ tạo ra những nhân vật thật và hoạt động, ngoài những tính cách và
đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến được cái bí mật không tả được trong mỗi
con người”.
Từ sự phân tích trên ta có thể khẳng định: Trong Theo dòng Thạch Lam đã
thể hiện một quan niệm nghệ thuật có chiều sâu triết học của ông về con người,
cho đến nay quan điểm này vẫn còn mới mẻ. Đặc biết nếu đem so sánh quan niệm
nghệ thuật về con người của Thạch Lam với quan niệm nghệ thuật về con người

trong văn học trước đó thì càng quý hơn sự đổi mới và đóng góp quan trọng của
cây bút này. Văn học trước 1930 chủ yếu vẫn mang quan niệm nghệ thuật con
người của thời kì Trung đại. Đó là con người đặt trong tương quan với vũ trụ, có
mối tương thông kì lạ với ngoại giới xung quanh. Hay là con người được nhìn
nhận dưới góc nhìn đạo đức luân lí, hoặc tốt, hoặc xấu rõ ràng. Dòng văn học
trước 1930 cũng xuất hiện con người cá nhân song còn mờ nhạt chưa đi sâu khám
phá hết những rung động và cảm xúc đa dạng và phong phú trong tâm hồn con
người. Chỉ đến với Thạch Lam người đọc mới thấy rõ những sự đa dạng và sự
chuyển biến đầy tinh vi của đời sống tâm hồn con người, và cũng không còn bóng
dáng của con người khuôn phép, lý trí mà là con người thật như cuộc đời. Chính vì
sự độc đáo khác biệt ấy mà Thạch Lam đã vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của
thời gian sống mãi trong lòng độc giả. Và điều đặc biệt những quan niệm nghệ
thuật này đã chi phối sâu sắc đến sự miêu tả con người trong truyện ngắn Thạch
Lam. Sự chi phối ấy như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở chương sau.
I.1. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
I.1.2.1 Thực tế nghiên cứu về Thạch Lam
Thạch Lam là một cây bút văn xuôi xuất sắc có vị trí quan trọng trong
chương trình Ngữ văn THPT, là một tác giả nằm trong chương trình ôn thi Đại học
vì thế những đề tài nghiên cứu về ông không phải là ít. Theo nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy các bài viết về Thạch Lam xoay quanh ba vấn đề:
Thứ nhất là các tài liệu viết về đặc điểm con người của Thạch Lam hoặc
những kỉ niệm sâu sắc với nhà văn. Đây là những bài viết của người thân, bạn bè,
8
những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng gặp gỡ, tiếp xúc, có thời gian sống
cùng Thạch Lam hoặc làm công tác nghiên cứu về ông. Tiêu biểu là các bài viết:
Người em thứ sáu (Hồi kí) của Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam- cha tôi trong trí
tưởng của Nguyễn Tường Giang, Thạch Lam- một nhà văn yêu người như yêu
mình của Vũ Bằng, Những kỷ niệm “chia ngọt sẻ bùi” cùng Thạch Lam của Đinh
Hùng, Thạch Lam thẩm âm của Hoài Điệp Thứ Lang, Với Thạch Lam của Hồ
Dzếnh, Thạch Lam- những điều còn nhớ của Lưu Khánh Thơ ghi theo lời Song

Kim kể, Những điều tôi học được ở Thạch Lam của Hoàng Tiến
Thứ hai là các bài viết đưa ra những nhận xét, đánh giá khái quát về Thạch
Lam. Đây là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của văn học Việt Nam thời kì
từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những tài liệu này,
các chuyên gia nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại đã đưa ra những nhận
định về giá trị văn chương Thạch Lam và khẳng định đóng góp của ông vào thành
tựu chung của công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà, nhằm mục đích làm rõ
những đánh giá khái quát về thời kì văn học. Chẳng hạn như các bài viết: Tình
hình chung văn học lãng mạn 1932-1945, Tự Lực văn đoàn của Phan Cự Đệ,
Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn Đức
Thứ ba là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Thạch Lam.
Tác giả của những tài liệu này là các nhà nghiên cứu phê bình, học viên cao học,
nghiên cứu sinh, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và học tập về
Thạch Lam. Tìm hiểu những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra
phân tích, đánh giá sâu sắc về quan niệm văn chương của Thạch Lam, thi pháp và
phong cách văn chương, cảm hứng chủ đạo, đồng thời có những thẩm định xác
đáng về giá trị văn chương Thạch Lam. Đó là các nhà văn, nhà nghiên cứu như
Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan, Thế Lữ, Nguyễn Hoành Khung, Vương Trí Nhàn…
Hầu hết các bài viết, các nhận định, các công trình nghiên cứu đều khá thống nhất
về mặt quan điểm Thạch Lam là cây bút đoản thiên, có biệt tài trong việc miêu tả
nội tâm cũng như những diễn biến tinh tế trong tâm hồn con người.
9
Riêng về vấn đề Con người trong truyện ngắn Thạch Lam chưa được bàn
tới nhiều. Có bài nghiên cứu của Lê Dục Tú đi tìm hiểu quan niệm về con người
trong sáng tác của Thạch Lam, Lê Dục Tú nhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới
tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ,
trong sáng, lành mạnh Đó là nét đặc trưng trong bút pháp của Thạch Lam khi
ông miêu tả con người”. Cũng theo Lê Dục Tú: “việc đi sâu thể hiện thế giới tinh
thần, thế giới nội tâm của con người và coi đó là đối tượng để miêu tả con người
là chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu của các nhà văn lãng mạn nói chung, của ngòi bút

Thạch Lam nói riêng”. Tuy nhiên bài viết của Lê Dục Tú chỉ điểm xuyết những
quan niệm về con người được thể hiện qua truyện ngắn của Thạch Lam về mặt nội
dung mà chưa đi sâu tìm hiểu sự thể hiện của quan niệm đó như thế nào trên từng
trang viết đặc biệt là trên phương diện hình thức. Tất cả những ý kiến này đã trở
thành những gợi ý ban đầu rất quý giá để chúng tôi đi tìm hiểu đề tài “Con người
trong truyện ngắn Thạch Lam”. Người viết mong rằng, đề tài sẽ góp thêm đôi
điều nhỏ bé cho việc nhận diện những nét độc đáo của Thạch Lam trong quan
niệm nghệ thuật về con người từ đó nhằm phục vụ tốt hơn cho việc đọc – hiểu tác
phẩm của Thạch Lam trong và ngoài chương trình.
I.1.2.2. Thực tế giảng dạy về Thạch Lam trong chương trình THPT
Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn được đưa vào chương trình
ngữ văn lớp 11 tập 1. Dù đây là một tác giả quan trọng nhưng thời lượng cho phép
giảng dạy về tác giả, tác phẩm có hạn. Theo chương trình cơ bản là 3 tiết và
chương trình nâng cao là 4 tiết. Với thời lượng ấy, giáo viên chỉ có thể chuyển tải
được những điều sơ giản nhất về tác giả và phân tích những nội dung cơ bản nhất
của truyện Hai đứa trẻ. Giáo viên ít có thời gian mở rộng thêm những kiến thức
khái quát liên quan đến các sáng tác khác của nhà văn. Cũng vì thế ấn tượng đọng
lại cho học sinh không nhiều. Đề tài này nhằm bổ sung thêm những kiến thức mở
rộng để giáo viên và học sinh đặc biệt với học sinh lớp chuyên có thể tham khảo
và hiểu sâu hơn những quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam, từ đó
nắm được các đặc điểm về hình tượng con người và nghệ thuật chi phối tới việc
xây dựng các hình tượng đó.
10
Chương II
ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
Động lực của mỗi nhà văn đến với văn chương nghệ thuật không giống
nhau, thậm chí còn đối lập nhau. Có người như Vũ Trọng Phụng viết văn như một
kế sinh nhai cho cuộc sống, có người như Hê-minh-uê tìm đến văn chương để thực
hiện một khao khát có thể viết “một áng văn xuôi trung thực và giản dị về con
người”. Có người lại như Lỗ Tấn muốn dùng văn chương phanh phui căn bệnh

quốc dân tính cho dân tộc, có người như Nguyễn Tuân viết văn để chơi ngông với
thiên hạ Dù là ai thì khi đã trở thành nhà văn lớn họ đều ý thức được sứ mệnh của
nghệ thuật, từ đó tìm tòi sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới về con người. Và
Thạch Lam cũng thế. Nhưng điều thú vị nhất là những quan niệm của ông không
bị khô héo trong hình thức lí luận xám ngắt, mà đã thực sự thấm nhuần trong hệ
thống hình tượng tác phẩm. Chính vì vậy tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con
người của Thạch Lam chính là đi tìm hiểu cách cắt nghĩa, lí giải và miêu tả đặc
điểm nhân vật trong các tác phẩm của ông. Khảo sát 33 truyện ngắn của Thạch
Lam, chúng tôi thấy hình tượng con người mang những đặc điểm sau:
II.1. Con người nhọc nhằn mà thanh cao
Con người trong truyện ngắn Thạch Lam chủ yếu là những thân phận bé
nhỏ dưới đáy xã hội. Họ tuy nghèo mà không hèn, cuộc sống nhọc nhằn mà luôn
giữ được những phẩm chất thanh cao. Ở họ luôn lấp lánh vẻ đẹp của những con
người đầy ắp những ước mơ trong sáng, lành mạnh, vượt lên trên hoàn cảnh và
thân phận. Khác với con người diễn trò, con người đã mất đi ý thức về bản thân và
thụ động trước hoàn cảnh trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan; khác với con
người oan trái nhưng không bị tha hoá bởi hoàn cảnh trong sáng tác của Ngô Tất
Tố; khác với con người bị vật hoá, con người bán dần sự sống của chính bản thân
mình, lê tấm thân vật vã áo cơm trong sáng tác của Nam Cao; khác với con người
vô nghĩa lí trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng… con người trong sáng tác của
Thạch Lam dù bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nào cũng vẫn giữ được tính người,
giữ được phẩm chất người. Ta sẽ bắt gặp con người như thế khi đọc Nhà mẹ Lê.
11
Mẹ Lê là một người nông dân nghèo. Cả cuộc đời mẹ không có được một ngày
sung sướng. “Từ lúc còn bé đến bây giờ chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”.
Chồng mất sớm, một mình mẹ phải làm lụng vất vả cật lực để nuôi mười một
người con. “Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như
những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng
hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát mùa rét thì giải ổ rơm
đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó

con lúc nhúc”. Ta đã từng rơi nước mắt trước cảnh sống tối tăm của chị Dậu với
một ngôi nhà xiêu vẹo mà đứng xa trông lại người ta cứ ngỡ cái chuồng lợn hay là
nơi chứa phân gio, thì giờ đây ta cũng không thể cầm lòng được trước cái gọi là
ngôi nhà nhưng thực chất chỉ là nơi trú chân của nhà mẹ Lê. Từ sáng sớm tinh
sương, mùa nực cũng như mùa rét mẹ đã phải trở dậy để đi làm mướn cho người
khác mong kiếm được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Cuộc đời của mẹ cứ lặng lẽ trôi đi trong cơ cực bần hàn. Thế nhưng dù có nghèo
khổ đến đâu mẹ Lê cũng chưa từng nghĩ sẽ làm điều ác để có miếng ăn. Cho đến
khi tai họa sắp ập xuống đầu, mẹ sắp phải từ giã cõi đời mà vẫn còn nguyên một
ước muốn thật giản dị làm xúc động lòng người “giá có người mướn làm” để có
tiền nuôi con.
Thái độ cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ của con người đặc biệt người phụ nữ
được Thạch Lam thể hiện trong tác phẩm Tối ba mươi. Truyện kể về tâm trạng hai
cô gái nhà Săm – Liên và Huệ trước khoảnh khắc giao thừa. Thật ra viết về kiếp
“ngựa - người” này không phải là một đề tài mới mẻ. Nhưng Tối ba mươi của
Thạch Lam vẫn gây được xúc động mạnh mẽ với người đọc bởi cái giọng văn thủ
thỉ, tâm tình của một cây bút thâm trầm, đôn hậu. Giao thừa – đó là giây phút
thiêng liêng, là khoảnh khắc giao thời của năm cũ và năm mới, là lúc con người ta
tạm gác mọi công việc mọi công việc bộn bề lo âu để sum vầy trong bầu không khí
ấm cúng của gia đình. Thế nhưng, cái niềm hạnh phúc bình dị ấy đối với Liên và
Huệ lại là ước mơ, là khao khát - một khao khát đau đớn đến khẩn thiết. Thực tại
đối với hai cô quá chua xót, phũ phàng. Trong giờ phút giao thừa đầy ý nghĩa ấy,
Liên và Huệ phải ngồi gậm nhấm nỗi cô đơn, trơ trọi của đời mình ở “cái buồng
12
nhà săm bẩn thỉu với ngọn đèn mờ, lổng chổng các đồ đạc quen thuộc: Cái
giường Hồng Công cũ, đồng han gỉ, cái bàn gỗ ẩm ướt ở góc tường, hai cái ghế
long chân…” Lời chúc ngập ngừng của anh bồi săm: “Chúc hai cô sang năm mới
được…được…” càng khắc sâu thêm nỗi tủi nhục của những kẻ bán thân nuôi
miệng. Năm mới người ta chúc nhau – đó là lẽ thường tình, là một cử chỉ văn hoá
nhưng đối với Liên và Huệ thì giờ đây lời chúc đó dẫu có thật lòng cũng trở lên

xót xa cay đắng. Tuy nhiên dù là hai cô gái giang hồ sống trong vũng bùn dơ bẩn
nhưng vẫn giữ được nhất điểm lương tâm, vào khoảnh khắc giao thừa họ vẫn bày
bàn thờ cúng tổ tiên và mơ tưởng đến cuộc sống ấm cúng như ngày trước “Huệ
chớp khẽ rồi nhớ đến cuộc đời mình, lúc trẻ thơ, lúc còn con gái, ở nhà quê. Một
buổi sáng mùng 1 tết nàng không nhớ rõ là năm nào nhưng đã lâu lắm rối thì phải
nàng mặc áo mới đứng trên thềm nhìn mấy bông hoa đào nở ở trước vườn”. Như
vậy không gian mưa bụi bên ngoài, bóng tối, cái lạnh ẩm ướt cùng tiếng pháo giao
thừa báo hiệu năm mới đã đánh thức những kiếp người bụi bặm chốn lầu xanh trở
về với đời sống tâm linh, với chất người trong sạch của mình. Chính nỗi day dứt
về thân phận và niềm khao khát được hoàn lương đã cứu vớt hai cô gái khỏi cuộc
sống bùn lầy.
Hình ảnh cô hàng xén đã trở nên quen thuộc trong các phiên chợ quê ở vùng
đồng bằng bắc bộ. Hình ảnh đó giờ đây lại như được thăng hoa lên trên những
trang văn của Thạch Lam. Với một tấm lòng nâng niu trân trọng, nhà văn đã viết
về Tâm (Cô hàng xén) như là biểu tượng cho vẻ đẹp, truyền thống của người phụ
nữ Việt Nam. Ta thương cảm cho cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn lam lũ của
cô và ta càng trân trọng hơn nữa vẻ đẹp tâm hồn của cô. Tâm luôn nghĩ đến hạnh
phúc của người thân, hi sinh mình để chăm lo cho cuộc sống của bố mẹ và các em.
Ngày lại ngày, cô nhẫn nại, đi về với gánh hàng rẻ tiền, “đòn gánh cong xuống vì
hàng nặng kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp bước đi”. Tâm ra chợ khi buổi
sáng còn mù mịt, khi về đã tối không rõ mặt người. Tâm thấy ngày nay cũng như
mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và
hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Khi có người dạm hỏi – cơ hội hạnh phúc
đến thì nàng lại khóc và nói với mẹ: “Thôi u cứ để con ở nhà hầu hạ thầy u và săn
13
sóc các em. Chúng nó còn bé dại cả, nếu con đi thì ai là người trông nom nhà
cửa”. Cho đến khi về nhà chồng, Tâm vẫn chỉ biết quên mình, chịu bao cực nhọc,
vất vả để lo lắng cho gia đình chồng và gửi thêm tiền về cho các em ăn học. Cuộc
đời Tâm cứ âm thầm, lặng lẽ trôi đi. Nàng không chú ý gì đến mình, công việc
trang điểm hầu như nàng đã lãng quên: “Đã lâu nàng không còn chú ý đến sắc đẹp

của mình và cũng không biết nó tàn lúc nào. Sắc đẹp cũng vô ích cho nàng khi có
chồng rồi”. Thạch Lam không hề lí tưởng hóa nhân vật, không nhằm biến Liên
thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình. Dưới ngòi bút Thạch Lam, Liên
cũng là con người bình thường như bao con người bình thường khác nhưng chính
con người bình thường ấy đã nêu cao tấm gương về đức hi sinh. Có thể nói với
hình ảnh cô hàng xén, Thạch Lam đã góp vào bảo tàng con người Việt Nam một
nét đẹp rất đáng trân trọng.
Không ồn ào, không chủ trương lí thuyết nhiều, Thạch Lam bằng những
truyện ngắn đắc sắc của mình đã góp phần giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau
khổ của những kiếp người trên mặt đất nhọc nhằn này. Đọc Hai đứa trẻ, người
đọc cứ bị ám ảnh mãi bởi cảm giác về một cuộc sống tàn lụi. Đó không chỉ là
chiều tàn, phiên chợ tàn, cảnh vật tàn, đồ vật tàn mà quan trọng hơn là những kiếp
người tàn. Đó là mấy đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có
thể dùng được của những người bán hàng để lại. Là mẹ con chị Tý ngày ngày mò
cua bắt tép, tối tối bán hàng nước, chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào
cũng dọn hàng. Là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật
trong yên lặng. Là bác phở Siêu với khả năng phá sản là không thể cứu vãn được
vì ở phố huyện này, món phở của bác là một thứ hàng xa xỉ. Là chị em Liên đêm
đêm vẫn mơ về một vùng sáng xa xăm. Đặc biệt hình ảnh của bà cụ Thi - một
người đàn bà hơi điên đang lảo đảo bước ra ngoài sau khi uống xong rượu – đã có
sức ám ảnh người đọc đến lạ kì. Bà cụ Thi là nạn nhân điển hình nhất của cuộc
sống mòn mỏi, nghèo nàn. Người còn đó nhưng kiếp người đã bỏ đi. Cụ Thi không
còn là người nữa mà là bóng ma, là hình nhân của cuộc đời. Từng ấy con người,
từng ấy cuộc đời đã hợp lại tạo nên vòng đời của phố huyện. Cuộc đời ở đây như
một sân khấu mỗi người như một vai diễn. Người ta đổi vai cho nhau nhưng không
14
thể đổi đời. Họ đổi vai cho nhau không phải là một sự chạy tiếp sức để đạt được hy
vọng mà là thay thế nhau để cầm cự trong vô vọng. Họ đang tồn tại chứ không
phải là đang sống, họ phải tự lừa dối mình rằng đó là sự sống để có thể kéo dài
thêm kiếp sống mòn của mình. Nhưng dù cuộc sống có mòn mỏi, có bế tắc đến

đâu họ vẫn kiếm sống bằng những nghề lương thiện nhất, và không ngừng hi vọng
vào ánh sáng của ngày mai. Việc cả phố huyện đêm nào cũng chờ tàu đã nói cho ta
về khát vọng đáng được trân trọng ở họ. Ngay cả hai đứa trẻ Liên và An cũng có
những khát vọng, những ước mơ lành mạnh và cao đẹp ngay khi sống ở phố huyện
tồi tàn. Vì thế, dẫu chúng đã buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức để đợi đoàn tàu đi
qua, không phải để bán hàng nhằm thực hiện cuộc mưu sinh, cũng không phải để
đón người thân mà để nhìn thấy “con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua –
một thế giơi khác hẳn đối với chị em Liên, khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn của
chị Tý và ánh lửa của bác Siêu”. Cái ánh sáng của con tàu ấy là hiện thân cho hạnh
phúc, cho Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Cho nên dù
“chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi thưa vắng người và hình như kém
sáng hơn” vẫn là nỗi thổn thức, là niềm vui của chị em Liên. Có thể nói hình ảnh
hai đứa trẻ cứ đêm đêm cố thức để đợi đoàn tàu trở thành một niềm day dứt, ám
ảnh người đọc mãi không thôi. Với chi tiết này Thạch Lam đã khẳng định cái điều
mà Gô gôn đã từng nói: “Ở trên đời này tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể
xác”. Con người dù bị đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, dù phải cam chiu cuộc sống
mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm vẫn không thôi mơ ước về một cuộc sống hạnh
phúc, tươi sáng, vẫn không thôi tìm kiếm những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc
sống dù đó chỉ là vui nhờ, vui ghé, vui lây.
Tóm lại có thể nói, con người trong văn Thạch Lam dẫu không phải là con
người lí tưởng, nhưng luôn có thiên hướng tìm về cái đẹp, với sự chân- thiện- mĩ.
Có lẽ thế mà con người trong truyện ngắn của ông không chỉ khiến người ta
thương vì nỗi nhọc nhằn mà họ phải đối diện hàng ngày mà hơn hết người đọc còn
trọng vì sự thanh cao mà họ gìn giữ được. Khai thác vẻ đẹp con người như vậy
Thạch Lam hướng đến một mục đích là thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người. Đó
hẳn là một nét độc đáo trong quan niệm về con người của nhà văn.
15
II.2. Con người với tư cách là một cá nhân riêng biệt
Con người trong truyện ngắn Thạch Lam không chỉ là những người nghèo
mà không hèn, nhọc nhằn mà vẫn thanh cao mà còn hiện lên với tư cách là các cá

tính của các cá nhân, cá thể. Với tư cách là những cá nhân, nhân vật của Thạch
Lam có ý thức rõ ràng về cái “tôi” của mình. Tuy nhiên, cái tôi của Thạch Lam
không phải là cái tôi luận đề đại diện cho một phong trào, một xu hướng, một tâm
lí phổ biến như cái tôi của Tự Lực Văn Đoàn cũng khác với cái tôi bị giày vò, luôn
day dứt và hay triết lí của Nam Cao. Cái “tôi” của Thạch Lam là cái tôi của những
cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Nếu mỗi nhà văn có một sở trường trong
việc tiếp cận với con người thì sở trường của Thạch Lam không phải là miêu tả
ngoại hình, hành động hóa những suy nghĩ mang tính duy lí, mà là khả năng đi vào
phân tích những cảm giác tế vi rất khó nắm bắt của con người. Đó là cảm giác
buồn man mác trước cái giờ khắc ngày tàn là những xao động khẽ khàng “tiếng
ếch nhái kêu ran ngoài đồng theo gió nhẹ đưa vào…, tiếng muỗi đã bắt đầu vo
ve…” của Liên trong Hai đứa trẻ. Là cảm giác đau đớn, xót xa của Diên, của một
người thanh niên vì nghèo mà phải để mất người yêu. Đầu tiên là một mối hờn
giận trong lòng khi thấy Mai người yêu cứ tìm cách lẩn trốn chàng. Trước sự thay
đổi của Mai, Diên thấy nao nao trong lòng, một điều lo sợ thấm dần vào tâm can
chàng, Diên muốn rời bỏ cái đời bụi bặm ở chốn tỉnh thành này để trở về với công
việc của thôn quê. Khi trông thấy Mai ngồi cùng với mấy cô gái lẳng lơ và hay làm
đỏm và người đàn ông – “bà mối” chuyên dẫn các cô gái đến cho ông chủ, thì Diên
thấy lòng thắt lại như trước một tai nạn gì ghê gớm… Quả tim Diên bỗng đập
mạnh như một con chim sợ hãi. Mắt chàng hoa lên và chàng lảo đảo tựa vào bức
tường cho khỏi ngã… Chàng nghiến răng khẽ lẩm bẩm: “Con khốn nạn”. Cuối
cùng, “Diên cảm thấy bàng hoàng và lạnh lẽo cả người, chàng hình như thấy một
cái sức mạnh vô cùng đến chia rẽ Mai với chàng. Một nỗi đau đớn nghẹn ngào
đưa lên chẹn ngang cổ họng. Diên nấc lên một tiếng rồi cúi đầu chạy trốn trong
bóng tối của buổi chiều vừa xuống”. Nếu không có một tình cảm yêu thương con
người, một tâm hồn nhạy cảm thì làm sao Thạch Lam có thể miêu tả được những
diễn biến tế vi trong chiều sâu nội tâm của Diên (Trong bóng tối buổi chiều).
16
Trong khi miêu tả cảm giác của con người, một sở trường của Thạch Lam là
đưa ra những biến thái, những chuyển biến từ buồn ra vui, từ giận ra thương, từ

lãnh cảm ra tha thiết… Tân cảm thấy rất khó chịu trước sự ra đời của đứa con đầu
lòng: “Trong khi vợ chàng giơ tay ra đón lấy đứa con một cách âu yếm và nâng
niu thì Tân không thấy cảm động như chàng tưởng và cũng không thấy có một tình
cảm gì với đứa con mới đẻ” (Đứa con đầu lòng). Trong mắt chàng đứa bé thật xấu
xí: “Cái đầu nó dài, mắt thì một bên to một bên nhỏ, cái thân hình ngắn ngủn và
chân tay khẳng khiu…” Thế nhưng chẳng bao lâu sau Tân đã tự thức tỉnh, tình
cảm đối với đứa con của chàng hoàn toàn đổi thay: “Chàng thấy trong lòng một
mối cảm động êm đềm và phiền phức”. Nhìn đứa trẻ thơ ngây nằm trong lòng mẹ,
Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống và nhận thấy chính
những cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày nó phá hoại cuộc đời. Như vậy đâu phải Tân
không yêu đứa bé, đâu phải đứa bé không đánh thức tình phụ tử ở trong Tân mà
chỉ vì Tân chưa quen với cảm giác có một sinh linh mới tồn tại ngay bên cạnh
mình. Đây quả là cảm giác tinh tế, nó chỉ đến với người đàn ông một lần, lần đầu
được làm cha và Thạch Lam bằng trái tim mẫn cảm, bằng sự tinh nhạy của giác
quan đã nắm bắt được.
Trên con đường đi tìm vẻ đẹp của cuộc sống, Thạc Lam đã luôn cố gắng
diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lí uyển chuyển của con người. Những xúc cảm,
cảm giác… của đồng loại nó có sức hấp dẫn ma quái đối với Thạch Lam, nó là nỗi
băn khoăn lớn mà ngòi bút Thạch Lam xác định cần phải khám phá và biểu hiện.
“Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả
những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác”.(Vũ Ngọc Phan). Đó là
cảm giác xót xa, chua chát của Liên và Huệ trong Tối ba mươi khi phải dùng cái
cốc bẩn ở góc tường để làm bát hương cúng tổ tiên. Cái cốc ấy là dấu vết của cuộc
sống trụy lạc, ô uế. Cái cốc ấy đến khách làng chơi cũng không thèm dùng đến thế
mà nàng lại định dùng nó vào việc hết sức thiêng liêng. Cái “cúi mặt xuống của
Liên”, cái “thoáng nhìn nhau” của Liên và Huệ… tự nó đã nói lên tất cả sự chua
xót, nhục nhã của một kiếp người. Đó còn là cảm giác xáo trộn vừa khoái lạc kì dị
vừa nuối tiếc ngấm ngầm của Thành trong Sợi tóc khi anh ta quyết định để lại cái
17
ví của anh bạn vào chỗ cũ, cái cảm giác rờn rợn, sâu sắc của một con người đè nén

được những cám dỗ tầm thường. Dưới bóng hoàng lan là một truyện ngắn đầy ắp
cảm giác, một thứ cảm giác nóng hổi sự sống được chắt lọc, diễn tả. Với sự tinh tế
bậc thầy, Thạch Lam đã cảm nhận được cái cảm giác “mát hẳn cả người” của
Thanh khi đứng trước sự yên lặng trầm tĩnh của căn nhà. Trong tâm hồn trong
trắng của chàng trai trẻ chớm nở một tình cảm gì đó còn hết sức mơ hồ, nó khẽ
rung nhẹ như cánh bướm non chưa có hình rõ rệt nhưng cũng đủ làm cho không
gian như có cái gì đó dịu ngọt chăng tơ đâu đây khiến chàng vướng phải. Như vậy,
dù Thạch Lam không tập trung miêu tả ngoại hình của Thanh, không kể nhiều về
gia cảnh cũng như nghề nghiệp và cái mối quan hệ phức tạp của chàng, nhưng
nhân vật Thanh đã để lại những ấn tượng thật sâu đậm trong lòng người đọc bởi
đời sống tâm hồn phong phú.
“Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn – nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn
thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới” (Khái Hưng).
Nhân vật của Thạch Lam không phải hướng ngoại mà chủ yếu là hướng nội, không
phải sống với người khác, sống với xã hội mà chủ yếu sống với chính mình, không
phải sống nơi công cộng mà chủ yếu sống trong nhà hay sống giữa thiên nhiên,
không thích triết lí mà chỉ thích lắng nghe dòng cảm giác của tâm hồn trôi chảy.
Chính vì nhân vật Thạch Lam được miêu tả ở phương diện cảm xúc, cảm giác nên
rất sống động. Sự chiếm lĩnh tiếp cận con người ở phương diện cảm giác đã thể
hiện ý thức cá nhân, sự thức tỉnh cá nhân của Thạch Lam. Nhân vật của Thạch
Lam dù thuộc giai cấp nào, ở trong hoàn cảnh nào… thì cũng là những cá nhân
riêng biệt, không thể lẫn Nhà văn không thể chấp nhận được cuộc sống mờ mờ,
nhàn nhạt – con người không có dấu ấn riêng, không có tâm hồn riêng. Đặc điểm
này ở Thạch Lam cho thấy khao khát khẳng định cái tôi cá nhân của nhà văn là
tâm trạng, đó cũng là khao khát của nhiều nhà văn, nhà thơ đương thời.
II.3. Con người như một phức thể
Thạch Lam không quan niệm con người một cách đơn giản, sơ lược mà ông
nhìn nhận con người như một phức thể, có cái cao thượng - thấp hèn, hoàn thiện –
chưa hoàn thiện. Trong tiểu luận Theo dòng Thạch Lam viết: “Người ta là người
18

với tất cả sự cao quý và hèn hạ của người”. Chính quan niệm về con người như
thế đã chi phối sâu sắc đến cách xây dựng nhân vật của ông. Đọc truyện ngắn
Thạch Lam, ta bắt gặp những nhân vật rất chân thực, rất người. Khác với Nguyễn
Công Hoan, cái nhìn về con người của Thạch Lam không mang định kiến giai cấp.
Thái độ đối với con người của Thạch Lam là thái độ bao dung văn hóa, thái độ đầy
chất nhân văn, nhà văn đi tìm, cố đi tìm và đã phát hiện ra tính người trong con
người, bà Cả - một bà địa chủ cay nghiệt, độc ác, keo kiệt. Đứa con của chị Sen,
cái mầm sống đáng yêu ấy, đã thổi bùng lên trong lòng bà một niềm khát khao
cháy bỏng – khát khao được làm mẹ: “Rồi bỗng bà còng tay ghì chặt đứa bé vào
cái sườn cằn cỗi của bà, khiến cho tấm áo lụa căng thẳng trên ngực lép và đôi vú
héo hon… Bà rung động, một tiếng dài sẽ thoát ra môi rồi đôi mắt ráo hoảnh của
bà bỗng mờ đi như ướt lệ. Bà lặng nhìn đứa bé đang rúc bú đôi vú căng sữa trong
yếm mẹ”. Có thể nói, mọi cử chỉ, suy nghĩ hành động của con người, bất cứ người
nào hướng về cái đẹp đều được Thạch Lam trân trọng, nâng niu, dẫu đó chỉ là
những khoảnh khắc bừng tỉnh thật nhanh, thật ngắn, thật tế nhị của con người
trong một hoàn cảnh nào đó thì với Thạch Lam cũng ý nghĩa vô cùng. Nhờ có
những khoảnh khắc ấy, những tình cảm ấy mà con người trở nên người hơn, dẫu
không là thánh nhưng cũng không là thú.
Thạch Lam trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp và thanh cao của con người
nhưng nhà văn cũng không ngần ngại chỉ cho ta thấy những hèn hạ, những miền
tối, những góc khuất trong tâm hồn con người. Trong suy nghĩ của Thạch Lam,
người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng (Một cơn giận), người ta có thể trở thành
kẻ phụ tình (Tình xưa), phụ bạc cả người mẹ lẫn cái gốc nhà quê (Trở về) thậm
chí có thể bội bạc lí tưởng cũ, đồng đội cũ (Người bạn cũ) Một người tốt, lương
thiện nhưng sẽ rất dễ dàng sa ngã, sẽ có thể biến mình thành kẻ ăn cắp bởi vì:
“Ranh giới giữa lương thiện và bất lương nó chỉ mỏng manh như là sợi tóc” (Sợi
tóc) Thạch Lam đã ý thức một cách sâu sắc rằng sự suy thoái nhân cách như vậy là
những nguy cơ thường trực đối với con người nói chung chứ không chỉ đối với
người nghèo hay người giàu.
19

Trong quá trình miêu tả cái hèn hạ của con người, Thạch Lam đã bắt đầu
chú ý đến sự tác động của hoàn cảnh đến việc hình thành tính cách đó. Trong Một
cơn giận Thạch Lam đã chỉ cho người đọc thấy nguyên nhân gây ra hành động tàn
nhẫn của Thanh: “Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao ta thấy khó chịu,
hay gắt gỏng”. Chính “sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen
không ai ngờ”. Thanh vì chán nản và buồn bực, vì một sự giận giữ vô cớ mà vô
hình chung đã đẩy người phu xe đến tình cảnh khốn cùng. Nhân vật bà Cả trong
truyện ngắn Đứa con cũng vậy. Bản chất của bà vốn không phải tàn ác, xấu xa.
Thế nhưng chính nỗi bất hạnh vì không được làm mẹ đã biến bà thành một con
người cay nghiệt, tàn bạo với mọi người. Số phận đã cướp đi của bà niềm hạnh
phúc được làm mẹ và bà đã trả thù lại số phận bằng cách làm cho người khác cũng
phải sống bất hạnh và khổ sở như mình. Như vậy xét đến cùng bà Cả cũng là một
nạn nhân khốn khổ của hoàn cảnh.
Trong Sợi tóc tính cách của nhân vật Thành, hành động của nhân vật Thành
chịu sự chi phối của hoàn cảnh rất lớn. Thành vốn không phải là kẻ ăn cắp cũng
không hề có dự định sẽ ăn cắp tiền của Bân ngay từ đầu, chỉ đến khi Bân đã mang
nhầm áo của Thành thì trong lòng Thành mới nảy sinh lòng tham. Chính sự nhầm
lẫn ấy đã làm cho nhân vật từ từ bị đồng lõa với cái xấu. Hoàn cảnh có thể biến
con người ta từ chỗ lương thiện đến chỗ bất lương, từ một người thật thà thành một
kẻ ăn cắp. Thậm chí hoàn cảnh có thể làm thay đổi những tình cảm thiêng liêng
tưởng như không dễ gì làm đổi thay. Nhân vật Mai trong Trong bóng tối buổi
chiều là một con người như thế. Mai vốn là một cô gái quê chân thật – nàng yêu
Diên bằng tất cả tình yêu trong sáng của một người nhà quê. Thế nhưng khi ra
tỉnh, Mai đã hoàn toàn bị choáng ngợp trước sự giàu sang của cuộc sống thành thị.
Tiền bạc đã làm cho Mai thay đổi: Mai học đòi ăn diện, Mai đánh phấn tô son để
vừa mắt ông chủ. Xót xa hơn Mai đã phụ bạc người yêu của mình, người đã gắn
bó với Mai, đã từng chia sẻ với Mai những vui buồn của cuộc sống. Không chỉ
dừng lại ở đó, đến với truyện ngắn Đói, Thạch Lam còn cho người đọc thấy hoàn
cảnh có thể biến con người ta trở thành con vật. Sinh vốn là một người đàn ông có
danh dự và tự trọng. Khi biết Mai vợ chàng đã bán mình để kiếm miếng ăn, Sinh

20
tức giận hất cả mấy gói đồ ăn xuống đất, chàng tát vợ và đuổi nàng ra khỏi nhà.
Thế nhưng khi vợ chàng đi rồi, cơn đói lại kéo đến giày vò chàng, cơn đói như cào
ruột, xé gan mãnh liệt át hẳn cả nỗi buồn. Chính cái đói đã biến Sinh thành một
con vật với cử chỉ đầy bản năng: “Sinh ăn vội ăn vàng không kịp nhai, kịp nuốt.
Chàng nắm chặt miếng thịt trong tay nhầy nhớp mỡ, không nghĩ ngợi gì, luôn luôn
đưa vào miệng”. Ta đã từng cảm giác ghê sợ khi đọc những truyện ngắn viết về cái
đói của Nam Cao và bây giờ đọc Đói của Thạch Lam, ta không thể nào xoa dịu
được nỗi xót xa trong lòng. Cái đói có sức mạnh làm cho con người bị tha hóa một
cách ghê gớm.
Tuy nhiên khác với ngòi bút Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam không say sưa mô tả quá trình tha hóa của con người như một quy luật khó có
thể tránh. Cái nhìn về con người của Thạch Lam không mang màu sắc bi quan.
Thạch Lam luôn mong muốn và tin tưởng vào sự ăn năn, hối hận của con người.
Trong truyện ngắn Thạch Lam thường xuất hiện mô típ nhân vật “tự thức tỉnh”.
Khác với nhân vật của Nam Cao thường trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng quyết
liệt, nhân vật Thạch Lam thức tỉnh một cách hồn nhiên, không phải chịu một thứ
luân lí cao siêu nào. Nhân vật Thanh trong Một cơn giận khi biết mình đã vô tình
gây ra thảm cảnh cho gia đình anh phu xe, đã khiến cho anh phải bỏ nhà đi còn
con anh thì chết vì không có tiền mua thuốc, Thanh đã thực sự hối hận vì tính đê
tiện của mình: “Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua
ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong
những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết
hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng khinh bỉ của tôi ban nãy”. Thanh đã cố gắng
làm mọi cách mong phần nào chuộc lại lỗi lầm của mình. Anh tìm đến nhà anh
phu xe, đưa cho vợ anh tờ bạc năm đồng để mua thuốc cho con mong cho tâm hồn
mình được thanh thản phần nào… Có thể nói nhân vật Thạch Lam dù ở trong hoàn
cảnh nào cũng đều toát lên vẻ lương thiện, trong sạch, cũng thường có sự vận động
hướng tới cái đẹp, cái thiện. Thành trong Sợi tóc đã trải qua một quá trình đấu
tranh với chính mình và cuối cùng anh đã giữ vững bản chất lương thiện dù ranh

giới giữa lương thiện và bất lương mỏng manh như một sợi tóc nhỏ. Bằng cách
21
diễn đạt thật tự nhiên tinh tế, Thạch Lam đã khắc họa được tâm trạng phân đôi
“vừa như một người khôn khéo lại vừa như một người mất hồn” của Thành khi
quyết định trả lại cái ví cho người anh họ. Cái cảm giác vừa vui vừa nuối tiếc cho
hành động của mình đã bộc lộ được cả phần ánh sáng lẫn phần bóng tối của mỗi
con người bình thường. Dường như trong ý tưởng của Thạch Lam, cái đẹp, cái
thiện luôn tồn tại trong bề sâu của tâm hồn con người và trong một khoảnh khắc
nào đó chúng bất thần nhập vào giúp cho con người trở lại cái thẳng thắn của mình
giống như cây tre uốn cong trở lại thẳng thắn như lúc thường. Có thể nói với Sợi
tóc Thạch Lam đã đem lại cho ta cảm giác tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp mà cha
ông ta từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện của con người”.
Từ sự phân tích trên ta có thể khẳng định, quan niệm về con người phức thể,
con người đa nghĩa là một quan niệm sâu sắc và toàn diện của Thạch Lam. Dẫu
biết rằng: “Con người hai tiếng ấy vang lên thật là kiêu hãnh và hùng tráng biết
bao” (M.Gorki) nhưng không vì thế mà con người không có những phần chưa
hoàn thiện. Văn học chân chính phải phản ánh con người đa nghĩa, con người
trong thế đối cực, con người biện chứng trong mối quan hệ tổng hòa với xã hội.
“Con người là một điều bí ẩn – Đốtxtôiépki viết - cần phải khám phá con
người(…). Tôi tìm hiểu điều bí ẩn này vì tôi muốn trở thành con người”. Văn học
không chừa một chỗ khuất nào trong tâm hồn con người, những gì thuộc về con
người đều không xa lạ với văn học. Nguyên Duy trong tác phẩm khá tiêu biểu của
ông Nhìn từ xa Tổ quốc đã nói rất hay về sự đa nghĩa của con người:
“Chích một giọt máu thường xét nghiệm
Tí tri thức, tí thợ cày, tí điếm
Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề
Phật và ma – mỗ thứ tí ti…”
Và trước Nguyễn Duy 100 năm, Lepstonxtoi cho rằng: “Một trong những
sai lầm vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định
người này thông minh – người kia ngu xuẩn, người này tốt – người kia xấu, người

thì mạnh mẽ, người lại yếu đuối trong khi con người là tất cả các khả năng đó, là
cái gì luôn luôn biến đổi”.
22
Chương III
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN
NGẮN THẠCH LAM
Quan điểm nghệ thuật về con người của Thạch Lam không chỉ chi phối trực
tiếp đến cách cảm, cách nghĩ, cách xây dựng con người về mặt nội dung mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
Chương này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về
con người của Thạch Lam đối với việc xây dựng cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ
trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn.
III.1. Cốt truyện và sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
Xây dựng cốt truyện là thao tác đầu tiên của nhà văn trong quá trình viết truyện
ngắn. Cốt truyện hiểu một cách chung nhất là cách tổ chức, sắp xếp nhân vật và sự
kiện, là việc xây dựng và giải quyết các mâu thuẫn được đặt ra trong tác phẩm.
“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ
thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động
của tác phẩm văn học” (Từ điển thuật ngữ văn học –Lê Bá Hán). Trong câu
chuyện về nghề nghiệp, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tâm sự: “Viết truyện ngắn là
chơi bố cục, thú lắm”. Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp, mỗi nhà văn có một
cách xây dựng cốt truyện riêng. Có nhà văn đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết
vào việc xây dựng cốt truyện nhằm tạo cho bản thân cốt truyện một sự hấp dẫn.
Lại có những nhà văn không tập trung vào vấn đề này. Chính vì thế trong truyện
ngắn mới có khái niệm: truyện ngắn có chuyện và truyện ngắn không có chuyện.
Truyện ngắn Thạch Lam thuộc loại truyện thứ hai. Cũng giống như Xuân Diệu,
Thanh Tịnh, Hồ Dzếch, Thạch Lam rất ít tận dụng lợi thế của các yếu tố tự sự đặc
thù, ít đi sâu vào cốt truyện – một trong những nơi có khả năng thể hiện tài năng
của nhà viết truyện ngắn. Điều lí thú là ba vị kia đều là những nhà thơ chỉ riêng
Thạch Lam trước bạ đời mình vào nghiệp văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn. Khi

dám khước từ những lợi thế vốn có của đặc trưng thể loại, hẳn Thạch Lam đã biết
tiết chế ra cho mình một thứ vật liệu tối cần thiết để đi đến trái tim độc giả.
23
Những câu chuyện mà Thạch Lam kể lại là những câu chuyện tưởng như vặt
vãnh, không có gì đáng nói. Thế nhưng qua những câu chuyện hàng ngày đó
Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh lớn lao. Hai đứa trẻ có kể
chuyện gì ghê gớm đâu – chỉ là chuyện hai chị em giúp mẹ trông coi gian hàng tạp
hóa và mong mỏi đoàn tàu từ Hà Nội về. Thế nhưng qua tác phẩm này Thạch Lam
đã đặt ra vấn đề mà dân tộc nào, thời đại nào cũng quan tâm đó là sự khác biệt
giữa nông thôn
và thành thị. Nông thôn là hiện thân của chốn bất hạnh, của miền đời bị bỏ quên, là
bóng tối còn thành thị là hiện thân của ánh sáng, của sự ồn ào, đông vui. Cũng qua
đây Thạch Lam đã nói lên được một cách bức thiết khát vọng của một đời người –
khát vọng được đổi đời được sống trong một thế giới mà ở đó con người có quyền
hạnh phúc, hy vọng chứ không phải sống trong vô vọng, lụi tàn.
Cứ xem những cốt truyện trong truyện ngắn của Thạch Lam thì chứng tỏ
trên thế giới này không có gì là nhạt nhẽo, không đáng nói. Vấn đề là anh phải
sống như thế nào, phải cố tìm để phát hiện ra ý nghĩa của nó. Ta có cảm giác như
những chuyện dù vặt vãnh đến đâu nhưng khi Thạch Lam đặt bút vào đều có thể
thành truyện, đều có thể cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức
thức. Dưới bóng hoàng lan có một cốt truyện đơn giản đến mức tối đa. Sau hai
năm xa nhà đi làm việc trên tỉnh, Thanh trở về thăm lại ngôi nhà xưa, nơi đó có bà
chàng, người bà phúc hậu và có cô Nga, người bạn gái thuở ấu thơ vẫn đợi chàng.
Thanh nhận ra mọi điều vẫn vậy, không có gì thay đổi. Hôm sau Thanh ra đi mang
theo bao nhiêu tình cảm dịu ngọt thơm tho như hương hoa hoàng lan lặng lẽ tỏa
ngát cả khu vườn. Câu chuyện nhẹ nhàng như một bài thơ. Sự đơn giản của cốt
truyện đã không làm cho tác phẩm Thạch Lam trở nên nhàn nhạt, tầm thường,
không nói được điều gì đáng kể. Ngược lại với biệt tài của mình, Thạch Lam đã
dẫn dắt người đọc hoài niệm về một dĩ vãng ngọt ngào, trong trẻo – một ký vãng
của ngày hôm qua thậm chí cả ngày hôm nay – một ký vãng không hẳn thuộc về

quá khứ mà còn có một phần của hiện tại. Trong cái ký vãng ấy có hương hoa sắc
lá ngọt lành, có khoảng đời ấu thơ trong trẻo, có một người bà nhân hậu như bà
tiên trong cổ tích, có một mối tình trinh bạch, e ấp, kín đáo như hương hoàng lan.
24
Cái ký vãng ấy xiết bao cần thiết cho mỗi chúng ta trên con đường rong ruổi theo
số phận, hướng tới tương lai.
Đọc truyện ngắn Thạch Lam, nếu người đọc cứ cố gắng đi tìm những xung
đột gay gắt, những mâu thuẫn lớn, những biến cố trọng đại… thì anh sẽ thất bại.
Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng. Kết cấu của truyện Thạch Lam nói
chung đơn giản vì không có nhiều sự kiện, không có nhiều bình diện, nhân vật
không chồng chéo phức tạp. Khảo sát 33 truyện ngắn của Thạch Lam ta thấy có tới
30 truyện có kết cấu dựa theo tính chất và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Có những truyện kết cấu thể hiện sự hòa hợp tuyệt diệu giữa nội tâm con
người và ngoại cảnh. Chính sự hòa hợp này góp phần quan trọng tạo nên chất thơ
của truyện (Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa).
Có những truyện kết cấu thường là sự tổ chức nối tiếp, những bất hạnh của
nhân vật. Loại kết cấu này chủ yếu được dùng đối với những truyện viết theo lối
hướng ngoại (Nhà mẹ Lê, Hai lần chết).
Tóm lại trong truyện ngắn Thạch Lam cốt truyện thường được xây dựng cốt
để bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính. Viết loại truyện ngắn trữ tình,
truyện không có cốt truyện, Thạch Lam chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu tình
cảm chủ nghĩa của văn học pháp mà đại diện tiêu biểu là Đô nê. Không phải là
Thạch Lam bắt chước Đô nê một cách máy móc mà Đô nê chính là chất xúc tác để
thổi lên những tố chất ngầm của Thạch Lam. Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam
nảy sinh như một sự tất yếu của phong cách tư tưởng Thạch Lam đồng thời nó
cũng chính là kết quả của quá trình vận động nội tại của văn học Việt nam. Thạch
Lam cùng với Thanh Tịnh, Hồ Dzếch… đã lập nên dòng phong cách truyện ngắn
trữ tình trong đó Thạch Lam là đại biểu xuất sắc nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất. Có thể nói với việc lựa chọn loại cốt truyện đơn giản, ít mâu thuẫn, ít xung
đột, Thạch Lam đã tìm được hình thức tối ưu cho sự thể hiện con người cảm giác

trong tác phẩm của mình. Bởi quan niệm của mỗi nhà văn về vấn đề cốt truyện –
bên cạnh cá tính sáng tạo còn bị quy định bởi nội dung tác phẩm. Thạch Lam viết
truyện ngắn trữ tình không chỉ vì sở trường mà còn vì quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn.
25

×