Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.2 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Chính
Học viên: Nguyễn Hoàng Anh
Cao học QLGD
HÀ NỘI - 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:







Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
ĐỀ BÀI:
Mô t qu trnh qun l truyn thng (theo
chc năng);
Mô t qu trnh qun l cht lưng ti cơ s"
GD đ/c đang công tc;
So snh, bnh lu+n.
Lời mở đầu:
Quản lý là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại,
phát triển, hay trì trệ hoặc diệt vong của mọi tổ
chức. Vì vậy việc sử dụng các phương thức quản lý
như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao
cho tổ chức là bài toán mà các nhà quản lý phải tìm
ra lời giải. Quản lý theo chức năng và quản lý chất
lượng là hai phương thức quản lý chủ đạo được các


nhà quản lý sử dụng. Hai phương thức này vừa có
những nét giống nhau nhưng vừa khác nhau . Cần
hiểu được bản chất của từng phương thức để có
cách sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả.
1.Quản lý truyền thống (Quản lý theo chức
năng)
1.1.Khi niệm
Quản lý là khái niệm thường được hiểu là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận
dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra.
3
Ngày nay, khái niệm quản lý được biết đến và
thừa nhận rộng rãi là: Quản lý là quá trình tác động
có chủ đích, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu
quản lý.
1.2.Cc chc năng của qun l và vai trò của
từng chc năng
Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa
– Tổ chức – Chỉ Đạo – Kiểm tra. Mỗi chức năng đều
có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình quản lý.
 Kế hoạch hóa:
 Đây là chức năng quan trọng nhất, với việc
xác định mục tiêu, mục đích đối với thành
tựu tương lai của tổ chức và các con đường,
biện pháp, cách thức để đạt được mục
tiêu/mục đích đó.
 3 nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch
hóa:

- Xác định, hình thành mục tiêu, phương
hướng đối với tổ chức
- Xác định và đảm bảo có tính chắc chắn, có
tính cam kết về các nguồn lực của tổ chức để
đạt được các mục tiêu này
- Quyết định xem những hoạt động nào là cần
thiết để đạt được các mục tiêu đó
 Vai trò của chức năng kế hoạch: Khởi
nguyên của mọi hoạt động, mọi chức năng
quản lý khác. Kế hoạch hóa là cơ sở để tổ
chức nhân lực và các nguồn lực khác, cơ sở
để chỉ dẫn, lãnh đạo và kiểm tra.
 Tổ chức:
 Đây là quá trình hình thành nên cấu trúc các
quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ
phận trong một tổ chức.
 Vai trò: giúp người quản lý phối hợp, điều
phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực
4
 Chỉ đạo/Lãnh đạo:
 Lãnh đạo bao gồm việc liên kết, liên hệ với
người khác, động viên họ, hướng dẫn họ, chỉ
đạo họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất
định, để đạt được mục tiêu của tổ chức.
 Vai trò: Tạo ra sứ mạng, văn hóa, tầm nhìn,
hệ giá trị của tổ chức; Tập hợp, động viên
mọi người đi theo sứ mạng, văn hóa, hệ giá
trị đó để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
 Phương pháp: Thuyết phục, động viên, khích
lệ

 Kiểm tra:
 Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông
qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ
chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt
động và tiến hành những hoạt động sửa
chữa, uốn nắn nếu cần thiết
1.3.Cc nguồn lực và biện php qun l
Các nguồn lực của quản lý: Nhân lực, Vật lực,
Tài lực, Thông tin
Các biện pháp quản lý: Biện pháp kinh tế,
hành chính
1.4.Mô t qu trnh xây dựng kế hoch (Kế
hoch chiến lưc, kế hoch tc nghiệp)
Trong một nhà trường thường có 2 loại kế hoạch:
Kế hoạch chiến lược trung hạn 5 năm; Kế hoạch
chiến lược dài hạn (Tầm nhìn) khoảng 15 năm. Quá
trình xây dựng kế hoạch trong mỗi nhà trường bao
gồm các bước sau đây:
 Bước 1: Phân tích bối cảnh (Đang ở
đâu)
 Bối cảnh thế giới (Đối với giáo dục đại
học): Chính trị, kinh tế, công nghệ, sự hội
nhập, nhu cầu nguồn nhân lực
 Bối cảnh trong nước, địa phương
5
 Trong trường: Cơ cấu tổ chức, Quy mô đào
tạo, Nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hành
chính
 Phân tích SWOT (Tác động chéo của 4 yếu
tố)

 Bước 2: Xác định mục tiêu (Muốn đi đến
đâu), bao gồm: Mục tiêu dài hạn và Mục
tiêu trước mắt
 Đối với cơ sở đào tạo Đại học, mục việc
được xác định trên 3 lĩnh vực: Đào tạo;
Nghiên cứu khoa học; Phục vụ cộng đồng
 Đối với cơ sở đào tạo Phổ thông, mục việc
được xác định trên 3 lĩnh vực: Dạy học,
Giáo dục và Quan hệ cộng đồng.
6
 Bước 3: Xác định các giải pháp (Tổ
chức cán bộ; Tài chính; Cơ sở vật chất)
 Bước 4: Xác định các chiến lược then
chốt (Chiến lược đào tạo; Chiến lược xây
dựng cơ sở vật chất; Chiến lược xây dựng
chương trình đào tạo…)
 Bước 5: Tiến độ, kiểm tra, điều chỉnh
1.5.Triển khai tới cc đơn vị để xây dựng kế
hoch tc nghiệp: Năm học, học kỳ, tuần
1.6.Sự lãnh đo trong qun l
1.7.Kiểm tra-đnh gi trong qun l
2.Quản lý chất lượng
2.1. Khi niệm Qun l cht lưng
Mọi tổ chức để tồn tại đều phải quan tâm đến
chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động của
mình. Nhưng chất lượng không tự nhiên sinh ra, mà
là kết quả tác động của hàng loạt yếu tố và quá trình
có liên quan. Muốn đạt được chất lượng mong muốn
với các mục tiêu đáp ứng đánh giá từ bên ngoài hay
theo nhu cầu tự thân của một tổ chức, cần phải quản

lí các yếu tố của quá trình này. Hoạt động quản lí các
yếu tố và quá trình theo định hướng chất lượng được
gọi là quản lí chất lượng.
Quản lý chất lượng là một phương thức quản lý
với đặc thù không tác động trực tiếp đến đôi tượng
quản lý mà thông qua các chuẩn để tác động tới đối
tượng quản lý. Trong số các định nghĩa về quản lý
chất lượng, định nghĩa của A.G.Robertson và
A.V.Feigenbaum được xem là các định nghĩa chứa
đựng đầy đủ nhất nội hàm của khái niệm Quản lý
chất lượng.
A.G.Robertson, một chuyên gia về chất lượng
người Anh cho rằng “Quản lí chất lượng sản phẩm
được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm
xây dựng chương trình phối hợp các cố gắng của
những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường
7
chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao
cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng
thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của
người tiêu dùng”.
A.V.Feigenbaum, người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ TQM, cho rằng “Quản lí chất lượng là một hệ
thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những
bộ phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách
nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức
chất lượng đã đạt được và nâng cao nó”.
Dù đề cập đến khái niệm “quản lí chất lượng” từ
góc độ nào, thì khái niệm quản lý chất lượng cũng
được hiểu một cách đơn giản với 3 nội dung dưới

đây:
- Thiết lập chuẩn
- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
- Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn.
2.2. Qu trnh qun l cht lưng
 Bước 1: Xây dựng hệ tham chiếu
+ Nghiên cứu chuẩn để xây dựng hệ tham chiếu
(Hành vi hóa, lượng hóa các tiêu chí)
+ Thảo luận, thống nhất, cam kết thực hiện
+Tổ chức thực hiện, hỗ trợ, động viên, chỉ đạo
thực hiện
+ Hướng dẫn (Làm bằng cách nào, làm như thế
nào)
+ Mỗi người tự đánh giá kết quả cộng việc
+ Nhà trường viết báo cáo tự đánh giá
 Bước 2: Tự đánh giá: 3 mức
 Bước 3: Mời cơ quan bên ngoài về kiểm định
2.3. Qu trnh qun l cht lưng nơi công tc
Trường Đại học FPT đã xây dựng được một hệ
thống ĐBCL khá hoàn thiện và vững chắc. Nhà
trường xác định rõ mục tiêu chất lượng và chính sách
chất lượng, đồng thời luôn nỗ lực thực hiện tối đã
các cam kết chất lượng với khách hàng và các đối
8
tượng liên quan. Năm 2010, nhà trường được tổ chức
Bureau Veritas Certification (BVC – Anh quốc)
chứng nhận Hệ thống quản lý của nhà trường hoàn
toàn phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Sau 3 năm triển khai hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đến nay, trường Đại

học FPT đã xây dựng được một hệ thống tài liệu cho
toàn bộ các hoạt động của các đơn vị trong nhà
trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách biên
soạn, chỉnh sửa tài liệu cho phù hợp với thực tế hoạt
động của đơn vị. Để duy trì tính hiệu lực của hệ
thống tài liệu, nhà trường duy trì hoạt động kiểm soát
nội bộ với tần suất 2 lần/tháng/bộ phận ở tất cả các
bộ phận trong trường. Việc kiểm soát nhằm phát
hiện ra những điểm chưa phù hợp giữa thực tế hoạt
động của các bộ phận so với hệ thống tài liệu. Kết
quả kiểm soát là nguồn thông tin để nhà trường xác
định các hoạt động khắc phục và phòng ngừa kịp
thời, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt
động của Trường.
Để theo dõi và đánh giá một cách định lượng các
mảng hoạt động chính yếu, trường Đại học FPT đã
xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá của
quá trình đại học. Việc theo dõi, tính toán và phân
tích chỉ tiêu được thực hiện thường xuyên, cung cấp
thông tin đầu vào cho việc cải tiến liên tục các quá
trình tại Trường Đại học FPT.
Từ năm 2009, Trường duy trì hoạt động đánh giá
chất lượng nội bộ thường niên nhằm đảm bảo tính
hiệu lực cũng như hiệu quả của hệ thống quy trình
đào tạo đại học, góp phần đảm bảo chất lượng đào
tạo của Trường. Hoạt động đánh giá nội bộ được thể
hiện trong kế hoạch chất lượng hàng năm của
Trường, định kì một năm một lần. Ngoài các hoạt
động đảm bảo chất lượng bên trong, nhà trường cũng
thực hiện tự đánh giá, thu thập minh chứng để chuẩn

9
bị cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại
học theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục. Đồng thời, tìm
hiểu các hệ thống xếp hạng uy tín và phù hợp với
đặc thù của nhà trường để tham gia xếp hạng. Năm
2012, trường Đại học FPT đã tham gia hệ thống xếp
hạng QS Stars, một trong các bảng xếp hạng hàng
đầu dành cho các trường ĐH trên toàn thế giới, và
trở thành trường ĐH Việt Nam đầu tiên chính thức
được công nhận xếp hạng quốc tế 3 sao.
Như vậy, với một hệ thống các cơ chế và chính
sách chặt chẽ, cùng với đội ngũ cán bộ chuyên trách
có năng lực, nhà trường đang từng bước hoàn thiện
hệ thống đảm báo chất lượng của nhà trường ngày
càng vững chắc. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
3.So sánh, bình luận
 Sự ging nhau
Dù là quản lý truyền thống hay quản lý chất
lượng thì đó đều là sự tác động có chủ đích, có ý
thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý.
Quản lý truyền thống hay quản lý chất lượng
cũng đều là các hoạt động hướng đích, nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
 Sự khc nhau
- Sự khác biệt cơ bản nhất giữa quản lý truyền
thống và quản lý chất lượng nằm ở phương thức
quản lý. Nếu như quản lý truyền thống dùng các
chức năng làm phương thức quản lý thì quản lý chất

lượng dùng chuẩn để quản lý. Quản lý truyền thống
trực tiếp tác động đến đối tượng quản lý thông qua
các chức năng còn quản lý chất lượng lại dùng chức
năng để tác động đến chuẩn, và từ chuẩn mới tác
động đến đối tượng quản lý.
10
- Hoạt động quản lý truyền thống luôn hướng tới
thực hiện các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức trong
khi quản lý chất lượng lại luôn hướng tới các chuẩn.
11

×