Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.67 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hậu
Học viên: Nguyễn Cao Anh
Cao học QLGD
HÀ NỘI - 2013
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 20 tháng 9 năm 2013
Thời gian nộp bài: ngày 20 tháng 9 năm 2013
Nhận xét của giảng viên chấm bài:









Điểm: Giảng viên (kí tên):
ĐỀ BÀI
Phân tích một mô hình quản lý giáo dục, liên hệ với thực tế quản lý
giáo dục hiện nay. Từ đó đề xuất cách áp dụng mô hình quản lý giáo dục
đã lựa chọn cho công tác quản lý ở cơ sở giáo dục anh chị công tác.
BÀI LÀM:
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
Mục lục 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2


B. PHẦN NỘI DUNG 3
I. Giới thiệu khái quát mô hình quan liêu 3
I.1. Nguồn gốc và đặc trưng của mô hình quan liêu 3
I.2. Khái niệm và đặc trưng của mô hình quan liêu 4
II. Ưu điểm và hạn chế của mô hình quan liêu 7
II.1. Ưu điểm 7
II.2. Hạn chế 7
II.3. Đánh giá chung 8
III. Áp dụng mô hình quan liêu vào công tác quản lý của
trường Đại học FPT
9
3.1. Khái quát thực tế công tác quản lý của trường
Đại học FPT
9
3.2. Đề xuất cách áp dụng mô hình quan liêu vào
công tác quản lý của trường Đại học FPT
11
C. PHẦN KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Mô hình quản lý giáo dục là kiểu tổ chức bao gồm chủ thể quản lý giáo
dục với những triết lý, phương thức tư duy của chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý giáo dục cùng với mối quan hệ giữa họ.
Theo tác giả Tony Bush, tác giả của “Các lý thuyết quản lý giáo dục”
(1995), có 4 loại mô hình quản lý giáo dục:
+ Mô hình chính quy
+ Mô hình đồng thuận
+ Mô hình “chính trị”
+ Mô hình “chủ quan”
Mỗi mô hình quản lý đều có những đặc trưng và ưu nhược điểm riêng, vì

vậy nhận biết được ưu nhược điểm của từng mô hình và áp dụng hợp lý vào
các tổ chức, trong đó có nhà trường sẽ góp phần làm tăng hiệu quả quản lý.
Trong 4 mô hình trên, mô hình chính quy là mô hình được biết đến rộng
rãi nhất với 5 loại mô hình: Mô hình cấu trúc, mô hình hệ thống, mô hình quan
liêu, mô hình duy lý và mô hình thứ bậc.
Ở phạm vi của tiểu luận, xin được chọn mô hình quan liêu để phân tích
sâu và liên hệ thực tế bởi đây được xem là mô hình quan trọng nhất trong các
mô hình chính quy và có khả năng áp dụng nhiều vào trong nhà trường.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔ HÌNH QUAN LIÊU
a. Nguồn gốc và đặc trưng của mô hình quan liêu
Mô hình quan liêu có nguồn gốc xuất phát từ thuyết quản lý quan liêu
(bàn giấy) của Max Weber, một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức. Trên cơ
sở lý luận của mình, Max Weber đã xây dựng lý thuyết quản lý hành chính
quan liêu gắn với quyền lực và ông được cho là cha đẻ của học thuyết này.
Trong cuốn sách «Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội» Max Weber đã
đưa ra một thể chế quản lý hành chính lý tưởng, tức là thể chế quan liêu với 4
đặc trưng rõ nét:
- Tổ chức xã hội chặt chẽ, hợp lý
- Quản lý thông qua chức vụ
- Có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng thức bậc
- Hoạt động chuyên nghiệp, thành thạo, quy định rõ ràng về quyền hạn,
trách nhiệm.
Thuyết quản lý quan liêu được thể hiện rõ nét ở các đặc trưng cơ bản sau
đây : Tính chuẩn xác, tính nhạy bén, tính rõ ràng, tinh thông văn bản, tính liên
tục, tính nghiêm túc, tính thống nhất, quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh, phòng
ngừa va chạm, tiết kiệm nhân lực và vật lực.
Max Weber cũng đã đưa ra 7 nguyên tắc cho tư tưởng quản lý của mình:
+ Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa
+ Hình thành trật tự thứ bậc dựa trên một dây chuyền chỉ huy

+ Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch, qua trình
độ
+ Cần chỉ định người quản lý
+ Cần trả lương xứng đáng cho hoạt động của người quản lý
+ Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị của mình điều hành
+ Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy tắc,
chuẩn mực và chịu sự kiểm tra
b. Khái niệm, đặc trưng của mô hình quan liêu và liên hệ thực
tế
i. Khái niệm :
Mô hình quan liêu được hiểu là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác
định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ
thống quyền hành có tôn ti trật tự.
ii. Đặc trưng của mô hình quan liêu và liên hệ với thực tế
quản lý giáo dục:
Mô hình quan liêu là mô hình có nhiều khả năng áp dụng vào lĩnh vực
giáo dục. Liên hệ với thực tế quản lý hiện nay, có thể nhìn thấy được sự phản
chiếu rõ nét các đặc trưng của mô hình quan liêu vào trong trong các nhà
trường - thiết chế chuyên biệt trong một hệ thống tổ chức xã hội. Sự phản chiếu
đó được cụ thể hóa bằng các biểu hiện chính tương ứng với các đặc trưng của
mô hình quan liêu, như sau:
- Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cấu trúc quyền hạn có thứ bậc.
Cũng giống như các tổ chức khác, trường học được hình thành và phát
triển gắn với cấu trúc có sự phân chia thứ bậc rõ ràng. Mỗi trường học đều có
ban điều hành hoạt động của nhà trường với người đứng đầu là hiệu trưởng.
Mỗi một trường tùy vào loại hình, trình độ đào tạo, quy mô và độ phức tạp mà
chia thành các đơn vị nhỏ hơn : khoa, ban, phòng, bộ môn, nhóm…Đứng đầu
mỗi đơn vị lại có người chịu trách nhiệm chính điều hành hoạt động của đơn vị
và chịu trách nhiệm chính trước cấp trên về hoạt động của đơn vị mình.
- Nhấn mạnh đến sự định hướng mục tiêu của tổ chức

Hiện nay, có nhiều nhà trường hoạt động theo phương thức hiệu trưởng
là người quyết định việc đề ra mục tiêu, chỉ đạo xuống cho các khoa, bộ môn
thực hiện. Trưởng khoa, bộ môn lại căn cứ trên mục tiêu chung mà hiệu trưởng
đã đề ra để đặt ra các mục tiêu của đơn vị mình. Điều này tạo nên một cây mục
tiêu từ thấp đến cao và cùng tạo nên sự định hướng mục tiêu trong tổ chức.
- Đề xướng sự phân công lao động giữa các thành viên bằng cách
chuyên môn hóa theo nhiệm vụ cụ thể dựa vào sự thành thạo, năng lực chuyên
môn của họ
Cấu trúc khoa-bộ môn trong các nhà trường hiện nay là sự thể hiện rõ
ràng đặc trưng này của mô hình quan liêu. Trong một trường có thể có nhiều
khoa với các chuyên môn đào tạo khác nhau, mỗi khoa được chia làm các bộ
môn khác nhau, mỗi bộ môn lại bao gồm các tổ, nhóm được phân chia dựa trên
chuyên môn. Các giảng viên giảng dạy một hoặc một số môn nhất định dựa
trên chuyên môn chính mà mình thông thạo. Giảng viên được phân cao lao
động dựa trên sự chuyên môn hóa rõ ràng.
- Các quyết định và hành vi được điều chỉnh bởi nguyên tắc và quy chế
Đặc trưng này cũng được thể hiện rõ ràng thiết chế nhà trường. Bất kỳ
trường học nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần đề ra và tuân thủ các
nguyên tắc và quy chế. Cả học sinh và giảng viên, cán bộ quản lý, kể cả hiệu
trưởng cũng cần tuân thủ các quy tắc, thực hiện theo nghĩa vụ và quyền hạn
được giao. Học sinh phải thực hiện các quy tắc của nhà trường trong việc học
tập và vui chơi : Nội quy học sinh, quy định về thi cử, kiểm tra đánh giá
Giảng viên phải thực hiện các quy chế chuyên môn : giảng dạy theo đúng
chương trình, thời khóa biểu đã đề ra, tuân thủ kỷ luật lao động… Cán bộ quản
lý phải thực hiện quy tắc quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn…Các thành
viên trong trường đều phải chịu sự ràng buộc của các quy chế, quy định. Đó là
căn cứ pháp lý để điều chỉnh hành vi của các thành viên trong trường nhằm chỉ
dẫn cho các thành viên hướng tới mục tiêu chung của nhà trường.
- Nhấn mạnh đến các quan hệ khách quan, trung lập, không coi trọng
yếu tố tính cảm

Yếu tố này được thể hiện không rõ nét trong các trường học, bởi yếu tố
tình cảm là một nét khác biệt và đặt trưng của nhà trường. Các quyết định quản
lý không thể hoàn toàn trung lập, không có sự can dự của các giảng viên, học
sinh, những nhân tố chính trong quá trình giáo dục.
- Việc đề bạt dựa vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
Đặc trưng này cũng được thể hiện rõ trong các trường học tuy nhiên
cũng có nhiều biển thể khác nhau. Trong nhà trường, các trưởng khoa, bộ môn
thường là những người có trình độ chuyên môn vượt trội, kinh nghiệm công tác
lâu năm và có uy tín cao. Họ thường được các thành viên trong đơn vị đề bạt
dựa trên thành tích cá nhân đạt được và phẩm chất cả nhân. Tuy nhiên cũng
không ít nhà trường, việc đề bạt lại phụ thuộc vào quyết định của người hiệu
trưởng
II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH QUAN
LIÊU
Không có mô hình quản lý nào là tối ưu, phù hợp với mọi loại hình tổ
chức, vấn đề là cần chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của từng mô hình để áp
dụng vào quản lý nhà trường một cách tốt nhất. Áp dụng vào quản lý giáo dục,
mô hình quan liêu có các ưu điểm và nhược điểm sau đây :
2.1. Ưu điểm :
+ Phù hợp với nhu cầu quản lý phức tạp của các nhà trường có quy mô
lớn và cấu trúc phức tạp với nhiều khoa, bộ môn, ban, phòng…
+ Việc coi trọng nguyên tắc, quy chế, không có sự can dự của yếu tổ tình
cảm tạo nên tính kỷ luật, nghiêm ngặt trong tổ chức, xóa bỏ lề lối làm việc tùy
tiện, vị tình.
+ Việc đề bạt dựa trên năng lực chuyên môn và uy tín sẽ tạo ra cho tổ
chức đội ngũ quản lý có năng lực, thúc đẩy tổ chức phát triển, phủ định lề lối
thăng tiến dựa vào quan hệ và tiền bạc. Điều này cũng tạo nên động lực phấn
đấu lành mạnh, tích cực cho các thành viên trong tổ chức
+ Việc sắp xếp tổ chức thành hệ thống cấp bậc của các chức vị và các bộ
phận cấu thành, có quyền lực pháp lý rõ ràng sẽ tạo nên cấu trúc tổ chức, trách

nhiệm, quyền hạn rõ ràng, hạn chế tình trạng trốn tránh hoặc chồng chéo trách
nhiệm.
a. Hạn chế :
+ Mô hình này coi các thành viên trong trường là một cỗ máy bị động,
các quyết định quản lý cũng như việc đặt ra mục tiêu đều phụ thuộc vào người
quản lý, còn đội ngũ giảng viên nhân viên phải chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh
cấp trên. Điều này sẽ tạo nên sự thụ động cho đội ngũ giảng viên trong các nhà
trường - lực lượng chính của quá trính dạy học. Quan điểm này chính thức
được Max Weber đưa ra rõ ràng:«Một viên chức chẳng qua là một cái răng khế
trên một cỗ máy đang vận hành. Phương thức vận hành của cỗ máy đã quy
định phương hướng vận hành cơ bản, cố định của cái răng khế đó»
+ Việc quá coi trọng tính nguyên tắc cũng tạo nên tính máy móc, cứng
nhắc, mất đi tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong trường. Các
thành viên trong trường sẽ hình thành tâm lý quá cẩn thận trong mọi việc vì sợ
vi phạm quy tắc, nội quy đã đặt ra. Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý lo
sợ, cứng nhắc, triệt tiêu tính sáng tạo, tâm huyết trong giảng viên, một yếu tổ
quan trọng trong quá trình dạy học
+ Mô hình này cũng rất dễ tạo nên hiện tượng che dấu khuyết điểm cá
nhân để được thăng tiến và đề bạt
+ Người hiệu trưởng rất dễ sa vào chủ nghĩa quan liêu, độc đoán, chuyên
quyền vì quyết định của họ không cần quan tâm đến ý kiến phản hồi của giảng
viên, nhân viên.
b. Đánh giá chung
Mô hình quan liêu chú trọng tới năng suất lao động và tính hiệu quả
trong tổ chức, vì thế, nó nhấn mạnh đến việc sắp đặt hợp lý cũng như điều phối
các nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Tuy vậy, học thuyết này không coi trọng yếu tố tâm lý, tình cảm, nhu
cầu cá nhân, yếu tổ mà sau này các học thuyết quản lý hiện đại cũng như các
mô hình khác hết sức coi trọng.
III. ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUAN LIÊU VÀO CÔNG TÁC QUẢN

LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT
3.1. Khái quát thực tế công tác quản lý của trường Đại học FPT
Trường Đại học FPT là một trường đại học tư thục, được thành lập từ
năm 2006 với quy mô đang ngày càng lớn dần và độ phức tạp của cấu trúc
cũng tăng lên. Lúc mới thành lập, trường chỉ có một cơ sở duy nhất tại Hà Nội,
đến nay, trường đã có 7 cơ sở đào tạo, nghiên cứu với nhiều nhánh tỏa đến
nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trường được tổ chức thành 3 cấp với cấu
trúc quyền hạn thứ bậc dạng hình chóp: Cấp Trường – Cấp Hiệu bộ (FUHO) –
Cấp các cơ sở đào tạo. Cấp quản lý cao nhất – cấp Trường, gồm: Hội đồng
quản trị, Ban giám hiệu, Ban kiểm soát, Hội đồng Khoa học và đào tạo. Cấp
Hiệu bộ gồm: Ban Tuyển sinh và CTSV, Ban nghiên cứu và phát triển chương
trình, Viện nghiên cứu công nghệ FPT. Cấp cuối cùng là các cơ sở đào tạo . Cơ
cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của điều lệ trường
đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan, được cụ thể hóa trong
quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường
Cấu trúc đấy được cụ thể hóa qua sơ đồ cơ cấu tổ chức dưới đây :
Để nhà trường vận hành trôi chảy, căn cứ trên các văn bản chỉ đạo của
Bộ giáo dục và các bộ ngành liên quan, trường đề ra hệ thống các quy định,
quy chế có tính chất bắt buộc để cán bộ, giảng viên, sinh viên tuân thủ. Ngoài
các quy chế và quy định, trường Đại học FPT còn xây dụng hệ thống quy trình,
tài liệu cho hầu hết các mảng hoạt động trong trường. Các quy trình đó mô tả
cụ thể trình tự, thời gian, trách nhiệm của các phòng ban liên quan. Trường
cũng duy trì hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ thường niên nhằm đảm bảo
tính hiệu lực cũng như hiệu quả của hệ thống quy trình, góp phần đảm bảo chất
lượng đào tạo của Trường.
Trường cũng hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng, tức là mỗi đơn vị đều
chỉ định người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước cấp trên tất cả hoạt động của
đơn vị mình. Việc đề bạt thuyên chuyển dựa trên năng lực cá nhân và thành
tích và phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên việc quyết định này không phải do hiệu

trưởng quyết định mà có sự tham dự của các phó hiệu trưởng và sự tư vấn của
hội đồng quản trị (Đối với các vị trí chức danh quan trọng).
3.2. Đề xuất cách áp dụng mô hình quan liêu vào công tác quản
lý của trường Đại học FPT
Với những nét giới thiệu khái quát như trên, có thể thấy, mô hình quản
lý của trường Đại học FPT hiện nay có nhiều nét tương đồng với mô hình quan
liêu. Và như phân tích ở phần ưu nhược điểm của mô hình quan liêu, có thể
thấy mô hình này còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống giáo dục
nói chung, trường đại học FPT nói riêng, vì vậy đề xuất cách áp dụng mô hình
này như thế nào cho hợp lý và phát huy hiệu quả quản lý là cần thiết.
- Coi trọng cấu trúc thứ bậc, quyền lực pháp lý, trách nhiệm rõ ràng
nhưng không làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong
trường.
Để làm được điều này, nhà quản lý của trường không chỉ đơn phương
đưa ra tất cả các quyết định quản lý mà cần linh hoạt tiếp nhận kiến phản hồi
của các đối tượng liên quan bằng các hình thức khác nhau. Trường cũng nên đa
dạng hóa các kênh lấy ý kiến của giảng viên, nhân viên, cán bộ về các mặt hoạt
động của trường(Khách hàng nội bộ), đồng thời tăng cường quyền dân chủ
thông qua hoạt động của đoàn, hội, nhóm chính thức và phi chính thức .Tuy
vậy, không phải mọi quyết định quản lý đều phải được đưa ra tập thể, mà tùy
vào tính chất và mức độ của quyết định để lựa chọn hình thức phù hợp, được
lòng «dân».
- Coi trọng nguyên tắc và quy chế nhưng không làm mất đi tính sáng tạo
của các cá nhân.
Việc tuân thủ các quy định, quy chế, quy trình là yêu cầu đối với các
thành viên của trường, tuy nhiên không phải mọi quy chế, quy định là bất biến
và mọi thành viên phải tuân thủ. Mà trường cần lắng nghe phản hồi về tính phù
hợp và chưa phù hợp của các quy chế, quy định, quy trình để có những điều
chỉnh phù hợp nếu cần thiết. Vì thế, hằng năm, trường Đại học FPT vẫn triển
khai định kỳ 6 tháng một lần hoạt động khảo sát ý kiến của đội ngũ giảng viên,

nhân viên về các mảng hoạt động chính trong trường. Tuy vậy, trường cũng
cần tăng cường và đa dạng hóa hình thức lấy ý kiến phản hồi để tăng chất
lượng ý kiến.
- Việc xây dựng mục tiêu
Hiện nay trường vẫn đang xây dựng mục tiêu theo hướng kết hợp cả từ
trên xuống và dưới lên. Nghĩa là căn cứ vào mục tiêu lớn của trường theo từng
năm, từng giai đoạn, ban lãnh đạo nhà trường vạch ra mục tiêu có tính chung,
chiến lược. Các đơn vị căn cứ vào mục tiêu đó, để xây dụng mục tiêu cho đơn
vị mình tương ứng, dựa trên mục tiêu chung đã đề ra. Việc này được tiến hành
cho tới đơn vị nhỏ nhất là các thành viên trong từng đơn vị nhỏ. Điều này tạo
nên cây mục tiêu rõ ràng, và các thành viên trong trường đều được tham gia
vào xây dựng mục tiêu và thực hiện nó một cách tích cực, hạn chế việc ép chỉ
tiêu và thực hiện hình thức.
- Coi trọng năng lực cá nhân, đề bạt dựa trên năng lực và phẩm chất
trên cơ sở xóa bỏ hiện tượng che dấu khuyết điểm và nịnh bợ cấp trên
Về vấn đề này, trường có quy chế riêng về công tác thuyên chuyển, bổ
nhiệm, miễn nhiệm và công bố công khai đối với cán bộ nhân viên trong
trường. Để đánh giá năng lực cá nhân, trường duy trì hệ thống đánh giá kết quả
công việc vào cuối năm. Tất cả các cá nhân đều được cấp trên đánh giá trực
tiếp lấy làm căn cứ cho chế độ thưởng phạt. Tuy nhiên, để công tác đánh giá
này được khách quan và chính xác hơn, cán bộ quản lý cần đặt ra thước đo
chuẩn cho từng vị trí trong bộ phận nhỏ của mình và lấy đó làm căn cứ để đánh
giá, chứ không chỉ dựa trên phần tự đánh giá của nhân viên. Cùng với hình
thức đánh giá này, trường cũng cần đa dạng hóa bằng các hình thức khác: Mức
độ đóng góp sáng kiến cá nhân, các thành tích cá nhân…
C. PHẦN KẾT LUẬN
Mỗi nhà trường là một tổ chức với những đặc điểm khác nhau bị chi
phối bởi lịch sử, cấu trúc, quy mô, phong cách của nhà quản lý…Vì vậy
không thể áp dụng một mô hình quản lý nào duy nhất vào tất cả các nhà
trường cũng như không thể một nhà trường chỉ sử dụng duy nhất một mô

hình quản lý. Việc phân tích các đặc trưng, ưu nhược điểm của các mô hình
trong sự quy chiếu của thức tế công tác quản lý giáo dục sẽ giúp nhà trường
nhận biết và áp dụng linh hoạt, hiệu quả vào công tác quản lý của trường.
Trên đây là toàn bộ phân tích, đánh giá, liên hệ thực tế giáo dục về mô
hình quan liêu, mô hình được đánh giá là quan trọng nhất trong các mô hình
chính quy. Đồng thời đề xuất các cách áp dụng mô hình này vào thực tế
quản lý của một nhà trường, nơi cá nhân công tác.
Không phải ngẫu nhiên thuyết quản lý quan liêu của Max Weber, nguồn
gốc của mô hình quan liêu, lại có chỗ đứng trong lịch sử các học thuyết
quản lý cổ điển, mà bởi nó đã có đóng góp cả trong lý luận lẫn thực tế lãnh
đạo quản lý. Vì vậy việc học tập những ưu điểm của mô hình này và áp
dụng nó phù hợp với đặc điểm của nhà trường sẽ giúp công tác quản lý trở
nển hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng
Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư, Quản lý giáo dục, một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2012
2. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
3. Lê Thị Mai Phương, Thuyết quản lý quan liêu của Max Weber - Thư
viện Bài giảng điện tử
( />4. Quy định quản trị thành viên của trường Đại học FPT (Phiên bản
năm 2012)

×