1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỒNG THỊ HẰNG
ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y TẾ THEO HƯỚNG
ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ CHỦ CHO CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỒNG THỊ HẰNG
ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y TẾ THEO HƯỚNG
ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ CHỦ CHO CÁC TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Cao Đàm
Hà Nội, 2013
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8
3. Phạm vi nghiên cứu 8
4. Mẫu khảo sát 8
5. Vấn đề nghiên cứu 8
6. Giả thuyết nghiên cứu 9
7. Phƣơng pháp chứng minh 9
8. Kết cấu của Luận văn 9
CHƢƠNG 1. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 10
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y TẾ 10
1.1. Một số khái niệm 10
1.1.1. Khái niệm y tế 10
1.1.2. Vai trò của y tế 11
1.2. Chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế 14
1.2.1. Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành y tế 14
1.2.2. Những đặc điểm của nghiên cứu khoa học chi phối hoạt động tài chính 20
1.2.3. Yêu cầu chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế 21
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công
nghệ trong ngành y tế 23
Tiểu kết chƣơng 1 26
CHƢƠNG 2. 27
HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 27
CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH Y TẾ 27
2.1. Tổng quan về tài chính cho nghiên cứu khoa học ngành y tế 27
2.2. Các nguồn vốn đầu tƣ cho khoa học và công nghệ ngành y tế 27
2.2.1. Nguồn ngân sách nhà nƣớc 27
2.2.2. Nguồn bảo hiểm y tế 29
2.2.3. Nguồn thu viện phí trực tiếp 32
2.2.4. Nguồn vốn nƣớc ngoài 34
2.2.5. Nguồn tài chính khu vực tƣ nhân 34
2.3. Phƣơng thức quản lý chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ trong
ngành y tế 35
2.3.1. Lập dự toán thu chi 35
2.3.2. Thực hiện dự toán 37
2.3.3. Quyết toán 38
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá 39
2.4. Thực trạng chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ngành y tế 39
2.4.1. Đánh giá thực trạng 41
2.4.2. Những khó khăn, thách thức 48
2.5. Tình hình tự chủ tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế 59
2.5.1. Thành tựu 60
2.5.2. Hạn chế 62
Tiểu kết chƣơng 2 63
CHƢƠNG 3. 65
ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THEO HƢỚNG 65
4
ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 65
CỦA TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NGÀNH Y TẾ 65
3.1. Chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng tập trung, trọng điểm, có hiệu quả trong việc thực
hiện 65
3.2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ về khoa học và công nghệ trong ngành y tế 66
3.2.1. Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho phát triển khoa học và
công nghệ 66
3.2.2. Huy động và đa dạng hóa nguồn lực đầu tƣ 68
3.2.3. Hoàn thiện các quy định trong huy động, quản lý và sử dụng các quỹ phát triển
khoa học và công nghệ 69
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách
nhà nƣớc đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ 70
3.2.5. Các giải pháp khác 70
3.3. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tài chính cho các tổ chức
nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành y tế 74
3.3.1. Đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí cho khoa học và công nghệ 74
3.3.2. Phân cấp quản lý kinh phí cho khoa học và công nghệ 74
3.3.3. Hình thành các quỹ khoa học và công nghệ 76
3.3.4. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý kinh phí cho khoa học và công nghệ
76
3.4. Những điều kiện để các tổ chức nghiên cứu trong các bệnh viện có thể tự chủ về tài
chính 78
3.4.1. Khắc phục những bất cập hiện tại 78
3.4.2. Thực hiện xã hội hóa việc chăm sóc sức khỏe 79
3.4.3. Phát huy nội lực của các bệnh viện 82
3.4.4. Xây dựng bệnh viện hƣớng về “khách hàng” 83
3.4.5. Thay đổi phƣơng thức chi 83
Tiểu kết chƣơng 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1. KẾT LUẬN 85
2. KHUYẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
CNTT Công nghệ thông tin
KH&CN Khoa học và công nghệ
NC Nghiên cứu
R&D Nghiên cứu và triển khai
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn
của thế giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực
y tế. Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng, hiệu quả là
mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình phát
triển sự nghiệp y tế. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ là rất cần thiết, ngành y tế cũng đã nghiên cứu và thành công rất nhiều
đề tài có tính ứng dụng cao tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu như mong
muốn để phục vụ sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học là hoạt động cần
thiết để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật mới vào chẩn đoán, cấp cứu, điều trị nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh.
Trong quản lý tài chính lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ đối
với các cơ sở y tế kể từ khi có Luật ngân sách nhà nước(1996) cũng đã có
những bước tiến vượt bậc. Chính phủ đã có cam kết cải cách quản lý tài chính là
một phần trong chương trình Cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010 theo tinh thần của Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17
tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Định hướng này đã được cụ thể
hóa bằng Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 quy định chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và sau này là Nghị định 43/2006-
CP-NĐ ngày 25/4/2006 (Nghị định 43) . Tuy nhiên, quá trình huy động các
nguồn lực tài chính mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ
ngành y tế đang có nhiều vấn đề bất cập đang cần có lời giải từ các cơ quan
quản lý nhà nước trong giai đoạn tới. Giai đoạn mà những tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa và sự thay đổi của mô hình bệnh tật cùng với quy mô dân số
lớn sẽ là thách thức rất lớn đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
7
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá về quản lý tài chính trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học trong ngành y tế, tạo cơ sở cho việc xây dựng các chính sách,
giải pháp đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức
nghiên cứu khoa học của ngành y tế là rất cần thiết.
Trước hết, do vai trò cũng như đặc thù của ngành y tế, là một trong số
các ngành chức năng, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-chính trị-xã hội mà
Đảng và Nhà nước giao cho trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong qua trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập
quốc tế, nền kinh tê nước ta có nhiều biến chuyển lớn, đời sống nhân dân từng
bước được nâng cao. Nhưng khi kinh tế càng phát triển thì các mô hình bệnh
tật cũng gia tăng theo sự phát triển của khoa học công nghệ và thiên tai thời
tiết. Như vậy, đầu tư cho y tế là một nhu cầu tất yếu của một xã hội phát triển.
Thứ hai, do định hướng phát triển ngành y tế nước ta là: “lấy nền y tế
công làm chủ đạo, phát triển từng bước hợp lý y tế tư nhân”, với quan điểm
công bằng và hiệu quả nó không thể tự thực hiện qua trình tái sản xuất vì sản
phẩm của ngành y tế chính là sức khỏe của nhân dân. Hoạt động của ngành y
tế mang tính nhân đạo là chủ yếu. Trong khi đó để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình, ngành y tế cần một khối lượng lớn vốn đầu tư, dù nó được lấy ở đâu, để
duy trì hoạt động. Như vậy ngành y tế là ngành sử dụng vốn chứ ít tạo ra vốn
cho bản thân mình
Thứ ba, do hiệu quả của hoạt y tế hiện nay ở nước ta vẫn còn thấp: cơ
sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình
trên là do việc đầu tư kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế còn thấp, mặc dù
Đảng và Nhà nước những năm qua cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích
đầu tư cho ngành y tế nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Y tế có một vai trò quan trọng trong hệ thống phát triển kinh tế-xã hội, do đó
đầu tư cho yế là một tất yếu, nguồn vốn đầu tư cho y tế chủ yếu là nguồn vốn
ngân sách nhà nước và nguồn vốn của các tầng líp dân cư.
8
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề :"Đổi mới chính sách tài chính về khoa
học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ
chức nghiên cứu." có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn bởi ngành y tế
là một ngành khoa học, một khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó
là chăm sóc sức khoẻ cho con người - mục tiêu và động lực của quá trình phát
triển; Quá trình phát triển do chính con người thực hiện và nhằm mục đích
nâng cao chất lượng đời sống con người. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển
cũng như ứng dụng các thành tự mới về KH&CN trong lĩnh vực Y tế cần
được hết sức coi trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá những thành tựu, những bất cập và những nguyên nhân của
những bất cập quản lý tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công
nghệ trong ngành y tế.
Đề xuất một số giải pháp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong ngành
y tế hướng tới thực hiện mục tiêu tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu khoa học
của ngành y tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản, có ý nghĩa then chốt nhất
trong huy động và sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học ngành y tế.
Nghiên cứu về các chính sách , giải pháp cụ thể để đáp ứng được tình hình
thực tế
4. Mẫu khảo sát
Tại các đơn vị thuộc Bệnh viện Bạch Mai
5. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
cho các tổ chức nghiên cứu khoa học của ngành y tế hiện nay?
9
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đảm bảo quyền tự chủ về tài chính cho khoa học & công nghệ của các
tổ chức nghiên cứu khoa học của ngành y tế là quyền tự chủ tài chính của các
tổ chức nghiên cứu khoa học.
7. Phƣơng pháp chứng minh
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được
khai thác qua các tài liệu, nghiên cứu đã công bố (có dẫn nguồn khi sử dụng);
- Phương pháp điều tra xã hội học: Luận văn sử dụng số liệu định lượng
sơ cấp qua điều tra, dùng phương pháp phân tích số liệu định lượng để rút ra các
kết luận khoa học;
- Phương pháp điều tra thực nghiệm, ngoài ra còn sử dụng các phương
pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia, đại diện một số cơ quan quản lý tài
chính ngân sách trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nghành
y tế ở Bệnh viện Bạch mai trong quá trình đi khảo sát thực tế. Tác giả Luận văn
đã tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhà quản lý, 3 nhà chuyên môn, 7 đối tượng được
thụ hưởng dịch vụ y tế.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục danh mục tài liệu tham khảo,
các công trình đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chính sách tài chính về khoa học và công nghệ
trong ngành y tế.
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính về khoa học và công nghệ
trong ngành y tế.
Chương 3: Biện pháp đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
lĩnh vực tài chính cho tổ chức nghiên cứu học khoa học.
10
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y TẾ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm y tế
Y tế là hoạt động phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con người
như: các hoạt động khám và điều trị bệnh tật, các hoạt động phòng bệnh, điều
dưỡng, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ của con người.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực y tế của Việt
Nam, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức y tế hay sức khỏe là gì.
Khi nói đến sức khỏe nhiều người, kể cả cán bộ y tế, nghĩ ngay đến việc
khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hoặc xa hơn, đó là dự phòng
bệnh tật, nghiên cứu khoa học. Nhưng yếu tố tinh thần và xã hội của sức khỏe
thì hình như chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, các hoạt động và
phát triển của y tế Việt Nam, thực sự còn lúng túng, do thiếu một triết lý. [15]
Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO, 1947) định nghĩa “Sức khỏe là sự vẹn
toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật”.
1
Có
thể xem định nghĩa này như là triết lý y tế. Chúng ta có thể dùng định nghĩa
này để soi rọi lại sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua.
Ngay từ lúc còn trong trường y, sinh viên chủ yếu học về sức khỏe thể chất.
Theo đó, chương trình giảng dạy chú tâm vào việc huấn luyện cho các sinh
viên y khoa việc truy tìm, xử lý bệnh tật bằng thuốc men, tham gia dự phòng
bệnh tật. Hệ quả là khi ra trường và trở thành bác sĩ, kiến thức và nhận thức
về tâm lý, và kém kỹ năng trong cách đối nhân xử thế với bệnh nhân, thân
nhân, đồng sự, cấp trên, cấp dưới trong môi trường bệnh viện cũng như ở
cộng đồng.
1
Health is a state of complete physical, mental and social
well-being and not merely the absence of disease or infirmity.
11
Tập trung vào sức khỏe thể chất dẫn đến một nền y tế thiếu toàn diện.
Nhiều bác sĩ khi ra trường họ chỉ biết đến “bệnh” mà ít chú ý đến “người
bệnh”, tập trung trí tuệ để xử lý tốt bệnh tật mà quên đi những giá trị mang
tính nhân văn đó là tâm lý và xã hội. Họ tự cho mình là “mẹ”, có toàn quyền
ra lệnh, quyết định, la rầy “con bệnh” của mình mà quên rằng, thực sự họ chỉ
là những “người bạn” của bệnh nhân. Họ nhận lương bổng, thậm chí trang
thiết bị, cả chiếc ghế ngồi của họ đều được đóng góp bằng tiền thuế và các
khoản khác của người dân, trong đó, có những người bệnh đang ở trước mặt
của họ. Khi ra toa thuốc, họ không biết được giá của ngày công lao động tay
chân là bao nhiêu, không biết được giá của một kilogram lúa gạo là bao nhiêu,
nên “vung tay quá trán”.
Chúng ta quen đánh giá nền y tế bằng những chỉ số như tỷ trọng thầy
thuốc trên vạn dân, số giường bệnh trên vạn dân, và dựa vào đó, các quan
chức y tế kết luận rằng chúng ta thiếu bác sĩ, thiếu giường bệnh, bệnh viện
quá tải. Những kết luận đó không hẳn sai, nhưng trong thực tế thì không bao
giờ cho đủ số lượng bác sĩ theo nhu cầu, chứ chưa kể chất lượng bác sĩ, lại
còn phải hòa nhập với khu vực, quốc tế. Nhưng chúng ta ít quan tâm đến cái
gốc xã hội của tình trạng quá tải, của thiếu giường bệnh. [15]
1.1.2. Vai trò của y tế
- Vai trò của y tế trước tiên được thể hiện trong việc nâng cao sức khỏe
con người, điều này có tác động rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội.
+ Khi chúng ta xây dựng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” thì con người là chủ thể, là yếu tố quyết định sự
thành, bại. Song để thực hiện được vai trò của mình trong sự nghiệp đó trước
hết con người phải có sức khỏe. Nếu một xã hội với nhiều bệnh hoạn, dân
chúng yếu ớt thì các mục tiêu phát triển của quốc gia cũng không có cơ hội để
thực hiện được. Bởi vậy, trong luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước ta đã
nêu: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người là một trong những điều kiện
12
cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu cũng là nhân tố quan trọng
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc”
+ Bên cạnh đó, hoạt động y tế còn làm cho dân số và sức lao động xã
hội được kéo dài, yếu tố dùng chức năng riêng có của mình để thỏa mãn nhu
cầu một cơ thể khỏe mạnh, trưởng thành, cung cấp liên tục người lao động
cho các lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Thông qua việc phòng và chữa
bệnh cho người lao động, nâng cao năng xuất lao động, tăng thêm của cải cho
xã hội. [8]
+ Tác dụng của y tế không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế, nó còn
liên quan đến sự phồn vinh và hưng thịnh của một quốc gia hay một dân tộc.
Một dân tộc có một số lượng dân số ổn định, thích ứng với tài nguyên xã hội
và kinh tế là một điều kiện cần thiết để xã hội đó tồn tại và phát triển
+ Tiến bộ của y tế bản thân nó là sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế
Liên Hợp Quốc đã chọn 3 chỉ tiêu đặc trưng nhất để xác định sự phát triển của
mỗi một quốc gia, đó là: tổng sản phẩm quốc (GDP) tính theo đầu người, tuổi
thọ bình quân và số năm đi học bình quân. Trong đó, tuổi thọ bình quân là chỉ
tiêu tổng hợp về sức khỏe.
- Y tế còn có vai trò góp phần thực hiện thành công chiến lược xóa đói
giảm nghèo. Bởi vì bệnh tật, ốm đau và chi phí khám chữa bệnh có thể là một
trong những lý do chính dẫn đến bần cùng hóa những người nghèo nhất là khi
nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
người nghèo là nhóm đối tượng dễ bị thiệt thòi nhất. Nếu Đảng và Nhà nước
có những chính sách đúng hướng và quan tâm hơn nữa vấn đề y tế thì công
tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Như vậy, trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành
y tế có một vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là người lính xung kích mở đường
trong việc phát triển nguồn lực (ở góc độ nâng cao thể chất của con người
Việt Nam), vừa là người chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong cộng
đồng các dân tộc trên những chặng đường phát triển của đất nước. [8]
13
Ngành y tế là một trong số các ngành chức năng, thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và nhà nước giao cho trong lĩnh vực bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, CNH,
HĐH đất nước ta có nhiều chuyển biến lớn, đời sống nhân dân ngày một nâng
cao, khoa học kĩ thuật ngày một tiến bộ. Song, khi nền kinh tế ngày càng phát
triển thì các mô hình bệnh tật cũng được gia tăng cùng với sự phát triển khoa
học công nghệ và thiên tai thời tiết. Chính vì vậy mà nhu cầu bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe của nhân dân cũng ngày càng tăng lên theo xu hướng phát triển
kinh tế xã hội. Đứng trước nhu cầu đó, ngành y tế tuy là một ngành “đi sau”
nhưng đã khẳng định vai trò lớn của mình đối với các ngành kinh tế, xã hội
khác bởi lẽ, con người luôn là một vấn đề trung tâm, là đích cuối cung của
mối quan tâm xã hội. [15]
Tuy nhiên, khác với các ngành kinh tế khác, ngành y tế không phải là
một ngành sản xuất kinh doanh làm ra của cải cho xã hội mà sản phẩm của
ngành y tế chính là phúc lợi xã hội, sức khỏe của con người. Mặc dù trong cơ
cấu hoạt động của ngành y tế có những bộ phận được gọi là sản xuất kinh
doanh như kinh doanh ngành dược, trang thiết bị y tế nhưng hoạt động thu
được từ hoạt động này lại được tái sản xuất, đầu tư cho ngành y tế để phục vụ
công tác chăm sóc sức khỏe con người. Các khoản thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh trong ngành y tế chỉ nhằm duy trì hoạt động và bổ xung
nguồn lực cho ngành y tế trong khi các nguồn vốn khác còn đang ở mức hạn
chế. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành y tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong cơ cấu hoạt động của ngành. Ngành y tế hoạt động không vì mục đích
sinh lời mà bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm nâng cao phúc lợi xã
hội, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Một điều đáng quan tâm cho các nhà lãnh đạo là ngành y tế không thể
tự mình tái sản xuất sản phẩm xã hội được bởi vì sản phẩm của ngành ytế
không phải là sản phẩm vật chất mà đó chính là sức khỏe của nhân dân, sức
khỏe của cộng đồng. Hoạt động của ngành y tế mang tính nhân đạo là chủ
yếu. Trong khi đó, bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải có một khối lượng
14
vốn đầu tư nhất định, dù nó được lấy từ đâu để duy trì hoạt động, tích lũy, tái
tạo và nâng cao sức lao động, khoa học kỹ thuật. Ngay cả các công tác từ
thiện như khám chữa bệnh miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho nhân
dân khi khám chữa bệnh cũng cần phải có một ngân quỹ nào đó đầu tư. Như
vậy, ngành y tế là ngành sử dụng ngân sách chứ không tạo ra vốn đầu tư cho
bản thân mình. Các cấp, các ngành lãnh đạo có liên quan phải thường xuyên
quan tâm, phối hợp với các ngành y tế để duy trì và ngày một nâng cao vai trò
xã hội của ngành. [16]
Như vậy, trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành
y tế có một vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là người lính xung kích mở đường
trong việc phát triển nguồn lực (ở góc độ nâng cao thể chất của con người
Việt Nam), vừa là người chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong cộng
đồng các dân tộc trên những chặng đường phát triển của đất nước
1.2. Chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế
1.2.1. Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành y tế
Trong xã hội hiện đại, vai trò của KH&CN ngày càng trở nên quan
trọng. Những tiến bộ như vũ bão của KH&CN trong hai thập kỷ qua, đặc biệt
là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
Nano, tự động hoá đã làm thay đổi căn bản về tư duy và chiến lược của nhiều
quốc gia. Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của KH&CN trong phát
triển kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia
nào hay địa phương nào khi xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cũng
phải chú ý tới vai trò đặc biệt của KH&CN và mối quan hệ mật thiết của
chúng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thế giới luôn luôn phát triển không ngừng, luôn hướng tới những cái
mới, ngày càng tạo ra nhiều tri thức mới để phục vụ cho cuộc sống con người.
Tri thức KH&CN là một tri thức khoa học mà sản phẩm của nó là các thành
tựu khoa học vô cùng quý giá.
Việc tạo ra các tri thức KH&CN như là một bước đột phá của sự phát
triển trong xã hội loài người, nó thể hiện những gì tinh túy nhất của tri thức
15
con người. Giờ đây KH&CN đã không thể thiếu trong cuộc sống con người,
nó đã đi sâu vào mọi mặt mọi lĩnh vực của cuộc. sống trong xã hội. Nhờ có nó
mà cuộc sống con người đã hoàn toàn thay đổi
Từ việc con người phải dùng tay tính toán các phép tính đơn giản thì
ngày nay có phát minh của máy vi tính mà việc tính toán hàng tỷ phép tính
chỉ trong vài giây đã trở nên hết sức đơn giản phục vụ cho các nghiên cứu và
dự đoán. Từ việc liên lạc với nhau bằng những bức thư viết tay thì giờ đây
nhờ có hệ thống Internet toàn cầu thì con người có thể trực tiếp nói chuyện
với nhau ở bất cứ nơi đâu trên trái đất. Trong các doanh nghiệp, trường
học, bệnh viện…thì việc quản lý đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ các
phần mềm quản lý do con người tạo ra. Cũng như trong y học thì việc khám
và chữa bệnh nhờ các kĩ thuật hiện đại đã thực sự không thể thiếu, nhờ có
nó mà một số căn bệnh trươc đây y học phải bó tay mà giờ đây đã trở nên
hết sức dễ dàng…
Ta có thể thấy vai trò không thể thiếu của các tri thức KH&CN trong
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội hiện đại. Với sự phát triển của các lĩnh
vực đó thì nó càng thể hiện rõ được vai trò của nó. Tri thức KH&CN luôn
khẳng định được vai trò chủ đạo của nó với sự phát triển đi lên của các lĩnh
vực trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc ứng dụng các thành tựu của khoa
học vào mục tiêu phát triển là một điều tất yếu không thể thiếu vì những gì
mà KH&CN đem lại là hết sức to lớn, góp phần cho sự phát triển nhanh
chóng và hiệu quả.
Cụ thể ta có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng CNTT vào lĩnh
vực Y tế như thế nào. Vai trò của CNTT với sự phát triển của ngành Y tế là
hết sức to lớn và cần thiết. CNTT đã dần trở thành một yếu tố không thể thiếu
trong sự nghiệp phát triển ngành Y tế của một quốc gia, nó nắm giữ một vai
trò chủ đạo.
CNTT đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT ngày
càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ là mũi nhọn cho quá trình cải cách
16
hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn “đỡ
đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong KCB
như chụp cắt lớp, mổ nội soi thăm khám cho bệnh nhân qua hệ thống điện
tử
Ta có thể thấy được những hiệu quả vô cùng to lớn mà Công nghệ
thông tin đem lại trong việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện: “Hơn một năm
trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Bạch Mai, một trong những
đơn vị tiên phong của BV đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ
gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Theo đó chỉ cần sở
hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ
có mã số, mã vạch và mật khẩu để truy cập trang web của BV Bạch Mai bất
cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet! Hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ KCB điện tử giống như một bệnh án
điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ
bệnh án và chờ đợi làm các thủ tục xét nghiệm, thăm khám lại mà bác sĩ điều
trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin
như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống
chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần KCB, điều trị đã
được lưu giữ tại hệ thống máy tính của BV. Việc này vừa tạo ra vô vàn thuận
lợi cho người bệnh vừa góp phần nâng cao chất lượng KCB và đẩy nhanh
việc giải quyết thủ tục hành chính của Khoa.”
Việc áp dụng CNTT vào việc khám bệnh đã làm giảm thời gian khám
bệnh, giúp cho bệnh nhân không phải chờ đợi lâu so với trước kia, vì vậy đã
giúp ích rất tốt cho công tác khám chữa bệnh ngày nay: “Tại BV Nhi Đồng 1,
thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình khoảng 30 phút, đến
nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn
khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2-4 giờ, nay chỉ
còn 15 phút! Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ
xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng CNTT, đơn thuốc được in trên giấy không chỉ
dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn đã làm giảm đáng kể tình
17
trạng các đơn thuốc chưa hợp lý cho người bệnh.” “Với BV Gang thép Thái
Nguyên, 100% bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng
giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những
lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc
phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo
dài gần 1 ngày); Việc ứng dụng CNTT cũng đã giúp phòng chức năng kiểm
tra được các thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn BV từ
trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng và làm
giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các
thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc bệnh nhân”
Trong công cuộc đổi mới của đất nước hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ cho sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và sự phấn đấu vượt lên trên mọi gian
khó của đội ngũ cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, điều
dưỡng, kỹ thuật viên trong ngành, Ngành Y tế Việt Nam đã giành được nhiều
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, các chỉ tiêu
tổng quát về sức khoẻ con người Việt Nam đã đạt đựơc mục tiêu đề ra. Trong
đó, khoa học và kỹ thuật công nghệ đã đóng góp vai trò quan trọng giải quyết
những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế và y học, góp phần to lớn nâng cao
chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
KH&CN thực sự là động lực phát triển Y tế và Y học Việt Nam.
Không chỉ vậy, việc áp dụng CNTT nói riêng, KH&CN nói chung đã
đạt được rất nhiều thành tựu to lớn cho nền Y học của Việt Nam:
- KH&CN đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước
thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong 10 năm cuối thế kỷ
XX, giảm tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh như: sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn
cấp tính đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh lớn
ngay cả trong và sau thiên tai bão lụt lớn. Ví dụ như, về sốt rét năm 2000 so
với năm 1991 đã giảm chết hơn 96,8% và giảm mắc hơn 73,1% và duy trì kết
quả bền vững đến nay.
18
- Trong lĩnh vực khám chữa bệnh: “Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiện
đại đã thiết thực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các kỹ thuật hiện đại
về chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng tại các trung tâm y tế chuyên sâu Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế góp phần phát hiện chính xác một số căn
bệnh mà trước kia chưa chẩn đoán được. Các kỹ thuật điều trị hiện đại như
phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tuỷ, thay chỏm xương đùi, hồi sức
cấp cứu, phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao (phương pháp Pha - co), các
kỹ thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về nha khoa, ứng dụng công nghệ
laser vào y học, ứng dụng máy giatốc trong điều trị ung thư, về sản khoa, đã
thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim
mạch đã tiếp thu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến. Đó là các kỹ
thuật không xâm hiện đại nhưSiêu âm Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu
âm trong thực quản. Ngành tim mạch Việt Nam đã thực hiện thành công
nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp như mổ tim hở, thay van tim, chụp buồng
tim, nong động mạch vành, bắc cầu nối động mạch vành, nong van 2 lá bằng
bóng Inoue, ghi điện sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu nối phụ để
điều trị loạn nhịp tim”.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các bệnh viện quản lý và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, thống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài
chính bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Chẩn đoán hình ảnh đã góp phần quan trọng nâng cao tính chính xác,
kịp thời và hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Như dựa trên hình ảnh siêu
âm, người thầy thuốc có thể đo được tương đối chính xác kích thước các tạng
đặc trong ổ bụng (gan, lách, thận, tuỵ, ) và phát hiện các khối bất thường
nếu có. Từ hình ảnh siêu âm tim có thể xác định cấu trúc, kích thước các
buồng tim, van tim và các mạch máu lớn. Trong sản khoa, siêu âm giúp xác
định và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ; hình ảnh CT
Scanner giúp thầy thuốc xác định được một số bệnh lý ở sọ não, đặc biệt là
xác định máu tụ nội sọ, khối u não; chụp cộng hưởng từ hạt nhân xác định
chính xác hơn các hình thái và các khối bất thường trong cơ thể (nếu có).
19
Các thiết bị và máy y tế về chẩn đoán hình ảnh ngày càng ứng dụng
nhiều hơn về công nghệ thông tin, các phần mềm cho các máy Y tế ngày càng
được nâng cấp, nhất là khi kỹ thuật số ra đời và phát triển đã ghi nhận và phân
tích tín hiệu rất tốt, cho hình ảnh sâu hơn, chất lượng ảnh tốt hơn.
Hơn nữa việc giao diện giữa các thiết bị và máy y tế kỹ thuật cao với hệ
thống máy tính dùng trong quản lý tại bệnh viện và giữa các bệnh viện với
nhau ngày một nhiều, nên các giao thức truyền ảnh trên mạng được dưa ra (có
một chuẩn chung thống nhất, chất lượng ảnh đủ để chẩn đoán, giảm nhẹ gánh
nặng đường truyền), tạo nên phòng “hội chẩn ảo" giữa các chuyên gia y tế ở
xa nhau.
Trong X quang việc ứng dụng CNTT cũng đã góp phần hiệu quả hơn
rất nhiều. Việc trợ giúp chẩn đoán, lưu trữ tư liệu và nghiên cứu hình ảnh X
quang là một trong những ứng dụng tin học phổ biến nhất trong các mạng
PACS và Telemedicine. Việc chuyển tín hiệu từ máy chụp X quang lên phòng
mổ Chấn thương chỉnh hình đã được nhiều nước áp dụng phổ biến, ở Việt
Nam một số cơ sở đã áp dụng phương pháp này, việc ứng dụng này đã cung
cấp cho phẫu thuật viên trong khi mổ có hình ảnh trực tiếp giúp cho việc mổ
được tiến hành hiệu quả hơn, tốt hơn. Có thể nói Việc ứng dụng CNTT trong
các thiết bị và máy y tế với các phần mềm chuyên dụng đã tạo ra bước phát
triển đột phá trong việc ghi hình ảnh có chất lượng cao các cơ quan bị bệnh
của cơ thể con người, giúp cho các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh khách
quan hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn nhiều. Với việc lưu trữ và
truyền ảnh giữa các khoa, phòng trong bệnh viện và giữa các bệnh viện với
nhau đã tạo ra phòng "Hội chẩn ảo", góp phần quan trọng vào việc sử dụng trí
tuệ tập thể, đặc biệt là trí tuệ của các chuyên gia y tế giỏi, chuyên gia đầu
ngành trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người bệnh ở nhiều vùng đất
nước khác nhau, thậm chí giữa các nước khác nhau trên thế giới.
Do vậy, có thể thấy được vai trò vô cùng to lớn và cần thiết của CNTT
trong sự phát triển của ngành Y học. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định phát
triển KH&CN cùng với sự phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
20
đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Y tế với nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc sức khoẻ con người, động
lực chính của sự phát triển, vì vậy phát triển KH&CN trong lĩnh vực y tế là
yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2.2. Những đặc điểm của nghiên cứu khoa học chi phối hoạt động tài
chính
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là tìm tòi những sự vật
mà người nghiên cứu chưa hề biết. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt đặc điểm
khác nhau của nghiên cứu khoa học, mà người nghiên cứu cũng như người
quản lý nghiên cứu cần phải quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt
phương pháp luận về nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Có hai đặc điểm của
nghiên cứu khoa học chi phối hoạt động tài chính đó là tính mới và tính rủi
ro.
- Tính mới: Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm tòi những điều chưa
biết. vì vậy, quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình phải hướng tới
những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có
sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà những người đi trước đã
làm. Vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học.
Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã đạt được một phát hiện mới, nhưng
người nghiên cứu vẫn còn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn. Tuy
nhiên, trong tính mới của nghiên cứu khoa học không hề có mâu thuẫn giữa
cái mới và cái mới hơn, và do vậy, không thể bị hiểu lầm với tính tin cậy của
kết quả nghiên cứu.
- Tính rủi ro: tính mới của nghiên cứu khoa học đồng thời cũng quy
định một thuộc tính quan trọng khác của nghiên cứu khoa học, đó là tính rủi
ro. Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong nghiên
cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân:
+ Thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề
được đặt ra trong nghiên cứu.
21
+ Trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm không đủ đáp
ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết.
+ Sự hạn chế về năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu.
+ Đặt sai giả thuyết khoa học.
+ Những tác nhân bất khả kháng
Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng vẫn
chịu những rủi ro trong áp dụng, mặc dầu sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu
đã có thể đạt trình độ một "sáng chế" (nếu đạt đủ tiêu chí mới, trình độ sáng
tạo và khả năng áp dụng công nghiệp), một "hình mẫu". Hai trường hợp có
thể xảy ra:
- Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong
phạm vi mở rộng không thành công.
- Thứ hai, ngay cả khi thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến
quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hội nào đó.
Chính vì vậy, hai đặc điểm này của nghiên cứu khoa học ảnh hưởng rất
lớn đến chính sách tài chính khi nghiên cứu khoa học. Tính mới và tính rủi ro
có thể làm cho mọi dự toán bị phá sản, làm cho không thể máy móc chi theo
tiến độ. Tính mới dẫn đến những khoản mục mới, không thể chi theo kế
hoạch các khoản mục. Không thể cố định một dự toán nghiên cứu khoa học,
bởi trong quá trình nghiên cứu khoa học phát sinh tính mới, chính sách tài
chính sẽ thay đổi. Tính rủi ro của nghiên cứu khoa học cũng có thể làm thay
đổi hoàn toàn chính sách tài chính. Do vậy, khi đưa ra các vướng mắc về
chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học thì trước tiên phải
nghiên cứu hai đặc tính quan trọng này của hoạt động nghiên cứu khoa học.
1.2.3. Yêu cầu chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành
y tế
Chính sách tài chính thực chất chính là việc quản lý sử dụng kinh phí ở
các đơn vị sự nghiệp y tế có vai trò rất quan trọng đến sự hoạt động và phát
triển của các đơn vị y tế nói riêng và đến toàn ngành y tế nói chung. Vai trò
này được bắt nguồn từ vai trò của hoạt động y tế với con người, là một trong
22
nhiều yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành cũng như sự phát triển
của toàn xã hội. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp y
tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Mà sức khoẻ là tiền đề cần
thiết để tạo ra trí tuệ, là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản. Thực tế cho
thấy quá trình phát triển kinh tế xã hội không diễn ra một cách thụ động mà
nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của con người. Người lao động không
nắm vững khoa học và công nghệ tiên tiến, không có những phẩm chất nhân
cách phù hợp với yêu cầu của công việc thì không thể đầy mạnh phát triển
kinh tế là một điều tất yếu. Điều đó nói lên rằng y tế không phải là một phạm
trù phúc lợi đơn thuần mà nó có tác động đến sự nghiệp kinh tế. Song chất
lượng hiệu quả của hoạt động y tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư vốn
cũng như việc quản lý nguồn vốn đầu tư này.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế góp phần đảm
bảo sự công bằng xã hội. Nhất là trong điều kiện nước ta ngày nay, mặc dù đã
có sự điều tiết của nhà nước nhưng cơ chế thị trường vẫn có những quy luật
tất yếu của nó đó là sự phân hoá người giàu và người nghèo, khoảng cách này
ngày càng lớn. Mặt khác người nghèo có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người
giàu rất nhiều, việc họ không có đủ khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh
là điều tất yếu. Quản lý kinh phí sao cho phù hợp với từng đối tượng là một
vấn đề rất khó đồng thời vẫn đảm bảo công bằng cho mọi người lại còn khó
hơn. Điêu này thể hiện ở việc nhà nước đảm bảo cho mọi người đều được
chăm sóc sức khoẻ ở mức độ cơ bản theo khả năng tối đa của NSNN dành cho
khám chữa bệnh. Đối tượng ưu tiên và người nghèo không đủ khả năng chi
trả thì được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách xã hội. Các đối tượng
khác có nhu cầu phục vụ cao hơn được các cơ sở y tế, bệnh viện tạo điều kiện
thuận lợi phù hợp với khả năng thanh toán của họ.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế là một trong
những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của
xã hội. Thông qua việc xác định cơ cấu tỷ trọng các khoản chi ở các đơn vị
mà Nhà nước tham gia điều chỉnh hướng dẫn đảm bảo các hoạt động y tế ở
23
các đơn vị sự nghiệp y tế đi đúng hướng theo đường lối của Đảng và Nhà
nước.
Từ đó ta có thể thấy vai trò chủ yếu của việc quản lý sử dụng kinh phí ở
các đơn vị sự nghiệp y tế. Song các vai trò này phát huy được hay không phụ
thuộc rất lớn vào công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như hệ
thống quản lý ở các đơn vị sự nghiệp này.
Quản lý sử dụng kinh phí trong bệnh viện ở Việt Nam được hiểu là việc
quản lý toàn bộ các nguồn vốn (Vốn do NSNN cấp, vốn viện trợ, vốn vay và
các nguồn vốn khác), tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám
bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp y tế phải đảm bảo các
yếu cầu sau:
- Nâng cao chất lượng kế hoạch hoá hoạt động của bệnh viện, kế hoạch
hoạt động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với
dự toán tài chính của bệnh viện, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện
các nguồn lực đầu tư luôn bị hạn chế.
- Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của bệnh
viện, đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết được những hoạt
động ưu tiên đã được xác lập trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bệnh
viện.
- Quản lý chặt chẽ thu chi tài chính; thực hành tốt công tác kế toán,
phân tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trò của công tác tài chính-kế toán là
công cụ đắc lực để quản lý kinh tế bệnh viện.
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động khoa học
và công nghệ trong ngành y tế
Hàng năm các đơn vị sự nghiệp y tế được Nhà nước cấp và cho phép sử
dụng một khoản kinh phí nhất định. Để đảm bảo các khoản kinh phí này được
sử dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần phải tuân theo các nguyên
tắc sau:
(i) Nguyên tắc quản lý theo dự toán.
24
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách. Những khoản
chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được cơ quan quyền
lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản
lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ
quan chức năng quản lý tài chính Nhà nước với các đơn vị thụ hưởng NSNN.
Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán.
Việc đòi hỏi quản lý chi thường xuyên theo dự toán là xuất phát từ
những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất: Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu - chi của ngân
sách phụ thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước đó. Do
vậy, mọi khoản chi từ NSNN có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản
chi đó đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực Nhà
nước xét duyệt và thông qua.
Thứ hai: Phạm vi chi tại mỗi đơn vị rất đa dạng liên quan tới nhiều loại
hình, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mức chi cho mỗi loại hoạt động
được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng. Hoạt động nào phát sinh
liên lục mang tính lặp lại thì xếp chi phí cho hoạt động đó vào chi thường
xuyên.
Thứ ba: Có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối
của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngân sách ở các đơn vị
sự nghiệp y tế, hạn chế được tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ
hưởng.
Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý theo dự toán đối với các khoản chi
thường xuyên được nhìn nhận trên các giác độ sau:
Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiết
phải xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt
của các cơ quan quyền lực Nhà nước từ thấp đến cao, quyết định cuối cùng
cho dự toán chi thường xuyên của NSNN thuộc về Quốc hội. Chỉ sau khi dự
toán chi đã được Quốc hội xét duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính
thức để phân bổ số chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp. Do vậy, có thể
25
nói quyết định của Quốc hội về việc thông qua dự toán NSNN (trong đó có dự
toán chi NSNN) như là một trong những “Đạo luật” điều chỉnh đến hoạt động
của lĩnh vực này. Vì thế các ngành, các cấp, các đơn vị phải có trách nhiệm
chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu thuộc dự toán chi thường xuyên đã được
Quốc hội thông qua.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, đơn vị sự
nghiệp y tế phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt, phân bổ và sử
dụng cho các khoản, các mục đó, phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã
quy định.
Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định các đơn vị sự
nghiệp y tế khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy
dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh. Muốn vậy, dự toán chi đã được xác lập
theo các chỉ tiêu nào, theo khoản, mục nào thì quyết toán chi cũng phải được
lập như vậy.
(ii) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Có thể nói tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan
trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi một lẽ đơn giản rằng:
- Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì vô hạn. Do vậy,
trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính
toán sao cho phù hợp với chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao
nhất.
- Mặt khác, do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng,
đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ NSNN luôn tăng với tốc độ nhanh trong
khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc
tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN.
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả chỉ có thể được tôn trọng khi quá
trình quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị y tế làm tốt và làm đồng bộ một
số nội dụng sau:
- Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với
từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời lại phải có tính thực tiễn