Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.41 KB, 35 trang )

Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 2 8
TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 8
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ 9
1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 12
2. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty 13
2.1 Lợi nhuận theo nguồn hình thành 13
2.2 Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí 15
3. Đánh giá chung hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Thiên Phú 17
3.1. Những kết quả đã đạt được 17
3.2.Những vấn đề còn tồn tại 17
3.3. Nguyên nhân chủ yếu 18
KẾT LUẬN 31
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CTCP : Công ty cổ phần
CSH : Chủ sở hữu
DN: Doanh nghiệp
LĐ : Lao động
NSLĐ : Năng suất lao động
P.HCNS : Phòng Hành chính nhân sự
P.KT : Phòng Kỹ thuật
P.TCKT : Phòng Tài chính kế toán
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
QLDA : Quản lý dự án
TSCĐ: Tài sản cố định
VP : Văn phòng


VCĐ: Vốn cố định
VLĐ: Vốn lưu động
VKD: Vốn kinh doanh
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường mở như hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục
đích kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi
nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu và là đích cuối cùng mà tất cả
các doanh nghiệp đều vươn tới. Chỉ khi nào có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới
có điều kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín và thế lực của
mình trên thị trường cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội. Vì vậy việc xác định đúng đắn lợi nhuận và có biện pháp để nâng cao lợi
nhuận là một trong những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp hiện nay.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường do có sự thay đổi về cơ chế quản lý, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công
nghiệp Thiên Phú đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng quyết
tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã có
những bước chuyển đổi phù hợp để đứng vững và phát triển sản phẩm của mình
với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho công nhân, bảo vệ được
tài sản, uy tín của Công ty trên thương trường và đóng góp ngày càng nhiều cho
ngân sách Nhà nước. Để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi Công ty
phải thiết lập kế hoạch, định hướng phát triển và đề ra các biện pháp cụ thể phù
hợp với điều kiện công ty và thích ứng với thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự lớn mạnh của
doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường cùng với
thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú, hơn nữa
được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của PGS.TS Kim Văn Chính và Ban lãnh
đạo cùng cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “
Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp

Thiên Phú ” để làm luận văn tốt nghiệp với mục đích làm sáng tỏ bản chất và
nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Công ty, từ đó
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
1
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc xác định,
thực hiện lợi nhuận và thực tế tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Công nghiệp Thiên Phú.
Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách khoa học trong sự vận động thống nhất
của một tổng thể vật chất cùng với sự tác động khách quan của các yếu tố bên
ngoài tác động lên chúng. Một số phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh…
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, em xin được
trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Thiên Phú.
Chương 2: Tình hình lợi nhuận ở Công ty Cổ phần Tập đoàn Công
nghiệp Thiên Phú.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ
phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú.
Với những kiến thức và sự nỗ lực của bản thân trong thời gian vừa qua,
em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do kiến thức
còn hạn chế, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn vì vậy luận văn này
không thể tránh khỏi những sai sót cả về mặt lý luận lẫn thực tế. Do vậy, em rất
mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn để luận
văn này được hoàn thiện hơn.
Có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Kim Văn

Chính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Tập
đoàn Công nghiệp Thiên Phú, cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Kinh
Doanh – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tạo điều kiện để
em hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
2
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Thành lập từ năm 1995 dưới tên Nhà máy Cáp điện Thiên Phú, đến năm
2004 chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú. Trải qua 16 năm
hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú đã tạo
được bước đi vững chắc, liên tiếp gặt hái thành công trong lĩnh vực sản xuất và
phấn phối sản phẩm cửa cuốn, cửa nhựa, cửa lõi thép gia cường, dây và cáp điện…
trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang một số thị trường khu vực.
Dưới sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị, trình độ
chuyên môn vững chắc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, cộng với dây chuyền
công nghệ hiện đại, Công ty Thiên Phú đã tự hào mang lại cho người tiêu dùng
sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, có nhiều tính
năng hiệu quả cho khách hang và đem lại giá trị gia tăng cho người sử dụng.
Thiên Phú đang từng bước khẳng định vị trí hàng đầu tại Việt Nam với những
sản phẩm mang thương hiệu Smartdoor, Artdoor, Thienphu cable…
2. Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty
- Lĩnh vực kinh doanh: Dây cáp điện, cửa cuốn, thiết bị điện, thương mại,
tài chính, hóa chất.
- Chức năng và nhiệm vụ: Sản xuất, phân phối dây và cáp điện cho ngành
điện lực, các công trình xây dựng và dân dụng. Sản phẩm đa dạng như: dây điện

dân dụng, dây cáp điện chống cháy, cáp điện lực, cáp vặn xoắn, cáp trần, cáp
điều khiển; Cung cấp các loại cửa cuốn, cửa nhựa, cửa nhôm, vách kính…
- Sứ mệnh: Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệp Thiên Phú với môi
trường làm việc chuyên nghiệp trong đó con người là trọng tâm, sản phẩm chất
lượng cao là mục tiêu, công nghệ cao là động lực phát triển, mang lại nhiều giá
trị cho khách hàng và duy trì lợi nhuận bền vững lâu dài .
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
3
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Tầm nhìn: Ảnh hưởng tới nền công nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia
- Giá trị cốt lõi: An toàn - Con người – Liên kết
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty

Ghi chú: chỉ đạo trực tiếp
quan hệ phối hợp
4. Các nguồn lực của Công ty
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
4
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
MIỀN NAM
VĂN PHÒNG
CÔNG TY
CÁC CÔNG TY
CON
PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ
VP chi
nhánh

Các
ban
QLDA
miền
Nam
CTCP
Cửa
cuốn Úc
smart
door
CTCP
liên
doanh
Art
door
Nhà
máy cáp
điện
Thiên
Phú
CTCP
Tài
chính
Thiên
Phú
P.
KT
P.
TC
KT

P.
ĐẦU

Các ban
QLDA
miến Bắc
P.
HC
NS
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
4.1. Vốn
Bất cứ DN nào dù đó là hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ đều
cần đến vốn, bởi vốn là điều kiện cho hoạt động đó xảy ra, vốn có thể tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều góp phần phản ánh nên DN có quy
mô như thế nào, loại hình DN là gì và có trang thiết bị ra sao.
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2008-2009-2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
Các chỉ
tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số

lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
tuyệt
đối
%
Số
tuyệt
đối
%
Tổng vốn 434525 475020 566812 40495 9,32 91792 19,32
Chia
theo
sở
hữu
Vốn
CS
H
209732 48,27 220472 46,41 231558 40,85 10740 5,12 11086 5,03
Vốn
vay
224793 51,73 254548 53,59 335254 59,15 29755 12,24 80706 31,71
Chia

theo
tính
chất
Vốn

155810 35,86 195220 41,10 224746 39,65 39410 25,29 29526 15,12
Vốn

278715 64,14 279800 58,90 342066 60,35 1085 0,39 62266 22,25
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán- Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Phú )
Nhìn vào cơ cấu vốn của Công ty có thể thấy rõ:
Tuy hàng năm có sự biến động về vốn nhưng tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu
và vốn vay gần như ngang nhau. Mặt khác, lượng vốn cố định của DN luôn tăng
hàng năm. Qua hai năm 2009 và 2010, DN đã tăng TSCĐ trên 68936 triệu đồng
hay 44,24% so với năm 2008, vốn lưu động cũng tăng từ 278715 triệu đồng năm
2008 lên 342066 triệu đồng năm 2010.
Với số liệu trên có thể lý giải sự biến động đó là:
- Vốn cố định tăng mạnh là do Công ty đầy tư thêm máy móc nhà xưởng
- Vốn lưu động hàng năm vẫn tăng chi phí nguyên vật liệu cao
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
5
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Tuy nhiên với cơ cấu vốn như trên có thể thấy rõ cơ cấu vốn như vậy là
hợp lý bới các lý do sau:
- DN có tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay gần như ngang nhau. Điều
này cho thấy có khả năng tự chủ về tài chính, tự chủ về khả năng thanh toán
- DN hoạt động với quy mô lớn vì vậy mà cần lượng vốn cố định lớn.
4.2. Nhân lực
Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và quản lý DN. Sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm không chỉ có tác dụng

giảm chi phí trực tiếp về lao động mà còn có tác dụng thúc đẩy sử dụng hợp lý
và tiết kiệm mọi yếu tố khác.
Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010
Đơn vị tính : Người
Các chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(%)
Số
lượng %
Số
lượng %
Tổng số LĐ 251 260 259 9 3 - 1 - 0,4
Phân
theo

tính
chất

LĐ trực
tiếp
164 65 170 65 169 65 6 3 - 1 - 06
LĐ gián
tiếp
87 34 87 34 87 34 0 0
Phân
theo
giới tính
Nam 176 70 185 71 184 71 9 5 - 1 - 0,5
Nữ 75 29,88 75 28 75 28 0 0
Phân
theo
độ tuổi
> 45
tuổi
28 11 30 11 39 15 2 7 9 30
< 45
tuổi
223 88 230 88 220 84 7 3 - 10 - 4
(Nguồn : Phòng Nhân sự - Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Phú)
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị tính:Triệu đồng
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
6
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán- Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Phú )
Từ cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2008 – 2009 – 2010 có
thể thấy:
- Số lao động qua 3 năm không có sự biến động lớn
- Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn
Cơ cấu trên xuất phát từ đặc thù kinh doanh của Công ty đó là hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dây và cáp điện.
Qua cơ cấu nhân lực của Công ty có thể thấy được phần nào điểm mạnh,
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
7
STT
Các chỉ
tiêu
chủ yếu
Đơn vị
tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh tăng
giảm 2009/2008
So sánh tăng
giảm 2010/2009
Số
tuyệt
đối
%

Số
tuyệt
đối
%
1
Doanh thu
tiêu thụ
Trđ 304201 339103 413019 34902 14,47 73916 21,80
2
Tổng số lao
động
Người 251 260 259 9 3,58 - 1 - 0,38
3
Tổng số
VKD bình
quân
Trđ 434525 475020 566812 40495 9,32 91792 19,32
3a
VCĐ bình
quân
Trđ 155810 195220 224746 39410 25,29 29526 15,12
3b
VLĐ bình
quân
Trđ 278715 279800 342066 1085 0,39 62266 22,25
4 Lợi nhuận Trđ 43305 30121 34863 - 13184
-
30,44
4742 15,74
5

Nộp ngân
sách
Trđ 6914 3580 3695 - 3334 - 48,22 115 3,22
6
Thu nhập
BQ 1 lao
động(V)
1000đ/
tháng
4557 4750 4895 193 4,24 145 3,05
7
NSLĐ bình
quân
(W=1/2)
Trđ 1211 1304 1594 93 7,61 290 22,27
8
Tỷ suất LN
/
VKD(4/3)
% 9,96 6,34 6,15
9
Số vòng
quay
VLĐ(1/3b)
Vòng 1,09 1,21 1,21 0,12 11 0 0
10
Mối quan
hệ giữa W
và V
Chỉ số 22,16 22,88 27,14 0,72 3,24 4,26 18,62

Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
điểm yếu của lực lượng lao động trong Công ty:
Điểm mạnh:
- Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
ưu tú, nắm vững kiến thức và công nghệ
- Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo tốt
kể hoạch sản xuất và kinh doanh của Công ty
Điểm yếu: Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dây và cáp điện,
việc cơ cấu lao động ở độ tuổi trên 45 tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty có thể thấy rõ:
Tuy doanh thu hàng năm của Công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận thu được
hàng năm tăng giảm thất thường.
Theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh cho thấy tỷ suất lợi nhuận
vốn kinh doanh của DN khá thấp. Năm 2008, với 100 đồng doanh thu, Công ty
thu được 9,96 đồng lợi nhuận. Năm 2009, với 100 đồng doanh thu, Công ty thu
được 6,34 đồng lợi nhuận. Năm 2010, với 100 đồng doanh thu, Công ty thu
được 6,15 đồng lợi nhuận.
Mặt khác theo chỉ tiêu mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và
thu nhập bình quân tháng của một lao động của Công ty rất tốt được thể hiện rõ
qua việc tăng từ 3,24% năm 2008 so với năm 2009 lên 18,62% năm 2009 so với
năm 2010. Điều này cho thấy thu nhập của người lao động tăng là một động lực
thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, đóng góp cho sự phát triển của Công ty.
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Phú, ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3
năm gần đây phát triển theo hướng tích cực, điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu
về doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân của một lao động đều tăng.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh

8
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
1. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế các hoạt
động của DN. Do đó việc xác định chính xác lợi nhuận của DN là rất quan
trọng. Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú được
cấu thành từ 2 bộ phận:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ được tính như sau:
Lợi nhuận
hoạt động kinh
doanh
hàng hóa,
dịch vụ
=
Doanh
thu
thuần
-
Giá
vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán hàng

phân bổ
-
Chi phí
QLDN phân
bổ
Trong đó:
Doanh thu
thuần
=
Doanh thu từ hoạt
động sản xuất hàng
hóa, dịch vụ
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Bảng 4: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ
qua 3 năm 2008 – 2009 - 2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
9
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp


(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán- Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Phú )
Qua biểu trên ta thấy: Doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 là
24514 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,66%. Năm 2010 tăng so với năm
2009 là 61705 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 20,07%. Doanh thu tăng là biểu
hiện tốt.
Giá vốn hàng bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 33357 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,65%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là

52138 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 21,15%. Năm 2009 và năm 2010 Công ty
đã ký kết thêm một số hợp đồng mới và vẫn giữ được các khách hàng cũ của
năm trước nên lượng hàng cung ứng phải tăng lên làm cho giá vốn hàng bán
tăng, kéo theo doanh thu bán hàng cũng được tăng lên đáng kể.
Vì đơn đặt hàng tăng lên kéo theo chí phí bán hàng với tỷ lệ tăng tương
ứng là 11,80% và 11,74%, còn chi phí QLDN với tỷ lệ tăng là 30,74% và
26,12%. Tỷ lệ tăng chi phí QLDN cao hơn tỷ lệ tăng chi phí bán hàng bởi chi
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
10
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Sô tiền % Số tiền %
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
304201 339103 413019 34902 14,47 73916 21,80
Các khoàn giảm trừ
doanh thu
21295 31683 43894 10388 48,78 12211 38,54
Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
282906 307420 369125 24514 8,66 61705 20,07
Giá vốn hàng bán 213130 246487 298625 33357 15,65 52138 21,15
Lợi nhuận gộp 69776 60933 70500 - 8843 - 12,67 9567 15,70
Chí phí bán hàng 20048 22415 25047 2367 11,80 2632 11,74
Chi phí QLDN 6423 8397 10590 1974 30,74 2193 26,12
Lợi nhuận hoạt động

kinh doanh hàng hóa
dịch vụ
43305 30121 34863 - 13184 - 30,44 4742 15,74
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
phí bán hàng tăng tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng ra thị
trường, chi phí QLDN tăng là do số lượng công việc phải giải quyết nhiều hơn
mà không phải do nhân sự tăng.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ năm 2009 so với năm
2008 giảm 13184 triệu đồng, tức là giảm 30,44% do chí phí giá vốn quá lớn.
Tuy nhiên đến năm 2010 lợi nhuận đã tăng lên 4742 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ 15,74%. Điều này cho thấy DN đã có lãi và quản lý chi phí hiệu quả hơn.
1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định như sau:
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
=
Doanh thu họat động
tài chính
-
Chi phí hoạt động
tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công
nghiệp Thiên Phú chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính như liên doanh, liên kết,
mua bán chứng khoán và từ các khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng, chiết khấu
thanh toán được hưởng khi mua hàng. Còn chi phí hoạt động tài chính chủ yếu
là các khoản chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí góp vốn liên doanh.
Bảng 5: Lợi nhuận hoạt động tài chính qua các năm 2008 – 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu hoạt động
tài chính
13746 13375 18279 - 371 - 2,70 4904 36,67
Chi phí hoạt động tài
chính
9563 9325 12378 - 238 -2,48 3053 32,74
Lợi nhuận hoạt động
tài chính
4183 4050 5901 - 133 -3,17 1851 45,70
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP tập đoàn Thiên Phú)
Nhìn vào bảng lợi nhuận hoạt động tài chính có thể thấy:
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 có giảm nhẹ so với năm 2008 số
tiền 371 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,70%. Tuy nhiên đến năm 2010
thì doanh thu hoạt động tài chính đã tăng lên 4904 triệu đồng so với năm 2009,
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
11
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
tương ứng với tỷ lệ tăng 36,67%.
Chi phí hoạt động tài chính có sự tăng giảm nhẹ qua 3 năm.
Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2009 giảm so với năm 2008 số tiền
133 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,17%. Nhưng đến năm 2010 tăng lên
1851 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 45,70%.
Nhận thấy: Mặc dù năm 2009 so với năm 2008 cả doanh thu và lợi nhuận
hoạt động tài chính có giảm nhẹ nhưng đến năm 2010 tỷ lệ tăng doanh thu hoạt
động tài chính (36,67%), tỷ lệ tăng lợi nhuận hoạt động tài chính (45,70%) lớn

hơn tỷ lệ tăng của chi phí tài chính (32,74%) so với năm 2009. Đó là biểu hiện tốt.
1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận khác được xác định như sau:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lãi thu được từ các hoạt động ngoài
những hoạt động đã nêu ở trên. Những khoản này phát sinh không thường
xuyên, DN không dự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện.
Khoản lợi nhuận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của Công ty.
Thu nhập khác bao gồm các khoản:
- Lãi thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Tiền thu được do phạt đối tác vi phạm hợp đồng
Chi phí khác bao gồm các khoản:
- Lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
12
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Bảng 6: Lợi nhuận từ hoạt động khác từ năm 2008 - 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập khác 16580 17588 18506 1008 6,08 918 5,22
Chi phí khác 12113 12834 14322 721 5,95 1488 11,59
Lợi nhuận
khác
4467 4754 4184 287 6,42 - 570 - 11,98

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP tập đoàn Thiên Phú)
Nhìn vào bảng lợi nhuận từ hoạt động khác của Công ty qua 3 năm có thể thấy:
Lợi nhuận khác của Công ty thu được tương đối là ổn định trong 3 năm.
Năm 2008 thu nhập khác là 16580 triệu đồng, chi phí khác là 12113 triệu đồng
nên lợi nhuận khác đạt 4467 triệu đồng. Năm 2009 thu nhập khác là 17588 triệu
đồng, chi phí khác là 12834 triệu đồng nên lợi nhuận đạt 4754 triệu đồng. Năm
2009 lợi nhuận khác tăng 278 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,42% so với
năm 2008. Năm 2010 thu nhập khác tăng 918 triệu đồng so với năm 2009, tuy
nhiên do chi phí khác cũng tăng 1488 triệu đồng nên lợi nhuận khác giảm 570
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 11,98%.
Đây là khoản thu không thường xuyên, lợi nhuận phát sinh thất thường
không ổn định và thường là không dự kiến trước được. Vì lợi nhuận khác chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của DN nên việc giảm lợi nhuận khác cũng
không ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận của Công ty.
2. Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty
2.1 Lợi nhuận theo nguồn hình thành
Đánh giá lợi nhuận theo nguồn hình thành giúp công ty nắm được lợi
nhuận do từng hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại để biết được nguồn thu
nào là chủ yếu, hoạt động nào mang lại hiệu quả cao. Từ đó có các biện pháp,
phương hướng đúng đắn, kịp thời, hợp lý phát huy những lợi thế và giảm đi
những hoạt động không hoặc ít mang lại hiệu quả cho công ty.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
13
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Bảng 7: Tình hình thực hiện lợi nhuận 3 năm 2008 - 2009 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP tập đoàn Thiên Phú)
Bảng số liệu trên cho thấy tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty có sự
biến động qua các năm, song như vậy cũng là khá tốt. Lợi nhuận sau thuế và lợi
nhuận các hoạt động hầu hết là tăng, mặc dù năm 2009 lợi nhuận bị giảm xuống

do nhiều yếu tố liên quan mang lại. Nhận thấy lợi nhuận thu từ hoạt động kinh
doanh hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế
tăng 5908 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,72% so với năm 2009 là do:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ năm 2010 tăng so với
năm 2009 số tiền 4742 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,74%. Vì khoản
lợi nhuận này chiếm tỷ trọng lớn nên việc tăng hay giảm ảnh hưởng rất lớn đến
tổng lợi nhuận của DN.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2009 so với năm 2008 có giảm nhẹ,
tuy nhiên sang năm 2010 tăng 1851 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với
tỷ lệ tăng là 45,70%. Nguồn thu từ hoạt động tài chính bù đắp chi phí hoạt động
tài chính và góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy tỷ
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
14
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh hàng hóa
dịch vụ
43305 30121 34863 - 13184 - 30,44 4742 15,74
Lợi nhuận hoạt động

tài chính
4183 4050 5901 - 133 -3,17 1851 45,70
Lợi nhuận khác 4467 4754 4184 287 6,42 - 570 - 11,98
Tổng lợi nhuận trước
thuế
51955 38925 44948 - 13030 - 25,08 6023 15,47
Nộp ngân sách 6914 3580 3695 - 3334 - 48,22 115 3,22
Tổng lợi nhuận sau
thuế
45041 35345 41253 - 9696 - 21,53 5908 16,72
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
lệ tăng của hoạt động tài chính khá cao nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
lợi nhuận của DN.
Lợi nhuận khác năm 2009 so với năm 2008 tăng 287 triệu đồng, tương
ứng với tỷ lệ tăng 6,42%. Nhưng năm 2010 lại giảm 570 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ giảm 11,98% so với năm 2009. Đây là khoản lãi thất thường phát sinh ít
được dự tính trước nên lãi thu được không ổn định hoặc có thể bị lỗ. vì nó chiếm
tỷ trong nhỏ trong tổng lợi nhuận nên việc tăng giảm của lợi nhuận khác không
làm thay đổi đáng kể tổng lợi nhuận của DN.
2.2 Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí
Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ xét riêng
về lợi nhuận thu được trong kỳ thì chưa đủ. Để có những đánh giá chính xác đầy
đủ, toàn diện hơn về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cần phải xem xét
mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, chi phí và nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 8: Mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, chi phí và nguồn vốn
kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP tập đoạn Thiên Phú)
Nhìn vào biểu bảng mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, chi phí và

Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
15
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Chênh lệch
2009/2008
Chênh lệch
2010/2009
số tiền % số tiền %
Doanh thu thuần 282906 307420 369125 24514 8,66 61705 20,07
Tổng chi phí 55061 56551 66033 1490 2,71 9482 16,77
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
47488 34171 41764 - 13317 -28,04 7593 22,22
Tổng lợi nhuận sau thuế 45041 35345 41253 - 9696 - 21,53 5908 16,72
Tổng số VKD bình quân 434525 475020 566812 40495 9,32 91792 19,32
Vốn chủ sở hữu 209732 220472 231558 10740 5,12 11086 5,03
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu (%)
15,92 11,50 11,45
Tỷ suất lợi nhuận trên
VKD bình quân (%)
9,96 6,34 6,15
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (%)

21,47 16,03 18,25
Tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí(%)
81,79 62,49 63,98
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
nguồn vốn kinh doanh nhận thấy:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua các năm. Năm 2008 tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu là 15,92% có nghĩa là khi có được 100 đồng doanh thu thì
thu được 15,92 đồng lợi nhuận. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là
11,50% có nghĩa là khi có được 100 đồng doanh thu thì thu được 11,50 đồng lợi
nhuận, còn năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 11,45% có nghĩa là khi
có được 100 đồng doanh thu thì thu được 11,45 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân cũng giảm trong 3 năm
gần đây. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân là 9,96% có
nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được 9,96 đồng lợi nhuận.
Năm 2009 là 6,34% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được
6,34 đồng lợi nhuận, còn năm 2010 là 6,15% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn
kinh doanh thì thu được 6,15 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 giảm so với năm 2008,
nhưng năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2009.
Năm 2008 là 21,47% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu
được 21,47 đồng lợi nhuận. Năm 2009 là 16,03% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng
vốn chủ sở hữu thì thu được 16,03 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 18,25% có
nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 18,25 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2009 so với năm 2008 giảm từ
81,79% xuống 62,49%. Năm 2010 tăng lên 63,98% so với năm 2009. Năm 2008
là 81,79% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 81,79 đồng lợi
nhuận. Năm 2009 là 62,49% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được
62,49 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 63,98% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi
phí thì thu được 63,98 đồng lợi nhuận.

Qua phân tích thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2009 và năm 2010
đều giảm so với năm 2008, tuy nhiên đó chỉ là sự giảm nhẹ. Điều đó là do những
yếu tố vĩ mô mà Công ty khó có thể kiểm soát được. Dù vậy nhưng những gì mà
Công ty đạt được trong mấy năm gần đây đã chứng tỏ công tác quản lý và sử
dụng vốn luôn được chú trọng để hạn chế tối đa sự rủi ro và tiết kiệm chi phí.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
16
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Công ty cần cố gắng nỗ lực hơn nữa để có được kết quả kinh doanh tốt nhất
trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.
3. Đánh giá chung hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công
nghiệp Thiên Phú
3.1. Những kết quả đã đạt được
Những năm hoạt động vừa qua, đặc biệt từ năm 2008 đến nay Công ty
Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú đã tồn tại và phát triển không ngừng
cả về mặt lượng và chất. Đó là cả sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong Công ty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các đối
tác, ngân hàng…
Năm 2010 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, lãi suất, tỷ giá
ngoại tệ, giá cả đầu vào, nguồn nhân lực…Tuy nhiên, Công ty đã từng bước vượt
qua khó khăn giữ vững ổn định kinh doanh, tăng trưởng tốt so với năm 2009.
Tổng doanh thu tăng trưởng 121,8% , lợi nhuận tăng 15,7% so với năm 2009.
Để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhằm tăng doanh thu, năm 2008
Công ty đã thành lập thêm phòng nghiệp vụ với chức năng xuất nhập khẩu khai
thác các nguồn hàng, nhập khẩu nhiều loại vật tư trang thiết bị chất lượng cao,
xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Trong năm 2010 vừa qua, Thiên Phú tự hào với những thành quả mình đã
đạt được đó là: Dây cáp điện chống cháy Thiên Phú đạt danh hiệu “Hàng Việt
Nam được người tiêu dùng Thủ đô yêu thích”, Thiên Phú nhận giải thưởng Cúp
Vàng trí tuệ Thăng Long – Hà Nội…

Tóm lại, trong những năm qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Thiên Phú, đã có những định hướng đúng đắn, những giải pháp hợp lý kịp thời
vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được nhiều thành tích cao.
3.2.Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty vẫn còn một số hạn chế:
Mặc dù số lượng khách hàng ngày một tăng và các hợp đồng ký kết được
ngày càng nhiều nhưng thị trường tiêu thụ vẫn chỉ giới hạn thị trường trong
nước chủ yếu. Công ty vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác triệt để
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
17
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
thị trường tiềm năng.
Với những công nghệ, trang thiết bị nhập ngoại hiện đại có nhiều ưu
điểm trong sản xuất nhưng doanh chưa tận dụng hết các khả năng của nó. Công
ty chưa thực sự chú ý đến việc hoàn thiện sản phẩm cũ và nghiên cứu sáng tạo ra
sản phẩm mới.
3.3. Nguyên nhân chủ yếu
Nguyên nhân khách quan: Trước tình hình biến động của cơ chế thị
trường luôn diễn ra căng thẳng, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho Công ty
có lúc lâm vào tình thế bất lợi. Bên cạnh đó chính sách của nhà nước thay đổi
theo xu hướng mở, kéo theo sự cạnh tranh từ các đổi thủ nước ngoài, cùng với
đó là sự đòi hỏi của thị trường ngày càng khắt khe hơn.
Nguyên nhân chủ quan:
Do năng lực của một bộ phận đội ngũ lãnh đạo Công ty chưa đồng đều,
chậm đổi mới, chưa thật chuyên tâm tìm cho Công ty những giải pháp khắc phục
hạn chế còn tồn tại. Thêm vào đó, tình trạng duy trì kỷ luật lao động của Công ty
vẫn chưa cao.
Khâu tiếp thị quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được tốt do vậy vẫn
kém sức cạnh tranh so với các DN nước ngoài.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh

18
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THIÊN PHÚ
1. Định hướng phát triển của Công ty trong vài năm tới
Kế thừa và phát huy những thành tích trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên phú đang từng bước nỗ lực
phấn đấu để gặt hái tiếp thành công trong những năm tới. Với kinh nghiệm trong
sản xuất, những mối quan hệ và uy tín lâu năm với khách hàng, có một đội ngũ
công nhân tận tâm với công việc, gắn bó với Công ty… là nền tảng vững chắc cho
sự phát triển của Công ty trong tương lai và cũng là nguồn nội lực quan trọng mà
Công ty cần phát huy nhằm đạt được sự tăng trưởng cao về lâu dài.
* Căn cứ vào tình hình thực tế của mình, trong năm 2011 Công ty phấn
đấu thực hiện một số mục tiêu sau :
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng từ 15% đến 16% so với năm 2010
- Tiếp tục cung ứng sản phẩm cho thị trường, bạn hàng có sẵn, đồng thời
tiếp cận tốt một số thị trường mới như: Thái Lan, Singapo… để tăng doanh thu
tiêu thụ hàng xuất khẩu .
- Đầu tư đổi mới TSCĐ và máy móc cho dây chuyền sản xuất hàng xuất khẩu
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều
sâu và đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo duy trì và nâng cao mức thu
nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo nộp ngân sách…
* Về lâu dài, Công ty tiếp tục đề ra phương hướng phát triển như sau:
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại từ giai đoạn trước.
- Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm tiếp cận
được những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ động trong cạnh tranh với
các DN trong ngành.

- Trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất: tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng bộ phận DN.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
19
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Đồng thời, tăng cường công tác quản lý sử dụng TSCĐ, thực hiện sửa
chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Bên cạnh các bạn hàng và thị trường trước đây, chủ động tìm kiếm thêm
bạn hàng và thị trường mới, để ký kết được thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu,
nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của
Công ty trên thị trường.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý, các lớp
chuyên ngành đào tạo… nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức, trình độ tổ chức
cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất.
2. Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty Cổ phần Tập đoàn
Công nghiệp Thiên Phú
2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu
Tăng doanh thu bán hàng là tăng nguồn thu về cho công ty đồng nghĩa với
việc tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường. Từ đó giúp cho Công ty thực
hiện tốt chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất
kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước.
Để góp phần nâng cao lợi nhuận nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường,
thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường thì trong giải
pháp nhằm tăng doanh thu Công ty phải áp dụng một số biện pháp sau:
 Các biện pháp về thị trường tiêu thụ hàng hóa
Đối với bất kỳ DN nào, thị trường tiêu thụ sản phẩm và công tác nghiên
cứu tìm kiếm thị trường luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên ngay từ khi bắt
đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì thị trường tiêu thụ có liên hệ
mật thiết đến các kế hoạch, phương án kinh doanh của DN đặc biệt là đầu ra của
sản phẩm. Có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh thu mới được thực hiện, từ đó

DN mới có cơ sở duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Mọi
giải pháp về thị trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú
đều hướng tới hai mục tiêu chủ yếu: giữ được thị trường hiện tại và phát triển thị
trường mới. Muốn thực hiện được các mục tiêu đã đề ra Công ty cần chú trọng:
- Tổ chức nghiên cứu kỹ thị trường:
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
20
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu thị trường là khâu hết sức quan trọng trong việc xác định và
lựa chọn thị trường phù hợp với đặc điểm và khả năng của DN. Thị trường dây
và cáp điện vô cùng rộng lớn, tuy nhiên Công ty chỉ có khả năng tập trung vào
một số thị trường nhất định. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các DN cùng ngành
ngày càng gay gắt, Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các công ty đã xuất
hiện lâu trên thị trường mà còn phải cạnh tranh với các công ty mới thành lập
ngày càng nhiều. Nghiên cứu tốt thị trường sẽ giúp cho Công ty đưa ra được
những kế hoạch, những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, hạn chế những rủi ro
có thể gặp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú thời gian qua đã cố
gắng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm bạn hàng bằng các phương thức
như: tham gia các hội nghị, hội thảo trong ngành, giới thiệu thông qua khách
hàng cũ… Tuy nhiên những phương thức sử dụng hiệu quả chưa cao, khả năng
mở rộng thị trường vẫn còn hạn chế, các thị trường mới chưa được quan tâm
khai thác đúng mực. Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường Công ty nên:
Hiện tại việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới do nhân viên phòng
kinh doanh đảm nhiệm nhưng phòng kinh doanh chỉ có ít người, mà khối lượng
công việc dành cho họ khá lớn vì vậy công tác nghiên cứu thị trường chưa được
quan tâm đúng mức. Công ty nên tuyển thêm nhân viên cho phòng kinh doanh
và giao cho một người chuyên về nghiên cứu, đánh giá, tìm kiếm thị trường.
Đồng thời cần có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn
cho nhân viên chuyên phụ trách thị trường và Marketing của phòng kinh doanh.

Những năm qua, Công ty chủ yếu thu thập thông tin về thị trường thông
qua mạng internet, qua các mối quan hệ có sẵn mà rất ít có các cuộc khảo sát thực
tế nên những thông tin thu thập sẽ khó chính xác. Vì thế Công ty nên có những
cuộc khảo sát thực tế thị trường mình đang phục vụ và thị trường sẽ hướng tới
trong tương lai để có cái nhìn chính xác, cụ thể, đầy đủ hơn, từ đó có những quyết
định kinh doanh hợp lý. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến nhận xét của khách
hàng về những sản phẩm mà Công ty đã cung cấp, để biết được mức độ thỏa mãn
sản phẩm của khách hàng để có phương án hoàn thiện sản phẩm.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
21
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
- Mở rộng thị trường:
Mở rộng thị trường là một trong những mục tiêu của DN ở bất cứ thời kỳ
nào. Để có thể thâm nhập thị trường và gia tăng thị phần trên thị trường Công ty
cần nghiên cứu thị trường thật kỹ và có các kế hoạch chi tiết cụ thể như sau:
Giữ tốt các mối quan hệ đã có sẵn thông qua đó tìm kiếm thêm khách
hàng mới. Các khách hàng cũ và các khách hàng hiện tại có thiện cảm với Công
ty sẽ là những người giới thiệu về Công ty tốt nhất, thuyết phục nhất cho những
người quen của họ, nếu sản phẩm của Công ty thật sự có chất lượng, cách thức
phục vụ làm cho họ hài lòng.
Đào tạo cho nhân viên kinh doanh những kỹ năng giao tiếp cần thiết đặc
biệt là ngoại ngữ, hoặc tuyển dụng những người có trình độ ngoại ngữ tốt để có
thể làm việc với khách hàng nước ngoài, từ đó tạo dựng uy tín cho Công ty.
Khẳng định uy tín và xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng sản
phẩm, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Công ty nên tạo dựng thương hiệu
cho riêng mình bằng việc cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải
chăng, phục vụ nhiệt tình chu đáo.
Hiện nay, quảng cáo trên mạng là một công cụ hữu ích giúp các DN
quảng bá hình ảnh của mình và nhanh chóng tiếp cận với khách hàng. Công ty
đã lập một Website riêng nhưng chưa tốt vì thực tế chi phí mà Công ty dành cho

hoạt động quảng cáo không lớn, điều này đã hạn chế rất nhiều việc đưa hình ảnh
của Công ty đến với các khách hàng tiềm năng. Vì vậy,Công ty cần chú trọng
đến việc đầu tư cho quảng cáo hơn.
Không ngừng học hỏi các công ty khác về kinh nghiệm tiếp cận thị trường
mới, đánh giá hiệu quả hoạt động của những giai đoạn sản xuất kinh doanh
trước để rút ra được những khó khăn thuận lợi, phát huy những bài học thành
công và tránh được những sai lầm đã mắc phải trong quá trình hoạt động.
Hiện nay sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ thị trường trong nước
mà thị trường ngoài nước đang là một thị trường đầy tiềm năng. Nếu biết tận
dụng những lợi thế của mình thì đây là một thị trường đầy hứa hẹn đem lại
những lợi ích lớn cho Công ty. Để làm được điều này Công ty cần thiết lập các
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
22
Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp
mối quan hệ hợp tác để tìm kiếm khách hàng ở các nước láng giềng, khu vực lân
cận. Đồng thời khảo sát thực tế, thu thập ý kiến của người dân để biết được nhu
cầu thị hiếu người tiêu dùng, từ đó định hình sản phẩm sao cho có thể thoả mãn
cao nhất nhu cầu của khách hàng mà Công ty có thể đạt được.
 Giải pháp về sản phẩm
Sản phẩm là vật kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người
tiêu dùng sẽ đánh giá DN chủ yếu thông qua sản phẩm. Vì vậy để thu được lợi
nhuận Công ty phải đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chính sách sản phẩm
là vấn đề mà DN cần phải quan tâm. Cụ thể:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn đầu tiên mà khách hàng quan tâm vì
vậy Công ty muốn dành vị thế lớn trên thị trường trước hết sản phẩm phải đảm
bảo chất lượng tốt, đồng đều, đồng nhất. Sản phẩm được khách hàng tin dùng, giữ
được uy tín đảm bảo kinh doanh lâu dài ổn định và thu được lợi nhuận ngày càng
cao. Nhưng nếu sản phẩm chất lượng kém lòng tin của người tiêu dùng sẽ mất đi,
tốc độ tiêu thụ sản phẩm giảm dần có thể dẫn đến khả năng thua lỗ, phá sản.

- Đa dạng hóa sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng quan niệm khác nhau, mỗi
nhóm khách hàng lại có các yêu cầu khác nhau. Bởi vậy không chỉ nâng cao
chất lượng sản phẩm mà Công ty nên đầu tư cho việc thiết kế các mẫu mã sản
phẩm mới. Bên cạnh đó, nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng dây cáp
điện và thiết bị điện ngày càng cao, yêu cầu về sản phẩm ngày càng khắt khe
hơn thì việc hoàn thiện hơn nữa những sản phẩm đã có và sáng tạo nên những
mẫu mới là việc hết sức cần thiết. DN có thể vận dụng những mối quan hệ cũ để
giới thiệu về sản phẩm mới của mình.
- Tập trung phát triển mặt hàng thế mạnh và lĩnh vực kinh doanh Công ty
chiếm ưu thế
Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều phải được kiểm tra, giám sát
một cách sát sao để thấy được mặt hàng nào tiêu thụ nhanh và mặt hàng nào tiêu
thụ còn chậm.
Lê Thị Hòa - 5CD0510 Khoa: Quản lý kinh doanh
23

×