Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU CỦA HUYỆN Ý YÊN – NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ 1
CHƯƠNG 1 3
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ
HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU CỦA HUYỆN 3
Ý YÊN – NAM ĐỊNH 3
1.1 Giới thiệu chung về công nghệ GIS 3
1.1.1 Khái niệm về GIS 3
1.1.2 Các thành phần trong GIS 3
1.1.3 Quan niệm về cơ sở dữ liệu trong GIS 4
1.1.4 Các ứng dụng của GIS 11
1.2 Bài toán quản lý hệ thống tưới tiêu huyện Ý Yên – Nam Định 13
1.2.1 Mô tả bài toán quản lý hệ thống tưới tiêu huyện Ý Yên – Nam Định 13
1.2.2 Sự cần thiết của đề tài 16
1.3 Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng đề tài 18
CHƯƠNG 2 19
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 19
2.1. Phân tích chức năng 19
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu 20
2.2.1 Biểu đồ mức ngữ cảnh 20
2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 20
2.3 Mô hình thực thể liên kết 23
2.4 Mô hình quan hệ 27
2.5 Thiết kế vật lý các bảng dữ liệu 28
CHƯƠNG 3 45
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC NGHIỆM 45
3.1 Lựa chọn các công cụ xây dựng hệ thống 46
3.1.1 Ngôn ngữ lập trình Visual Studio 46
3.1.2 Cơ sở dữ liệu Access 47
3.1.3 Công cụ thao tác bản đồ (đồ hoạ) 47
3.2 Các kết quả 49


3.2.1 Hệ thống 49
3.2.2 Danh mục 50
3.2.3 Quản lý nghiệp vụ 51
3.2.4 Báo cáo thống kê 52
3.2.5 Hiển thị 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cơ sở dữ liệu trong GIS
Hình 1.2 Dữ liệu không gian trong GIS
Hình 1.3 Dữ liệu Vecror và Raster
Hình 1.4 Phân lớp các đối tượng
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng
Hình 2.2: Sơ đồ mức ngữ cảnh
Hình 2.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 2.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý nghiệp vụ
Hình 2.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
Hình 2.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng biên tập bản đồ
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
1
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, tin học đã có những bước tiến nhanh chóng về ứng dụng của
nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống trên phạm vi toàn thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Máy vi tính cùng với những phần mềm là công cụ đắc
lực giúp ta quản lý, tổ chức, sắp xếp và xử lý công việc một cách nhanh chóng
và chính xác.
Ở Việt Nam hiện nay, máy tính điện tử đặc biệt là máy vi tính trong
nhiều năm qua đã được sử dụng rất rộng rãi. Sự phát triển của tin học, các

công nghệ phần mềm, phần cứng, các tài liệu tham khảo đã đưa chúng ta từng
bước tiếp cận với công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu
cầu của con người.
Việc đưa tin học vào ứng dụng để quản lý là rất hữu ích, vì chúng ta
phải bỏ ra rất ít thời gian mà lại thu được hiệu quả cao, rất chính xác và tiện
lợi nhanh chóng. Đề tài “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỆ
THỐNG TƯỚI TIÊU CỦA HUYỆN Ý YÊN – NAM ĐỊNH” với mong muốn
giúp cho việc quản lý được dễ dàng, thuận tiện và tránh sai sót không đáng
có.
Kết cấu Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng
quản lý Hệ thống tưới tiêu của huyện Ý Yên.
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống.
Chương 3: Xây dựng chương trình và thực nghiệm.
Phần mềm quản lý hệ thống tưới tiêu của huyện Ý Yên được xây dựng
với mục đích nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, hoàn thành hệ thống
tưới tiêu trong khu vực trạm bơm Cổ Đam, tăng cường khả năng quản lý và
kiểm soát nước (hạn hán, ngập úng) nhằm tăng sản lượng nông nghiệp và hỗ
trợ vận hành khai thác sau khi phần mềm hoàn thành.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
2
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG
DỤNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU CỦA HUYỆN
Ý YÊN – NAM ĐỊNH
1.1 Giới thiệu chung về công nghệ GIS
1.1.1 Khái niệm về GIS
Hệ thông tin địa lý (GIS – Geographical Information Systems), đó là
một hệ thông tin có khả năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu

diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết các bài toán ứng dụng có liên quan tới
vị trí địa lý trên bề mặt trái đất hoặc được định nghĩa như là một hệ thông tin
với khả năng truy nhập, tìm kiếm, xử lý, phân tích và truy xuất dữ liệu địa lý
nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và cho
phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và
hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân
biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng
dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2 Các thành phần trong GIS
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm: phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ
liệu của nó.
- Phần cứng hệ thống thông tin địa lý có thể là một máy tính hoặc một
hệ thống máy tính, các thiết bị ngoại vi.
- Phần mềm bao gồm hệ điều hành hệ thống, phần mềm quản trị cơ sở
dữ liệu, phần mềm hiển thị đồ hoạ Thông thường dựa trên mục tiêu xây
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
3
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
dựng cơ sở dữ liệu người ta lựa chọn các giải pháp cho phần cứng và phần
mềm hệ thống thông tin địa lý.
- Cơ sở dữ liệu là bộ các thông tin được lưu dưới dạng số theo một
khuôn dạng nào đó mà máy tính có thể hiểu và đọc được. Cơ sở dữ liệu trong
hệ thông tin địa lý bao gồm các dữ liệu không gian và các dữ liệu thuộc tính
và mối quan hệ giữa 2 loại dữ liệu này.
1.1.3 Quan niệm về cơ sở dữ liệu trong GIS
Hình 1.1 Cơ sở dữ liệu trong GIS
Có nhiều ý kiến khác nhau về cơ sử dữ liệu trong hệ thống thông tin địa
lý, ở đây ta có thể hiểu đó là một tập hợp lớn các dạng số liệu trong máy tính,

được tổ chức theo một thiết kế có trước sao cho có thể mở rộng, cập nhật và
tra cứu nhanh chóng đối với các ứng dụng khác. Số liệu có thể được tạo thành
một file hoặc nhiều file hoặc thành các tập hợp trên máy tính. Chúng ta nên
thống nhất quan niệm về cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý là một
nhóm xác định các dữ liệu trong một cấu trúc của một phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu, đó là một tập hợp của các dữ liệu không gian và phi không gian
được quản lý bởi phần mềm của hệ thống thông tin địa lý.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
4
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm hai
loại số liệu cơ bản: số liệu không gian và số liệu phi không gian (còn gọi là số
liệu thuộc tính). Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu
cầu lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Số liệu không gian là những mô tả dạng số của hình ảnh bản đồ, chúng
bao gồm toạ độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định đối tượng cụ thể
trên tờ bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra
một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết
bị ngoại vi.
Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ
của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Thông thường chúng được
lưu giữ ở dạng số, chữ hoặc bảng biểu trong hệ thống thông tin địa lý. Các số
liệu phi không gian được gọi là dữ liệu thuộc tính. Chúng liên quan đến vị trí
địa lý hoặc các đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ
thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.
Số liệu trong hệ thống thông tin địa lý là những số liệu luôn thay đổi và
đa chiều. Chúng bao gồm những mô tả số của hình ảnh bản đồ (số liệu không
gian), mối quan hệ logic giữa các hình ảnh đó, những số liệu thể hiện các đặc
tính của hình ảnh và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. Nội
dung của cơ sở dữ liệu được xác định bởi các ứng dụng khác nhau của hệ

thống thông tin địa lý trong một hoàn cảnh cụ thể.
a. Dữ liệu không gian.
Bản đồ là bản vẽ trong đó thể hiện hình ảnh các đối tượng thực tế trên
bề mặt quả đất thông qua các ký hiệu riêng rẽ, các đối tượng trên bản đồ được
xác định về mặt vị trí không gian trong một hệ toạ độ thống nhất.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
5
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Bản đồ số là dạng bản đồ được thành lập trong máy tính ở dạng số với các cấu
trúc mà máy tính hiểu được.
Có 6 loại thông tin trong bản đồ số dùng hiển thị hình ảnh bản đồ và
ghi chú của chúng như sau:
 Điểm (point): Các đối tượng có ý nghĩa là một chấm trên bản đồ,
có toạ độ xác định trong một hệ toạ độ.
 Đường (line): là một đoạn thẳng, đường thẳng được tạo nên từ 2
điểm trở lên có toạ độ xác định.
 Vùng (region): Là một đường khép kín được tô màu hoặc trải nền
bên trong.
 Ô lưới (Grid cell): Các ô lưới của ảnh.
 Ký hiệu (Symbol): Bao gồm các ký hiệu.
 Ghi chú (Text).
Số liệu không gian có thể lưu trữ ở dạng vector (bản đồ số) hay raster (ảnh).
Hình 1.2 Dữ liệu không gian trong GIS
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
6
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Số liệu Vector là những toạ độ của các điểm (x,y) hoặc các quy luật
tính toán toạ độ và nối chúng thành các đố tượng trong một hệ toạ độ xác
định.
Có hai hệ toạ độ cơ bản: Hệ toạ độ vuông góc Đề các và hệ toạ độ trắc

địa cầu (B,L – Vĩ độ, Kinh độ). Toạ độ bản đồ là giá trị số của biểu thức
chuyển đổi vị trí trên mặt đất thực sang mặt phẳng lưới chiếu bản đồ. Tuy
nhiên ta có thể dùng các hệ toạ độ khác, nhưng trong GIS người ta thường
dùng một hệ toạ độ thống nhất, gắn với mặt đất để tiện cho việc quản lý,
chuyển đổi và dễ dàng đạt độ chính xác cao - đó là hệ toạ độ quốc gia. Hệ toạ
độ quốc gia bao gồm: hệ toạ độ phẳng và hệ toạ độ độ cao. Trong các hệ
thống thông tin địa lý có thể chuyển đổi giá trị toạ độ của các hình ảnh bản đồ
từ hệ toạ độ vuông góc sang hệ toạ độ trắc địa cầu và ngược lại. ở Việt Nam
hiện nay bản đồ được sử dụng ở hai loại lưới chiếu là Gauss-Kruger (Ellipsoid
Krasopski) và UTM (Ellipsoid WGS 84).
Raster là số liệu được tạo thành bởi các ô lưới với độ phân giải xác
định. Đó là một ma trận các ô lưới và độ lớn của các ô phụ thuộc độ phân giải
cho trước. Do vậy, nếu kích thước ô lưới lớn sẽ làm giảm độ chính xác của
thông tin và nếu nó quá nhỏ thì cơ sở dữ liệu lại quá lớn.
Hình 1.3 Dữ liệu Vecror và Raster
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
7
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Đối tượng (Object).
Đối tượng là một hình ảnh độc lập hay một nhóm giữa chúng dùng để
mô tả một hình ảnh bản đồ. Trong trường hợp này mối liên hệ giữa các hình
ảnh được xác định trong cơ sở dữ liệu cụ thể và các thao tác phần mềm về đối
tượng như là các thực thể. Các lớp quan niệm có thể được hình thành với
nhận thức này thông qua việc xác định các đối tượng.
Lớp đối tượng (Layer)
Thông thường thành phần số liệu đồ thị của GIS là cơ sở dữ liệu bản đồ
được quản lý ở dạng các lớp đối tượng, mỗi lớp chứa các hình ảnh bản đồ liên
quan đến một chức năng, ứng dụng cụ thể. Lớp đối tượng là một tập hợp các
hình ảnh thuần nhất hay là một tập hợp các đối tượng dùng để phục vụ một
ứng dụng cụ thể và xác định vị trí của nó với các lớp khác trong cơ sở dữ liệu

thông qua một hệ toạ độ chung. Việc phân tách các lớp dựa trên cơ sở của
mối quan hệ logic và mô tả đồ hoạ của tập hợp các hình ảnh bản đồ. Ví dụ:
lớp thông tin dân cư, giao thông, địa hình, địa chất, thuỷ văn, quy hoạch
Hình 1.4 Phân lớp các đối tượng
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
8
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Thông thường các lớp liên kết với nhau thông qua lưới toạ độ và các
hình cơ bản, gắn liền với bề mặt của quả đất thực.
Các phương pháp thu thập dữ liệu không gian:
Để thu thập các dữ liệu bản đồ người ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Cụ thể là:
- Phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa bằng các máy đo góc
và máy đo khoảng cách. Sau khi có các giá trị đo ngoài thực địa, người ta
nhập các giá trị đo này vào máy tính thông qua một phần mềm CAD chuyên
dụng để lập bản đồ số. Phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác về vị trí
hình ảnh rất cao, tuy nhiên nó chỉ phục vụ cho phạm vi nhỏ. Ví dụ trong lĩnh
vực quản lý đất đai, quản lý đường ống nước, đường điện hạ thế,
- Phương pháp số hoá bản đồ bằng bàn số hoá: Phương pháp này
được sử dụng với các tư liệu bản đồ giấy. Bằng một phần mềm CAD được cài
đặt trong máy tính người ta có thể định vị và số hoá các thông tin trên bản đồ
giấy vào máy tính và biên tập thành bản đồ số. Phương pháp này hiện nay rất
phổ cập, tuy nhiên phương pháp này đạt độ chính xác không cao do đó nó hay
được dùng cho bản đồ tỷ lệ nhỏ tức là cho các vùng rộng lớn.
- Phương pháp quét bản đồ và vector hoá bản đồ trên màn hình
máy tính: Phương pháp này được sử dụng với các tư liệu bản đồ giấy. Bằng
các phần mềm CAD được cài đặt trong máy tính người ta có thể nắn ảnh về
hệ toạ độ thực và vector hoá các thông tin trên bản đồ giấy vào mày tính và
biên tập thành bản đồ số. Phương pháp này hiện nay cũng rất phổ cập.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể sử dụng rộng rẫi trên các máy PC, đạt

độ chính xác cao do đó nó được dùng cho bản đồ các tỷ lệ phục vụ cho cả
diện rộng và hẹp.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
9
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Photogrametry (ảnh hàng trắc hay ảnh chụp từ máy bay), thông tin
mới, có cả độ cao mặt đất.
- Phương pháp dùng thiết bị sử dụng hệ thống xác định toạ độ toàn
cầu GPS (Global Positioning System). Trong phương pháp này người ta sử
dụng hệ toạ độ toàn cầu WGS-84. Phương pháp này đạt độ chính xác không
cao (<100 mét), ưu điểm của nó là có thể xác định toạ độ của mọi vị trí trên
trái đất trong mọi thời điểm trong ngày và thời gian để xác định một vị trí rất
ngắn, chỉ vài giây. Với phương pháp này người ta có thể cập nhật các thông
tin bản đồ một cách nhanh nhất.
- Nhập (Import) số liệu từ phần mềm khác.
b. Dữ liệu phi không gian.
Số liệu thuộc tính phi không gian mô tả các thông tin về đặc tính của
các hình ảnh bản đồ. Chúng được liên kết với các hình ảnh không gian thông
qua các chỉ số xác định chung, thông thường gọi là mã địa lý (GeoCode) được
lưu trữ trong cả hai bản ghi không gian và phi không gian.
Số liệu thuộc tính phi không gian bao gồm các định tính và số liệu hình
ảnh điểm, đường, vùng hoặc mạng lưới lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ
thông tin về ô thửa đất là: tên chủ sở hữu, kích thước, đất sử dụng và giá trị
đất. Thông tin về hệ thống ống nước là: số đoạn đường ống, đường kính, vật
liệu, ngày lắp đặt. Thông thường các thông tin thuộc tính lưu trữ độc lập với
các file dữ liệu không gian và liên kết với nó thông qua chỉ số xác định chung.
Hệ thống thông tin địa lý có thể xử lý các thông tin thuộc tính riêng rẽ
và tạo ra các bản đồ trên cơ sở các giá trị thuộc tính. Phần lớn các phần mềm
thông tin địa lý cũng có thể hiển thị các thông tin thuộc tính như là các ghi
chú trên bản đồ hoặc là các tham số điều khiển cho việc lựa chọn hiển thị các

ký hiệu bản đồ.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
10
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
1.1.4 Các ứng dụng của GIS
Ngày nay, trên thế giới hệ thông tin địa lý đã trở nên không thể thiếu
được trong các ứng dụng kinh doanh, quản trị, nghiên cứu… Nhiều cơ quan
chính phủ, các công ty đã đầu tư rất nhiều tiền, công sức để xây dựng hệ
thông tin địa lý cho riêng mình và thực tế cho thấy kết quả thu được hoàn toàn
tương xứng chi phí bỏ ra.
Ở nước ta trong những năm gần đây đã và đang có nhiều tổ chức, cơ
quan và nhiều người đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu các ứng dụng của hệ
thông tin địa lý, đặc biệt là nhiều cơ quan Nhà nước đã bắt đầu xây dựng hệ
thông tin địa lý trong công tác quản lý như quản lý đô thị, quản lý giao thông,
quản lý hệ thống thoát nước, quy hoạch đường….
Nhìn chung, hệ thông tin địa lý được xây dựng để phục vụ cho nhiều
mục tiêu khác nhau, đặc biệt là trợ giúp cho lao động trí óc của con người.
Cùng một cơ sở dữ liệu nhưng nhiều đối tượng khác nhau khai thác, mỗi đối
tượng sẽ khai thác theo khía cạnh riêng của mình.
Có thể nêu ra một số ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý như sau:
- Ứng dụng kinh doanh: Khả năng của công nghệ GIS giúp đỡ thực
hiện các quyết định kinh doanh tốt hơn thông qua phân tích địa điểm và sự
thay đổi dân số trong khu vực, đó là điểm mấu chốt đảm bảo vị trí của công
nghệ trong cộng đồng kinh doanh.
- Quản lý hành chính và phân bố dân số: Khả năng của công nghệ GIS
về mô tả hình vẽ và phân tích số liệu dân số mở ra những cơ hội cho một sự
phân tích tin cậy trong quá trình trợ giúp quyết định và tạo ra các quyết định
chính sách được lòng dân.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
11

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Quản lý cơ sở hạ tầng kiến trúc: Những khả năng về phát triển, bảo trì
và quản lý mạng lưới nước, nước thải, gas, điện và truyền thông thông tin
đã là những nhận thức đầu tiên về tiềm năng của hệ thống thông tin địa lý.
- Bản đồ và cơ sở dữ liệu xuất bản: Các cơ quan đo đạc bản đồ đã đi
đầu trong lĩnh vực tự động hoá bản đồ. Cơ quan bản đồ quốc phòng, Bộ nội
vụ và một số cơ quan khác.
- Dầu khí, gas và thăm dò khoáng sản: Các nhà địa vật lý và địa chất đã
bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc về khả năng của công nghệ GIS thành một
công cụ nâng cao (cải tiến) mô hình thăm dò.
- Y tế và an toàn nhân dân: Các cơ quan y tế sẽ nhận thức được tốt hơn
cũng như tội phạm và hoả hoạn nếu phân tích các bản đồ theo dõi sự lan
truyền bệnh và các hoạt động tội phạm. Công nghệ GIS cung cấp khả năng
thực hiện các nhiệm vụ đó nhanh chóng thường xuyên và mức độ tin cậy cao
và giá thành thập có thể được.
- Quản lý thông tin bất động sản thực: Nhà nước và các địa phương đã
nhanh chóng nhận thức được tiềm năng của công nghệ GIS là một công cụ
cho việc xây dựng và bảo lưu toàn bộ và chính xác các nguồn bất động sản
hiện có.
- Quản lý các nguồn tài nguyên tăng cường: sự gia tăng nhu cầu về
quản lý môi trường dễ nhạy cảm như nước, không khí, đất đai, rừng và động
vật hoang thú đã thúc đẩy các cơ quan môi trường của nhà nước dùng công
nghệ GIS là một phương sách thực tế quản lý các số liệu tài nguyên theo yêu
cầu.
- Đo đạc bản đồ: hệ thống thông tin địa lý là một công cụ đặc biệt phù
hợp với các công việc của ngành đo đạc bản đồ, xây dựng các bản đồ cơ sở
nhanh chóng và chính xác, chuyển đổi dữ liệu bản đồ thuận tiện.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
12
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế

- Vận tải và hậu cần: Công nghệ GIS đưa ra cho các công ty vận tải
hành hoá đường bộ, các trạm dịch vụ và ngành đường sắt.v.v. các công cụ
mới về năng lực cạnh tranh thị trường. Các nhà vận tải hàng không, tàu điện
ngầm… cũng tìm thấy lợi ích của công nghệ GIS.
- Quy hoạch đô thị và vùng: Khả năng cung cấp cho các nhà quy hoạch
nhanh chóng truy cập vào tập hợp dữ liệu trong công nghệ GIS phục vụ cho
các phương án quy hoạch.
1.2 Bài toán quản lý hệ thống tưới tiêu huyện Ý Yên – Nam Định
1.2.1 Mô tả bài toán quản lý hệ thống tưới tiêu huyện Ý Yên – Nam Định
Hệ thống quản lý tưới tiêu huyện Ý Yên – Nam Định quản lý những thông
tin cơ bản sau:
1.2.1.1 Diện tích tưới tiêu:
+ Thông tin cần thể hiện:
- Tên đơn vị dùng nước, khu vực phục vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ;
- Thuộc công trình tưới, nguồn nước cấp;
- Diện tích hợp đồng, nghiệm thu thanh lý theo từng vụ, từng năm
(gồm diện tích lúa, màu, cây trồng cạn), ….
- Ranh giới các vùng tưới (theo công trình đầu mối và theo đơn vị
dùng nước).
+ Các thông khác như khu vực thường xuyên hạn, úng; vùng chưa có
công trình tưới hoặc vùng chưa được tưới, …
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
13
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
1.2.1.2 Công trình trạm bơm:
+ Thông tin chung về công trình: Tên công trình; vị trí xây dựng; hình
ảnh công trình (nếu có); chủ đầu tư; đơn vị quản lý; tổng vốn đầu tư (năm tính
toán); nhiệm vụ công trình;…
+ Các thông số kỹ thuật: Kiểu nhà trạm; diện tích nhà trạm; các cao trình
(sàn nhà máy, sàn động cơ, cao trình đặt máy, đáy bể xả, bể hút; các mực

nước thiết kế, max, min; số máy bơm; loại máy bơm, đặc tính chủ yếu của
máy bơm; lưu lượng thiết kế; động cơ bơm; diện tích phụ trách tưới tiêu của
công trình; (theo thiết kế và thực tế, tên hành chính các khu vực hưởng lợi…).
+ Lịch vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Các văn bản, hình ảnh về công trình (nếu có)
+ Các thông tin liên quan khác:
- Tình trạng hoạt động và phát huy tác dụng thực tế của công trình.
- Những sự cố đặc biệt, những lưu ý về công trình.
- Thông tin về những lần sửa chữa, nâng cấp (thời gian, mục đích,
khối lượng, vốn sửa chữa, …).
- Thông tin về đơn vị quản lý (tên tổ chức hợp tác dùng nước, thôn,
xã, huyện, ).
1.2.1.3 Công trình cống đầu mối:
+ Thông tin chung về công trình: Tên công trình; vị trí xây dựng; hình
ảnh công trình; năm xây dựng; chủ đầu tư; đơn vị quản lý; tổng vốn đầu tư
(năm tính toán); nhiệm vụ công trình;…
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
14
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
+ Các thông số kỹ thuật: Kích thước cống, loại máy đóng mở, kết cấu
cống, lịch đóng mở, kiểu nhà trạm, diện tích phụ trách tưới tiêu của công
trình (theo thiết kế và thực tế, tên hành chính các khu vực hưởng lợi…).
+ Lịch vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Các văn bản, hình ảnh về công trình (nếu có).
+ Các thông tin liên quan khác:
- Tình trạng hoạt động và phát huy tác dụng thực tế của công trình.
- Những sự cố đặc biệt, những lưu ý về công trình.
- Thông tin về những lần sửa chữa, nâng cấp (thời gian, mục đích,
khối lượng, vốn sửa chữa, …).
- Thông tin về đơn vị quản lý (tên tổ chức hợp tác dùng nước, thôn,

xã, huyện, ).
1.2.1.4 Công trình hồ chứa, đập dâng (nếu có):
+ Thông tin chung về công trình: Tên công trình; vị trí xây dựng; hình
ảnh công trình; chủ đầu tư; đơn vị quản lý; tổng vốn đầu tư (năm tính toán);
nhiệm vụ công trình;…
+ Các thông số kỹ thuật: Dung tích hồ, kết cấu đập, kích thước đập, thông
số tràn, thông số nhà trạm, diện tích phụ trách tưới tiêu của công trình (theo
thiết kế và thực tế, tên hành chính các khu vực hưởng lợi…).
+ Lịch vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Các văn bản, hình ảnh về công trình.
+ Các thông tin liên quan khác:
- Tình trạng hoạt động và phát huy tác dụng thực tế của công trình.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
15
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
- Thông tin về những lần sửa chữa, nâng cấp (thời gian, mục đích,
khối lượng, vốn sửa chữa, …).
- Thông tin về đơn vị quản lý (tên tổ chức hợp tác dùng nước, thôn,
xã, huyện, ).
1.2.1.5. Công trình kênh mương:
+ Thông tin chung: Tên tuyến kênh, thuộc công trình đầu mối nào; vị trí
xây dựng; hình ảnh công trình; năm xây dựng; năm hoàn thành; chủ đầu tư;
đơn vị quản lý; tổng vốn đầu tư (năm tính toán); nhiệm vụ công trình;…
+ Các thông số kỹ thuật: loại kênh; chiều rộng; chiều dài; chiều cao; các
cao trình (đáy kênh, bờ kênh), diện tích, đơn vị phục vụ; vị trí và các thông số
kỹ thuật công trình trên kênh, ….
+ Các thông tin liên quan khác:
- Tình trạng hoạt động và phát huy tác dụng thực tế của công trình.
- Thông tin về những lần sửa chữa, nâng cấp (thời gian, mục đích,
khối lượng, vốn sửa chữa,…).

- Thông tin về đơn vị quản lý (tên tổ chức hợp tác dùng nước, thôn,
xã, huyện, ).
1.2.2 Sự cần thiết của đề tài
Thực tế đã khẳng định hiệu quả của công tác thuỷ lợi mang lại cho sản
xuất, đời sống xã hội là hết sức to lớn, có những hiệu quả tính được bằng tiền
thông qua thu nhập quốc dân, bổ sung vào nguồn tài chính quốc gia cũng như
tăng thu nhập của người dân. Nhưng cũng có những hiệu quả hết sức to lớn
mà khó định lượng được, đó là những tác động tích cựu về dân trí, xã hội, môi
trường, nông nghiệp nông thôn Những kết quả đó càng khẳng định chủ
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
16
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
trương đầu tư phát triển công tác thuỷ lợi của Đảng và Nhà nước ta là đúng
đắn và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, đảm bảo môi
trường sinh thái và phát triển bền vững công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục
tiêu thì các công trình thủy lợi chưa thật tương xứng với yêu cầu, còn bộc lộ
những hạn chế:
- Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật lưu trữ còn thiếu, không đủ, dữ liệu lưu trữ tuổi
thọ không cao, chưa có tính hệ thống, nên việc tìm kiếm, tra cứu thông tin, lập
báo cáo phục vụ công tác quản lý và sửa chữa, nâng cấp công trình hoặc làm
dữ liệu cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng rất
khó khăn và mất thời gian.
- Công tác quản lý, nắm bắt hiện trạng công trình chưa tốt, thể hiện rõ
nhất là đơn vị quản lý chưa nắm chắc số lượng, chất lượng công trình, hiện
trạng công trình phục vụ tưới, tiêu và phân vùng tưới tiêu của từng công trình.
- Công trình chưa phát huy hết khả năng phục vụ so với thiết kế, nhiều
công trình năng lực phục vụ giảm dần, có nguy cơ hư hỏng không thể khắc
phục.
- Hệ thống công trình chưa đồng bộ, một số công trình chất lượng thiết

kế và thi công chưa đạt yêu cầu.
- Công trình bị xuống cấp nhanh do đặc điểm công trình miền núi chịu
tác động mạnh của mưa lũ, của địa hình dốc, sự tàn phá của con người,
- Hơn nữa, một thực tế hiện nay ở hầu hết các Công ty, đơn vị quản lý
khai thác công trình thủy lợi ở địa phương chưa có bản đồ quản lý tưới tiêu
theo dạng quản lý cơ sở dữ liệu. Do vậy, các tài liệu về thông số các công
trình cũng như về diện tích tưới tiêu trong hệ thống chủ yếu là dạng giấy tờ,
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
17
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
hàng năm có đến đâu làm đến đó, số liệu diện tích thu thập hàng năm thường
có độ chính xác không cao.
- Các hệ thống thủy nông thường chỉ có bản đồ thể hiện các công trình
thủy lợi trong hệ thống thường thì tỷ lệ nhỏ (1/25.000; 1/50.000; 1/100.000;
…) và ở dạng giấy và không được cập nhật bổ xung thường xuyên do đó các
bản đồ này chưa thể hiện đầy đủ, chi tiết được hiện trạng công trình thủy lợi
mà đơn vị đang quản lý,
1.3 Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng đề tài
Việc tổng hợp, thống kê, quản lý số lượng, chất lượng công trình, hiện
trạng kỹ thuật và diện tích tưới tiêu của công trình là rất cần thiết. Vì vậy cần
ứng dụng công nghệ tin học (thông tin địa lý - GIS) vào công tác quản lý công
trình thủy lợi, đây là việc cần làm theo xu thế chung và còn là việc làm thiết
thực nhằm đáp ứng những yêu cầu:
+ Quản lý thông tin hiệu quả với một khối lượng lớn, dữ liệu được lưu
trữ tập trung, an toàn; khả năng cập nhật, tra cứu và trao đổi thông tin thuận
tiện, nhanh chóng và chính xác.
+ Các số liệu báo cáo, tình hình hàng ngày sẽ được cập nhật và thông tin
kịp thời đến lãnh đạo Tỉnh, Sở và các cơ quan, đơn vị quản lý.
+ Các nguồn thông tin về quản lý, hiện trạng công trình được thể hiện
một cách trực quan giúp cho các nhà quản lý và cán bộ quản lý nhanh chóng

nắm bắt tình hình toàn cảnh hiện trạng công trình, từ đó đưa ra những quyết
định hợp lý, kịp thời trong việc rà soát qui hoạch, lập kế hoạch đầu tư nâng
cấp sửa chữa và xây mới công trình phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Tạo điều kiện để các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp điều
hành được tiếp cận với các tiến bộ khoa học mới về khoa học, công nghệ
thông tin thường xuyên và tin cậy, đồng thời để các đơn vị quản lý khắc phục
các nhược điểm hiện hữu.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
18
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Phân tích chức năng
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng
Mô tả chức năng:
Chức năng Hệ thống có các mục: đổi mật khẩu cho phép người dùng
đổi lại mật khẩu, quản lý người dùng cho phép có thể thay đổi thông tin cá
nhân. Nhật ký hệ thống có tác dụng lọc dữ liệu và sao lưu phục hồi dữ liệu.
Chức năng Danh mục, cho phép người sử dụng khai báo thêm bớt, sửa,
xóa các mục về Danh mục loại công trình (kí kiệu công trình, tên công trình,
mô tả), Danh mục cơ quan quản lý (tên cơ quan, địa chỉ…), Danh mục loại
máy bơm (tên máy bơm, công suất…).
Chức năng quản lý nghiệp vụ cho phép người sử dụng khai báo thêm,
sửa, xoá bỏ các thông tin về các kênh, mương, hồ chứa, đập dâng, cống nước.
Chức năng báo cáo thống kê cho phép người sử dụng báo cáo hiện
trạng của các loại hồ chứa, kênh mương, trạm bơm, đập dâng, cống nước.
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
19
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế

Chức năng biên tập bản đồ cho phép người sử dụng có thể thêm văn
bản, thêm chỉ hướng, …
Chức năng công cụ cho phép người sử dụng có thể trực quan xem xét
các khu vực có các công trình thủy lợi. Bản đồ được thể hiện trên các lớp của
nền địa hình bao gồm các lớp: địa giới huyện, xã, hệ thống sông ngòi, kênh
mương, cống nước…
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu
2.2.1 Biểu đồ mức ngữ cảnh
Hình 2.2: Sơ đồ mức ngữ cảnh
2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 2.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
20
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
2.2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng QL nghiệp vụ
Hình 2.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng quản lý nghiệp vụ
2.2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
Hình 2.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
21
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
2.2.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng biên tập bản đồ
Hình 2.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng biên tập bản đồ
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
22
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
2.3 Mô hình thực thể liên kết
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
DMLoaiCT
Mã loại công

trình
Tên loại công
trình
Mô tả
Phân cấp cha
con
Ký hiệu
TrucKenhTuoiTieu
ID
IDCTGoc
IDTrucKenh
CongTrinh_DVHC
ID
Mã công trình
Mã đơn vị hành chính
Chiều dài kênh mương
Ngày kiểm tra
Ghi chú
HieuSuatMayBom
ID
Mã công trình
Mã mực nước bể hút
Hiệu suất
So sánh
Ghi chú
DVHC
Mã đơn vị hành
chính
Tên đơn vị hành
chính

Mã tỉnh
Mã huyện
Mã xã
CongTrinhThuyLoi
Mã công trình
Tên công trình
Năm xây dựng
Năm hoàn thành
Địa chỉ công trình
Mã cha công trình đầu
mối
Tên công trình đầu mối
Mã loại công trình
Mã cơ quan quản lý
Lưu lượng thiết kế
Mực nước thiết kế Max
Mực nước thiết kế Min
Diện tích tưới thiết kế
Diện tích tiêu thiết kế
Kinh phí xây dựng
Nhiệm vụ (khu vực)
tưới
Nhiệm vụ (khu vực)
tiêu
Nhiệm vụ khác
Ghi chú
Cấp công trình
Chủ đầu tư
Nguồn vốn đầu tư
Hình thức tưới tiêu

Tưới tiêu
DMCQQL
Mã cơ quan
Tên cơ quan
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Ghi chú
Cơ sở pháp lý
Người đại diện
HTDapDang
Mã đập
Mã công trình
Kết cấu
Kích thước
Thông số trần
Cao trình bờ kênh thiết
kế
Lưu lượng
Tổng dung tích
Diện tích tưới thực tế
Diện tích tiêu thực tế
Tình trạng công trình
Năm bảo trì tu bổ
Số lần nâng cấp
Ngày kiểm tra công
trình
Thông số kỹ thuật
Cao trình đáy cống
Số cửa

Cao cống
Rộng cống
Loại cánh van
Vật liệu xây dựng
Hình thức đóng mở
cửa
Vốn sửa chữa
Mục đích khảo sát,
nâng cấp, sửa chữa
Người khảo sát
Cơ quan khảo sát
Ghi chú
Thực hiện
23
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Kinh tế
Vũ Quang Đạo Tin học kinh tế K51
HTCongNuoc
ID
Mã công trình
Số cửa cống
Loại cống
Chiều cao cánh van
Rộng cánh van
Chiều cao cửa cống
Chiều rộng cửa cống
Loại cánh van
Hình thức cửa cống
Khối lượng đá
Khối lượng gạch
Khối lượng bê tông

Lịch đóng mở
Vật liệu xây dựng
Cao trình đáy cống
Cao trình đáy bể tiêu
Cao trình thượng lưu
Cao trình hạ lưu
Cao trình đỉnh cống
Mực nước thiết kế
Thời gian bảo trì
Số lần nâng cấp
Tình trạng của CT
Ngày kiểm tra
Kiểu nhà trạm
Vật liệu cánh van
Vốn sửa chữa
Người kiểm tra
Cơ quan khảo sát
HTHoChua
ID
Mã công trình
Diện tích lưu vực
Diện tích nước mặt
Nguồn khai thác
Dung tích hữu ích
Dung tích chết
Lưu lượng
Mực nước thiết kế
Tổng dung tích
Diện tích tưới thực tế
Hiện trạng công trình

Năm bảo tu
Số lần nâng cấp
Ngày kiểm tra
Thông số kỹ thuật
Vốn sửa chữa
Mục đích
Người khảo sát
Cơ quan khảo sát
CongTrinhThuyLoi
Mã công trình
Tên công trình
Năm xây dựng
Năm hoàn thành
Địa chỉ công trình
Mã cha công trình
đầumối
Tên công trình đầu mối
Mã loại công trình
Mã cơ quan quản lý
Lưu lượng thiết kế
Mực nước thiết kế Max
Mực nước thiết kế Min
Diện tích tưới thiết kế
Diện tích tiêu thiết kế
Kinh phí xây dựng
Nhiệm vụ (khu vực)
tưới
Nhiệm vụ (khu vực)
tiêu
Nhiệm vụ khác

Ghi chú
Cấp công trình
Chủ đầu tư
Nguồn vốn đầu tư
Hình thức tưới tiêu
Tưới tiêu
HTKenhMuong
ID
Mã công trình
Loại mặt cắt
Độ dốc đáy kênh
Chiều rộng đáy thiết kế
Cao trình bờ kênh thiết
kế
Cao trình đáy kênh
thiết kế
Hệ số mái kênh thiết
kế
Chiều rộng đáy thực tế
Hệ số mái kênh thực tế
Cao trình đáy kênh
thực tế
Cao trình bờ kênh thực
tế
Mực nước thiết kế
Diện tích tưới thực tế
Diện tích tiêu thực tế
Thời gian bảo trì
Tình trạng của công
trình

Số lần nâng cấp
Ngày kiểm tra công
trình
Thông số kỹ thuật
Vốn sửa chữa
Mục đích khảo sát,
nâng cấp, sửa chữa
Người khảo sát
Cơ quan khảo sát
Ghi chú
Thực hiện
VanBanHanhChinh
ID
Tên tài liệu đi kèm
File số
Đường dẫn tài liệu
Tên file
Mã công trình
DienTichTuoiTieu
ID
Mã công trình
Mã loại cây canh tác
Mã loại vùng
Mã vùng tưới tiêu
Mã mùa vụ
Nguồn cấp, thoát
nước
Thời gian bắt đầu
hợp đồng tưới tiêu
Thời gian kết thúc

hợp đồng tưới tiêu
Đơn vị sử dụng nước
Diện tích hợp đồng
cho từng loại cây cụ
thể
Diện tích chưa hợp
đồng
Ghi chú
24

×