MỘT VÀI BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
KHI THỰC HIỆN TÍNH CHIA CHO HỌC SINH LỚP 3
A. PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhân loại đang sống vào những năm đầu của thế kỷ 21. Thế kỷ của những thành tựu khoa
học và công nghệ… đặc biệt chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc xã
hội với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” để đạt được
mục tiêu này, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến giáo dục và đào tạo. Theo NQ của hội
nghị lần thứ tư BCHTW đảng khoá VII, Đảng đã đặt ra nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục và đào tạo” và Đảng đã xác định: “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện
mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Để thực hiện tốt trọng trách nặng nề và vô cùng vẻ vang mà Đảng, nhà nước và nhân dân
giao phó, giáo dục Tiểu học đã có sự thay đổi và lớn mạnh rõ rệt. Nội dung ngày một hiện đại,
tính hệ thống ngày một cao, bên cạnh đó phương pháp giảng dạy ngày một phong phú theo
hướng tích cực hoá. Đặc biệt giáo dục Tiểu học được coi là nền tảng không chỉ cho hệ thống
giáo dục phổ thông mà cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân.
Hiện nay trong nhà trường tiểu học đã dạy đủ 9 môn học bắt buộc, ngoài ra bộ GD-ĐT còn
khuyến khích các trường có điều kiện dạy học thêm các môn tự chọn 2 buổi/ ngày. Trong bối
cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc dạy và học. Học trò không còn là đối tượng thụ
động tiếp thu những kiến thức sẵn có do giáo viên truyền thụ mà bản thân các em trở thành chủ
thể của các hoạt động giáo dục .
Vào thời điểm ngành giáo dục nước nhà đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai
không” mà Bộ giáo dục phát động, bản thân là một giáo viên tôi muốn đóng góp phần công lao
nhỏ vào việc phát triển giáo dục nước nhà.
Qua việc học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng và bạn bè đồng nghiệp, qua việc
giảng dạy thực tế trong những năm qua, bản thân tôi thấy không ít việc học sinh ngồi nhầm lớp,
việc học sinh ngồi nhầm lớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng điều chủ yếu cơ bản là các
em không nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản trong các môn học nói chung và môn toán nói
riêng, việc thực hiện các phép tính đơn giản như: cộng, trừ, nhân, chia với các em không phải là
đơn giản. Đặc biệt là khi thực hiện phép chia, các em còn lúng túng trong việc tìm thương (ước
lượng), thiếu kỹ năng thực hiện phép tính dẫn đến việc học tập của các em đạt kết quả chưa cao,
cũng từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học các dạng toán khác phức tạp hơn và điều muốn
nói ở đây là khi học sinh không làm được bài dẫn đến việc học sinh chán nản, sợ học toán.
Bên cạnh đó còn một số giáo viên lúng túng trong sử dụng phương pháp dạy học mới, cách
hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính chia chưa cụ thể, rõ ràng, phương pháp dạy học chưa
tích cực, rèn luyện kỹ năng cho học sinh còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, gây hứng thú cho học
sinh, chưa quan tâm đúng mức tới học sinh khi học các phép tính chia nên học sinh học hết lớp
3 còn lúng túng và chưa biết thực hiện phép tính chia. Không rèn kĩ năng chia cho học sinh mà
chỉ chú trọng vào việc rèn luyện cách giải các bài toán phép khác.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là người giáo viên có biện pháp như thế nào để rèn luyện cho
học sinh có kỹ năng tối thiểu thực hiện tính chia đúng và nhanh. Giúp học sinh thích học môn
toán, nắm được kiến thức đơn giản làm cơ sở cho các em học lên…. Tôi đã nghiên cứu nhiều
biện pháp để khắc phục một vài sai lầm mà học sinh hay mắc phải khi thực hiện phép chia ở lớp
3.
Qua nhiều lần áp dụng, đã đạt được một số thành công nhất định. Tôi xin được trình bày ra
trước các đồng nghiệp để cùng trao đổi, từ đó chúng ta có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 3 nói riêng và tiểu học nói chung .
B. PHẦN THỨ HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận:
1. Vị trí môn toán trong nhà trường tiểu học:
Trong nhà trường tiểu học mục tiêu dạy học là giáo dục cho các em có một vốn kiến thức
cơ bản để từ đó làm nền tảng cho các em học lên các lớp trên …
Môn Toán trong nhà trường Tiểu học chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nó không những
phát triển trí tuệ, cung cấp kiến thức toán học cần thiết cho đời sống các em sau này mà nó còn
góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức của người lao động trong xã hội hiện
đại.
Nhiệm vụ của dạy học môn toán ở trường Tiểu học là hình thành năng lực hoạt động tư
duy tính toán cho học sinh. Nhiệm vụ này được thể hiện trong các hoạt động học tập giữa thầy
và trò trong và ngoài lớp…
2. Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh lớp 3:
Như chúng ta đã thấy việc học phép tính cộng, trừ với học sinh tiểu học tương đối dễ dàng,
do sự tự học, tích luỹ trong cuộc sống của trẻ khi chưa đến trường và do sự cọ sát thực tế, trẻ ít
nhất cũng biết cộng trừ bằng cách thêm, bớt như: 1 thêm 1 bằng 2; 3 bớt 1 bằng 2… . Từ việc
học phép cộng, phép trừ có vẻ dễ dàng hơn. Còn đối với phép nhân và phép chia, mãi tới lớp 2
các em mới được làm quen và được học bảng nhân, bảng chia (từ bảng nhân chia 2 đến bảng
nhân chia 5). Việc thực hiện phép tính nhân chia nằm trong bốn phép tính đơn giản nhưng nó
đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn.
Chính vì vậy mà việc dạy học tính nhân, chia trong nhà trường Tiểu học tưởng rất bình
thường nhưng trong thực tế nó không hề đơn giản. Ở tiểu học việc học phép chia gắn liền với
việc học phép nhân. Việc xây dựng mỗi công thức chia đều dựa vào một công thức nhân tương
ứng. Chẳng hạn từ công thức nhân: 9 x 4 = 36 mà xây đựng được công thức chia: 36 : 9 = 4.
Đối với lớp Ba, phép chia được tiến hành đồng thời với phép nhân. Ngoài chia trong bảng
còn có chia ngoài bảng trong phạm vi 100 000. Nội dung chương trình môn toán lớp Ba về số
học có liên quan đến phép chia chiếm số lượng không ít. Học sinh được học chia số có hai, ba,
bốn, năm chữ số cho số có một chữ số. Học sinh phải thực hiện đúng và nhận biết chính xác
phép chia hết và phép chia có dư. Để từ đó áp dụng phép tính vào các dạng toán khác. Ngoài ra,
nó còn là cơ sở để học sinh thực hiện tốt các dạng toán cao hơn các lớp cuối cấp.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng tình hình nhà trường:
Trường tiểu học 3 thị trấn Năm Căn là một trường thuộc địa bàn thị trấn Năm Căn, là một
trường trong những năm gần đây phong trào dạy và học đã có những phát triển rõ rệt. Qua tìm
hiểu tôi thấy đa số các hộ dân ở đây có cuộc sống khó khăn cha mẹ lo bươn chải làm ăn (hoặc
đi làm ăn xa) không có thì giờ kèm cặp con em dẫn đến con em học yếu. Một bộ phận học yếu
nữa là do gia đình di cư đến đây làm ăn theo mùa vụ, nay đây mai đó, hết mùa lại dời nhà đi
chính vì lẽ đó nhiều em học giở dang lại phải theo cho mẹ đi nơi khác…
Mặt khác do lớp học đông nên đôi khi giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đúng mức.
Trong giờ toán chỉ hướng dẫn chỉ gọi được một số em, đặc biệt là các tiết dự giờ thì các em tính
toán yếu sẽ bị lãng quên…
2. Thực tiễn việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta triển khai việc đổi mới phương pháp
dạy học, bắt đầu từ nhu cầu của người học.
Qua 5 năm thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình, hầu hết các giáo viên trong
trường đều nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa mới và phuơng pháp dạy mới để có
thể chuyền tải kiến thức đến học sinh. Tất cả giáo viên đều định hướng việc dạy học phải theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Qua việc trực tiếp giảng dạy trong những năm vừa qua, cùng với việc trao đổi kinh nghiệm
với các giáo viên trong trường tôi nhận thấy khi dạy học phép chia ở lớp 3, giáo viên và học
sinh có những ưu và nhược điểm sau:
2.1. Đối với giáo viên:
Phần lớn giáo viên đã truyền thụ một cách chính xác, đầy đủ nội dung kiến thức của bài
học. Sử dụng phương pháp phù hợp để giúp học sinh nắm vững kiến thức. Tuy nhiên có những
giáo viên còn lúng túng trong sử dụng phương pháp dạy học mới, cách hướng dẫn học sinh thực
hiện phép tính chia chưa cụ thể, rõ ràng, phương pháp dạy học chưa tích cực, rèn luyện kỹ năng
cho học sinh còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh.
Thực trạng này cũng xuất phát từ việc phần đông giáo viên có cuộc sống khó khăn nên một
số ít giáo viên chưa đầu tư cho tiết dạy, chưa thực sự nhiệt tình đối với học sinh, chưa quan tâm
đúng mức tới học sinh còn lúng túng mơ hồ khi thực hiện phép chia. Bên cạnh đó một số giáo
viên còn cho rằng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là đơn giản, chỉ chú trọng vào việc luyện
cho học sinh cách giải các bài toán ẩn, toán có lời văn. Chính vì thế mà vẫn có tình trạng học
sinh học hết lớp 3 vẫn lúng túng khi thực hiện phép chia.
2.2. Đối với học sinh:
Phần lớn học sinh chưa nhận thức đúng đắn về việc học tập, còn ham chơi, hay ỷ lại. Nhiều
em do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không có thời gian cho việc học dẫn đến việc học
yếu, chán học, không theo kịp chương trình. Nhiều học sinh chưa có phương pháp tự học, một
số học sinh nhận thức còn chậm, mau quên, không biết vận dụng liên kết kiến thức cũ với kiến
thức mới.
Mặt khác, việc chăm lo đôn đốc, kiểm tra việc học tập của con em ở phụ huynh chưa chu
đáo, mặt khác còn phó thác cho thầy cô và nhà trường gây khó khăn không nhỏ cho việc giảng
dạy và giáo dục học sinh của giáo viên và nhà trường.
3. Những sai lầm học sinh lớp 3 thường mắc phải khi thực hiện phép chia.
a. Đối với dạng toán chia hết:
Trường hợp thứ nhất:
Trong quá trình thực hiện phép tính nhiều học sinh còn lầm cách đặt tính tương tự cách đặt
tính cộng, trừ.
Ví dụ. 30 : 5 = ?
Học sinh đặt như sau:
30
:
5
6
Trường hợp thứ hai:
Học sinh biết đặt tính như lại chưa biết trình bày đúng phép tính:
Ví dụ:
42 : 6 =?
Học sinh sẽ làm:
Trường hợp thứ ba :
Học sinh chưa biết cách ước lượng thương, các em bỏ qua bước thử lại sau mỗi lần chia để
tìm số dư. Học sinh chưa nắm vững bảng nhân, bảng chia dẫn đến các em thực hiện sai.
Ví dụ : 27468 : 4 = ?
Học sinh sẽ thực hiện: 25468 4
04 611
06
08
b. Đối với những phép chia có dư:
Trường hợp thứ nhất:
Học sinh ước lượng thương sai dẫn đến số dư lớn hơn số chia.
Ví dụ: 2957 : 3 = ?
Học sinh thực hiện : 2957 3
25 984
17
5
Trường hợp thứ hai:
Học sinh các em chưa có kĩ năng trình bày với dạng bài đặt tính các em thường có thói
quen ghi kết quả thương lên cột ngang mà không ghi số dư.
Ví dụ: 14853 : 4 = ?
Các em sẽ viết : 14853 : 4 = 3713
(Còn dư 1 không viết vào kết quả)
c. Trường hợp phép chia mà thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị:
Ở trường hợp phép chia với số bị chia có chữ số hàng đơn vị là chữ số 0 thì học sinh hay
nhầm lẫn không thực hiện chia tiếp dẫn đến kết quả sai.
Ví dụ. 420 : 7 = ?
Các em thực hiện:
420 7
42 6
0
d. Trường hợp phép chia có chữ số 0 ở thương:
Khi thực hiện các lần chia tiếp theo sau lần chia đầu tiên, số bị chia nhỏ hơn số chia, học
sinh không thực hiện chia mà hạ tiếp số sau nó để chia nên dẫn đến kết quả sai.
Ví dụ. 4249 : 7 = ?
Học sinh thực hiện: 4249 7
049 67
0
4. Một số biện pháp khắc phục những sai lầm của học sinh lớp 3 khi thực hiện phép chia.
4.1. Giúp học sinh thuộc bảng nhân và bảng chia đã học.
Như đã nói ở phần trước, phép chia là phép toán ngược của phép nhân. Trong chương trình
toán Tiểu học, phép chia được tiến hành đồng thời với phép nhân do học sinh ước lượng thương
rất kém nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải theo dõi điều tra thực trạng trình độ của
lớp mình và chú trọng khi dạy các bảng nhân, bảng chia làm sao để học sinh hiểu và học thuộc
ngay tại lớp.
Ở lớp ba, học sinh học tiếp các bảng nhân và chia 6, 7, 8, 9. Trong quá trình hình thành
bảng nhân, chia giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu và thuộc lòng các bảng nhân, chia. Thực
tế trong trường tôi do học sinh chưa có điều kiện học tập, không được sự quan tâm đúng mức
của các bậc phụ huynh (sự ỷ lại của gia đình giao toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm
lớp và nhà trường) dẫn đến học sinh thiếu tính tự giác học tập. Đa số các em không thuộc bảng
nhân, chia hoặc học sinh học theo một cách máy móc không biết áp dụng vào bài làm và học
vẹt. Chính vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học phép tính chia. Do đó, giáo viên phải
hết sức nhiệt tình, có phương pháp tổ chức cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, dưới nhiều
hình thức mà áp dụng sao cho phù hợp, đặc biệt là hình thức tổ chức trò chơi .
Khi vào lớp giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi vào 10 phút đầu giờ. Cho học sinh
thi đọc thuộc các bảng nhân, chia. Em nào thuộc sẽ được một bông hoa điểm 10 và có quyền chỉ
định bạn khác đọc tiếp, nếu không thuộc sẽ phải hát hoặc múa một bài cho các bạn xem. Sau
khi học sinh đã thuộc, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng bằng cách chia
học sinh thành 2 đội A và B. Đội A sẽ nêu phép tính nhân hoặc chia bất kỳ trong bảng nhân,
chia cho đội B trả lời, nếu trả lời đúng có quyền chỉ định lại số đội A. Giáo viên hoặc cán sự lớp
làm trọng tài, trong thời gian nhất định sẽ phân thắng bại.
Ngoài ra giáo viên có thể treo bảng nhân, bảng chia mà học sinh đã được học trên tường
lớp học để học sinh được tiếp cận hàng ngày, các em có thể học bất cứ lúc nào khi đến lớp.
4.2. Chuẩn bị của giáo viên trong từng tiết học.
Để hạn chế thấp nhất chất lượng học sinh chưa cập nhật được kiến thức khi thực hiện các
phép tính chia và giúp học sinh nắm bắt, khắc sâu được kiến thức, giáo viên phải có kế hoạch
bài dạy cụ thể, phân chia lượng thời gian hợp lí. Đối với phần hình thành kiến thức, giáo viên
phải tổ chức cho học sinh phát hiện, tự rút ra được các bước thực hiện phép tính chia.
Mặt khác, giáo viên phải tăng cường công tác tự rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ. Cải tiến công tác soạn - giảng, xây dựng kế hoạch dạy toán qua việc nghiên cứu kĩ các bài
toán có liên quan. Phải xác định nội dung, mục tiêu cơ bản cần đạt được trong tiết dạy để chuẩn
bị các loại đồ dùng cần thiết phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy.
Bên cạnh đó giáo viên phải xác định các biện pháp động viên, hỗ trợ và theo dõi học sinh
trong quá trình dạy – học toán. Giáo viên phải nắm được khả năng học tập của từng học sinh
trong lớp, để xác định nội dung dạy học của giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống và tính chính
xác, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Dạy nội dung bài học mới phải dựa trên kiến thức kĩ
năng của học sinh đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp theo của
từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong chương trình toán tiểu học.
Giáo viên phải chịu trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học và điều cốt yếu nhất là
học sinh phải được học. Tuyệt đối giáo viên không được để học sinh yếu kém đứng bên lề mỗi
giờ dạy của tiết học. Trong quá trình dạy học toán, khi nắm rõ được các sai lầm mà học sinh
thường mắc phải, ta có thể cho học sinh tiếp xúc với các bài tính sai để các em phát hiện ra chỗ
sai đó và tìm ra nguyên nhân sai để tự khắc phục cho bản thân mình .
Như vậy sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn. Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh củng cố kiến
thức hạn chế các sai lầm thường mắc phải.
Ngoài ra, giáo viên cần có kế hoạch khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp học sinh biết
ước lượng thương trong mỗi đợt chia. Muốn ước lượng thương đúng, học sinh phải thuộc các
bảng nhân, chia, biết nhân nhẩm, trừ nhẩm tương đối nhanh, tăng kĩ năng tính toán theo từng
gian đoạn.
Ví dụ:
a. Đối với dạng toán chia hết:
Trường hợp thứ nhất:
Trong quá trình thực hiện phép tính nhiều học sinh còn lầm cách đặt tính tương tự cách đặt
tính cộng, trừ
* Giáo viên khi dạy về phép tính chia bao giờ cũng nhấn mạnh cách đặt tính và đưa ra
trường hợp hay đặt tính sai cho học sinh nhận xét:
Ví dụ. 30 : 5 = ?
Học sinh cần phải đặt tính:
30 5
Có thể học sinh lại thực hiện đặt tính như sau:
30
:
5
6 (Đây là trường hợp đặt tính sai)
Trường hợp thứ hai:
Học sinh biết đặt tính nhưng lại chưa biết trình bày đúng phép tính thì giáo viên sẽ hướng
dẫn học sinh khi chia xong ta phải nhân ngược lại thương với số chia xem kết quả mình đã chia
đúng chưa.
Ví dụ:
42 : 6 = ?
42 6
42 7
0
Phải lấy 7 x 6 = 42; 42 ghi thẳng cột số bị chia và trừ cho nhau: bằng 0.
Trường hợp thứ ba:
Học sinh chưa biết cách ước lượng thương, các em bỏ qua bước thử lại sau mỗi lần chia để
tìm số dư. Học sinh chưa nắm vững bảng nhân, bảng chia dẫn đến các em thực hiện sai.
Ví dụ. 25 468 : 4 = ?
Học sinh có thể thực hiện: 25 468 4
04 611
06
08
Giáo viên thực hiện phép chia cho học sinh thấy khi ta nhân thử lại thì kết quả sẽ chưa
đúng vì sau mỗi lần chia ta quên không nhân ngược lại và trừ đi để tìm số dư cho lần chia tiếp
theo thì phép tính sẽ sai.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh thực hiện như sau:
25468 : 4 = 6367
Đặt tính và tính: 25468 4
14 6367
26
28
0
b. Đối với những phép chia có dư:
Trường hợp thứ nhất:
Học sinh ước lượng thương sai dẫn đến số dư lớn hơn số chia. Khi dạy đến từng phép chia
có dư giáo viên luôn luôn nhắc học sinh số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Khi thực hiện các
phép chia này lúc ban đầu dạy giáo viên cho học sinh mang bảng chia ra đặt trước mặt để học
sinh dò cách ước lượng thương. Sau đó mới cho học sinh cất bảng chia và tự nhẩm.
Ví dụ: 2957 : 3 = ?
Học sinh thực hiện sai:
Cho học sinh dò trong bảng chia 3 xem (17 : 3 = ?) số nào gần bằng 17 mà lại chia hết cho
3, đó là 15: 3 = 5 thì lúc này 17 – 15 số dư chỉ còn là 2.
Ngoài ra
giáo viên thường xuyên ôn lại cho học sinh các dạng phép chia từ đơn giản đến phức tạp để học
sinh từ từ nắm được cách ước lượng thương chính xác khi thực hiện phép chia có dư
Ví dụ:
Trường hợp thứ hai:
Học sinh các em chưa có kĩ năng trình bày với dạng bài đặt tính các em thường có thói
quen ghi kết quả thương lên cột ngang mà không ghi số dư.
Ví dụ: 14853 : 4 = ?
Các em sẽ viết : 14853 : 4 = 3713
(Còn dư 1 không viết vào kết quả)
Giáo viên yêu cầu các em nhớ phải ghi số dư bên cạnh kết quả cho đầy đủ.
c. Trường hợp phép chia mà thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị và trường hợp phép chia có
chữ số 0 ở thương:
Ở trường hợp phép chia với số bị chia có chữ số hàng đơn
vị là chữ số 0 thì học sinh hay nhầm lẫn không thực hiện chia tiếp dẫn đến kết quả sai.
Ví dụ. 420 : 7 = ?
Có em thực hiện:
* Khi chia có chữ số 0 thì lưu ý học sinh số 0 chia cho số nào cũng bằng 0 và ngược lại 0
nhân cho số nào cũng bằng 0.
Khi thực hiện các lần chia tiếp theo sau lần chia đầu tiên, số bị
chia nhỏ hơn số chia, học sinh không thực hiện chia mà hạ tiếp số sau nó để chia nên dẫn đến
kết quả sai .
Ví dụ: 4249 : 7 = ?
Có học sinh thực hiện:
* Giáo viên lưu ý học sinh khi thực hiện các lần chia tiếp theo sau lần chia đầu tiên, tuy số
bị chia nhỏ hơn số chia nhưng vẫn phải thực hiện chia tiếp bằng cách thêm không ở kết quả sau
đó nhân ngược lại rồi trừ đi rồi mới hạ tiếp số sau nó để chia.
Trường hợp chia số có hai, ba, bốn, năm chữ số:
Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện theo cách rút gọn.
Ví dụ. 26548 : 4 = ?
* 26 chia 4 được 6, viết 6;
6 nhân 4 bằng 24, 26 trừ 24 bằng 2.
ạ ạ
ạ ạ
6 nhân 4 bằng 24, 25 trừ 24 bằng 1.
* Hạ 4, được 14, 14 chia 4 được 3 , viết 3;
3 nhân 4 bằng 12, 14 trừ 12 bằng 2.
* Hạ 8, được 28,28 chia 4 bằng 7, viết 7;
7 nhân 4 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0.
Trường hợp học sinh yếu, chậm phát triển:
Giáo viên vẫn hướng dẫn cho học sinh làm theo từng bước sao cho vừa sức với từng đối
tượng học sinh.
ạ
4.3. Sử dụng biện pháp trò chơi học tập.
Để học sinh khắc sâu được kiến thức, tự phát hiện sai lầm từ đó khắc phục những sai lầm,
…. Giáo viên cần tăng cường chuẩn bị hệ thống các bài tập dưới hình thức trò chơi nhằm củng
cố kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức của học sinh.
Ví dụ: Điền chữ Đ (đúng) vào bài làm đúng, chữ S (sai) vào bài làm sai. Giải thích vì sao?
15 831 15 831 15 83
09 15 09
4
Ở dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra được phép tính a đúng, phép tính c sai,
cách trình bày ở lần thứ 2, phép tính sai vì chưa nhân thử lại để tìm số dư ở lượt chia thứ 3.
Ví dụ: Nối thông tin tương ứng ở cột a, với cột b.
8
72 : 8 = 10
56 : 8 = 5
64 : 8 = 7
40 : 5 = 9
30 : 5 = 6
Các dạng bài tập này giúp học sinh củng cố các bảng chia đã học và rèn luyện kĩ năng
nhẩm nhanh, giúp học sinh phân biệt được cái đúng, cái sai, biết chỉ ra cái đúng, cái sai, biết
nhận xét, đánh giá và trình bày quan điểm của mình trước những tình huống của bài.
Môn toán là môn học rất khô khan và trừu tượng. Để phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh sau khi học xong một đơn vị kiến thức nào đó và để gây hứng thú học tập cho học sinh,
chúng ta cần tăng cường các dạng bài như trên.
Dạng trò chơi học tập này giúp học sinh có thói quen không bằng lòng với kết quả đạt được
và có mong muốn tìm ra giải pháp tốt nhất cho bài của mình. Đặc biệt, giáo viên có thể rèn óc
tư duy và phương pháp suy nghĩ, khả năng phán đoán, khả năng loại trừ, khả năng ước lượng để
tìm ra đáp số đúng của học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên trong một thời gian ngắn để có
thể củng cố hay kiểm tra được nhiều kiến thức của học sinh.
4.4. Biện pháp xây dựng đôi bạn cùng tiến:
Từ xưa ông cha ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Như vậy đối với học sinh
còn lúng túng trong khi thực hiện phép tính, giáo viên sẽ tổ chức học tập theo nhóm, đôi bạn
học tập, hướng dẫn giao nhiệm vụ cho các bạn học khá, giỏi kèm theo bạn yếu.
Giáo viên nên tập trung 30 phút đầu giờ cho các em khá kèm các em yếu ngay trên bảng,
điều này vừa tạo cho học sinh khá, giỏi phát huy năng lực, khắc sâu kiến thức, vừa giúp học
sinh yếu kém cảm thấy thoải mái do được học và trao đổi với bạn đồng lứa tuổi.
4.5 Kết hợp với các tổ chức trong trường và kết hợp với phụ huynh học sinh.
Thường xuyên kiểm tra, khuyến khích động viên học sinh bằng điểm số và những lời khen
phù hợp. Kết hợp với các tổ chức Đoàn – Đội trong trường để tổ chức các buổi học ngoại khoá
“vui để học” nhằm thu hút các đối tượng học sinh tham gia.
Trong những tiết học, giáo viên cần theo dõi phát hiện những học sinh yếu kém khi thực
hiện phép chia. Giáo viên động viên khuyến khích học sinh học thêm ở nhà. Yêu cầu học sinh
nhờ anh chị, cha mẹ chỉ bảo.
Với phương pháp này giáo viên sẽ kiểm tra học sinh ngay ngày hôm sau để có hướng kèm
cặp học sinh.
C.PHẦN THỨ BA. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:
Môn Toán trong nhà trường Tiểu học chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nó không những phát
triển trí tuệ, cung cấp kiến thức toán học cần thiết cho đời sống các em sau này mà nó còn góp
phần hình thành và rèn luỵên các phẩm chất đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại.
Trong quá trình dạy học toán, chúng ta không nên xem nhẹ những bài toán đơn giản, bởi vì học
sinh có hiểu và làm được toán đơn giản thì mới tiếp tục khám phá tri thức trong những bài toán
khó hơn.
Khi dạy học môn Toán, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện và
tự giải quyết nhiệm vụ, tự chiếm lĩnh kiến thức mới đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa
kiến thức cũ và kiến thức mới. Biết vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của
các bài tập thực hành, luyện tập.
Không có phương pháp nào là phương pháp vạn năng trong dạy học. Chỉ có năng lực của
giáo viên là quyết định chất lượng, khi nào giáo viên làm chủ được khiến thức, tường minh
được kế hoạch bài học, hiểu ra nhu cầu và khả năng của học sinh, khai thác vận dụng hết ưu
điểm của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học
để tạo ra chất lượng của mỗi tiết dạy thì mới có thể nâng cao chất lượng của mỗi tiết dạy từ đó
có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi học sinh.
2. Kết quả đạt được:
Với mong muốn nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi học sinh, trong những năm
học vừa qua tôi đã sử dụng những phương pháp, biện pháp nêu trên để áp dụng giảng dạy trong
lớp học của mình, kết quả là học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều học sinh khi mắc những sai lầm
như trên đã tự biết khắc phục, sửa chữa, học sinh trong lớp nắm vững cách thực hiện phép tính
chia. Số học sinh yếu môn toán giảm dần và không còn học sinh học yếu toán. Cuối năm lên lớp
100% tham gia vào công cuộc xóa mù chữ của xã hội.
* Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thành công ở lớp, ở trường tôi trong năm học
trước. Năm học 2010 – 2011 này tôi cũng áp dụng và đạt được kết quả rất khả quan. Nó trực
tiếp liên quan đến kết quả chung của môn Toán lớp tôi như sau:
ạạạạ ạ
KQKS
Loại
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
Khảo sát chất lượng đầu năm Giữa học kì I Cuối học kì I Giữa học kì II
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Giỏi 5 20.0 4 16.0 5 20.0
Khá 9 36.0 7 28.0 11 44.0 10 40.0
TB 10 40.0 10 40.0 9 36.0 9 36.0
Yếu 6 24.0 3 12.0 1 4.0 1 4.0
Tổng 25 100 25 100 25 100 25 100
Trên đây là những biện pháp khắc phục những sai lầm của học sinh khi thực hiện phép tính
chia ở lớp 3. Rất mong sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện
hơn.
Năm Căn, ngày 25 tháng 04 năm 2009
Người viết
Lê Thị Thanh Tươi