Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******




TRẦN THỊ HỒNG VÂN




XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH QUA SẢN PHẨM CỦA CÁC
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG: CÁT TIÊN SA, LASTA,
HOA HỒNG VÀNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010
TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Mã số: 60 32 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC










TP.HCM, 2011

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******

TRẦN THỊ HỒNG VÂN



XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH QUA SẢN PHẨM CỦA CÁC
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG: CÁT TIÊN SA, LASTA,
HOA HỒNG VÀNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010
TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƢƠNG XUÂN SƠN




TP.HCM, 2011


2




DANH MỤC VIẾT TẮT


XHH: Xã hội hóa
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
HTV: Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Cát Tiên Sa: Công ty TNHH Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa
Lasta: Công ty cổ phần L.A.S.T.A
Hoa hồng vàng: Công ty TNHH Truyền thông Hoa Hồng Vàng




















3


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỜI KÌ HỘI NHẬP 12
1.1 Vấn đề xã hội hóa và xã hội hóa truyền hình 12
1.1.1 Xã hội hóa là gì 12
1.1.2 Sự phát triển của xu hướng xã hội hóa ở TP.HCM 13
1.2 Báo chí TP.HCM trong thời kỳ hội nhập 15
1.2.1 Sự tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động
báo chí 15
1.2.2 TP.HCM có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt
động báo chí 19
1.2.3 Truyền hình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân

TP.HCM 20
1.3 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là một xu
hướng tất yếu 22
1.3.1 Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đáp ứng yêu
cầu phát triển của truyền hình 22
1.3.2 Các yếu tố tác động đến xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình 25
1.3.3 Đối tượng tham gia vào xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình 30
4

Tiểu kết chương 1 34
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC CÔNG TY TRUYỀN THÔNG TẠI
TP.HCM (TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010) 36
2.1 Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trên sóng của
HTV 36
2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của HTV 36
2.1.2 Sự tham gia của các công ty truyền thông 38
2.1.3 Phương thức phối hợp giữa HTV và công ty truyền thông 42
2.2 Ưu thế của các chương trình truyền hình của Cát Tiên Sa,
Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 47
2.2.1 Cát Tiên Sa-công ty truyền thông hàng đầu của các chương
trình truyền hình giài trí 47
2.2.2 Lasta-nhà sản xuất truyền hình chuyên nghiệp 54
2.2.3 Hoa Hồng Vàng-công ty truyền thông mới trong lĩnh vực sản
xuất chương trình truyền hình 62
2.3 Hạn chế trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình . 65
2.3.1 Chất lượng không đồng đều 65

2.3.2 Nhân lực làm truyền hình còn nhiều hạn chế 68
2.3.3 Lợi nhuận kinh doanh chi phối chất lượng chương trình 70
Tiểu kết chương 2 72



5


CHƢƠNG 3:
KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 74
3.1 Một số kinh nghiệm rút ra trong xã hội hóa sản xuất chương
trình truyền hình 74
3.1.1 Về nội dung 74
3.1.2 Về tổ chức sản xuất 78
3.1.3 Về quản lý 79
3.2 Các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lượng xã hội
hóa sản xuất chương trình truyền hình 81
3.2.1 HTV phải giữ vai trò quyết định trong hoạt động liên kết sản
xuất chương trình 82
3.2.2 Nâng cao năng lực sản xuất chương trình của các công ty
truyền thông 86
3.3 Mô hình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình 90
3.3.1 Mô hình về phương thức phối hợp giữa đài truyền hình và
công ty truyền thông 91
3.3.2 Mô hình tổ chức sản xuất chương trình truyền hìn ở công ty
truyền thông 93
Tiểu kết chương 3 96


KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, truyền hình là một kênh thông tin quan trọng. So
với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có số
lượng lớn các đài truyền hình. Theo Bộ Thông tin-Truyền thông, hiện cả nước
có 67 đài phát thanh-truyền hình, trong đó có 3 đài phủ sóng toàn quốc là Đài
Tiếng nói Việt Nam-VOV, Đài Truyền hình Việt Nam-VTV và Đài Truyền
hình kỹ thuật số VTC. 64 đài phát thanh truyền hình địa phương gồm 62 đài
phát thanh truyền hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, riêng
TP.HCM có 2 đài: Đài Truyền hình TP.HCM- HTV và Đài Tiếng nói nhân
dân TP.HCM-VOH. Số lượng các kênh truyền hình tại Việt Nam lên tới gần
200 kênh, trong đó có gần 100 chương trình truyền hình quảng bá. Bên cạnh
đó, nhiều chương trình truyền hình quốc gia và một số chương trình truyền
hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng internet đến các khu vực, các
nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc cạnh tranh thông
tin giữa các đài truyền hình, kênh truyền hình cũng là một xu thế tất yếu.
Công chúng ngày càng có trình độ cao và luôn đòi hỏi cao về chất lượng, nội
dung các chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền hình
giải trí. Bên cạnh đó, dưới sức ép của hàng trăm, hàng ngàn kênh truyền hình
cũng như sự phát triển chóng mặt của các loại hình internet bắt buộc những
người làm truyền hình phải luôn tìm những hướng đi mới cho sự phát triển
của truyền hình.
Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với

các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường cho thấy Nhà nước khuyến khích các thành viên trong xã hội tham gia
7

vào các hoạt động mang lợi ích cộng đồng. TP HCM với vai trò là đầu tàu
kinh tế của đất nước, cũng là đơn vị đi tiên phong về XHH trên các lĩnh vực
kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao TP HCM đã thực hiện XHH trong
bối cảnh đất nước và thành phố đang trong quá trình phát triển nhanh, hội
nhập với thế giới, tạo thêm những điều kiện, yếu tố tích cực cho công tác
XHH triển khai nhanh, mạnh. TP HCM đã thành công trong XHH sân khấu,
và trở thành điểm sáng trong XHH giáo dục, y tế. Những thành công bước
đầu trong các lĩnh vực trên đã cho thấy xu hướng XHH các hoạt động xã hội
là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các đô thị lớn
như TP.HCM. Trong xu thế đó, XHH sản xuất chương trình truyền hình của
HTV cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Sự hợp tác giữa HTV và các công ty truyền thông đã góp phần mang
đến diện mạo mới cho HTV, chương trình phong phú, đa dạng, phục vụ được
nhiều đối tượng, nhiều mục đích trong giáo dục, giải trí, dân sinh, xã hội,
nâng cao chất lượng trong thưởng thức văn hóa của công chúng. Tuy là đài
địa phương, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM nhưng HTV đã có đến 41
điểm phủ sóng rộng khắp cả nước, đặc biệt ở miền Tây Nam bộ, HTV trở
thành một đài truyền hình nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả.
Khái niệm XHH trong lĩnh vực truyền hình vẫn gây nhiều tranh cãi
trong giới chuyên môn, các nhà khoa học nói riêng và dư luận nói chung.
XHH truyền hình được hiểu là XHH sản xuất chương trình truyền hình, ở
nước ta phương thức và phạm vi thực hiện XHH khá đa dạng. Các công ty
truyền thông trong cuộc hợp tác với HTV đã thể hiện sự nhanh nhạy, năng
động và khả năng làm việc hiệu quả qua các chương trình truyền hình. Thế
nhưng, không phải chương trình nào cũng thành công như mong đợi. Phương
thức XHH sản xuất chương trình truyền hình nào thực sự hiệu quả, và làm sao

hoạt động này không bị thao túng bởi quyền lợi cá nhân đang là vấn đề bức
8

xúc của công luận, vướng mắc của các công ty truyền thông và là sức nặng
đối với HTV trong tiến trình XHH.
Tìm hiểu vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền hình trên sóng của
HTV để hoàn thiện, nâng cao chất lượng cho các chương trình đang phát sóng
do công ty truyền thông sản xuất đang là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, người
viết chọn đề tài: “Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm
của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm
2008 đến năm 2010 trên sóng Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh” làm
luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, các kênh truyền hình tư nhân hay các tập đoàn truyền
thông đã không còn xa lạ. Rất nhiều các kênh truyền hình nổi tiếng, hãng
truyền hình lớn của nước ngoài đã được “tư nhân hóa” và mang tính thương
mại. Ở các nước Tư Bản có hẳn ngành công nghiệp truyền thông. Những
hãng: BBC, AP đã vươn tầm hoạt động khắp thế giới. Trung Quốc cho phép
thành lập tập đoàn truyền thông năm 1996 và đến năm 2008 đã có 56 tập đoàn
truyền thông. Thực tế hoạt động của các hãng thông tấn, các tập đoàn truyền
thông nước ngoài có sự khác biệt với điều kiện ở Việt Nam, do đó tính chất
XHH ở các nước khác với thực tế ở Việt Nam.
XHH sản xuất chương trình truyền hình qua hoạt động của các công ty
truyền thông đã có từ nhiều năm trước và đến khi Việt Nam gia nhập WTO
thì hoạt động này ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, mang tính hiệu
quả rõ rệt.
Thuật ngữ “xã hội hóa” sản xuất chương trình truyền hình cũng được
bàn luận nhiều. Việt Nam cũng đã có những tài liệu nghiên cứu về vấn đề
này. Tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (ngày 05/01/2006) tại

9

Nha Trang-Khánh Hòa với nội dung: Sản xuất chương trình sẽ được xã hội
hóa như thế nào?
Trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 26 (ngày 11/01/2007)
đã tổ chức các buổi hội thảo với chủ đề chính là sản xuất chương trình truyền
hình sẽ được XHH như thế nào thu hút được rất nhiều các đài truyền hình
trong cả nước và các đơn vị, tổ chức ngoài ngành truyền hình tham gia.
Hoạt động liên kết sản xuất chương trình phần nào được thể hiện qua
Thông tư 19/2009/TT-BTTTT qui định về việc liên kết trong hoạt động sản
xuất chương trình phát thanh, truyền hình của Bộ Thông tin Truyền thông.
Đề cập đến vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền hình có Luận văn
Thạc sĩ của học viên Học viện Báo chí-Tuyên truyền Lê Thị Thu Hòa với đề
tài “Xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Truyền hình
Việt Nam (Khảo sát kênh VTV1-VTV3 từ tháng 1-2007 đến tháng 6-2008)” và
Luận án Tiến sĩ “Xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam nhìn từ góc
độ kinh tế học truyền thông” (2011) của Bùi Chí Trung, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề cập đến sự phát triển của
truyền hình và nhu cầu thưởng thức chương trình nghe nhìn của công chúng
truyền hình, qua đó phần nào lý giải vì sao các công ty truyền thông lại thành
công trong lĩnh vực sản xuất chương trình ở nhóm các chương trình truyền
hình giải trí, văn hóa nghệ thuật có Luận án Tiến sĩ “Đặc điểm công chúng
truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay” (2007) của Trần Bảo Khánh, Học
viện Báo chí-Tuyên truyền.
Xung quanh vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền hình cũng có
một số tài liệu nghiên cứu có đề cập tới như: xu hướng phát triển truyền hình
nói chung, nghiên cứu kinh tế báo chí, nhân lực làm truyền hình cùng nhiều
bài viết trên các báo, các trang mạng điện tử về vấn đề này như: “Xã hội hóa
truyền hình: Đã đến lúc” trên vtv.vn, “Xã hội hóa truyền hình-Hay là bán
10


sóng” trên tuanvietnam.net, “Xã hội hóa truyền hình: Cuộc cạnh tranh của
đẳng cấp” trên laodongonline.com, “Truyền hình được xã hội hóa mạnh mẽ”
trên ITCnews
Như vậy, chưa có đề tài nào đi sâu, khảo sát nghiên cứu vấn đề XHH
sản xuất chương trình truyền hình với sự tham gia của các công ty truyền
thông trên sóng HTV.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
-Luận văn có mục đích tìm hiểu về vấn đề XHH sản xuất chương trình
truyền hình tại HTV, khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm truyền hình của
các công ty truyền thông Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng
3.2 Nhiệm vụ
-Làm rõ vấn đề XHH sản xuất chương trình truyền hình với sự tham gia
của các công ty truyền thông. Trong đó, làm nổi bật mối quan hệ giữa HTV
và các công ty truyền thông tham gia sản xuất chương trình truyền hình.
-Phân tích các chương trình do công ty truyền thông sản xuất trên HTV
từ năm 2008 đến năm 2010. Đồng thời, tiến hành khảo sát thực tế các chương
trình đang phát sóng trên HTV của các công ty Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng
Vàng.
-Từ đó, đưa ra những giải pháp hữu dụng cho việc cải tiến và nâng cao
chất lượng chương trình liên kết sản xuất trên HTV trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công ty truyền thông tại
TP.HCM đang liên kết sản xuất chương trình truyền hình với HTV.
-Luận văn chú trọng khảo sát hiện trạng XHH sản xuất chương trình
truyền hình của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng
từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng HTV.
11


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài: “Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm
của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa Hồng Vàng từ năm
2008 đến năm 2010 trên sóng Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh” dựa
trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, xem xét đánh giá
các chương trình truyền hình được XHH ở khâu sản xuất dựa vào hoàn cảnh
thực tế của vấn đề trong các mối liên hệ khách quan.
Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 đã qui định tại chương 1, điều 2 như
sau: “Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để phát huy đúng vai trò của mình”.
Thông tư 19/2009/TT-BTTTT qui định về việc liên kết trong hoạt động sản
xuất chương trình phát thanh, truyền hình. Việc nghiên cứu đề tài XHH sản
xuất các chương trình truyền hình cũng phải dựa trên quan điểm của Đảng và
Nhà nước trong sự phát triển sự nghiệp truyền hình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin-báo
chí, các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí có liên quan đến
nội dung nghiên cứu. Luận văn vận dụng những nghiên cứu thực tế các
chương trình truyền hình của các công ty truyền thông trên sóng HTV.
Để việc nghiên cứu đề tài có cơ sở và phương pháp luận vững chắc,
luận văn còn vận dụng một số phương pháp như: phương pháp thống kê,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, phương pháp miêu
tả, tổng hợp, so sánh. Người thực hiện luận văn đã thực hiện nhiều phỏng vấn
12

sâu với các nhà báo, những giám đốc của các công ty truyền thông tư nhân,

những người làm truyền hình lâu năm để thu thập thông tin, số liệu phục vụ
việc phân tích, đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn bổ sung thêm một số vấn đề lý luận báo chí về xu hướng
XHH truyền hình qua hoạt động thực tiễn của các công ty truyền thông trên
sóng HTV.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu thực tiễn trên báo chí, tập trung vào các chương trình
được XHH ở khâu sản xuất của HTV, luận văn mang một cái nhìn khách quan
và toàn diện hơn về xu hướng XHH các chương trình truyền hình. Qua đó các
công ty truyền thông, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền hình,
những nhà sản xuất chương trình truyền hình có một cái nhìn tổng quan hơn
về hoạt động XHH trên truyền hình hiện nay, đề xuất một số ý kiến, giải pháp
nâng cao chất lượng chương trình truyền hình của các công ty truyền thông
khi tham gia sản xuất chương trình cho HTV.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương và 9 mục, 84 trang.
Chương 1: Lý luận chung về xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất chương
trình truyền hình thời kì hội nhập
Chương này giới thiệu các khái niệm về XHH và XHH sản xuất
chương trình truyền hình. Những điều kiện thuận lợi cho XHH sản xuất
chương trình ở TP.HCM như: điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, trình độ và
thói quen tiếp nhận thông tin của người dân. Chương 1 cũng chứng minh
13

XHH sản xuất chương trình truyền hình là một yêu cầu tất yếu, phù hợp với
sự phát triển của truyền hình
Chương 2: Thực trạng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

của các công ty truyền thông tại TP.HCM (từ năm 2008 đến năm 2010)
Chương 2 mô tả khái quát phương thức phối hợp thực hiện giữa HTV
và công ty truyền thông trong việc XHH sản xuất chương trình truyền hình.
Phân tích các chương trình truyền hình phát trên HTV của các công ty truyền
thông tại TP.HCM, những thành công cũng như hạn chế. Từ đó, khái quát
thành những điểm mạnh cũng như hạn chế của các chương trình truyền hình
do công ty truyền thông sản xuất.
Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình xã hội hóa sản xuất
chương trình truyền hình
Từ thực trạng XHH sản xuất chương trình truyền hình đã mô tả ở
chương 2, chương này sẽ nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chương
trình truyền hình do công ty truyền thông sản xuất. Các giải pháp kêu gọi sự
phối hợp chặt chẽ giữa đài truyền hình và công ty truyền thông từ định hướng,
xây dựng nguồn nhân lực, cải tiến nội dung và phương thức thực hiện chương
trình cho đến chọn lựa giải pháp công nghệ phù hợp. Chương 3 sẽ đưa ra các
mô hình XHH sản xuất chương trình truyền hình từ những kết quả đã khảo sát
được.







14

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH


1.1 Vấn đề xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình
1.1.1Xã hội hóa là gì
Theo từ điển Tiếng Việt, XHH là: “ Làm cho trở thành của chung của
xã hội” [27, tr.1051]
Theo Macionis John, J. XHH là : “một khái niệm của nhân loại học và
xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời
qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của
mình


[37,tr.154]
Khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, Đảng
và Nhà nước ta thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
Nền kinh tế thị trường nước ta phát triển trên hình thức sở hữu nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế thị trường hình thành từ quá trình XHH lao
động và sản xuất lấy giá trị sức lao động và hiệu quả của nó làm thước đo,
nên tiến trình XHH diễn ra theo quy luật giá trị thặng dư. Sự phát triển của
XHH dựa trên những tiến bộ kỹ thuật. Còn trình độ XHH cao hay thấp lại dựa
vào cách mạng khoa học-kỹ thuật đi đôi với tiến bộ trong cải cách tổ chức và
quản lý, tạo ra sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Quá
trình XHH trong kinh tế thị trường mang tính chất cạnh tranh để tồn tại và
phát triển giữa các tư nhân, cá thể, giữa các doanh nghiệp, tập đoàn và đang
phát triển sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
có tác dụng như một động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam phát triển
và tăng trưởng. Cùng với quá trình này, khái niệm XHH không còn xa lạ. Nó
15

được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham
gia”.
Ở nước ta, cụm từ XHH xuất hiện khoảng cuối thập niên 90 của thế kỉ

trước và trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phố biến và thịnh
hành trong xã hội hiện nay. Có thể hiểu XHH là huy động nguồn lực xã hội,
các tầng lớp nhân dân tham gia vào một lĩnh vực, một hoạt động nào đó mà
trước kia chỉ có các đơn vị Nhà nước tham gia.
XHH theo cách hiểu thuật ngữ kinh tế thị trường là tư nhân tham gia
vào một số lĩnh vực thuộc Nhà nước quản lý để phát huy những tiềm năng,
chất xám và khả năng của họ, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho sự
nghiệp phát triển của đất nước, phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho dân
giàu, nước mạnh.
1.1.2 Sự phát triển của xu hướng xã hội hóa ở TP.HCM
Sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hơn 20 năm qua đã giành
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó tạo ra xu
thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra một cục diện mới đối với sự
phát triển của đất nước ta, là cơ sở quan trọng để hội nhập sâu hơn và toàn
diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Trong điều kiện nước ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là mở cửa và
hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, xây dựng xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng các
chiến lược, chính sách và hoạch định về vấn đề XHH một số lĩnh vực như:
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế được coi là động lực cho sự phát triển của xã
hội.
TP.HCM là thành phố trẻ trung và hiện đại, là cửa ngỏ của đất phương
Nam. Từ rất sớm, nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao
16

lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp. TP.HCM đã trở thành một trung tâm công
nghiệp,văn hóa, khoa học kĩ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao
thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là khu kinh tế trọng điểm của phía
Nam và của cả nước. Theo chỉ tiêu tổng hợp trên trang web của thành phố

giai đoạn 2000-2006: nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai
thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch,
tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực Nhà nước chiếm 33,3%,
ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần
còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chỉ chiếm 1,2%

.
Trong 5 năm qua (từ năm 2005), TP.HCM là đơn vị đi đầu trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là công tác XHH giáo dục. XHH giáo dục đã khuyến khích
và tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế đầu tư nhằm đa dạng hóa các
loại hình đào tạo như trường dân lập, trường tư thục, trường có yếu tố nước
ngoài Nhờ đó, XHH giáo dục ở TP.HCM bước đầu đã có những thành công
nhất định khi số lượng trường ngoài công lập đã gần 100 và chiếm khoảng 1/6
lượng học sinh theo học. Không chỉ là học sinh ở TP.HCM mà các tỉnh lân
cận, các tỉnh miền Trung đều có học sinh theo học tại các trường này. Nhờ đó,
TP.HCM luôn được coi là điểm sáng đi đầu trong XHH giáo dục.
Sau hơn 10 năm triển khai XHH chăm sóc sức khỏe nhân dân,
TP.HCM hiện được đánh giá là một trong những địa phương gặt hái thành
công chủ trương này. Với 28 bệnh viện và hàng ngàn cơ sở hành nghề y dược
tư nhân, hệ thống y tế ngoài công lập này đang góp phần không nhỏ bảo vệ
sức khỏe người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Một số bệnh viện tạo được
uy tín như: bệnh viện Triều An, Hoàn Mỹ, bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ
Anh, bệnh viện Vạn Hạnh, bệnh viện liên doanh Pháp-Việt Về chuyên khoa
17

phải kể đến sự đóng góp của bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn, bệnh viện
Tim Tâm Đức Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến cuối năm 2008, toàn thành
phố đã có hơn 13.000 cơ sở y dược hành nghề tư nhân với hơn 90 phòng

khám đa khoa và 28 bệnh viện tư nhân với tổng cộng gần 20.000 giường bệnh
nội trú.
Ở địa hạt sân khấu, XHH sân khấu đã làm nên một sân khấu kịch tươi
mới và hấp dẫn nhất cả nước. Ở sân khấu phía Nam, những cái tên sân khấu
XHH: Sân khấu 5B Võ Văn Tần, sân khấu Phú Nhuận, sân khấu IDECAP và
gần đây là sân khấu Hoàng Thái Thanh, thường xuyên xuất hiện trên trang
văn hóa nghệ thuật của nhiều phương tiện thông tin đại chúng bởi họ liên tục
có những vở diễn mới. Chính sân khấu XHH góp phần mang lại đời sống tinh
thần phong phú cho người dân, đồng thời làm nên diện mạo sân khấu đa hình,
đa sắc của TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2 Báo chí TP.HCM trong thời kì hội nhập
1.2.1 Sự tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn
cao. Nói đến kinh tế thị trường là nói đến hàng hóa. Giai cấp tư sản có ý thức
rất rõ việc xây dựng, khai thác và sử dụng báo chí như một loại hàng hóa có
khả năng đem lại lợi nhuận cao.
Lợi nhuận từ kinh doanh báo chí chủ yếu từ bán báo và bán quảng cáo.
Báo càng có số lượng phát hành lớn, lợi nhuận càng cao. Các doanh nghiệp
cần quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thường điều tra, tìm hiểu mức
độ, phạm vi ảnh hưởng của các sản phẩm báo chí và tìm tới các tờ báo có số
lượng công chúng đông để hợp đồng đăng, phát quảng cáo. Quảng cáo trong
nhiều trường hợp đó chính là sự đầu tư mang lại hiệu quả cao. Các chủ báo
cũng hiểu điều mà các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần ở họ. Chính vì vậy,
18

bất cứ chủ báo nào cũng nỗ lực tìm cách nâng số lượng phát hành càng cao
càng tốt và các thành viên của tòa soạn cũng ý thức rõ về vấn đề cốt tử này.
Thị trường báo chí là nơi diễn ra quá trình mua bán sản phẩm báo chí,
thực hiện những hợp đồng quảng cáo hoặc những cam kết tài trợ để thông qua
đó quảng bá cho thương hiệu các sản phẩm. Việc ra đời thị trường báo chí

luôn có ý nghĩa lớn với mỗi nền báo chí, đánh dấu bước phát triển của báo
chí.
Là sản phẩm hàng hóa, báo chí chịu tác động của quy luật cạnh tranh
như bất cứ loại hàng hóa nào khác. Bán báo tức là bán thông tin. Các loại
công chúng khác nhau có nhu cầu khác nhau về thông tin. Mua báo tức là
mua giá trị thông tin in, phát trên tờ báo hoặc trên chương trình phát thanh,
truyền hình. Công chúng là khách hàng của báo chí, do vậy, họ có quyền lựa
chọn cho mình loại sản phẩm báo chí mà họ cảm thấy cần thiết, bổ ích.
Tầm quan trọng của thông tin thị trường có tác động tích cực hay tiêu
cực tới hiệu quả của một nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện
nay, thông tin thị trường càng được nhìn nhận như một yếu tố quan trọng
hàng đầu. Các hoạt động thông tin kinh doanh trong thương mại là bước đi
đầu tiên mà bất cứ nhà doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi triển khai
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phong phú hay nghèo nàn của thông
tin thị trường phụ thuộc vào mức độ sôi động hay trầm lắng của bản thân nền
kinh tế.
Những thành quả của công cuộc đổi mới trên đất nước ta chính là cơ
hội cho báo chí phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng,
chất lượng sản phẩm báo chí và đội ngũ cán bộ báo chí. Tất cả những điều
trên đã khiến cho diện mạo báo chí nước ta ngày càng phong phú và đa dạng
hơn.
19

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí.
Nó tạo điều kiện để báo chí phát triển, tự đổi mới để thích ứng với yêu cầu
của cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin của
nhân dân và đã thực sự thu hút được nhiều người đọc, người xem hơn.
Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự phát triển đa dạng,

sôi động của nền kinh tế thị trường không những tác động mạnh mẽ, toàn diện
đến hoạt động kinh tế, đời sống xã hội mà còn tác động to lớn đến hoạt động
báo chí. Việc giải phóng sức sản xuất, kích thích những năng lực tiềm năng,
khuyến khích khát vọng làm giàu, tạo điều kiện cho mọi nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, làm kinh tế để tạo nên nhu cầu thông tin phong phú, làm xuất
hiện thị trường thông tin, đưa báo chí nước ta từng bước trở thành một bộ
phận của kinh tế thị trường, thành một loại hàng hóa đặc biệt. Cũng từ đó, yêu
cầu cạnh tranh báo chí xuất hiện và trở thành động lực quan trọng đối với báo
chí.
Chủ trương xóa bao cấp về tài chính trong hoạt động báo chí, yêu cầu
báo chí vừa đảm bảo vai trò vừa là một bộ phận công tác tư tưởng-văn hóa
của Đảng, vừa làm kinh tế theo luật định khiến mỗi tờ báo buộc phải không
ngừng đổi mới, xem đó là điều kiện để tồn tại. Chính nhờ chủ động được về
tài chính, nhiều tờ báo và cơ quan báo chí trong cơ chế thị trường đã có điều
kiện để cải thiện đời sống phóng viên, biên tập viên và mở rộng quan hệ giao
lưu trong nước và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa cơ sở thiết bị phương
tiện nghiệp vụ, đổi mới cách thức hành nghề để có thể hòa nhập với báo chí
khu vực và thế giới.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm
nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng, làm cho báo chí nước ta phát triển một
20

cách vượt bậc và đầy hứa hẹn. Cơ chế thị trường đã mở rộng cánh cửa kho
tàng thông tin của cuộc sống làm cho thông tin như những dòng chảy từ khắp
mọi ngõ ngách đổ về với báo chí, tạo điều kiện cho báo chí khai thác nguồn
chất liệu dồi dào này. Do tác động của sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường
đã làm cho chất lượng của báo chí nâng cao, số lượng ngày càng tăng, đa
dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
người tiêu dùng báo chí.
Cơ chế thị trường đã tham gia lựa chọn các nhà quản lý báo chí giỏi và

những nhà báo có tài. Cơ chế thị trường còn tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ
khó khăn để phát triển, đã kích thích mạnh mẽ được tính chủ động, sáng tạo
của người làm báo và của cơ quan báo chí. Báo chí trong cơ chế thị trường có
sức hút mạnh mẽ, góp phần thỏa mãn những nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều
chiều, cấp bách trên nhiều lĩnh vực mà người tiêu dùng đòi hỏi. Thêm nữa,
các phương tiện thông tin đại chúng luôn phải cạnh tranh nhau để chiếm được
sự quan tâm của công chúng. Trong quá trình cạnh tranh thì những nội dung
thông tin hấp dẫn luôn là những tài nguyên khan hiếm với bất kì một cơ quan
báo chí nào. Mỗi tờ báo đều được cải tiến về nội dung và hình thức thông tin,
cải tiến trong cách in ấn và trình bày, cố gắng nắm bắt nhu cầu bạn đọc, chủ
động phát hành nhanh và rộng, quan tâm hơn đến hiệu quả trực tiếp của hoạt
động báo chí. Các tờ báo phải luôn luôn quan tâm đến độc giả, phải tính đến
hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn bỏ ra, phải quản lý và tính toán chặt chẽ
có hiệu quả các chi phí sản xuất, bố trí hợp lý và mở rộng việc tiêu thụ các sản
phẩm của mình.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, báo chí cũng trở thành một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng
hóa đặc biệt. Nó phải trở thành món ăn tinh thần bổ ích, thiết thực của quần
21

chúng đang thực hiện công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Nếu để cho mặt tiêu cực của cơ chế thị trường lấn át, trước
hết là để cho mặt trái của xu hướng thương mại chi phối, báo chí sẽ mất đi sức
mạnh của mình.
1.2.2 TP.HCM có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động
báo chí
TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước với dân số khoảng 8 triệu người,
chiếm hơn 9% dân số cả nước. Là nơi hội tụ văn hóa đông tây, do ảnh hưởng
của quá trình hình thành và phát triển, TP.HCM là nơi hội tụ nhiều dòng chảy

văn hóa, có nền văn hóa mang dấu ấn của người Việt Nam, người Hoa, Chăm,
Khơ me rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón
nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm
của đất nước.
TP.HCM là đô thị có bề dày của hoạt động báo chí, xuất bản, là cái nôi
khai sinh ra báo chí Việt Nam hiện đại. Xưa nay, TP.HCM bao giờ cũng là
nơi hội tụ đông đúc dân cư với quy mô đô thị lớn nhất của cả nước. Cùng với
các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thì TP.HCM là một
trong những đô thị nhiều tiềm năng của báo chí: đây là nơi có tốc độ phát
triển hoạt động báo chí-hoạt động truyền thông xếp hàng đầu cả nước. Đây là
nơi báo chí luôn có sự phát triển sôi động và mạnh mẽ. Theo website của Sở
Thông tin Truyền thông TP.HCM, thành phố hiện có 41 đơn vị báo chí thành
phố, 113 văn phòng đại diện báo chí Trung Ương và địa phương, mạng lưới
thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình. Tại TP.HCM đã xuất hiện những
mô hình báo chí giống như những tổ hợp truyền thông. Có những trường hợp
một tờ báo, tạp chí nhưng có thể xuất bản nhiều phụ trương, ấn phẩm bao
gồm cả tiếng Anh như: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn Đây
cũng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan báo chí có hoạt động mạnh mẽ, có số
22

phát hành, số công chúng lớn nhất cả nước như báo Tuổi Trẻ, báo Thanh
Niên, báo Công an TPHCM và hàng loạt các hoạt động truyền thông của các
công ty truyền thông với đầy đủ các lĩnh vực hoạt động trong ngành báo chí
truyền thông ở nước ta.
Người dân thành phố thuộc mọi thành phần xã hội, mọi giới đều hầu
như có tính, có nếp quen thuộc trong đời sống thường nhật là đọc báo, xem
tivi và nghe radio. Nhịp sống ở đây năng động, trẻ trung, sôi nổi, luôn đòi hỏi
những món ăn tinh thần mới lạ, phong phú, đa dạng. Khán giả tại TP.HCM có
thể xem được khá nhiều kênh truyền hình. Chủ yếu là Đài Truyền hình Việt
Nam-VTV, HTV, sau đó là một số đài địa phương lân cận như: Bình Dương,

Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh chưa kể đến hệ thống truyền hình
cáp, truyền hình kĩ thuật số với hàng trăm kênh truyền hình. Hoạt động của
HTV là một dẫn chứng cụ thể và sinh động nhất cho hoạt động hiệu quả của
truyền thông. Ở khu vực miền Tây Nam bộ, có thể nói HTV là Đài truyền
hình có tầm ảnh hưởng nhất. Những chương trình như: Vượt lên chính mình,
Ngôi nhà mơ ước, Câu chuyện ước mơ, Vì ngày mai tươi sáng… tạo được sự
đồng thuận mạnh mẽ từ phía người xem. HTV luôn chú trọng đến nhu cầu, thị
hiếu của người xem, luôn luôn đổi mới các chương trình của mình nhằm
hướng đến mọi đối tượng công chúng: vừa là doanh nghiệp, vừa là người lao
động, người cao tuổi, giới trí thức Chính vì lẽ đó, HTV luôn có một lượng
khán giả đông đảo đủ mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi. Chịu khó đầu tư, luôn
mới mẻ là điều mà công chúng ghi nhận từ hoạt động của HTV.
1.2.3 Truyền hình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân
TP.HCM
Kể từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỉ XX-thời điểm đánh dấu
sự ra đời của truyền hình ở Anh và Mỹ đến nay, vô tuyến truyền hình ngày
càng phổ biến và trở thành phương tiện truyền thông mang tính quần chúng
23

rộng rãi. Kỹ thuật ngày càng hiện đại truyền hình trở thành phương tiện
truyền tin nhanh nhạy và hấp dẫn nhất. Nếu như cách đây vài chục năm, sự
phát triển tiến bộ của truyền hình được lấy mốc là thập kỉ, thì ngày nay chỉ
còn được tính bằng năm, hay thậm chí bằng tháng. Sự phát triển này không
chỉ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ mà còn dựa
vào những thay đổi tâm lý thưởng ngoạn và việc cải tiến liên tục về mặt nội
dung chương trình.
Bên cạnh các chức năng cơ bản của truyền hình như: chức năng thông
tin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức-quản lý xã hội, chức năng giám
sát xã hội thì chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình là một
chức năng quan trọng và ngày càng được xem trọng, đặc biệt là ở đô thị lớn

như TP.HCM. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là đáp ứng được
một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình.
Chính vì thế, truyền hình trở thành phương tiện truyền thông quan trọng nhất
trong các phương tiện truyền thông hiện nay. Ngoài việc cung cấp thông tin,
truyền hình còn là phương tiện giải trí quan trọng đối với công chúng. Thông
qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có
điều kiện nâng cao kiến thức của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nhờ vào khoa học-kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có
thể ngồi tại nhà và lựa chọn tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích.
Ca nhạc, phim ảnh tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí
và nâng cao kiến thức của con người đều được đáp ứng trên truyền hình. Đây
là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được.
Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng
truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng
khán giả đông đảo.
24

Ở TP.HCM, đa số cư dân thành phố đều sử dụng truyền hình và một số
phương tiện nghe nhìn phổ biến như đầu video, đầu đĩa hình, nên các phương
tiện này thực sự là công cụ thông tin, truyền bá kiến thức cũng như nhu cầu
giải trí của số đông dân cư. Công chúng TP.HCM có mức sống tương đối cao
so với công chúng ở các đô thị khác, nên có điều kiện quan tâm đến nhu cầu
giải trí, văn hóa nghe-nhìn. Văn hóa nghe-nhìn là một hình thức văn hóa mới
của xã hội công nghiệp hiện đại, nó hình thành và phát triển dựa trên cơ sở
của tiến bộ trong các kỹ thuật truyền thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình và
trên cơ sở xu hướng tâm lý mong muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách
hiệu quả nhất cho sự nghỉ ngơi, thư giãn về tâm lý cũng như thể chất và đồng
thời đem lại những lợi ích thiết thực khác. Các hoạt động trong thời gian rỗi
ngoài mục tiêu giải trí và nghỉ ngơi còn hướng đến mục tiêu học tập để không
ngừng nâng cao sự hiểu biết, đến sự thưởng thức văn hóa-nghệ thuật. Sự thay

đổi cách thức sử dụng thời gian rỗi đó phản ánh những đặc điểm văn hóa mới
của xã hội, nó tạo ra tập quán, thói quen mới: học thêm, đọc báo, đọc sách,
chơi thể thao, nghe xem băng, nghe radio, xem truyền hình
1.3 Xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình là một xu hƣớng
tất yếu
1.3.1 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đáp ứng yêu
cầu phát triển của truyền hình
Bất cứ tờ báo nào hoạt động hiệu quả đều phải huy động đội ngũ cộng
tác viên có chất lượng, huy động sự đóng góp năng lực, chất xám ngoài xã hội
để làm cho thông tin phong phú, đa dạng hơn.
Từ khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, các đài truyền hình từ Trung
ương đến địa phương đã tiến những bước dài trong mọi lĩnh vực, từ kỹ thuật,
công nghệ truyền hình đến việc cải tiến nội dung chương trình, từ việc tăng
thời lượng phát sóng, tăng kênh đến việc đổi mới bộ máy cơ cấu tổ chức nhân

×