Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tác động của các nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất trong học sinh trung học phổ thông ( Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

ÔNG THỊ MAI THƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHĨM KHƠNG CHÍNH THỨC ĐẾN HÀNH VI BẠO
LỰC THỂ CHẤT TRONG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật,
thành phố Vinh, Nghệ An)

Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số

: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 8
1. Lý do lựa chọn đề tài: ............................................................................. 7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: .......................... 9
2.1. Ý nghĩa khoa học: ............................................................................ 9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................ 9
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: .........................................................10


3.1. Mục đích nghiên cứu: .....................................................................10
3.2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................10
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: ........................................10
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................10
4.2. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................10
4.3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................10
5. Câu hỏi nghiên cứu: ...............................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: ....................................................11
6.1. Tìm thơng tín viên then chốt: ..........................................................13
6.2. Gặp gỡ đối tượng phỏng vấn:..........................................................15
6.3. Thời gian trên thực địa:...................................................................15
7. Phương pháp thu thập thông tin: ............................................................16
7.1. Phương pháp phỏng vấn sâu: ..........................................................17
7.2. Phương pháp quan sát tham dự và những khó khăn gặp phải. .........19
7.3. Thảo luận nhóm tập trung: ..............................................................20
7.4. Trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: .....................................................20
8. Phương pháp xử lý thông tin ..................................................................21
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ..........................................................................22
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................22
1.1. Các nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường trên thế giới và ở Việt
Nam.......................................................................................................22
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................22
1.1.2. Ở Việt Nam:.............................................................................24
1.2. Các lý thuyết áp dụng .....................................................................27
1.2.1 Lý thuyết về sự đồng nhất .........................................................27
1.2.2. Lý thuyết về xã hội hóa cá nhân ...............................................29
1.3 Hệ khái niệm cơng cụ: .....................................................................31
1.3.1. Nhóm xã hội: ...........................................................................31
1.3.2. Nhóm khơng chính thức: ..........................................................32
1.3.3 Khái niệm bạo lực: ....................................................................33

1.3.4. Học sinh THPT: .......................................................................34
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. ..................................................34

2


Chương 2: BẠO LỰC TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
NHÓM HỌC SINH CÁ BIỆT CÓ HÀNH VI BẠO LỰC .........................37
2.1. Ý kiến của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viết
Thuật: ....................................................................................................37
2.2. Sự phổ biến của các nhóm học sinh cá biệt trong trường THPT Lê
Viết Thuật: ............................................................................................39
2.3. Số lần thực hiện hành vi đánh nhau của các nhóm học sinh cá biệt
tham gia nghiên cứu ..............................................................................40
2.4. Ý kiến của học sinh về mối quan hệ giữa các nhóm học sinh cá biệt
có hành vi đánh nhau với bạn bè cùng lớp học. .....................................41
2.5. Nhận diện chân dung xã hội của các nhóm học sinh cá biệt có hành
vi đánh nhau ..........................................................................................43
2.5.1. Hồn cảnh gia đình: .................................................................44
2.5.2. Đặc điểm về giới tính, năm học và số lượng các thành viên trong
nhóm học sinh có hành vi đánh nhau: ................................................50
2.5.3. Đặc điểm ngoại hình và ngơn ngữ thường ngày của các nhóm
học sinh. ............................................................................................52
2.5.4. Đặc điểm về học lực và mức độ tham gia đoàn thể xã hội của
các nhóm học sinh cá biệt. .................................................................56
2.5.5. Những hoạt động thường ngày của các nhóm học sinh có hành
vi đánh nhau: .....................................................................................59
2.5.6. Phương tiện sử dụng và đối tượng đánh nhau của các nhóm học
sinh cá biệt. ........................................................................................69
2.6. Tiểu kết: .........................................................................................76

Chương 3: VAI TRỊ CỦA NHĨM KHƠNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI
HÀNH VI BẠO LỰC CỦA CÁC THÀNH VIÊN .....................................79
3.1. Thời gian hình thành các nhóm cá biệt: ..........................................79
3.2. Chuẩn mực, giá trị nhóm: ...............................................................82
3.3. Mức độ cố kết nhóm kích thích hành vi đánh nhau của học
sinh..........................................................................................................88
3.3.1. Sự hấp dẫn và tính quyết định của thủ lĩnh nhóm đến hành vi
đánh nhau của các thành viên. ...........................................................89
3.3.2. Sự giống nhau về tính cách và nhu cầu muốn được bảo vệ thúc
đẩy học sinh gia nhập các nhóm cá biệt .............................................96
3.4. Mối quan hệ liên nhóm kích thích hành vi đánh nhau của các nhóm
học sinh cá biệt: .....................................................................................99
3.5. Tiểu kết: .......................................................................................105
KẾT LUẬN .................................................................................................108
KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................114
PHỤ LỤC ...................................................................................................117
3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông


PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm

TH

Trường hợp

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên và nội dung bảng
Bảng 2.1: Số lần đánh nhau kể từ khi bắt đầu vào bậc học THPT của các

Trang
34

nhóm học sinh cá biệt (đơn vị: lần).
Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về mối quan hệ giữa các nhóm học sinh cá biệt

36

với bạn bè cùng lớp. (tỷ lệ: %)
Bảng 2.3: Đặc điểm gia đình của học sinh có hành vi đánh nhau


38

Bảng 2.4: Học lực, xếp loại hạnh kiểm và mức độ tham gia các hoạt động

50

đoàn thể xã hội tại trường học của các học sinh có hành vi đánh nhau
Bảng 2.5: Phương tiện, vũ khí sử dụng khi đánh nhau của các nhóm học sinh

66

cá biệt

DANH MỤC CÁC HỘP
Tên và nội dung hộp

Trang

Hộp 2.1: Lý do các học sinh cá biệt có mối quan hệ thân thiện, hòa đồng với

37

bạn bè cùng lớp.
Hộp 2.2: Hồn cảnh gia đình của các học sinh cá biệt có hành vi đánh nhau

39

Hộp 2.3: Trích ghi chép của người nghiên cứu về một buổi thực địa với

57


nhóm học sinh cá biệt lớp 11 tại vũ trường Heaven.
Hộp 2.4: Lý do các học sinh không muốn trở về nhà của mình sau giờ học

59

Hộp 2.5 : Lý do và hình thức đánh nhau của các nhóm học sinh cá biệt đối

64

với học sinh cùng trường
Hộp 2.6 : Lý do và hình thức đánh nhau của các nhóm học sinh cá biệt đối
với học sinh khác trường

5

65


Hộp 2.7: Lý do nhóm học sinh sử dụng vũ khí khi đánh nhau

70

Hộp 3.1: Thời gian tham gia vào nhóm của các học sinh cá biệt

75

Hộp 3.2: Trích ghi chép của người nghiên cứu về sự kiện một thành viên
trong nhóm học sinh lớp 11 bị ốm.


78

Hộp 3.3: Áp lực của chuẩn mực, giá trị nhóm lên hành vi của cá nhân

80

Hộp 3.4: Sự chia sẻ tình cảm giữa các thành viên trong nhóm

92

Hộp 3.5: Lý do học sinh nam tham gia các nhóm cá biệt có hành vi đánh nhau

93

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên và nội dung biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Số lượng xảy ra các vụ đánh nhau của học sinh/tháng

32

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giới tính của nhóm học sinh cá biệt

33

DANH MỤC MƠ HÌNH
Tên và nội dung mơ hình


Trang

Mơ hình 3.1: Áp lực của giá trị, chuẩn mực nhóm đến hành vi đánh nhau của
các thành viên.

82

Mơ hình 3.2: Sự ảnh hưởng của thủ lĩnh nhóm đến hành vi đánh nhau của
các thành viên.

90

Mơ hình 3.3: “Tính thù hằn” trong mối quan hệ liên nhóm kích thích hành vi
đánh nhau của các thành viên

96

Mơ hình 3.4: Mối quan hệ tương hỗ với các nhóm xã hội khác kích thích hành
vi đánh nhau của các thành viên.

99

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trong trường học đã và đang là vấn
đề nóng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Các phương tiện
truyền thông đại chúng đã công bố số lượng các vụ đánh nhau gây thương tích

giữa các học sinh tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượng bạo lực
trong học đường đang là một vấn nạn của xã hội.
Hành vi bạo lực trong trường học sẽ làm gián đoạn quá trình học tập và
có ảnh hưởng tiêu cực đến các học sinh, bản thân trường học và cả cộng đồng.
Bạo lực trong trường học là một phần của bạo lực trong lứa tuổi thanh thiếu
niên. Những người có hành vi bạo lực, đặc biệt là bạo lực thể chất trong lứa
tuổi này có thể sẽ hình thành sớm những hành vi sai trái và sẽ tiếp tục các hành
vi đó khi đến tuổi trưởng thành. Nó bao gồm một loạt các hành vi gây hấn với
người khác như tát, đấm, bắt nạt… thậm chí sử dụng cả vũ khí.
Ở Mỹ, có khoảng 38% các trường Cơng lập báo cáo với Cảnh sát có ít
nhất một sự cố bạo lực xảy ra ở trường trong khoảng thời gian từ năm 2005 –
2006 [17]. Một cuộc khảo sát quốc gia của Mỹ về tình hình Bạo lực học đường
từ lớp 9 đến 12 được thực hiện năm 2007 đã cho thấy những hành vi bạo lực
đáng nguy hại như: Có 5,9% học sinh mang vũ khí (ví dụ như dao, súng, gậy
gộc…) đến trường học trong 30 ngày trước khi có cuộc khảo sát; có 7,8% học
sinh đã từng bị đe dọa hoặc đã bị thương trong trường học trong suốt 12 tháng
trước khi diễn ra cuộc khảo sát; có 12,7% học sinh đánh nhau trong trường học
trong thời gian 12 tháng trước khi có cuộc khảo sát [15].
Ở Anh, trong năm 2007, trên toàn nước Anh đã xảy ra hơn 10.000 vụ
bạo lực học đường. Trong đó, số học sinh bị đưổi học vì có hành vi bạo lực
cũng gia tăng. Tính tổng cộng số học sinh dưới 16 tuổi bị đuổi học vì tấn cơng
bạn cùng trường là 65.390 vụ, tăng khoảng 2.720 vụ chỉ trong một năm [23].
7


Tại Đức, trung bình mỗi ngày các trường học ở nước này xảy ra khoảng
50 vụ gây gổ, buộc cảnh sát phải can thiệp. Năm 2008, có khoảng 60.000 học
sinh tham gia đánh nhau, tăng hơn 2.500 em so với năm trước [24].
Bạo lực trong học đường không chỉ phổ biến ở các nước phương Tây mà
hiện tượng này cũng bùng phát mạnh mẽ tại các trường học ở các nước Châu

Á, trong đó có Việt Nam.
Bộ GDĐT Việt Nam đã đưa ra con số thống kê từ đầu năm học 2009 –
2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo
1.558 học sinh và buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới
735 học sinh. Tính bình qn, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật
thơi học có thời hạn vì đánh nhau [11].Bên cạnh đó tại “Hội thảo giải pháp
phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do Bộ GDĐT
tổ chức ngày 28/7/2010 thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày
diễn ra Hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần
900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1600 học sinh
do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học
2009 – 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người [11].
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục
học, Tội phạm học… về hành vi bạo lực trong lứa tuổi học sinh. Ở phương
diện Xã hội học, chúng tơi tập trung làm rõ tác động của nhóm khơng chính
thức đến hành vi đánh nhau của học sinh THPT hiện nay. Bởi lẽ, các nhóm
khơng chính thức (cụ thể là nhóm bạn bè) là một trong những mơi trường xã
hội hóa quan trọng đối với các cá nhân lứa tuổi thanh thiếu niên… Nhóm bạn
bè có vai trị rất lớn trong việc hình thành hành vi ứng xử của các thành viên,
đó có thể là những hành vi tích cực nhưng cũng có thể là những hành vi sai
lệch.
8


Trên thực tế, hành vi bạo lực giữa các học sinh phần lớn diễn ra theo
hình thức một nhóm người hành hung một cá nhân. Đầu năm 2010, trên
Internet xuất hiện video clip quay cảnh một nữ sinh trường THPT Trần Nhân
Tông, Hà Nội bị các bạn đánh hội đồng tại vườn hoa. Công an Hà Nội đã phải
vào cuộc và xác định 10 học sinh có liên quan. Tháng 10 năm 2011 cũng xuất

hiện video clip ghi lại hình ảnh một số học sinh túm tóc, liên tục dùng chân
đạp vào đầu, đá vào mặt một nữ sinh khác trên địa bàn thành phố Vinh. Trước
sự kiện này, Sở GD - ĐT Nghệ an đã phải đề nghị Công an can thiệp xử lý vụ
việc.
Hướng tới nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhóm khơng chính thức đến
hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT, đề tài của chúng tơi là “Tác động
của các nhóm khơng chính thức đến hành vi bạo lực thể chất trong học sinh
Trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật,
thành phố Vinh, Nghệ An)”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng một số lý thuyết cơ bản của
Xã hội học về Nhóm xã hội và vai trị các nhóm khơng chính thức đến q
trình xã hội hóa cá nhân để lý giải ảnh hưởng của nhóm – mà cụ thể là sức ép
của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh Trung học phổ thơng, góp
phần làm phong phú các hướng nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhóm
khơng chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh THPT, góp phần đưa ra
hướng tiếp cận phù hợp và thực tiễn đối với nhóm đối tượng này. Từ đó, giúp

9


cho các nhà quản lý giáo dục hình thành các giải pháp hiệu quả hơn để ngăn
chặn tình trạng bạo lực của học sinh trong trường học hiện nay.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu sự tác động của nhóm khơng chính thức đến hành vi bạo lực
thể chất – hành vi đánh nhau của học sinh Trung học phổ thông thông qua việc

mô tả những đặc trưng nổi bật của nhóm và phương thức ảnh hưởng của nhóm.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận diện chân dung xã hội của các nhóm học sinh Trung học phổ
thơng có hành vi đánh nhau.
- Tìm hiểu phương thức ảnh hưởng của nhóm khơng chính thức đến
hành vi bạo lực thể chất của học sinh Trung học phổ thông thông qua các chỉ
báo: Thời gian thành lập nhóm, chuẩn mực và giá trị nhóm, sự cố kết giữa các
thành viên trong nhóm, vai trị của thủ lĩnh nhóm, mối quan hệ liên nhóm.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của các nhóm khơng chính thức đến hành vi bạo lực thể chất –
hành vi đánh nhau của học sinh Trung học phổ thông.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
- 03 nhóm học sinh có hành vi đánh nhau đang học tại trường Trung học phổ
thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thành phố Vinh, Nghệ An.
10


- Thời gian: Từ ngày 07/ 9 – 31/10 năm 2011.
- Nội dung nghiên cứu:
Sự tác động của nhóm khơng chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh là
một vấn đề nhạy cảm, khó định lượng. Vì vậy, nghiên cứu này không hướng đến
việc đo lường mức độ mà chỉ nhằm tìm kiếm, phát hiện ra những chiều cạnh ảnh
hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực của các thành viên.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới trả lời những câu hỏi sau
đây:

1) Chân dung xã hội của những nhóm học sinh Trung học phổ thơng có
hành vi đánh nhau như thế nào?
2) Thời gian gia nhập nhóm ảnh hưởng như thế nào đến hành vi đánh
nhau của thành viên trong nhóm?
3) Hành vi đánh nhau của các thành viên trong nhóm bị ảnh hưởng bởi
các chuẩn mực, giá trị nhóm và sự cố kết giữa các thành viên trong nhóm như
thế nào?
4) Vai trị của thủ lĩnh nhóm ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các
thành viên trong nhóm như thế nào?
5) Mối quan hệ liên nhóm ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các
thành viên trong nhóm như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Robert Yin cho rằng, sử dụng nghiên cứu trường hợp khi vấn đề nghiên
cứu cần xử lý câu hỏi “như thế nào và /hoặc tại sao”. Điều đó có nghĩa là
nghiên cứu trường hợp thường tìm kiếm một cách giải thích, như một thí
nghiệm có thể tìm kiếm được. Nghiên cứu trường hợp có thể là một sự khám
11


phá lớn, hoặc nó có thể mang tính mơ tả. Ở đây, đối tượng và khách thể nghiên
cứu mang tính chất đặc thù là sự ảnh hưởng của nhóm học sinh đến hành vi
bạo lực thể chất của các thành viên tham gia nhóm, trong đó người nghiên cứu
cố gắng mô tả một cách cụ thể, chi tiết các đặc điểm xã hội của các nhóm này,
sự ảnh hưởng như thế nào và lý giải các hành vi đó.
Theo định nghĩa của Yin, nghiên cứu trường hợp là một nghiên cứu kinh
nghiệm, nghĩa là (1) “điều tra một hiện tượng đương thời trong đời sống thực
tế của nó; khi (2) những ranh giới hiện tượng và môi trường không rõ ràng; và
trong đó (3) sử dụng những nguồn chứng cứ đa dạng”. Nói cách khác, nghiên
cứu trường hợp khảo sát một hiện tượng đang diễn ra trong một bối cảnh của
đời sống thực tế của nó, sử dụng bất kỳ những chiến lược nghiên cứu nào cần

thiết để xử lý vấn đề. Trong nghiên cứu này, thông qua những lần tiếp xúc, nói
chuyện trực tiếp cũng như những lần tham dự các buổi gặp mặt của các thành
viên trong nhóm với tư cách là quan sát viên, người nghiên cứu hiểu rằng,
nghiên cứu trường hợp các nhóm học sinh có hành vi đánh nhau, không chỉ để
mô tả về các đặc điểm xã hội của các học sinh này, mà quan trọng hơn nữa là
phải lý giải được giữa các thành viên trong nhóm này có ảnh hưởng, tác động
lẫn nhau như thế nào? Những yếu tố xung quanh như môi trường trường học,
các mối quan hệ với bạn bè xung quanh… có ảnh hưởng như thế nào tới hành
vi đánh nhau của các nhóm học sinh?
Người nghiên cứu tiếp cận với 03 nhóm học sinh có hành vi đánh nhau
thường xuyên đang học tại trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành
phố Vinh. Tiêu chí đầu tiên chúng tơi đặt ra khi tiến hành lựa chọn các nhóm
khách thể nghiên cứu, đó là nhóm các học sinh có hành vi đánh nhau nhiều lần
kể từ khi bước vào Trung học phổ thơng. Do đó, chúng tơi hướng đến những
nhóm được xem là “cá biệt” ở trong trường.

12


Sau một thời gian tìm hiểu thơng tin từ các học sinh đang học tại trường,
chúng tôi đã tiếp cận được 03 nhóm học sinh: Nhóm thứ nhất gồm 05 học sinh
nữ học lớp 10; nhóm thứ hai gồm 08 học sinh cả nam và nữ đang học lớp 11 và
nhóm thứ ba gồm 07 học sinh nam đang học lớp 12.
Chúng tơi muốn làm rõ hơn về ba nhóm học sinh được lựa chọn để
nghiên cứu trong đề tài này. Thành viên của ba nhóm học sinh bao gồm những
người học ở các lớp khác nhau trong trường THPT Lê Viết Thuật chứ không
chỉ là bạn học cùng lớp. Mặt khác, số lượng thành viên thực tế trong mỗi nhóm
nhiều hơn so với số lượng mẫu mà chúng tơi lựa chọn ở trên đây, trong đó có
những thành viên học ở ngồi trường, thậm chí có những người đã tốt nghiệp
THPT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung khai thác

thông tin ở những học sinh đang học cùng trường với nhau và vẫn trong độ
tuổi đi học để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Trong phần phân tích cụ thể
về đặc điểm của các nhóm này, chúng tơi sẽ mơ tả kỹ hơn về mối quan hệ giữa
các học sinh đang đi học với những thành viên khác đã tốt nghiệp để làm rõ
hơn mức độ ảnh hưởng giữa các thành viên trong nhóm.
6.1. Tìm thơng tín viên then chốt:
Đây là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa quan trọng cho cả đợt nghiên cứu.
Theo tác giả Bernard, “thơng tín viên then chốt là những người có thể nói
chuyện một cách dễ dàng, những người hiểu được thông tin bạn cần, và là
những người sẵn lòng cung cấp cho bạn hoặc khai thác cho bạn” [12; tr 106].
Người nghiên cứu không yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên
chủ nhiệm giúp tiếp cận và làm quen với các nhóm học sinh “cá biệt” để tránh
tâm lí e ngại và từ chối hợp tác của các em. Chúng tôi chỉ gặp gỡ Bí thư Đồn
trường và Văn phịng Hành chính của trường THPT Lê Viết Thuật để lấy các
số liệu thống kê số lượng học sinh và các thông tin chung về tình hình dạy và
học của trường trong thời gian gần đây.
13


Chúng tơi có đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cho phép được tham dự
05 buổi sinh hoạt lớp vào tiết cuối ngày thứ 7 hàng tuần và 05 tiết sinh hoạt 15
phút đầu giờ của 03 lớp 10E, 11F và 12G. Trong thời gian đó, người nghiên
cứu đã tiếp cận và làm quen với 03 học sinh được xem là trong nhóm học sinh
“cá biệt” ở trường. Ở lớp 10E có bạn tên Hải, lớp 11F có bạn tên Tuấn và bạn
Bình lớp 12G (tên thật và lớp học của các học sinh đã được thay đổi), cả 03 em
đều là thành viên của 03 nhóm khác nhau, và đều có hành vi đánh nhau nhiều
lần.
Khi tiếp xúc với các em, người nghiên cứu ln giữ thái độ hịa nhã,
mềm mỏng và các em yêu cầu chúng tôi phải hứa sẽ đảm bảo bí mật về danh
tính cũng như không được trao đổi lại với cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu

nhà trường về những câu chuyện mà các em kể với chúng tôi. Sau khi giữa
người nghiên cứu và 03 em học sinh này có các buổi nói chuyện cởi mở với
nhau hơn thì chúng tơi có đưa ra đề xuất với các em là được tiếp cận với tất cả
các bạn khác trong nhóm. Lúc đầu các em khơng đồng ý, vì các em sợ chúng
tơi sẽ chụp ảnh hay đưa các bài phỏng vấn lên báo chí. Tuy nhiên, sau đó
chúng tơi đã giải thích cặn kẽ với các em về mục đích của nghiên cứu này, lúc
đó các em mới cảm thấy yên tâm và nhận lời giúp đỡ.
Để tiếp cận được với các nhóm học sinh này, người nghiên cứu đã đề
nghị với Hải, Tuấn và Bình sẽ gặp các nhóm bạn ở một quán nước dành cho
lứa tuổi học sinh trên địa bàn thành phố - thường là các quán ăn quà vặt hoặc
quán Trà sữa. Ngày đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với nhóm của H vào chiều thứ
Bảy, sáng Chủ nhật hơm sau chúng tơi gặp gỡ nhóm của Q và chiều Chủ nhật
thì hẹn gặp nhóm của T. Rất may mắn cho chúng tôi, các buổi gặp đầu tiên với
các nhóm khá thuận lợi, các em đều tỏ ra thoải mái và vui vẻ khi nói chuyện
với chúng tơi. Sau khi trao đổi qua về mục đích của cuộc nghiên cứu và hứa sẽ

14


đảm bảo tính bí mật cho các em, các em đều đồng ý “tiếp nhận” chúng tôi với
tư cách là một người quan sát.
6.2. Gặp gỡ đối tượng phỏng vấn:
Trong q trình tiếp cận với ba nhóm học sinh cá biệt này, người nghiên
cứu xác định rõ cần phải tôn trọng các em. Thể hiện ở chỗ, khi lắng nghe các
em nói chuyện với nhau, mặc dù các em có sử dụng các từ ngữ mang tính chất
khơng lịch sự - hay cịn gọi là “ngơn ngữ đường phố”, nhưng chúng tôi không
tỏ thái độ phản ứng mà ngược lại, chúng tơi đóng vai là một người cũng đang
trong độ tuổi của các em và đang quan sát các em như là quan sát một người
bạn. Những lần gặp gỡ với các em, chúng tơi hịa đồng vào các hoạt động của
nhóm và tham gia trao đổi, bình luận về các câu chuyện của các thành viên

trong nhóm ở mức độ nhất định. Chúng tơi xác định vai trị chính của chúng tơi
khi tham gia vào các nhóm học sinh này là một người quan sát khách quan.
Điều đó giúp chúng tơi dễ dàng hơn trong q trình làm việc với các em.
6.3. Thời gian trên thực địa:
“Nghiên cứu định tính được thực hiện trong khoảng thời gian một năm,
nhưng rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trong vòng vài tuần”[12; tr 142].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng có nhiều thời gian tiếp cận với các
nhóm học sinh này để có thể hiểu được những hoạt động thường xuyên của cả
nhóm. Để có thể khám phá được mối gắn kết giữa các học sinh trong các nhóm
này, người nghiên cứu phải cố gắng xây dựng một mối quan hệ thân thiện, gần
gũi với các em dựa trên sự tin tưởng của các em đối với chúng tôi. Từ đó, các
em sẽ cảm thấy thoải mái bộc lộ tính cách, suy nghĩ và thái độ của các em đối
với nhóm của mình khi có mặt của một người “quan sát”. Chỉ khi thực hiện
được điều này thì các thơng tin thu được trong nghiên cứu định tính của chúng
tơi mới có giá trị.
15


Trong suốt hai tháng làm việc với các nhóm học sinh, chúng tôi lập một
kế hoạch gặp gỡ cụ thể với các em như sau:
Trong 02 tuần của tháng 9, chúng tơi tìm cách để làm quen với 03 học
sinh “cá biệt” thuộc 03 nhóm khác nhau của trường. Do ba nhóm học sinh này
đều học chính khóa buổi sáng, cho nên thời gian gặp gỡ chủ yếu của người
nghiên cứu với các em đều diễn ra vào các buổi chiều từ khoảng 15h đến 17h,
và buổi tối từ 20h đến 22h.
Những tuần tiếp theo, đối với nhóm học sinh lớp 10, chúng tôi thống
nhất lịch gặp mặt cố định là vào buổi chiều hoặc tối các ngày thứ Hai, thứ Tư
và thứ Bảy hàng tuần; đối với nhóm học sinh nam lớp 12, chúng tôi gặp mặt
các em vào buổi chiều thứ Ba, Chủ nhật và một vài buổi tối trong tuần. Riêng
đối với nhóm học sinh lớp 11, người nghiên cứu có nhiều điều kiện gặp gỡ các

em hơn do các em đều là nữ nên có những lúc chúng tơi có thể gặp gỡ các em
ngay tại nhà của một thành viên trong nhóm và cùng tham gia sinh hoạt với
các em. Mặc dù giữa người nghiên cứu và các nhóm học sinh này đã lên kế
hoạch gặp gỡ cụ thể nhưng do các em vẫn còn đang trong thời gian đi học ở
trường THPT nên các em phải tuân thủ theo đúng thời khóa biểu ở trường học,
vì thế cũng có những lần tiến độ làm việc của chúng tôi không theo đúng thời
gian đã đề ra. Tuy nhiên, chúng tơi cũng cố gắng có thêm nhiều thời gian để
tiếp xúc với các em hơn.
7. Phương pháp thu thập thông tin:
Hiện tượng bạo lực trong trường học không phải là một vấn đề mới
trong xã hội. Ở đề tài này, với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủ thể gây ra
hành vi bạo lực với những đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển tồn diện nên
u cầu người nghiên cứu phải có phương pháp nghiên cứu phù hợp. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận định tính là phương pháp
16


chính để nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của các học sinh có hành vi đánh nhau,
sự ảnh hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởi lẽ,
chúng tơi xác định rằng chỉ có thơng qua việc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc
lâu dài với các em – phải trở thành một người bạn, một người đáng tin cậy thì
mới thu thập được đầy đủ và sâu sắc các thơng tin mang tính nhạy cảm như
vấn đề này.
Bên cạnh đó, chúng tơi có sử dụng bảng hỏi đối với các học sinh đang
học tại trường - nhóm ngồi cuộc để thu thập các thơng tin định lượng nhằm
tìm hiểu nhận thức, quan điểm chung của học sinh về vấn đề bạo lực trong
trường học của họ và sự đánh giá của các em đối với các nhóm học sinh cá biệt
có hành vi đánh nhau, làm phong phú thêm cho dữ liệu nghiên cứu.
Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng được trình bày theo hình thức xen kẽ, bổ sung lẫn nhau.

Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra trên đây, chúng tôi sử
dụng các phương pháp thu thập thông tin định tính bao gồm quan sát hịa nhập,
phỏng vấn sâu cá nhân, nghiên cứu trường hợp, thảo luận nhóm tập trung.
Trước khi trình bày cụ thể các thao tác kỹ thuật của những phương pháp
trên, chúng tôi nêu qua một vài điểm mấu chốt trong quá trình tiếp cận khách
thể nghiên cứu trong đề tài này.
7.1. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu định tính. Trong đề tài
này, chúng tơi thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu đối với cả ba nhóm học sinh.
Nội dung chính của các cuộc phỏng vấn sâu này tập trung vào các câu hỏi về
mối quan hệ giữa các mỗi học sinh với các thành viên khác trong nhóm, trước
khi tham gia vào nhóm thì học sinh đó như thế nào, hồn cảnh gia đình của các
em… Chúng tơi luôn cố gắng làm cho cuộc phỏng vấn giống với các cuộc nói
17


chuyện bình thường, do đó chúng tơi khơng sử dụng một bảng câu hỏi có sẵn
mà sử dụng các câu hỏi mở để nhằm khai thác thông tin một cách sâu sắc và
đầy đủ nhất.
Trong q trình phỏng vấn, có những lần chúng tôi phải thực hiện từ hai
đến ba lần phỏng vấn đối với một học sinh bởi có những lý do khách quan tác
động đến buổi phỏng vấn cũng như do tính chất nhạy cảm của các câu hỏi liên
quan đến hồn cảnh gia đình của các em khiến các em cảm thấy lo ngại khi trả
lời. Đồng thời, để tạo nên không gian thoải mái cho các buổi phỏng vấn, chúng
tơi thường chọn các khơng gian trị chuyện phù hợp với các học sinh. Đối với
các học sinh nam, chúng tôi hẹn các em ra các quán nước hay quán cà phê mà
các em thường ngồi, còn đối với học sinh nữ thì chúng tơi thường đến nhà các
em để nói chuyện.
Với tính chất nhạy cảm của đề tài nghiên cứu, khi chúng tôi hỏi các em
về số lần đánh nhau của các em từ khi vào học THPT và lý do tại sao đánh bạn

thì phần lớn các em đều rất ngại ngần khi trả lời. Các em có thái độ ngập
ngừng và lo lắng nên khơng dám trả lời đúng sự thật. Lúc đó người nghiên cứu
lại tiếp tục giải thích với các em về mục đích của cuộc nghiên cứu và hứa sẽ
giữ bí mật tên tuổi, các thơng tin cá nhân thì các em mới tiếp tục hợp tác với
chúng tôi với thái độ cởi mở hơn.
Để đảm bảo nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu, trong q trình
phỏng vấn chúng tơi khơng đưa họ tên thật của các học sinh mà thay vào đó,
chúng tơi đổi tên và sử dụng những tên giả gán cho từng trường hợp phỏng
vấn. Do đó, tên của các học sinh trả lời phỏng vấn được trích dẫn và sử dụng
trong nghiên cứu này là tên giả.

18


7.2. Phương pháp quan sát tham dự và những khó khăn gặp phải.
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện phương pháp quan sát
tham dự đối với các nhóm học sinh có hành vi bạo lực với tư cách là một quan
sát viên. Chúng tôi quan sát tất cả những động thái trong mỗi nhóm để tìm hiểu
mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Về ngun tắc, “quan sát hịa nhập bao gồm việc thiết lập quan hệ trong
một cộng đồng mới, học cách hành động để người ta không bận tâm đến bạn
và làm việc như bình thường khi bạn xuất hiện; và hàng ngày tách bạn ra khỏi
bối cảnh văn hóa vì thế bạn có thể biến những gì bạn học hỏi được thành tri
thức, đặt nó vào trong bối cảnh, và viết về nó một cách thuyết phục” [12; tr
139].
Đây là phương pháp quan trọng chúng tôi thực hiện xuyên suốt quá trình
nghiên cứu. Khi đến trường làm việc, chúng tôi quan sát môi trường trường
học và mối quan hệ giữa các bạn trong lớp với các học sinh cá biệt này. Khi
tiếp xúc với ba nhóm học sinh cá biệt, chúng tôi không chỉ quan sát các em khi
thực hiện phỏng vấn mà còn quan sát từng điệu bộ, cử chỉ, thái độ của các

thành viên mỗi khi tham dự vào các buổi họp mặt, nói chuyện của các nhóm.
Chúng tơi cố gắng tiếp cận với các em nhiều lần và tham gia vào các hoạt động
vui chơi, sinh hoạt của các em để hiểu được sự ảnh hưởng giữa các thành viên
trong nhóm với nhau.
Trong q trình thực hiện nghiên cứu, thời gian đầu chúng tôi gặp khá
nhiều khó khăn để có thể hịa nhập được với các học sinh này. Bởi lẽ, các em
vẫn giữ tâm lý đề phịng, e ngại khi thấy sự có mặt của chúng tơi trong các
buổi gặp mặt nhóm. Do đó, những buổi gặp đầu tiên, các em vẫn chưa thể hiện
hết tính cách của mỗi người, và các chủ đề nói chuyện vẫn chưa phong phú,
thời gian cả nhóm gặp mặt nhau cũng ít hơn so với những lần trước. Để có thể
19


hiểu rõ hơn về tính cách và mối quan hệ giữa các thành viên trong các nhóm
học sinh này, chúng tôi cố gắng tham gia vào cuộc sống của các em. Khi chúng
tôi đề xuất mong muốn được đến thăm nhà các em và được đi theo các em đến
các địa điểm vui chơi của cả nhóm thì các em từ chối. Các em sợ chúng tôi sẽ
báo cáo lại với nhà trường và sẽ bị đuổi học, các em cịn sợ chúng tơi tiết lộ
các “bí mật” của các em cho gia đình. Hiểu được điều đó nên chúng tôi luôn
luôn phải khẳng định với các em là sẽ đảm bảo giữ bí mật hồn tồn các hoạt
động của các em để tạo sự tin tưởng ở các em.
7.3. Thảo luận nhóm tập trung:
Mỗi một nhóm học sinh, chúng tơi đều thực hiện các cuộc thảo luận nhóm để
trao đổi với các thành viên trong nhóm về vấn đề bạo lực học sinh hiện nay. Qua đó,
tìm hiểu mức độ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm và mức độ ảnh hưởng của
các thành viên với nhau.
7.4. Trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến bằng bảng
hỏi đối với các học sinh đang học tại trường Trung học phổ thông Lê Viết
Thuật, thành phố Vinh. Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc khảo sát về nhận

thức của các học sinh đang học tại trường THPT Lê Viết Thuật về tình trạng
học sinh đánh nhau tại trường học, đồng thời các em đánh giá về những đặc
điểm nổi bật của nhóm học sinh “cá biệt” đang học tại trường.
Phiếu trưng cầu ý kiến được phát cho học sinh từ ngày 03 tháng 9 đến
ngày 08 tháng 9 năm 2011. Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu. Cơ cấu mẫu
như sau:
- Theo giới: Nam: 50%

Nữ: 50%

- Theo khối: Khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12, mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3
lớp, mỗi lớp phát phiếu hỏi cho 34 học sinh.
20


+ Khối lớp 10: phát bảng hỏi tại 3 lớp 10A, 10E và 10D
+ Khối lớp 11: phát bảng hỏi tại 3 lớp 11B, 11C và 11E
+ Khối lớp 12: phát bảng hỏi tại 3 lớp 12D, 12E và 12G
Cách thức phát phiếu điều tra của chúng tôi như sau: Chúng tôi lựa chọn
giờ sinh hoạt lớp vào tiết cuối của ngày thứ Bảy để phát phiếu điều tra, theo
nguyên tắc: cách 02 học sinh, chúng tôi phát 01 phiếu theo hướng tay trái của
điều tra viên. Chúng tôi chia làm 03 đợt phát phiếu điều tra. Đợt 1: phát phiếu
cho khối lớp 10; đợt 2: phát phiếu cho khối lớp 11; đợt 3: phát phiếu cho khối
lớp 12.
8. Phương pháp xử lý thông tin
Trong nghiên cứu này, chúng tôi kết hợp các cách thức thu thập thông
tin như ghi chép tại thực địa, ghi chép hồi tưởng và sử dụng máy ghi âm trong
q trình phỏng vấn.
Cơng việc phân tích và xử lý thơng tin được thực hiện xun suốt quá
trình nghiên cứu. Khác với các số liệu được thu thập qua bảng hỏi, các thơng

tin định tính được thu thập và được sắp xếp, phân tích theo trật tự của câu hỏi
nghiên cứu. Thông tin ghi chép từ các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát thực địa
có xu hướng rời rạc, đơi lúc vụn vặt vì những người cung cấp thông tin thường
chuyển đổi chủ đề liên tục. Một số thơng tin ghi chép có thể khơng sử dụng
được. Do đó, chúng tơi phải sắp xếp thơng tin theo một trật tự nhất định và
trong quá trình đọc phân tích lược bỏ bớt thơng tin thừa. Thơng tin được sắp
xếp theo một hệ thống mã hóa, các mã này được viết bên lề của các văn bản
ghi chép phỏng vấn sâu, quan sát. Việc mã hóa này chỉ là bước đầu tiên của
q trình phân tích, giúp chúng tôi tổ chức lại các số liệu và xác định các chủ
đề cần thảo luận đưa ra trong kết quả nghiên cứu.

21


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Hiện tượng học sinh trong lứa tuổi đi học có hành vi bạo lực đã được
nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học xã hội trên thế giới. Đã có những báo cáo
cho thấy tình trạng bạo lực do thanh thiếu niên gây ra đã bắt đầu phát triển ở
độ tuổi rất trẻ. Curwin và Mendler (1997) cho rằng trẻ em ngày càng hiếu
chiến, ở lứa tuổi càng trẻ thì càng phá phách hơn, điều này dẫn đến việc ở độ
tuổi thanh thiếu niên sẽ có xu hướng bạo lực. Bản báo cáo nghiên cứu của
Curwin và Mendler cũng đưa ra gợi ý rằng độ tuổi có nguy cơ cao nhất để bắt
đầu có những hành vi bạo lực nghiêm trọng là từ 15 đến 16 tuổi, và sau độ tuổi
17 thì những người tham gia vào những hành vi bạo lực này giảm xuống đáng
kể. Đây không chỉ là tỷ lệ những người trẻ tuổi là thủ phạm gây ra bạo lực mà
còn là tỷ lệ những người là nạn nhân của bạo lực. Một nghiên cứu khác cũng
cho rằng những người trẻ tuổi là nạn nhân của tội phạm bạo lực gấp 4,5 lần so

với những người trưởng thành (Elliot, Hamburg & Williams, 1998) [21].
Năm 2008, một nghiên cứu về “Bạo lực nữ sinh: Xu hướng và bối
cảnh” (Violence by Teenage: Trends and Context) ở Mỹ do J. Robert Flores
chủ biên cùng với các cộng sự thực hiện với sự tài trợ của Sở Tư pháp Hoa Kỳ
đã khắc họa một bức tranh tổng quát về hiện tượng bạo lực trong lứa tuổi
thanh thiếu niên của những học sinh nữ ở Mỹ. Trong đó, nghiên cứu này cũng
khẳng định rằng: Hiện tượng bắt nạt trong học đường có sự khác nhau về giới
tính. Học sinh nam có nhiều khả năng là thủ phạm và là nạn nhân của sự bắt
nạt trực tiếp, hoặc những hành vi bạo lực thể chất, hoặc là những ngôn từ hoặc
cử chỉ bạo lực. Ngược lại, học sinh nữ thường là thủ phạm và là nạn nhân của
22


những sự bắt nạt gián tiếp, hoặc những mối quan hệ mang tính gây hấn, chẳng
hạn như là việc loan truyền tin đồn. Thêm vào đó, học sinh nam thường xuyên
là thủ phạm gây ra các hành vi bắt nạt hơn, trong đó học sinh nữ là nạn nhân
(Olweus, 1993; Isernhagen Harris, 2003) [20].
Nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand năm 2010 về
“Vai trò của sự đồng đẳng trong bạo lực học đường” đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản của hiện tượng bạo lực trong trường học như sau: Trước hết, sự bạo
hành trong học đường là khi những hành động tiêu cực được thực hiện một
cách lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Nó có thể làm cho cuộc sống của
nạn nhân trở nên khó chịu đơn giản là vì nạn nhân đó bị chế diễu tất cả các
ngày trong tuần và trong một thời gian rất dài.
Trong nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand nói rõ: Đặc
tính đầu tiên của nạn bạo hành trong học đường, đó là sự lặp đi lặp lại và thời
gian kéo dài của nó. Tất cả các tác giả khơng chắc chắn về thời gian chính xác
mà kể từ đó, một học sinh được xem như là nạn nhân của nạn bạo hành học
đường. Dường như rất khó khăn để chấm dứt cuộc tranh luận này và chỉ ra một
cách chính xác mốc thời gian mà kể từ đó nạn bạo hành học đường bắt đầu. Về

phần mình, trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng những hành động
quấy rối có thể lan rộng ra theo một cách lặp đi lặp lại trong ít nhất một năm
học.
Đặc điểm thứ hai của nạn bạo hành trong trường học là sự mất cân bằng
sức mạnh. Dal Olweus quan sát thấy rằng “một học sinh được đặt dưới các
hành động tiêu cực thường rất khó khăn trong việc tự bảo vệ mình và cảm thấy
sự bất lực trong việc đối mặt với các học sinh hoặc nhóm học sinh bắt nạt
mình. Vì vậy phần lớn các cuộc cãi lộn trẻ con và tất cả các hành động bạo lực
chống đối nhau giữa các cá nhân hoặc các nhóm quyền lực cũng được xem như
là một dạng của bạo hành học đường; các hành động ít nhẫn tâm hơn như sự
23


tẩy chay hoặc cô lập xã hội cũng được xem như là một phần tương đối rõ ràng
của nạn bạo hành học đường. Bạo hành là một mối quan hệ thống trị, một sự
lạm dụng quyền lực. Nó ở trong một mối quan hệ hợp thành hoặc là số lượng
nhiều chống lại các cá thể bị cô lập, hoặc là những nhóm mạnh chống lại các
nhóm yếu hoặc là những người nhiều tuổi hơn chống lại những người ít tuổi
hơn. Điều đó có thể bằng các hành động xâm phạm về thể xác (đánh đập) hoặc
lời nói (những biệt danh, sự chế diễu, sự chửi mắng), nó cũng có thể là những
hành động với tính chất tiêu cực hơn (những tin đồn, sự cô lập nạn nhân).
Đặc điểm thứ ba của bạo lực trong học đường là sự cố tình tấn công nạn
nhân. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện quan sát đối với những học sinh là nạn
nhân và cả những học sinh là chủ thể gây ra bạo lực học đường, họ thấy rằng
trong những cuộc tấn công đó, những người gây ra hành vi bạo lực thường biết
chính xác chúng đang làm đau người khác, và trong một số trường hợp, chính
vì chúng biết chúng đang làm đau nạn nhân của mình nên chúng lại tiếp tục lặp
đi lặp lại hành động đó.
Như vậy, những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới được
trình bày trên đây tập trung chủ yếu vào độ tuổi có nguy cơ cao nhất để bắt đầu

có những hành vi bạo lực nghiêm trọng; sự khác biệt giữa hành vi đánh nhau
của nữ sinh so với nam sinh; những đặc điểm cơ bản của bạo lực trong trường
học.
1.1.2. Ở Việt Nam:
Vấn đề bạo lực học đường cũng được nhiều nhà khoa học xã hội ở Việt
Nam quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây.
Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên với đề tài “Nguyên
nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường Trung học cơ sở Lê Lai, quận 8,
thành phố Hồ Chí Minh” năm 2009 đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
24


định tính thăm dị được tiến hành trên các học sinh có hành vi bạo lực, thầy cơ và
phụ huynh học sinh. Thông tin được thu thập qua các bảng hướng dẫn thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu và bảng câu hỏi tự điền. Các thảo luận nhóm và phỏng vấn
sâu được ghi chú, ghi âm và sau đó được giải băng. Kết quả cho thấy các học
sinh có hành vi bạo lực ln muốn chứng tỏ mình. Ba mẹ các em thường la rầy,
đánh đập mỗi khi các em sai phạm và ba mẹ có thái độ xúi giục các em thực hiện
hành vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm, anh chị thì khơng quan tâm đúng
cách đến các em. Nhà trường chưa tổ chức được chương trình phịng chống bạo
lực học đường và khơng đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai phạm của các
em, đơi khi nhà trường cịn dùng hành vi bạo lực đối với các em. Khi gặp thầy
cô, đôi khi các em khơng chào vì một số ngun nhân nào đó. Từ đó, các tác giả
đưa ra kết luận các học sinh thực hiện hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ mình.
Anh chị quan tâm đến em mình khơng đúng cách, phụ huynh và nhà trường còn
dùng bạo lực đối với các em, bên cạnh đó phụ huynh cịn xúi giục các em thực
hiện hành vi bạo lực khi có người xúc phạm.
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình đã thực hiện một đề tài “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục hiện tượng bạo lực trong trường phổ
thơng ở Thái Bình” năm 2010 với phương pháp chính là điều tra bằng bảng

hỏi. Nghiên cứu cho thấy hiện tượng bạo lực trong các trường phổ thông ở
Thái Bình xảy ra có chiều gia tăng về số vụ và nó cũng có biểu hiện phức tạp
về tính chất. Các biểu hiện bạo lực diễn ra trong các mối quan hệ giữa học
sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, thậm chí giữa phụ huynh với
học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên. Đặc biệt hiện tượng nữ sinh trong
trường phổ thơng ở Thái Bình đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều và phần
nhiều các vụ này do liên quan đến tình yêu nam nữ. Hiện tượng bạo lực này
không chỉ gây ra những hậu quả cho người học sinh về mặt tinh thần, về thể
xác, thậm chí cả về tính mạng mà cịn gây hậu quả không tốt cho ngành giáo
25


×