Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 172 trang )

1


























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ NGỌC HOA






TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TỚI
NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI
CỘNG ĐỒNG
(nghiên cứu trường hợp tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hoà)







LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC









Hà Nội – 2012
2























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ NGỌC HOA




TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TỚI
NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH VÀ SƠ CẤP CỨU TẠI
CỘNG ĐỒNG
(nghiên cứu trường hợp tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hoà)



Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.61.30



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim

Hoa





3

LỜI CẢM ƠN



Để thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các
Thầy, Cô trong khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để luận văn này được hoàn thành, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các truyền thông viên, các cán bộ dự án
và các hộ gia đình tham gia nghiên cứu ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Kim
Hoa, giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của khoa Xã hội học, Ban Tổ chức
– Cán bộ, ĐHQGHN, Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường ĐHKHXH-NV, xin
cảm ơn gia đình, người thân và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2012.
Tác giả.






4


MỤC LỤC
MỤC LỤC
1

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
5

PHẦN I: MỞ ĐẦU
8

1. Tính cấp thiết của đề tài
8

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
10

2.1. Ý nghĩa khoa học
10

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
10


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
10

3.1. Mục đích nghiên cứu
10

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
11

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
11

4.1. Đối tượng nghiên cứu
11

4.2. Khách thể nghiên cứu
11

4.3. Phạm vi nghiên cứu
11

5. Phương pháp nghiên cứu
12

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
14

6.1. Giả thuyết nghiên cứu
14


6.2. Khung lý thuyết
15

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
17

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

17

1.1. Cơ sở lý luận
17

5

1.1.1. Lý thuyết hành động xã hội
17

1.1.2. Lý thuyết tương tác xã hội
18

1.1.3. Lý thuyết truyền thông thay đổi hành vi
19

1.1.3.1. Cơ chế thay đổi hành vi và vai trò của truyền thông 19

1.1.3.2. Các phương thức truyền thông thay đổi hành vi trong nghiên
cứu
23


1.1.3.3. Một số yếu tố tác động tới quá trình truyền thông thay đổi
hành vi
29

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
32

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
36

1.4. Những khái niệm công cụ
39

1.5. Hệ thống chính sách về phòng chống tai nạn thương tích và sơ
cấp cứu
41

Chương 2: Nhận thức và hành vi của người dân về Phòng
chống tai nạn thương tích và Sơ cấp cứu tại cộng đồng trước
và sau truyền thông

48

2.1.
Nhận thức và hành vi của người dân về Phòng chống tai nạn
thương tích tại cộng đồng trước và sau truyền thông

48


2.2. Nhận thức và hành vi của người dân về Sơ cấp cứu tại cộng
đồng trước và sau truyền thông

76

Chương 3: Nâng cao hiệu quả truyền thông

93

3.1. Nâng cao vai trò của các đơn vị truyền thông về phòng chống tai
nạn thương tích và sơ cấp cứu

93

6

3.2. Đánh giá tác động của các phương thức truyền thông về phòng
chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu
95

3.3. Nâng cao hiệu quả truyền thông của các phương thức truyền
thông
117

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
124

1. KẾT LUẬN 124

2. KHUYẾN NGHỊ 126


TÀI LIỆU THAM KHẢO
132

PHỤ LỤC
135


7

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BYT: Bộ Y tế
CĐAT: Cộng đồng an toàn
CYTDP: Cục Y tế dự phòng
MBH: Mũ bảo hiểm
PCTNTT: Phòng chống tai nạn thương tích
SCC: Sơ cấp cứu
TNTT: Tai nạn thương tích
TT: thương tích
TTV: Truyền thông viên
VMIS: Báo cáo điều tra liên trường về thực trạng chấn thương ở Việt Nam
2003
WHO/TCYTTG: Tổ chức Y tế thế giới

8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT STT biểu
đồ/bảng

Tên biểu đồ/bảng Trang

1 Biểu đồ 2.1 Nhận thức chung về TNTT 48
2 Biểu đồ 2.2 Nhận thức và hành vi PCTNTT 50
3 Biểu đồ 2.3.1 Nguy hiểm do Ngã 52
4 Biểu đồ 2.3.2 Nguy hiểm do Bỏng 53
5 Biểu đồ 2.3.3 Nguy hiểm do Đuối nuớc 53
6 Biểu đồ 2.3.4 Nguy hiểm do Điện giật 54
7 Biểu đồ 2.3.5 Nguy hiểm do Ngộ độc 55
8 Biểu đồ 2.3.6 Nguy hiểm do Dị vật đường thở 56
9 Biểu đồ 2.3.7 Nguy hiểm do Động vật cắn - đốt 57
10 Biểu đồ 2.3.8 Nguy hiểm do Tai nạn giao thông 58
11 Biểu đồ 2.3.9 Nguy hiểm do Thương tích do vật sắc nhọn 58
12 Biểu đồ 2.4.1 Biện pháp phòng chống Ngã 60
13 Biểu đồ 2.4.2 Biện pháp phòng chống Bỏng 61
14 Biểu đồ 2.4.3 Biện pháp phòng chống Đuối nước 62
15 Biểu đồ 2.4.4 Biện pháp phòng chống Điện giật 63
16 Biểu đồ 2.4.5 Biện pháp phòng chống Ngộ độc 64
17 Biểu đồ 2.4.6 Biện pháp phòng chống Dị vật đường thở 65
18 Biểu đồ 2.4.7 Biện pháp phòng chống Động vật cắn - đốt 66
19 Biểu đồ 2.4.8 Biện pháp phòng chống Tai nạn giao thông 67
20 Biểu đồ 2.4.9 Biện pháp phòng chống Thương tích do vật
sắc nhọn
68
9

21 Biểu đồ 2.5.1 Lý do thực hiện các biện pháp phòng tránh/cải
thiện
69
22 Biểu đồ 2.5.2 Lý do thực hiện các biện pháp phòng tránh/cải

thiện (trước và sau truyền thông)
69
23 Bảng 2.6 Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nhận
thức/hành vi PCTNTT sau khi được tư vấn
70
24 Biểu đồ 2.7 Lý do không hoặc chưa thực hiện biện pháp
phòng tránh/cải thiện
72
25 Biểu đồ 2.8 Nhận thức chung về SCC 77
26 Biểu đồ 2.9 Biện pháp thực hiện khi/nếu có TNTT xảy ra 78
27 Biểu đồ 2.10.1 Sơ cấp cứu Ngã 80
28 Biểu đồ 2.10.2 Sơ cấp cứu Bỏng 82
29 Biểu đồ 2.10.3 Sơ cấp cứu Đuối nước 83
30 Biểu đồ 2.10.4 Sơ cấp cứu Điện giật 84
31 Biểu đồ 2.10.5 Sơ cấp cứu Ngộ độc 85
32 Biểu đồ 2.10.6 Sơ cấp cứu Dị vật đường thở 86
33 Biểu đồ 2.10.7 Sơ cấp cứu Động vật cắn - đốt 87
34 Biểu đồ 2.10.8 Sơ cấp cứu Tai nạn giao thông 89
35 Biểu đồ 2.10.9 Sơ cấp cứu Thương tích do vật sắc nhọn 90
36 Biểu đồ 2.11 Lý do thực hiện hoặc không thực hiện sơ cấp
cứu
91
37 Biểu đồ 3.1 Đơn vị tuyên truyền về TNTT và SCC 94
38 Biểu đồ 3.2 Các phương truyền thông tới người dân 97
39 Biểu đồ 3.3 Các phương thức truyền thông tác động tới 98
10

người dân
40 Biểu đồ 3.4 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông tại nhà

118
41 Biểu đồ 3.5 Nâng cao chất lượng của phương truyền thông
tại cuộc họp cộng đồng
119
42 Biểu đồ 3.6 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông qua loa phát thanh phường
120
43 Biểu đồ 3.7 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông qua bảng tin phường
121
44 Biểu đồ 3.8 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông qua truyền hình
122
45 Biểu đồ 3.9 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông qua truyền thanh
123
46 Biểu đồ 3.10 Nâng cao chất lượng của phương thức truyền
thông khác
124

11

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thương tích là một vấn đề quan trọng trong y tế công cộng. Trên thế giới,
thương tích là nguyên nhân hàng đầu của tử vong và tàn tật. Gánh nặng toàn cầu
do bệnh tật đã cho thấy vấn đề này ngày càng trở nên nhức nhối.
Theo thống kê, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 11,000 thương tích cần
được điều trị y tế (cuộc điều tra liên trường về tai nạn thương tích ở Việt Nam
VMIS 2003), 55% thương tích không được sơ cứu ngay sau khi tai nạn xảy ra

(Giám sát Thương tích tại bệnh viện BYT-TCYTTG, 2005-2006).
Mạng lưới y tế của Việt Nam rộng khắp nhưng hiện đang quá tải và phát
triển còn nhiều bất cập. Các nghiên cứu đã cho thấy THƯƠNG TÍCH là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong và thương tật, điều này tạo ra áp lực ngày càng tăng
đối với ngành y tế vốn đã hoạt động quá tải.
Trong khi đó, nhận thức chung của người dân về phòng chống tai nạn
thương tích (PCTNTT) và sơ cấp cứu (SCC) còn hạn chế. Nhiều trường hợp tai
nạn thương tích xảy ra do sự bất cẩn, thiếu ý thức của con người, trong khi
chúng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu được nhận thức và quan tâm đầy
đủ hơn. Nhiều trường hợp tử vong, biến chứng đáng tiếc do không được SCC kịp
thời, đúng cách, gây tốn kém chi phí (trực tiếp và gián tiếp) cho xã hội.
Tuy nhiên, TNTT lại là vấn đề y tế có thể phòng tránh được nếu người dân
được hướng dẫn đúng cách. Việc nạn nhân được SCC kịp thời ngay sau khi tai
nạn xảy ra sẽ góp phần cứu sống tính mạng hoặc giảm nhẹ mức độ thương tật
của nạn nhân. PCTNTT và SCC tại cộng đồng tuy là hai lĩnh vực nhưng lại liên
quan chặt chẽ với nhau, bổ sung hiệu quả cho nhau. Vấn đề đặt ra là cần thiết
phải có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thay
12

đổi quan điểm, thái độ và đặc biệt là thay đổi hành vi, vận động sự tham gia tích
cực của người dân trong vấn đề PCTNTT và SCC tại cộng đồng.
Khánh Hoà là một tỉnh lớn thuộc miền nam trung bộ Việt Nam, có tốc độ
phát triển kinh tế khá mạnh mẽ. Mặc dù vậy, Khánh Hoà đang phải đối mặt với
tình hình tử vong và thương tật do thương tích gây ra gia tăng nhanh chóng.
Cuộc Điều tra VMIS năm 2003 cho thấy tỉ lệ thương tích và tỉ lệ tử vong do
thương tích tại Khánh Hoà tương đối cao so với các đô thị lớn khác tại Việt Nam
như Hà Nội và Hải Phòng. Khánh Hoà cũng là tỉnh đứng thứ 19/64 tỉnh thành
trong cả nước về vấn đề tai nạn giao thông. Tại Khánh Hoà, thành phố Nha
Trang là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc, có tiềm lực phát triển kinh tế và du
lịch nhưng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn thương tích trong cộng

đồng.
Tình hình trên dẫn tới một nhu cầu cần thiết là phải tìm hiểu về nhận thức
của người dân Khánh Hoà về vấn đề PCTNTT và SCC tại cộng đồng, những
thay đổi trong nhận thức dưới tác động của các biện pháp truyền thông. Từ đó
làm định hướng cho việc can thiệp, nâng cao nhận thức của người dân một cách
hiệu quả và bền vững. Mục tiêu cuối cùng của tất cả những biện pháp can thiệp
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về PCTNTT và SCC là hình thành và
duy trì thói quen an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân, nâng cao
chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của truyền thông tới
nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và
sơ cấp cứu tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hoà)” là một việc làm cấp thích, đáp ứng yêu cầu thiết thực của
cuộc sống xã hội hiện nay.
13

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu
vấn đề nâng cao nhận thức của người dân thông qua các chương trình truyền
thông phù hợp và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cho các lý
thuyết xã hội học và truyền thông, làm cơ sở dữ liệu và lý luận cho những nghiên
cứu tiếp theo về TNTT.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài tìm hiểu thực trạng nhận thức về PCTNTT và SCC của người dân
thành phố Nha Trang trước và sau khi truyền thông: tìm hiểu mức độ hiểu biết,
kiến thức của người dân, thái độ, quan điểm của họ đối với vấn đề nghiên cứu và
hành vi liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong thực tế của người dân.
Từ đó tìm hiểu hiệu quả tác động của các chương trình truyền thông về
PCTNTT và SCC tại cộng đồng, xây dựng được phương thức truyền thông thực

sự hiệu quả trong đời sống để nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của người dân.
Tìm hiểu những yếu tố kinh tế – văn hoá – xã hội khác có ảnh hưởng đến việc
thay đổi và duy trì hành vi của người dân và biện pháp ứng dụng phù hợp để hỗ
trợ cho các chương trình truyền thông.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ những tác động tích cực và/hoặc tiêu cực của truyền thông đến
nhận thức, hành vi PCTNTT và SCC của người dân.
Tìm ra những phương thức truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi về PCTNTT và SCC của người dân tại cộng đồng.
14


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nghiên cứu các phương thức truyền thông PCTNTT và SCC được sử dụng
để tác động và thay đổi nhận thức, hành vi của người dân tại cộng đồng
theo định hướng đưa ra.
 Tìm hiểu những thay đổi trong nhận thức của người dân về PCTNTT và
SCC tại cộng đồng, so sánh nhận thức của người dân trước và sau truyền
thông.
 Rút ra những hoạt động truyền thông, phương thức truyền thông tác động
hiệu quả đến việc thay đổi nhận thức của người dân về PCTNTT và SCC
tại cộng đồng.

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi
của người dân về PCTNTT và SCC tại cộng đồng.
4.2. Khách thể nghiên cứu:

 Người dân trong hộ gia đình: chủ hộ, người chăm sóc chính trong gia đình.
 Cán bộ thực hiện các chương trình truyền thông.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện thông qua khảo sát tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hoà.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2009 đến tháng 02/2012.
Đề tài cũng dựa vào kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ “Chương trình
Kiểm soát thương tích” và “Chương trình Tăng cường Chăm sóc Chấn thương
15

trước nhập viện” của tổ chức Counterpart International (Hoa Kỳ), thực hiện tại
thành phố Nha Trang và toàn tỉnh Khánh Hòa từ 2006 – 2009.

5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp chọn mẫu:
200 mẫu nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên từ số lượng 500 hộ gia đình tại 5
phường thuộc thành phố Nha Trang, dựa trên tỉ lệ nam (48%) – nữ (52%) của
thành phố Nha Trang (theo kết quả thông kê dân số của Tổng cục thống kê tính
đến ngày 1/4/2009). Đây là 500 hộ đã từng được truyền thông về phòng chống
tai nạn thương tích trong khuôn khổ “Chương trình Kiểm soát thương tích” tại
thành phố Nha Trang.
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm: 200
hộ gia đình được lựa chọn sẽ được truyền thông định kì bằng các phương thức
truyền thông khác nhau trong 6 tháng. Tác giả đã thực hiện một khảo sát về nhận
thức và hành vi về PCTNTT và SCC của nhóm người dân trước khi được truyền
thông (khảo sát trước truyền thông) và lặp lại một khảo sát tương tự đối với cùng
nhóm mẫu nghiên cứu này sau 6 tháng truyền thông (khảo sát sau truyền thông).
Mục đích của khảo sát trước truyền thông và sau truyền thông là tìm ra những
thay đổi trong nhận thức và hành vi của người dân về PCTNTT và SCC để thấy
được được những tác động tích cực và/hoặc tiêu cực của truyền thông đối với

nhận thức, hành vi của người dân về PCTNTT và SCC.

 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Thực hiện 200 phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với đại diện của hộ gia đình.
 Phương pháp phỏng vấn sâu:
16

Thực hiện 10 phỏng vấn sâu với đại diện hộ gia đình, 1 phỏng vấn sâu với
cán bộ phụ trách chương trình, 1 phỏng vấn nhóm tập trung với nhóm cán bộ
truyền thông.

 Phương pháp quan sát:
Quan sát không tham dự về hộ gia đình, tìm hiểu ý thức và hành vi thực tế
của hộ gia đình trước và sau khi tuyên truyền.

 Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích những bài báo, những tài liệu nghiên cứu khoa học của các tác
giả, các nhà khoa học có liên quan đến công trình nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp kết quả điều tra của “Chương trình Kiểm soát
thương tích 2004 – 2007” và “Chương trình Tăng cường Chăm sóc Chấn
thương trước Nhập viện 2008 – 2010” của tổ chức Counterpart International
(Hoa Kỳ) tại tỉnh Khánh Hòa, bao gồm:
o Điều tra ban đầu về tình hình tai nạn thương tích tại thành phố Nha
Trang T10/2006: 200 mẫu.
o Bảng kiểm đánh giá hộ gia đình an toàn hàng tháng tại thành phố Nha
Trang: 500 bảng.
o Báo cáo đánh giá hàng tháng về công tác tuyên truyền PCTNTT tại
cộng đồng, thành phố Nha Trang.
o Điều tra Nhận thức của cộng đồng về Cấp cứu Tai nạn thương tích tại
thời điểm T12/2008 và T12/2009 tại thành phố Nha Trang: 1200 mẫu

điều tra nhận thức của cộng đồng về cấp cứu tai nạn thương tích và
300 mẫu điều tra nhận thức của cộng đồng về PCTNTT và SCC.
17


6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết:
6.1. Giả thuyết nghiên cứu:
 Truyền thông về PCTNTT và SCC tại cộng đồng là phương thức hiệu quả
nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề PCTNTT và SCC. Trước khi
được truyền thông, người dân chỉ có những kiến thức đơn giản và thường
hành động theo thói quen và kinh nghiệm. Sau khi được tuyên truyền và
hướng dẫn, kiến thức, hiểu biết của người dân đã được nâng cao và người
dân đã thay đổi thái độ, hành vi theo hướng thực hiện các biện pháp phòng
chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu một cách khoa học.
 Phương thức truyền thông hiệu quả nhất đối với các hộ gia đình là truyền
thông trực tiếp thông qua truyền thông viên là những người có uy tín trong
cộng đồng thực hiện. Các phương thức truyền thông khác có tác dụng hỗ
trợ làm tăng hiệu quả truyền thông.
 Những nguyên nhân chủ yếu khiến người dân chưa thay đổi hành vi của
mình là do thói quen chủ quan, thiếu hiểu biết, do thiếu điều kiện kinh tế
hỗ trợ, cụ thể là kinh phí sửa chữa, thay đổi các điều kiện cơ sở vật chất
phù hợp.







18













Đặc điểm nhân khẩu xã hội: tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo …
6.2. Khung lý thuyết:



















Khung lý thuyết trên nêu lên mối liên hệ giữa các khái niệm, các thành
phần chính của nghiên cứu này. Trong đó, Hệ thống chính sách về các vấn đề
PCTNTT và SCC có ý nghĩa nền tảng và quyết định tới hoạt động truyền thông
về PCTNTT và SCC.
Hoạt động truyền thông về PCTNTT và SCC bao gồm các nội dung chính
như sau:
Hệ thống chính sách về vấn đề PCTNTT và SCC
Truyền thông về
PCTNTT và SCC
Thời gian, cường độ,
kĩ năng truyền thông
Nhận thức về
PCTNTT
Nhận thức về
SCC
Hành vi
PCTNTT
Hành vi SCC
Phương thức
truyền thông
Nội dung truyền
thông
19

1. Phương thức truyền thông: là các cách thức, hình thức truyền thông được
sử dụng trong nghiên cứu:
Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, truyền
thanh, báo chí …

Truyền thông qua các phương tiện truyền thông địa phương: nghiên cứu
này sử dụng hai phương tiện là bảng tin phường và loa phường
Truyền thông có tổ chức/truyền thông nhóm: được thực hiện thông qua
nhóm truyền thông viên, truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại cuộc họp
cộng đồng
2. Nội dung truyền thông: là nội dung thông điệp được truyền tải đến đối
tượng đích là người dân tại cộng đồng, bao gồm Khái niệm, sự nguy hiểm
và cách thức phòng chống, xử lý đối với từng loại hình TNTT được đề cập
trong nghiên cứu.
3. Thời gian, cường độ truyền thông: gồm có thời điểm thực hiện truyền
thông, khoảng thời gian cho một cuộc truyền thông và cường độ (hay tần
suất) truyền thông.
Kĩ năng truyền thông: kĩ thuật, kĩ xảo, kinh nghiệm thực hành truyền
thông do các chủ thể truyền thông sử dụng trong quá trình truyền thông.
Hoạt động truyền thông PCTNTT và SCC như đã được mô tả như trên,
đến lượt mình, là nhân tố tác động, làm thay đổi nhận thức, từ đó làm thay đổi
hành vi về PCTNTT và về SCC của người dân.
Nhận thức và hành vi PCTNTT và SCC của người dân nằm trong bối cảnh
xã hội trong đó có tính đến các đặc điểm nhân khẩu xã hội như: tuổi, giới tính,
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo …
20

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận:
Một số lý thuyết xã hội học đã được vận dụng để xem xét, giải thích các
vấn đề trong đề tài nghiên cứu:
1.1.1. Lý thuyết hành động xã hội
Theo Max Weber, hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nhất định. Weber nhấn mạnh đến động cơ bên trong của chủ thể

như nguyên nhân của hành động. Trong hành động xã hội, bao giờ cũng phải có
sự tham gia của yếu tố ý thức mặc dù có thể ở những mức độ khác nhau. Ông gọi
đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích của hành động.
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực cá nhân. Tính tích cực này lại
bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của
chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó là phương thức tồn tại của
chủ thể. Còn chủ thể trong hành động xã hội có thể là các cá nhân, nhóm, cộng
đồng hay toàn xã hội.
Tuy nhiên, không phải hành động nào cũng là hành động xã hội. Những
hành động chỉ nhằm đến các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác
thì cũng không được coi là hành động xã hội. Ví dụ: hành động của đám đông
xúm lại quanh một vụ tai nạn vì thấy tò mò hoặc thấy có nhiều người xúm lại
không được coi là hành động xã hội, nhưng hành động vây quanh vụ tai nạn để
bảo vệ hiện trường, sơ cứu tai nạn cho nạn nhân được coi là hành động xã hội.
Hành động xã hội được thực hiện trong một hoàn cảnh, một môi trường cụ
thể, có nghĩa là nó phải được đặt trong một không gian, thời gian, một bối cảnh
xã hội nhất định có tác động, ảnh hưởng tới hành động đó. Một hành động mang
21

ý nghĩa PCTNTT tại gia đình là hành động xã hội vì nó chịu sự chi phối của các
điều kiện kinh tế- xã hội, các điều kiện vật chất, tinh thần đối với chủ thể hành
động.
Hành động xã hội được phân theo các loại sau:
 Hành động duy lí - công cụ: hành động được thực hiện với sự tính toán,
lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.
 Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích duy lý).
 Hành động duy cảm: hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm
bột phát gây ra, không có sự cân nhắc, xem xét mối quan hệ giữa công cụ,
phương tiện và mục đích hành động.

 Hành động duy lý truyền thống: hành động tuân thủ những thói quen, nghi
lễ, phong tục, tập quán được truyền lại từ đời này sang đời khác.
[22, tr. 87-89]

1.1.2. Lý thuyết tương tác xã hội
Tương tác xã hội được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại của
một hành động của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các nhà xã hội học
thường nghiên cứu tương tác xã hội ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Nghiên cứu ở cấp
độ vi mô là nghiên cứu ở cấp độ tương tác nhỏ nhất. Còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ
mô là nghiên cứ về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, các hệ thống xã hội hay
giữa các thiết chế xã hội với nhau như chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, …
Như vậy, ta cần phải hiểu tương tác xã hội theo nghĩa rộng: tương tác
không đơn thuần chỉ là hành động và phản ứng. Đó là hình thức thông tin và giao
tiếp của ít nhất hai chủ thể hành động. Trong quá trình này, sự tác động qua lại
22

của các chủ thể sẽ được thực hiện, đồng thời diễn ra sự thích ứng của một hành
động này với một hành động khác. Qua đó, họ đạt được sự hiểu biết lẫn nhau cả
về tình huống và ý nghĩa của hành động. Ví dụ: trong nghiên cứu này, sự tương
tác xã hội diễn ra giữa hai chủ thể: truyền thông viên và đại diện hộ gia đình.
Thông qua quá trình này, truyền thông viên truyền đạt các thông tin, kiến thức và
hướng dẫn các biện pháp thực hiện PCTNTT và SCC. Ngược lại, đại diện hộ gia
đình cũng tiếp nhận và phản hồi lại các thông tin trên. Qua đó, cả hai chủ thể đạt
đến một sự hiểu biết và thống nhất chung về phương thức hành động PCTNTT
và SCC tại gia đình và cộng đồng.
Cả hai chủ thể hành động trong tương tác đều chịu ảnh hưởng của các giá
trị, chuẩn mực xã hội nhưng đồng thời các chủ thể này thường chịu ảnh hưởng
của các tiểu văn hoá, thậm chí phản văn hoá khác nhau. Truyền thông viên và đại
diện hộ gia đình là những cá thể khác nhau, mức độ chịu ảnh hưởng của những
giá trị chuẩn mực đối với mỗi chủ thể là khác nhau, vì vậy, mức độ hiểu biết,

cũng như thể hiện thái độ, thực hiện hành vi của mỗi chủ thể là khác nhau. Ví
dụ: đối với truyền thông viên, vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi bị thương tích
từ những vật sắc nhọn trong gia đình là vấn đề quan trọng và cần quan tâm hàng
đầu, nhưng đối với hộ gia đình, vấn đề này không quan trọng bằng công việc
kiếm tiền mưu sinh hàng ngày nên không thực sự quan tâm thay đổi hiện trạng
tại gia đình mình.

[22, tr. 145-147]

1.1.3. Lý thuyết truyền thông thay đổi hành vi
1.1.3.1. Cơ chế thay đổi hành vi và vai trò của truyền thông
23

Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động truyền thông có mục đích, có
kế hoạch tác động vào tình cảm, lý trí của các nhóm đối tượng nhằm thay nâng
cao nhận thức, kĩ năng, hình thành thái độ tích cực, giúp đối tượng chấp nhận và
duy trì hành vi mới.
Prochaska và DiClemente (1983) đã xây dựng nên một Khung lý thuyết về
Mô hình thay đổi hành vi như sau:







Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi được hiểu như sau:
Chưa hiểu biết: đối tượng có thể không biết hoặc không được nghe
nói/tuyên truyền về vấn đề mà họ cần thay đổi (hoặc không muốn thay đổi do đã
từng thất bại). Đặc điểm chủ yếu trong giai đoạn này là đối tượng không muốn

thay đổi hành vi. Vai trò của truyền thông là cần giúp đối tượng thoát ra khỏi giai
đoạn này bằng cách thực hiện các biện pháp thu hút đối tượng, làm cho đối
tượng nhận thức rõ về vấn đề và những hệ quả tiêu cực của vấn đề.
Hiểu biết: đối tượng đã có sự hiểu biết nhất định về vấn đề, đồng thời cân
nhắc sự được mất trong các trường hợp duy trì hay thay đổi hành vi hiện tại. Có
thể trong giai đoạn này, mặc dù có sự hiểu biết về mặt tiêu cực của hành vi hiện
tại nhưng đối tượng vẫn chưa thể chấp nhận việc thay đổi hành vi mới (vẫn còn
duy trì hành vi cũ). Vai trò của truyền thông là giúp đối tượng nhận thức một
Duy trì
Thực hiện hành vi
Sẵn sàng thay đổi/Muốn thay đổi

Hiểu biết
Chưa hiểu biết
Thụt lùi

24

cách rõ ràng lợi ích của việc thay đổi hành vi, những rào cản đối với việc chấp
nhận và thay đổi hành vi mới đồng thời tạo động lực cho đối tượng thay đổi hành
vi.
Sẵn sàng thay đổi/Muốn thay đổi: Đối tượng đã có hiểu biết rõ về mặt tiêu
cực của hành vi cũ, lợi ích của việc thay đổi hành vi và bắt đầu có ý định/kế
hoạch thay đổi hành vi. Tuy nhiên, đối tượng vẫn có thể chưa thực hiện ngay
hành vi mới, do đã từng thất bại trong việc thay đổi hành vi trước đây, hoặc do
không biết cách/phương pháp để thay đổi hành vi, hoặc do e ngại về chính khả
năng của mình. Vai trò của truyền thông là tích cực cung cấp các thông tin hỗ trợ
cho việc thực hiện hành vi (hỗ trợ của xã hội, các nhóm, các tổ chức …), các
thông tin tư vấn kĩ thuật và tạo động lực thúc đẩy hành động xảy ra.
Thực hiện hành vi: đối tượng thực hiện (có thể chỉ là thử) hành vi mới.

Đặc điểm rõ nhất là đối tượng giành thời gian, công sức để thực hiện hành vi
mới. Sự thay đổi hành vi chỉ được ghi nhận khi nó thực sự làm giảm các nguy cơ
do hành vi cũ gây ra (giảm các hệ quả tiêu cực). Vai trò của truyền thông là cung
cấp các thông tin về việc thực hiện hành vi mới (nhất là khi cá nhân thực hiện
thử), những vấn đề đã được cải thiện khi thực hiện hành vi mới, các thông tin hỗ
trợ cho việc thực hiện hành vi, sự ủng hộ của xã hội và giảm rào cản đối với
hành vi mới. Việc tiếp tục truyền thông về lợi ích của hành vi mới vẫn cần thiết
trong giai đoạn này.
Duy trì hành vi: đối tượng tiếp tục thực hiện và duy trì hành vi mới, từ bỏ
hành vi cũ. Đối tượng trở nên tự tin khi thường xuyên thực hiện hành vi mới Để
đánh giá một đối tượng đang ở trong giai đoạn duy trì hành vi hay không, cần
đánh giá về khả năng giải quyết vấn đề, từ bỏ hành vi cũ và thực hiện các hành vi
mới (đối lập với hành vi cũ) trong một thời gian là khoảng sáu tháng.
25

Thụt lùi: nếu trong giai đoạn thực hiện và duy trì, đối tượng không nỗ lực
củng cố hành vi mới thì quá trình thay đổi hành vi sẽ rơi vào giai đoạn thụt lùi:
đối tượng không còn tiếp tục thực hiện hành vi mới và có thể quay trở lại hành vi
cũ.
Vai trò của truyền thông là cần thường xuyên nhắc lại cho đối tượng về lợi
ích của việc duy trì hành vi mới thay đổi này, cung cấp các thông tin về sự ủng
hộ của xã hội và về khả năng duy trì hành vi mới của đối tượng.

Thay đổi hành vi là một quá trình, trong đó đối tượng phải trải qua các
bước trung gian để đạt đến một giai đoạn nhất định. Khung lý thuyết trên giúp
xác định đối tượng cần thay đổi hành vi đang ở giai đoạn nào của quá trình thay
đổi hành vi. Từ đó xác định các giải pháp truyền thông phù hợp và hiệu quả. Khi
xác định đối tượng có biểu hiện chuyển sang giai đoạn tiếp theo, vai trò của
truyền thông là phải đưa ra những thông điệp phù hợp và những thông tin hỗ trợ,
hậu cần kĩ thuật cần thiết.

Tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng, nhóm đối tượng thuần nhất hay
không thuần nhất và đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình truyền thông
mà truyền thông cần đưa ra những thông điệp cũng như thông qua các phương
tiện truyền thông phù hợp.
Quá trình thay đổi hành vi diễn ra khác nhau ở các đối tượng khác nhau,
với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của bản thân đối tượng, các nguồn
tin và cách thức truyền thông khác nhau cũng như bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã
hội khác nhau
[35, pg. 73 – 86]

×