Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.61 MB, 118 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG MINH THỦY


MỐI QUAN HỆ
GIỮA ÂM VỰC CỦA THANH ĐIỆU TRONG LỜI
THƠ LỤC BÁT
VỚI GIÁ TRỊ CAO ĐỘ CỦA GIAI ĐIỆU TRONG
DÂN CA
QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Lý Toàn Thắng
HÀ NỘI – 2012





1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Phạm vi tư liệu 9
6. Bố cục của luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc
dân gian Việt Nam 11
1.2.Thanh điệu tiếng Việt. 12
1.2.1. Thanh điệu tiếng Việt – nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca 14
1.3. Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc 15
1.3.1. Mối quan hệ giữa âm và thanh 15
1.3.2. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu-ngữ điệu trong tiếng Việt 18
1.3.3. Âm vực của thanh điệu tiếng Việt theo quan điểm của Âm nhạc học 20
1.4. Một vài điểm khái quát về đặc điểm âm nhạc dân ca Quan họ Bắc Ninh
lời cổ 21
1.4.1.Một số vấn đề cơ bản về dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ 21
1.4.2. Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ 23
1.4.3. Phát âm Quan họ 27
CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CỦA CÁC ÂM TIẾT MANG THANH
ĐIỆU THUỘC PHẦN LỜI THƠ LỤC BÁT TRONG ÂM NHẠC
QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ 30

2.1. Âm tiết mang thanh điệu trong ca khúc Quan họ Bắc Ninh lời cổ 31
2.2. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu 33
2.2.1. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu phân chia theo âm vực Cao-Thấp 34
2.2.2. Tỉ lệ thanh điệu phân chia theo tiêu chí đường nét thanh điệu Bằng-Trắc 35
2.3. Sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Quan họ 36


2
2.3.1. Thanh Ngang 36
2.3.1.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngang 36
2.3.1.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngang 40
2.3.2 Thanh Huyền 43
2.3.2.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Huyền 43
2.3.2.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Huyền 45
2.3.3. Thanh Sắc 47
2.3.3.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Sắc 47
2.3.3.2 Âm luyến của âm tiết mang thanh Sắc 50
2.3.4. Thanh Nặng 52
2.3.4.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Nặng 52
2.3.4.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Nặng 54
2.3.5. Thanh Ngã 56
2.3.5.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngã 56
2.3.5.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngã 56
2.3.6. Thanh Hỏi 58
2.3.6.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Hỏi 58
2.3.6.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Hỏi 59
2.4. Tiểu kết chương 2. 61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM
VỰC CỦA THANH ĐIỆU TRONG LỜI THƠ LỤC BÁT VỚI GIÁ
TRỊ CAO ĐỘ CỦA GIAI ĐIỆU TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC

NINH LỜI CỔ 64
3.1. Âm vực của Thanh điệu lời thơ là cơ sở của việc hình thành giá trị cao độ
của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ 64
3.2. Đường nét thanh điệu tiếng Việt là cơ sở cho việc hình thành những mô
hình âm điệu luyến tạo sự mềm mại, trầm bổng của giai điệu dân ca Quan họ
Bắc Ninh lời cổ. 67
3.3. Hiện tượng biến thanh trong dân ca Quan họ 69
3.4. Liên hệ mở rộng về cách xử lí thanh điệu trong âm nhạc hiện đại
(tân nhạc) 70
3.4.1. Nguyên tắc bỏ dấu thanh trong ca từ trong âm nhạc hiện đại 70


3
3.4.2. Nghệ thuật xử lí thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Việt Nam
hiện đại 72
3.4.2.1. Thanh Hỏi 72
3.4.2.2. Thanh Ngã 73
3.4.2.3. Thanh Ngang, thanh Huyền, thanh Sắc và thanh Nặng 74
3.4.2.4. Đề xuất cách xử lí những từ trái dấu xuất hiện trong âm nhạc
hiện đại 75
3.5. Tiểu kết chương 3 77

PHẦN KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 87















4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các âm tiết mang thanh điệu trong các bài dân ca
Quan họ Bắc Ninh lời cổ. 32
Bảng 2.2. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu 34
Bảng 2.3. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu trong một bài Quan họ (phân chia
theo tính chất Cao-Thấp) 34
Bảng 2.4. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu trong một bài Quan họ (theo tiêu
chí Bằng-Trắc) 35
Bảng 2.5. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang
thanh Ngang 36
Bảng 2.6. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang
thanh Ngang 41
Bảng 2.7. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang
thanh Huyền. 43
Bảng 2.8. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Huyền 45
Bảng 2.9.Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với âm tiết mang
thanh Sắc 47
Bảng 2.10. Tổng hợp âm luyến của của âm tiết mang thanh Sắc 50
Bảng 2.11. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang

thanh Nặng 52
Bảng 2.12. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Nặng 54
Bảng 2.13. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang
thanh Ngã 56
Bảng 2.14. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Ngã 57
Bảng 2.15. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang
thanh Hỏi 58
Bảng 2.16. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Hỏi 59




5
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong âm nhạc Việt Nam, nguyên tắc thông thường là nét nhạc tuỳ theo
thanh điệu mà lên bổng xuống trầm, âm nhạc Quan họ cũng không nằm ngoài
nguyên tắc ấy. Theo truyền thống, tiếng Việt có 6 thanh điệu, trừ thanh Ngang
không có dấu biểu thị trên văn tự, còn 5 thanh khác đều mang tên của dấu ghi
thanh ấy. Cao độ khác nhau, hay những đặc trưng về âm vực là những nét đầu
tiên không thể thiếu được, khu biệt các thanh điệu. Trong giới Việt ngữ học,
khi phân loại thanh điệu tiếng Việt, đa phần các nhà ngôn ngữ học thường xếp
6 thanh điệu tiếng Việt vào 2 âm vực khác nhau: âm vực cao (Ngang - Sắc -
Ngã) và âm vực thấp (Huyền - Hỏi - Nặng). Cũng có một số ý kiến đề nghị
xếp 6 thanh của tiếng Việt vào 3 âm vực khác nhau: cao - trung - thấp
(Nguyễn Đình Hòa, R.Jones, Huỳnh Sanh Thông); trong đó, ngoài âm vực
cao và thấp còn có thêm âm vực trung với 2 thanh: Ngang và Ngã.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo

của dân tộc ta. Hầu hết lời của các bài ca Quan họ đều là thơ lục bát hoặc lục
bát biến thể. Theo sự nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian, trong thực tế
sáng tác dân ca (mà người ta ghi lại được) có sự phân chia thành 3 âm vực:
cao - trung - thấp, và giữa 3 âm vực này có sự tương ứng nhất định, mang tính
quy luật với cao độ thanh điệu của các tiếng (âm tiết) trong ca từ (cụ thể ở đây
là các câu thơ lục bát).
Trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan tới thanh điệu tiếng
Việt và âm nhạc Việt, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã rất
tâm huyết bỏ công sức để tìm hiểu mối quan hệ mật thiết này, đặc biệt nhà
nghiên cứu âm nhạc Hoàng Kiều trong công trình nghiên cứu mang tên
“Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền” đã từng nghiên cứu và kết luận
“Thanh điệu tiếng Việt quyết định đến cao độ, sự uốn lượn của âm. Tuy
nhiên, thanh điệu phải thông qua thơ để tiến vào nhạc với những quy luật


6
như: thanh, vần, niêm luật…của thơ dân tộc quy định cho cao độ những luyến
láy, ngưng nghỉ, các trọng âm, đồng thời liên quan đến những thủ pháp kĩ
thuật phối hợp với ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành các làn điệu âm nhạc.
Nói cách khác là, âm nhạc cổ truyền của ta từ thơ phổ nhạc mà không phải
làm nhạc trước rồi mới điền lời ca văn xuôi vào nhạc. Hơn nữa, nền âm nhạc
cổ truyền của Việt Nam lấy thanh nhạc là chính mà không phải khí nhạc, nên
thanh điệu và thơ là nhân tố khởi đầu” [30, tr.7]; Trong phần thứ Hai với tên
gọi “Thanh điệu tiếng Việt-sự hình thành ca khúc cổ truyền” tác giả đã tìm
hiểu một cách kĩ lưỡng về các thể thơ trong âm nhạc, và đưa ra một số nhận
định về vai trò của thanh điệu trong ngôn ngữ Việt Nam Đối với âm nhạc.
Hay trong bài viết “Tính nhạc trong thơ ca Việt Nam (từ góc nhìn ngữ âm
tiếng Việt)” của GS Mai Ngọc Chừ cũng đã nhắc tới mối quan hệ giữa thanh
điệu tiếng Việt và giai điệu trong âm nhạc “Trong phạm vi một âm tiết chứa
thanh điệu, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là âm điệu; còn

trong một ngữ đoạn, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là ngữ
điệu. Cả hai yếu tố này (âm điệu và ngữ điệu) có vai trò như giai điệu trong
âm nhạc, và do vậy, chúng là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra tính
nhạc” [12, tr.451]; Và nhiều nhà nghiên cứu khác trong cả giới ngôn ngữ học
và âm nhạc học cũng đã đề cập tới nội dung nghiên cứu này. Song, những
công trình của nhà âm nhạc học mới dừng lại ở những nhận định mang tính
chất kinh nghiệm được rút ra từ quá trình sáng tác cũng như quan sát âm
nhạc. Dưới góc tiếp cận Ngôn ngữ học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
cũng mới tiếp cận từ kết quả của những nghiên cứu mang tính chất kinh
nghiệm của các nhà nghiên cứu âm nhạc, mà thực sự chưa có công trình
nghiên cứu nào đi khảo sát và rút ra nhận định về mối quan hệ giữa thanh điệu
tiếng Việt và âm nhạc qua tìm hiệu một loại hình âm nhạc nào cụ thể.
Vì vậy, với việc tìm hiểu âm vực của thanh điệu qua các lời thơ lục bát
trong mối tương quan với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ
Bắc Ninh, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm:


7
- Mối quan hệ giữa âm thanh (cụ thể là thanh điệu) của ca từ (cụ thể là
lời thơ lục bát) và cao độ của các nốt nhạc được “lên bổng xuống trầm” trong
dân ca Việt Nam; từ đó chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và
ngôn ngữ Việt. Trên cơ sở những khảo sát này, luận văn cũng hi vọng có
những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của một loại
âm nhạc truyền thống của dân tộc.
- Sự thẩm âm thực tế của người bản ngữ đối với các thanh điệu được
thể hiện qua âm nhạc và thi ca của họ. Từ đó, luận văn cũng hi vọng có những
đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu vệ hệ thống ngữ âm - âm vị của tiếng
Việt nói chung và hệ thống thanh điệu tiếng Việt nói riêng.
Trên đây là những lí do chính để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Mối quan hệ giữa âm vực

của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong
dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo
sát, tìm hiểu:
- Âm tiết mang thanh điệu trong các bài thơ lục bát được sử dụng làm
lời cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ
- Các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả dùng
điệu thức 7 âm để kí âm.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, với đối tượng nghiên cứu được nêu
ở trên, chúng tôi hạn định vấn đề nghiên cứu sẽ tập trung vào khảo sát sự
tương ứng giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ
của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ, cụ thể là sự tương ứng
giữa thanh điệu trong các âm tiết của lời thơ lục bát với sự cao thấp của các
mô hình nốt nhạc trong dân ca Quan họ.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra sự tương ứng và mối quan hệ
giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai
điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.


8
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan
về quá trình chuyển hóa một bài thơ lục bát thành một giai điệu của làn điệu
dân ca Quan họ nói chung và sự chuyển hóa thanh điệu trong âm tiết tiếng
Việt trở thành sự cao thấp, lên bổng xuống trầm của các nốt nhạc trong âm
nhạc Quan họ nói riêng.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ đóng góp một phần
tư liệu và nhận định đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt đối với âm
nhạc cổ truyền của Việt Nam.

Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ
thể là:
- Tìm hiểu sự tương ứng giữa thanh điệu và nốt nhạc trong dân ca Quan
họ Bắc Ninh.
- Chỉ ra mối quan hệ tương ứng giữa âm vực thanh điệu của lời thơ lục
bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Bàn thêm về vai trò và giá trị thanh điệu của ngôn ngữ nói chung và
trong thơ lục bát nói riêng, cũng như về vai trò và giá trị của giai điệu trong
dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành
vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, miêu tả
- Phương pháp Đối chiếu - so sánh
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:
- Tiến hành thống kê nội dung các bài thơ lục bát được sử dụng làm lời
cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ.
- Lập phiếu khảo sát sự tương ứng giữa lời thơ với giai điệu trong dân
ca Quan họ Bắc Ninh.


9
- Chỉ ra sự tương ứng giữa các âm tiết của lời thơ với giá trị cao độ của
các mô hình âm điệu (nốt nhạc) trong bản kí âm các bài dân ca Quan họ Bắc
Ninh lời cổ.
- Đưa ra một số nhận xét về sự tương ứng nêu trên.
- Bàn luận mở rộng, đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt Đối với
âm nhạc Việt Nam.
5. Phạm vi tư liệu

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hiện nay, dân
ca Quan họ Bắc Ninh có khoảng 500 bài lời cổ, dung lượng mỗi bài trung
bình là 4 câu/bài, trong số đó chỉ có khoảng 100 bài được các tác giả kí âm.
Vì vậy, phạm vi tư liệu nghiên cứu đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn trong các
bài dân ca đã được kí âm này, cụ thể chúng tôi sẽ khảo sát:
- Các bài thơ lục bát được sử dụng làm ca từ trong các bài dân ca Quan
họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả kí âm.
- Quan hệ tương ứng giữa âm tiết mang thanh điệu và cao độ của các
mô hình snốt nhạc trong các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các
tác giả kí âm đó.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Những cơ sở lí luận
Chương 1 giới thiệu các vấn đề lí luận xác định âm vực và đường nét
thanh điệu tiếng Việt, một số vấn đề cơ bản về giá trị cao độ của giai điệu
trong âm nhạc nói chung và âm nhạc Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
Chương 2. Sự thể hiện của các âm tiết mang thanh điệu thuộc phần
lời thơ lục bát trong âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ
Chương 2 thống kê kết quả khảo sát sự tương ứng giữa những âm tiết
mang thanh điệu của tiếng Việt với những mô hình âm điệu được thể hiện
trong giai điệu âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ. Đồng thời, trong chương


10
này, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét ban đầu về mối quan hệ giữa thanh
điệu tiếng Việt với những mô hình âm điệu trong giai điệu dân ca Quan họ
Bắc Ninh lời cổ.
Chương 3. Một số nhận xét về mối quan hệ giữa âm vực của thanh
điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca

Quan họ Bắc Ninh lời cổ
Chương 3 là một số nhận định về mối quan hệ giữa âm vực của thanh
điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan
học Bắc Ninh lời cổ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bàn luận mở rộng, so sánh
mối quan hệ đó trong nhạc hát mới (nhạc hiện đại), từ đó đề xuất một số giải
pháp xử lí ngôn ngữ tiếng Việt mà cụ thể là vấn đề thanh điệu trong ca hát.



















11
PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN


1.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc
dân gian Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nhiều nhà
nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng như Dương Viết Á, Hoàng Kiều, Nguyễn Trọng
Ánh, Lê Văn Chưởng… đã đánh giá vai trò vô cùng quan trọng của thanh
điệu tiếng Việt - “thanh điệu là một trong hai nhân tố khởi đầu của nền âm
nhạc cổ truyền (thanh điệu và thơ)”. Các tác giả trên đã nhận định: Thanh
điệu tiếng Việt quyết định cao độ, sự uốn lượn của âm. Tuy nhiên, thanh điệu
tiếng Việt phải thông qua thơ để tiến vào nhạc với những quy luật như thanh,
vần, niêm, luật… của thơ dân tộc quy định cho cao độ những luyến láy,
ngưng nghỉ, các trọng âm, đồng thời liên quan đến những thủ pháp kĩ thuật
phối hợp với ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành các làn điệu âm nhạc. Nói một
cách khác, âm nhạc cổ truyền của Việt Nam từ thơ phổ nhạc mà không phải
làm nhạc trước rồi điền lời ca văn xuôi vào nhạc.
Đó là những nhận định từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu âm nhạc,
còn từ quan điểm của các nhà ngôn ngữ học cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu, tìm hiểu về tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam. Chúng ta có
thể liệt kê các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học như Nguyễn Phan Cảnh, Lý Toàn Thắng,
Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Hữu Đạt….Đặc biệt, một số
nhà ngữ âm học như Đoàn Thiện Thuật, Phạm Đức Dương, Nguyễn Đình
Hòa, R.Jones, Huỳnh Sanh Thông, Masp’ero…với những quan điểm khác
nhau về việc phân chia âm vực của thanh điệu (chia âm vực 6 thanh điệu tiếng
Việt có thể thành 2, 3 thậm trí là 4 mức khác nhau). Trong đó, điểm hình nổi
lên 2 xu hướng hiện đang còn nhiều tranh luận, đó là ý kiến của Đoàn Thiện


12
Thuật với cách chia 6 thanh điệu tiếng Việt thành 2 âm vực cao-thấp và ý kiến

của một số tác giả khác nhau Nguyễn Đình Hòa, R.Jones với Huỳnh Sanh
Thông với cách chia 6 thanh điệu tiếng Việt vào 3 mức khác nhau với căn cứ
lấy từ thực tiễn “ trong sáng tác ca khúc người ta vẫn phải chia ra ba âm vực
để thể hiện các thanh điệu và thanh 1 được gán vào âm vực trung” [40;
tr.125].
1.2.Thanh điệu tiếng Việt.
1.2.1. Thanh điệu tiếng Việt – nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
Theo A. Haudricourt (trong: Nguồn gốc thanh điệu của tiếng Việt.
1954), cho đến khoảng đầu Công nguyên, các ngôn ngữ thuộc dòng Môn-
Khơme đều không có thanh điệu. Tác giả đã chứng minh rằng khi đó, tiếng
Việt (nói đúng ra là tiếng Việt Mường chung), cũng giống như các ngôn ngữ
Môn-Khơme khác còn chưa có thanh điệu, trong từ còn có phụ tố và các
nhóm phụ âm đầu, có các âm cuối họng, hầu và xát.
Do sự tiếp xúc với tiếng Tày-Thái cổ, vốn là một ngôn ngữ đơn tiết, có
cấu trúc âm tiết khép kín, không có phụ tố và có thanh điệu, rồi chịu ảnh
hưởng của ngôn ngữ này, tiếng Việt dần dần đi vào con đường đơn tiết hóa và
giản hóa âm tiết, khiến cho âm tiết dần dần có độ dài cố định. Các âm tiết dần
dần dần được khép kín và trở thành một khối chặt chẽ, các âm cấu tạo nên âm
tiết dần dần mất tính độc lập và mất chức năng cấu tạo từ mới, tức là không
còn được dùng làm phụ tố nữa.
Trong quá trình biến đổi này, các âm cuối [r], [l], [h], [s], [?] là những
âm cản trở cho việc khép kín âm tiết nên dần dần bị rụng đi hoặc bị thay thế.
Đây là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 3 tuyến thanh điệu trong tiếng
Việt Mường chung. Đó là:
- Sự biến mất của âm cuối [?] làm nảy Sinh thanh điệu Sắc- Nặng
(tuyến điệu 2) còn lẫn vào nhau.
- Sự biến mất của âm cuối [h], [s] làm hình thành tuyến điệu Hỏi-Ngã
(tuyến điệu 3) còn lẫn vào nhau. Ví dụ: muh – mũi.



13
- Các âm tiết mở (không có âm cuối) được bổ sung tuyến điệu Ngang-
Huyền (tuyến điệu 1) còn lẫn và nhau.
Vào giai đoạn cuối của tiếng Việt Mường chung và đầu giai đoạn tiếng
Việt và tiếng Mường tách khỏi nhau, sự tiếp xúc và vay mượn từ tiếng Hán
đời Đường đã làm thay đổi hệ thống âm đầu của tiếng tiếng Việt Mường
chung. Trong thời kì này, đại bộ phận các âm đầu tiếng Việt Mường chung
đều là âm vô thanh, trong khi đó rất nhiều âm đầu tiếng Hán là âm hữu thanh.
Khi được vay mượn vào tiếng Việt Mường, nhiều âm đầu hữu thanh của tiếng
Hán phải vô thanh hóa cho phù hợp với hệ thống Việt Mường.
Từ đây nảy sinh một nhu cầu phải phân biệt các âm đầu vô thanh tiếng
Hán với các âm hữu thanh đã được vô thanh hóa trong tiếng Việt Mường.
Tiếng Việt Mường đã lựa chọn biện pháp bổ sung thanh điệu để phân biệt các
âm đầu của từ vay mượn tiếng Hán. Nguyên tắc chung của quá trình biến đổi
này như sau:
- Các âm đầu vô thanh tiếng Hán khi chuyển sang âm đầu vô thanh Việt
Mường phải mang thanh điệu Ngang, Sắc, Hỏi (gọi là thanh điệu bổng)
- Các âm đầu hữu thanh tiếng Hán khi chuyển sang âm đầu vô thanh
trong tiếng Việt Mường đều mang thanh điệu Huyền, Nặng, Ngã (gọi là thanh
điệu trầm).
Như vậy, lúc này tiếng Việt Mường chung đã nhân đôi hệ thống thanh
điệu của mình: từ 3 tuyến thanh điệu trước kia, lúc này nó có tới 6 thanh điệu.
Quá trình tách đôi 3 tuyến thanh điệu này có thể biểu thị bằng sơ đồ như sau:
Tuyến điệu Ngang-Huyền chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Ngang
hữu thanh -> vô thanh = thanh Huyền
Tuyến điệu Sắc-Nặng chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Sắc
hữu thanh -> vô thanh = thanh Nặng
Tuyến điệu Hỏi-Ngã chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Hỏi
hữu thanh -> vô thanh = thanh Ngã



14
- Quá trình này kéo dài khoảng 6 thế kỉ: từ thế kỉ VI đến thế kỉ XII. Đó
là giai đoạn cuối của tiếng Việt Mường chung và giai đoạn đầu của quá trình
tiếng Việt tách khỏi tiếng Mường.
- Khi đã xác lập được hệ thống thanh điệu hoàn chỉnh, cấu trúc âm tiết
tiếng Việt trở nên chặt chẽ, có độ dài ổn định và có trường độ lớn hơn do cần
phải có đủ thời gian để thể hiện thanh điệu.
1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca
Phải thừa nhận rằng, âm điệu của một giai điệu trong bài hát thay vì có
tính bản địa, cũng phải kể đến phần đóng góp quan trọng của thanh điệu. Các
bài hát trong âm nhạc dân gian nước ta đã chứng minh rất rõ vấn đề này: dân
ca miền Bắc, miền Trung, miền Nam rất khác nhau, thậm chí còn khác nhau
theo thổ ngữ của từng vùng… Nhưng nếu chỉ đơn thuần thanh điệu không
thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn nữa là thanh điệu phải thông qua thơ.
Với các thể loại thơ, cấu trúc ca khúc, thủ pháp kĩ thuật, kĩ xảo phát triển giai
điệu… Nói cách khác, các thể loại và thủ pháp phát triển giai điệu của các thể
loại thơ khác nhau. Điều này không chỉ do yêu cầu của thời đại mà còn gắn
liền với sự phát triển và hoàn chỉnh của các thể loại thơ. Nghiên cứu các thể
loại âm nhạc dân gian cho thấy âm nhạc gắn bó với thơ và thơ cũng không
tách rời khỏi thanh điệu, vần, nhịp, niêm, luật.
Sự gắn bó giữa thơ và nhạc dân gian của Việt Nam (do vần điệu thơ
hình thành từ thanh điệu) đã tồn tại cũng với quá trình lịch sử dân tộc. Thời xa
xưa, thơ ca không phải để đọc hay in ấn như ngày nay, mà thơ gắn liền với
ngâm, hát. Tách chúng ra thành ca dao và dân ca, có nghĩa ca dao là thơ
không có nhạc, còn dân ca là ca dao được hát thành lời. Khởi thuỷ của các bài
ca dao và dân ca là do nhân dân, đa phần là nông dân không biết nhiều gì chữ
nghĩa, sáng tạo tuỳ hứng và tập thể, truyền miệng người này qua người khác
phi văn bản. Sự hoàn chỉnh và phát triển của bài hát là quá trình được “bẻ làn
nắn điệu”, tức là một điệu hát khi được hát lên thấy còn chưa hay có thể sửa

chữa thêm bớt, hoặc luyến láy thêm vào cho đến khi định hình (tương đối) và


15
thậm chí khi định hình rồi vẫn còn có thể sửa đổi. Thậm chí một bài hát có thể
được rút ngắn hay kéo dài thêm đoạn đầu hay đoạn cuối trở thành một loạt bài
hát có âm điệu hay cấu trúc từ một điệu gốc nào đó, ngày nay những bài hát
như thế được sắp xếp trong một “hệ thống làn điệu”.
1.3. Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc
1.3.1. Mối quan hệ giữa âm và thanh
Âm vốn tự phát ra thành tiếng (thường là các nguyên âm) như: â, ô,
ư…, còn Thanh là các giọng làm cho âm biến ra các tiếng khác như: à, ố, ự,…
Như đã biết, tiếng Việt của chúng ta có 6 thanh điệu: Ngang, Huyền,
Ngã, Hỏi, Sắc, Nặng. Sự biến thiên theo thời gian của các thanh điện là hoàn
toàn khác nhau. 6 thanh này căn cứ vào máy móc đo âm thanh có được hình
dáng đường nét tượng trưng về sự uốn lượn và độ cao thấp của các thanh và
trong Ngữ âm tiếng Việt của GS Đoàn Thiện Thuật, ông đã ghi ra bằng chữ số
để biểu hiện như sau:








- Thanh 1 Ngang 55 tức âm ngân dài đầu và cuối cao bằng nhau
- Thanh 2 Huyền “ \ ” 32 tức từ bậc 3 xuống bậc 2
- Thanh 3 Ngã “~” 325 tức từ bậc 3 xuống bậc 2 rồi lên 5
- Thanh 4 Hỏi “?” 323 tức từ bậc 3 xuống 2 lại lên 3

- Thanh 5 Sắc “/” 45 tức từ bậc 4 lên bậc 5
- Thanh 6 Nặng “.” 31 tức từ bậc 3 xuống 1


16
Để tiện đối chiếu, xin trích dẫn bảng thanh điệu tiếng Việt của tác giả
M.V.Gordina chụp bằng điện tử. Cao độ của các dấu giọng (thanh) như sau: tỉ
lệ 1/10 giây.
H.2



17
Bảng này so với bảng thanh điệu trong Ngữ âm tiếng Việt của GS Đoàn
Thiện Thuật về sự uốn lượn của các âm nói chung là tương đồng. Chỉ có
thanh Ngã là có sự hơi khác biệt. Ở bảng của M.V.Gordina thanh Ngã được
biểu diễn đi từ thấp uốn lên cao rồi lượn xuống thấp, sau đó lại vút lên rất cao
(tận cùng). Nhưng về thang bậc (cao độ) lại có nhiều điểm khác nhau giữa
các thanh, như: thanh bằng (đoản bình thanh) trong Ngữ âm tiếng Việt của GS
Đoàn Thiện Thuật là cao nhất thì ở M.V.Gordina lại ở vào bậc trung bình (Fa
– quãng 8 thứ nhất) và thanh nặng không phải xuống thấp tận cùng mà còn
trên một nửa bậc (La-quãng 8 nhỏ).
Sự khác nhau này là vì sao? Đó là một nghi vấn, tất nhiên có lí do chính
đáng, nhưng chúng tôi nghĩ các bậc cao thấp khác nhau ở hai bảng trên chỉ là
ước lệ, cũng giống như sự di điệu trong âm nhạc cùng một điệu thức nhưng
khác giọng mà thôi. Điều quan trọng là về phần bản chất của các thanh (sự
uốn lượn của các thanh) ở đây là tương ứng, có thể lấy làm cơ sở nghiên cứu,
Đối chiếu trong các ca khúc phổ thơ dân gian và cổ truyền của Việt Nam để
thấy mối quan hệ và sự sáng tạo của các nghệ sĩ xưa với vấn đề này.
Hai bảng trên đã thể hiện các thanh Sắc, Hỏi, và Ngã đều uốn lên, còn

Nặng là ngả xuống, Huyền là đi ngang nhưng hơi chúc xuống, còn thanh
Ngang là đi ngang cuối cùng mới ngả xuống. Như vậy cho thấy thanh giọng
của ta không chỉ có bậc cao thấp khác nhau giữa các thanh giọng mà còn có
sự uốn lượn, nên ngay trong một thanh cũng có tính đa âm sắc.
Khi từ một bản âm đưa các dấu giọng khác nhau vào không chỉ làm cho
bản âm đó biến đổi cao độ của thanh mà còn biến đổi cả ngữ nghĩa.
Theo các nghiên cứu ngôn ngữ học như GS Đoàn Thiện Thuật, thì tiếng
Thái Lan có 5 thanh điệu, tiếng Hán có 4 thanh điệu. Trong đó các thanh
phân biệt nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống
thấp. Loại này được gọi là thanh điệu hình tuyến, cũng giống như sự di
chuyển của thanh điệu tiếng Việt. Cũng có một số loại là thanh điệu chỉ được
phân biệt với nhau về các mức trên thang bậc cao độ mà không có uốn lượn,


18
loại này được gọi là thanh điệu khu vực. Sự phân biệt giữa chúng chỉ đơn
thuần là mức cao thấp khác nhau, nên người ta gọi loại thanh điệu này là loại
giản đơn và các mức cao độ cũng không nhiều, chỉ khoảng 2, 3 bậc.
Từ hai bảng thanh điệu ghi bằng máy điện tử cho thấy dấu giọng (thanh
điệu) của ta mềm mại, uyển chuyển, đa âm sắc và phong phú mà nhiều ngôn
ngữ khác không có. Do đó, tạo cho nhạc hát và nhạc đàn Vịêt Nam những giai
điệu trữ tình và duyên dáng, mềm mại và sâu lắng, quyến rũ lòng người.
Trong 6 thanh của tiếng Việt, căn cứ vào đường nét lại chia ra làm hai
nhóm gọi là thanh bằng và thanh trắc:
- Thanh bằng có hai thanh là: thanh Ngang (đoản bình thanh) và thanh
Huyền (trường bình thanh)
- Thanh trắc, có bốn thanh là: thanh Sắc, thanh Hỏi, thanh Ngã, thanh Nặng
Từ sự phân chia này đã tạo cho thể thơ lục bát (6-8) hay Song thất lục
bát có một quy tắc chặt chẽ và độc đáo khác thường so với các nước trên thế
giới. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc, phân câu, trọng âm và âm kết

của câu nhạc và bài hát… vì trong nhạc cổ truyền của Vịêt Nam là từ thơ mà
phổ nhạc. Thơ của ta xưa (ca dao) sáng tác ra là để hát mà không phải để đọc
hay in như ngày nay.
1.3.2. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu-ngữ điệu trong tiếng Việt
Yếu tố quan trọng thứ hai trong âm nhạc là giai điệu. Giai điệu là một
khái niệm bao gồm nhiều yếu tố, là một phương tiện diễn tả quan trọng. Có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về giai điệu: các tác giả biên soạn cuốn
“Thuật ngữ và kí hiệu âm nhạc thường dùng” viết “Giai điệu là chuỗi âm
thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức, nội dung” [42, tr.85]; trong cuốn
“Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, giai điệu đã được định nghĩa đầy đủ “Sự nối tiếp
các âm thanh thành một bè, có tổ chức về phương diện điệu thức và tiết nhịp,
tiết tấu” [42, tr.203].
Ai cũng biết là chỉ có đối lập về âm vực không thôi thì chưa thể tạo
thành bản nhạc. Các nốt nhạc (Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si) phải được tổ chức


19
biến thiên theo trật tự thời gian nhất định, tức phải có giai điệu thì mới có
được bản nhạc.
Chúng ta có thể hình dung bảy bậc cơ bản (7 nốt nhạc) trong âm nhạc
được lặp lại trong hàng âm bằng sơ đồ như sau:
H.3













[32, tr.6]

Ở sơ đồ trên đã tạm ghi các bậc âm cơ bản trong âm nhạc thể hiện độ
cao của giai điệu bằng chữ có kèm dấu Huyền, dấu Sắc hoặc Ngang để thấy
được một cách tương đối về sự khác nhau giữa các nhóm bảy bậc cơ bản. Các
con số 132, 264, 528 là tầm số dao động của các âm Đô.
Trong thơ ca người ta không dùng thuật ngữ giai điệu như trong âm
nhạc. Song cũng như âm nhạc, trong thơ ca các âm cũng cần phải được tổ
chức theo trật tự thời gian. Trong phạm vi một âm tiết chứa thanh điệu, sự
biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là âm điệu, còn trong một ngữ
đoạn, sự biến thiên của âm vực theo thời gian thì được gọi là ngữ điệu. Cả hai
yếu tố này (âm điệu và ngữ điệu) có vai trò như giai điệu trong âm nhạc và do
vậy, chúng là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra tính nhạc cho thơ.


20
Sự đối lập về âm điệu trong âm tiết tiếng Việt chính là sự đối lập giữa
các thanh bằng và các thanh trắc. Sự luân phiên bằng trắc trong câu thơ tạo ra
giai điệu của nó, có thể nói như vậy nếu xem câu thơ từ góc nhìn âm nhạc
học. Trong thơ ca truyền thống Việt Nam, lục bát và Song thất lục bát là
những thể thơ có sự thể hiện rất phong phú về giai điệu (âm điệu) do sự phân
bố đan xen bằng trắc hài hòa, cân đối và không cứng nhắc.
1.3.3. Âm vực của thanh điệu tiếng Việt theo quan điểm của Âm nhạc học
Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết. Nói đến tính nhạc,
trước hết phải kể đến một yếu tố ngữ âm không thể thiếu đối với âm nhạc, đó
là âm vực của thanh điệu. Trong âm nhạc, âm vực là một trong những yếu tố

quan trọng nhất.
Trong ngữ âm Tiếng Việt, âm vực của thanh điệu thực chất là sự đối lập
về cao độ, theo phân tích ngữ âm, người ta chỉ phân biệt âm vực CAO – THẤP:
- Âm vực cao: thanh Ngang, thanh Sắc, thanh Ngã
- Âm vực thấp: thanh Huyền, thanh Hỏi, thanh Nặng.
Trong âm nhạc, các nhà nghiên cứu quan niệm: vì thanh điệu có chức
năng làm thay đổi cao độ của âm tiết, giúp làm khu biệt các âm tiết vì vậy có
thể phân chia theo độ cao, thấp gọi là âm vực. Thanh điệu chia thành 2 âm
vực cao thấp, lấy thanh Ngang làm trục giữa, như vậy, lúc này chúng ta sẽ có
3 âm vực:
- Âm vực trung: thanh Ngang.
- Âm vực cao trên thanh Ngang: thanh Sắc và thanh Ngã.
- Âm vực thấp dưới thanh Ngang: thanh Huyền, thanh Hỏi, thanh Nặng.
Có thể diễn đạt bằng âm nhạc:

Sự đối lập về âm vực trong âm nhạc là sự đối lập giữa nốt nhạc cao và
nốt nhạc thấp. Một cách tương ứng, trong thơ ca Việt Nam, đó là sự đối lập


21
giữa âm tiết cao và âm tiết thấp. Tuy nhiên, tính chất cao thấp của âm tiết
tiếng Việt lại chủ yếu do thanh điệu đảm nhiệm. Vì vậy đối lập về âm vực chủ
yếu là sự đối lập giữa các thanh bậc cao (Sắc, Ngã), thanh bậc cao vừa
(Ngang) và các thanh bậc thấp (Huyền, Hỏi, Nặng). Chính sự đối lập này đã
góp phần tạo ra tính nhạc cho thơ ca Việt Nam. Người nước ngoài nhận xét
người Việt nói mà nghe như hát cũng chính là nhờ ở sự đối lập này. Các âm
tiết tiêng Việt, nhờ sự có mặt của thanh điệu ở những độ cao nhất định, đã
như những nốt nhạc “chờ sẵn” người làm thơ cũng như người sáng tác âm
nhạc. Khi đọc một câu thơ bất kì, ta cũng thấy rõ được sự đối lập này. Nếu tổ
chức các thanh điệu một cách có ý thức (cố ý), thì hiệu quả của sự đối lập về

âm vực càng thấy rõ hơn, ví dụ:
Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc…
(Lê Ta)
Câu thứ nhất toàn thanh trầm (Huyền) Đối lập với câu thứ hai toàn
thanh cao vừa (Ngang) và câu thứ ba toàn thanh cao (Sắc). Đây là một ví dụ
khá điển hình về sự đối lập ba mức âm vực trong tiếng Việt từ góc nhìn Âm
nhạc học.
1.4. Một vài điểm khái quát về đặc điểm âm nhạc dân ca Quan họ Bắc
Ninh lời cổ
1.4.1. Một số vấn đề cơ bản về dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ
Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa,
giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam
Ðịnh, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca
Nam bộ vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa
như:
"Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc
Chị Hai xinh chị Hai đứng một mình vẫn xinh"


22
Ðó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Quan họ vừa như
một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca. Cái trong sáng,
rộn ràng của chèo. Cái thổn thức, mặn mà của hát dặm. Cái khoan nhịp, sâu
lắng của ca trù. Cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam bộ. Nhưng trên
hết, Quan họ mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ,
là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc-Bắc Ninh.
Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị,
nhưng khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh

Bắc chẳng nhỏ tý nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: "Kinh Bắc
nổi tiếng văn nhã". Ðất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng
tranh Ðông Hồ, Làng giấy Ðống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng
Ðại Bái, làng buôn Phù Lưu Là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh
thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế.
ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng hiến cho đời không ít những danh
nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài Các cộng đồng làng Kinh Bắc từ đời
này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình
làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên
thiên tai, địch hoạ, vượt lên gian khó, "thương người như thể thương thân",
"tứ hải giao tình, bốn biển một nhà" như lời dân ca Quan họ. Chính cái khát
vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hoá thân thành những làn
điệu Quan họ kỳ diệu "lời thì giao duyên, tình thì anh em ", vừa thực, vừa mơ,
vừa giải bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự ,vừa sâu sắc Các làng Quan họ
cũng được hình thành, quần tụ thành vùng Quan họ, hầu hết nằm ở Bắc
Ninh, mà theo các nghệ nhân, từng có tới 49 làng Quan họ. Và như sông Cầu
không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca Quan họ cũng không khi
nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế.
Ðến bây giờ Hội làng Quan họ vẫn là nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của
xứ Kinh Bắc. Các Hội làng gắn bó đặc biệt với hát Quan họ, không thể nào có
Hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng sắc màu và âm thanh Quan


23
họ. Những hội hè này trải dài từ mùng 4 Tết âm lịch đến 28-3 âm lịch. Ðặc
sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội, nam thanh
nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền chị
xiêm y mớ bảy mớ ba, hát Đối đáp, hát canh, hát hội, hát mừng
Dân ca Quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần
được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ

mai sau, ở trong nước và cả cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Ðến lời ca
Quan họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca. Âm nhạc
trong dân ca Quan họ cũng được điểm với những thể dạng, hình thức cấu trúc
điển hình, mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca Và không thể thiếu
được là một số làn điệu Quan họ, vừa có kinh điển, vừa có cả cải biên, được
trình bày bởi tiếng hát dung dị, trữ tình của chính những liền anh, liền chị trên
quê hương Quan họ Kinh Bắc.
1.4.2. Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ
Nhịp độ của dân ca Quan họ nói chung ở trạng thái vừa phải, đôi khi ở
trạng thái hơi chậm. Phần lớn bài bản dân ca Quan họ cổ ở trong âm vực chủ
yếu là một quãng 8. Nghệ nhân Quan họ như ít chú ý đến sự thay đổi về
cường độ của những bài, những đoạn Quan họ. Trong một canh hát, mọi bài
hát Quan họ do một đôi nghệ nhân ca hát thường được diễn đạt bằng một
cường độ âm thanh không thay đổi. Một đôi liền anh hoặc liền chị muốn tiếng
hát của mình có chất lượng cao chẳng những đòi hỏi phải cùng thuộc những
bài Quan họ nhất định, mà còn phải có cùng một giọng hát hoà hợp, cùng một
âm sắc. Giọng của những liền anh và những liền chị khi ca hát đối đáp thường
luôn cách nhau một quãng 5 hay quãng 4 mà trong dân gian thường phân biệt
bằng khái niệm "hơi nam" và "hơi nữ".
Âm nhạc của dân ca Quan họ không phải là cái gì hoàn toàn khác đối
với mọi nền âm nhạc khác, mọi nền dân ca khác. Mỗi tính chất và đặc điểm
của âm nhạc dân ca Quan họ, nói cho đúng, đều có thể thấy hoặc nhiều hoặc
ít, hoặc đậm, hoặc nhạt, ở loại dân ca này hoặc loại dân ca kia. Sự khác nhau


24
ở đây là thuộc về mức độ, về sắc thái. Người Quan họ xưa kia đã biết huy
động, vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật có sức biểu hiện cao, có sức hấp
dẫn mạnh (mà từng thủ pháp nghệ thuật ấy thường đã được vận dụng lẻ tẻ
trong một vài thứ dân ca khác), tổng hợp chúng, phối hợp chúng một cách khá

hợp lí trong mỗi tác phẩm âm nhạc Quan họ. Có thể nói: Quan họ là đỉnh cao
của nền dân ca Việt Nam.
Tính chất tình cảm, tâm trạng của người Quan họ không chỉ phản ánh
qua từng dạng điệu thức của dân ca mà nó phản ánh qua nhiều yế tố nghệ
thuật tổng hợp như: cách tiến hành giai điệu (những quãng nhảy xa, nhảy gần,
những làn sóng lớn, sóng nhỏ ), sự diễn đạt âm thanh (staccato, legato, non
legato), tốc độ, sự nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh những phách đầu nhịp,
thủ pháp chuyển điệu cùng những thủ pháp sáng tạo khác. Do đó, đặc điểm
của âm nhạc Quan họ cũng được biểu hiện qua nhiều yếu tố nghệ thuật, trong
đó điệu thức cùng cách tiến hành giai điệu là yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong dân ca Quan họ có đủ năm dạng điệu thức năm bậc tự nhiên
tương đương với năm kiểu điệu thức Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ trong
âm nhạc Trung Quốc. Ta gọi đó là những điệu thức năm bậc kiểu I, kiểu II,
kiểu III, kiểu IV, kiểu V:
- Kiểu I : Do; Re; Mi; Son; La; Do.
- Kiểu II : Do; Re; Fa; Son; Si(b); Do.
- Kiểu III : Do; Mi(b); Fa; La(b); Si(b); Do.
- Kiểu IV : Do; Re; Fa; Son; La; Do.
- Kiểu V : Do; Mi(b); Fa; Son; Si(b); Do.
Những điệu thức kiểu V, kiểu IV, kiểu III được vận dụng rất phổ biến
trong dân ca Quan họ.
Với âm nhạc năm bậc (thay cho thuật ngữ "năm cung" , "ngũ cung"),
Quan họ ít khi có những bước nhảy xa, những bước đi trùng (đồng âm), nó
thường được trang sức bằng những âm liền bậc. Chúng ta đều thấy rõ điều
này qua những bài bản Quan họ quen biết.

×