Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN MINH


MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH LẠC VÀ
NGỤY BIỆN TRONG LẬP LUẬN
(TRÊN TƢ LIỆU BÁO CHÍ)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC





Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN MINH


MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH LẠC VÀ
NGỤY BIỆN TRONG LẬP LUẬN


(TRÊN TƢ LIỆU BÁO CHÍ)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp




Hà Nội – 2014


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1) Lí do chọn đề tài 5
2) Lịch sử vấn đề 6
3) Mục đích nghiên cứu 8
4) Đối tượng nghiên cứu 8
5) Phương pháp nghiên cứu 8
6) Bố cục luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1 Lịch sử vấn đề 11
1.1.1 Mạch lạc 11
1.1.1.1 Giai đoạn 1 11
1.1.1.2. Giai đoạn 2 15
1.1.2. Ngụy biện 21

1.1.2.1. Từ Aristote 21
1.1.2.2. Khoa học logic cận đại 23
1.1.2.3. Tiêu chuẩn nhận diện (Standard Treatment) 24
1.1.2.4. Dụng hành – tương thoại (The Pragma-Dialectical Approach) – PDA 25
1.1.2.5. Douglas Walton và lí thuyết dụng hành về ngụy biện. 26
1.2. Lí thuyết về lập luận 33
1.3. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong một luận cứ 34
1.4. Quan điểm của Walton về luận cứ trong truyền thông 40


2
1.5. Tiểu kết chương 1 41
CHƢƠNG 2:
MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH LẠC VÀ NGỤY BIỆN TRONG MỘT SỐ
LOẠI NGỤY BIỆN THUỘC NHÓM VIỆN DẪN (AD) 43
2.1. Ngụy biện “Tấn công cá nhân” (Ad Hominem ) 43
2.1.1. Về ngụy biện “Tấn công cá nhân” 43
2.1.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 44
2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L1) 46
2.1.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Ad Hominem
48
2.2. Ngụy biện viện dẫn thẩm quyền (Ad Verecundiam) 49
2.2.1. Về ngụy biện viện dẫn thẩm quyền 49
2.2.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 51
2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L2) 51
2.2.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Ad
Verecundiam 54
2.3. Ngụy biện Viện dẫn điều bất khả tri (Ad Ignorantian) 54
2.3.1. Về ngụy biện Viện dẫn điều bất khả tri – hay còn gọi là gánh bằng
chứng (Burden of proof) 54

2.3.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 56
2.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L3) 57
2.3.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Ad Ignorantian
60
2.4. Ngụy biện viện dẫn lòng thương cảm (ad misericordiam) 61


3
2.4.1. Về ngụy biện viện dẫn lòng thương cảm 61
2.4.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 62
2.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L4) 63
2.4.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Ad
misericordiam 64
2.5. Tiểu kết chương 2 65
CHƢƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH LẠC VÀ NGỤY BIỆN
TRONG MỘT SỐ NGỤY BIỆN PHI HÌNH THỨC (INFORMAL)
KHÁC 66
3.1. Ngụy biện hình nhân thế mạng (Straw man) 66
3.1.1 Về ngụy biện hình nhân thế mạng 66
3.1.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 67
3.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L5) 67
3.1.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Straw man 70
3.2. Ngụy biện “nước đôi” (equivocation) 71
3.2.1. Về ngụy biện nước đôi 71
3.2.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 72
3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L6) 72
3.2.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ
Equivocation 74
3.3. Ngụy biện loại suy sai (Faulty analogy) 75
3.3.1. Về ngụy biện loại suy sai 75

3.3.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 76
3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L7) 76


4
3.3.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Analogy . 78
3.4. Ngụy biện buộc lao dốc (Slippery Slope) 79
3.4.1. Về ngụy biện buộc lao dốc 79
3.4.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ 80
3.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L8) 81
3.4.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Slippery
Slope 84
Qua việc phân tích (L8) ta thấy các luận cứ có dạng: 84
3.5. Tiểu kết chương 3 85
PHẦN KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88



5
PHẦN MỞ ĐẦU

1) Lí do chọn đề tài
“Mạch lạc văn bản là hiện tượng có vẻ như
vừa có phần thực, vừa có phần hư”
(K.Wales,1995)
“Ta thấy càng bao quát (về mạch lạc văn
bản) rộng bao nhiêu thì càng mơ hồ bấy nhiêu”
(Diệp Quang Ban. 2009)
“Mạch lạc” là một tính từ mà thường ngày chúng ta dùng để nhận xét

về một văn bản: văn bản đó có mạch lạc hay không, mạch lạc ít hay nhiều.
Khi một văn bản được nhận xét là (có) mạch lạc thì đó là một văn bản hay,
các câu trong văn bản được tổ chức một cách hợp lí, tạo ấn tượng tốt với
người đọc. Nhưng ít ai có thể chỉ ra được mạch lạc thực sự ở chỗ nào của văn
bản, biểu hiện cụ thể như thế nào. Vậy trong ngôn ngữ học văn bản, chúng ta
giải quyết vấn đề này như thế nào ?
“Mạch lạc” là một trong những thuật ngữ quan trọng của ngành ngôn
ngữ học văn bản. Nhưng suốt từ những năm 1970 cho đến nay, cho dù đã có
rất nhiều công trình có uy tín bàn về mạch lạc trong văn bản, nhưng nhiều nhà
nghiên cứu vẫn cho rằng mạch lạc vẫn là một hiện tượng còn mơ hồ và cần
làm rõ hơn nữa. Vì sao lại xảy ra vấn đề này?
Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân chính. Một là, mạch lạc là một khái
niệm quá rộng, bao trùm lên cũng như có liên quan đến hầu hết các vấn đề
của văn bản. Hai là, không thể nhận biết mạch lạc chỉ thuần tuý bằng các
phương tiện từ vựng – ngữ pháp của ngôn ngữ học.


6
Chính vì gặp phải một vấn đề rộng lớn và phức tạp như vậy, mà chúng
tôi chọn giải pháp nghiên cứu “tiêu cực” (negative), tức là nghiên cứu những
trường hợp “không mạch lạc”. Vì thế chúng tôi đi sâu và nghiên cứu ngụy
biện, vì ngụy biện là một lập luận yếu, mà ở đó các yếu tố bên trong nó có “sự
nối kết” không “hợp lí”. Việc kết hợp nghiên cứu ngụy biện và mạch lạc; một
mặt giúp thu hẹp vào nghiên cứu mạch lạc logic; mặt khác, sử dụng các tri
thức về ngụy biện để bổ trợ cho nghiên cứu mạch lạc.
2) Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về “mạch lạc”, chúng
tôi xin điểm qua vài công trình có liên quan đến luận văn này:
- Haliday và Hasan (1976) có công trình đáng chú ý “Cohesion in English”.
Trong nghiên này, hai tác giả dùng khái niệm “register” để xác định liên kết và

mạch lạc. Nhưng theo Galperin, tuy hai tác giả này có ý đồ hình thức hóa các
phương tiện mạch lạc, nhưng ”trong công trình này vẫn có nhiều điều được đề
xuất ở bình diện ngữ pháp chứ không phải bình diện văn bản”.
- Green (1980) đưa ra khái niệm mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác, tức
là có một sự “hợp tác” giữa người nói và người nghe; nhằm cùng hướng về
một ngữ cảnh nhất định.
- Givón cho rằng mạch lạc nằm trong một “văn bản tinh thần” ở người
tiếp nhận chứ không phải ở “nội văn bản”.
- Brown & Yule nhấn mạnh việc nghiên cứu mạch lạc phải dựa trên việc
coi như là các quyết định luận suy từ phía người nghe / đọc.
- Trần Ngọc Thêm (1985) trong “Hệ thống liên kết tiếng Việt” không
nhắc đến mạch lạc, nhưng lại đưa ra một khái niệm rất gần với “mạch lạc” là
“liên kết nội dung”. Tuy nhiên, “liên kết nội dung” của ông vẫn chỉ là sự phát
triển thêm của “liên kết” mà thôi.


7
- Có bốn luận án thạc sĩ, tiến sĩ về mạch lạc tiếng Việt tại Đại học Quốc
Gia Hà Nội (theo thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đều khảo sát một
biểu hiện mạch lạc nào đó dễ thấy trong một kiểu văn bản nhất định (báo chí,
hợp đồng…), hoặc trong thế đối sánh với liên kết, nên họ không chú trọng
đến việc đi sâu vào một loại mạch lạc nhất định nào đó. Các luận án, báo cáo
khác thì tập trung vào mạch lạc trong một tác phẩm nhất định (Truyện Kiều),
hoặc ứng dụng của mạch lạc vào dạy văn ở phổ thông; chính vì thế họ cũng
không chú ý đến việc đi sâu vào các vấn đề lí thuyết của mạch lạc.
Về lịch sử nghiên cứu ngụy biện, có một số mốc đáng chú ý sau:
- Trước thế kỉ XX, ngụy biện là vấn đề thuần túy logic học, trong đó các
tiền đề không bổ trợ cho kết luận. Vì thế, đó là một lỗi lập luận.
- Trong thế kỉ XX, tiếp tục quan điểm trên, trường phái Amsterdam cho
rằng ngụy biện là một lỗi lập luận trong hội thoại, và sử dụng nhiều phương

pháp phân tích hơn so với trước đây.
- Nghiên cứu của Hamblin (1970) mang tính bước ngoặt, chỉ ra được các
hạn chế của cách tiếp cận trên. Hamblin cho rằng “Ngụy biện là một luận cứ
có vẻ như có hiệu lực, nhưng thực ra là không”.
- Sau Hamblin, các nhà nghiên cứu ngụy biện nhấn mạnh vào hướng
nghiên cứu dụng hành – tương thoại, cho rằng ngụy biện là một vấn đề của
giao tiếp chứ không phải của logic thuần thúy.
Về việc nghiên cứu ngụy biện tại Việt Nam, trong các giáo trình chính
thức về logic học (“Logic học đại cương” – Tô Duy Hợp; “Nhập môn về
Logic hình thức & Logic phi hình thức” - Nguyễn Đức Dân,…) vẫn tiếp cận
ngụy biện theo hướng “cổ điển” trước thế kỉ XX. Họ chỉ dừng lại ở việc nêu
ra một vài loại ngụy biện thường có mà không đưa ra các cơ sở lí thuyết để
biện giải chúng; cũng như chưa tiếp cận các lí thuyết đương đại về ngụy biện.


8
Nhìn chung, qua việc liệt kê về các hướng nghiên cứu gần đây, ta thấy
rằng ngụy biện và mạch lạc có khá nhiều điểm tương đồng, đều nhấn mạnh vào
khía cạnh phải phân tích dựa trên mối liên hệ giữa người nói và người nghe; kết
hợp tri thức của nhiều ngành chứ không chỉ riêng ngôn ngữ học và logic học.

3) Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là kết hợp các thành tựu trong
nghiên cứu mạch lạc và ngụy biện gần đây để đưa ra kiến giải sâu hơn về
mạch lạc trong lập luận. Từ mục đích chính đó, chúng tôi có các mục đích cụ
thể sau:
a) Xác định tiêu chí nhận diện mạch lạc như là quá trình điền vào khoảng
trống hay các điểm gián đoạn trong giải thuyết.
b) Kết hợp các lí thuyết để thấy được mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch
lạc.

c) Đi sâu vào từng loại ngụy biện để khẳng định lại mối quan hệ trên.
d) Khảo sát trên các văn bản của báo chí để làm rõ và kiểm chứng lại hệ
thống trên.
4) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là mối liên hệ giữa mạch lạc và
ngụy biện trong một luận cứ. Ngoài việc chỉ rõ mối quan hệ giữa mạch lạc và
ngụy biện về mặt lí thuyết; chúng tôi còn ứng dụng lí thuyết đó vào nghiên
cứu cụ thể một số văn bản của báo chí. Lí do chúng tôi chọn các văn bản trên
vì đây là nghiên cứu liên quan đến ngụy biện và mạch lạc logic nên phải phân
tích trên các văn bản có các luận cứ cũng như có bối cảnh rõ ràng.
5) Phương pháp nghiên cứu


9
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp phân tích
nội dung để khảo sát các luận cứ. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp
đặc trưng của phân tích diễn ngôn (sẽ được trình bày cụ thể ở chương 1, phần
Nội dung của luận văn). Đối với việc khảo sát và phân tích các loại ngụy biện,
chúng tôi sẽ trình bày phương pháp cụ thể hơn trong chương 1, phần Nội dung
của luận văn.
6) Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận này được cấu trúc làm
ba chương. Trong đó chương 1 nhằm giải quyết các vấn đề mang tính lí
thuyết về khái niệm mạch lạc, ngụy biện, mối quan hệ giữa chúng. Sau đó,
nhằm triển khai cụ thể, chương 2 sẽ đi sâu vào nghiên cứu về mạch lạc trong
một số loại ngụy biện thuộc nhóm viện dẫn; chương 3 sẽ đi sâu vào nghiên
cứu mạch lạc trong một số loại ngụy biện phi hình thức (informal) khác.
Trong chương 2 và 3, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát trên từng loại ngụy biện.
Với mỗi loại ngụy biện, sẽ bao gồm: phần giới thiệu về loại ngụy biện; ví dụ
và ngữ cảnh của nó; và phân tích mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện

trong luận cứ đó.
Cụ thể hơn như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Lịch sử vấn đề
1.1.1. Mạch lạc
1.1.2. Ngụy biện
1.2. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong một luận cứ
1.3. Quan điểm của Walton về luận cứ trong truyền thông


10
1.4. Tiểu kết chương 1
Chương 2: Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong một số ngụy biện
thuộc nhóm viện dẫn (Ad)
2.1. Ngụy biện tấn công cá nhân
2.2. Ngụy biện viện dẫn thẩm quyền
2.3. Ngụy biện viện dẫn điều bất khả tri
2.4. Ngụy biện viện dẫn lòng thương
Chương 3: Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong một số ngụy biện
phi hình thức khác
3.1. Ngụy biện hình nhân thế mạng
3.2. Ngụy biện nước đôi
3.3. Ngụy biện loại suy sai
3.4. Ngụy biện dốc trơn


11
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN


1.1 Lịch sử vấn đề
1.1.1 Mạch lạc
Dù chưa có một lịch sử nghiên cứu lâu đời (mạch lạc mới bắt đầu được
chú trọng nghiên cứu từ nửa sau thế kỉ XX), nhưng việc nghiên cứu mạch lạc
đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Ở đây, chúng tôi tạm chia nghiên cứu
mạch lạc là hai giai đoạn: giai đoạn 1 – giai đoạn “mạch lạc” trong mối quan
hệ với “liên kết”, và giai đoạn 2 – “mạch lạc” trong phân tích diễn ngôn.
1.1.1.1 Giai đoạn 1
Trong giai đoạn này có những quan điểm đáng chú ý sau:
- Haliday và Hasan
Hai tác giả này có công trình “Cohesion in English” xuất bản lần đầu
năm 1976. Dù trọng tâm của nghiên cứu này không phải là mạch lạc nhưng
chúng ta có thể thấy phần nào quan điểm của hai tác giả về mạch lạc.
Theo hai tác giả thì mạch lạc là “tập hợp những quan hệ có ý nghĩa
dùng chung cho mọi văn bản, phân biệt văn bản với phi văn bản, và làm
phương tiện phát hiện liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về nội dung giữa các mảnh
đoạn cụ thể. Mạch lạc không nêu văn bản thông báo cái gì; mà nêu văn bản
được tổ chức thành chỉnh thể ngữ nghĩa như thế nào”. Từ đó, hai tác giả triển
khai khái niệm mạch lạc cụ thể hơn (trong mối quan hệ của mạch lạc với liên
kết và ngữ vực): “Khái niệm liên kết, do đó có thể được bổ sung hữu ích bằng


12
ngữ vực (register), vì hai khái niệm này phải cùng nhau thì việc xác định một
văn bản mới hữu hiệu. Một văn bản là một khúc đoạn của diễn ngôn có nối
kết trong cả hai cách nhìn đó; nó là mạch lạc, đối với ngữ cảnh tình huống; và
do đó nó nhất quán trong ngữ vực; và nó có mạch lạc đối với chính nó, và do
đó nó có liên kết”.
Từ quan điểm trên, chúng tôi thấy rằng, với hai tác giả này, thì mạch

lạc vừa có phân biệt với liên kết, lại vừa như thuộc về liên kết. Mạch lạc cùng
với liên kết giúp cho một khúc đoạn lời nói trở thành một văn bản. Hay nói
một cách đơn giản, mạch lạc và liên kết là hai điều kiện tạo thành chất văn
bản (texture); cái gì tạo thành chất văn bản mà không phải liên kết (bằng các
phương tiện ngôn ngữ giữa các câu) thì là mạch lạc.
Nhưng theo Galperin, tuy hai tác giả này có ý đồ hình thức hóa các
phương tiện mạch lạc, nhưng ”trong công trình này vẫn có nhiều điều được đề
xuất ở bình diện ngữ pháp chứ không phải bình diện văn bản”. Nhận xét này
có hơi nặng nề, nhưng có phần đúng vì hai tác giả thường quá chú trọng vào
việc phân tích đại từ, mối quan hệ giữa các vế câu trong khi đưa ra ví dụ về
mạch lạc.
- Galperin
Galperin (1978) trong công trình “Văn bản với tư cách đối tượng
nghiên cứu ngôn ngữ học” có một chương bàn riêng về “Mạch lạc”. Tác giả
định nghĩa mạch lạc là ““Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng biệt,
đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục logic (về mặt thời gian và không
gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ
thể,…”
Tác giả đi sâu vào việc phân tích (một cách triệt để) mạch lạc trong các
ví dụ cụ thể (gồm một văn kiện ngoại giao, một bài báo, một vài tác phẩm văn


13
học). Sau đó, bằng cách tổng kết từ việc phân tích, tác giả đưa ra một loại
mạch lạc nào đó. Nhìn chung tác giả lần lượt đưa ra một số loại mạch lạc sau:
mạch lạc bằng phương tiện ngữ pháp hình thức, mạch lạc theo phạm vi quan
hệ thời gian, mạch lạc giãn cách, mạch lạc liên tưởng, mạch lạc phương tiện
logic, mạch lạc liên tưởng, mạch lạc bố cục – kết cấu, mạch lạc tu từ, mạch
lạc tạo tiết điệu. Chúng tôi thấy rằng, trong một loạt khái niệm tác giả đưa ra,
không có một sự thống nhất chung, hay là một tiêu chí chung nào đó để đánh

giá mạch lạc. Chính vì thế mà tác giả cũng tự thấy rằng “Chương “Mạch lạc”
đã thực hiện ý đồ cụ thể hoá “ở chừng mực nào có thể được”
- Trần Ngọc Thêm / Đỗ Hữu Châu
Trần Ngọc Thêm trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (1985)
có đưa ra một khái niệm “liên kết nội dung” nhưng không có một định nghĩa
rõ ràng. Ông chỉ ra rằng “liên kết nội dung” rộng hơn “liên kết ngữ nghĩa” vì
nó nhấn mạnh nhiều hơn đến các nhân tố ngoài ngôn ngữ. Đỗ Hữu Châu cũng
đề cập đến “liên kết nội dung” và cũng chia thành “liên kết chủ đề” và “liên
kết logic”. Trong đó ông định nghĩa liên kết chủ đề xảy ra khi “các câu cùng
ứng với một vật quy chiếu”, còn liên kết logic là “sự tổ chức sắp xếp ngữ
nghĩa sao cho phù hợp với thực tế khách quan, với nhận thức của con người”
(nhưng thế nào là phù hợp với thực tế khách quan, thế nào là phù hợp với
nhận thức con người thì không thấy tác giả làm rõ).
Nhìn chung, thuật ngữ “liên kết nội dung” của hai tác giả này rất gần
với “mạch lạc”. Nhưng khi triển khai sâu hơn khái niệm này, cả hai tác giả
đều dựa hoàn toàn vào cái nền là “liên kết”. Theo chúng tôi, mạch lạc là một
khái niệm rộng hơn liên kết rất nhiều, vì thế nghiên cứu của hai tác giả này về
“liên kết nội dung” còn nhiều hạn hẹp, nếu so với “mạch lạc”.
- Diệp Quang Ban


14
Diệp Quang Ban trong “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” (2009)
định nghĩa về mạch lạc như sau “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về
mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một
văn bản, nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết giữa
câu với câu”. Trong tác phẩm này, tác giả đã tương đối thành công trong việc
chỉ ra các biểu hiện cụ thể của mạch lạc cũng như phạm vi tác động của các
biểu hiện đó với văn bản. Tám biểu hiện mà tác giả nêu ra là (xin trình bày lại
dưới dạng tóm tắt)

(1) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong câu
(2) Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài - chủ đề của các câu
(3) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở
những câu có quan hệ nghĩa với nhau
(4) Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu (hay các mệnh đề)
(5) Mạch lạc theo kiểu quan hệ suy kết
(6) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu
(7) Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói
(8) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận
Trong tám biểu hiện trên, dễ thấy biểu hiện (1) không thuộc về các biểu
hiện của mạch văn bản (mà chỉ là mạch lạc của câu), biểu hiện (8) là một
phần của biểu hiện (4) (do Diệp Quang Ban có sự phân chia mạng mạch và
mạch lạc, nên phải tách ra làm hai biểu hiện như vậy).
Các biểu hiện mạch lạc văn bản của Diệp Quang dù tương đối hoàn
thiện, nhưng vẫn có thể bổ sung thêm, cũng như hệ thống hoá các biểu hiện
này lại.


15
1.1.1.2. Giai đoạn 2
Các nhà khoa học ngày càng nhận thấy mạch lạc là một vấn đề rất khác
so với liên kết, và nó còn liên quan đến nhiều vấn đề ngôn ngữ học và ngoài
ngôn ngữ học khác. Vì thế, cùng với sự phát triển của phân tích diễn ngôn,
ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học nhân học, việc nghiên cứu mạch lạc có
nhiều hướng mới. Đáng chú ý là ba hướng tiếp cận sau
- Giải thuật chức năng giao tiếp
Các nhà ngôn ngữ thấy rằng việc trả lời câu hỏi “Tại sao các phát ngôn
này gắn kết với nhau?” nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu hình thức của ngôn ngữ
thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như:
A: Mấy giờ rồi?

B: Vâng, người đưa thư vừa đến rồi. (1)
Rõ ràng là không có dấu hiệu liên kết hình thức giữa 2 câu trên, nhưng
có thể hiểu được hai câu đó có mối liên hệ với nhau.
Đặc biệt từ sau khi lí thuyết hành động ngôn từ ra đời, các nhà ngôn
ngữ học hướng việc giải thích mạch lạc vào “các hành động được thực hiện
bởi các phát ngôn đấy” (Labov) thay vì bản thân các phát ngôn. Các nhà khoa
học theo hướng này thường phân tích các đoạn hội thoại như trên, nhằm chỉ
rằng các cấu trúc tương tác xã hội phi ngôn ngữ đã làm nên sự mạch lạc trong
diễn ngôn. Điển hình của hướng tiếp cận này là quan điểm của Green (1980)
với lí thuyết cộng tác. Ông cho rằng “Một văn bản mạch lạc là một cái gì mà
tại đó người giải quyết có thể tái tạo không mấy khó khăn cái dàn ý của người
nói một cách chắc chắn là hợp lí, [tái tạo] bằng cách suy đoán những mối
quan hệ giữa các câu và những mối quan hệ cá thể của chúng với các mục
đích khác nhau trong dàn ý đã được suy đoán ra đó so với toàn bộ những điều
đã nhận thức được có trong tay”


16
Cụ thể hơn, ông chỉ ra rằng “… đối với vấn đề cái gì nối kết các câu
riêng lẻ với nhau trong một văn bản đích thực, chứ không văn bản giả mạo, là
cách tiếp cận căn cứ vào việc nhận thức được rằng chuỗi câu đang bàn được
sản xuất ra bởi một cá nhân phù hợp với nguyên tắc cộng tác, và như hệ quả,
mỗi câu đều có dụng ý nói ra một cái gì cần thiết, đúng và thích đáng với việc
thực hiện một mục tiêu nào đó, mà đối với nó (cái được cùng tin) người tạo ra
văn bản và người tiếp nhận đã được định trước cùng đều quan tâm.” (dẫn theo
Diệp Quang Ban)
Green bằng nhiều ví dụ, chỉ ra rằng, mạch lạc văn bản không phải vấn
đề đặc trưng của văn bản, chỉ nằm gọn trong văn bản, mà còn ở người tiếp
nhận văn bản, những người mà sẽ bằng mọi cách suy đoán để tạo ra một dàn
ý có thể chấp nhận được cho văn bản. Như thế, giữa người tiếp nhận và người

tạo lập có một “sự cộng tác” để lập “dàn ý” cho văn bản, đảm bảo mục đích
giao tiếp.
Hướng tiếp cận này đi sâu vào các hội thoại, lập ra các mô hình hội
thoại trên cơ sở xem xét con người tương tác với nhau như thế nào. Thế
nhưng càng lập ra các mô hình phức tạp, các nhà nghiên cứu càng khó khăn
trong việc ứng dụng các mô hình lí thuyết đó vào thực tiễn phân tích diễn
ngôn. Đúng như Levison nhận xét: “Nếu khảo sát qua loa bản ghi âm hội
thoại, thì rõ ràng là chúng ta không biết làm thế nào để ấn định hành vi lời nói
một cách phi võ đoán.”
- Kiến thức nền
Một hướng giải thích khác cho việc các phát ngôn “chẳng có gì liên
quan đến nhau” lại mạch lạc trong một diễn ngôn là việc người nói/viết đã giả
định rằng người nghe/đọc có cùng chung một lượng “kiến thức nền” nào đó
với mình, vì thế không cần thiết phải trình bày những kiến thức nền đó lên


17
trên bề mặt ngôn ngữ. (Ví dụ ở (1); cả hai đều có chung một kiến thức về việc
A quan tâm đến người đưa thư đến vào thời điểm nào, vì thế câu hỏi và trả lời
mạch lạc với nhau). Vì vậy việc nghiên cứu mạch lạc đồng nghĩa với việc
nghiên cứu người tạo ra phát ngôn đã xây dựng kiến thức nền thế nào, và
người tiếp nhận phát ngôn đã “truy cập” vào bộ kiến thức đó thế nào để rút ra
những kiến thức cần thiết cho việc giải thuyết diễn ngôn đó như thế nào. Từ
đó, các nhà khoa học đi sâu vào ngành ngôn ngữ học thần kinh và trí tuệ nhân
tạo để giải thích tính mạch lạc trong diễn ngôn. Các khái niệm thường được sử
dụng để nghiên cứu kiến thức nền là “khung”, “kịch bản”, “kịch văn”, “đồ hình”.
Đây cũng chính là những khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận
(Cognitive Linguistics) hiện nay.
- Mạch lạc như là “luận suy”
Nếu như quan điểm giải thuật chức năng giao tiếp chú trọng đến sự

tương tác giữa những người tham gia hội thoại; quan điểm về kiến thức nền
chú trọng đến vai trò của người tạo lập văn bản cũng như quá trình anh ta tạo
lập văn bản; thì ở quan điểm này sẽ chú trọng đến vai trò của người tiếp nhận
văn bản. Chúng ta cùng xem xét ví dụ:
“Xe đang đi trên đường. Lốp đột nhiên bị thủng.” (2)
“Cô ấy bán căn nhà. Số tiền đó đủ tiêu vài năm mới hết.” (3)
Để hai câu trên mạch lạc với nhau, chúng ta phải có thêm một mối liên
kết vắng mặt. Với (2) thì đó là “mọi cái xe đều có lốp” và với (3) là “việc bán
liên quan đến tiền bạc”. Việc “điền thêm” mối liên kết ở đây có vẻ hiển nhiên
và rất đơn giản, nó có thể dễ dàng được giải thích từ quan điểm “kiến thức
nền”, vì đó là những điều mà tất cả mọi người đều cùng biết với nhau. Nhưng
chúng ta thử đến với ví dụ tiếp đây:
“A: Lạnh quá!


18
B: Để tôi đóng cửa sổ cho” (4)
“Tôi chuẩn bị bữa trưa. Món canh rất nóng” (5)
Ở (4) (5) mối liên kết vắng mặt phức tạp hơn ở (2) và (3). Với (4), mối
liên kết vắng mặt phải được diễn giải như sau “A cho rằng trời lạnh là do cửa
sổ chưa đóng và B, sau khi nghe A nói, liền nghĩ đó là lời gợi ý cho B nên đi
đóng cửa sổ lại”. Với (5) người đọc/nghe phải giả định là “trong bữa trưa có
món canh”. Trong hai ví dụ này, người nghe/đọc phải mất một khoảng thời
gian để tạo ra/xử lí mối liên kết này.
Như vậy chúng ta có hai kiểu “mối liên kết vắng mặt”. Một là “mối liên
kết tự động”, trong đó, người nghe/đọc có thể “điền thêm” mối liên kết đó
một cách dễ dàng và không mất thời gian. Người nghe/đọc có thể làm việc đó
là do nó thuộc về “kiến thức nền” về thế giới. Hai là, “mối liên kết không tự
động”, trong đó, người đọc/nghe phải mất thời gian để đưa ra một giả định
bắc cầu nhằm nối kết các câu lại với nhau.

Việc “điền thêm” những mối liên kết vắng mặt không tự động này là
một hành động “luận suy” (inference) – quá trình người đọc/nghe đi qua để có
được từ nghĩa đen của người nói/viết đến đến điều người nói/viết định chuyền
tải. Vì vậy, việc các câu có mạch lạc với nhau hay không là nằm ở khả năng
“luận suy” của người đọc/nghe. Việc “luận suy” này không xuất phát từ mối
liên kết từ vựng, không xuất phát từ “kiến thức nền” chung giữa người
nói/viết và người nghe/đọc, mà xuất phát từ ngữ cảnh và nằm ở từng cá nhân
người nghe/đọc.
(Ngữ cảnh là một khái niệm rất rộng trong phân tích diễn ngôn. Ngữ
cảnh, nói một cách khác, là môi trường hoạt động của hệ thống kí hiệu ngôn
ngữ. Theo Nguyễn Hoà, ngữ cảnh có thế là kiến thức nền (văn hoá, xã hội) là
tình huống, hay chính là văn bản. Ngữ cảnh có liên quan đến ba mô hình giao


19
tiếp. Một là mô hình hệ thống kí hiệu bao gồm có các bên gửi và tiếp nhận
thông tin được mã hoá bởi một hệ thống kí hiệu. Hai là, mô hình suy ý dựa
trên việc người gửi thể hiện ý định nói; và được người tiếp nhận suy ý dựa
trên nguyên tắc cộng tác. Ba là mô hình tương tác, trong đó, giả định rằng
người nói “phô bày” thông tin trong một tình huống giao tiếp và người tiếp
nhận hiểu. Xuyên suốt cả ba mô hình này là tính liên chủ thể.)
Vấn đề là, làm thế nào để xây dựng được tập hợp các luận suy mà
người nghe/đọc đã thực hiện để điền vào các khoảng trống trên văn bản, cái gì
ảnh hưởng đến anh ta khi anh ta chọn giả thuyết A chứ không phải giả thuyết
B để luận suy. Chúng tôi sẽ làm rõ khi nghiên cứu các trường hợp cụ thể.
Một điểm đáng chú ý của quan điểm này là ta có thể dựa vào mức độ dễ
dàng trong việc tạo ra các luận suy để đánh giá một chuỗi câu là mạch lạc, ít
mạch lạc (hơn) hay không mạch lạc. Ví dụ:
(6) Ngày mai là kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Nam Cao. Tôi sẽ đến
trường Khoa học Xã hội Nhân văn dự hội thảo.

(7) Ngày mai là kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Nam Cao. Tôi sẽ đến
đại học Hà Nội.
(8) Ngày mai là kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Nam Cao. Kí túc xá đại
học Hà Nội rất bẩn.
Ở (6) chúng ta có thể dễ dàng tạo ra một giả định bắc cầu rằng “hội
thảo đó là hội thảo về Nam Cao nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của ông” và
“trường Khoa học Xã hội Nhân văn là trường đại học có nghiên cứu về văn
học Việt Nam, vì thế rất có thể họ sẽ tổ chức hội thảo về Nam Cao” và “tôi
đến trường Khoa học Xã hội Nhân văn để dự hội thảo đó”. Vì thế trường hợp
(6) mạch lạc vì chúng ta có thể dễ dàng tạo ra các giả định bắc cầu chắc chắn
để nối kết hai câu lại với nhau.


20
Ở (7) việc luận suy sẽ phức tạp hơn. Chúng ta phải giả định rằng “Nhân
dịp kỉ niệm ngày sinh Nam Cao, tại trường đại học Hà Nội sẽ có một hoạt
động nào đó liên quan đến nhà văn này” và “tôi đến trường đó để tham dự
hoạt động đó”. Việc giả định này, nếu không có ngữ cảnh nào thêm, sẽ khó
trở nên chắc chắn. Vì trường đại học Hà Nội không có một mối liên hệ rõ rệt
nào với ngày sinh của Nam Cao, và việc “tôi đến trường đại học Hà Nội”
cũng không có một mối liên quan rõ rệt nào với ngày sinh của Nam Cao. Vậy
ta có thể kết luận ra rằng trường hợp (7) ít mạch lạc, hay là (7) ít mạch lạc hơn
(6); vì ta phải tạo ra rất nhiều giả định bắc cầu không chắc chắn nhằm nối kết
hai câu lại với nhau.
Ở (8), rất khó có thể luận suy ra mối liên kết vắng mặt (miss linking)
giữa hai câu trên. Nếu không có ngữ cảnh, chúng ta không có cách nào điền
thêm được bất kì giả định bắc cầu nào để nối hai câu trên với nhau. Vì thế có
thể kết luận rằng trường hợp (8) là không mạch lạc vì nó gây trở ngại cho việc
luận suy.
1


Nhược điểm của hướng tiếp cận này là “nhà phân tích [diễn ngôn] có
thể được để lại một cơ sở thiếu an toàn để nói, về mặt phân tích chứ không
phải trực giác, về các luận suy cần có trong việc nhận hiểu văn bản” (Brown
& Yule). Thế nên trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào luận cứ
trong truyền thông, nhằm dựa vào hệ thống logic để đảm bảo các luận suy cần
có trong việc phân tích mạch lạc
2
.


1
Ở điểm này, chúng ta vẫn có thể điền thêm vô số giả định nhằm cố gắn kết hai câu này lại với nhau; nhưng
nếu làm như vậy, thì bất kì hai câu nào đặt cạnh nhau cũng thành mạch lạc với nhau (thông qua vô số lần bắc
cầu). Đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong nghiên cứu mạch lạc.
2
Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn ở 1.3


21
Trong luận văn này, chúng tôi chọn quan điểm mạch lạc như là việc
luận suy để nghiên cứu về mạch lạc.
1.1.2. Ngụy biện
1.1.2.1. Từ Aristote
Ngụy biện là một vấn đề được logic học nghiên cứu từ rất sớm; và cho
đến nay, nó vẫn là một vấn đề quan trọng trong logic học. Aristotle, người đặt
nền móng cho logic học phương Tây, đã đề cập đến ngụy biện trong công
trình quan trọng của ông về logic: “On Sophistical Refutations”. Aristotle, từ
thực tế tranh biện (debate) học thuật của Hi Lạp cổ đại, đã thấy được nhu cầu
vạch ra những “lỗi” (error) trong các luận cứ (arguments) được dùng trong

tranh luận. “Ngụy biện” được gọi là một suy diễn “lỗi” hay còn gọi là “không
hiệu lực” (invalid) vì ở suy diễn này, tiền đề không dẫn đến kết luận, hay là
ngụy biện nằm trong mối quan hệ giữa tiền đề và kết luận. Phương pháp để
kiếm chứng tính hiệu lực (validity) của suy diễn là sử dụng mô hình tam đoạn
luận và việc phân tích từ ngữ.
Với Aristote, việc nghiên cứu ngụy biện rất quan trọng vì nó giúp ta
nhận ra các vấn đề về ngôn ngữ, phát triển lí lẽ và giúp ta có được danh tiếng
của một người sử dụng lập luận giỏi. Hamblin cho rằng, ý tưởng của Aristote
rất gần với ý tưởng hiện đại về “ngụy biện” như là luận cứ không hiệu lực
hoặc lí lẽ không hiệu lực nhưng lại có vẻ là có hiệu lực mặc dù thực tế nó
không hiệu lực.
Trên cơ sở đó, Aristotle đã chỉ ra mười ba kiểu ngụy biện và chia chúng
làm hai loại: phụ thuộc vào ngôn ngữ và không phụ thuộc vào ngôn ngữ; cụ
thể là
Nhóm phụ thuộc vào ngôn ngữ:


22
- Ngụy biện nước đôi (equivocation)
- Ngụy biện chơi chữ (amphiboly)
- Ngụy biện tổng thể (combination of words)
- Ngụy biện phân chia (division of words)
- Ngụy biện giọng điệu (accent)
- Ngụy biện biểu hiện (form of expression)
Nhóm không phụ thuộc vào ngôn ngữ
- Ngụy biện rủi ro (accident)
- Ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid)
- Ngụy biện kết quả (consequent)
- Ngụy biện lí do không hợp lí (non-cause)
- Ngụy biện lặp vòng quanh (begging question)

- Ngụy biện bất khả tri (ignoratio elenchi)
- Ngụy biện câu hỏi phức (many question)
Như vậy, có hai vấn đề chính được ông đặt ra là: ngụy biện mang tính
tương thoại hay biện chứng (dialectical) vì nó được sử dụng trong các cuộc
tranh luận giữa các biện giả (debater) và ngụy biện là một lỗi lập luận có thể
dùng các qui tắc của tam đoạn luận để nhận ra.
Sau đó, châu Âu rơi vào thời kì Trung cổ, các nghiên cứu về logic
không được chú trọng, mà chỉ được coi là một phần phục vụ cho Thần học,
nên nghiên cứu về ngụy biện không có phát triển gì thêm.


23
Cũng trong thời gian này, ở Ấn Độ và A Rập cũng có một vài nghiên
cứu về ngụy biện, nhưng không có hệ thống
3
.
1.1.2.2. Khoa học logic cận đại
Tiếp đến giai đoạn Phục hưng cho đến thế kỉ XIX, cũng với sự phát
triển của khoa học duy lí, chủ thuyết duy nghiệm, tầm quan trọng của logic
được khôi phục, các nghiên cứu về ngụy biện đã đạt được những bước tiến rất
quan trọng. Phải kể đến những nhà tư tưởng hàng đầu của Anh đã có nghiên
cứu về ngụy biện như J.Mill
4
, J.Locke
5
,… Các nhà logic học thời kì này nhấn
mạnh rằng ngụy biện là một lỗi logic, và họ xa rời dần ý tưởng ngụy biện có
tính tương thoại hay biện chứng như thời Aristote.
Công trình quan trọng trong thời gian này phải kể đến tác phẩm
“Elements of logic” của Whatley. Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ

“fallacy” (trong tiếng Anh) để chỉ khái niệm “ngụy biện” trong logic học hiện
đại, cũng như nỗ lực nghiên cứu một cách có hệ thống về “ngụy biện”.
Whatley cho rằng việc nhận diện ngụy biện nằm ở mối liên kết giữa tiền đề
(premise) và kết luận (conclusion), và không nằm ở hoặc tiền đề hoặc kết
luận. Ông cho rằng ngụy biện vi phạm các luật của diễn dịch và có thể dùng
mô hình tam đoạn luận để kiểm chứng. Chính vì cách tiếp cận này, mà
Whatley đã chia ngụy biện làm hai loại chính là: ngụy biện logic (khi tiền đề
có dẫn tới kết luận) và ngụy biện phi logic (tiền đề không dẫn tới kết luận).
Trong ngụy biện logic, có loại ngụy biện thuần logic (các lập luận không hiệu
lực vì chứa lỗi diễn dịch) và loại ngụy biện cận logic (các lập luận không hiệu


3
Về lịch sử nghiên cứu ngụy biện tại các Ấn Độ và A Rập, có thể tham khảo đầy đủ trong Hamblin, 1970.
Fallacies. London: Methuen
4
John Stuart Mill, On System of Logic
5
John Locke, An Essay Concerning Human Understanding

×