Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 141 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THÚY THÀNH




KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ QUAN HỆ
NGHỊCH NHÂN QUẢ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC






HÀ NỘI - 2013

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THÚY THÀNH



KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ QUAN HỆ
NGHỊCH NHÂN QUẢ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40



Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thùy




HÀ NỘI - 2013

3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của TS.

Nguyễn Thị Phương Thùy. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới cô.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán
bộ trong khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt
những năm học vừa qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và những người
thân yêu đã luôn sát cánh, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tuy đã rất cố gắng nhưng luận văn có lẽ khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn để em có thể phát triển đề tài này ở cấp độ cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hả Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013
Học viên

Nguyễn Thị Thúy Thành

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng/ biểu 2.1 – Quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh – trang 30
2. Bảng/ biểu 2.2 – Quan hệ nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh –
trang 44
3. Bảng/ biểu 2.3 – Quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh –
trang 48
4. Bảng/ biểu 2.4 – Quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Diệu – trang 53
5. Bảng/ biểu 2.5 – Quan hệ nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh và thơ
Xuân Diệu – trang 54
6. Bảng/ biểu 2.6 – Quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh và
thơ Xuân Diệu – trang 61

7. Bảng/ biểu 3.1 – Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân
Diệu – trang 84
8. Bảng/ biểu 3.2 – Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân
Quỳnh và thơ Xuân Diệu – trang 86













5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Ý nghĩa của luận văn 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đôi nét về con ngƣời và nhà thơ Xuân Quỳnh 9
1.2. Quan hệ nghịch nhân quả và phƣơng tiện biểu hiện 12

1.2.1. Khái niệm về quan hệ nghịch nhân quả 12
1.2.2. Một số kiểu quan hệ nghịch nhân quả 16
1.2.3. Các phương tiện biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả 23
1.3. Tiểu kết 28
Chƣơng 2: KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ QUAN HỆ
NGHỊCH NHÂN QUẢ SỚM VÀ MUỘN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
2.1. Câu thơ chứa cấu trúc nghịch nhân quả sớm và nghịch nhân quả muộn
trong thơ Xuân Quỳnh 31
2.1.1. Quan hệ nghịch nhân quả sớm 34
2.1.2. Quan hệ nghịch nhân quả muộn 44
2.2. Giá trị của các phƣơng tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm và
nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh (có sự so sánh với thơ Xuân
Diệu) 48
2.2.1. Đôi nét về nhà thơ Xuân Diệu 49
2.2.2. Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm trong
thơ Xuân Quỳnh 55

6
2.2.3. Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn trong
thơ Xuân Quỳnh 59
2.3. Tiểu kết 68
Chƣơng 3: KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ QUAN HỆ
NGHỊCH NHÂN QUẢ PHIẾM ĐỊNH THỜI TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
3.1. Câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân
Quỳnh 69
3.2. Gía trị của các phƣơng tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định
thời trong thơ Xuân Quỳnh – có sự so sánh với thơ Xuân Diệu 83
3.3. Tiểu kết 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 106
















7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quan hệ nghịch nhân quả là một kiểu quan hệ được thể hiện tương đối nhiều
trong lời nói và trong nhiều tác phẩm văn chương. Nghiên cứu về quan hệ nghịch
nhân quả, đặc biệt là cách biểu hiện của nó giúp ta thấy được nét đặc thù trong cách
biểu hiện mối quan hệ nghịch nhân quả trong tiếng Việt và mối tương quan giữa
hình thức và nội dung trong tiếng Việt nói riêng, trong ngôn ngữ nói chung.
Để tạo một câu ghép tiếng Việt, chúng ta thường dùng các cặp liên từ như
“vì… nên”, “nếu… thì”, “tuy… nhưng”… hay những cặp phụ từ như: “đã vẫn…”,
“mới… đã…”… biểu thị những quan hệ lô gich- ngôn từ khác nhau. Vì thế, các nhà
nghiên cứu đã căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép để phân loại
chúng thành các kiểu câu khác nhau “nguyên nhân – kết quả”, “điều kiện – kết quả”,

“nhượng bộ - tăng tiến”… Tuy từ trước đến nay đã có một số người nghiên cứu về
quan hệ nghịch nhân quả trong câu tiếng Việt như:
- Logic và tiếng Việt – GS.TS Nguyễn Đức Dân (1987)
- Vấn đề logic ngữ nghĩa và thông tin trong lời nói – Hồ Lê (Ngôn ngữ số
2.1979)
- Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt – Nguyễn Kim Thản (1963- 1964)
- Luận văn cao học “ Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong
tiếng Việt” của Học viên Ngô Thị Thanh Thúy, khoa Văn học và Ngôn ngữ,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2012.
Nhưng chưa thực sự có công trình chuyên biệt nghiên cứu về các phương tiện
biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra
những hướng tiếp cận mới về thơ Xuân Quỳnh dưới góc nhìn mới – góc nhìn của
ngôn ngữ học hiện đại. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát một số phương tiện
biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh”.

8
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khảo sát, tìm hiểu các phương tiện biểu thị các kiểu
quan hệ nghịch nhân quả trong các bài thơ thuộc một số tập thơ của Xuân Quỳnh để
thấy được giá trị của chúng trong việc thể hiện phong cách thơ, hình tượng thơ và
chất nữ tính trong thơ của tác giả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được khảo sát chủ yếu là các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch
nhân quả trong các bài thơ thuộc một số tập thơ của Xuân Quỳnh như:
- Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, NXB Văn học, 1963)
- Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)
- Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
- Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)
- Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)

- Tự hát (thơ, 1984)
- Hoa cỏ may (thơ, 1989)
Và để làm nổi bật hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện biểu thị quan hệ
nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh, luận văn đã tiến hành khảo sát, so sánh với
các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong một số bài thơ thuộc các tập
thơ của nhà thơ Xuân Diệu như:
- Thơ thơ (1968, 1970)
- Gửi hương cho gió (1967)
- Ngọn Quốc kỳ (1961)
- Sáng (1953)
- Mẹ con (1954)
- Ngôi sao (1955)
- Riêng chung (1960)
- Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962)
- Một khối hồng (1964)
- Hai đợt sóng (1967)

9
- Tôi giàu đôi mắt (1970)
- Hồn tôi đôi cánh (1976)
- Thanh ca (1982)
4. Ý nghĩa của luận văn
Việc nghiên cứu về quan hệ nghịch nhân quả và các phương tiện biểu thị
quan hệ nghịch nhân quả trong câu tiếng Việt nói chung và trong thơ của Xuân
Quỳnh có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa lí luận
Về lí luận, việc nghiên cứu về các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân
quả trong câu tiếng Việt góp phần làm rõ những vấn đề quan trọng như quan hệ ngữ
nghĩa, quan hệ ngữ pháp, nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn, cách biểu hiện một nội
dung quan hệ ngữ nghĩa bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau trong một ngôn

ngữ cụ thể.
Luận văn này hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, làm rõ đặc
điểm của phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ trong thơ Việt
Nam trên tư liệu thơ Xuân Quỳnh (so sánh với thơ Xuân Diệu). Đồng thời cũng có
thể đóng góp một phần nhỏ vào lí luận ngữ dụng học: bổ sung thêm lí luận về quan
hệ nghịch nhân quả.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đóng góp cách tiếp cận tác phẩm thơ theo hướng mới, từ góc độ
ngôn ngữ học ứng dụng: tiếp cận các quan hệ nghịch nhân quả và phân tích tác dụng
của các kiểu quan hệ nghịch nhân quả trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của nhà
thơ. Từ đó đem đến quan điểm mới trong sự tiếp cận các tác phẩm thơ. Đó không
chỉ là sự cảm thụ văn chương đơn thuần mà còn có sự nghiên cứu về ngôn ngữ thơ,
coi thơ như một hệ thống cấu trúc đặc biệt.
Ngoài ra, luận văn sẽ có đóng góp một phần vào phương pháp dạy và
học thơ cũng như giúp người dạy, người học ngữ pháp tiếng Việt nắm vững, sử
dụng tốt và có hệ thống các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong
giảng dạy và học tập ở các bậc đào tạo khác nhau, giúp chúng ta có cách nhìn mới,

10
uyển chuyển hơn, khoa học hơn khi tiếp cận một tác phẩm văn học bất kì. Về thực
tiễn, những kết quả của việc nghiên cứu về các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch
nhân quả trong câu tiếng Việt có thể được sử dụng vào việc biên soạn giáo trình, tài
liệu tham khảo phục vụ cho dạy - học ngữ pháp văn bản tiếng Việt, đặc biệt là ngữ
pháp văn bản thơ. Việc làm sáng tỏ cách biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ
Xuân Quỳnh giúp chúng ta hiểu thêm về nội dung, ý nghĩa một số tác phẩm của nhà
thơ để vận dụng vào công việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ thơ tiếng Việt.
Thực tế cho thấy, hướng nghiên cứu của các tác giả hiện nay chủ yếu mới chỉ
tập trung đề cập đến quan hệ nhân quả ở cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong
câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ, cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng
quan hệ từ, vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện

bằng quan hệ từ…. Hướng nghiên cứu về quan hệ nghịch nhân quả và các phương
tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả nhìn chung chưa được chú ý nghiên cứu, đặc
biệt là sự vận dụng cấu trúc quan hệ nghịch nhân quả trong các tác phẩm thơ.Ngoài
ra, luận văn còn cung cấp tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng
dạy, học tập thơ Việt Nam ở các bậc đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này có các nhiệm vụ như sau:
- Khảo sát, miêu tả các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong
thơ Xuân Quỳnh.
- Khảo sát giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả tỏng
thơ Xuân Quỳnh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện chủ yếu theo hướng quy nạp trên cơ sở thu
thập, lựa chọn, thống kê, phân tích, xử lí, so sánh đối chiếu tư liệu để miêu tả,
bàn luận, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả, thống kê và những thủ pháp
phân tích của ngôn ngữ học để xử lí tư liệu, mô tả, bàn luận về quan hệ nghịch
nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng và trong thơ tiếng Việt nói chung.

11
Phương pháp xử lý tư liệu được thực hiện theo các bước:
+ Xác định các kiểu quan hệ nghịch nhân quả được sử dụng trong tác phẩm
đã lựa chọn.
+ Thống kê số liệu về các kiểu quan hệ nghịch nhân quả trong tác phẩm đã
lựa chọn.
+ Lập bảng thống kê các kiểu quan hệ nghịch nhân quả được sử dụng trong
tác phẩm đã lựa chọn.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần danh mục bảng biểu, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có bố cục như sau:

Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa của luận văn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục của luận văn
Phần nội dung:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm
và muộn trong thơ Xuân Quỳnh.
Chương 3: Khảo sát các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả
phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh
Phần kết luận

12
Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đôi nét về con ngƣời và nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những nữ sĩ tiêu biểu của thế hệ nhà
thơ sinh ở thập kỉ 40 và rỡ ràng với những tác phẩm thơ trẻ ở thập kỉ 60. Thơ chị rất
nữ tính và giàu cảm xúc, khi thì đầy ắp hạnh phúc, đắm say, lúc lại thấm đẫm suy
tư, đau khổ, diễn tả những trăn trở của trái tim một người phụ nữ vừa làm thơ, vừa
làm vợ, làm mẹ. Và cũng chính vì vậy, thơ chị rất gần gũi với đời thường.
Trong muôn vàn phong cách thơ hiện đại, nữ sĩ Xuân Quỳnh để lại một dấu
ấn đặc biệt bởi một trái tim hồn hậu, đầy nữ tính và rất nhạy cảm trong thơ. Thơ chị
luôn viết về những điều bình dị nhất, thể hiện những khát khao đời thường nhất
nhưng vẫn mang bao dự cảm về cuộc đời trôi chảy vô định.
Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ
cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát

khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và "sự sống" của một người phụ nữ. Vì lẽ đó
hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản
ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính trữ tình đó.
Nói đến xuất xứ của Xuân Quỳnh giữa làng thơ, phải nói đến sự xuất hiện
đông đảo, ào ạt của một lớp người viết mới đem vào văn học những giọng nói mới
vào những năm 60. Tính chất tự truyện là nét đậm, quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập
thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ. Gần như
chị đã trở thành nhân vật văn học của chính thơ mình. Chị đam mê sống, đam mê
yêu, đam mê trong thiên chức làm vợ, làm mẹ. Xuân Quỳnh đã sống trọn vẹn tấn
kịch của chính mình, ghi lại bằng thơ những động thái tâm hồn mình.
Xuân Quỳnh đã từng bảo vệ thị hiếu và quan niệm nghệ thuật của chị bằng
chính những sáng tác của mình. Công chúng nhận ra ở chị một hồn thơ gần gũi như
đã thân quen từ lâu.
"Chất thơ trữ tình của của Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối của cảm xúc
trẻ trung vừa đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua trải nghiệm, đem

13
đến cho người đọc niềm cảm chân thành, sự lôi cuốn lãng mạn, nóng hổi tình đời,
tình người." [14].
Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là cái tôi được xây cất bởi những mảng
trạng thái tâm hồn đầy mâu thuẫn của một trái tim đa cảm và tinh tế. Cái tôi trữ tình
ấy hóa thân vào nhiều nhân vật trữ tình khác nhau, thể hiện sự tương tranh giữa các
mặt đối lập, giữa biến động và yên tĩnh, khao khát và lo âu, quyết liệt và nữ tính,
khắc nghiệt và yên lành.
Nhắc đến thơ Xuân Quỳnh không thể không nói đến thơ tình. Đó là một trái
tim yêu tha thiết, đằm thắm, dịu dàng, đầy nữ tính nhưng vẫn không kém phần quyết
liệt và không thôi khao khát. Tình yêu cũng là lĩnh vực để chị suy tư, day dứt, kiếm
tìm những giá trị của bản thân, thông qua đó hướng tới giá trị của cuộc đời cũng như
sự sống. Câu thơ Xuân Quỳnh rạng rỡ, ấm áp khi nói tới niềm vui chung sống lứa
đôi:

… Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường như trang sách
Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà…
Chị hiểu sự gắn bó của hai tâm hồn trong tình yêu là sự gắn bó của những giá
trị chung mà cả hai phía cùng vun đắp, là sẻ chia rung động, âu lo, sẻ chia lí tưởng:
Ôi trời xanh xin trả cho vô tận
Trời không xanh nhưng đáy mắt em xanh
Và trong em chẳng thể còn anh
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Bản tính chất phác, nồng hậu và hơi giản đơn khiến chị thường có xu hướng
tìm đến cái ổn định, một niềm tin chắc chắn vào lẽ phải của sự hi sinh, vị tha trong
tình yêu cũng như trong cuộc đời.
Ngoài đời thực, Xuân Quỳnh là người đàn bà đẹp và được yêu nhưng ít khi
chị thể hiện lòng tự tôn về điều này trong thơ của mình. Dấn thân quyết liệt để kiếm
tìm giá trị của đời sống, của tình yêu cũng là giá trị cá nhân khi khám phá những

14
chân lí rộng lớn hơn tồn tại của một con người đơn lẻ, Xuân Quỳnh đã luôn trung
thực với những gì riêng chị nhận thức và tin theo.
Xuân Quỳnh luôn ao ước một cuộc đời bình dị, một hạnh phúc đời thường,
có khi chỉ là sự sóng bước tay trong tay nhưng lại ùa về cả sự ấm áp, thương yêu và
đầy bình yên. Với một quan niệm như vậy nên Xuân Quỳnh thường tìm thấy trong
những điều bình thường những sự vật bình thường giản dị ẩn chứa sự gần gũi thân
thuộc nhưng vô cùng cần thiết đối với cuộc đời. Lời thơ của chị cũng trở nên giản
dị, tự nhiên như những gì thoát ra từ chính sự vật, hiện tượng của cuộc sống hàng
ngày.
Xuân Quỳnh có khuynh hướng tìm đến một thế giới quan xuất phát từ tình
yêu thương. Trong bất kì bài thơ nào, chị cũng tự tin, thoải mái bộc lộ tình yêu đối
với mọi người, mọi vật. Xuất phát từ chính khả năng yêu thương chủ quan để định

hướng những giá trị còn lại của cuộc đời.
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ,
tình yêu gia đình Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh
cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng
không là thứ tháp ngà xa rời đời sống. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của
chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian
khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ
nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Xuân Quỳnh không
làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã
trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở
khía cạnh nội tâm đó. Thơ chị là thơ mang tâm trạng. Thời ấy nhiều bài thơ thiên về
phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tác giả thường là tâm
trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hòa trong vui buồn chung của công dân.
Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống của chính chị, từ hoàn
cảnh của riêng chị.
Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía
sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mưa không phải của

15
mình, Đồi đá ong và cây bạch đàn, Chuyện cổ tích về loàìi người, Những người mẹ
không có lỗi ) Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp
ích thật sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tư
biện, viễn vọng mà chẳng dùng được vào việc gì.
“Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, chị dùng tứ để bộc lộ chủ đề”. Đây là
một đóng góp đáng quý của Xuân Quỳnh vì giai đoạn ấy thơ chúng ta rất lỏng về tứ.
Xuân Quỳnh có năng khiếu quan sát. Chị quan sát bằng tất cả giác quan và phong
phú trong liên tưởng. Chi tiết vốn quen thuộc bỗng trở nên mới lạ, tạo ý vị cho câu
thơ. Một màu cỏ mùa xuân: Cỏ bờ đê rất lạ/ Xanh như là chiêm bao. Tiếng mưa
trên lá cọ: Mưa trên cọ bàng hoàng rồi vụt tạnh.
Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ Việt Nam. Có lẽ từ

thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy
mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở
một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy. Thơ Xuân Quỳnh đã đi
vào lòng người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời,
tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống
đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn người Việt tự xa xưa.
1.2. Quan hệ nghịch nhân quả và phƣơng tiện biểu hiện
1.2.1. Khái niệm về quan hệ nghịch nhân quả
1.2.1.1. Về quan hệ nhân quả
Trong triết học, tính nhân quả là một trong những hình thức của mối quan hệ
và sự phụ thuộc lẫn nhau phổ biến nhất, tất yếu và vốn có giữa các sự vật, hiện
tượng và quá trình.
Trong lịch sử triết học, vấn đề tính nhân quả luôn là cuộc đấu tranh gay gắt
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Các nhà theo chủ nghĩa duy tâm như
Hume hay Kant đều phủ nhận tính nhân quả khách quan, còn Hegel – tuy thừa nhận
mối quan hệ nhân quả tồn tại độc lập với con người nhưng lại coi nó là biểu hiện
của ý niệm tuyệt đối. Trong khi đó, chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính nhân quả:
“mỗi hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều bị ước chế bởi một hay nhiều nguyên

16
nhân nhất định; nhân và quả đều ở trong những mối quan hệ tác động lẫn nhau;
nhân sinh ra quả nhưng quả không thụ động, nó tác động lại nhân đã sinh ra nó và
đồng thời là nhân để sinh ra quả khác, tạo thành một chuỗi nhân quả vô hạn,vv…”
[13].
Như vậy, để cho nguyên nhân có thể sản sinh ra kết quả thì phải có những
điều kiện cần thiết. Tính khách quan của mối quan hệ nhân quả được biểu hiện cụ
thể trong quá trình hoạt động thực tiễn. Có thể nói, thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất
đánh giá tính khách quan của mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.
Tóm lại, quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hai sự tình là nguyên nhân và kết
quả, có nguyên nhân thì tất yếu sẽ có kết quả được tạo ra. Từ quan điểm của triết

học, tính nhân quả cũng đã được đưa vào và vận dụng trong các ngành học khác như
tâm lí học, ngôn ngữ học….
Theo nhiều nhà nghiên cứu, quan hệ nhân quả có thể thể hiện trên bề mặt
ngôn ngữ ở nhiều hình thức như cấu trúc câu điều kiện, cấu trúc nguyên nhân, cấu
trúc gây khiến. Thậm chí, mối quan hệ đó còn thể hiện trong những câu có chứa liên
từ “và”, “hoặc”,…
Trong câu có liên từ nhân quả, quan hệ nhân quả được diễn đạt một cách rõ
ràng thông qua các biểu thức ngôn ngữ. Trong câu điều kiện, có sự thiết lập những
giả thiết và đưa ra những tiên đoán dựa trên giả thiết. Những tiên đoán này có được
nhờ những gợi ý từ quan hệ nhân quả.
Có thể thấy, đa số các công trình nghiên cứu về câu điều kiện đều không
nhắc đến mối quan hệ nhân quả. Câu điều kiện và câu nhân quả được xem là những
cấu trúc giống nhau về hình thức ở chỗ đều do sự kết hợp qua lại hai mệnh đề.
Trong Việt ngữ học, Nguyễn Đức Dân [9, tr.303] đã diễn giải ra rằng: “Hai
sự vật A và B, trong tự nhiên cũng như trong xã hội, thường có quan hệ với nhau.
Sự vật này ảnh hưởng tới sự vật kia. Quan hệ logic phổ biến giữa chúng là quan hệ
nhân quả”. Ông còn dẫn chứng cụ thể rằng, về phương diện ngôn ngữ, chúng được
thể hiện ở 3 loại câu ghép quan hệ như sau:

17
- Câu điều kiện – kết quả: Nếu A thì B, B khi A (các sự kiện A và B chưa xảy
ra). Ví dụ: Nếu ông ốm thì cháu sẽ về thăm.
- Câu nguyên nhân – kết quả: Vì A nên B, tại A mà/nên B; Do A mà/nên B;
A hèn chi B; B bởi A. Ví dụ: Vì gió to nên lá cây rụng nhiều.
- Câu quy luật nhân quả: Hễ A là B, Cứ A là B, Động A là B. Ví dụ: Hễ gió
to là lá rụng nhiều
Có thể nói, phát hiện về tính nhân quả là một nỗ lực của các nhà ngôn ngữ
học nhằm bổ sung cho thuyết hàm chân ngụy nhằm góp phần giải thích ý nghĩa câu
điều kiện trong ngôn ngữ tự nhiên. Bên cạnh đó, cấu trúc của quan hệ nhân quả thể
hiện mối quan hệ giữa hai đối tượng được nói đến trong câu ghép đẳng lập và mối

quan hệ đó không thực sự chặt chẽ, chúng có thể tách rời nhau và đứng độc lập.
1.2.1.2. Quan hệ nghịch nhân quả
Như vậy, quan hệ nhân quả đã được rất nhiều tác giả căn cứ để xem xét phân
loại cấu trúc nhân nhượng. Khảo sát của các nhà ngôn ngữ học cho thấy quan hệ
nhân quả là cơ sở nhận biết cấu trúc nhân nhượng mà cụ thể là quan hệ nhân quả
nghịch.
Câu điều kiện và câu nhân quả tưởng chừng như không hề có sự liên quan gì
về ý nghĩa. Tuy nhiên, ngay từ những mô hình câu điều kiện mang tính hình thức
này, đã từ lâu các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quan hệ điều kiện của ngôn ngữ
tự nhiên rất khác với quan hệ điều kiện trong lôgic học. Cái làm nên sự khác nhau
đó chính là quan hệ nhân quả hàm chứa trong cầu điều kiện của ngôn ngữ tự nhiên.
Nghĩa là giữa câu nguyên nhân và câu điều kiện có mối quan hệ gần gũi với nhau về
ý nghĩa: giữa hai mệnh đề cùng tồn tại mối quan hệ nhân quả. Nếu như cấu trúc của
quan hệ nhân quả thể hiện mối quan hệ không chặt chẽ của hai sự tình được nói đến
trong câu ghép đẳng lập thì cấu trúc của quan hệ nghịch nhân quả lại thể hiện sự gắn
bó chặt chẽ của hai sự tình được biểu hiện trong câu ghép chính phụ.
Không chỉ thừa nhận mối quan hệ nhân quả trong câu điều kiện, Nguyễn Đức
Dân còn khẳng định câu nhượng bộ là câu có quan hệ nghịch nhân quả. Ông chỉ ra
rằng “Giả sử hai đối tượng X và Y có quan hệ nhân quả, nghĩa là khi X ở trạng thái

18
A sẽ làm cho Y ở trạng thái B, còn khi X ở trạng thái C sẽ làm cho Y ở trạng thái D.
Chẳng hạn quan hệ giữa sự cố gắng học hành chăm chỉ và việc đạt kết quả cao trong
học tập. Quan hệ này có thể biểu diễn thành sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1
A: chăm C: lười
X


Y


B: giỏi D: không giỏi
Tuy nhiên, quan hệ trên không phải là tuyệt đối, nghĩa là vẫn có những ngoại
lệ. Nghĩa là có những người học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả học lại không cao
và ngược lại. Điều đó cho thấy X ở trạng thái A nhưng Y lại ở trạng thái D hoặc X ở
trạng thái C nhưng Y lại ở trạng thái B. Đây là những trường hợp ngược với lẽ
thông thường. Trong trường hợp này, chúng ta có thể khẳng định: giữa X và Y đã
xảy ra quan hệ nghịch nhân quả. Quan hệ này có thể được biểu hiện thành 2 sơ đồ:
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3
A: chăm C: lười A: chăm C: lười

X X


Y Y

B: giỏi D: không giỏi A: giỏi C:không giỏi

Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy được rằng, quan hệ nghịch nhân quả là
quan hệ tồn tại song song với quan hệ nhân quả. Tuy nhiên đây là quan hệ biểu thị

19
những trường hợp ngược với lẽ thông thường, đi ngược lại với mối quan hệ logic
nhân quả trong quan hệ nhân quả.
1.2.2. Một số kiểu quan hệ nghịch nhân quả
1.2.2.1. Cách phân loại cấu trúc nghịch nhân quả trong tiếng Việt của các nhà
Việt ngữ
Cấu trúc nghịch nhân quả trong tiếng Việt dường như ít được giới Việt ngữ
quan tâm. Các nhà ngữ pháp học khi đề cập đến cấu trúc này chỉ điểm qua một vài
dạng thức tiêu biểu về hình thức. Điển hình như các tác giả sau:

- Hoàng Tuệ
Trong Giáo trình về Việt ngữ, Hoàng Tuệ không phân loại cấu trúc nghịch
nhân quả. Ông chỉ nêu ra những đặc điểm về mặt hình thức và mô hình cơ bản của
cấu trúc nghịch nhân quả và cho rằng kết cấu “dầu P thì Q” là kiểu kết cấu của
những câu phức hợp có quan hệ phụ thuộc nhượng bộ. Trong đó P là mệnh đề phụ
bắt đầu bằng “dầu”, “mặc dầu”, “dẫu”; trong Q thường dùng “cũng”. P và Q là hai
mệnh đề với hai kết cấu Đề - Thuyết. Ông khái quát bằng mô hình sau:
DẦU (Đ1 – T1) THÌ (Đ2 – CŨNG – T2)
- Hoàng Trọng Phiến
Hoàng Trọng Phiến cũng không phân loại cấu trúc một cách rõ ràng cụ thể
nhưng qua cách thể hiện quan điểm về ngữ nghĩa của các liên từ “tuy” và “mặc dù”.
Ông viết “mặc dù ” chỉ là giả thiết, điều kiện về một tình hình nào đó,“ tuy
” không phải là giả thiết mà là sự thực” [26].
- Nguyễn Kim Thản
Nguyễn Kim Thản [28] chỉ liệt kê các liên từ có trong cấu trúc nghịch nhân
quả như “tuy”, “dù”, “ mặc dù” v.v Ngoài ra ông chú ý thêm những vị từ tình
thái đi kèm với các liên từ chỉ sự nhượng bộ như “vẫn”, “cũng”. Mặc dù chỉ nhắc
đến những chỉ tố nghịch nhân quả nhưng ông cũng đã chú ý đến hai yếu tố quan
trọng trong cấu trúc nghịch nhân quả “vẫn”, “cũng”.



20
- Hồ Lê
Khi bàn về câu điều kiện – hệ quả trong công trình “Cú pháp tiếng Việt” [19],
Hồ Lê căn cứ vào tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của mối quan hệ điều
kiện – hệ quả để phân loại. Theo đó, có bốn kiểu nhưng trong đó có ba kiểu là cấu
trúc nghịch nhân quả như bảng sau:
Tiêu chí
Phân loại

Dạng thức của cấu trúc
Nội dung của điều kiện
Điều kiện giả định
Dù (cho) … thì
Điều kiện hiện thực
Tuy … nhưng…
Tính chất của mối quan hệ
điều kiện – hệ quả
Điều kiện thuận hệ quả (*)
Vì … nên…
Điều kiện nghịch hệ quả
Tuy … nhưng…
Chú thích:(*) không phải cấu trúc nhân nhượng.
Căn cứ vào bảng trên ta thấy cấu trúc nhân nhượng có điều kiện giả định và
điều kiện hiện thực đều thuộc cấu trúc nhân nhượng có điều kiện nghịch nhân quả.
Kết hợp hai tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của mối quan hệ điều kiện
nghịch hệ quả ta thấy theo quan điểm của Hồ Lê thì cấu trúc nhân nhượng chỉ có hai
loại:
- Cấu trúc nhân nhượng có điều kiện giả định nghịch với hệ quả: dù cho…, cho
dù…, dù…, dầu…, ví dù…, ví dầu…
- Cấu trúc nhân nhượng có điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả: mặc dù…
nhưng…, tuy… nhưng…
Điều cần lưu ý ở đây là khi Hồ Lê đưa ra loại cấu trúc nhân nhượng có điều
kiện hiện thực nghịch với hệ quả ông cho rằng quan hệ giữa hai tiểu cú phải liên kết
bằng hai liên từ đứng đầu mỗi tiểu cú, còn với loại cấu trúc nhân nhượng có điều
kiện giả định nghịch với hệ quả thì ông chỉ đưa ra một liên từ ở tiểu cú mang ý
nghĩa nhân nhượng. Vậy phải chăng như thế không có tính cân đối giữa hai tiểu cú?
Thực ra ở đây yếu tố cần nhất là liên từ chỉ ý nhân nhượng, còn liên từ thứ hai kia
có thể có hoặc không. Nếu không có liên từ thứ hai thì ranh giới giữa hai tiểu cú
được ngăn cách bằng dấu phẩy (,). Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hình thức đầy đủ


21
với cấu trúc nhân nhượng cần có hai liên từ đứng trước hai tiểu cú trong cấu trúc
nhân nhượng.
- Nguyễn Đức Dân
Nguyễn Đức Dân [9] gọi cấu trúc nhân nhượng là cấu trúc nghịch nhân quả.
Xuất phát từ tiêu chí trạng thái của các đối tượng xảy ra theo thứ tự thời gian được
đề cập đến trong cấu trúc nhân nhượng, ông phân cấu trúc nghịch nhân quả làm hai
loại: cấu trúc nghịch nhân quả sớm và cấu trúc nghịch nhân quả muộn. Cụ thể như
bảng dưới đây:
Loại
Kiểu
Dạng thức của cấu trúc
Giải thích
Cấu
trúc
nghịch
nhân
quả
sớm
1
Tuy X còn A
nhưng (mà) Y đã B
song
Đối tượng X còn ở trạng thái A
nhưng đối tượng Y đã chuyển sang
trạng thái B. Sở dĩ có ý nghĩa này là
do sự kết hợp của liên từ chỉ nhân
nhượng và kết cấu “còn … đã”,
“mới … đã”.

2
Tuy X mới A
nhưng (mà) Y đã B
song
3
Tuy X chưa A
nhưng (mà) Y đã B
song
Đối tượng X chưa sang trạng thái A
nhưng đối tượng Y đã chuyển sang
trạng thái B nhờ sự liên kết giữa cấu
trúc nhân nhượng với kết cấu
“chưa… đã”
Cấu
trúc
nghịch
nhân
quả
muộn
4
Tuy X đã D nhưng (mà) Y
còn C
Đối tượng X đã chuyển sang trạng
thái D nhưng đối tượng Y còn đang
ở trạng thái C nhờ sự liên kết giữa
cấu trúc nhân nhượng với kết cấu
“đã… còn”.
5
Tuy X đã D nhưng (mà)Y
vẫn (còn) C

Đối tượng X đã chuyển trạng thái D
nhưng đối tượng Y vẫn còn ở trạng
thái C nhờ sự liên kết giữa cấu trúc

22
nhân nhượng với kết cấu “đã… vẫn
(còn)”.
6
Tuy X đã D nhưng (mà) Y
chưa D
Đối tượng X đã chuyển sang trạng
thái D nhưng đối tượng Y chưa
chuyển sang trạng thái D nhờ sự
liên kết giũa cấu trúc nhân nhượng
với kết cấu “đã… chưa” theo quy
luật thông thường
Trong đó X và Y có thể là cùng một đối tượng hoặc cũng có thể là hai đối
tượng khác nhau.
Qua nghiên cứu chúng tôi chọn quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Dân để
triển khai trong luận văn của mình.
1.2.2.2. Cách phân loại cấu trúc nghịch nhân quả của luận văn
Khi hai đối tượng X và Y có các trạng thái xảy ra theo thứ tự thời gian, nghĩa
là A xảy ra trước C còn B xảy ra trước D thì chúng ta sẽ gặp hai kiểu nghịch nhân
quả khác nhau. Kiểu thứ nhất, X còn ở trạng thái A nhưng Y đã chuyển sang trạng
thái D (sơ đồ 1.4). Kiểu thứ hai, X đã chuyển sang trạng thái C nhưng Y vẫn còn ở
trạng thái B (sơ đồ 1.5). Nguyễn Đức Dân gọi kiểu thứ nhất là hiện tượng nghịch
nhân quả sớm còn kiểu thứ hai là hiện tượng nghịch nhân quả muộn. Đồng thời,
luận văn này cũng xin đưa ra một kiểu quan hệ nghịch nhân quả khác dựa trên quá
trình nghiên cứu là quan hệ nghịch nhân quả không xác định được là sớm hay muộn,
còn gọi là quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời – tức là phiếm định về thời

gian.

23
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.5
Chưa C A đã C
Mới A X
Còn A C
X Y
vẫn (còn) B D
Y còn B
B đã D chưa D

- Quan hệ nghịch nhân quả sớm
Theo Nguyễn Đức Dân, quan hệ nghịch nhân quả sớm là quan hệ đối
tượng X chưa chuyển trạng thái nhưng đối tượng Y đã chuyển trạng thái. Quan
hệ nghịch nhân quả sớm được biểu thị qua sơ đồ chéo và sơ đồ thẳng như sau:
Chưa C
Mới A
Còn A C
X

Y

B đã D

Tuy (X) Còn A nhưng (mà) (Y) đã D
Mới A song
Chưa C

Ví dụ: - Tuy Nam còn nhỏ nhưng mẹ đã chỉ bảo Nam làm việc nhà

Ở ví dụ này, nếu xét về quan hệ nhân quả ta có thể thấy nghĩa của hai vế là
Nam còn nhỏ thì chưa làm được việc nhà nhưng nếu xét về quan hệ nghịch nhân quả

24
thì ý nghĩa của câu sẽ là Nam còn nhỏ nhưng đã phải làm việc nhà. Và để có được
hệ quả ngược đó thì mẹ Nam phải dạy. Tương tự như vậy, ta có ví dụ:
- Tuy mới sang mùa hè nhưng trời đã rất nóng.
Từ hai sơ đồ trên ta có thể thấy rằng, trong tiếng Việt, từ còn chỉ trạng thái
chưa thay đổi, từ mới chỉ trạng thái ở mức thấp, từ đã chỉ trạng thái đã thay đổi. Do
vậy, trong cấu trúc nghịch nhân quả sớm chúng ta nói rằng: “tuy X mới/còn đang ở
trạng thái A nhưng mà Y đã chuyển sang trạng thái D”. Cấu trúc đầy đủ ở trên có
thể được rút gọn thành những cặp từ nối đơn giản nhưng vẫn làm tròn chức năng
biểu thị quan hệ nghịch nhân quả mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể trong mục 1.2.3
Các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả.
- Quan hệ nghịch nhân quả muộn
Quan hệ nghịch nhân quả muộn là quan hệ đối tượng X đã chuyển trạng
thái nhưng đối tượng Y chưa chuyển trạng thái, biểu thị ngược lại quan hệ
nghịch nhân quả sớm. Quan hệ nghịch nhân quả muộn cũng được biểu thị qua sơ
đồ chéo và sơ đồ dọc như sau:
A đã C
X

Y
vẫn (còn) B D
còn B
chưa D
Tuy X đã C nhưng (mà) (Y) vẫn (còn ) B
song chưa D

Ví dụ: - Tuy mây đen đã kéo đến nhiều nhưng trời vẫn chưa mưa

Nhìn vào ví dụ trên ta thấy, theo hệ quả thông thường, khi mây đên kéo
đến thì trời sẽ mưa nhưng ở đây, dù mây đên đã kéo đến nhiều nhưng trời vẫn

25
chưa mưa – thể hiện mối quan hệ nghịch nhân quả muộn giữa hai sự kiện: mây
đen nhiều và chưa mưa.
- Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời
Ở trên đã trình bày cơ sở lí luận về quan hệ nghịch nhân quả sớm và quan
hệ nghịch nhân quả muộn. Cho đến nay, đa số các công trình nghiên cứu mới chỉ
ra hai loại quan hệ nghịch nhân quả này. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi
xin nêu thêm một kiểu loại quan hệ nghịch nhân quả nữa. Đó là quan hệ nghịch
nhân quả không xác định được là sớm hay muộn, hay còn gọi là quan hệ nghịch
nhân quả phiếm định thời.
Nếu như hai kiểu quan hệ nghịch nhân quả trên có thể dựa vào mối quan
hệ về trật tự thời gian trong sự thay đổi trạng thái của hai đối tượng được nhắc
đến để xác định đó là quan hệ nghịch nhân quả sớm hay muộn thì quan hệ
nghịch nhân quả phiếm định thời lại không có các hư từ hay từ tình thái đi kèm
để có thể nhận diện như các quan hệ nghịch nhân quả trên.
Cấu trúc ngôn ngữ khái quát dùng để biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả
phiếm định thời thể hiện qua các cặp từ nối tuy – nhưng; tuy – song; hay mặc dù
– nhưng; dù – nhưng… chứ không có các từ biểu thị trật tự thời gian như đã,
còn, mới… đi kèm. Cụ thể, ta có thể thấy qua ví dụ sau:
- Tuy mẹ nó làm bác sĩ nhưng nó không thích nghề y
- Dù trời mưa nhưng đường không trơn.
Ở cả hai ví dụ trên đều không thấy có sự xuất hiện của các hư từ, các từ
biểu thị trật tự thời gian như chưa, đã, còn… nên ta sẽ không xác định được tật
tự thời gian diễn ra của từng sự kiện, từ đó sẽ không xác định được cụ thể giữa
hai đối tượng được nhắc đến trong câu có quan hệ nghịch nhân quả sớm hay
nghịch nhân quả muộn.

×