Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NHUNG
KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TỪ LỚP 1
ĐẾN LỚP 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC












Hà Nội, năm 2008

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NHUNG
KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TỪ LỚP 1
ĐẾN LỚP 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Hà Nội, năm 2008

3
MỤC LỤC

TRANG
Mở đầu
6
1. Lí do chọn đề tài
6
2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt
8
3. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9
4. Phạm vi tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
10
5. Ý nghĩa của đề tài
11
6. Cấu trúc của luận văn
11
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết về thành ngữ
12
1. Quan niệm về thành ngữ
12
2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác
13
3. Phân loại thành ngữ
20

Tiểu kết
26
Chương 2 : Bức tranh chung về thành ngữ trong sách giáo khoa
27
1. Một số vấn đề về thành ngữ trong sách giáo khoa
27
1.1. Khái quát về tiếng Việt trong sách giáo khoa
27
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa
29
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ
29
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa mới
33
1.2.3. So sánh quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ
và mới
37
2. Sự xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa
41
2.1. Các dạng xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa
42
2.1.1. Thành ngữ xuất hiện trong các văn bản của sách giáo khoa
43
2.1.2. Thành ngữ xuất hiện dƣới dạng làm ngữ liệu trong sách
giáo khoa
54

4
2.1.3. Các dạng bài tập về thành ngữ trong sách giáo khoa
63

2.1.4. Thành ngữ xuất hiện trong lời dẫn, bài viết của các tác
giả sách giáo khoa
68
2.1.5. Thành ngữ xuất hiện trong phần chú thích của các từ ngữ
khác
69
2.1.6. Nhận xét chung về các dạng xuất hiện của thành ngữ
trong sách giáo khoa
69
2.2. Phân loại thành ngữ trong sách giáo khoa theo tiêu chí Hán
Việt / phi Hán Việt
71
2.3. Phân loại thành ngữ trong sách giáo khoa theo cấp học
77
3. Khảo sát các đặc điểm về cấu trúc và ý nghĩa của các thành ngữ
trong sách giáo khoa
83
3.1. Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ trong sách giáo khoa
83
3.2. Đặc điểm về ý nghĩa của các thành ngữ trong sách giáo khoa
88
3.3. Biến thể của thành ngữ trong sách giáo khoa
92
Tiểu kết
95
Chương 3 : Cách giải thích thành ngữ trong sách giáo khoa và đề
xuất một số ý kiến về việc dạy học thành ngữ trong nhà trường
phổ thông
97
1. Cách giải thích thành ngữ của sách giáo khoa

97
1.1. Số lƣợng các thành ngữ đƣợc giải thích trong sách giáo khoa
97
1.2. So sánh cách giải thích thành ngữ của sách giáo khoa với một
số từ điển khác
103
2. Đề xuất một số ý kiến về việc dạy học thành ngữ trong nhà
trƣờng phổ thông
124
Tiểu kết
131
Kết luận
133
Tài liệu tham khảo
135
Nguồn tư liệu
138

5
Phụ lục : Danh sách các thành ngữ trong sách giáo khoa
139

6
QUY ƢỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các kí hiệu viết tắt nhƣ sau :
SGK : Sách giáo khoa
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông


7
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng nói
chung là vấn đề quan tâm không chỉ của ngành Giáo dục mà là của cả xã hội.
Nhƣ ta đã biết, tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn
ngữ giao tiếp của tất cả các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam với nhau. Nhƣ
vậy, tiếng Việt có một vai trò cực kì quan trọng trong đời sống xã hội của đất
nƣớc “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trƣờng và cơ sở giáo
dục khác” [Luật Giáo dục, 2005, Điều 7]. Do đó, Tiếng Việt là một môn học
bắt buộc đối với tất cả các em học sinh trong cả nƣớc ở mọi cấp học. Và môn
học này không chỉ học ở một cấp nào mà các em phải học cho đến tận đại
học. Vai trò của môn học này có thể xem xét một cách cụ thể nhƣ sau : “Với
tƣ cách là một môn học, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những
tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản
phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, tiếng Việt là một công
cụ giao tiếp và tƣ duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức
năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học
sinh công cụ để giao tiếp : tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong
nhà trƣờng.” [1, tr. 7]. Do có một vị trí quan trọng nhƣ vậy nên việc dạy học
tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông cần phải đƣợc nghiên cứu một cách có
hệ thống và cần có nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà khoa học cũng
nhƣ của xã hội nói chung.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi muốn nghiên cứu đến một
khía cạnh nhỏ của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông. Đó là
việc dạy học thành ngữ trong trƣờng phổ thông và biểu hiện cụ thể là việc
khảo sát các thành ngữ trong SGK Tiếng Việt TH (từ lớp 1 đến lớp 5) và Ngữ
văn THCS và THPT (từ lớp 6 đến lớp 12).
Sở dĩ chọn thành ngữ là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là vì :
– Thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ có một vị trí rất đặc biệt. Là một bộ

phận quan trọng của từ vựng, thành ngữ là nơi thể hiện rất rõ các đặc trƣng
văn hoá, dân tộc trong ngôn ngữ : “Nếu coi ngôn ngữ dân tộc là tinh thần của

8
dân tộc thì cũng có thể nói thành ngữ (tục ngữ, ca dao, dân ca…) là các hình
thức biểu hiện khác nhau của bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thành ngữ,
chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm riêng của tƣ duy dân tộc, quan điểm
thẩm mĩ, đạo lí làm ngƣời, luật đối nhân xử thế, lối sống, cách nghĩ, cách cảm
cũng nhƣ thái độ đối với cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.” [34,
tr. 5]. Về mặt văn hoá, thành ngữ chính là nơi thể hiện sâu sắc nhất vốn văn
hoá của một dân tộc. Cách nói năng, cách suy nghĩ, tƣ duy của một dân tộc
biểu hiện rõ nhất trong vốn từ ngữ của họ mà đặc biệt là trong các thành ngữ.
Chính vì điều này mà khi nghiên cứu thành ngữ, tức là chúng ta cũng đã
nghiên cứu đƣợc một phần rất lớn của ngôn ngữ. Do đó, việc nhận diện đúng
và hiểu đúng thành ngữ là rất quan trọng đối với mọi ngƣời. Đối với học sinh
điều này càng quan trọng. Giúp các em tiếp nhận đúng các thành ngữ tiếng
Việt cũng nhƣ các đơn vị kiến thức khác về tiếng Việt là một trong những hoạt
động nhằm giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, sự xuất
hiện của các thành ngữ trong SGK cũng không thể tuỳ tiện mà phải có một sự
trình bày hợp lí và khoa học.
– Thành ngữ tiếng Việt xuất hiện trong SGK khá nhiều : trƣớc hết, thành
ngữ đƣợc học với tƣ cách là một đơn vị kiến thức bắt buộc nhƣ từ ghép, từ
láy,… của phân môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng ; thứ hai, thành ngữ xuất
hiện rất nhiều trong các văn bản văn học đƣợc trích dẫn trong SGK Ngữ văn ;
thứ ba, thành ngữ đƣợc các tác giả sử dụng làm ngữ liệu rất nhiều trong SGK
với các dạng xuất hiện rất phong phú. Ngoài ra, không chỉ trong SGK Ngữ văn,
mà trong SGK của các môn học khác nhƣ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công
dân,… cũng có thể có sự xuất hiện của thành ngữ. Nhƣ vậy, thành ngữ là một
đơn vị từ vựng quan trọng với học sinh phổ thông. Và việc tìm hiểu xem các
cách trình bày về thành ngữ trong SGK đã hợp lí hay chƣa là một vấn đề cần

thiết.
– Một lí do nữa để chúng tôi tiến hành đề tài này là chúng tôi muốn tìm
hiểu xem các thành ngữ xuất hiện trong SGK có bổ sung kiến thức nào mới
cho học sinh hay không. Việc đƣa các thành ngữ vào SGK và việc giải thích
các thành ngữ tiếng Việt trong SGK đã hợp lí hay chƣa, và có phù hợp với
mục tiêu dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng hay không.

9
– Cuối cùng, từ những phân tích, nhận xét về các vấn đề thành ngữ trong
SGK, chúng tôi muốn đƣa ra một số ý kiến về việc dạy học thành ngữ trong
SGK hiện nay, với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hơn nữa chất
lƣợng dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
Về thành ngữ trong tiếng Việt đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dƣới
các dạng khác nhau. Tuy nhiên, với những điều kiện khác nhau, mục đích khác
nhau, thành ngữ đƣợc xem xét, luận giải theo các phƣơng thức và mức độ khác
nhau. Các công trình về thành ngữ có thể phân chia thành một số dạng nhƣ sau
:
– Nghiên cứu thành ngữ trong một cƣơng vị nhất định (trong sự phân
định với các đơn vị khác nhƣ tục ngữ, quán ngữ, từ ghép,…). Đi theo hƣớng
này, thành ngữ đƣợc nghiên cứu hầu hết ở các công trình về từ vựng học, ngữ
pháp học hoặc đƣợc tách riêng ra thành các bài nghiên cứu về vấn đề ranh
giới giữa các đơn vị từ vựng. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến ở đây nhƣ
các công trình của Nguyễn Văn Tu (1960, 1968, 1976) ; Đỗ Hữu Châu (1962,
1981, 1986) ; Nguyễn Kim Thản (1963) ; Nguyễn Thiện Giáp (1972, 1985) ;
Hồ Lê (1976),…
– Một số tác giả khác thì lại tách riêng một vài loại thành ngữ ra để
nghiên cứu mặt cấu trúc – hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Các
công trình có thể kể đến ở đây là của Trƣơng Đông San (1974), Hoàng Văn
Hành (1976) tập trung nghiên cứu thành ngữ so sánh và Bùi Khắc Việt (1981)

và các tác giả cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (1994) tập trung miêu tả cả
thành ngữ đối lẫn thành ngữ so sánh.
– Vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu phong phú hơn cả là việc nghiên
cứu các mặt riêng rẽ của thành ngữ tiếng Việt nhƣ nguồn gốc hình thành và
phát triển thành ngữ, các vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ, các bình diện văn
hoá của thành ngữ, biến thể của thành ngữ, phƣơng pháp nghiên cứu thành
ngữ,… Các công trình nghiên cứu theo hƣớng này có Nguyễn Đức Dân

10
(1986) ; Phan Xuân Thành (1990, 1992, 1993), Vũ Quang Hào (1992) ;
Nguyễn Nhƣ Ý (1993) ; Nguyễn Văn Khang (1994),…
– Gần đây, nổi lên xu hƣớng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong việc
đối chiếu với các thành ngữ nƣớc ngoài. Ví dụ : Đối chiếu thành ngữ Nga –
Việt trên bình diện giao tiếp (Nguyễn Xuân Hoà, 1996) ; Ngữ nghĩa của
những thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ thành tố động vật trong tiếng Anh
(trong sự so sánh với tiếng Việt) (Phan Văn Quế, 1996) ; Thành ngữ so sánh
có thành tố chỉ động vật tiếng Việt – Nga – Anh (Hoàng Công Minh Hùng,
2001) ; Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự liên hệ với thành ngữ
tiếng Việt) (Ngô Minh Thuỷ, 2006),…
Nhƣ vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung
và thành ngữ tiếng Việt nói chung rất phong phú và đã có thời gian nghiên
cứu khá dài. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thành ngữ nhƣ một đối tƣợng dạy
học trong nhà trƣờng phổ thông thì ít đƣợc nghiên cứu, nhất là việc khảo sát,
nghiên cứu sự xuất hiện của các thành ngữ trong SGK một cách hệ thống.
Chính vì vậy mà luận văn này của chúng tôi muốn hƣớng tới một vấn đề
quan trọng, chƣa đƣợc nghiên cứu, đó là việc khảo sát sự xuất hiện của các
đơn vị thành ngữ trong SGK Ngữ văn nói chung và SGK Tiếng Việt nói riêng
để thấy đƣợc đặc điểm của việc dạy học thành ngữ tiếng Việt hiện nay trong
nhà trƣờng phổ thông.
3. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mặc dù quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt chƣa hoàn toàn thống
nhất giữa các nhà khoa học nhƣng vẫn có thể có những dấu hiệu đặc trƣng để
nhận ra chúng. Do đó, đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này
là những đơn vị đƣợc coi là thành ngữ (những cụm từ cố định có hình thức
cấu tạo là cụm từ hoặc cụm chủ vị, tƣơng đƣơng với một từ hoặc một cụm từ,
có chức năng định danh và có đặc trƣng cố định, ví von, bóng bẩy về ý nghĩa)
mà chúng tôi khảo sát đƣợc trong SGK.
3.2. Mục đích nghiên cứu

11
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm góp phần vào việc nâng cao
chất lƣợng giảng dạy tiếng Việt trong nhà trƣờng nói chung và việc giảng dạy
thành ngữ tiếng Việt nói riêng. Để đạt đƣợc mục đích ấy, chúng tôi sẽ tiến
hành trong luận văn của mình các công việc nhƣ sau : khảo sát các bài dạy về
lí thuyết thành ngữ trong SGK ; tìm hiểu các dạng xuất hiện của thành ngữ
trong SGK ; phân loại các thành ngữ này, khảo sát đặc điểm cấu trúc và ngữ
nghĩa của chúng ; tìm hiểu cách giải thích ý nghĩa các thành ngữ này của các
tác giả SGK và cuối cùng chúng tôi muốn xem xét việc trình bày các kiến
thức về thành ngữ trong SGK đã phù hợp với thực tế giảng dạy đơn vị ngôn
ngữ này trong nhà trƣờng chƣa và đƣa ra một số ý kiến đề xuất về vấn đề dạy
học thành ngữ trong SGK.
3.3. Nhiệm vụ của luận văn
Nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong luận văn này là :
– Tìm hiểu khái niệm thành ngữ tiếng Việt trong SGK.
– Cung cấp danh mục các thành ngữ trong SGK và cách giải thích chúng
của các tác giả SGK.
– Đánh giá việc đƣa các thành ngữ và cách giải thích chúng trong SGK.
– Đề xuất ý kiến về việc đƣa các thành ngữ vào SGK phổ thông và việc
giải thích chúng.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Thành ngữ có thể xuất hiện trong SGK của nhiều môn học nhƣ Ngữ văn,
Lịch sử, Giáo dục công dân,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này,
chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ SGK của các môn học mà chỉ
có thể khảo sát sự xuất hiện thành ngữ trong SGK Tiếng Việt ở TH và SGK
Ngữ văn ở THCS và THPT. Do đó, phạm vi tƣ liệu của chúng tôi trong luận
văn này gồm : SGK Tiếng Việt TH chƣơng trình mới (từ lớp 1 đến lớp 5)
SGK Ngữ văn (THCS và THPT) chƣơng trình mới từ lớp 6 đến lớp 12. Các
đối tƣợng thành ngữ trong các cuốn SGK này đƣợc chúng tôi tiến hành khảo
sát trên phạm vi nhƣ sau : Chúng tôi khảo sát trên toàn bộ các cuốn SGK

12
Tiếng Việt và Ngữ văn đã nêu ở trên. Trong từng cuốn sách, ngoài việc khảo
sát những văn bản có trong sách, chúng tôi còn khảo sát tất cả các mục và các
nội dung khác để kiểm tra sự các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tƣ liệu liên quan đến thành ngữ
tiếng Việt nhƣ các từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các từ điển giải thích
thành ngữ,…
Có một điều cần lƣu ý là do trong tiếng Việt còn chƣa có sự thống nhất
hoàn toàn về việc xác định một số đơn vị ngôn ngữ cố định là thành ngữ hay
không phải là thành ngữ nên chúng tôi đã chọn cuốn Từ điển thành ngữ Việt
Nam của Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, NXB Văn
hoá – Thông tin, Hà Nội, 1994 làm cơ sở để xác định các đơn vị thành ngữ
trong SGK, mặc dù có thể trong cuốn sách này còn một số đơn vị mà giới
nghiên cứu Việt ngữ học chƣa hoàn toàn thống nhất là thành ngữ hay tục ngữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau
:
– Phƣơng pháp thống kê

– Phƣơng pháp phân tích, miêu tả
– Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
– Về mặt lí luận : thông qua việc khảo sát các thành ngữ trong SGK, luận
văn muốn góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề về thành ngữ tiếng Việt
trong SGK và việc dạy và học thành ngữ nói riêng, việc dạy và học từ vựng
tiếng Việt nói chung trong SGK.
– Về mặt thực tiễn : Thành ngữ là một bộ phận quan trọng của hệ thống
tiếng Việt, vì vậy việc khảo sát sự xuất hiện của thành ngữ trong SGK có tác
dụng làm rõ thêm vai trò của thành ngữ trong tiếng Việt cũng nhƣ trong đời
sống. Kết quả khảo sát của luận văn có thể góp phần vào việc dạy học thành
ngữ với tƣ cách là một đơn vị từ vựng tiếng Việt trong nhà trƣờng nói riêng
và việc dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng nói chung.

13
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn của chúng tôi, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chƣơng
và 1 phần phụ lục nhƣ sau :
Chƣơng 1 : Cơ sở lí thuyết về thành ngữ
Chƣơng 2 : Bức tranh chung về thành ngữ tiếng Việt trong SGK
Chƣơng 3 : Cách giải thích thành ngữ trong SGK và đề xuất một số ý
kiến về vấn đề dạy học thành ngữ trong nhà trƣờng phổ thông
Phụ lục : Danh sách các thành ngữ trong SGK


14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ
1. QUAN NIỆM VỀ THÀNH NGỮ
Thành ngữ là gì ? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Trên thực tế, đã

có rất nhiều công trình giải đáp về vấn đề này và không phải là chúng ta đã có
đƣợc một đáp án hoàn toàn giống nhau cho một câu hỏi tƣởng nhƣ đơn giản.
Thành ngữ trong tiếng Việt là một đơn vị nằm trong mối quan hệ đa chiều, do
đó xác định đƣợc thành ngữ là một vấn đề tƣơng đối phức tạp. Để có thể có
những lí giải hợp lí về thành ngữ, trƣớc hết, chúng ta phải giải đáp đƣợc
những vấn đề còn đang tồn tại trong tiếng Việt nhƣ :
– Mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép.
– Mối quan hệ giữa thành ngữ và các bộ phận khác của cụm từ cố định
nhƣ : tục ngữ, quán ngữ,…
– Mối quan hệ giữa thành ngữ và cụm từ tự do.
Giải đáp đƣợc những vấn đề này thì chúng ta sẽ nhận diện đƣợc thành
ngữ tiếng Việt. Chúng ta có thể xem qua một số định nghĩa về thành ngữ tiếng
Việt của giới Việt ngữ học nhƣ sau :
– “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập
đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn
chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra.
Những thành ngữ này cũng có tính hình tƣợng hoặc cũng có thể không có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhƣng cũng có thể cắt nghĩa
bằng từ nguyên học.” [32, tr. 185].
– “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa,
vừa có tính gợi cảm.” [12, tr. 77].
– “Theo cách hiểu thông thƣờng, thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố
định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa,
được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu
ngữ.” [13, tr. 25].

15
– Thành ngữ là : “cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ
nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung, khác tổng số ý
nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động

nhƣ một từ riêng biệt ở trong câu.” [36].
– “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nghĩa của chúng có tính hình tƣợng hoặc/ và gợi cảm.” [6, tr. 157].
Nhƣ vậy, từ các định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy, tuy chƣa hoàn toàn
thống nhất giữa các ý kiến, nhƣng có một số đặc điểm chung có thể nhận ra
ngay là : thành ngữ trƣớc hết là một cụm từ cố định, có cấu trúc và ý nghĩa
hoàn chỉnh ; nghĩa của thành ngữ có tính bóng bẩy, gợi cảm, hình tƣợng. Tuy
nhiên, đây chỉ là một số đặc điểm chung nhìn từ góc độ lí thuyết, nhƣng khi đi
vào thực tế, trong việc nhận diện, xếp loại các đơn vị thành ngữ thì các ý kiến
lại rất khó thống nhất và còn rất nhiều nội dung phải xử lí. Nhƣ trên đã nói,
trong thực tế, để có thể dễ dàng nhận diện thành ngữ thì chúng ta phải phân
biệt đƣợc thành ngữ với các đơn vị khác nhƣ từ ghép, tục ngữ, quán ngữ, cụm
từ tự do,… trên hai phƣơng diện : về cấu trúc và về ý nghĩa.
2. PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC
2.1. Thành ngữ và từ ghép
Thành ngữ và từ ghép đều là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định
danh và cùng thuộc nội bộ cụm từ cố định. Tuy giữa hai loại đơn vị này vẫn
có những tranh chấp nhất định. Chẳng hạn, đối với cùng một loại đơn vị nhƣ :
trẻ măng, dẻo kẹo, đen thui, có tác giả xếp vào cụm từ cố định nhƣ Trƣơng
Đông San (1974), Nguyễn Thiện Giáp (1985), có tác giả lại xếp vào từ nhƣ
Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ Hữu Châu (1981). Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm
nội dung, hình thức và thành tố cấu tạo, các nhà nghiên cứu cũng đã vạch
đƣợc một ranh giới đủ để phân biệt hai loại đơn vị trên.
Trƣớc hết, chúng ta cần tìm hiểu xem thành ngữ là gì và từ ghép là gì, từ
đó mới có cơ sở để phân biệt hai loại đơn vị này. Về thành ngữ, có rất nhiều
định nghĩa nhƣ : “Cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa,
tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của

16
các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động nhƣ một từ

riêng biệt trong câu” [36, tr. 271]
Thành ngữ khác từ ghép ở phạm vi rộng hẹp và mức độ nông sâu trong
nội dung ý nghĩa của chúng. Từ ghép nêu khái niệm sự vật chung chung,
“thành ngữ không chỉ nêu lên khái niệm về sự vật, về hoạt động, về tính chất
hoặc trạng thái, mà còn nói rõ thêm những sự vật và những hoạt động ấy nhƣ
thế nào, hoặc những trạng thái ấy đến mức độ nào” [22], “từ ghép là tên gọi
thuần tuý, còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của hiện tƣợng nào đó” [12],
“quan hệ nội bộ của thành ngữ phức tạp hơn ở từ ghép… có thể phân tích ra
hai hoặc trên hai quan hệ ngữ pháp khác nhau” [20], hay “mối quan hệ ngữ
pháp trong thành ngữ phức tạp hơn, nhiều bậc hơn, còn ở từ ghép mối quan hệ
ngữ pháp đơn giản, ít bậc hơn” [22, tr. 15]. Mối quan hệ phức tạp nói trên có
thể bị chi phối bởi tính chất định lƣợng về số lƣợng âm tiết trong mỗi đơn vị.
Theo thói quen tâm lí của ngƣời Việt, thành ngữ có thể là một cụm từ có ba
âm tiết trở lên còn từ ghép thƣờng có hai âm tiết.
Nhƣ vậy, vận dụng kết hợp các tiêu chí, nội dung ngữ nghĩa, hình thức
kết cấu và tính phức tạp trong quan hệ ngữ pháp, các nhà nghiên cứu đã phân
biệt đƣợc rõ hơn đƣờng ranh giới giữa thành ngữ và từ ghép. Với những đơn
vị đƣợc coi là thành ngữ rút gọn : đen như thui > đen thui (Nguyễn Thiện
Giáp, 1985) hay thành ngữ so sánh dạng AB (vắng quan hệ từ như) (Trƣơng
Đông San, 1974), (Phan Văn Quế, 1995) có lẽ cũng đƣợc xem là những đơn
vị thuộc phạm vi từ ghép, hay từ ẩn dụ đƣợc hình thành theo xu hƣớng
chuyển hoá từ phạm vi thành ngữ sang, nhƣ quan niệm của các tác giả
Nguyễn Văn Mệnh (1986) và Hoành Văn Hành (1976).
2.2. Thành ngữ với quán ngữ
Thành ngữ và quán ngữ : Hai loại này có mối quan hệ khá phức tạp. Mặc
dù sự khác nhau giữa hai đơn vị này là hiển nhiên song nhiều khi rất khó phân
biệt. Bởi cả hai đều thuộc cụm từ cố định với một số đặc điểm gần nhau,
chẳng hạn, về số lƣợng âm tiết, tính cố định trong kết cấu, tính thành ngữ,
chức năng tạo câu,…


17
Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm cơ bản nhằm xác định hai đối tƣợng
trên. Theo những nghiên cứu của giới Việt ngữ học đó là các đặc điểm nhƣ :
tính cố định về hình thái cấu trúc, tính hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa.
Theo Trƣơng Đông San, “cụm từ cố định là đơn vị cao nhất của ngôn
ngữ, gồm hai thực từ trở nên, cố định về thành phần từ vị và về cấu trúc, đồng
thời bền vững về ngữ nghĩa và tính chất tu từ, biểu cảm… Thành ngữ gồm
những đơn vị mang nghĩa hình tƣợng chung, trong đó tất cả những từ vị tạo ra
nó đều mất nghĩa đen” [26]. Nhƣ vậy, cũng có thể hiểu, nghĩa của thành ngữ
là bóng bẩy và biểu cảm, còn nghĩa của các cụm từ cố định khác, trong đó có
quán ngữ là không có tính bóng bẩy và biểu cảm.
Tác giả Nguyễn Văn Tu thì cho rằng : “quán ngữ là những cụm từ rất
gần với cụm từ tự do nhƣng tƣơng đối ổn định về cấu trúc, đƣợc quen dùng
mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính độc lập, có khi một từ trong đó có thể
thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của cụm từ đƣợc thể hiện qua nghĩa đen hay
nghĩa bóng của những từ, thành tố của chúng” [32, tr. 182].
Trên thực tế, trong nhiều trƣờng hợp, các đặc điểm đƣợc nêu trên đây
chƣa thoả mãn yêu cầu của một dấu hiệu đủ để phân biệt thành ngữ với quán
ngữ. Chẳng hạn, tính cố định, bền vững về hình thái và cấu trúc là đặc điểm
quan trọng nhƣng không chỉ của riêng thành ngữ. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào đặc
điểm này cũng khó có thể vạch rõ ranh giới giữa thành ngữ với quán ngữ. Ví
dụ, rất khó phân biệt tính cố định về hình thái, cấu trúc giữa các loại cấu trúc
nhƣ ba chìm bảy nổi, đánh bùn sang ao với những kết cấu nhƣ cực chẳng đã,
nói cho cùng, của đáng tội,…
Còn đặc điểm tính độc lập / không độc lập của một đơn vị ngôn ngữ vẫn
là vấn đề phức tạp trong ngôn ngữ học hiện nay. Nói tính độc lập về nghĩa là
nói khi chúng ở ngoài ngữ cảnh. Còn ở trong ngữ cảnh thì dƣờng nhƣ chúng
chƣa trở thành một tiêu chí khu biệt thành ngữ với quán ngữ. Ví dụ, không thể
nói rằng các yếu tố cấu tạo nên cực chẳng đã có tính độc lập về nghĩa, còn
các yếu tố cấu tạo nên một nắng hai sương là không có tính độc lập về nghĩa.


18
Nhƣ vậy, về mặt lí thuyết, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra những tiêu chí
cụ thể nhằm phân định thành ngữ với quán ngữ. Tuy nhiên, tính phức tạp của
vấn đề đã dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, thậm chí trái ngƣợc nhau trong
cách xử lí về cùng một hiện tƣợng. Chẳng hạn, trong nhiều kết cấu, Nguyễn
Văn Tu cho là quán ngữ thì hầu hết các tác giả đều coi là thành ngữ. Ví dụ :
đầu voi đuôi chuột, được voi đòi tiên, giấu đầu hở đuôi, gối đất nằm sương ;
hoặc có những đơn vị Trƣơng Đông San cho là quán ngữ thì phần lớn các nhà
Việt ngữ học cho là từ ghép, ví dụ : nhà trẻ, núi lửa, năm nhuận.
Thực tế trên đây cho thấy, sự khác nhau giữa thành ngữ và quán ngữ
không phải ở mức độ chặt – lỏng trong kết cấu hay mức độ bóng bẩy, biểu
cảm về nghĩa của chúng. Một hƣớng nghiên cứu khác có chú ý đến chức năng
của thành ngữ và quán ngữ đã giải quyết vấn đề phức tạp này. Đó là hƣớng
nghiên cứu có ở các tác giả Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985),
và nhiều nhà ngôn ngữ học khác nhƣ nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1991),…
Theo Đỗ Hữu Châu [3, tr. 71 – 90], trong tiếng Việt có một loại đơn vị
gọi là ngữ cố định. Ngữ cố định khác từ ghép và khác cụm từ tự do. Đó là các
cụm từ những đã cố định hoá cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc, có tính xã hội nhƣ từ. Tác giả cho rằng, các ngữ cố định tƣơng đƣơng
với từ về chức năng tạo câu, tƣơng đƣơng với cụm từ về mặt ngữ nghĩa, đồng
thời cho rằng do sự cố định hoá, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay
nhiều đều có tính thành ngữ. Về sự phân loại ngữ cố định, theo quan điểm của
Đỗ Hữu Châu, có thể tách những ngữ trung gian với cụm từ tự do thành một
loại gọi là quán ngữ, những trƣờng hợp còn lại, tức là những trƣờng hợp trung
gian giữa từ phức và các ngữ cố định thực sự đƣợc gọi là thành ngữ. Nhƣ vậy,
có thể tóm tắt về cách phân loại của Đỗ Hữu Châu bằng sơ đồ dƣới đây :
Sơ đồ 1.1. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu về thành ngữ và quán ngữ


Cụm từ




Cụm từ tự do

Cụm từ cố định (ngữ cố định)



Quán ngữ (trung gian với cụm từ tự do)
Thành ngữ (trung gian với từ phức)

19
Theo Nguyễn Thiện Giáp [12], trong tiếng Việt có một đơn vị gọi là ngữ,
tƣơng đƣơng với từ. Các đơn vị gọi là “ngữ” đƣợc chia ra làm 4 loại : 1) Ngữ
định danh ; 2) Thành ngữ ; 3) Ngữ láy âm ; 4) Quán ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa các loại đơn vị này nhƣ sau : “Ngữ định
danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tƣợng hay khái niệm nào đó
của thực tế, bao gồm cả những từ thƣờng đƣợc gọi là từ ghép nhƣ : xe đạp, xe
máy và những cụm từ thƣờng đƣợc gọi là ngữ cố định nhƣ : máy hơi nước,
phương nằm ngang”. “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm” ; “Thành ngữ khác với ngữ định danh ở
cả mặt nội dung và cấu trúc cú pháp” ; “Về mặt nội dung, ngữ định danh là
tên gọi thuần tuý của sự vật, còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của hiện tƣợng
nào đó ; ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể, không có khả năng diễn
đạt đồng thời quan hệ và chủng loại, không có cả diện chung lẫn diện riêng
của ý nghĩa nhƣ ngữ định danh, và thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi
mà sự phản ánh đòi hỏi cần có sự bình giá và biểu cảm. Về mặt cấu trúc cú

pháp, quan hệ tƣờng thuật tƣờng gặp ở thành ngữ (7%) nhƣng hầu nhƣ không
gặp ở ngữ định danh” [12, tr. 77]. Ví dụ : Nói thánh nói tướng, ếch ngồi đáy
giếng, chuột sa chĩnh gạo. “Ngữ láy âm là những đơn vị đƣợc hình thành do
sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có sự kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của
từ đã có. Chúng vừa hài hoà về ngữ âm, vừa có sự gợi tả, ví dụ : tím tím, mơn
mởn, láu táu, lẻ tẻ. Đây là đơn vị trung gian giữa ngữ định danh và thành
ngữ.”. “Quán ngữ là những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn
bản liên kết, đƣa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó,
ví dụ : của đáng tội, nước non gì, nói khí vô phép. Đây là đơn vị trung gian
giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định”.
Có thể tóm tắt quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp bằng sơ đồ sau :
Sơ đồ 1.2. Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp về thành ngữ và quán ngữ

Cụm từ




Cụm từ tự do

Cụm từ cố định (ngữ)

20






Quán ngữ

Ngữ định danh
Ngữ láy âm
Thành ngữ
Kết quả nghiên cứu theo hƣớng này cho thấy chính những đặc điểm về
chức năng đã tạo nên sự khác biệt giữa thành ngữ và quán ngữ. Cuối cùng,
quán ngữ đƣợc xác định là đơn vị có chức năng đƣa đẩy, rào đón, liên kết
hoặc nhấn mạnh ý trong các loại ngôn bản khác nhau chứ không có chức năng
định danh, gọi tên sự vật nhƣ ở thành ngữ.
2.3. Thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ đều là cụm từ cố định, có cấu trúc chặt chẽ, ổn
định, có tính bóng bẩy, gợi tả trong nội dung ngữ nghĩa. Chính những điểm
tƣơng đồng này đã làm cho đƣờng ranh giới giữa chúng nhiều khi trở nên mơ
hồ, khó phân biệt. Vấn đề này đã đƣợc đề cập đến trong các công trình của
nhiều tác giả nhƣ Cù Đình Tú (1973), Nguyễn Thiện Giáp (1975), Nguyễn Văn
Tu (1976), Hoàng Văn Hành (1980), Nguyễn Đức Dân (1986), Nguyễn Văn
Mệnh (1986), Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành
(1993),…
Qua những cách nhìn, cách quan niệm về thành ngữ tiếng Việt của các
nhà Việt ngữ học nói trên, có thể thấy, thành ngữ và tục ngữ khác nhau cơ bản
ở hai phƣơng diện sau đây :
Về hình thức kết cấu, thành ngữ thuộc cụm từ (cấp độ dƣới), còn tục ngữ
thuộc câu (cấp độ trên). Do đặc điểm này mà có những quan niệm cho rằng,
“thành ngữ chỉ làm bộ phận để tạo câu”, còn “tục ngữ có khả năng tạo thành câu,
cũng có khi làm bộ phận để tạo câu” [33], hay “trong thành phần cấu tạo của một
số tục ngữ có sự hiện diện của thành ngữ. Chẳng hạn “cơm hàng cháo chợ ai lỡ
ăn thì chết”, “chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn”” [22, tr. 16].
Về nội dung ngữ nghĩa. Hầu hết các tác giả đều thống nhất với ý kiến
cho rằng, thành ngữ có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và miêu tả
khái niệm, còn tục ngữ có chức năng thông báo, phản ánh quy luật, nêu kinh
nghiệm về sản xuất và đời sống xã hội.


21
Nhƣ vậy, với kết cấu một cụm từ, thành ngữ có chức năng định danh, còn
với kết cấu một câu, tục ngữ có chức năng thông báo. Tuy nhiên, sự phân biệt
nhƣ trên chƣa đủ để vạch rõ ranh giới giữa hai đối tƣợng đang xét. Bởi, theo
quan niệm hiện nay, cụm từ nói chung không chỉ có chức năng định danh, nếu
không đƣợc tách khỏi văn bản, và câu không phải bao giờ cũng có khả năng biểu
thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, nếu đƣợc tách ra khỏi hoàn cảnh tồn tại của chúng.
Mặt khác, nếu chỉ dựa vào hình thức tổ chức kết cấu thì cũng rất khó
phân biệt đối với những thành ngữ có hình thức tƣơng đƣơng với một câu với
một kết cấu chủ – vị nhƣ chuột chạy cùng sào, trứng để đầu đẳng, hoặc
những trƣờng hợp bao gồm hai kết cấu chủ vị tƣơng đƣơng nhau nhƣ nước
mất nhà tan, rồng bay phượng múa,…
Do đó, cũng không nên đánh giá mức độ lớn hay bé hơn về mặt kết cấu
của các thành ngữ, tục ngữ qua hiện tƣợng một thành ngữ có chứa một thành
ngữ khác, ví dụ xác như vờ xơ như nhộng.
Nhờ vận dụng các tiêu chí về kết cấu, chức năng và nội dung ngữ nghĩa,
có thể phân biệt đƣợc phần lớn các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Nhƣng trên
thực tế vẫn còn một số khác phải dựa vào những nhân tố khác ngoài ngôn ngữ
mới phân định đƣợc. Bởi vì, nhƣ đã biết, thành ngữ, tục ngữ còn đƣợc xem là
đơn vị hai mặt, đơn vị ngôn ngữ – văn hoá. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ mục đích giao
tiếp, một đơn vị lúc này có thể đƣợc khai thác nhƣ một tục ngữ, nhƣng khi khác
lại đƣợc khai thác nhƣ một thành ngữ. Chẳng hạn, gió chiều nào che chiều ấy
xƣa nay vẫn đƣợc coi là thành ngữ, nhƣng trong văn cảnh : “Cũng là sự chấp
kinh phải tòng quyền, gió chiều nào che chiều ấy… cái nhẽ ở đời nó phải nhƣ
thế thì biết làm thế nào” (Bùi Huy Phồn, “Phất”) thì mặt tục ngữ của nó đã
đƣợc khai thác. Những đặc điểm về tính hai mặt của thành ngữ, tục ngữ nhƣ
vừa nêu trên đã đƣợc Nguyễn Công Đức khai thác qua một số dẫn chứng minh
hoạ sinh động, cùng những luận giải có sức thuyết phục. [10, tr. 32 – 33, 89 –
92]

2.4. Thành ngữ với cụm từ tự do

22
Đây là hai đơn vị không cùng cấp độ : thành ngữ thuộc bình diện ngôn
ngữ, cụm từ tự do thuộc bình diện lời nói và trên thực tế “xƣa nay trên đƣờng
biên giới này chƣa xảy ra hiện tƣợng tranh chấp nào đáng kể” [22]. Tuy
nhiên, xét kĩ nội dung nghĩa và hình thức kết cấu, chúng ta vẫn có thể thấy hai
đơn vị trên có sự khác nhau khá rõ.
Về hình thức kết cấu : thành ngữ phân biệt với cụm từ tự do ở tính phi cú
pháp trong quan hệ “tính phi cú pháp của thành ngữ đƣợc bộc lộ rõ nhất ở tính
đối xứng của các thành tố” [12, tr. 86], hay còn gọi là tính không bình thƣờng
về cú pháp [13, tr. 22].
Về nội dung nghĩa : là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ, thành ngữ khác với
cụm từ tự do ở tính hoàn chỉnh về nghĩa. Nghĩa của thành ngữ luôn tồn tại
ngoài chuỗi lời nói nên tƣơng đối ổn định. Trái lại, cụm từ tự do đƣợc tạo ra
trên lời nói, do đó nghĩa của nó chỉ là sự tổng hợp nhất thời nghĩa của các từ
trong lời nói.
Trong hai tiêu chí trên, tiêu chí hoàn chỉnh về nghĩa là điều kiện tiên
quyết để phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do.
2.5. Nhận xét
Từ những phân tích trên cho thấy, thành ngữ có những đặc điểm nổi bật
nhƣ sau :
(1) Thành ngữ là những cụm từ, luôn tồn tại dƣới dạng có sẵn.
(2) Thành ngữ có nghĩa bóng bẩy, biểu cảm, là sự tổng hoà nghĩa của các
thành tố cấu tạo nên nó (hoàn chỉnh về nghĩa).
(3) Thành ngữ có cấu trúc cố định, nói chung không thể tuỳ tiện thay đổi,
thêm bớt hoặc tách rời cấu trúc. Tuy nhiên, một số thành ngữ có biến thể
trong quá trình sử dụng.
Những đặc điểm trên đây là những dấu hiệu để phân biệt thành ngữ với
các đơn vị xung quanh nó. Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học thƣờng dựa vào

hai tiêu chí cơ bản là hình thức và nghĩa để nhận diện thành ngữ. Tuy nhiên,
những đặc điểm riêng về truyền thống, thói quen ngôn ngữ, tâm lí,… của mỗi
dân tộc cũng là một đặc điểm quan trọng trong việc nhận diện các thành ngữ.

23
Và trên đại thể, chúng tôi nhận thấy đối với tiếng Việt thì tiêu chí về nghĩa
vẫn đƣợc coi là quan trọng nhất trong việc nhận diện thành ngữ.
3. PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ
Để tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý tới
việc phân loại thành ngữ. Với các góc nhìn khác nhau, kết quả phân loại của
các tác giả cũng có những khác biệt nhất định.
Về mặt chức năng, nhiều tác giả đã coi thành ngữ có chức năng tƣơng tự
nhƣ từ, cho nên đã dựa vào đặc điểm này để phân loại thành ngữ. Hƣớng phân
loại này có thể thấy ở các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,… Đỗ
Hữu Châu cho rằng “các thành ngữ (có thành ngữ tính cao hay thấp) có thể
phân thành những thành ngữ tƣơng đƣơng với từ sẵn có (hiển nhiên hay
không hiển nhiên) và những thành ngữ không tƣơng đƣơng với từ” [3]. Tác
giả Nguyễn Thiện Giáp lại đặt thành ngữ trong tƣơng quan với cách thức cấu
tạo từ ghép và phân thành ngữ thành các loại thành ngữ kết hợp và thành ngữ
hoà kết.
Tác giả Cù Đình Tú thì dựa vào sự tƣơng ứng giữa đặc trƣng từ loại giữa
thành ngữ và từ để phân chia các thành ngữ tiếng Việt. Theo tác giả, thành
ngữ tiếng Việt có thể phân loại nhƣ sau :
a) Thành ngữ biểu thị sự vật : con rồng cháu tiên, núi cao sông dài,
đường đi nước bước, trời yên biển lặng, sóng to gió lớn,…
b) Thành ngữ biểu thị tính chất : chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, gan
vàng dạ sắt, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, sức dài vai rộng,
uống máu người không tanh,…
c) Thành ngữ biểu thị hành động : nước đổ lá khoai, ăn cơm mới nói
chuyện cũ, đứng núi này trông núi nọ, được voi đòi tiên,…. [33].

Có những tác giả không đặt vấn đề phân loại thành ngữ, nhƣng lại tách
ra một trong các loại thành ngữ làm đối tƣợng nghiên cứu, ví nhƣ Trƣơng
Đông San (1974), Hoành Văn Hành (1976) tách riêng thành ngữ so sánh để

24
luận giải ; trong khi đó, Bùi Khắc Việt (1981) và một số tác giả khác lại tách
riêng thành ngữ đối để luận giải.
Nhóm tác giả công trình Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (Hoàng Văn
Hành chủ biên) lại dựa vào hình thái biểu trưng hoá mà chia thành ngữ tiếng
Việt thành hai loại : thành ngữ so sánh hay thành ngữ phi đối xứng và thành
ngữ ẩn dụ hoá hay thành ngữ đối xứng. Thành ngữ so sánh nhƣ : nóng như
lửa, câm như thóc, lạnh như tiền,… Thành ngữ ẩn dụ hoá nhƣ : mặt sứa gan
lim, đầu voi đuôi chuột, mắt tròn mắt dẹt, cá mè một lứa,… Ngoài ra, nhóm
tác giả này cũng dựa vào cấu tạo của các thành ngữ tiếng Việt mà chia thành
ngữ tiếng Việt thành 3 loại là thành ngữ so sánh, thành ngữ đối và thành ngữ
thƣờng. Thành ngữ đối đƣợc cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành
tố, kiểu nhƣ : trên đe dưới búa, mẹ tròn con vuông, lừa thầy phản bạn,…
Thành ngữ so sánh đƣợc cấu tạo theo các biểu thị so sánh vốn có trong ngôn
ngữ, nhƣ : rách như xơ mướp, chậm như rùa, nóng như lửa,… Còn thành ngữ
thƣờng là loại thành ngữ đƣợc “tạo thành nhờ phƣơng thức ghép từ thông
thƣờng, kiểu nhƣ : theo voi hít bã mía, vạch áo cho người xem lương, gió
chiều nào che chiều ấy, trăm voi không được bát nước xáo,… Rõ ràng, ở loại
thành ngữ này không sử dụng phép so sánh, cũng không dùng luật đối ứng để
ghép nối các yếu tố, mà cố định hoá hay thành ngữ hoá một đoạn tác ngôn
vốn đƣợc cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thƣờng trong tiếng Việt.” [13,
tr. 38]. Và theo các tác giả, trong tiếng Việt thành ngữ đối là loại phổ biến
nhất, chiếm 56 % tổng số thành ngữ có trong thực tế.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến
trong công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt lại khẳng định “có nhiều
cách phân loại thành ngữ. Trƣớc hết có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội

dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại : Thành ngữ so
sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ” [6, tr. 157].
Tác giả Nguyễn Công Đức, trong công trình của mình (1994), xuất phát
từ cách nhìn thành ngữ nhƣ là một hình thể hình thái cấu trúc – ngữ nghĩa

25
đƣợc cố định hoá từ các đơn vị trên từ nhƣ cụm từ tự do và câu, đã chia thành
ngữ tiếng Việt thành 5 loại :
a) Thành ngữ có cấu trúc vốn là cấu trúc cú pháp đƣợc “từ vựng hoá” để
trở thành thành ngữ. Loại thành ngữ này đa phần là đoản ngữ, hoặc cũng có
thể là các thành ngữ vốn là câu hoàn chỉnh.
b) Loại thành ngữ có cấu trúc không bình thƣờng về mặt cú pháp, ví nhƣ
loại kết hợp phi lôgíc về mặt trật tự các yếu tố trong thành ngữ nhƣ cao chạy
xa bay, mong như mong mẹ về chợ hoặc thành ngữ vắng mặt kết từ nhƣ quá
mù ra mưa, qua cầu rút ván, …
c) Loại thành ngữ có cấu trúc theo kiểu đan xen. Đây là kiểu thành ngữ
đan xen giữa các yếu tố trong hai tổ hợp song tiết để tạo nên sự không bình
thƣờng về mặt ngữ nghĩa ở bề mặt cấu trúc nhƣng lại có ý nghĩa khái quát ở
bề sâu và chặt chẽ về cấu trúc : ăn sung mặc sướng, đầu trộm đuôi cướp,
d) Loại thành ngữ sử dụng các mô hình kết hợp cú pháp có sẵn. Đây là
loại thành ngữ đƣợc cấu tạo lặp lại các động từ để tách các tổ hợp song tiết, ví
dụ : có tài có tật, có tai có mắt, bóp mồm bóp miệng, chạy thầy chạy thợ,…
e) Loại thành ngữ sử dụng cấu trúc so sánh. Đây là loại thành ngữ đƣợc
co là chiếm tỉ lệ nhiều nhất và đa dạng trong thành ngữ tiếng Việt.
Các cách phân loại trên đây chủ yếu dựa vào các đặc điểm về hình thái,
cấu trúc hay ngữ nghĩa của thành ngữ. Còn một cách phân loại các thành ngữ
trong tiếng Việt nữa là sự phân loại dựa vào nguồn gốc của thành ngữ (tức
tiêu chí về con đƣờng hình thành của thành ngữ). Theo tiêu chí này, các thành
ngữ đang có trong tiếng Việt có thể phân làm hai loại : thành ngữ Việt và
thành ngữ có nguồn gốc nƣớc ngoài. Trong tiếng Việt, thành ngữ đƣợc vay

mƣợn nƣớc ngoài chủ yếu là các thành ngữ gốc Hán. Theo Nguyễn Thị Tân
[26], hiện có 2710 đơn vị thành ngữ gốc Hán hoạt động trong tiếng Việt, so
với các thành ngữ gốc ngoại khác thì thành ngữ gốc Hán chiếm tỉ lệ gần nhƣ
tuyệt đối. Vì thế, trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi cũng chƣa có
điều kiện tìm hiểu các thành ngữ gốc ngoại khác mà chỉ đi vào tìm hiểu một
số vấn đề về thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Những thành ngữ gốc Hán

×