Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu về kết vị học tiếng Việt của Nguyễn Đăng Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.71 KB, 113 trang )


1


ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG





NGHIÊN CỨU KẾT VỊ HỌC
TIẾNG VIỆT CỦA NGUYỄN ĐĂNG LIÊM



LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
NGÔN NGỮ HỌC



H Ni - 2014



2
ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀


̣
I
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ THU PHƢƠNG




NGHIÊN CỨU KẾT VỊ HỌC
TIẾNG VIỆT CỦA NGUYỄN ĐĂNG LIÊM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01


LUÂ
̣
N VĂN THA

̣
C SI
̃
NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp



H Ni - 2014



3

LỜI CẢM ƠN



Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Nguyễn Thiện
Giáp đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt thời gian qua,
mặc dù công việc rất bận rộn nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn tôi.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với các thầy cô trong Khoa Ngôn
ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tâm huyết truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức của chuyên ngành.
Do thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu, hạn hẹp về thời gian nên luận văn
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô, các nhà
khoa học, những người quan tâm đến đề tài góp ý để tôi hoàn thiện và rút kinh
nghiệm cho những nghiên cứu sau.





















4
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 12
Chƣơng 1. Những cơ sở lý thuyết 12
1.1.Kết vị v kết vị học 12
1.1.1. Khái niệm về kết vị 12
1.1.2. Khái niệm về kết vị học 12
1.2. Khái niệm về hình thái cách v quan hệ cách 16

1.2.1. Khái niệm về hình thái cách 16
1.2.2. Khái niệm về quan hệ cách 18
1.2.2.1. Nghiên cứu các quan hệ cách 18
1.2.2.2. Nghiên cứu quan hệ cách trong Việt ngữ học 20
Chƣơng 2. Quan hệ cách v hình thái cách 23
2.1. Quan hệ cách v hình thái cách trong tiếng Việt 23
2.1.1. Cách như một kết vị trong tiếng Việt 36
2.1.2. Kết vị bắt buộc và tùy ý 37
2.2. Hệ thống hình thái cách v quan hệ cách 38
2.2.1. Hệ thống quan hệ cách 38
2.2.1.1.+AGT, Tác thể (Agentive) 38
2.2.1.2.+OBJ, Đối thể (Objective) 40
2.2.1.3.+DAT, Tặng thể (Dative) 41
2.2.1.4.+BEN, Lợi thể (Benefactive) 42
2.2.1.5.+COM, Cách liên đới (Comitative) 43
2.2.1.6.+INS, Công cụ (Instrumental) 43
2.2.1.7.+LOC, Vị trí (Locative) 44
2.2.1.8.+Dir, Phƣơng hƣớng (Direction) 44
2.2.1.9.+TIM, thời gian (time) 45
2.2.1.10.+SRC, Nguồn (Source) 46
2.2.1.11.+GOL, Đích (Goal) 46

5
2.2.1.12.+EXT, tầm hoạt đng (Extent) 46
2.2.1.13.Những trƣờng hợp cách giống kết vị 47
2.2.2. Hệ thống hình thái cách 47
2.2.2.1. +NM, Danh cách (Nominative) 47
2.2.2.2. +O, Đối cách (Objective) 49
2.2.2.3. +D, Tặng cách (Dative) 50
2.2.2.4. +B, Lợi cách (Benefactive) 51

2.2.2.5. +C, Cách liên đới (Comitative) 51
2.2.2.6.+I, Cách công cụ (Instrument) 51
2.2.2.7.+L, Cách vị trí (Location) 52
2.2.2.8.+D, Cách phƣơng hƣớng (Direction) 53
2.2.2.9.+Sr, Cách nguồn (Source) 54
2.2.2.10.+Gl, Cách đích (Goal) 54
2.2.2.11.+Ex, Cách chỉ tầm hoạt đng (Extent) 54
2.2.2.12.Hình thái cách phƣơng thức v mục đích 54
2.2.2.13.Trật từ kết vị v tùy ý 55
Chƣơng 3. Tiểu cú v các kiểu tiểu cú 58
3.1. Loại tiểu cú v sự phân loại đng từ 58
3.1.1. Loại tiểu cú 58
3.1.1.1. Tiểu cú có liên từ 59
3.1.1.2. Tiểu cú có động từ biểu hiện tình thái 59
3.1.1.3. Tiểu cú phục tùng 60
2.1.4. Tiểu cú ngoại động từ 60
3.1.1.5. Tiểu cú nội động từ 61
3.1.2. Phân loại đng từ 61
3.1.2.1. là 61
3.1.2.2. chậm 63
3.1.2.3. lạnh 65
3.1.2.4. chết 65
3.1.2.5. bị 65

6
3.1.2.6. mua 67
3.1.2.7. bán 68
3.1.2.8. chọn 69
3.1.2.9. ăn 70
3.1.2.10. nói 70

3.1.2.11. biết 70
3.1.2.12. ghét 71
3.1.2.13. ở 72
3.1.2.14. ra 72
3.1.2.15. đi 73
3.1.2.16. tới 73
3.1.2.17. có 74
3.2. Lớp tiểu cú 74
3.2.1. Tiểu cú trần thuật 76
3.2.2. Tiểu cú mệnh lệnh 76
3.2.3. Tiểu cú nghi vấn song tuyển (lựa chọn) 79
3.2.4. Tiểu cú nghi vấn đúng- sai: 80
3.2.5. Tiểu cú nghi vấn chỉ khả năng 82
3.2.6. Tiểu cú nghi vấn Có- Không 83
3.2.7. Tiểu cú chủ cách nghi vấn 84
3.2.8. Tiểu cú tân cách nghi vấn 85
3.2.9. Tiểu cú nghi vấn mở rng 86
3.2.10. Tiểu cú liên hệ phụ thuc 87
3.2.11. Tiểu cú chủ cách phụ thuc 88
3.2.12. Tiểu cú tân cách phụ thuc 90
3.2.13. Tiểu cú phụ thuc mở rng 90
3.3. Đơn vị tiểu cú 92
Chƣơng 4. Câu v các kiểu câu 94
4.1. Lớp câu 94
4.1.1.Những câu không đƣợc đánh dấu trong tiếng Việt 94

7
4.1.2.Lớp câu 95
4.1.2.1. Câu trần thuật độc lập 95
4.1.2.2.Câu mệnh lệnh độc lập 95

4.1.2.3.Câu nghi vấn cấu trúc độc lập 96
4.1.2.4.Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu 96
4.1.2.5.Cân dẫn phụ thuộc 97
4.1.2.6.Câu phụ thuộc có kết vị 98
4.2. Loại câu 99
4.2.1. Câu chính đơn giản 99
4.2.2. Câu ghép chính 100
4.2.3. Câu phức chính 101
4.2.4. Câu phụ 102
4.3. Đơn vị câu 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111












8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích v ý nghĩa của đề ti
Trong những năm chiến tranh, với nhu cầu thực tiễn phục vụ mục đích quân
sự, ở Mĩ người ta đề ra một chương trình "dạy tiếng cấp tốc". Các nhà ngôn ngữ
học và các nhà sư phạm phải xây dựng những giáo trình dạy tiếng thực hành, dạy

nói chứ không phải dạy lí thuyết về một ngôn ngữ. Từ những năm 1933, Leonard
Bloomfield tham gia rất tích cực công việc này. Ông xây dựng cơ sở lí thuyết cho
việc dạy tiếng nước ngoài. Vào những thập niên 50 và 60, nhiều luận văn tiến sỹ
áp dụng phương pháp dạy ngoại ngữ để nghiên cứu về phân tích tương phản giữa
hai ngôn ngữ. Đó là ngôn ngữ nguồn (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ đích (ngoại ngữ).
Như chúng ta biết thì tiếng mẹ đẻ rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ và
người học ngoại ngữ thường sử dụng khá nhiều hệ thống âm vị và ngữ pháp của
ngôn ngữ mình rồi sau đó chuyển sang hệ thống âm vị và ngữ pháp của ngôn ngữ
mình đang học. Chính điều đó sẽ giúp cho người học phần nào chỉ ra cái giống và
khác nhau giữa hai hệ thống ngôn ngữ. Sự khác biệt mà càng lớn thì sẽ gây khó
khăn cho việc dạy và học. Vì vậy, phân tích nêu bật sự tương phản chính là tài liệu
cơ sở chuẩn bị cho việc phân tích kết vị học mà các nhà ngôn ngữ học áp dụng
nghiên cứu sau này.
Ngôn ngữ học ứng dụng không chỉ là một hệ thống độc lập mà nó còn có
quan hệ khá gần gũi với hành vi con người (Dẫn theo Pike 1954, 1955 và 1960).
Khi con người học ngôn ngữ mới tức là tiếp xúc với văn hóa mới, tạo nên hành vi
văn hóa mới. Người học sẽ được rèn luyện và có một thói quen nói “khác” so với
thói quen nói bằng chính ngôn ngữ của mình. Muốn học được ngoại ngữ thì không
có cách nào khác là rèn luyện. “Ngôn ngữ là kỹ năng, mà kỹ năng là kết quả của
thói quen” (UNESCO, 1953). Như vậy chìa khóa của việc học ngôn ngữ chính là
rèn luyện (J.H.Cooper, 1963). Chính vì thế, giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tạo ra
những phương thức áp dụng về học thuyết ngôn ngữ hiện nay để hoàn thiện hơn về
tài liệu giảng dạy của mình.
Trong bài viết “Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt” của
Nguyễn Văn Hiệp đăng trên Tạp chí ngôn ngữ năm 2002 [22], tác giả đã có cái
nhìn tổng quát về bức tranh nghiên cứu cú pháp tiếng Việt. Ông cho rằng, lịch sử
nghiên cứu cú pháp tiếng Việt có thể tạm chia ra làm 3 giai đoạn lớn: giai đoạn
trước năm 1945, giai đoạn từ sau 1945 đến những năm 80 và giai đoạn từ những
năm 90 trở lại đây. Giai đoạn trước năm 1945 thể hiện rất rõ tinh thần “dĩ Âu vi
trung” mà ở trong địa hạt cú pháp là cách tiếp cận mang tính “từ bản vị”. Giai

đoạn sau năm 1945 đi theo khuynh hướng “cú bản vị”. Giai đoạn từ những năm 90
trở lại đây, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với việc công bố
cuốn Tiếng Việt. Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1 của Cao Xuân Hạo. Tác
giả cho rằng, cấu trúc chủ vị, như vẫn thường được hiểu, chỉ thích hợp cho việc
miêu tả các thứ tiếng châu Âu. Còn đối với một thứ tiếng như tiếng Việt, cái cấu
trúc cú pháp cơ bản ấy là một cấu trúc khác: cấu trúc Ðề- Thuyết.

9
Trở lại những năm 60,70, khi tiếng Việt được giảng dạy một cách sâu rộng
trong nhà trường, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã phân tích câu tiếng Việt
thoát khỏi khuôn mẫu của câu tiếng Pháp một số đặc trưng của câu tiếng Việt đã
được phát hiện. Chẳng hạn, loại thành phần câu trong tiếng Việt được thừa nhận
không có trong các sách ngữ pháp tiếng Pháp với tên gọi là chủ đề (Nhóm nghiên
cứu Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê), khởi ngữ (Nguyễn Kim Thản) hay từ-
chủ đề (nhóm Nguyễn Tài Cẩn, I.X Bwxxtrov, N.V Xtankevich…). Theo cách tiếp
cận khác khi phân tích và miêu tả câu tiếng Việt, hai tác giả Yu.K Lekomtsev và
L.C Thompson đã vận dụng phân tích thành tố trực tiếp để nghiên cứu câu tiếng
Việt. Thompson đã gọi loại thành phần câu trong tiếng Việt với tên gọi bổ ngữ chủ
đề và bổ ngữ.
Một tác giả khác khi miêu tả cú pháp tiếng Việt đã đi theo hướng áp dụng
khái niệm và thao tác của ngữ pháp Tagmemic, đó là Dương Thanh Bình năm
1971 với công trình so sánh cấu trúc câu tiếng Anh và tiếng Việt (“A Tagmemic
comparison of the structure of English and Vietnamese sentences”). Theo đó, ông
đã trình bày một cách phân tích đi từ cấp độ câu đến cấp độ từ. Ông cho rằng có 4
cấp độ ứng với 4 lĩnh vực. Cụ thể, cấp độ thứ nhất hay cấp độ câu gồm một thân
câu với tư cách là nòng cốt của câu, được bổ nghĩa bởi những tiền trạng ngữ và hậu
trạng ngữ. Cấp độ thứ hai là cấp độ thân câu gồm những vị trí của chủ ngữ và cụm
vị ngữ. Cấp độ thứ ba là cấp độ cụm vị ngữ gồm một hạt nhân vị ngữ. Cấp độ thứ
tư là cấp độ hạt nhân vị ngữ gồm 4 vị trí là vị ngữ, tiểu ngữ, tân ngữ và bổ ngữ.
Cũng chọn con đường kết hợp ngữ pháp Tagmemic nhưng tác giả Nguyễn

Đăng Liêm với công trình “Case, clause and sentences in Vietnamese” (Cách, tiểu
cú và câu trong tiếng Việt) xuất bản năm 1973, đã miêu tả câu tiếng Việt theo mô
hình của ngữ pháp cách. Mục đích nghiên cứu của ông chính là giúp cho người nói
tiếng Anh có thể học tiếng Việt một cách dễ dàng và có tác dụng cho nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt của người bản ngữ tiếng Việt. Trong tác phẩm của mình,
Nguyễn Đăng Liêm đã vận dụng ngôn ngữ phát triển của Pike trong tác phẩm
“Language in relation to a unified theory of the structure of human behavior, three
volumes. Santa Ana: summer Institute of Linguistic” (1954,1955,1960) và mô hình
ngữ pháp cách của Fillmore trong các tác phẩm “The case for Case” (1968),
“Toward a Theory of Case” (1969) và “Some problems for case grammar” (1971),
nhằm miêu tả cú pháp câu tiếng Việt. Từ đó, tác giả đã sử dụng khái niệm “kết vị”
để miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, dựa theo so sánh đối chiếu của hình thái cách và
quan hệ cách. Nguyễn Đăng Liêm cũng chính là người đầu tiên nghiên cứu về kết
vị học trong tiếng Việt.
Kết vị học tuy không phải là vấn đề mới nhưng kết vị học chưa mang tính
phổ quát. Cho nên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu kết vị học tiếng Việt của
Nguyễn Đăng Liêm”. Hiện nay, công trình nghiên cứu “kết vị học” tiếng Việt của
Nguyễn Đăng Liêm chưa có bản dịch ở Việt Nam. Vì thế, với tư cách là học viên
ngôn ngữ học, chúng tôi muốn giới thiệu quan niệm về kết vị học tiếng Việt của
Nguyễn Đăng Liêm để góp phần bổ sung vào ngữ pháp học tiếng Việt từ các
phương diện khác nhau.

10
Việc nghiên cứu đề tài này có các ý nghĩa sau đây:
- Về mặt lý luận: Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về kết vị học của
Nguyễn Đăng Liêm, chúng tôi có cái nhìn mới về việc mô tả cú pháp tiếng Việt
theo mô hình ngữ pháp cách.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể có giá trị tham khảo về
nghiên cứu cú pháp của tiếng Việt và có thể góp thêm ngữ liệu cho việc nghiên
cứu, học tập về ngữ pháp tiếng Việt.

2. Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quan điểm về “kết vị” của Nguyễn Đăng Liêm
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu kết vị học tiếng Việt trong cuốn “Cách,
Tiểu cú và câu trong tiếng Việt” (Case, clause and sentences in Vietnamese)
(Pacific Linguistics, series B-N 37. Department of Linguistics, Research
school of Pacific studies, The Australian National University) của Nguyễn
Đăng Liêm xuất bản năm 1973.
3. Nhiệm vụ của đề ti
Để thực hiện mục đích ở trên, chúng tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ ở luận văn là:
- Tìm hiểu về phương thức nghiên cứu kết vị học trong tiếng Việt của Nguyễn
Đăng Liêm
- Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng vận dụng của kết vị học
vào việc nghiên cứu tiếng Việt
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề ti:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu miêu tả.
Nguồn ngữ liệu chủ yếu được thu thập từ các giáo trình nghiên cứu ngữ
pháp- ngữ nghĩa tiếng Việt, từ điển tiếng Việt.
5. Bố cục của luận văn:
Bố cục của luận văn chia làm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung chính của luận văn
được phân thành 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý thuyết
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày lịch sử khái niệm, lịch sử ứng dụng của
kết vị. Mặt khác, do Nguyễn Đăng Liêm đã ứng dụng ngữ pháp cách trong việc
miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, cho nên luận văn này cũng sẽ nêu bật khái niệm về
hình thái cách và quan hệ cách.


11
Chương 2: Luận văn sẽ đi vào mô tả những áp dụng của Nguyễn Đăng Liêm về
ngữ pháp cách khi miêu tả ngữ pháp tiếng Việt. Theo đó, tác giả miêu tả, phân tích
ngữ pháp tiếng Việt theo hướng so sánh đối chiếu của hình thái cách và quan hệ
cách. Trong chương này, chúng tôi cũng nêu bật cụ thể hệ thống các hình thái cách
và quan hệ cách.
Chương 3: Dựa trên khái niệm về kết vị, quan hệ cách và hình thái cách, chúng tôi
đã miêu tả lại sự phân loại các loại tiểu cú, lớp tiểu cú và đơn vị tiểu cú của
Nguyễn Đăng Liêm. Trong đó, Nguyễn Đăng Liêm cũng phân loại vị từ tiêu biểu
đại diện các nhóm.
Chương 4: Vận dụng các khái niệm của chương 2 và chương 3, chúng tôi cũng
miêu tả lại việc xác định các loại câu, lớp câu và đơn vị câu theo quan điểm của
Nguyễn Đăng Liêm

12
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. Những cơ sở lý thuyết
1.1.Kết vị v kết vị học
1.1.1. Khái niệm về kết vị
Trường phái cấu trúc luận Mỹ có một bước tiến triển mới với sự ra đời của
kết vị học (tagmemics) do K.L. Pike đề xuất. Trong kết vị học, đơn vị ngữ pháp cơ
bản là kết vị (tagmeme).
Thuật ngữ kết vị được Bloomfield sử dụng vào năm 1933 để chỉ các đơn vị
nhỏ nhất của hình thức ngữ pháp có nghĩa.
Theo định nghĩa của Wikipedia [53], kết vị còn tương quan như là một chức
năng cú pháp ví dụ như là chủ đề, chủ ngữ và các từ loại như danh từ, đại từ hoặc
danh từ riêng. Các kết vị kết hợp với nhau tạo thành hệ thống kết vị.
Trong tác phẩm “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ”
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp [14] đã đề cập đến kết vị. Theo đó, kết
vị là mối tương quan của một chức năng ngữ pháp loại biệt với lớp các đơn vị thực

hiện chức năng này. Nói cách khác, mỗi kết vị xảy ra ở một chỗ hoặc một ô (slot)
riêng biệt trong một câu, ở đó nó thực hiện đầy đủ chức năng, ví dụ như chủ
ngữ, vị ngữ, trung tâm (head), bổ ngữ (modifier) mà các đơn vị thuộc các lớp của
nó (danh từ, danh ngữ, động từ, đoản ngữ vị từ, tính từ) có khả năng thực hiện. Cả
ô và lớp đều phải được thực hiện trong một kết vị, bởi vì chúng thể hiện các kiểu
thông báo khác nhau, không cái nào có thể được chuyển hóa từ cái kia.
Như vậy, kết vị là một đơn vị được trừu tượng hóa về mặt ngữ pháp và là
đơn vị của ngữ pháp nói chung và cú pháp nói riêng. Xét về bản chất, nó gần tương
đương như thành phần câu, thay vì tên gọi là chủ ngữ, bổ ngữ…thì Nguyễn Đăng
Liêm gọi là kết vị. Kết vị có thể bao gồm một hoặc nhiều nét khu biệt ngữ pháp.
Trong đó, nét khu biệt ngữ pháp là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất mà phân biệt ý nghĩa,
nhưng bản thân nó không mang nghĩa [14: 112].
1.1.2. Khái niệm về kết vị học
Kết vị học là khoa học nghiên cứu về kết vị của ngôn ngữ.
Trong cuốn sách “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ”
[14], từ trang 112 đến trang 116, Nguyễn Thiện Giáp đã vẽ lại bức tranh về lịch sử
nghiên cứu về kết vị học, từ người khởi xướng là Pike [1912, 1967, 1982],
Longacre Robert E. [1965], Waterhouse [1974], Jones. Linda K [1980].
Kết vị học dựa trên giả định rằng ngôn ngữ không thể nhìn nhận như là 1 hệ
thống tự chủ và do đó, ngôn ngữ học không thể là ngôn ngữ tự chủ mà phải dựa
trên những phân tích sâu hơn từ tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học.
Kết vị học dựa trên bốn giả định sau:
(1) Ngôn ngữ là… một kiểu hành vi của con người

13
(2) Như vậy, ngôn ngữ phải được xem xét trong ngữ cảnh và trong quan
hệ với hành vi của con người như là cái tổng thể
(3) Một lý thuyết ngôn ngữ học thỏa đáng là lý thuyết có thể ứng dụng
cho các kiểu hành vi khác và ứng dụng cho sự kết hợp của hành vi
ngôn từ và hành vi phi ngôn từ. Như thế, nó là một lý

thuyết thống nhất.
(4) Hành vi của con người được cấu trúc hóa chứ không phải ngẫu nhiên
Kết vị học cũng dựa trên bốn định đề:
(1) Tất cả các hành vi có mục đích, trong đó có cả ngôn ngữ được
chia thành các đơn vị
(2) Các đơn vị xảy ra trong từng ngữ cảnh
(3) Các đơn vị này được sắp xếp theo tôn ti
(4) Bất kỳ yếu tố nào đều có thể được nhìn nhận từ những quan điểm
khác nhau
Như vậy, kết vị học chính là nghiên cứu về kết vị của ngôn ngữ, dựa trên hành
vi có mục đích của con người. Trong đó, ngôn ngữ được chia thành các đơn vị và
một đơn vị có thể có các hình thức vật lý khác nhau. Nó có thể được phân biệt với
các đơn vị khác bởi các tính năng đặc biệt của nó và mối quan hệ của nó với các
đơn vị khác trong một lớp, một chuỗi nối tiếp hoặc hệ thống. Ngoài ra, các đơn vị
này xảy ra trong từng ngữ cảnh và được sắp xếp theo tôn ti.
Khái niệm tôn ti (hierarchy) là cơ sở của lý thuyết kết vị học. Dẫn theo [14:
113], tôn ti có nghĩa là mối quan hệ bộ phận- toàn bộ, trong đó các đơn vị nhỏ nhất
diễn ra với tư cách là các bộ phận của những cái lớn hơn. Ngôn ngữ được xem như
là có một cấu trúc ba môđun: âm vị học, ngữ pháp học và sự quy chiếu. Sự quy
chiếu bao gồm ngữ dụng và nhiều lý thuyết hành động ngôn từ, trong khi ngữ
nghĩa học được tìm thấy những nét nghĩa trong âm vị học và ngữ pháp học
và trong các bình diện khác nhau của sự quy chiếu. Các phương thức và cấp độ của
chúng phối hợp chặt chẽ với nhau bởi vì các đơn vị ở mỗi cấp độ, hoặc có
thể được bao gồm các đơn vị nhỏ hơn cùng cấp độ ấy, hoặc các đơn vị từ cấp
độ khác và chúng có thể gia nhập các đơn vị lớn hơn của cùng một cấp độ, hoặc
các đơn vị của cấp độ khác. Các cấp độ biểu nghĩa cấu trúc quan trọng của tôn
ti ngữ pháp bao gồm hình vị (căn tố), tổ hợp hình vị (thân từ), từ, đoản
ngữ, cú, câu, đoạn văn, diễn ngôn độc loại, trao đáp đối thoại, và hội thoại đối
thoại.
Kết vị học đôi khi được gọi là ngữ pháp điền vào ô [14: 113]. Theo đặc trưng

về kết vị đã đề cập ở trên thì mỗi kết vị xảy ra ở một chỗ hoặc một ô (slot) riêng
biệt trong một câu, ở đó nó thực hiện đầy đủ chức năng, ví dụ như chủ ngữ, vị
ngữ, trung tâm (head), bổ ngữ (modifier) mà các đơn vị thuộc các lớp của nó (danh
từ, danh ngữ, động từ, đoản ngữ vị từ, tính từ) có khả năng thực hiện. Cả ô và lớp
đều phải được thực hiện trong một kết vị, bởi vì chúng thể hiện các kiểu thông báo
khác nhau, không cái nào có thể được chuyển hóa từ cái kia.

14
Chẳng hạn như trong tiếng Anh, từ “student” (sinh viên) là một danh từ. Tuy
nhiên, tùy vị trí nó xuất hiện sẽ thể hiện chức năng cụ thể. Như thế, “student” là bổ
ngữ trong cụm danh từ “the student employees”, nhưng là chủ ngữ trong “the
student went to bed early”.
Thay vì chuẩn bị hai nhận định độc lập về một câu, một là chia câu ra thành
các đơn vị như đoản ngữ danh từ và đoản ngữ vị từ và thứ hai là phân chia chức
năng ngữ pháp như chủ ngữ và vị tố cho những đơn vị này, kết vị học muốn phân
tích thành một chuỗi các kết vị, mỗi một kết vị đồng thời cung cấp thông tin về
chức năng của một đơn vị trong một cấu trúc lớn hơn và về các lớp có thể thực
hiện chức năng này. [14: 114]
Waterhouse với công trình “The history and development of tagmemics”
[1974] đã có cuộc khảo sát toàn diện ngôn ngữ để phân tích kết vị học.
Trong khi Longacre tiếp tục sử dụng một kết vị với hai đặc trưng thì Pike thông
qua một quan điểm bốn đặc trưng của kết vị trong các tác phẩm sau này của ông.
Ông thêm vào ô (slot) và lớp (class) các đặc trưng về vai (role) và liên kết
(cohesion). Jones [1980] đã tượng trưng cho bốn đặc trưng như một bộ bốn tế bào:
Ô Lớp
Vai Liên kết
Vai có thể là người hành động (actor), đối tượng bị tác động (undergoer),
người hưởng lợi (benefactee) và tầm tác động (scope), mà bao gồm cách vị trí ở
bên trong (inner locative), đích (goal) và một số nghiệm thể (experiencer). Liên kết
ở đây là khả năng kết hợp ngữ pháp, những trường hợp trong đó hình thức hoặc sự

xuất hiện của đơn vị ngữ pháp này được ưa thích bởi một đơn vị ngữ pháp khác
trong ngôn ngữ. Nó bao gồm những đặc trưng phù ứng như phù ứng về số trong
tiếng Anh và phù ứng về giống trong nhiều ngôn ngữ Roman.
Các kết vị là thành tố của các cú pháp vị (syntagmemes), còn được gọi là các
mô hình (patterns) hoặc kết cấu (constructions). Một số kết vị là bắt buộc và được
đánh dấu +, trong khi các kết vị không bắt buộc được đánh dấu - .
Trong ký hiệu bốn tế bào, Tiểu cú nội động từ “The famer walks” sẽ có hai
kết vị, kết vị thứ nhất biểu hiện là “the farmer” và kết vị thứ hai thể hiện là
“walks”:
Theo Jones [1980] thì kết vị có 4 đặc trưng đó là ô, lớp, vai và liên kết. Như
vậy, kết vị “The famer” được phân tích theo đặc trưng như sau: Đặc trưng ô thì kết
vị “the famer” thuộc chủ ngữ, lớp: thuộc đoản ngữ danh từ, vai: chỉ người hành
động, liên kết: thuộc danh từ chỉ số ít. Số của chủ ngữ “the famer” sẽ chi phối số
của vị ngữ.
Tương tự như phân tích trên, kết vị “walk” cũng được phân tích theo 4 đặc
trưng. Đặc trưng về ô: vị ngữ, lớp: vị từ, vai: nêu nhận định, liên kết: do kết vị
“famer” là danh từ chỉ số ít nên kết vị “walk” phụ thuộc vào số của chủ ngữ.
Sự kết hợp hai kết vị tạo thành tiểu cú nội động từ và có thể tổng quát theo
mô hình sau:

15
Tiểu cú nội động từ = Chủ ngữ Đoản ngữ danh từ
+
Người hành động Số của chủ ngữ >

Vị ngữ Vị từ
+
Nhận định > số của chủ ngữ
> nội động từ
Phù hiệu của mũi tên ở các tế bào liên kết ở trên biểu thị các quy tắc liên kết như:

Số của chủ ngữ: Số của chủ ngữ chi phối số của vị ngữ
Nội động từ: đòi hỏi lẫn nhau của chủ ngữ (như hành thể) và kết vị vị ngữ.
Nếu mũi tên ở bên phải, kết vị là nguồn chi phối; nếu mũi tên bên trái, kết vị
là đích chi phối.
Sự phân tích có thể được tóm lược trong một dãy như IndeDecITCLRt= + S:
NP + ITPred: ITVP, có thể đọc như sau: Gốc tiểu cú nội động từ tường thuật độc
lập (Independent Declarative Intransitive Clause Root), gồm ô chủ ngữ bắt buộc
được điền bằng một đoản ngữ danh từ, theo sau là một ô vị ngữ nội động từ được
điền bằng cụm động từ/ đoản ngữ vị từ nội động từ bắt buộc. Có một số hữu hạn
các kiểu cấu trúc ở mỗi cấp bậc ngữ pháp của câu, tiểu cú, đoản ngữ, từ, hình vị và
về mặt này, kết vị học giống với ngữ pháp thang độ và phạm trù (scale and
category grammar). Các kết vị là đơn vị bản chất của sự phân tích kết vị học. Các
kết vị có thể phân tích ra thành các đơn vị chất liệu nhỏ hơn được gọi là kết tố
(tagma), chúng là các biến thể kết vị (allotagmas) của kết vị.
Có thể nói, mục đích cuối cùng của kết vị học là cung cấp một lý thuyết hòa
hợp thông tin về từ vựng, ngữ pháp, và âm vị học. Thông tin này được trình bằng
thuật ngữ ma trận (matrices), mạng lưới (networks) của các đại lượng giao nhau
của các đặc trưng tương phản. Tuy nhiên, quan điểm coi ngôn ngữ như là một phần
của hành vi con người đòi hỏi một sự công nhận rằng ngôn ngữ không thể được
hình thức hóa một cách chính xác. Không một hệ thống biểu trưng nào có thể điều
tiết tất cả các sự kiện quan yếu của ngôn ngữ, và kết vị học tìm kiếm một sự cân
bằng giữa sự cần thiết phải khái quát hóa về ngôn ngữ, cả tính riêng biệt và sự biến
thiên cũng tìm thấy ở đó. Tuy nhiên, kết vị học chấp nhận những cách trình bày
khác nhau đối với các mục đích khác nhau và không khăng khăng chỉ có một ngữ
pháp hoặc lý thuyết ngôn ngữ chính xác.
Kết vị học khác với hầu hết các ngữ pháp của thời kỳ này. Nó đã phát triển
trong một cái nhìn trên câu tới toàn bộ cấu trúc của văn bản. Tác phẩm của
Longcare ở địa hạt này rất nổi tiếng. Longacre đòi hỏi tất cả các diễn ngôn độc
thoại có thể được phân loại theo bốn thông số: (1) Chuỗi thời gian tùy thuộc
(Contingent temporal succession), (2) Hướng tác thể (Agent orientation), (3) Sự

phóng chiếu (projection), và (4) Độ căng, áp lực (tension).

16
Năm 1971, Dương Thanh Bình đã vận dụng lí thuyết kết vị học vào việc
nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt trong công trình: A tagmemic comparison of
the structure of English and Vietnamese sentences, Mouton, the Hague - Paris,
1971 (So sánh kết vị của cấu trúc câu tiếng Anh và tiếng Việt).
Năm 1973, Nguyễn Đăng Liêm cũng đã vận dụng lí thuyết kết vị học vào
nghiên cứu tiếng Việt trong công trình Case, clause and sentences in Vietnamese
(Cách, tiểu cú và câu trong tiếng Việt) (Pacific Linguistic, series B-N 37.
Department of Linguistics, Research school of Pacific studies, The Australian
National University, 1973). Ông đã chọn con đường kết hợp ngữ pháp kết vị học
(Tagmemic) với mô hình của ngữ pháp Cách để miêu tả tiếng Việt, đồng thời thừa
nhận những quan hệ về cách giữa các danh ngữ khác nhau với động từ vị ngữ.
1.2. Khái niệm về hình thái cách v quan hệ cách
1.2.1. Khái niệm về hình thái cách
Hình thái cách thực chất là cách. Thuật ngữ “cách” đã được các nhà ngôn ngữ
dùng với nhiều thuật ngữ khác nhau: quan hệ ngữ nghĩa (semantic relations), vai
nghĩa (roles hay case-roles); hoặc vai tham tố (thematic roles, theta-roles).
Theo Encyclopedia of Language & Linguistics [47], cách (case) là phạm trù
ngữ pháp thể hiện chức năng của các danh từ/danh ngữ trong câu, tồn tại ở một số
ngôn ngữ biến hình như tiếng Hy Lạp, tiếng Latin, tiếng Đức, tiếng Nga… Cách là
phạm trù ngữ pháp tồn tại bên cạnh phạm trù giống, phạm trù số ở danh từ và là 1
khái niệm đặc thù.
Trong tiếng Đức có 4 cách: danh cách, đối cách, tặng cách, cách sở hữu.
Tiếng Nga có 6 cách: nguyên cách, sinh cách, dữ cách, đối cách, tạo cách và giới
cách
Như vậy, cách chính là một khái niệm của ngữ pháp Âu châu, gắn liền với sự
biến đổi hình thái của danh từ tùy thuộc vào vị từ. Trong bài viết “Một vài quan sát
về giới từ trong quan hệ chủ cách- tặng cách (đích) tiếng Việt” [30], Nguyễn Văn

Phổ đã chỉ ra quan niệm về cách của J. Lyons. Theo đó, cách “là phạm trù biến
hình ngữ pháp đặc biệt nhất” “vì nó không có phạm trù tương ứng trong các khoa
học anh em với nó là logic học, nhận thức luận và siêu hình học”. Còn Fillmore
[1968] lại cho rằng, cách được hiểu như là các vai / diễn tố của vị từ, nghĩa là một
khái niệm thuộc về nghĩa học (semantic roles), và người ta xem nó như một phổ
quát cho ngôn ngữ nhân loại bởi vì ngôn ngữ nào cũng có cách diễn đạt.
Vấn đề nghiên cứu cách là vấn đề mới ở Việt Nam nên nó mới chỉ được đề
cập tới ở một số công trình nghiên cứu gần đây về ngữ pháp chức năng hoặc các
công trình ngữ pháp có vận dụng tư tưởng của ngữ pháp chức năng. Theo tác giả
Cao Xuân Hạo viết trong cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” [15],
Trương Vĩnh Ký là người đi trước các nhà ngôn ngữ học trong việc miêu tả các các
phương tiện diễn đạt ý nghĩa cách trong một ngôn ngữ không biến hình. Ông cho
rằng, tiếng Việt không có cách hiểu theo nghĩa hẹp như tiếng La Tinh. Vì cách là
sự biến hình trong vĩ tố (désinence) của từ tùy theo cái vai trò mà nó đảm đương
trong câu; nhưng trong tiếng Việt, cái mà sự biến hình ấy chỉ rõ lại được thể hiện

×