ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ DIỄM THUỲ
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA
TỔ HỢP TỪ CÓ ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI, 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ DIỄM THUỲ
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA
TỔ HỢP TỪ CÓ ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoà
HÀ NỘI, 2006
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
01. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
5
02. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
6
03. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
7
04. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
05. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
8
06. Tƣ liệu nghiên cứu
9
07. Bố cục của luận văn
9
CHƢƠNG I:
TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪ VÀ ĐỘNG TỪ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
1.1. Khái quát về đối chiếu ngôn ngữ
10
1.1.1. Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu
10
1.1.2. Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu
11
1.1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
13
1.2. Khái niệm về cụm từ
18
1.2.1. Khái quát về cụm từ
18
1.2.2. Đặc điểm của cụm từ
19
1.2.3. Quan niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
20
1.2.4. Phân loại cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt
22
1.3. Khái niệm chung về động từ
28
1.3.1. Khái niệm về động từ
28
1.3.2. Khái niệm chung về động từ chuyển động trong tiếng Anh và
tiếng Việt
33
CHƢƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ
COME/GO/RUN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC TỔ HỢP ĐỘNG TỪ ĐI/CHẠY
TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Cặp động từ come/go nhìn từ góc độ từ vựng-ngữ nghĩa qua
tấm gƣơng tiếng Việt.
35
2.1.1. Bảng tổng hợp so sánh các nét nghĩa chuyển động trong
không gian và sự chuyển nghĩa của các động từ come/go - đi được
sử dụng trong lời nói.
39
2.1.2. Với nét nghĩa di chuyển đến đích không gian có mục đích và
di chuyển không gian không có mục đích
43
2.1.3. Một số trường hợp đặc biệt sử dụng cặp động từ come/go
49
2.2. Đặc điểm của cụm động từ trong tiếng Anh
53
2.2.1. Đặc điểm của cụm động từ
53
2.2.2. Động từ kép trong tiếng Anh
54
2.3. Các động từ come/go/run
62
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
68
CHƢƠNG III
PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ CÓ ĐỘNG TỪ TO
COME/TO GO VÀ TO RUN SANG TIẾNG VIỆT
3.1. Ứng dụng trong khi chuyển dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang
tiếng Việt
70
3.2. Ứng dụng trong giảng dạy
79
3.3. Tiểu kết chƣơng 3
84
KẾT LUẬN
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
87
PHỤ LỤC BẢNG TRA CỨU THÀNH NGỮ ĐỘNG TỪ COME/GO/RUN
TRONG TIẾNG ANH VÀ ĐI/CHẠY TRONG TIẾNG VIỆT
MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, nhu cầu về kiến thức ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói
riêng trong xã hội ngày càng lớn do mở rộng giao lƣu văn hoá, kinh tế, xã hội
của Việt Nam với nƣớc ngoài, đặc biệt là từ khi chúng ta trở thành thành viên
của các tổ chức quốc tế.
Học sinh ngoại quốc học tiếng Anh nhƣ một ngôn ngữ thứ hai nói
chung cũng nhƣ học sinh Việt Nam nói riêng thƣờng gặp khó khăn với các
cụm động từ (phrasal verbs) vốn rất phong phú và thông dụng. Hơn nữa về
mặt ý nghĩa, cụm động từ tiếng Anh cũng rất đa dạng. Chính ý nghĩa của cụm
động từ là điều gây rất nhiều khó khăn vì một cụm động từ không phải là cái
mà ngƣời học có thể giải thích nghĩa đƣợc chỉ bằng cách xem và hiểu những
từ riêng rẽ mà nó đƣợc tạo thành. Thƣờng khi, một giới từ hoặc một trạng từ
nào đó đi cùng với một động từ sẽ làm thay đổi ý nghĩa của động từ đó một
cách đáng ngạc nhiên. Đôi khi, sự thay đổi ý nghĩa bất ngờ đến mức ngƣời
học thấy bối rối và thật sự không thể hiểu đƣợc ý nghĩa của nó. Một ngƣời
học tiếng ở giai đoạn đầu có thể hiểu biết về ý nghĩa của từng từ “look”,
“after”, “for”, hoặc “up” nhƣng sẽ thấy bối rối không hiểu đƣợc những câu
nhƣ “Looking after children under three is not easy job”, hoặc “She is
looking for a job in the big city”, “Look up the word in the dictionary or ask
your teacher for the meaning”, hay ngƣời học có thể hiểu đƣợc sự khác biệt
rất lớn giữa “I can see through him” và “I can see him through” ?
Mỗi ngôn ngữ đều có những nét đặc trƣng riêng. Một trong những nét
đặc trƣng của tiếng Anh là cụm động từ. Động từ là một từ loại phức tạp nhất,
sử dụng rộng rãi nhất, chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống các từ loại của các
ngôn ngữ.
Trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng nhƣ trong nhiều ngôn ngữ khác
động từ đi và chạy đƣợc sử dụng rộng rãi. Động từ đi, nhƣ đƣợc thừa nhận, là
động từ cơ bản trong nhóm động từ chuyển động. Động từ chuyển động là đề
tài hấp dẫn đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Việt
Nam trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, một vấn đề đƣợc giới Anh ngữ rất quan
tâm trong dạy/học tiếng Anh hiện nay - đó là khả năng kết hợp từ của động từ
to go/ to come và to run với các từ loại khác có so sánh đối chiếu với động từ
đi/chạy trong tiếng Việt. Cho đến nay chƣa có công trình nào tìm hiểu một
cách đầy đủ ý nghĩa, đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của những cụm từ này
cũng nhƣ cách sử dụng chúng trong hành chức, nhất là ở bình diện đối chiếu
Anh - Việt. Đây chính là lý do chọn đề tài của luận văn. Nội dung luận văn sẽ
có ý nghĩa thời sự, vì:
Dấu ấn ngôn ngữ trong các cụm từ có động từ đi/chạy trong hai ngôn
ngữ là cứ liệu phản ánh bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc;
Khả năng kết hợp từ với các loại từ khác của động từ đi/chạy trong hai
ngôn ngữ khác nhau về loại hình sẽ cho thấy cách tƣ duy của ngƣời bản
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau và khác nhau nhƣ thế nào trong
khi nhìn nhận hiện thực khách quan.
Những vấn đề này đến nay chúng tôi cho rằng vẫn đang có ý nghĩa thời
sự. Là một giảng viên giảng dạy tiếng Anh cho ngƣời Việt Nam ở các cấp độ
và lứa tuổi khác nhau, qua nghiên cứu lý luận, tôi nhận thấy rằng cụm động từ
tiếng Anh là một vấn đề khó, đôi lúc còn gây khó khăn, cản trở cho ngƣời
nƣớc ngoài sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, nhƣng đây là vấn đề rất thú vị
và thiết thực.
0.2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm hiểu đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của
cụm từ có động từ đi/chạy trong tiếng Anh có đối chiếu với tiếng Việt để tìm
ra những đặc điểm chung và đặc điểm mang tính đặc thù của cụm động từ
đi/chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Từ đó luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
- Làm sáng tỏ ý nghĩa sử dụng cụm từ có động từ đi/chạy trong tiếng
Anh và tiếng Việt.
- Khảo sát đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của động từ đi/chạy ở khả năng
kết hợp từ khi dùng với nghĩa chuyển động trong không gian và với
nghĩa bóng (chuyển nghĩa).
- Trong chừng mực nhất định làm sáng tỏ dấu ấn ngôn ngữ của động từ
đi/chạy phản ánh bản sắc văn hoá dân tộc của ngƣời bản ngữ tiếng Anh
và tiếng Việt.
0.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các cụm từ có động từ
come/go/run trong tiếng Anh và các cụm từ có động từ đi/chạy có ý nghĩa
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt. Đây là những cụm từ thông dụng trong cuộc
sống hàng ngày của ngƣời Anh đƣợc dùng phổ biến trong các sách học tiếng
Anh viết cho ngƣời nƣớc ngoài.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở các cụm từ có động từ
come/go/run và động từ đi/chạy ở nghĩa chuyển động trong không gian và
nghĩa bóng khi chúng đƣợc chuyển nghĩa.
0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong luận văn là phƣơng pháp
miêu tả, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp diễn
dịch.
Cụm từ có động từ come/go/run của tiếng Anh là những đơn vị của
ngôn ngữ nguồn. Cụm từ có động từ đi/chạy của tiếng Việt là những đơn vị
của ngôn ngữ đích.
Phương pháp đối chiếu:
Đối chiếu là phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều
ngôn ngữ để “phát hiện ra những nét tƣơng đồng về cấu trúc, chức năng và
hoạt động của các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu” [22; tr .48], đồng
thời cũng chú ý cả cái dị biệt, nhận diện chung.
Phương pháp miêu tả:
Miêu tả trong ngôn ngữ học là phƣơng pháp nghiên cứu một hay nhiều
ngôn ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân
tích ngữ pháp. Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là đối
chiếu phƣơng thức thể hiện ý nghĩa của hai ngôn ngữ.
Về mặt ngôn ngữ, luận văn tuân thủ cách tiếp cận đối tƣợng khảo sát ở
cấp độ từ và cụm từ ở nghĩa chuyển động trong không gian và nghĩa bóng
phái sinh của chúng.
Mục đích cuối cùng của luận văn là đƣa ra những chỉ dẫn ngôn ngữ
học, và ở mức độ nhất định những chỉ dẫn đất nƣớc học và văn hoá học đối
với những ngƣời sử dụng các thứ tiếng trên.
0.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trong chừng mực nhất định, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự khác
biệt về mặt từ vựng ngữ nghĩa của động từ chuyển động trong tiếng Anh và
tiếng Việt (ở đây là động từ come/go/run và động từ đi/chạy) chính là ở các
nghĩa vị tiềm năng qua đó thấy đƣợc đặc trƣng văn hoá dân tộc gắn với việc
sử dụng các cụm từ này.
Luận văn sẽ đóng góp một phần cho việc giảng dạy và học tập ngoại
ngữ ở các trƣờng cao đẳng, đại học, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng
Anh và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc dạy và học tiếng Anh cũng nhƣ cho việc dạy tiếng Việt nhƣ
ngoại ngữ đối với những ngƣời nói tiếng Anh.
Nhƣ vậy, luận văn có ý nghĩa thực tế thực sự. Kết quả nghiên cứu ngữ
liệu của luận văn có thể đƣợc áp dụng cho quá trình giảng dạy trong các
trƣờng đại học hoặc sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
dịch thuật.
0.6. Tƣ liệu nghiên cứu
Để thu thập các cụm từ và thành ngữ có động từ đi/chạy trong tiếng
Anh và tiếng Việt luận văn sử dụng các loại từ điển tiếng Anh và tiếng Việt
và các nguồn tƣ liệu trong các tác phẩm văn học Anh và Việt Nam với số
phiếu làm ví dụ minh hoạ khoảng 200 phiếu từ các ấn phẩm tiếng Anh và 300
phiếu từ các ấn phẩm tiếng Việt.
0.7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Tiền đề lý luận liên quan đến tổ hợp từ và động từ trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
Chƣơng II: Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa các tổ hợp động từ
come/go/run có đối chiếu với các tổ hợp động từ đi/chạy trong tiếng
Việt.
Chƣơng III: Phƣơng thức chuyển dịch thành ngữ có động từ to
come/to go và to run sang tiếng Việt.
CHƢƠNG I
TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ HỢP TỪ VÀ ĐỘNG TỪ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.
1.1. Khái quát về đối chiếu ngôn ngữ
1.1.1. Vài nét khái quát về phương pháp so sánh đối chiếu
Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ đối chiếu, với tƣ cách là một
phân ngành của ngôn ngữ học, có những tiền đề lý luận của nó.
Đã từ lâu, con ngƣời hƣớng sự chú ý của mình không chỉ giới hạn ở
những ngôn ngữ riêng lẻ, mà đồng thời một lúc vài ngôn ngữ. Chính điều đó
đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều trào lƣu, nhiều khuynh hƣớng nghiên cứu so
sánh. Khá quen thuộc với lịch sử ngôn ngữ học là: ngôn ngữ so sánh - lịch sử,
ngôn ngữ học khu vực và loại hình học. Song việc phân chia ngôn ngữ học
đối chiếu (contrastive linguistics) thành một phân ngành độc lập thì mãi tới
gần đây mới xuất hiện và còn không ít những vấn đề tranh luận.
Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lƣu nghiên cứu so sánh
nói chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ bất luận ngôn ngữ đó cùng
hay khác loại hình và ngữ hệ. Song phải nói rằng, nghiên cứu đối chiếu hình
thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con ngƣời để nắm ngoại
ngữ một cách nhanh chóng hơn, hữu hiệu hơn. Chính các yêu cầu của việc
học và dạy ngoại ngữ là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành phân
ngành khoa học này. Nhà ngôn ngữ học Pháp Di Pietơrô đã viết trong cuốn
“Cấu trúc ngôn ngữ qua đối chiếu” rằng: “Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời từ
kinh nghiệm dạy tiếng. Mỗi ngƣời học và dạy ngôn ngữ dễ dàng nhận ra một
điều là trong nhiều trƣờng hợp tiếng mẹ đẻ đã cản trở không nhỏ việc hiểu và
nắm thuần thục ngoại ngữ. Vì vậy, việc tích luỹ những tri thức và kinh
nghiệm sẽ giúp ta khắc phục một cách có hiệu quả khó khăn này”. [dẫn theo
36; tr. 12]
L.V. Serba đã viết trong cuốn sách “Dạy ngoại ngữ ở trường trung
học. Vấn đề chung về phương pháp luận” cũng cho rằng nghiên cứu đối chiếu
không chỉ giúp cho việc học và dạy ngoại ngữ tốt hơn mà còn giúp chúng ta
hiểu sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ, vì việc nghiên cứu đó giúp chúng ta thâm nhập
vào thực chất của các quá trình ngôn ngữ cũng nhƣ hiểu sâu hơn các quy luật
điều khiển các qui trình này [19; tr. 26]. Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta
có thể đồng ý với nhận định rằng: “Mặc dầu nghiên cứu đối chiếu viện dẫn
cái lý do chủ yếu ở sự cần thiết cho giáo học pháp ngoại ngữ với sự phát hiện
những khác nhau cơ bản giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của ngƣời học đó,
chúng ta không thể không tính đến tầm quan trọng của việc phân tích đối
chiếu nhƣ một phƣơng thức đánh giá các định đề cũng nhƣ những đòi hỏi của
chính lý luận của ngôn ngữ học” [36, tr.76].
1.1.2. Khái niệm về thuật ngữ so sánh đối chiếu
Lịch sử phát triển của những tri thức khoa học bao giờ cũng là một quá
trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ nghiên cứu đối
chiếu cũng đƣợc xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó. ở
đây, trƣớc hết cần nói đến mối quan hệ tƣơng ứng trong cách dùng các thuật
ngữ: ngôn ngữ học so sánh, ngôn ngữ học đối chiếu.
Trong nghĩa thƣờng dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau
nhiều về ý nghĩa. “So sánh” là xem xét để tìm ra những điểm giống, tƣơng tự,
hoặc khác biệt nhau về số lƣợng, kích thƣớc, phẩm chất, còn “đối chiếu” là so
sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Đối chiếu nguyên bản với bản
dịch (Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên) [TĐ 24].
Nhƣ đã thấy, không hẳn định nghĩa trên đây là hoàn toàn chính xác,
nhƣng chúng đã cho ta ý niệm về nội dung các kết hợp thuật ngữ “ngôn ngữ
học so sánh”, “ngôn ngữ học đối chiếu” là chƣa hoàn toàn chính xác. Cách
hiểu nội dung thuật ngữ cần chính xác hơn và có tính quy định hơn cách hiểu
thông thƣờng. Trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ tiếng Việt: ngôn ngữ học so
sánh tƣơng ứng với tiếng Anh comparative linguistics. Đó là thuật ngữ để
chỉ một phân ngành của ngôn ngữ học và cái nội dung từ “so sánh” đƣợc hiểu
một cách rất xác định. Việc xem xét kỹ những tài liệu ngôn ngữ học cho thấy
một số nhà ngôn ngữ có ý thức phân biệt ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa
rộng với ngôn ngữ học so sánh - lịch sử. Trong trƣờng hợp thứ nhất thuật ngữ
“so sánh” dƣờng nhƣ chủ yếu chỉ nhấn mạnh cách tƣ duy, về việc sử dụng so
sánh nhƣ một phƣơng pháp chung của tƣ duy: vì vậy, ngƣời ta cũng có thể
nói: so sánh - lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiếu v.v
Song trƣờng hợp thứ hai, thuật ngữ so sánh đƣợc dùng với nội dung
khái niệm ngôn ngữ học so sánh - lịch sử. Đây cũng là cách dùng có tính chất
rút gọn.
Thuật ngữ đối chiếu, đối sánh thƣờng đƣợc dùng để chỉ phƣơng pháp
hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tƣợng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ.
Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau
hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc nghiên cứu
chủ yếu là nguyên tắc đồng đại.
Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu ngƣời ta dùng phổ biến thuật
ngữ comparative để chỉ ngôn ngữ học so sánh trong nghĩa rộng và nghĩa hẹp
của từ này. Dần dần về sau thuật ngữ so sánh cũng dùng để chỉ cả nội dung
đối chiếu.
Trong ngôn ngữ học Anh, những thuật ngữ truyền thống đƣợc dùng
tƣơng đối lâu dài. Chẳng hạn, trong các công trình của Haliday, Mackinton và
một số tác giả khác, cho mãi đến năm 1964, vẫn dùng thuật ngữ so sánh
comparative. Và ngay cả Elic mãi đến năm 1966 vẫn dùng thuật ngữ
comparative với nghĩa đối chiếu. Cho đến gần đây thuật ngữ “ngôn ngữ học
đối chiếu” - contrastive linguistics mới đƣợc dùng với nghĩa của nó một cách
phổ biến tức là chỉ một phân ngành nghiên cứu riêng - nghiên cứu đối chiếu.
Trong phần lớn tài liệu viết bằng các tiếng châu Âu cho thấy có sự
chuyển dần phân biệt so sánh đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử với
ngôn ngữ học đối chiếu. Việc dùng phân biệt đối chiếu và tƣơng phản thì
không thật sự thể hiện rõ ràng.
Trong thức tiễn nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cƣú đã chỉ rõ, việc phân
tách ra cái giống nhau và khác nhau trong đối chiếu là rất khó. Nó đƣợc thực
hiện một cách đồng thời. Xác định cái khác nhau phải biết cái giống nhau
cùng tồn tại giữa các sự vật. Song bao giờ cái khác nhau cũng dễ nhận thấy
hơn. Nói chung, nghiên cứu đối chiếu giúp ta xác định cái giống nhau và khác
nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của chúng.
1.1.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phƣơng pháp đối chiếu hay phƣơng pháp ngôn ngữ học đối chiếu có
một hệ thống nguyên tắc, thủ pháp nghiên cứu riêng. Nó khác với phƣơng
pháp miêu tả và phƣơng pháp so sánh - lịch sử. Nhƣng đồng thời, phƣơng
pháp nghiên cứu này có kế thừa và sử dụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên
cứu miêu tả và so sánh - lịch sử. Chính điều này đã tạo ra đặc điểm riêng, lợi
thế và triển vọng của phƣơng pháp nghiên cứu đối chiếu.
Trƣớc hết chúng ta hãy xem xét một số đặc điểm chủ yếu của phƣơng
pháp đối chiếu.
1.1.3.1. Xác lập cơ sở đối chiếu
Xác lập cơ sở đối chiếu là xác định đối tƣợng nghiên cứu cụ thể, định
rõ đặc điểm đối tƣợng và định hƣớng các hoạt động, các bƣớc nghiên cứu
nhất định.
Cơ sở đối chiếu là những điểm giống và khác nhau hay những tƣơng
đồng và dị biệt của phạm vi đối tƣợng đƣợc khảo sát. Thông thƣờng các ngôn
ngữ, các hiện tƣợng càng giống nhau thì càng có nhiều điểm chung, dấu hiệu
chung. Nếu nhƣ hai hay một số ngôn ngữ, hiện tƣợng càng khác nhau thì
những điểm khác, dấu hiệu khác càng nhiều.
Cơ sở đối chiếu của phƣơng pháp đối chiếu không chỉ khác với phƣơng
pháp so sánh - lịch sử (đều là so sánh ngoài - giữa các ngôn ngữ với nhau) mà
còn phân biệt đối chiếu và đối lập. Phƣơng pháp đối chiếu nhằm mục đích đối
chiếu các hiện tƣợng, phạm trù của các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra những
nét tƣơng đồng và dị biệt; trong trƣờng hợp chỉ có sự dị biệt thì có thể hiểu là
tƣơng phản. Còn đối lập là dùng để đối chiếu các hiện tƣợng trong cùng một
ngôn ngữ, đối lập là sự khác biệt ở hai cực trong một phạm trù nhƣ: danh từ
và động từ, chủ ngữ và vị ngữ, nguyên âm và phụ âm, thể hoàn thành và
không hoàn thành.
1.1.3.2. Phạm vi đối chiếu
Việc xác định phạm vi đối chiếu thƣờng đựơc phân giới theo các
nguyên tắc sau:
Phân biệt đối chiếu ngôn ngữ và đối chiếu dấu hiệu. Đối chiếu ngôn
ngữ là qui định phạm vi nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau. Đó là cách đối
chiếu tổng thể hoặc bao quát chung. Việc lựa chọn ngôn ngữ đối chiếu cũng
có hai khả năng chính. 1) Lấy một ngôn ngữ là cơ sở, tức là ngôn ngữ này làm
ngôn ngữ đối tƣợng để phân tích, làm sáng tỏ. Ngôn ngữ (hay các ngôn ngữ)
còn lại sẽ là phƣơng tiện, là điều kiện qui chiếu cho phép làm sáng tỏ đặc
điểm của ngôn ngữ đối tƣợng. Ngôn ngữ đối tƣợng cần đƣợc tập trung phân
tích có thể hoặc là chỉ có ý nghĩa cho nó, hoặc là có thể đại diện cho một số
ngôn ngữ khác. Nó là cá thể riêng biệt và cũng có thể là cái mẫu, là tiêu điểm
chú ý của việc nghiên cứu nhiều mặt. Chẳng hạn, trong quá khứ ở phƣơng
Tây tiếng Latinh đã là tiêu điểm, là cơ sở để đối chiếu với tiếng Pháp, tiếng
Anh, và các tiếng Slavơ. 2) Khả năng thứ hai là cả hai hay các ngôn ngữ đối
chiếu đều đƣợc chú ý nhƣ nhau. Trong trƣòng hợp nhƣ thế gọi là phân tích
đối chiếu song ngữ. Trong phân tích đối chiếu song song, phạm vi các vấn đề
đối chiếu sẽ đƣợc chú ý đồng đều về tất cả các mặt ở ngôn ngữ đƣa vào
nghiên cứu. Khả năng này đƣợc vận dụng để tìm cái chung và cái riêng ở các
ngôn ngữ so sánh, từ đó ứng dụng thực tiễn trong dạy học ngoại ngữ hay
phiên dịch. Thƣòng những phân tích nhƣ thế đƣợc tiến hành đối với các ngôn
ngữ cùng loại hình hoặc các ngôn ngữ có cùng hoặc gần gũi về hệ. Ví dụ:
những nghiên cứu đối chiếu song song tiếng Bun-ga-ri và tiếng Ba Lan, tiếng
Nga và tiếng Bun-ga-ri v.v Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu là phạm
vi tất yếu phải có trong nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu đối chiếu dấu hiệu
thƣờng đƣợc tiến hành trên các bình diện chủ yếu sau đây:
Đối chiếu phạm trù nhằm vào việc làm sáng tỏ đặc điểm thể hiện
các phạm trù ở ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu nhƣ phạm trù: thời, thể,
xác định, không xác định: phạm trù số, giống, cách, đa nghĩa, đồng
âm, trái nghĩa, đồng nghĩa v.v
Đối chiếu cấu trúc hệ thống nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm, cấu tạo,
những đặc điểm giống, khác, đặc trƣng của các hệ thống lớn, hệ
thống con đƣợc nghiên cứu nhƣ hệ thống âm vị, hình vị, hệ thống từ
loại, hệ thống câu đơn, câu phức v.v
Đối chiếu chức năng và hoạt động nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm
hoạt động, hành chức của các hiện tƣợng, phạm trù ngôn ngữ.
Đối chiếu phong cách nhằm làm sáng tỏ hoạt động các phong cách
chức năng, những nét chung và riêng của các thể hiện phong cách
chức năng ở ngôn ngữ đựơc đối chiếu.
Đối chiếu lịch sử phát triển có quan hệ với nghiên cứu lịch đại.
Phạm vi đối chiếu này nhằm làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các
quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh -
lịch sử, vừa quan hệ với loại hình học lịch đại.
Một số phƣơng thức đối chiếu chủ yếu. Để thể hiện nghiên cứu đối
chiếu các ngôn ngữ ngƣời ta thƣờng sử dụng một số phƣơng thức
chủ yếu sau đây: Phƣơng thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc, đồng
nhất/ khu biệt chức năng, đồng nhất/khu biệt hoạt động, đồng
nhất/khu biệt phong cách, đồng nhất/khu biệt phát triển và đồng
nhất/ khu biệt xã hội - lịch sử ngôn ngữ.
Phƣơng thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc: ngôn ngữ là một cấu tạo
có tính cấu trúc - hệ thống. Khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ nhất
thiết phải đối chiếu các yếu tố, các đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo của
cấu trúc - hệ thống đó. Chẳng hạn đối chiếu ngữ âm - âm vị, hình thái học
v.v Khi thực hiện phân tích đối chiếu thƣờng bắt đầu đồng thời hai khâu
kế tiếp nhau. Phân tích đối lập các đơn vị, các hiện tƣợng ở mỗi ngôn ngữ
theo một quan điểm lý luận thống nhất; sau đó thực hiện đối chiếu trên cơ
sở các kết quả đạt đƣợc giữa các ngôn ngữ. ở đây có thể tổng hợp các bƣớc
phân tích đối chiếu cấu trúc theo công thức:đối lập - đối chiếu.
Phƣơng thức đối chiếu chức năng thực hiện xác định những mặt
tƣơng đồng và dị biệt về chức năng của các hiện tƣợng; sự kiện ở các ngôn
ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt có thanh điệu nên không thể có trọng âm từ.
Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Bun-ga-ri có trọng âm từ nhƣng
chức năng của trọng âm trong tiếng Nga và tiếng Bun-ga-ri giống nhau
nhiều hơn. Ví dụ, trọng âm có chức năng biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý
nghĩa từ vựng, ý nghĩa sắc thái tu từ - biểu cảm v.v Cùng một hiện tƣợng
nhƣng khả năng đảm nhiệm chức năng, phạm vi hoạt động không giống
nhau. Điều đó cũng có thể áp dụng cho dấu hiêụ khu biệt âm vị dài, ngắn
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Sự đối lập i (dài/ngắn) trong tiếng Anh có
nghĩa âm vị học, còn trong tiếng Việt lại không có giá trị ấy. Ví dụ [bit]
(bit) có nghĩa là một ít
[bi:t] (beat) có nghĩa là đánh
Phƣơng thức đồng nhất/khu biệt hoạt động góp phần xác định sự
thông dụng, tính phổ biến hay hạn chế của các hiện tƣợng, sự kiện ngôn
ngữ đều có trong ngôn ngữ đối chiếu. Phƣơng pháp này nhằm chỉ ra các
hiện tƣợng ngôn ngữ xét về phƣơng diện nào đó là giống nhau trong các
ngôn ngữ, nhƣng ở ngôn ngữ này đƣợc sử dụng phổ biến, hoạt động mạnh
hơn còn ở ngôn ngữ khác thì ngƣợc lại. Chẳng hạn trong địa hạt từ vựng -
ngữ nghĩa, tiếng Bun-ga-ri, tiếng Việt đều có sự vay mƣợn từ tiếng ấn - Âu
(Pháp, Latinh ) song số lƣợng từ mƣợn tiếng Pháp, Latinh trong tiếng
Bun-ga-ri khá nhiều, còn trong tiếng Việt thì ít hơn. Trong tiếng Bun-ga-ri
còn có tiếng Nga cổ nhƣng không thể gọi là vay mƣợn vì chúng có vốn từ
gốc Slavơ cổ chung.
Phƣơng thức đồng nhất khu biệt phong cách nhằm làm sáng tỏ
những đặc điểm thể hiện, vận dụng phong cách chức năng ở mỗi ngôn
ngữ. Phƣơng thức này có thể tiến hành qua nhiều lĩnh vực: chẳng hạn
phong cách thể loại nhƣ thi ca, báo chí, chính luận, tiểu thuyết, khoa học
kỹ thuật v.v hoặc phƣơng tiện tu từ nhƣ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ v.v
Phức tạp hơn cả là đối chiếu hai hệ thống phƣơng tiện thông tin văn bản và
các thể loại văn phong thuộc về các thời kỳ xã hội lịch sử văn hoá khác
nhau. Trong trƣờng hợp này, đối chiếu phong cách không giới hạn ở tiêu
chuẩn ngôn ngữ tín hiệu mà cả ngôn ngữ - tâm lý, ngôn ngữ - xã hội, tâm
lý học - xã hội. Phạm vi đối chiếu của phƣơng thức này gắn liền với việc
xem xét các nhân tố xã hội - lịch sử.
Phƣơng thức đồng nhất/khu biệt phát triển dùng để xác định đặc
điểm và chiều hƣớng phát triển của các ngôn ngữ. Phƣơng thức này giả
định rằng: mỗi ngôn ngữ, xét về bình diện động, luôn luôn có thay đổi,
phát triển. Sự phát triển ngôn ngữ thể hiện ở các thay đổi cấu trúc nội bộ,
phạm vi hoạt động, chức năng của nó dƣới sự tác động của những điều
kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình phát triển.
Phƣơng thức đồng nhất/khu biệt xã hội - lịch sử quy định xem xét
các hiện tƣợng ngôn ngữ, không chỉ trong quan hệ với xã hội - lịch sử mà
chủ yếu là sự hoạt động của ngôn ngữ trong điều kiện xã hội - lịch sử cụ
thể của mỗi dân tộc. Chẳng hạn cùng chỉ những từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng,
đen, trắng nhƣng những đặc trƣng, những biểu tƣợng ở mỗi ngôn ngữ sẽ
khác nhau do đặc trƣng khác nhau về xã hội, văn hoá, dân tộc của mỗi
ngôn ngữ đó. Phƣơng thức đồng nhất xã hội lịch sử trong nghiên cứu vận
dụng ngôn ngữ sẽ cho chúng ta biết cái chung, cái riêng, cái phổ biến, cái
đặc thù của các ngôn ngữ đối chiếu. Chính nhờ xác định đƣợc những đặc
trƣng đó cho phép chúng ta không chỉ xác định đƣợc loại hình phong cách
chức năng mà cả loại hình giao tiếp - văn hoá ngôn ngữ, giúp chúng ta
hiểu ngôn ngữ qua lăng kính văn hoá và ngƣợc lại hiểu văn hoá qua hiện
thực ngôn ngữ.
1.2. Khái niệm về cụm từ
1.2.1 Khái quát về cụm từ
Theo Diệp Quang Ban (2004): từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và
có ý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi
từ trong tổ hợp từ là một thành tố. Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một
kiến trúc tƣơng đƣơng với câu nhƣng chƣa thành câu, cũng có thể là một đoạn
có nghĩa của câu.
Các tổ hợp từ chƣa thành câu (bao gồm tổ hợp từ tƣơng đƣơng câu và
đoạn có nghĩa của câu) đƣợc gọi chung là tổ hợp tự do. Về nguyên tắc, tổ hợp
từ tự do có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần
còn lại trong tổ hợp từ này. Những tổ hợp từ có kết từ ở đầu nhƣ vậy mang
tên là giới ngữ. Trái lại, tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ
pháp nhƣ vậy, đƣợc gọi là cụm từ, ví dụ:
1. Đã học xong.
2. Nghèo nhƣng tốt bụng.
Vậy cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp "tự do" với
nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ
ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này).
1.2.2. Đặc điểm của cụm từ
Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có một
trong ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:
- Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ vị.
- Quan hệ giữa hai thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là
quan hệ chính phụ.
- Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp gọi là quan
hệ bình đẳng.
Trong việc nghiên cứu của cú pháp, kiểu cụm từ chủ - vị thƣờng giữ vai
trò nòng cốt trong câu đơn hai thành phần, nó là cơ sở của một thứ đơn vị
riêng của ngôn ngữ - đối tƣợng trực tiếp của việc nghiên cứu câu. [2; tr. 5-10]
Cụm từ trong tiếng Việt có hai loại: Cụm từ tự do và cụm từ cố định
* Cụm từ tự do:
Cụm từ tự do có một số đặc điểm sau:
Một là: ý nghĩa của cụm từ tự do về cơ bản do ý nghĩa của các thành tố
quyết định, vì vậy nghĩa của chúng về cơ bản có nghĩa của các từ trên hợp lại.
Hai là: cấu trúc của cụm từ tự do lỏng, các thành tố trong cụm từ tự do
đều dễ bị thay thế.
Ba là: quan hệ ngữ pháp của cụm từ tự do thƣờng đơn giản, ít tầng bậc.
* Cụm từ cố định:
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tƣ cách một
đơn vị có sẵn nhƣ từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định nhƣ từ.
Chính vì thế cụm từ cố định đƣợc gọi là đơn vị tƣơng đƣơng với từ.
Chúng tƣơng đƣơng với nhau về tƣ cách của những đơn vị đƣợc làm sẵn trong
ngôn ngữ; và tƣơng đƣơng với nhau về chức năng định danh, chức năng tham
gia tạo câu. Chẳng hạn, các cụm từ: to run as fast as legs can carry one, to
earn one‟s daily bread của tiếng Anh, ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván của
tiếng Việt đều là những cụm từ cố định. Chúng đƣợc tái hiện và tái lặp trong
phát ngôn cũng nhƣ các từ vậy.
Trên đây là đặc điểm của cụm từ đại cƣơng trong tiếng Việt. Vậy quan
niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt có những nét gì giống và khác
nhau?
1.2.3. Quan niệm cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
* Cụm từ tiếng Anh
Trong tiếng Anh quan niệm về cụm từ nhƣ sau:
“Cụm từ đƣợc định nghĩa theo một cách truyền thống là một nhóm từ
gắn liền với nhau mà không bao gồm động từ xác định, nó chỉ làm nên một
đơn vị câu mà chức năng của cụm từ là một phần của câu”. [dẫn theo 23; tr. ].
Định nghĩa truyền thống này dùng ba tiêu chuẩn khác nhau: Đó là ngữ
nghĩa học (một nhóm từ kết hợp với nhau), cấu trúc câu (không gồm động từ
cụ thể nhƣng lại tạo nên một đơn vị câu); và một cụm từ, theo định nghĩa nhƣ
trên, chức năng nhƣ là một thực thể mạch lạc trong câu. Hãy xem xét các cụm
từ trong những ví dụ dƣới đây, những từ và những cụm từ có thể đƣợc thay
thế, chúng ta sẽ thấy rằng chức năng này là rất quan trọng nhƣ những chức
năng khác của câu (danh từ, tính từ, trạng từ).
Ví dụ: Swimming in the pond is her favorite exercise.
Bơi lội trong ao là bài tập thể dục ƣa thích của cô ta. (Cụm từ swimming
in the pond có chức năng làm chủ ngữ của câu).
The book on the table.
Quyển sách trên bàn (cụm từ on the table - cụm từ chỉ địa điểm).
The house with damaged roof in No.7 storm was built in 1900. (cụm từ
damaged roof in No.7 storm có chức năng nhƣ một tổ hợp bổ nghĩa cho “the
house”).
Về cơ bản cụm từ là một cấu trúc dễ mở rộng.
Vì thế cụm từ, nhƣ chúng ta đã nói ở trên, là một sự mở rộng những
phần từ đơn lẻ của câu nói.
* Cụm từ tiếng Việt
Cụm từ là một tổ hợp từ hai thực từ trở lên kết hợp với nhau theo các
quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và là một đơn vị ngữ
pháp, có vị trí độc lập với các từ và câu; cụm từ thƣờng biểu hiện ý nghĩa
cùng với nghĩa của từ loại làm thành tố trung tâm của cụm từ.
Cụm từ vừa có những nét giống nhƣ từ, vừa có mặt giống nhƣ câu
nhƣng không phải là câu. Cụm từ cũng nhƣ từ làm chức năng giao tiếp (trong
ngôn ngữ) chỉ thông qua câu và đứng trong tổ chức câu. Cụm từ cũng nhƣ từ
không có thuộc tính của câu là tính vị ngữ. Nếu một từ hoặc một cụm từ có
tính vị ngữ, thì từ đó sẽ trở thành trung tâm kết cấu của câu (những đơn vị
thƣờng gọi là cụm chủ vị). Có hai thành phần chính, là những đơn vị tính vị
ngữ có thể trực tiếp trở thành câu hoặc trở thành nòng cốt của câu, ví dụ:
Chim hót; Nó ngủ; Từ chiều lại bắt đầu trở rét, v.v các đơn vị này khác với
cụm từ về chất, chúng có những đơn vị ngữ pháp đối lập với cụm từ.
1.2.4. Phân loại cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt
Trong tiếng Việt có thể phân thành 2 kiểu cụm từ: Cụm từ liên hợp,
cụm từ chính phụ. Cụm từ thƣờng đƣợc gọi tên theo từ loại của thành tố chính
trong cụm. Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại cụm từ sau đây:
1. Cụm từ có danh từ làm thành tố chính: gọi là cụm danh từ.
Ví dụ: Các anh bộ đội, mấy cô hàng xén.
2. Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ.
Ví dụ: Đã ăn rồi, vừa ăn.
3. Cụm từ có tính từ làm thành tố chính gọi là cụm tính từ.
Ví dụ: Bức tranh đẹp quá.
4. Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ.
Ví dụ: Hơn hai tiếng, độ hai tiếng.
5. Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ.
Ví dụ: Tất cả chúng tôi.
Trong số năm loại cụm từ kể trên, cụm danh từ và cụm động từ là
những cụm từ có cấu tạo đa dạng hơn hẳn hai loại cụm từ cuối cùng. Vì vậy
thông thƣờng ngƣời ta chỉ xét hai loại cụm từ này với tƣ cách là những hiện
tƣợng tiêu biểu (cụm tính từ có nhiều nét giống cụm động từ).
Mỗi loại cụm từ thông thƣờng có thể chia thành ba bộ phận rõ rệt.
- Phần phụ trƣớc, đứng trƣớc thành tố chính.
- Phần trung tâm, tức là phần chứa thành tố chính.
- Phần phụ sau, đứng sau thành tố chính.
Mỗi bộ phận có thể chứa nhiều yếu tố, mỗi yếu tố đƣợc gọi là một
thành tố. Một cụm từ chứa đủ ba bộ phận vừa nêu là cụm từ đầy đủ. Trong
hoạt động của mình. cụm từ có thể có mọi biến dạng cần thiết dựa trên cơ sở
dạng đầy đủ, kể cả dạng vắng trung tâm. Quan niệm cụm từ là tổ hợp của
những từ, cho nên khi chỉ có một từ thì, dùng từ đó tƣơng đƣơng với thành tố
chính hay tƣơng đƣơng với thành tố phụ, khi phân tích cấu tạo bề mặt, chúng
ta không coi đó là cụm từ.
Mặc dù có nhiều điểm giống nhau về nguyên tắc, nhƣng cách xây
dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn
nhƣ nhau.
Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chƣa xác định ngay nội dung khái
niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm
từ cố định tiếng Việt nhƣ sau:
Cụm từ cố định
1. Thành ngữ
Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa
của chúng có tính hình tƣợng hoặc/ và gợi cảm.
Ví dụ: Ba cọc ba đồng.
Chó cắn áo rách.
Tính đặc thù của một hệ thống thành ngữ bao giờ cũng có mức độ: ở
những ngôn ngữ càng xa nhau về loại hình và khu vực địa lý thì sự khác biệt
về tính đặc thù thƣờng là đậm nét (nghĩa là ở đây xuất hiện nhiều nét dị biệt
hơn).
Tính cố định là đặc trƣng của thành ngữ, tính cố định này đƣợc thể hiện
ở cấu trúc và ý nghĩa. Tính cố định về mặt ý nghĩa của thành ngữ là do lịch sử
dân tộc, tri thức văn hoá qui định.
Về mặt cấu trúc của thành ngữ, nói chung là ổn định. Tuy nhiên, trong
quá trình hình thành và phát triển của thành ngữ, cấu trúc trong thành ngữ có
những biến động.
2. Ngữ cố định định danh.
Ngữ cố định định danh là các cụm từ cố định nhƣng đƣợc tạo dựng
theo cách gần nhƣ cách tạo những từ ghép mà ngƣời ta vẫn hay gọi là từ ghép
chính phụ.
Ví dụ: Quân sƣ quạt mo.
Tuần trăng mật.
Ngữ cố định danh thực chất là những cụm từ cố định, định danh, gọi
tên sự vật. Những cụm từ nhƣ vậy thƣờng có một thành tố chính và một vài
thành tố phụ miêu tả sự vật. Chủ yếu miêu tả bằng đƣờng so sánh nhƣng
không dùng từ so sánh.
Ví dụ: Lông mày lá liễu.
Mắt bồ câu.
Gần giống nhƣ con đƣờng tạo dựng các từ ghép.
Ví dụ: đen sì, đen trũi, đen xỉn
Ngữ cố định định danh thƣờng tập trung vào khu vực tên gọi các bộ
phận cơ thể con ngƣời nhƣ:
Ví dụ: Tóc rễ tre, mắt ốc nhồi.
Cũng có một số tên gọi của sự vật khác hoặc của một trạng thái, thuộc
tính:
Ví dụ: đá tai mèo, con gái rƣợu.
Rõ ràng cơ chế cấu tạo những cụm từ trên đây giống nhƣ cụm từ làm
tên gọi cho một số sự vật hiện tƣợng nhƣng tính thành ngữ của chúng thấp
hơn.
Trong tiếng Anh, cụm từ là một nhóm từ không có động từ chia và
không đầy đủ nghĩa, nó phải đi với động từ chia để hoàn thành một câu hoặc
một mệnh đề.
Ví dụ: He sat on the bus, carrying a dog.
Ông ta ngồi trên xe buýt ôm con chó.
“on the bus” và “carrying a dog” là những cụm từ.
Thông thƣờng xét về ý nghĩa, có bao nhiêu loại mệnh đề phụ thì cũng
có bấy nhiêu loại cụm từ, vì thực ra có thể đổi một mệnh đề phụ ra cụm từ,
hoặc ngƣợc lại, mà không thay đổi ý nghĩa trong câu.
Cụm từ trong tiếng Anh cũng đƣợc phân loại nhƣ sau: Cụm từ làm
danh từ, cụm từ làm động từ, cụm từ làm giới từ…
Cụm tính từ thì đƣợc nguỵ trang bởi những đặc điểm bổ nghĩa cho một
danh từ (trong giới hạn chức năng). Thực tế, điều này có nghĩa là cụm tính từ
gần nhƣ luôn luôn xảy ra nhƣ là một bổ nghĩa của danh từ đứng đầu (hay
danh từ trung tâm) trong một cụm danh từ.
Ví dụ: The boy wearing white shirt and blue jeans is my brother.
Cậu bé mặc quần bò, áo sơ mi trắng là em trai tôi.
People in poor countries often suffer from malnutrition
Ngƣời dân ở những nƣớc nghèo thƣờng bị suy sinh dƣỡng.
Cụm từ làm trạng ngữ:
Theo cấu trúc, cụm từ trạng ngữ giống nhƣ cụm từ tính ngữ (cả hai đều
bắt đầu bằng một giới từ) nhƣng vị trí trong câu thì thƣờng khác nhau, sự
khác nhau chính giữa hai loại cụm từ nằm ở chức năng của chúng: Trong khi
cụm tính ngữ bổ nghĩa cho một danh từ, thì cụm trạng ngữ bổ nghĩa cho một
động từ, và có thể thƣờng đƣợc thay thế bằng một trạng từ đơn lẻ.
Ví dụ:
The meeting will be held tomorrow in the town hall.
Buổi họp sẽ đƣợc tiến hành vào ngày mai ở toà thị chính.
Phần lớn các cụm từ có thể đƣợc xem nhƣ là sự mở rộng yếu tố trung
tâm (yếu tố đầu) và những cái này thƣờng đƣợc liên quan tới những cụm từ
"nội tại/ nội tâm" (cũng nhƣ là những cụm từ cơ bản. Chúng có chức năng
ngữ pháp giống hệt nhau nhƣ là từ trung tâm hoặc từ đứng đầu:
Ví dụ: boys (những cậu bé)
The boys (những cậu bé)
The naughty boys (những cậu bé tinh nghịch)
Những cụm từ mà không thể phân tích bằng cách này thì đƣợc gọi là
cụm từ "nội tại".
Ví dụ: inside / the house
Bên trong căn nhà
Nhƣ đã đƣợc chú ý ở trên, từ trung tâm là một yếu tố chính của một
cụm từ. Nó là một sự cấu tạo từ vựng học theo yêu cầu trong một cụm từ.
Trong ngữ pháp hiện đại nó là trung tâm giúp nhận ra cụm từ của nó.
Theo cú pháp hiện đại, bất cứ một cụm từ nào cũng có thể là một hay
nhiều từ.