Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài giảng kỹ thuật PTN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.97 KB, 17 trang )

Chương 2: Nguyên tắc làm việc và những thực hành
chung cho các PTN
2.1. Nguyên tắc làm việc trong các PTN cần chú ý đến những vấn đề an toàn:
Làm việc trong PTN phải đảm bảo an toàn chung, an toàn PTN gồm 3 lãnh vực chính:
• Lĩnh vực quản lí và kiểm soát
• Lĩnh vực kỹ thuật
• Lĩnh vực trang bị cứu chữa, xử lý sự cố
Ba lĩnh vực trên có quan hệ hữu cơ với nhau, phục vụ mục đích chung:
+ Không để xảy ra sự cố, kiểm soát và loại trừ nguy cơ xảy ra sự cố
+ bảo vệ tính mạng và sức khỏ cho nhân viên
+ Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài sản, phương tiện của PTN và của cơ quan
+ Phát triển hoạt động của PTN và cơ quan
2.1.1. Lĩnh vực quản lí và kiểm soát
• Xây dựng chương trình an toàn PTN:
+ Quy định: Quy định chung; quy định an toàn
+ Kiểm tra môi trường làm việc
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ
+ Trang bị an toàn
+ Phân công phụ trách:
- Điện, nước, khí nén
- Lò nung, tủ sấy, bếp đun,…
- Lưu giữ và xử lý nước thải nguy hại
- Các loại hóa chất: cất giữu, bảo quản, sử dụng
- Dụng cụ có áp suất cao, thấp
- Phương tiện bảo vệ sức khỏe
- Phương tiện sơ cứu
• Hướng dẫn tập huấn cho nhân viên:
+ Chương trình cơ bản cho nhân viên mới
+ Chương trình nâng cao
+ Chương trình chuyên sâu
• Kiểm tra đột xuất và định kỳ vào nội dung an toàn PTN:


+ Đối tượng kiểm tra hàng tuần: Trực PTN, người kiểm tra ký sổ kiểm tra
+ Đối tượng kiểm tra hàng tháng; Đối tượng kiểm tra hàng quý; Đối tượng
kiểm tra 6 tháng; Đối tượng kiểm tra 12 tháng: Nhân viên chuyên trách +
Trưởng PTN
2.1.2. Lĩnh vực kỹ thuật:
Phụ thuộc vào chủng loại PTN. Tuy nhiên, có các vấn đề chung sau:
+ Phòng chống cháy nổ
+ An toàn về điện
+ An toàn về nước
+ An toàn về nhiên liệu, hóa chất
+ An toàn về xây dựng, sắp xếp, bố trí
+ An toàn về khí nén
+ An toàn về tính mạng và sức khỏe nhân viên
Đặc thù từng loại PTN:
• Phòng thí nghiệm vi sinh:
o An toàn cho nhân viên tránh nhiễm khuẩn
o Nồi khử trùng, áp suất
o Xử lý chất thải, nước thải
o Điện, nước, hóa chất, dụng cụ thủy tinh
• PTN Hóa học, hóa lý, hóa sinh
+ Bảo quản, lưu trữ và sử dụng hóa chất, dung môi đúng quy cách
+ Kỹ thuật, nguyên tắc sử dụng các thiết bị, máy móc
+ Kỹ thuật, nguyên tắc sử dụng dụng cụ thủy tinh
+ Bình khí nén, hỗn hợp cháy,…
+ Các nguồn phát sinh nhiệt
+ Hệ thống điện,nước
(Xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: sức khỏe công nhân và dân cư; Xí
nghiệp sản xuất khí nén: An toàn cháy nổ; Xí nghiệp sản xuất thuốc: sức khỏe
công nhân;…)
2.1.3. Lĩnh vực trang bị phòng tránh, cứu chữa, xử lý sự cố

a) Trang bị cá nhân:
+ Quần áo, găng tay, giày, mũ,…
+ Kính mắt
+ Khẩu trang thích hợp
b) Trang bị phòng thí nghiệm
+ Tủ hốt
+ Tủ chứa hóa chất, mẫu,…
+ Máy điều hòa, quạt hút,
+ Vòi rửa mắt, vói tắm an toàn
+ Các phương tiện chữa cháy
+ Tủ thuốc sơ cấp cứu
c) Soạn thảo các quy trình cấp cứu
+ Sự cố hóa chất
+ Sự cố chất phóng xạ
+ Sự cố chất sinh học độc hại
+ Sự cố cháy,…
Các thông tin cần thiết:
+ Số điện thoại, địa chỉ các cơ quan chuyên ngành
+ Bản nội quy ngắn gọn nêu những điều cần phải thực hiện và không được làm
về an toàn PTN.
2.2. Những thực hành chung cho các PTN
2.2.1. Về mặt nhận thức:
+ Cảnh báo điều kiện, hành động không an toàn, tránh hoặc khắc phục ngay.
+ Ghi bảng tất cả các bộ phận: kho, phương tiện đông lạnh, áp suất cao,
thấp, nguồn nhiệt,… Tất cả các loại hóa chất phải dán nhãn và ghi chép đầy đủ về
ngày nhận, mở sử dụng; ngày tháng các lần sử dụng; điều kiện bảo quản.
+ Nắm vững tính chất đặc trưng và các ký hiệu tương ứng:
- Chất dễ cháy, ăn mòn
- Chất độc, chất phản ứng mạnh, chất phóng xạ
- Chất nguy hại sinh học, chất gây ung thư

- Khí nén
- Cần lưu trữ hóa chất theo nhóm phân loại an toàn
+ Hiểu biết về các đặc trưng tương tác giữa các vật dụng trong PTN: vật liệu
nội thất và các loại hóa chất có trong PTN (các chất oxy hóa trên giá gỗ)
+ Có ký hiệu đặc biệt cho các chất đặc biệt nguy hiểm: vật liệu dễ cháy,
chất nguy hại sinh học,…
- Các loại dung dịch đậm đặc tránh các phản ứng nguy hiểm
- Tránh va chạm người cùng làm việc: đùa giỡn, nghịch ngợm
- Sử dụng các phương tiện trong PTN khi có nhu cầu và được huấn luyện
- Thực hiện các phản ứng nguy hiểm: vị trí thực hiện và các phương
tiện an toàn luôn sẵn sàng
2.2.2. Bảo vệ an toàn cá nhân:
+ Hô hấp và tự bảo vệ
+ Sử dụng tử hốt khi cần
+ Sử dụng kính bảo hiểm thường xuyên
+ Sử dụng găng tay phù hợp (với hóa chất độc ăn da, chỉ sử dụng găng tay
một lần rồi bỏ đi sau khi dùng; khi thao tác bằng găng tay xong cũng nên vệ sinh
như rửa tay thông thường)
+ Đeo khẩu trang phòng hộ phù hợp (nếu cần mang mặt nạ phòng độc khi
tháo tác các chất độc hại)
2.2.3. Vệ sinh cá nhân:
+ Rửa tay trước khi rời PTN
+ Mặc áo PTN
+ Không hút pipet bằng miệng
+ Không ăn uống, sử dụng mỹ phẩm trong PTN và các nơi lưu giũ hóa chất
hoặc các chất độc hại (có thẻ sử dụng kem bảo vệ nếu da quá nhạy cảm tuy nhiên
kem có thể là chất dễ hút hóa chất)
+ Không được hút trong PTN và lân cận
+ Không để thức ăn trong tủ lạnh để hóa chất và các chất độc hại
+ Không sử dụng dụng cụ PTN (thủy tinh) để ăn uống

+ Tránh sử dụng kính dán tròng trong PTN
+ Không để tóc dài, đeo trang sức không gọn khi máy chạy hoặc gần ngọn lửa
+ Chú ý các phần da không được che khi tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ (có
biện pháp che chở không cho các chất độc xuyên qua da như các amin thơm, )
+ Biết sử dụng các phương tiện tự cứu chữa trang bị PTN
2.2.4. Công tác kiểm tra trong PTN
* Kiểm tra an toàn hóa chất:
+ Chương trình an toàn sức khỏe
+ SOP an toàn của PTN
+ Đào tạo nhân viên
+ Ghi chép, theo dõi quản lý
+ Bảo quản hóa chất: phải có quy điịnh cụ thể về lưu trữ các hóa chất độc
và cực độc phải được đựng trong tủ riêng có khóa an toàn, xuất nhập có giấy tờ
ghi chép.
+ Kiểm tra tủ hút khí độc: hóa chất xếp trong tủ có được ngăn nắp ko, hóa
chất có quá nhiều không, những hóa chất có thể giữu ngoài nên đưa ra ngoài tủ hút
+ Sử dụng phương tiện đường thở
* Kiểm tra an toàn cháy
- Lối thoát hiểm
- Phương tiện dập tắt lửa, báo cháy, vòi phun nước
- Kiểm tra lượng chất lỏng trong bình chữa cháy
- Các chất dễ cháy lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông
- Các thiết bị tạo nhiệt độ cao khó kiểm soát có bộ phận phòng ngừa
- Các chất dễ cháy để cạnh nguồn nhiệt
* Kiểm tra môi trường làm việc
- Những bình chứa từng chủng loại chất thải, có đậy nắp?
- Lượng chất thải lưu giữ
- Bao nhiêu lượng chất thải độc cấp tính
- Dán nhãn trên bình chứa
- Hợp đồng xử lý nước thải độc hại, đo đạc nồng độ hóa chất, dung môi

trong PTN
* Kiểm tra an toàn trang bị PTN:
- Mối nối điện, các thiết bị an toàn, dòng điện ở trạng thái hoạt động tốt
- Bàn để thiết bị, dây ràng, chắn giữ
- Toàn bộ bình khí nén giữu chặt tránh va chạm và ngã đổ
- Các phương tiện cấp cứu: Vòi xả nước, vòi nước rửa mắt, tủ thuốc
Chương 3: Tổ chức quản lí và sử dụng Thiết bị dạy học, Hóa chất PTN
3.1. Nguyên tắc chung sắp xếp, bảo quản, sử dụng
Sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện trong quản lí, bảo quản, sử dụng
* Kho chung: phân chia vị trí phù hợp cho từng bộ môn sắp xếp theo đúng trật tự
ưu tiên phù hợp để sử dụng dễ dàng
* Kho riêng (Phòng thực hành riêng, từng nơi riêng biệt): tình trạng, các loại
phương tiện dạy học trong phòng
- Máy móc thiết bị hiện đại
- Chất liệu của các dụng cụ, thiết bị: kim loại, gỗ, thủy tinh, giấy, vải, sứ,
- Hóa chất: săp xếp khoa học,hiểu tính chất của chất, phân chia theo trạng
thái (rắn, lỏng, khí, bay hơi, phóng xạ, oxi hóa mạnh,…axit, bazơ, muối,…)
3.1.1. Thiết bị, dụng cụ, đồ dùng dạy học
a) Thiết bị, máy móc, mô hình: Cần được để riêng nơi khu vực khô ráo, tránh ẩm
thấp, có bàn để riêng, ngăn riêng, không để chung trong phòng với hóa chất, tránh
hơi hóa chất hủy hoại, các thiết bị có nguồn điện được sử dụng ổ cắm riêng và có
công tắc an toàn.
b) Dụng cụ bằng kim loại: để ngăn khô ráo không để chung với hóa chất để tránh
han rỉ.
c) Thủy tinh: phải được rửa sạch và sấy khô sau khi làm thí nghiệm. Là loại chất
liệu dễ vỡ, cần thao tác cẩn thận, cần phải có quy định cụ thể lựa chọn cho từng
điều kiện thí nghiệm (dưới chân không: bình cầu đáy tròn, thủy tinh pyrex,…;
dưới áp suất: thủy tinh pyrex loại có vách dày, bình teflon chịu nhiệt,…)
Quy định về việc sử dụng dụng cụ thủy tinh:
+ Khi bẻ gãy ống hay đũa thủy tinh được cắt bằng dũa, bọc chỗ cắt bàng vải, bẻ

nhẹ, hơ chỗ cắt với ngọn lửa đèn cồn để cho hết nhọn vì cạnh thủy tinh có thể cắt
tay.
+ Khi gắn ống thủy tinh, ống làm lạnh, phểu nhỏ giọt vào nút đậy của bộ cất cần
phải cầm ở phần cuối của dụng cụ này, dùng tay xoa nhẹ chứ không được ấn
mạnh, nếu đậy nút bằng cao su, dùng glyxerol bôi trơn sau đó lau sạch chỗ
glyxerol thừa
+ Không được đun nóng các thiết bị có thành bình dày, không dduocj rời chỗ làm
việc khi các thí nghiệm đang tiến hành, hiểu tính chất của các chất đang đun ở
nhiệt độ cao.
+ Sửa chữa hoặc vứt bỏ các dụng cụ thủy tinh trong điều kiện thao tác dưới chân
không, nên có tấm bảo vệ
+ Không đi chân không trong PTN, kính bảo vệ mắt, mang găng tay khi thu nhặt
thủy tinh vỡ
+ Các loại thủy tinh vỡ cho vào thùng chứa bằng nhựa hay kim loại, không được
cho chất thải khác vào
+ Những thủy tinh bị nhiễm bẩn được chứa riêng.
d) Gỗ, giấy: dễ rách, mối mọt: Tranh ảnh: có nẹp treo, để giá theo lớp, chương bài
hoặc theo chủ đề phù hợp với chương trình, SGK để tiện sử dụng… tránh nơi ẩm
ướt, tránh mối mọt.
3.1.2. Phân loại, bảo quản và sử dụng hóa chất
3.1.2.1. Một số vấn đề về hóa chất
a) Các mối nguy hiểm từ hóa chất
* Mối nguy hiểm vật lý: Hóa chất có thể tạo nguy hiểm vật lý nếu là:
+ Chất nổ
+ Khí nén
+ Nhiên liệu lỏng
+ Chất dễ cháy
+ Chất không bền, dễ phân hủy
+ Chất cho phản ứng với nước
+ Chất có tính oxy hóa, gây cháy nổ

+ Chất có thể tự nó không gây nguy hiểm nhưng khi tiếp xúc với chất khác
có thể trở nên nguy hiểm.
* Nguy hiểm cho sức khỏe
+ Gây ung thư
+ Gây độc hại
+ Gây hại cho da, cho các bộ phận nội tạng (thận, gan,…), cho hệ thần kinh
+ Ăn da
+ Bị ngứa ngáy khi bị phơi nhiễm nhiều lần
b) Các con đường xâm nhập cơ thể
- Qua đường hô hấp
- Da, mắt
- Đường tiêu hóa (ăn uống sau khi thao tác với hóa chất)
- Lỡ nuốt phải hóa chất
c) Thao tác an toàn
Dãn nhãn, hiểu tính năng, kiểm tra thường xuyên các hợp chất nhạy (nhạy với độ
ẩm, dễ bị oxi hóa: phenol, anilin,…; nhạy với không khí PTN (silicagel); nhạy với
sự polime hóa (HCHO, C
2
H
3
COOH, ); nhạy với nhiệt độ, ánh sáng (ete); độ nóng
chảy thấp: benzen, phenol,…; dễ bốc khói: HCl, HNO
3
, Br
2
,…)
3.1.2.2. Các kí hiệu về sự nguy hiểm và cách đề phòng
a) Các kí hiệu nguy hiểm
Loại 1 : Chất dễ nổ
Biểu tượng

Hình ảnh: phụ lục 3, nghị
định 13/2003/NĐ-CP
Cảnh bỏo Nguy hiểm nổ
Lư ý trên nhãn hóa chất Chất dễ nổ
Loại 2 : Chất khí dễ cháy
• Nhóm 2.1 : Khí ga dễ cháy
Biểu tượng
Hỡnh ảnh: phụ lục 3, nghị
định 13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm chỏy
Lưy ý trên nhãn hóa chất Chất khí dễ cháy
• Nhóm 2.2 : Khí ga độc hại
Biểu tượng
Hình ảnh: phụ lục 3, nghị
định 13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm chất độc
Lưy ý trên nhãn hóa chất Chất khí độc hại
Loại 3 : Các chất lỏng dễ cháy
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An Toàn
Môi Trường
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất Chất lỏng và hơi dễ cháy
Loại 4 : Các chất rắn dễ cháy
• Nhóm 4.1 : Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhạy
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An Toàn
Môi Trường
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất

Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng
và các chất nổ đặc khử nhạy
• Nhóm 4.2 : Các chất dễ tự bốc cháy
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An Toàn
Môi Trường
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất Tự cháy trong không khí
• Nhóm 4.3 : Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
Biểu tượng
Hình ảnh: phụ lục 3, nghị
định 13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy
Loại 5: Các chất oxy hóa
• Nhúm 5.1 : Các chất oxy hóa
Biểu tượng
Hình ảnh: phụ lục 3, nghị định
13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất
Có khả năng gây cháy hoặc tăng cường
sự cháy; Ôxy hóa
• Nhóm 5.2 : Các peroxit hữu cơ
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An
Toàn Môi Trường
Cảnh báo Nguy hiểm cháy
Lưy ý trên nhãn hóa chất
Có khả năng gây cháy hoặc tăng cường sự

cháy; Ôxy hóa
Loại 6 : các chất độc và lây nhiễm
• Nhóm 6.1 : Các chất độc
Biểu tượng
Hình ảnh: phụ lục 3, nghị
định 13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm
Lưy ý trên nhãn hóa chất Tiếp xúc có thể gây tử vong
 Nhóm 6.2 : Chất dễ lây nhiễm (Trích nguồn biểu tượng : website An Toàn Môi Trường)
Biểu tượng
Cảnh báo Nguy hiểm dễ lây nhiễm
Lưu ý trờn nhón hoỏ chất Tiếp xỳc cú thể gõy lõy nhiễm
Loại 7 : Chất phóng xạ
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An Toàn
Môi Trường
Cảnh báo Nguy hiểm phúng xạ
Lưy ý trên nhãn hóa chất Tiếp xúc có thể gây nhiễm phóng
Loại 8 : Chất ăn mòn
Biểu tượng
Hình ảnh: phụ lục 3, nghị định
13/2003/NĐ-CP
Cảnh báo Nguy hiểm ăn mòn
Lưy ý trên nhãn hóa chất
Tiếp xúc có thể gây ăn mòn kim loại hoặc
gây bỏng nghiêm trọng trên da và mắt
Loại 9 : Các chất và hàng nguy hiểm khác
Biểu tượng
Hình ảnh: Website An Toàn
Môi Trường

Cảnh báo Nguy hiểm chất độc hỗn hợp
Lưy ý trên nhãn hóa chất Tiếp xúc có thể gây nguy hại tới tính mạng
b) Cách đề phòng
- Quản lí các hóa chất khoa học, dễ sử dụng
- Biết được trước khi thao tác nên phải làm gì?
+ Mang khẩu trang
+ Mang kính
+ Đeo găng tay
- Biết làm việc với các hóa chất trên ở đâu?
Ở nơi thông thoáng, Trong tủ hút,…
- Trước khi sử dụng một hóa chất có biết tính chất lý hóa của hợp chất? Bằng cách
nào? Phải biết rõ tính chất lý hóa của chất trước khi sử dụng, tra cứu các biểu
tượng trên nhãn trong sách chuyên môn,…
Ví dụ: Benzen: chất dễ cháy, chất nguy hiểm và gây ngứa
Metanol: chất dễ cháy, chất độc hại
Asen, KCN, HgCl2: hóa chất cực kỳ độc hại
- Khi đặt để hóa chất cần chú ý những vấn đề nào?
+ Đặt để trên lối đi?
+ Để hóa chất dưới bồn rửa?
+ Sử dụng thùng chứa khi cần thiết, kệ có gờ chắn?
+ Khay chịu được hóa chất ăn mòn mạnh?
+ Ghi rõ ngày, tháng nhập kho với hóa chất có thể tạo ra peroxit; ngày hết
hạn, tránh va chạm mạnh và đặt nơi riêng nếu có thể.
3.2. Yêu cầu và kĩ thuật bảo quản hóa chất
3.2.1. Quản lí lưu kho dựa trên phân loại
- Dựa theo vần chữ cái trong cùng một loại
- Không để chung các hóa chất không tương thích
- Lọ, chai có nhãn đặc trưng
Theo nguyên tắc:
- Đảm bảo chất lượng (đảm bảo độ tinh khiết) và số lượng hóa chất

- Tiện sử dụng, dễ thấy, dễ lấy.
- Đảm bảo an toàn
Để đạt được yêu cầu trên cần chú ý:
* Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt
Hình dạng, kích thước, màu sắc của lọ cần căn cứ vào tính chất và số lượng của
từng loại hóa chất. Các loại hóa chất phải có nhãn, trên nhãn ghi rõ công thức hóa
học, tên hóa chất, tên hóa chất và nồng độ (nếu là dụng dịch) và ghi rõ chất độc và
chất dễ cháy.
* Các lọ hóa chất cần xếp trong các tủ riêng
Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa
chất. Hóa chất sắp xếp theo loại, phân nhóm, theo cation hoặc anion. Mỗi loại để
riêng trong một ngăn tủ, các hóa chất lỏng nên để ở ngăn cuối cùng.
Các chất độc cần để riêng trong ngăn tủ có khóa. Các chất hữu cơ, các chất dễ
cháy cũng cần để riêng. Khi sắp xếp các lọ hóa chất trong cùng một nhóm nên để
lọ nhỏ phía trước, lọ lớn ở thẳng hàng phía sau, nhãn quay ra ngoài.
* Không để các hóa chất có tính chất “kị nhau” bên cạnh nhau
Đó là những hóa chất khi hóa hợp với nhau có thể bốc cháy, gây nổ,…nguy hiểm.
Ví dụ:
- Axit nitric “kị” với glyxerol, ancol, dầu, mùn cưa, bông
- KMnO
4
“kị” với glyxerol, ancol, S, I
2
, than hoạt tính, …
- Axit sufuric “kị” dầu thông, KMnO
4
, …
- Kim loại kiềm “kị” với nước,…
* Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi đề phòng hơi
hóa chất bay lên có thể làm bật nút các lọ chứa. Một số hóa chất thường bị biến

chất một cách tự nhiên như: H
2
O
2
để lâu ngày sẽ mất oxi; Clorua vôi, nước Javen
để lâu ngày hàm lượng clo bị giảm đi,… Đối với các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ
biến chất càng cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện bảo quản như để nơi mát, đựng
trong lọ kín.
3.2.2. Thao tác với hóa chất độ có an toàn thấp
* Chất gây nổ: các bình khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất, bình khí để
phun sương. Quản lí:
1. PTN có phân công người quản lý và chịu trách nhiệm kỹ thuật các bình khí nén?
2. Bình khí nén có được kiểm tra an toàn
3. Đồng hồ đo khí có đúng chủng loại?
4. Đồng hồ kiểm tra có được kiểm tra an toàn?
5. Bình nén khí để đúng vị trí?
6. Người sử dụng trực tiếp nắm vững các nguyên tắc sử dụng?
7. Có sổ theo dõi đổi hình và kiểm tra an toàn?
8. Có dây xích hoặc khung sắt giữ bình?
* Chất dễ cháy, dễ bay hơi: dung môi hữu cơ, hợp chất hữu cơ ( xăng, ete, dầu,
…) tránh nhiệt độ cao, tránh chiếu sáng, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh các chất
oxi hóa mạnh, tránh axit, hiểu được mối nguy hiểm và hướng dẫn các thao tác làm
việc an toàn cho người sử dụng:
1. Chỉ sử dụng các nguyên liệu cháy khi cần thiết và ngắt ngay, bảo quản khi công
việc kết thúc.
2. Không được dùng nguồn cháy hở cho chất dể cháy. Trước khi bật lửa phải
đưa các chất dể cháy để chổ khác, nắm được quy trình sử dụng các chất này, đặc
biệt là chất khí, lỏng dễ cháy và thông tin cho mọi người trong phòng biết.
3. Khi sử dụng dung môi, các chất dễ cháy chú ý bật quạt hút, thao tác cho tủ
hút tránh ngọn lửa hở.

4. Dung môi dễ bay hơi để trong tủ lạnh chuyên dụng, không giữ nhiều chai lọ trong
cùng một ngăn lạnh.
3.2.3. Các loại hóa chất thường sử dụng
3.2.4. Yêu cầu về kho, PTN
- Kho phải thoáng mát, hóa chất không bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào và được bố
trí ở vị trí chữa cháy được dễ dàng.
- Kệ phải được sơn, phủ sơn chịu đựng được hóa chất, không sắp quá tải
Chương 4: An toàn Phòng thí nghiệm
4.2. An toàn PTN
4.2.1. Xây dựng chương trình an toàn PTN
a) Những nguyên tắc cơ bản:
- Tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty và trưởng PTN và cán bộ có trách
nhiệm về bảo vệ sức khỏe tại nơi làm việc
- Tất cả cán bộ PTN bằng tất cả nỗ lực bảo vệ chính mình và đồng nghiệp
bằng cách tuân thủ nghiêm túc chương trình bảo vệ sức khỏe và an toàn PTN được
soạn thảo và trình bày bằng văn bản.
b) Thiết lập chương trình an toàn PTN:
- Trưởng PTN sẽ xây dựng chương trình bảo vệ sức khỏe và an toàn PTN
và được truyền đạt cho cán bộ PTN.
- Chương trình phải được lập thành văn bản
- Cán bộ PTN phải được tập huấn
- Chương trình này phải được áp dụng hoàn chỉnh và được thanh tra kiểm
soát định kỳ
- Mỗi PTN cần chỉ định cán bộ phụ trách:
+ Về an toàn hóa chất: Lập chương trình An toàn hóa chất
+ Về an toàn sinh học: chương trình An toàn sinh học, thực hành
chương trình này
+ Về an toàn chất phóng xạ: lập chương trình huấn luyện
+ Về phòng cháy, nổ, chữa cháy
c) Phụ trách PTN: luôn theo dõi các quy định của nhân viên mình, tổ

chuawcs các khóa huấn luyện, xem nhân viên có sử dụng đúng các thiết bị bảo vệ
trong khi làm việc, kiểm tra thường xuyên về hóa chất thiết bị điện, nồi hấp,… và
các thiết bị phòng cháy chữa cháy, dụng cụ áp suất cao và đảm bảo các thiết bị
trên ở trạng thái làm việc tốt. Các đợt kiểm tra thường kỳ phải được ghi chép.
Nhân viên PTN có trách nhiệm lên kế hoạch kiểm tra phương tiện làm việc
của mình và thực hiện tốt các quy trình cấp cứu, khắc phục hậu quả.
Ghi chép tất cả các sự cố xảy ra, kể cả nguy cơ xảy ra – những đợt thanh
tra, giám định cần soạn các đề mục, bảng mẫu thể hiện đầy đủ các thông tin để
lãnh đạo xác định rõ ràng địa điểm xảy ra, nhằm giúp cho việc khắc phục và
phòng tránh về sau.
Những ghi chép cụ thể để giúp soát xét lại, hiệu chỉnh bổ sung chương trình
bảo vệ sức khỏe và an toàn PTN và hoàn chỉnh nó.
QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG ĐIỆN PTN
-Mô tả đặt trưng hệ thống điện.
. tổng công suất thiết kế
. lượng điện sử dụng khi toàn bộ thiết bị PTN làm việc
. cầu chì tự động.
Người chịu phụ trách
Kiểm tra tuần
Kiểm tra định kỳ.
NỘI QUY AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Những điểm chính:
- không được hút thuốc trong PTN
- không phận sự miễn vào PTN
- tiếp khách trong PTN phải được sự đồng ý của phụ trách
- cán bộ PTN bắt buộc phải học qua chương trình an toàn PTN và bảo
vệ sức khỏe
- sinh viên thực tập phải nắm vững các quy trình về an toàn PTN và
bảo vệ sức khỏe.
- không được làm việc trong PTN một mình ngoài giờ (ăn uống, nấu

nướng)
các quy định về bảo mật, làm việc với khách hàng…
các số điện thoại:
phòng bảo vệ Ban giám đốc
phòng CCC 114 Cấp cứu 115
BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH
Một PTN hoạt động tốt đòi hỏi tất cả các cán bộ PTN tuân thủ nghiêm chỉnh:
1. dùng kính bảo vệ mắt
2. dùng các trang thiết bị cần thiết
3. đàu tóc, ăn mặc gọn gàng
4. không được hút hóa chất bằng miệng, dùng bóp cao su
5. chú ý khi tiếp xúc với khí, chất bay hơi tạo mù, biết sử dụng tủ hút.
6. khi xong việc nhớ rửa tay, cỡi tháo các trang bị an toàn
7. không được ăn uống trong PTN (có phòng dành cho ăn uống)
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ TRÁCH PTN
Trước hết là về an toàn:
- có các quy định về an toàn; chương trình an toàn PTN
- giám sát, kiểm tra ghi sổ
đối với nhân viên:
. các nguyên tắc về an toàn, tuân thủ nghiêm túc
. Tham gia khóa đòa tạo về an toàn
. tạo các tình huống để nhân viên thực hiện, ghi chép vào sổ
. lập chương trình an toàn và các bộ PTN phải nắm vững
. cập nhật phương tiện cấp cứu và ở trạng thái sẵn sàng làm việc
. ghi chép, nhận định các sự cố xảy ra và có nguy cơ xảy ra
. chỉ định người thay mặc mình
. để những bảng hiệu về an toàn tại các điểm cần thiết
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ PTN
- tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn và thực hành thành thạo
- biết sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân

- báo cáo những sự cố và các nguy cơ có khuynh hướng xảy ra sự cố
cho phụ trách PTN
- báo cáo các điều kiện không an toàn cho phụ trách PTN
- hoàn tất các chương trình khám sức khỏe
- tham gia các khóa đào tạo về bảo vệ sức khỏe và an toàn PTN
CÁC VẤN ĐỀ CHÚ Ý VỀ AN TOÀN
1. các quy trình không được giám sát
. là tối thiểu
. phải được kiểm tra định kỳ, được ký, ghi ngày, điện thoại liên hệ
. sử dụng nước làm lạnh phải có ống nối một cách an toàn và tốc độ nước là
nhỏ nhất
2. làm việc một mình
. tránh làm việc một mình, buộc phải làm việc một mình có thông báo trước
. khi làm việc với các chất độc hại hoặc một quy trình có chất độc hại thì phụ
trách PTN sẽ yêu cầu có mặt một người khác
3. giữ gìn nề nếp PTN
. phòng ốc sạch sẽ và không có vật chướng ngại
. bậc cầu thang, hành lang không được làm chổ cất đồ đạc kể cả phương tiện
đi lại của cá nhân
. không được khóa phương tiện cấp cứu và lối thoát
. thiết bị hóa chất được bảo quản tốt, đúng quy cách
. chất thải phải được bỏ trong thùng có ghi nhãn
. những chất để lâu, mất nhãn được gom lại và phải xử lý
4. bảo trì thiết bị
Thiết bị PTN phải được kiểm định và bảo trì. Tần suất kiểm định phụ thuộc
vào độ an toàn của thiết bị theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo yêu cầu của
quy định. Phải được lập văn bản và lưu giữ.
5.trông coi
Các thiết bị cơ học phải được trông coi cẩn thận tránh va chạm với các nối điện.
các máy ly tâm phải được giữ chặt

6. che chắn bảo vệ
1. sử dụng cách che chắn thích hợp cho các trường hợp khi sử thực hiện các
phản ứng dể nổ, dể cháy, ăn mòn…
2. sử dụng che chắn đặc biệt khi làm việc với nguồn bức xạ ion hóa, từ trường,
… như lazer, bức xạ IR, UV, Vi sóng…
3. những thiết bị nhiệt cao
7. dụng cụ thủy tinh
1. sửa chữa hoặc vứt bỏ các dụng cụ thủy tinh sứt mẻ
2. dùng phương tiện bảo vệ tay khi làm việc với ống thủy tinh
3. cẩn thận khi sử dụng thủy tinh trong điều kiện chân không. Nên có tấm bảo
vệ
4. mang găng tay khi thu nhặt thủy tinh vở
5. nắm vững nguyên tắc sử dụng các dụng cụ thủy tunh đặc biệt
6. các loại thủy tinh vỡ cho vào thùng chứa bằng nhựa hay kim loại, không
được cho các chất thải khác loại vào
7. những thủy tinh bị nhiễm bản được chứa riêng
8. những chất dễ bắt cháy, dễ tự cháy

9. các chất ở nhiệt độ thấp, bẩy lạnh
Lưu giữ và sử dụng Nitơ lỏng, không khí lỏng, băng khô được tuân thủ những quy
trình an toàn riêng.
10. hệ thống áp suất cao phải được kiểm định nhà nước khi sử dụng và phải
được định kỳ kiểm định
1. không bao giờ đun nóng hoặc tiến hành các phản ứng trong các bình khí
2. thiết bị áp suất cao phải có van an toàn
3. thiết bị áp suất cao phải được che chắn, đặt đẻ sao cho bảo vệ người làm,
tránh nổ
11. thiết bị điện
1. hệ thống điện PTN được kiểm tra và xác nhận của tổ chức an toàn điện
2. tất cả thiết bị điện phải được chứng nhận an toàn khi mua hoặc được chấp

nhận khi lắp đặt hệ thống - cơ quan chức năng xác nhận các việc trên
3. ghi các thông số về điện của thiết bị
4. dụng cụ điện ngắt tự động
5. chỉ các cán bộ kỹ thuật được đào tạo có trình độ mới sữa chữa hoặc thay đổi
hệ thống điện hoặc thiết bị điện
12. bình khí nén
Các loại khí nén ảnh hưởng cả về sức khỏe, an toàn và cả những nguy hại khác do
các tính chất hóa học của khí
HÓA CHẤT TRONG PTN
A. ký hiệu về hóa chất độc hại:
1. khi cần 1 lọ hóa chất, bạn có lưu ý gì về các ký hieuj trên nhãn không?
2. có bao nhiêu ký hiệu va cho biết ý nghĩa của mỗi ký hiệu?
3. có trường hợp nào trên nhãn có hơn 1 ký hiệu không? Cho thí dụ.
4. cho một vài thí dụ về hóa chất có ký hiệu đầu lâu – xương chéo với ký hiệu
T+ kèm theo.
Đây là loại hóa chất có đặc tính gì?
Trước khi sử dụng phải làm gì?
B. Lưu trữ và sử dụng hóa chất trong PTN
Tài liệu tham khảo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×