Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài giảng lắp ghép các kết cấu xây dựng-Lăp ghép các kết cấu.PPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.02 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 5: LẮP GHÉP CÁC KẾT CẤU


5.1 Công nghệ các quá trình lắp ghép

Công nghệ lắp ghép kết cấu xây dựng là tổng hợp các phương pháp
và cách thức thực hiện 1 quá trình lắp ghép.
5.1.1 Mức độ khuếch đại cấu kiện

Mức độ to lớn của cấu kiện phụ thuộc vào: trọng lượng mà cần trục
có thể nâng được, thiết bò đường sá vận chuyển, hiệu quả kinh tế.

Công trình có thể được lắp ghép từ: một phần các kết cấu, kết cấu
nguyên, một phần của công trình, nguyên cả công trình.
+ Một phần của kết cấu, chỉ áp dụng khi cần trục lắp ghép không vào
lắp được phải lắp ghép bằng thủ công.
+ Các kết cấu nguyên như: móng, cột, dầm, thường áp dụng
+ Một phần của công trình, áp dụng khi cần trục có sức nâng lớn.
+ Nguyên cả công trình (tháp vô tuyến, trụ cột điện vượt sông), áp
dụng khi cần trục có sức nâng lớn.


5.1.2 phương lắp ghép:

Lắp ghép công trình có thể tiến hành theo phương: dọc, ngang,
hỗn hợp, đứng, chạy dài:
+ Phương dọc: cần trục di chuyển theo nhòp nhà.
+ Phương ngang: cần trục di chuyển ngang qua tất cả các khẩu
độ
+ Phương hỗn hợp: phần cột lắp theo phương dọc, phần dầm cầu


trục, kết cấu mái lắp theo phương ngang nhà.
+ Lắp theo phương đứng: áp dụng khi lắp công trình cao
+ Lắp theo phương chạy dài: áp dụng khi lắp cầu, ống nước.

Lắp theo phương nào phụ thuộc vào tính chất công nghệ sao cho
kinh tế, tiến độ công trình được hoàn thành sớm.
5.1.3 Phương pháp lắp ghép kết cấu:
a. Phương pháp lắp ghép tuần tự:

Mỗi lượt đi của cần trục lắp 1 loại cấu kiện. Ví dụ, lượt đi thứ 1 lắp
cột; lượt đi thứ 2 lắp dầm cầu chạy; lượt đi thứ 3 lắp mái (dàn và hệ
giằng).

Áp dụng để lắp ghép công trình có mối nối ướt (công trình BTCT)

Ưu điểm: mỗi lượt đi của cần trục sử dụng 1 loại thiết bò treo buộc.

Nhược điểm: đường di chuyển của cần trục dài.
b. Phương pháp lắp ghép đồng bộ:

Mỗi lượt đi của cần trục lắp tất cả các cấu kiện tạo thành kết cấu
nhà.

Áp dụng để lắp ghép công trình có mối nối khô (công trình thép)

Ưu điểm: đường di chuyển của cần trục ngắn.

Nhược điểm: các thiết bò treo buộc phải thay đổi luôn.
c. phương pháp lắp ghép hỗn hợp:


Kết hợp 2 phương pháp trên, lượt thứ 1 lắp cột và dầm cầu chạy, lượt
thứ 2 lắp dàn và panel mái.

Phương pháp này điều hòa ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên
5.1.4 Biện pháp chuyển giao cấu kiện cho cần
trục lắp ghép:

Việc này phụ thuộc vào: phương tiện vận chuyển,
phương pháp tổ chức vận chuyển, đặc điểm và độ lớn
của kết cấu.
a. Chuyển giao cấu kiện trên mặt bằng lắp ghép:

Cấu kiện được vận chuyển từ nơi chế tạo đến xếp trên
mặt bằng công trường, nằm trong miền hoạt động của
công trình lắp ghép.

Biện pháp này chủ động trong việc vận chuyển và lắp
ghép nhưng năng suất không cao tốn kém trong việc
trung chuyển.
b. Chuyển giao cấu kiện trực tiếp trên phương tiện vận
chuyển:

Cấu kiện được vận chuyển từ nơi chế tạo đến miền hoạt
động của cần trục lắp ghép. Cần trục lấy cấu kiện trực
tiếp từ phương tiện vận chuyển và lắp ghép vào công
trình.

Biện pháp này là biện pháp tốt nhất nhưng đòi hỏi phải
có kế hoạch hoá cao, phải tính toán sao cho năng suất

của cần trục lắp ghép phải phù hợp với lượng cấu kiện
vận chuyển đến.
c. Chuyển giao cấu kiện trực tiếp từ đường băng chuyền:

Cấu kiện được chuẩn bò tại mặt bằng khuếch đại hoặc
kho, sau đó chuyển đến vò trí lắp bằng băng chuyền. Cần
trục lắp ghép lấy cấu kiện từ băng chuyền đưa lên lắp.

Lắp theo phương pháp này đảm bảo chất lượng và sự
làm việc liên tục của cần trục.


5.2 Mức độ sử dụng cơ giới
5.2.1 Cơ giới các thao tác cơ bản

Những thao tác treo buộc, nâng hạ, lắp ghép cấu kiện, vận
chuyển vữa hoặc bêtông chèn mối nối dùng cần trục. Còn lại
những thao tác khác thực hiện bằng thủ công (ngắm điều
chỉnh, cố đònh tạm…).
5.2.2 Cơ giới hoá toàn bộ

Tất cả các quá trình và thao tác đều sử dụng cơ giới (treo
buộc, nâng, hạ, điều chỉnh, cố đònh tạm,…).
5.2.3 Bán tự động các quá trình

Áp dụng tự động từng phần trong công lắp ghép chẳng hạn:
điều khiển tự động sự di chuyển và các thao tác khác của
cần trục lắp ghép. Các thao tác còn lại sử dụng cơ giới.
5.2.4 Tự động hoá mọi quá trình điều khiển quản lý
công tác lắp ghép


Tất cả các thao tác lắp ghép của máy móc và quản lý đều
thực hiện theo chương trình tự động hoá.


5.3 Phương pháp và thao tác lắp ghép
5.3.1 Treo buộc cấu kiện:

Để nâng cấu kiện, người ta sử dụng các thiết bò treo
buộc. Tùy theo đặc điểm, hình dạng, kích thước, trọng
lượng của cấu kiện thiết bò treo buộc mà ta chọn thiết bò
treo buộc. Ví dụ, dùng dây cẩu đơn treo buộc dầm và
cột; chùm dây cẩu để treo buộc tấm mái; thiết bò treo
chuyên dùng để cẩu cấu kiện thép và bêtông.

Một số nước đã áp dụng thiết bò treo buộc điều khiển từ
xa.

Những yêu cầu đối với thiết bò treo buộc: treo buộc ,
tháo dỡ, dễ dàng, gọn nhẹ, giá thành rẻ, đảm bảo
ATLĐ.


5.3.2 Nâng đặt cấu kiện vào gối tựa:

Cần trục có thể dựng cấu kiện từ tư thế nằm lên tư thế thẳng
đứng theo các phương pháp sau:

Phương pháp quay: dùng để nâng cột, tháp, trụ và cho những

cấu kiện có trọng lượng lớn hơn 8T. Khi nâng 1 đầu cấu kiện
được tỳ lên mặt đất.

Phương pháp kéo lê (trượt trên mặt đất): dùng để nâng cột,
tháp, trụ. Cần trục vừa nâng 1 đầu cấu kiện vừa kéo lê đầu kia
trên mặt đất hướng về điểm đặt.

Phương pháp nâng bổng: nâng bổng cấu kiện lên đặt vào vò trí.

Phương pháp chồng dần lên cao: Dùng để lắp các công trình
cao như: các tháp thép. Công trình được chia ra thành nhiều đợt.
Đầu tiên lắp đợt dưới cùng, sau đó chồng dần lên đến hết công
trình.

Phương pháp đặt từ cao xuống thấp: Dùng để lắp công trình
cao. Lắp từ trên xuống dưới, công trình được phân thành nhiều
đợt. Người ta tiến hành nâng đoạn trên cùng lên trước rồi đến
các đoạn tiếp theo, đoạn cuối cùng lắp sau cùng giữ chúng
bằng cần trục cổng hoặc kích tời.
5.3.2 Nâng đặt cấu kiện vào gối tựa:

Phương pháp kéo (lao): dùng để lắp công trình có
khẩu độ lớn (cầu, cầu vượt…).

Phương pháp treo và bán treo: Dùng để lắp cầu vượt
sông.
5.3.3 Mức độ chính xác khi lắp đặt cấu kiện:
Độ chính xác khi đặt cấu kiện phụ thuộc vào dụng cụ,

thiết bò sử dụng kiểm tra, điều chỉnh.
a. Các phương pháp đặt cấu kiện lên gối tựa:

Đặt tự do: phần lớn được đặt tự do lên gối tựa. Sau đó
dùng cần trục, xà beng, kích,… để điều chỉnh. Đặt tự do
tốn công điều chỉnh.

Đặt tự do có hạn chế 1 số phương: khi đặt cấu kiện lên
gối tựa, người ta đặt trước khung dẫn hoặc thiết bò hãm
cố đònh 1 số phương, chỉ cần chỉnh dòch 1 số phương
còn lại.

Đặt cưỡng bức: đặt trước trên gới tựa các thiết bò hãm
hoặc khung dẫn. Khi đặt cấu kiện lên gối tựa là đúng vò
trí ngay, không cần phải điều chỉnh. Phương pháp này
đòi hỏi phải gia công cấu kiện thật chính xác.
5.3.3 Mức độ chính xác khi lắp đặt cấu kiện:
b. Kiểm tra và điều chỉnh cấu kiện:

Kiểm tra và điều chỉnh cấu kiện bao gồm: kiểm tra vò trí
các bộ phận sau khi đặt chúng lên gối tựa, chỉnh các vò
trí nghiêng lệch hoặc vượt so với vò trí cho phép.

Dụng cụ kiểm tra điều chỉnh: máy kinh vó, máy thuỷ bình
và các dụng cụ trắc đòa khác.

Kiểm tra bằng mắt thường: Không đảm bảo độ chính
xác cao. Những dụng cụ kiểm tra đơn giản là: quả dọi,
đường tim đã vạch trên cấu kiện.
5.3.4 Cố đònh tạm thời cấu kiện:


Sau khi đã đặt và điều chỉnh cấu kiện vào đúng vò trí
thiết kế, người ta dùng các dụng cụ như: chêm, khung
dẫn, dây dẫn, thanh chống xiên, … để cố đònh tạm thời.

×