Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giải pháp tăng cường huy động vốn ở công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.71 KB, 17 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
LỜI MỞ ĐẨU
Vốn là một điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành
lập và tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuỳ theo loại hình
doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các hình
thức huy động vốn khác nhau. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm 2
bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi
nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh
nghiệp sẽ tuỳ vào khả năng, điều kiện khách quan và chiến lược của mình
mà chọn một cơ cấu vốn cho thích hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường,
các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm
khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên
việc khai thác vốn có những đặc trưng nhất định, hơi khác so với thị trường
thế giới. Vì vậy, để cạnh tranh đứng vững và phát triển trong môi trường
đầy tiềm năng và nhiều thách thức này, các doanh nghiệp ngoài việc cần
phải chuẩn bị kĩ lưỡng về chiến lược kinh doanh lâu dài, yêu cầu cao về kỹ
thuật, chất lượng ngồn nhân lực thì có 1 điều kiện tiên quyết không thể
thiếu đó là nguồn vốn dồi dào. chúng ta có thể thấy rõ nhu cầu nghiên cứu
và ứng dụng vấn đề thu hút nguồn vốn sao cho hiệu quả, phục vụ những kế
hoạch tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp,
Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên nhà sản xuất
hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm vật liệu chịu lửa( gạch chịu lửa, bê
tông chịu lửa, vữa chịu lửa, sạn chịu lửa ). nhu cầu vốn cho đầu tư cũng như
sản xuất kinh doanh là rất lớn trong khi vốn chủ sở hữu chưa đủ để đầu tư
trang bị thiết bị máy móc phục vụ sản xuất chứ chưa nói đến đầu tư phát
triển.
Do đó, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn cho
công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên là cần thiết về lý
luận và thực tiễn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung. Trước thực trạng đó, em đã tập chung nghiên cứu đề tài: “Giải pháp


tăng cường huy động vốn ở công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa
Thái Nguyên ”. trong thời gian thực tập của mình. Do còn nhiều hạn chế về
thời gian cũng như kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong
thầy cô giáo và người đọc có ý kiến đóng góp.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
1
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Nội dung bản báo cáo gồm có 3 phần:
Phần I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa
Thái Nguyên
Phần II: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần tập
đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
Phần III: Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
2
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty cổ phần
tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
1.1 Vài nét khái quát về Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu
lửa Thái Nguyên
- Công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
- Địa chỉ trụ sở: Phường Cam Giá - TP Thái Nguyên- Tỉnh Thái
Nguyên
- ĐT: 0280 3832 043
- Fax: 0280 3834 428
- Max số thuế 4600346712
- Email:

- Website: www.vctn.com.vn
1.2 Lịch sử hình thành
Ngày 01/06/1959 khu liên hợp luyện kim Gang Thép Thái Nguyên
được khởi công xây dựng. Khu liên hợp bao gồm các hạng mục của công ty
Cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa hiện nay.Với sự nỗ lực của đội ngũ cán
bộ, công nhân viên đến ngày 23/10/1961 Nhà máy Vật liệu chịu lửa được
thành lập. Gần một năm sau vào 09h sáng ngày 20/07/1965 những sản
phẩm vật liệu chịu lửa đầu tiên đã được ra lò. Ngày 20/07 đã trở thành ngày
truyền thống của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy.
Đến năm 1977 khi nguồn than mỡ nung VLCL nhập từ Trung Quốc bị
cắt giảm. Nhà máy đã nghiên cứu thành công việc dùng 100% than trong
nước vào nung VLCL. Thành công này đã mở ra một triển vọng mới cho sự
nghiệp phát triển của công ty nói riêng và Gang Thép nói chung.
Ngày 02/10/2003 Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số
158/2003/QĐ-BCN về việc chuyển nhà máy vật liệu chịu lửa thuộc công ty
Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái
Nguyên.
Đảng bộ nhà máy đã tập trung lãnh đạo vận động 100% cán bộ Đảng
viên và công nhân viên chức tham gia mua hết cổ phần ưu đãi. Kết quả chỉ
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
3
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
sau một tuần lễ từ 05/11 đến 12/11 nhà máy đã hoàn thành kế hoạch bán cổ
phần cho công nhân viên chức
Từ ngày 18 – 19 /12/2003 được sự chỉ đạo của ban thường vụ Đảng
uỷ, Tổng giám đốc công ty và sự tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các
phòng ban chức năng công Gang Thép Thái Nguyên nhà máy đã tổ chức
đại hội cổ đông thông qua điều lệ công ty cổ phần ty. Bầu hội đồng quản trị,
ban kiểm soát để thành lập công ty cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
Ngày 01/01/2004 Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên chính

thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần.
Ngày 16/10/2009 Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái nguyên đổi tên
thành Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên.
2. Ngành nghề hoạt động kinh doanh.
Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên là nhà sản
xuất hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm vật liệu chịu lửa( gạch chịu lửa,
bê tông chịu lửa, vữa chịu lửa, sạn chịu lửa ).
Sản phẩm vật liệu chịu lửa của Công ty được cung cấp rộng rãi cho thị
trường trong cả nước, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các ngành
như : luyện kim, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ, và các
ngành công nghiệp khác
Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các mặt hàng vật liệu chịu lửa -
gạch chịu lửa cao cấp phục vụ cho các đơn vị liên doanh của nước ngoài tại
Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như : Hàn quốc , Đài loan, Nhật Bản,
Indonexia
Công ty có dây chuyền thiết bị hiện đại khép kín từ khâu gia công
nguyên liệu, tạo hình và nung sản phẩm. Với hệ thống máy ép thủy lực 630
tấn, 1600 tấn và máy ép ma sát 500 tấn,630 tấn, 1200 tấn và 2000 tấn của
Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc sản xuất .
Hệ thống lò nung con thoi, lò nung Tuynel hiện đại điều khiển bằng
PLC và máy tính công nghiệp ( nhiệt độ của lò nung con thoi max 1800 độ,
nhiệt độ lò nung Tuynel max 1650 độ ).
Mỗi năm Công ty sản xuất và tiêu thụ 60.000 tấn - 65.000 tấn vật liệu
chịu lửa các loại. Công ty thường xuyên đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị
hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày
càng khắt khe của thị trường .
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
4
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Các mặt hàng sản phẩm của Công ty đang sản xuất và tiêu thụ gồm :

+ Gạch chịu lửa có hàm lượng cao nhôm 50-85 %.
+ Gạch chịu lửa Sa mốt A, B.
+ Gạch MgO-C
+ Gạch MgO- Cr2O3.
+ Gạch MgO Spinel
+ Gạch xốp nhẹ.
+ Gạch chịu axit.
+ Gạch Đinát
+ Tấm cách nhiệt Canxiumxilicats
+ Các sản phẩm bê tông chịu lửa
+ Bột,vữa,sạn chịu lửa các loại.

Ngoài ra, Công ty còn sản xuất vôi, Đôlômít luyện kim dùng cho ngành
luyện kim. Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm thuộc nhiều
ngành nghề được đào tạo qua các trường đại học trong và ngoài nước .
Công ty nhận thiết kế xây dựng và lắp đặt sửa chữa các lò công nghiệp
và thiết bị nhiệt .
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
5
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
3. Cơ cấu tổ chưc
Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
3.1 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
•Hội đồng quản trị : Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước các cổ đông về mọi hoạt động và kết quả
sản xuất-kinh doanh của Công ty.
Phòng sản xuất - thiết bị :
Chỉ đạo xây dựng kế hoach sản xuất, theo dõi đôn đốc sản xuất tại các
phân xưởng .Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại

Phòng Kế hoạch-sản xuất , kỹ thuật công nghệ, các phân xưởng
Phòng đầu tư, xây dựng cơ bản :
Chỉ đạo thiết kê, đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ đạo công tác đào tạo
nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật .
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
6
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh, bán hàng .Chịu trách nhiệm
về công tác tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng
cơ bản . Nắm bắt giá cả thị trường nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác
Phòng Tài chính – kế toán
- Hoạch định tài chính chung và các dự án cho giám đốc. Tham mưu
giúp Giám đốc thực hiện các chế độ và tài chính thuế. Báo cáo đúng theo
quy định pháp lệnh kế toán thống kê.
- Phối hợp với các phòng ban, tham mưu cho ban Giám đốc trong việc
lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích đánh
giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, cân đối
nguồn vốn, đầu tư thực hiện các dự án, mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
• Phòng Tổ chức – hành chính – nhân sự
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp nhận, tuyển dụng, điều
động cho thôi việc của cán bộ công nhân viên. Đông thời tham gia việc bảo
vệ an ninh cho công ty
- Tổ chức các hoạt động vui chơi nghỉ mát cho cán bộ công nhân
nhằm tạo sự hứng khởi giảm street trong công việc.
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư tiếp tân, theo dõi nhân sự lao
động tiền lương, chế độ chính sách với người lao động.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40

7
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
PHẦN II
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU
CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN
1. Tình hình huy động vốn của công ty
Nguồn vốn duy trì trong doanh nghiệp quan trọng như huyết mạch
trong cơ thể con người vậy, đó là điều kiện để tồn tại. Trong thời buổi ngân
hàng xiết chặt tiền tệ như hiện nay, lo được đủ tiền để trả lãi suất ngân hàng
đã khó mà vay được tiền ngân hàng ra còn khó hơn.
Trong cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít những khó khăn và
phải cố gắng từng bước khắc phục những khó khăn để tồn tại và phát triển.
Một trong những vấn đề khó khăn của Công ty là về vốn. Vốn luôn là bài
toán đau đầu cho các nhà quản lý tài chính.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đồng thời để đáp
ứng nhu cầu về vốn cho Công ty trong kinh doanh, từ một doanh nghiệp
Nhà nước, Công ty đã được cổ phần hoá theo quyết định số 178/ QĐ-TTg
ngày 28 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là
24.882.060.000VND.
Là một công ty chuyên sản xuất gạch và các vật liệu chịu lửa. Công ty
cổ phần tập đoàn VLCL Thái Nguyên đã góp phần đáng kể vào sự phát
triển chung của nền kinh tế đất nước. Công ty đã nộp Ngân sách nhà nước
tăng hàng năm. Chỉ tính trong 3 năm trở lại đây số tiền công ty đã nộp vào
ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh là:
Năm 2008: 1.844.149.205 triệu đồng
Năm 2009: 1.049.383.997 triệu đồng
Năm 2010: 1.264.917.383 triệu đồng
Bảng chỉ tiêu dưới đây thể hiện kết quả kinh doanh của công ty 3 năm

trở lại đây:
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
8
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
năm 2008đến 2010
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Tổng doanh thu 295.942.692.235 252.541.307.981 227.449.866.548
Doanh thu thuần 295.942.692.235 252.089.409.683 227.062.174.467
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.264.917.383 1.049.383.997 1.844.149.205
Lợi nhuận sau
thuế
8.854.421.683 8.161.687.975 11.328345,116
Qua từng năm xây dựng và phát triển Công ty đã không ngừng tăng
triển và phát triển. Tổng tài sản của Công ty cũng được tăng đáng kể.
Tính đến cuối năm 2008 tổng tài sản của Công ty là:
138.575.904.327 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2009 tổng tài sản của Công ty
là:160.501.118.728 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2010 tổng tài sản của Công ty là:
208.172.259.225 triệu đồng.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
9
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 các năm 2008; 2009; 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng

TÀI SẢN

SỐ
2007 2008 2009
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100 50.311.683.151 68.563.223.630 68.563.223.630 96.588.832.665 96.588.832.665 144.440.623.793
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
110 3.458.876.000 5.931.195.252 5.931.195.252 4.108.500.542 4.108.500.542 6.556.778.509
II. Các khoản phải thu 130 26.027.451.538 31.468.394.253 31.468.394.253 64.457.324.911 64.457.324.911 106.764.550.270
III. Hàng tồn kho 140 18.757.353.823 29.257.518.759 29.257.518.759 27.399.960.794 27.399.960.794 29.365.609.704
IV. Tài sản ngắn hạn khác 150 2.068.001.790 1.906.115.366 1.906.115.366 623.046.418 623.046.418 1.753.685.310
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 75.266.042.447 70.012.680.697 70.012.680.697 63.912.286.063 63.912.286.063 63.731.635.432
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
II. Tài sản cố định 220 73.108.773.567 68.992.680.697 68.992.680.697 61.242.286.063 61.242.286.063 58.481.635.432
1. Tài sản cố định hữu hình. 221 61.590.808.188 57.633.983.394 57.633.983.394 50.111.277.907 50.111.277.907 37.561.697.898
2. Tài sản cố định vô hình. 227
10.141.281.079 9.825.714.387 9.825.714.387 9.510.147.695 9.510.147.695 8.130.806.100
3. Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
230 1.376.684.300 1.532.982.916 1.532.982.916 1.620.860.461 1.620.860.461 12.789.131.434
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn.
250 2.157.268.880 1.020.000.000 1.020.000.000 2.670.000.000 2.670.000.000 5.250.000.000
IV. Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 125.577.725.598 138.575.904.327 138.575.904.327 160.501.118.728 160.501.118.728 208.172.259.225
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
10
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa

NGUỒN VỐN Mã số
2007 2008 2009
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 90.501.015.701 104.244.523.456 104.244.523.456 123.237.247.680 123.237.247.680 58.192.917.901
I. Nợ ngắn hạn 310 69.192.945.286 79.109.253.064 79.109.253.064 95.202.727.860 95.202.727.860 101.994.538.335
1. Vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn 311 22.435.678.230 25.346.307.165 25.346.307.165 33.540.573.114 33.540.573.114 40.840.000.024
2. Phải trả người bán 312 19.435.788.900 26.351.916.272 26.351.916.272 26.424.680.501 26.424.680.501 27.570.301.169
3. Người mua trả tiền trước 313 1.348.459.899 2.137.076.405 2.137.076.405 4.462.073.258 4.462.073.258 8.616.368.897
4. Thuế và các khoản phải nộp
cho Nhà nước
314 2.637.980.942 3.109.569.785 3.109.569.785 3.302.547.039 3.302.547.039 5.064.197.435
5. Phải trả cho công nhân viên 315 3.475.984.309 6.710.086.689 6.710.086.689 4.744.882.553 4.744.882.553 1.641.845.387
6. Chi phí phải trả 316 678.820.457 753.163.995 753.163.995 767.858.021 767.858.021 907.693.538
7. Các khoản phải trả phải nộp
khác
319 9.180.232.549 14.701.132.753 14.701.132.753 21.960.113.374 21.960.113.374 7.354.131.885
II. Nợ dài hạn 330 21.308.070.415 25.135.270.392 25.135.270.392 49.994.633.194 49.994.633.194 57.151.064.398
1.Vay và nợ dài hạn 334 19.760.212.417 26.096.245.978 26.096.245.978 28.641.730.173 28.641.730.173 56.912.399.855
2. Phải trả dài hạn khác 333 1.547.857.998 (960.975.586) (960.975.586) 21.352.903.021 21.352.903.021 238.664.543
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
11
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 35.583.978.777 34.331.380.871 34.331.380.871 37.263.871.048 37.263.871.048 49.979.341.324
I. Vốn chủ sở hữu 410 24.882.060.000 24.882.060.000 24.882.060.000 36.308.127.851 36.308.127.851 48.750.736.631
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.653.672.569 1.203.370.140 1.203.370.140 24.882.060.000 24.882.060.000 34.834.880.000
2. Quỹ đầu tư và phát triển 417 2.653.672.569 1.203.370.140 1.203.370.140 3.160.941.449 3.160.941.449 4.060.941.449
3.Lợi nhuận chưa phân phối 6.748.747.889 7.528.843.647 7.528.843.647 7.031.374.120 7.031.374.120 8.406.117.445
4. Quỹ dự phòng tài chính 418 246.388.900 254.966.628 254.966.628 1.233.752.282 1.233.752.282 1.533.752.282
5. Thặng dư vốn cổ phần (84.954.545)
II. Nguồn kinh phí khác 430 545.840.539 462.140.456 462.140.456 955.743.197 955.743.197 1.228.604.693

1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 477.845.945 360.649.013 360.649.013 881.269.140 881.269.140 1.228.604.693
2. Nguồn kinh phí 432 67.994.594 101.491.443 101.491.443 74.474.057 74.474.057
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ
500
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 125.577.725.598 138.575.904.327 138.575.904.327 160.501.118.728 160.501.118.728 208.172.259.225
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
12
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Qua những số liệu trên ta thấy được khái quát tình hình tài chính của Công
ty trong 3 năm gần đây:
Trước hết tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn doanh nghiệp liên tục tăng qua
các năm:
+ Năm 2009 tổng tài sản tăng 21.925.214.401 triệu đống so với năm 2007
tương ứng với 15.82%.
+ Năm 2010 tổng tài sản tăng 47.671.140.497 triệu đống so với năm 2009
tương ứng với 29.70%.
Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động
vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, được sự
chỉđạo và dẫn dắt của Ban HĐQT công ty theo đúng hướng phát triển kinh tế đất
nước, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh nên
doanh nghiệp đãđạt được một số kết quảđáng khích lệ. Ta có thể thấy rõ tình
hình kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu dưới đây:
2.2.1. Cơ cấu vốn của Công ty
Cơ cấu tài sản:
Tài sản cố định/Tổng tài sản
Tài sản lưu động/Tổng tài sản
Năm 2010 Năm 2009
Cơ cấu nguồn vốn:

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
13
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Năm 2009 Năm 2008
Qua biểu đồ ta thấy trong cả 3 năm tổng số tài sản lưu động ( vốn lưu
động ) chiếm trên 60% trở lên, điều này nói lên đặc điểm của Công ty là một
Công ty chuyên kinh doanh Thương mại nên vốn lưu chuyển lớn. Bên cạnh đó
vốn cố định (tài sản cố định) năm sau lớn hơn năm trước chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng phát triển, quy mô công ty ngày càng được mở
rộng.
Sự biến động về tình hình tài chính của công ty một mặt do sự biến động về
tài sản, mặt khác còn do sự biến động về nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản đó,
bởi đó là hai mặt tài chính của công ty. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp cho phép
đánh giá được các mối quan hệ kinh tế của công ty đó. Chính vì vậy phân tích cơ
cấu nguồn vốn của công ty sẽ cho thấy việc huy động vốn của công ty như thé
nào.
Để xem xét cơ cấu vốn cũng như sự biến động của các loại vốn ta xem bảng
sau:
Bảng5: Kết cấu nguồn vốn của Công ty năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng

%
Số tiền
Tỷ trọng
%
1.Nguồn vốn chủ
sở hữu
49.979.341.324 16,7 37.263.871.048 22,62 34.331.380.871 24,77
2.Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
158.192.917.901
101.994.538.335
57.151.064.398
73,3
64,4
25,5
123.237.247.680
95.202.727.860
49.994.633.194
77,58
77
23
104.244.523.456
79.109.253.064
25.135.270.392
75,23
76
34
3.Tổng nguồn vốn
kinh doanh

208.172.259.225 100 160.501.118.728 100 138.575.904.327 100
(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Công ty năm2008, 2009, 2010).
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
14
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
Bảng 6: Bảng so sánh kết cấu nguồn vốn qua các năm
Qua 2 bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh, cụ thể
năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.932.490.177 tr đ tương ứng với 8.54 % so
với năm 2008. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 13.569.739.416 tr đ tương
ứng với 37.37 % so với năm 2009. Nguồn vốn kinh doanh năm 2008 tăng 15.82
% so với năm 2008. Sang năm 2010 nguồn vốn kinh doanh này tiếp tục tăng
29.70% sao với năm 2009. Nếu nghiên cứu tài liệu chi tiết nguồn vốn kinh doanh
tăng là do huy động vốn từ các cổ đông trong vf ngoài công ty, nguồn vốn tự bổ
xung lấy từ quỹ đầu tư phát triển kinh doanh mà quỹ này trích ra từ lợi nhuận để
lại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn phải vay ngân hàng và nợ các nhà
cung cấp.
Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy: lượng vốn vay của
Công ty năm 2009 tăng so năm 2008 và năm 2009 cao hơn năm 2008. Trong đó,
vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vay dài hạn., cho nên lượng vốn lưu
động là rất cần thiết. Chính vì vậy việc vay ngắn hạn ngân hàng diễn ra thường
xuyên.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
Chỉ tiêu
2008
So sánh
Số tiền chênh
lệch giữa
2008&2009
Số tiền chênh
lệch giữa

2009&2010
Tỷ lệ
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ
trọng %
2009 2010
2009/
2008
2010/
2009
1.NVCSH 34.331.380.871 24,77 2.932.490.177 13.596.739.416 8,54% 37,37%
2.Nợ phải trả 104.244.523.456 75,23 18.992.724.224 34.074.401.081 18,22% 27,45%
Nợ ngắn hạn 79.109.253.064 76 16.093.474.796 5.910.541.335 20,34% 6,15%
Nợ dài hạn 25.135.270.392 34 2.899.249.428 28.163.859.746 11,53% 100,46%
3.Tổng
NVKD
138.575.904.327 100 21.925.214.401 47.671.140.497 15,82% 29,70%
15
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN VLCL THÁI NGUYÊN
Định hướng phát triển chung :
• Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác chiều sâu, hiện đại
hóa công nghiệp sản xuất hiện có, đồng thời thực hiện các dự án đầu tư mở rộng
các cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng mới …để sản xuất ra các
loại sản phẩm vật liệu chịu lửa cao cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước thay
thế hang nhập khẩu, đã và đang xuất khẩu các sản phẩm vật liệu chịu lửa, phấn
đấu đến năm 2012 trở thành nhà sản xuất vật liệu chịu lửa hàng đầu Việt Nam

đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả
• Thực hiện theo đúng nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, điều lệ, các nội
quy, quy chế của Công ty.
• Mở rộng liên kết với các tổ chức cơ sở sản xuất kinh tế thuộc mọi thành
phần kinh tế, phát huy tính ưu việt của Công ty cổ phần .
• Giữ vững an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Đảng bộ và các tổ chức quần
chúng vững mạnh, đáp ứng sự phát triển của công ty trong giai đoạn mới … tăng
cường các biện pháp quản lý trên tất cả các mặt hoạt động; chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ.
Phát huy tốt nội lực, tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, tạo nên sức
mạnh tổng hợp để Công ty Cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái nguyên phát
triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
16
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Nguyễn Thị Lụa
KẾT LUẬN
Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát
triển của doanh nghiệp, trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh,
thì việc quản lý, huy động vốn và các biện pháp thu hồi vốn ngày càng trở nên
quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần tập đoàn VLCL Thái Nguyên là một trong những ngành
công nghiệp của nền kinh tế. Trong những năm qua, Công ty đã cố gắng thực
hiện tốt công tác hoạt động kinh doanh và biết tăng cường huy động các nguồn
vốn và đã sử dụng tốt vốn cố định và vốn lưu động, đồng thời giải quyết được
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo cho họ có cuộc sống ổn định cả về
kinh tế lẫn tinh thần. Hơn nữa Công ty còn mang lại lợi ích cho những ngành kinh
tế khác khi cung cấp máy móc thiết bị, các sản phẩm chịu lửa, Với đặc điểm là
một Công ty cổ phần, Công ty đã tự đứng vứng trên đôi chân của mình, thoát khỏi
tình trạng quản lý vốn theo cơ chế cũ, từng bước quản lý vốn theo cơ chế thị

trường. Từ đó Công ty đã nắm bắt được nhu cầu và quy luật của thị trường, đáp
ứng sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận, đây là một thành công lớn mà Công
ty đạt được.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn VLCL Thái Nguyên ,
em đã đi sâu nghiên công tác huy động và sử dụng vốn của Công ty. Với những
kiến thức đã được nhà trường đào tạo cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế
tại Công ty, chuyên đề đã được hoàn thành và phản ánh được những vấn đề lý
luận và thực trạng về công tác huy động vốn tại Công ty.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lớp: Tài chính 2 – K 40
17

×