Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Xuất khẩu hàng hóa của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.18 KB, 108 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập sau hai tháng tiếp xúc
thực tế , là kết quả của nền tảng kiến thức cơ bản từ sự dạy dỗ tận tình của
các Giảng viên Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế - Đại Học Kinh tế
Quốc dân và cơ hội vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế tại phòng
Kinh tế đối ngoại – Sở thương mại Hà Nội.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các PGS.TS
Nguyễn Thường Lạng đã hết lòng giúp đỡ em, hoàn thành chuyên đề này.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Sở thương mại Hà
Nội, nhất là Phòng Kinh tế đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ
hội thực tập, học hỏi đựơc những kinh nghiệm thực tế, không chỉ về chuyên
ngành kinh tế quốc tế mà còn về kỹ năng nghề nghiệp để tự trang bị thực tế
cho mình và tiếp thu những cái mới làm giàu kiến thức cho mình.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức thực tế, chuyên đề
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và
các anh, chị trong phòng Kinh tế đối ngoại của Sở thương mại Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Giang
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại phòng Kinh tế đối ngoại- Sở Thương mại Hà
Nội, em đã hoàn thành đề tài “Xuất khẩu hàng hóa của thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 ”. Đó là kết quả của quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt động của cơ sở thực tập kết hợp với
tham khảo giáo trình, sách báo, tạp chí và các website.
Em xin cam đoan chuyên đề này không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào
mà không có trích dẫn. Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho
phép của cơ sở thực tập. Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề em xin


chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Giang
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Gross national income 6
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Tên bảng Số trang
1 2.1 Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu Hà Nội 5 năm
2001-2005
54
2 2.2 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Hà
Nội và cả nước giai đoạn 2001-2005
55
3 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng năm 2005 so
với mục tiêu định hướng của Chiến lược lập ra năm
2001
59
4 2.4 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội giai đoạn
2001- 2005
61
5 2.5 Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội
chia theo thành phần kinh tế
64
6 3.1 Định hướng một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của
Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

76
7 3.2 Định hướng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Hà Nội
theo các khu vực đến năm 2015 và 2020.
77
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Bảng Tên bảng Số trang
1 1.1 Tốc độ tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng giai đoạn
1997- 2009.
32
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Bảng Tên bảng Số trang
1 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở thương mại Hà Nội 13
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BOO Build - Own - Operation Hình thức xây dựng- sở hữu –
kinh doanh
BOT Built-Operation-Transfer Hình thức xây dựng-kinh doanh-

chuyển giao
BTA Hiệp định thương mại song
phương với Hoa Kỳ
BTO Hình thức xây dựng-chuyển
giao-kinh doanh
BT Hình thức xây dựng-chuyển giao
CNNT Công nghiệp nông thôn
CNTT Công nghệ thông tin
CMMI Capability Maturity Model
Integration
Mô hình trưởng thành năng lực
tích hợp
C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOB Free on boad Miễn trách nhiệm bên bán trên
boong tàu nơi đi còn gọi là “
Giao lên tàu”.
FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
GMP Good Manufacturing
Practices
Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản
xuất
GNI Gross national income Tổng sản lượng quốc gia
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
GTSX Giá trị sản xuất
HACCP Hazard Analysis and Critical

Control Points
Phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn
HĐND Hội đồng nhân dân
ISO International Organization
for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KH&CN Khoa học và công nghệ
XK Xuất khẩu
KT-XH Kinh tế xã hội
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
LĐ-
TB&XH
Lao động thương binh và xã hội
NHPTVN Ngân hàng phát triển Việt Nam
NK Nhập khẩu
NQ Nghị quyết
NTTS Nuôi trồng thủy sản
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PCI Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
PPP Public Private Partnerships Hợp tác công tư
SA 8000 Hệ thống các tiêu chuẩn trách
nhiệm giải trình xã hội
SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh

Gosudarstv
Cộng đồng các quốc gia độc lập
TCCB Tổ chức cán bộ
TCMN Thủ công mỹ nghệ
TMĐT Thương mại điện tử
TP Thành phố
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban thường vụ quốc hội
USD Đô la Mỹ
VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt
Nam-Nhật Bản
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên đề thực tập
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu đã là hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia
cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang
phát triển như Việt Nam, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, hoạt động xuất khẩu
hàng hóa thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế Hà Nội nói riêng, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước nói chung. Trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 5 năm 2011 – 2015 đã đưa việc “tiếp
tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập

quốc tế, nâng cao vị thế của Thủ đô” trong đó ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu
theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững và yêu cầu bảo
vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Với vị thế nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông
Hồng, thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Với hệ thống mạng lưới
giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường
hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển
các ngành công nghiệp, đẩy mạnh hoạt đầu tư, xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa
của Hà Nội ngày càng được củng cố và mở rộng nhất là các thị trường chiếm
tỷ trọng lớn: EU, Hoa Kỳ, ASEAN. Nhiều doanh nghiệp Hà Nội đã tích cực
tìm kiếm, xâm nhập thị trường mới (châu Phi, Tây Á). Ngoài các thị trường
trọng điểm thì các thị trường khác đã chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm
(năm 2006 thị trường khác chiếm 23,55 %, năm 2010 chiếm 27% - tăng khá).
Mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng
mới với hàm lượng công nghệ, chất xám cao, khẳng định được thương hiệu.
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
1
Chuyên đề thực tập
Tuy nhiên, cơ chế chính sách của Hà Nội vẫn còn nhiều vướng mắc, các
thủ tục Hải quan, hoàn thuế Giá trị gia tăng (VAT), mặt bằng cho sản xuất
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ của thành phố cho
hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế; công tác thông tin, đặc biệt là
thông tin định hướng, thông tin dự báo thị trường từ phía cơ quan quản lý nhà
nước cho doanh nghiệp còn yếu và thiếu… Chính những điều này đã làm cho
xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội chưa xứng tầm với những tiềm năng vốn có
của nó. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội ước đạt 10.306
triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 10,63 % so với kim
ngạch của cả nước. Nhưng so với kim ngạch của thành phố Hồ Chí Minh là
26.868,4 triệu USD, chiếm 27,72 % kim ngạch của cả nước thì đây vẫn là một

con số khiêm tốn.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu và đề cập, song chưa có công trình đi sâu vào nghiên cứu vấn đề
xuất khẩu của Hà Nội một cách toàn diện để đưa bức tranh toàn cảnh của sự
phát triển xuất khẩu của thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đành giá
thuận lợi, khó khăn, thấy rõ được những thành tựu hạn chế, từ đó đề xuất
những quan điểm, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. Do đó chuyên đề thực tập lấy vấn đề : “
Xuất khẩu hàng hóa của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001-2010 và định
hướng đến năm 2020 ” làm đề tài nghiên cứu.
2- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu
hàng hóa của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001- 2010 và định hướng đến năm
2020 nhằm đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của thủ đô Hà Nội đến năm
2020.
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
2
Chuyên đề thực tập
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu hàng hóa của thủ đô Hà
Nội giai đoạn 2000- 2010 và định hướng đến năm 2020.
3.2- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu hàng hóa của các doanh
nghiệp của thủ đô Hà Nội từ năm 2001- 2010 và định hướng đến năm 2020.
3- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh để giải quyết
vấn đề.
Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ Tổng cục thống kê, Sở
công thương Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Tổng cục Hải quan và các báo,

tạp chí nghiên cứu chuyên sâu khác.
4- Kết cấu, nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập và một số kinh nghiệm trong và
ngoài nước.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của thủ đô Hà Nội trong giai
đoạn 2001- 2010.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
3
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ MỘT SỐ
KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 . Giới thiệu về cơ sở thực tập
1.1.1. Quá trình hình thành
Sở Công Thương Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Sở
Công nghiệp và Sở Thương mại Hà Nội (Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP
ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương)
sau đó là hợp nhất giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương tỉnh Hà
Tây theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều
chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Các
Sở thành viên tiền thân là các cơ quan chuyên môn quản lý ngành Công
nghiệp và Thương nghiệp của các tỉnh, Thành phố được thành lập từ những
năm 1958.
Hiện nay trụ sở chính của Sở là số 331 đường Cầu Giấy – Quận Cầu

Giấy – Hà Nội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
1.1.2.1. Lãnh đạo Sở :
Sở Công Thương Hà Nội có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân
dân Thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Sở.
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám
đốc Sở vắng mặt, một phó giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành
các hoạt động của Sở.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức :
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở :
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
4
Chuyên đề thực tập
•Văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở Công Thương là tham mưu
giúp Lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc Sở quyết định hoặc đề nghị UBND Thành phố quyết
định về công tác tổ chức cán bộ: Sắp xếp tổ chức bộ máy, tiếp nhận, điều
động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch cán bộ, nâng lương,
nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, theo phân cấp công tác TCCB của
UBND Thành phố;
+ Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
bộ máy của các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật, của Chính
phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
+ Dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh đối với các trưởng, phó đơn vị
thuộc Sở; tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách

lĩnh vực Công Thương của phòng Công Thương thuộc UBND Huyện, phòng
Kinh tế thuộc UBND Quận;
+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở.
- Thực hiện quản lý biên chế, chế độ tiền lương và các chính sách, chế
độ, cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên theo phân cấp;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, phát triển
nguồn nhân lực của Ngành và tất cả các thành phần kinh tế cuả Thành phố;
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các phòng thuộc Sở;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra công tác TCCB của Sở theo Kế hoạch
thanh tra công tác TCCB của Thành phố, Sở Nội vụ và thực hiện việc thanh
tra công tác tổ chức cán bộ đối với các đơn vị trực thuộc Sở;
- Phối hợp với các Ngành chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi người lao động theo quy
định của pháp luật lao động. Tổng hợp báo cáo số liệu thống kê về lao động
và tiền lương của Ngành theo quy định;
- Chủ trì hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
5
Chuyên đề thực tập
Ngành;
- Theo dõi và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh trật tự
của Sở và trong toàn Ngành;
- Phố hợp với các Phòng Kế hoạch - Tài chính, các phòng có liên quan
thuộc Sở Nội vụ, Sở Tài chính để hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan thực hiện
chương trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "Một cửa" của Sở theo
mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của UBND thành phố;
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thực hiện Quy chế Dân chủ, xây

dựng cơ quan văn hóa, công tác "Vì sự tiến bộ phụ nữ", ;
- Chủ trì và phối hợp với các Phòng, ban, đơn vị có liên quan thực hiện
nhiệm vụ về công nghệ thông tin, tin học hóa quản lý hành chính nhà nước.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ trong tin học hóa quản lý hành chính nhà nước về lĩnh
vực quản lý của Sở theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND Thành
phố;
- Chủ trì, phối hợp với các Phòng, đơn vị thuộc Sở làm thủ tục thành
lập các Hội, Hiệp hội, ;
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công thương thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công
thương theo chức năng nhiệm vụ của phòng được phân công đối với phòng
Kinh tế, phòng Công Thương các quận, huyện thuộc Thành phố;
- Phối hợp với các phòng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
thuộc lĩnh vực công thương của Ngành;
- Quản lý tài chính, tài sản được giao: Nhà đất, trụ sở, phương tiện làm
việc, phương tiện đi lại và các trang thiết bị khác theo quy định. Quản lý và
tổ chức thực hiện ngấn ách được phân bổ, các chương trình, dự án, các ban
chỉ đạo, các đề tài theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
6
Chuyên đề thực tập
Thành phố;
- Phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kê khai tài sản theo quy định;
- Triển khai, tham gia các chương trình công tác của Thành ủy, UBND
Thành phố và các bộ, ngành Trung ương (theo sự phân công của Giám đốc Sở);
- Quản lý Tổ thuế của Cơ quan;
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu;

- Xây dựng các quy chế, quy định, nội quy của Cơ quan; thực hiện
công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ
- Thực hiện công tác an ninh trật tự, bảo vệ cơ quan trong và ngoài giờ
làm việc, tiếp khách, hướng dẫn khách đến làm việc
- Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan tổ chức
phục vụ các hội nghị, hội họp của Sở, Ngành
- Phối hợp với các phòng, ban Sở về công tác Hội nhập kinh tế quốc tế,
Xuất nhập khẩu, hoạt động hội chợ, khuyến mại, quản bá thương hiệu
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở thương mại Hà Nội
•Thanh tra.
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Công Thương là tham mưu giúp
lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Thanh tra hành chính:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Công
Thương Hà Nội;
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
7
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
THANH
TRA SỞ

PHÒNG
KẾ
HOẠCH –
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
QUẢN

CÔNG
NGHIỆP
PHÒNG

THUẬT
AN
TOÀN
MÔI
TRƯỜNG
PHÒNG
QUẢN
LÝ TTCN

LÀNG
NGHỀ
PHÒNG
QUẢN
LÝ ĐIỆN
NĂNG
PHÒNG
KINH TẾ
ĐỐI

NGOẠI
VĂN
PHÒNG
SỞ
PHÒNG
QUẢN

THƯƠNG
MẠI
Chuyên đề thực tập
- Thanh tra chuyên ngành:
a. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao
đối với tổ chức, cá nhân hoạt động về công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong các lĩnh vực sau: Cơ khí, luyện kim; điện, năng lượng mới, năng
lượng tái tạo; dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản; hóa chất; vật liệu nổ
công nghiệp; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp
chế biến khác trong phạm vi cả nước; và các hoạt động khác về công nghiệp
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội theo quy định
của pháp luật;
b. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thương mại, những quy định về
chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc trong hoạt động thương mại của thương nhân
Việt Nam; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; tổ
chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại trên địa bàn thành
phố Hà Nội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội
theo quy định của pháp luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo

quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Công Thương Hà Nội thực
hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối
hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ
chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị đó;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành
hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật của nhà nước được phát hiện qua
hoạt động thanh tra;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
8
Chuyên đề thực tập
Hà Nội;
- Thực hiện công tác pháp chế của Sở Công Thương Hà Nội;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
hoạt động công nghiệp và thương mại;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc
do Giám đốc Sở giao.
•Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tài chính Sở Công Thương là
tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Công tác Quy hoạch, Kế hoạch:
+ Tham mưu trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án, ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp
và Thương mại của thành phố, trình Bộ Công Thương hoặc UBND thành phố
phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại của
cả nước, của vùng lãnh thổ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành
phố; tổ chức, quản lý thực hiện các quy hoạch theo quy định;
+ Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm của Ngành Công Thương.

+ Phối hợp với phòng Quản lý Công nghiệp, phòng Quản lý Tiểu thủ
công nghiệp và Làng nghề xây dựng và thẩm định quy hoạch tổng thể các
khu, cụm Công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề thành phố Hà
Nội; tham gia thẩm định quy hoạch chi tiết các cụm, điểm Công nghiệp - Tiểu
thủ Công nghiệp;
+ Phối hợp với phòng Quản lý Thương mại xây dựng và thẩm định quy
hoạch phát triển thương mại, bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ,
trung tâm thương mại, siêu thị; Quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới xăn
dầu thành phố Hà Nội;
+ Giúp lãnh đạo Sở đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và tổng
hợp báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Bộ Công Thương theo định
kỳ hàng tháng, quý, năm, đột xuất về kết quả thực hiện kế hoạch của toàn
Ngành; Báo cáo giao ban tháng, quý của Sở;
+ Chủ trì xây dựng, quản lý, hướng dẫn các quận, huyện triển khai thực
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
9
Chuyên đề thực tập
hiện quy hoạch phát triển tổng thể ngành Công Thương; Chủ trì thực hiện
công tác kiểm tra nắm tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế,
chính sách, luật pháp có liên quan đến phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ Công
nghiệp và Thương mại theo quy định;
- Xây dựng các cơ chế, chính sách:
+ Tham mưu giúp lãnh đạo Sở trình UBND thành phố ban hành quy
định, quy chế để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
các Bộ, ngành và UBND thành phố liên quan đến công tác quy hoạch, kế
hoạch, tài chính, đầu tư phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp và
Thương mại;
+ Giúp lãnh đạo Sở trong việc phối hợp với các Sở, ban, ngành liên
quan, các phòng nghiệp vụ của Sở xây dựng, trình UBND thành phố ban hành
các quy trình về xây dựng, quản lý, thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà

nước; Chủ trì trong công tác rà soát, đánh giá, đề xuất các cơ chế, chính sách
hỗ trợ có liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mới hoặc điều
chỉnh, bổ sung khu, cụm, điểm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp làng
nghề và các dự án công nghiệp, thương mại trên địa bàn;
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở nghiên cứu, tổng
hợp kiến nghị của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành
Công Thương, trình lãnh đạo Sở đề xuất với Chính phủ, Bộ Công Thương,
UBND thành phố bổ sung, sửa đổi các chính sách, quy định về lĩnh vực kế
hoạch, quy hoạch, kinh doanh, tài chính phù hợp với các quy định hiện hành;
- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư thuộc ngành Công
Thương: giúp Giám đốc Sở xem xét chấp thuận về mặt quy hoạch liên quan
đến ngành Công Thương đối với các dự án trên địa bàn.
- Công tác quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án, đề án của
Ngành Công Thương có sử dụng nguồn kinh phí của Ngân sách nhà nước:
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch và pơhana bổ nguồn vốn ngân sách của Cơ
quan Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc (đơn vị cấp 2); theo dõi, quản lý,
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
10
Chuyên đề thực tập
kiểm tra kế hoạch thu, chi, quyết toán ngân sách của Cơ quan Văn phòng Sở
và các đơn vị trực thuộc;
+ Chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị và Sở tài chính thẩm định dự
toán, quyết toán chi ngân sách Nhà nước đối với các chương trình, đề tài
nghiên cứu khoa học công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm của các đơn vị
thuộc chương trình 01C-01, nghiên cứu kế hoạch của thành phố (nếu có);
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công
thương theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được phân công đối với phòng
Kinh tế, phòng Công Thương các quận, huyện, thành phố thuộc thành phố;
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân; Chủ trì, phối hợp với các

phòng, đơn vị thực hiện việc tổ chức các hội chợ, triển lãm do Sở chủ trì
(hoặc được phân công chủ trì), thực hiện tháng khuyến mại hàng năm ;
- Cấp đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại;
- Tham gia công tác nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa
học, các chương trình, dự án về Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp và
thương mại;
- Triển khai các chương trình công tác của Thành ủy, UBND thành phố
và các Bộ, ngành trung ương có liên quan đến lĩnh vực công thương (do Giám
đốc Sở phân công);
- Phối hợp thông tin tuyên truyền về hoạt động công nghiệp và thương
mại trên địa bàn thành phố;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
•Phòng Quản lý Công nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý công nghiệp Sở Công Thương
là tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
Chủ trì phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài chính xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, chính sách phát triển Công nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi đã
được phê duyệt trên địa bàn thành phố gồm:
- Về cơ khí và luyện kim: Phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
11
Chuyên đề thực tập
trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ
khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp;
- Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế
biến khác: Dệt - Da - Giầy, sành - sứ, thủy tinh, nhựa, bia, rượu, nước giải
khát, thuốc lá, bánh kẹo, sữa, dầu thực vật, chế biến bột và tinh bột;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương
trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp cong nghiệp
phát triển: Xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, hội chợ triển lãm, tạo dựng

môi trường cho doanh nghiệp ;
Triển khai thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ
lực, mũi nhọn, ưu tiên;
Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo cho các doanh nghiệp
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề tài,
đề án và các quy định phát triển công nghiệp trên địa bàn;
Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công
nghiệp, tổng hợp thông tin, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp trên địa
bàn;
Triển khai, tham gia các chương trình công tác của Thành ủy, UBND
thành phố và các Bộ, ngành trung ương (theo sự phân công của Giám đốc
Sở);
Phối hợp với các phòng, ban Sở về công tác Hội nhập kinh tế quốc tế,
xuất nhập khẩu, hoạt động Hội chợ, khuyến mại, quảng bá thương hiệu ;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao
•Quản lý Thương mại.
•Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường.
•Phòng Quản lý Điện năng.
•Phòng kinh tế Đối ngoại.
Chức năng nhiệm vụ phòng Kinh tế đối ngoại Sở Công Thương là tham
mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Hội nhập kinh tế.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch,
chương trình về Hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế trên địa bàn thành phố;
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
12
Chuyên đề thực tập
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên truyền,
hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về Hội nhập kinh
tế, thương mại quốc tế của thành phố sau khi được phê duyệt.

+ Thường trực giúp Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố
tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất về Hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định.
- Hợp tác quốc tế.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị
xây dựng chương trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực công thương trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công thương theo sự ủy
quyền của UBND thành phố và phân công của Giám đốc Sở.
- Về cạnh tranh, chống độc quyền, chống phá giá và chống trợ cấp, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh
tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn
thành phố. Đề xuất với các cơ quan có liên quan sửa đổi, bổ sung các quy
định, những văn bản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh;
+ Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thành phố cung
cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao về quy
định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và
chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Thu thập, xây dựng cơ sử dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp độc quyền có trụ
sở chính trên địa bàn thành phố; về các quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội; về
các trường hợp miễn trừ;
- Về hoạt động của các văn phòng đại diện nước ngoài:
+ Giúp UBND Thành phố thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý đối
với hoạt động của Văn phòng Đại diện, chi nhánh và người đứng đầu văn
phòng đại diện, Chi nhanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và thương
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
13
Chuyên đề thực tập

mại đặc thù trên địa bàn;
+ Thực hiện việc thẩm đỉnh, cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu
hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài trên
địa bàn;
+ Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động
của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và người đứng đầu Văn phòng đại diện
của thương nhân nước ngoài trên địa bàn;
+ Phối hợp với Thanh tra và các cơ quan có liên quan tiến hành việc
thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi thấy cần thiết theo quy
định của pháp luật hoặc tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo quyết
định của UBND Thành phố.
- Về Thương mại điện tử:
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạ tầng ứng
dụng thương mại điện tử trên địa bàn thành phố;
+ Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch, chương trình bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử trên địa
bàn;
- Công tác quản lý xuất nhập khẩu:
+ Tổ chức thực hiện các chinhs ách, kế hoạch, chương trình, đề án phát
triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố;
+ Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài
không có đại diện tại Việt Nam trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;
- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Bộ Công Thương;
- Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công

SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
14
Chuyên đề thực tập
thương theo chức năng nhiệm vụ của phòng được phân công đối với phòng
Kinh tế, phòng Công thương các quận, huyện, thành phố thuộc thành phố;
- Phối hợp với các phòng, ban Sở về công tác Hội chợ, khuyến mại,
quảng bá thương hiệu, ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao
•Phòng Quản lý tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
b) Các đơn vị trực thuộc Sở Công Thương Hà Nội :
•Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương Hà Nội : trên
cơ sở hợp nhất Chi cục Quản lý thị trường của Sở Công Thương Hà Nội (cũ)
và Chi cục Quản lý thị trường của Sở Công Thương tỉnh Hà Tây.
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
15
Chuyên đề thực tập
•Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp : Trên cơ sở
hợp nhất hai Trung tâm : Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Tư vấn Phát
triển Công nghiệp thuộc Sở Công Thương Hà Nội (cũ) với Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn Phát triển Sở Công Thương tỉnh Hà Tây.
•Trung tâm Xúc tiến thương mại : Trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Xúc
tiến Thương mại của Sở Công Thương Hà Nội (cũ) với Trung tâm Xúc tiến
Thương mại của Sở Công Thương tỉnh Hà Tây.
•Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng.
•Trung tâm y tế.
•Ban Quản lý Đầu tư phát triển các cụm, điểm Công nghiệp, tiểu thủ
Công nghiệp.
Tổng số cán bộ, công chức, nhân viên: 151 Cán bộ công chức, viên chức
và người lao động. Trong đó: 12 Thạc sỹ quản lý khoa học và quản lý kinh tế;
113 kỹ sư, cử nhân trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và quản lý kinh tế,

Đảng bộ Cơ quan Sở Công Thương có 19 Chi bộ với 245 Đảng viên.
Công đoàn Cơ quan Sở trực thuộc Công đoàn Ngành Công Thương Hà
Nội.
Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh Cơ quan Sở Công Thương trực
thuộc Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh khối Dân – Chính – Đảng Hà
Nội.
1.1.2. Thành tựu đạt được
Trong một vài năm trở lại đây, bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước
có nhưng biến động bất thường, khó khăn nhưng do nỗ lực cao, tích cực triển
khai mọi nhiệm vụ, nên ngành công thương Hà Nội đã đạt nhiều thành tích
trên các lĩnh vực.
Sở công thương đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, các đề án, các quy hoạch phát triển; mở rộng thị trường
trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu của nền kinh
tế, những mặt hàng có khối lượng tiêu dùng lớn; đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực sản xuất phục vụ cho nhu cầu
trong nước và xuất khẩu (XK); thúc đẩy XK, kiểm soát nhập khẩu (NK) hạn
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
16
Chuyên đề thực tập
chế nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán…Những thành tích ấy
thể hiện bằng những kết quả chính là:
Sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất toàn
ngành tăng 12,7% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng
3,0%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 15,4%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 15,8%. Cơ cấu ngành cũng chuyển dịch theo hướng tích cực,
giảm dần khai thác khoáng sản, gia tăng công nghiệp chế biến chế tạo.
Từ năm 2005 đến năm 2009, sản xuất công nghiệp của thủ đô Hà Nội
tăng đều từ 76631,1 tỷ đồng đến 200349,2 tỷ đồng, tăng gần 30 % tổng giá
trị. Năm 2010, sản xuất công nghiệp Thủ đô duy trì được đà tăng trưởng ổn

định, giá trị tăng thêm công nghiệp tăng 11,5%, giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn đạt hơn 108.600 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2009 đạt
107,8% kế hoạch năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
16,8%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 14,9%; kinh tế nhà nước tăng 9,3%. Đặc
biệt thành phố đã tổ chức cuộc vận động hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình. Thông qua cuộc vận động này đã tiết
kiệm 15 triệu kWh điện (tương đương 17 tỷ đồng). Năm 2011, giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn trong năm tăng 12,2% (trong đó, giá trị sản xuất
công nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng 22%, đạt tăng trưởng 6,6%; giá trị sản
xuất công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng 32%, tăng trưởng 11% và
giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng
16%); Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 27%. Tình hình hoạt động kinh
doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn diễn ra tương đối ổn định và phong
phú. Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 22%.
Thêm vào đó, Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) Hà Nội thí điểm
Tuần bán hàng khuyến mại cuối năm 2006 và sang năm 2007 cũng tổ chức
Tháng khuyến mại lần đầu vào tháng 10; từ năm 2009, Tháng khuyến mại Hà
Nội được tổ chức vào tháng 11 nhằm "khuyến khích mua hàng hoá, dịch vụ".
Ngoài ra, hoạt động khuyến mại còn có mục đích quảng bá thương hiệu sản
SV: Nguyễn Thị Thu Giang Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
17

×