Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều, song chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.38 KB, 18 trang )

Đề cương.
1. Xuất phát từ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – LêNin
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thời kỳ quá độ theo quan điểm của Mác
1.1.2. Thờ kỳ qúa độ theo quan điểm của LêNin
1.1.3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
2. Cơ sở thực tiễn: Quá độ ở trung quốc với chính sách đổi mới của
Đặng tiểu Bình(1978)
2.1. Nguyên nhân
2.1.2 Nội dung thực hiện
2.1.3 Thành tựu đạt được
3. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.
3.1. Nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ quá độ (1954)
3.2. Nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ quá độ
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ ở Việt Nam và chủ trương
thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ ở Việt nam
Tư tưởng của người về bản chất của chủ nghĩa xã hội
Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểm
của chủ nghĩa Mác-LêNin và từ tình hình thực tiễn ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa. Bỏ qua nhưng không có nghĩa là phủ nhận tất cả những thành tựu đã đạt
được mà phải biết kết hợp để áp dụng thực tiễn vào việt Nam.
4.2. Chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Người xác định rõ vị trí và xu thế vận động của từng thành phần kinh tế.
Một số thành phần kinh tế cũ; cá thể,tiểu chủ và kinh tế tư bản không còn phù
hợp. những thành phần kinh tế mới; kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và tư
bản nhà nước là lao động để hình thành nền kinh tế nhiều thành phần.
Chấp nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần,kinh tế thành
phần có sự chỉ đạo của nhà nước,ưu tien phát triển kinh tế quốc doanh,kinh tế


hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động
5. Tính đúng đắn của luận điểm
5.1. Cơ sở lý luận
Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ lên CNXH, suy cho đến cùng là do quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với thính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan mà
còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
5.1.1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần
5.2. Cơ sở thực tiễn.
5.2.1. Thành tựu đạt được từ năm 1986 đến nay
5.2.2. Tiếp tục được vận dụng đến nay
* Kết bài. Khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương của Hồ Chí Minh;
thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
BÀI LÀM
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, loài người không ngừng tìm
kiếm mô hình thể chế kinh tế xã hội thích hựop và đạt hiêu quả kinh tế xã hội
thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Nước ta là một nước xã hội chủ
nghĩa vì vậy để có mô hình phát triển vừa phù hợp với mục tiêu của một nước
XHCN lại vừa đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài ấy lại là
điều quan trọng hơn bao giờ hết. và thực tế là nền kinh tế việt nam đang ngày
càng phát triển một cách nhanh chóng và bền vững. Đó là điều kiện chúng ta
không thể phủ nhận. đó cũng là do mô hình kinh tế đúng đắn là ngay từ những
bước đi đầu tiên tiến lên chủ nghĩa xã hội; Hồ Chí Minh đã chủ trương thực
hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác – LêNin
Trong xuất cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luân khẳng
định: “Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều, xong chủ nghĩa chân chính

nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác”, muốn cách mạng
thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lênin. Đối với
người, chủ nghĩa Mác –Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa
học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ rời
xa xhủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thới kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều
và chủ nghĩa xét lại.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin là một nguồn gốc, là nguồn gốc chủ
yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ, bộ phận cơ sở,
nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thời kỳ quá độ theo quan điểm của Mác
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản
nghĩa lên chủ nghĩa xã hội từ các nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Loại
quá độ này phản ánh kế hoạch tuần tự và thời kỳ quá độ bắt nguồn từ khi giai
cấp công nhângiành được chính quyền.
1.1.2. Thời kỳ quá độ theo quan điểm của Lênin.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản
nghĩa lên chủ nghĩa xã hội từ các nước chậm phát triển hoặc các nước tư bản
phát triển và nó bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản. phải có sự lãnh đạo của
đảng, đồng thời phải tự lực cánh sinh nhưng phải tranh thủ sự giúp đỡ của các
nước, các điều kiện quốc tế thuận lợi tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại.
1.1.3. chủ nghĩa duy vật lịch sử.
1.1.3.1. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất.
Theo quan điểm của duy vật lịch sử:
Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển
của con người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh và phát triển
những mối quan hệ xã hội của con người.
Nó chính là cư sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển xã hội loài
người. Như vậy sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy cho
đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất của xã hội

và căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó.
Chính vì vậy có thể nói các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không
phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ tiến hành như thế nào, với công
cụ gì. Do đó chủ nghĩa Mác – Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử của
nhân loại theo sự phát triển và thay thế của các phương thức sản xuất.
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi
quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo cho sự phù hợp
Khi lực lượng sản xuất thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản
xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo cho phù hợp.
Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời để đảm
bảo cho sự phù hợp
Lực lượng sản xuất vận động phát triển đến một trình độ nào nhất định
sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, mâu thuân này ngày càng gay gắt đòi hỏi
khách quan phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hê sản xuất mới để
mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất tác động đến thái độ
của con người trong lao động sản xuất đến tổ chức phân công lao động xã hội,
đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ…và do tác động đến sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lự lượng sản xuất là
động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. ngược lại quan hệ sản xuất
lỗi thời lạc hậu không phù hợp với lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm thạm
chí phá vỡ lực lượng sản xuất.
Khi QHSX kìm hãm của LLSX, thì theo quy luật chung QHSX cũng sẽ
được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Do đó trong chủ nghĩa xã hội thì lực lượng sản xuất là con người xã hội chủ

nghĩa đóng vai trò quan trọng thì đòi hỏi sụ phù hợp của quan hệ sản xuất trong đó
có sụ mở rộng quan hệ và phát triển của tát cả các thành phần kinh tế.
2. Cơ sở thực tiễn.
Quá độ ở trung quốc với chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình ( 1978 )
2.1. Nguyên nhân
Thực tiễn: kinh tế trung quốc sau 20 năm ( 1958 – 1978 ) thựu hiện các
đường lối tả khuynh đã rơi vào tình trạng trì trệ kém phát triển.
Lý luận: Trung Quốc cho rằng công cuộc chủ nghĩa xã hội thực hiện ở
mỗi nước khác nhau, đặc là với Trung Quốc nền kinh tế còn ở trình độ thấp.
Và Trung Quốc cũng phê phán mô hình kinh tế kế hoach hoá tập trung dài
gây trì trệ cho nền kinh tế.
Vì vậy, Trung Quốc cho rằng đất nước đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ
quá độ cải cách và mở cửa.
2.1.2. Nội dung.
Đặng Tiểu Bình là một trong những nhà chính trị kiệt xuất nhất của thế
kỷ XX, ông đã chia tay với những người theo trường phái giáo điều của chủ
nghĩa Mác, sửa đổi chủ nghĩa kế hoạch quan liêu tuyệt đối nhờ có giải phóng
tiềm lực của 1/5 dân số của thế giới.
Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất răng Trung Quốc nên tiến hành cải
cách, thừ nhận chính sách mở cửa và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Từ năm
1978, ông đã thú đẩy việc cải cách. Trong khi còn khoảng 80% dân số Trung Quốc
sống ở vùng nông thôn, ông chỉ ra rằng: Việc cải cách nên tiến hành ở nông thôn
trước khi tiến hành ở các thành phố. Công cuộc cải cách các khu đô thị thường
phức tạp hơn ở vùng nông thôn, ông khuyến khích các tiềm năng này một cách táo
bạo nhưng cũng bằng sự quan tâm và cẩn trọng.
Theo đề xuất của ông, 4 đặc khu kinh tế đã được hình thành và 14 thành phố
duyên hải mở cửa với thế giới. Trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi, ông
tuyên bố Trung Quốc nên mở rộng hợp tác kinh tế với các nước bên ngoài, thu hút
vốn và giới thiệu các kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến của họ để thúc đẩy phát
triển kinh tế riêng của mình. Các thành phần tư nhân nên được phát triển như là

một phần phụ trợ cho các thành phần xã hội vốn dĩ sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh
tế trung Quốc. Ông cũng cho rằng một số khu vực và một số người được phép làm
giàu, sau đó những người khác sẽ theo gương họ. Sự phát triển của Trung Quốc
trong hơn 20 năm qua đã chứng minh chính sách cải cách và mở cửa của Tặng
Tiểu Bình là hoàn toàn đúng đắn.
Những chính sách đổi mới có thể được kể đến như:
Thay đổi về cơ bản kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ đã kìm hãm
kinh tế phát triển.
Xây dựng kinh tế thị trường, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã
hội. Tìm ra con đường xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc.
2.1.3. Thành tựu đã đạt được.
Kinh tế tăng trưởng mạnh: Từ 1979 đến 2005 tốc độ tăng trưởng bình
quân hằng năm đạt 9,5%. Năm 2006 GDP Trung Quốc năm 2007 đạt 3,280 tỷ
nhân dân tệ ( 481 USD ), tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của
Nhật Bản và 99,5% GDP của Đức. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người
ở Trung Quốc đạt 2.360 USD. Theo bảng xếp hạng của ngân hàng thế giới,
Trung Quốc từ nước có mức thu nhập thấp được đưa vào những danh sách
những nước có thu nhập thấp trung bình.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phạm vi kinh doanh mở rộng đã
giúp Trung Quốc nhanh chống giàu có. Số liệu NBS cho thấy thu nhập tài
chính của chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua.
Giàu có khiến Trung Quốc cung cấp một cách có hiệu quả nguồn tài chính để
tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân, giảm thiểu
một cách có hiệu quả mọi rủi ro và thiên tai.
Số liệu của NBS cho thấy, năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm
77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ
lệ này còn chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng yếu tô quốc doanh vẫn là
yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc. Đóng góp to nhất của thành phần
kinh tế phi tập thể đối với kinh tế Trung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa
cung và cầu. Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu

hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Người dân chỉc sự thiếu hụt
nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Người dân chỉ có thể mua lương
thực bằng tem phiếu do chính phủ cấp. Sau năm 1978, khả năng cung cấp
hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của
người dân.
Năm 2007, sản lươngk lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn,
tăng 46,6% so với sản lượng của năm 1987. Giá trị gia tăng công nghiệp năm
2007, vượt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ ( 1.470 tỷ USD ), tăng 23 lần so với
năm 1978.
Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông
nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi
măng và phân hoá học của trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầu thế giới.
3. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam
3.1. Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ trước quá độ ( 1954 )
Về tính chất kinh tế: Dưới thời thực dân pháp thống trị kinh tế Việt Nam
mất dần tính chất phong kiến thuần tuý, trở thành kinh tế thuộc địa nửa phong
kiến, kinh tế tự cung tự cấp bị thu hẹp sản xuất hàng hoá phát triển nhưng
quan hệ sản xuất phong kiến vẫn duy trì và tồn tại một cách phổ biến.
Về trình độ phát triển của nền kinh tế: xuất hiện một số nhân tố mới
trong nền kinh tế đó là những cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải,
những xí nghiệp công nghiệp quy mô lớn sử dụng máy móc hiện đại. Tuy
nhiên sự chuyển biến đó chỉ xuất hiện ở những nơi bị chiếm đóng còn ở vùng
nông thôn rộng lớn thì gần như nguyên vẹn nền kinh tế phong kiến lạc hậu.
công nghiệp phát triển nhưng còn rất nhỏ bé. Tóm lại là nước ta đã phải chị
một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và phải phụ thộc vào đế quốc và luân bị
kìm hãm.
3.2. Nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ quá độ
Về tính chất nền kinh tế: từ một nền kinh tế thuộc địa chủ phong kiến,
chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế dân tộc dân chủ của nhân dân. Thoát
khỏi sự phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Nước ta đã có nền tài chính tiền tệ

độc lập, nhà nước nắm chính quyền kiểm soát ngoại thương.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, miền bắc hoàn toàn giải
phóng còn miền Nam vẫn sống dưới ách thống trị của Mỹ-ngụy.
Bước vào thời kỳ quá độ miềm Bắc có đặc điểm:
Là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa vào nền sản xuất
nhỏ, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản lại hết sức kém cỏi và non yếu.
Công nghiệp nhỏ bé mới phôi thai. Nông nghiệp và thủ công có tính chất
phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa miền Bắc lại
bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.
Và đây là lúc mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên thế giới.
4. Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ ở Viêt Nam và
chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
4.1. tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Trước hết là tư tưởng của người về bản chất của chủ nghĩa xã hội theo
chủ tich Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
(CNXH ) bao gồm:
Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhàn nước phải phát
huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo
của nhân dân vào xây dựng sự nghiệp xây dựng CNXH.
Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, trước hết là do nhân dân lao động.
Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, trong đó
người với người là bạn bè, là đồng chí anh em, con người được giải phóng
khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống và vật chất tinh thần phong phú, được tạo
điều kiện để phát triển hết khả năng sẵn có của mình.
Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bibhf đẳng miền núi
đuổi kịp miền xuôi.
Năm là, CNXH là nột công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự

xây dựng láy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quan điểm của Hồ CHí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam.
Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy
luật chung và đặc điểm lịch sử của mỗi nước để nhậ rõ đặc trưng tính chất của
thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa. Bỏ qua nhưng không có nghĩa là phủ nhận tất cả những thành tựu
đã đạt được của nó mà phải biết kết hợp để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam, trông đó đặc bao trùm to nhất là từ một nước công
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển chủ
nghĩa. Đặc điểm này thâu tóm những mâu thuẫn, khó khăn,phức tạp, chi phối
toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường
với những hình thức , bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
Về nhiệm vụ lịch sử về thời kỳ quá độ, Người nói “ chúng ta phải xây
dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên
CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên
tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và
lâu dài”.
Qua việc nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
học hỏi kinh nghiệp của các nước như Trung Quốc. và thực tiễn tình hình
kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này nên trong quan điểm về xây dựng CNXH
ở nước ta Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần trong xuất thời kỳ quá độ lên CNXH.
4.2. Nội dung của Hồ Chí Minh về chủ trương cơ cấu kinh tế hành hoá
nhiều thành phần.
Người xác định rõ xu thế vận động của từng thành phần kinh tế. Một số
thành phần kinh tế cũ: cá thể, tiêu chủ và kinh tế tư bản không còn phù hợp.
Những thành phần kinh tế mới: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và tư bản

nhà nước là động lực để hình thành nền kinh tế nhiều thành phần.
Nhận thức rõ tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ, để xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống pháp thực
hiện đường lối kháng chiến toàn dân,toàn diện,trường kỳ và tự lực cách sinh,
bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, trước hết là lương thực thực phẩm cho cuộc
kháng chiến.Hồ Chí Minh thực hiện chế độ giảm tô, giảm tức nhằm hạn chế
dần sức bốc lột và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho
cuộc kháng chiến.
Đối với nước ta cần ưu tiên phất triển quốc doanh để tạo nền tảng vật
chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động,
nhà nước cần khuyến khích, hướng dẫn và giúp đơ nó phát triển. về tổ chứ
hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự
nguyện cùng có lợi, chống chủ quan gò ép hình thức. Đối với người làm nghề
thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ về quyền sỏ hữu tư liệu
sản xuất, ra sức hướng đẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích
họ đi vào con đường hợp tác.
Đối với nhà tư bản công thương, vì họ đã tham gia cách mạng nhân dân,
có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sàng tiếp thu, cải tạo để
góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH nên Nhà nước không xoá bỏ
quyền tư liệu sản xuất và của cải khác của họ , mà hướng dẫn họ cách làm lợi
cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ
họ cải tạo nên CNXH bằng hình thức tư bản nhà nước.
Bên cạch chế độ và quan hệ sở hữu Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ
phân phối và quản lý kinh tế kinh thế, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở
hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đoàn bẩy trong phát triển sản
xuất. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiệ nguyên tắc phân phối
theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
hưởng. Gắn liền với nguyên tắc theo phân phối lao động Hồ Chí Minh bước
đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất “ chế độ làm khoán là một điều kiện

của CNXH, nó khuyến khích người công nhân luân luân tiến bộ. làm khoán là
lợi ích chung và lợi ích riêng…Làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới
chế độ ta hiện nay”.
Trên thế giới hiện nay các quốc gia đang cố gắng xây dựng mô hình kinh
tế có sự kết hợp giưua kế hoach và thị trường mà trong đó cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần là cốt lõi, riêng với nước ta việc thực hiện hiện chủ trương
này được đánh dấu vào mốc năm 1986.
5. tính đúng đắn của luận điểm
5.1. cơ sở lý luận
4.1.1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần:
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều
thành phần kinh tế. chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa
chungc có quan hệ vừa hợp tác vừa cạch tranh với nhau. Sự tồn tại phát triển
kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tất
yếu khách quan. Bởi vì:
Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ như: kinh tế cá
thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân… để lại chúng đang còn có tác dụng đối
với sụ phát triển lực lượng sản xuât.
Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây
dựng quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kimh tế tập thể, kinh tế tư
bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và thành phần kinh tế mới tồn tại
khách quan, có quan hệ với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sự tồn tại nên nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng tồn tại khách
quan nên chúng ta có thể áp dụng tích cực đối với sự phát triển của LLSX.
Những thành phần kinh tế đặc trưng cho phương thức sản xuất cũ chỉ mất đi
khi không còn tác dụng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong
thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hội, suy cho đến cùng là do quan hệ sản xuất

phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy
định. Thời kỳ quá độ ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, lại
phân bố không đều giữa các ngành, vùng, nên tát yếu còn nhiều loại hình,
hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế.
Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan,
mà còn là đọng lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất xã
hội bởi vì:
Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hinh
thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác
nhau của lực lượng sản xuất. Vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng xuất
lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thyành
phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là: nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ
thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề để đẩy
mạnh cạch tranh, khắc phục tinhg trạng đặc quyền. Điều đó góp phần vào
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ
trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước . Đó là những “cầu nối” trạm
trung gian” cần thiết để đua nước ta tư sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Bốn la: phát triển mạnh các thành phần kinh tế là cùng với nó là chính
những hình thức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta.
Năm là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được nhiều thành
phần kinh tế của các tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng các hiệu
quả có nguồn lực, các tiềm năng của đất nước: như sức lao động vốn, tài
nguyên thiên nhiên, kinh nghiệp quản lý… Đồng thời cho phép khai thác kinh
nghiệm tổ chức kinh tế quản lý và khoa học, công nghệ mới trên thế giới.

5.2 Cơ sở thực tiễn.
5.2.1. Những thành tực đạt được từ năm 1986 đến nay
Về vốn tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi
mới ( 1986 – 1991 ) tổng sản phẩ quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối
chậm. nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất yhì
tốc độ tăng trưởng GDP luân đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc
bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/ người/ năm cũng tằn lên đáng kể, từ
289 USD ( năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008) cho thấy Việt Nam đang
từng bước qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và
đang vươn lên nước đang phất triển có thu nhập trung bình thấp ( theo quy
ước chung của quốc tế và xếp loại các nước theo trình độ phất triển thì nước
ta đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những nước có GDP/người
từ 765 đến 3.385 USD).
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng phat huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. khu
vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới chiếm 38,4% GDP vào năm
2005. kinh tế dân doanh phát triển khá mạnh, hoạt động có nhiều hiệu quả
trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển
kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân; kinh tế
hợp tác và hợp tác xã khác đa dạng ( đóng góp 6,8% GDP ). Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu
nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 – 1997 tăng
bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000 – 2007: 7,55%/năm. Năm 2008 do chịu ảnh
hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%.
GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, năm 2007:
835 USD và năm 2008 đạt 1.024 USD.
Cơ cấu thành phần kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước chiếm 38,4% GDP

vào năm 2005. kinh tế dân doanh chiếm 45,7% GDP. Hợp tác và hợp tác xã
chiếm 6,8% GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9% GDP.
Thành tựu đổi mới trng nước kết hợp với chính sách mở cửa, tích cực và
hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế
Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia
bị phong toả, cấm vận: từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa” sau
hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam
đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ: mở rộng quan
hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và lãnh thổ. Ngoài ra Việt Nam còn là
thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói
nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành chính thức thứ 150 của tổ chức
thương mại thế gới (WTO).
Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất tinh thần của người dân cũng được
cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên Hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10
năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
5.2.2. Tiếp tục được vận dụng đến ngày nay.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: tạo ra cạnh
tranh – động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế,
thựu hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển
kinh tế xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…
Cơ cấu thành phần kimh tế đã tiếp tục dịch chuyển dịch theo hướng phát
huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.
Trong GDP, xu hướng chung là tỷ trọng kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể, kinh tế các thể giảm, trong khi tỷ trọng kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài tăng lên. Trước năm 1990, kinh tế tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài gần như chưa có gì, nhưng đến nay đã chiếm GDP
tương ứng là 8,9% và 15,9%. Trong khi đó tỷ trọng kinh tế nhà nước đã giảm
tư 40,2% năm 1995 xuống còn 3,8%: kinh tế các thể giảm từ 35,9% xuống

còn dưới 30%. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, do những
doanh nghiệp tư nhân tiếp tục được thành lập trong những năm qua từ khi luật
doanh nghiệp ra đời ( trong 5 năm đã gấp 2,6 lần về số doanh nghiệp và trên 6
lần về số vốn đăng ký so với 10 năm trước đó); quá trình tác cổ phần hoá,
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiêp nhà nước đẩy mạnh nhanh hơn; do
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được gia tăng thành làn sóng mới
cả về số vốn đăng ký mới, bổ sung vốn và thực hiện vốn, cả về cơ cấu nước,
đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO.
Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản, tỷ trọng kinh tế hộ
tự chủ và kinh tế trang trại tăng lên rõ rệt, tương ứng là giảm sút tỷ trọng nền
kinh tế tập thể và quốc doanh. Đây là yếu tố có tầm quan trọng hành đầu để
tạo nên sự chuyển biến thần kỳ của sản xuất nông, lâm nghiệp – thuỷ sản, vừa
bảo đảm an ninh lương thực, vừa có khối lượng lương thực xuất khẩu lớn ( Từ
năm 1989 đến nayđã xuất khẩu gần 50 tấn gạo, thu được 11 tỷ USD ); vừa
phat triển nông nghiệp toàn diện, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại.
Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế, tỷ trọng kinh tế
ngoài nhà nước đã đạt gần 30%, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 43,7%, đều cao hơn tỷ trọng 27,4% của khu vực nhà nước.
Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, khu
vực nhà nước đã giảm mạnh ( từ 30,4% năm 1990 xuống còn 12,9%/ năm
2005), khu vực ngoài nhà nước đã tăng lên nhanh ( tương ứng từ 69,6% lên
87,1%), trong đó cá thể 60,2%, tư nhân 22,1%, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 3,8%, tập thể chỉ còn 1%.
Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất ( 88,7%), khu vực nhà nước chiếm tỷ
trọng nhỏ, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng còn chiếm tỷ trọng
thấp (1,6%). Trong tổng số lao động đang làm việc tăng thêm, thì khu vực
ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh hơn khu
vực nhà nước.

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực nhà nước chiếm 53,6%, khu
vực ngoài nhà nước chiếm 30,9%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI) chiếm 15,5%; nếu tách riêng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
( ODA ) thì tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 40%.
Như vậy mtj trong những thành tựu nổi bật nhất của đổi mới nền kinh tế
đã chuyển từ chỗ dựa trên hai loại hình chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và
hợp tác xã sang nền kinh tế thị trường và và với sự phát triển của thành phần
kinh tế. kinh tế nhà bước tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại, từ trên 13 nghìn nay
còn trên 4,5 nghìn; riêng trong 5 năm qua đã cổ phần hoá 2.254 doanh nghiệp,
giao, bán ,khoán, cho thuê doanh nghiệp…
KẾT LUẬN
Hơn 20 năm đối với lịch sử của một đất nước chưa phải là dài nhưng,
với quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa dựa trên cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những thành
tựu to lớn, quan trọng, tạo vị thế, diện mạo mới cho Việt Nam trên trường
quốc tế. Công cuộc đổi mới là tiếp tục sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đó là một sự nhgiệp mới mẻ, mỗi bước đi lsf một bước tìm kiếm khám phá.
Sự tìm tòi, phát triển đường lối đổi mới nói chung cũng như nhận thức về
chính sách kinh tế nhiều thành phần nói riêng của đảng ta là một quá trình tiên
tiến để dẫn bước quyết định cuối cùng.
Lý luận cũng như thực tiễn của những năn đổi mới đã chứng minh sức
sống và vai trò to lớn của các thành phần trong kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nhgĩa xã hội ở nước ta. Từ những thành công bước đầu, càng khẳng
định rõ hơn sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới
và phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội văn minh hiện đại. Do đó
nhioệm vụ của chúng ta bây giờ là phải học tập trao đổi tư tưởng Hồ Chí
Minh vĩ đại của dân tộc ta để kế thừa và phát huy những di sản quý báu mà
người đã để lại, góp phần xây dựng tổ quốc ngày càng phát triển, khẳng định
vị thế của chúng ta trên thương trừng thế giới. Cố gắng để sánh ngang với các
cương quốc năm châu – như lời Bác đã nhắn nhủ.

×