Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.28 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
VÀ: CÔNG TY ART OF ASIA PTE., LTD. 12
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam để lại một số di sản quý giá với
những giá trị tiêu biểu cho lẽ sống của người Việt Nam, những sản phẩm văn
hóa truyền thống nói chung và sản phẩm thủ công, mỹ nghệ nói riêng được
làm ra bởi tinh thần sáng tạo, bàn tay khéo léo và sự lao động cần cù của
người Việt nam đã và đang không ngừng được phát triển.
Nhu cầu thẩm mỹ của người Việt nam không chỉ dừng ở những sản
phẩm chuyên dùng để trang trí nghệ thuật như bức tranh, pho tượng… mà
ngay những vật dụng hàng ngày cũng đã đạt được cả hai giá trị: sử dụng và
nghệ thuật.
Nhu cầu có tính truyền thống đó của cả dân tộc đã là tiền đề phát triển
các nghề thủ công lâu đời như nghề sơn mài, nghề gốm-sứ, nghề khảm trai…
Mặt khác, Việt Nam ở vào vị trí tiếp xúc và giao lưu của vùng Đông Nam Á
lục địa và hải đảo, văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của khu
vực lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Từ vị trí đầu mối giao thông tự nhiên này,
văn hóa Việt Nam đã đón gió bốn phương, qua giao lưu, dung hợp, văn hóa
tiếp nhận nhiều ảnh hưởng bên ngoài, tuy nhiên vẫn không làm mất bản sắc
văn hóa dân tộc, lối sống của con người Việt Nam. Nền văn hóa mới mà ngày
nay nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là nền văn hóa hiện đại
mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu
đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được
biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc
đáo, tinh xảo, hoàn mỹ.
Ở nước ta, với nguồn lao động dồi dào và có tay nghề hiện đang làm
nghề chuyên nghiệp dưới sự chỉ đạo của các Nghệ nhân, đây là nguồn nhân
lực qúi giá để tổ chức khai thác kinh doanh sản xuất xuất khẩu nghành hàng
thủ công mỹ nghệ.
1


Nguồn nguyên liệu trong nước cũng rất phong phú như: tre, mây, song,
cói, vỏ đay, dừa, các loại gỗ, đất, kim loại là yếu tố cơ bản để phát triển
hàng thủ công mỹ nghệ. Với bàn tay khéo léo, rất nhiều các sản phẩm mỹ
thuật, mỹ nghệ và thủ công có giá trị được sáng tạo ra và được đông đảo
người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng.
Hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệ vừa mang tính mỹ
thuật, vừa thể hiện nền văn hóa dân tộc, vừa có giá trị sử dụng. Tuy hàng thủ
công mỹ nghệ không liệt vào các loại hàng thiết yếu, song đời sống và dân trí
càng cao thì nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều. Hơn nữa,
hàng thủ công mỹ nghệ còn mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc ta
nên nhu cầu để các nước khác sử dụng và trao đổi rất cao. Vì vậy, trong
thương mại quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ tuy không chiếm tỷ trọng lớn,
nhưng nó giao thương với tất cả các nước trên thế giới, hầu như không nước
nào không có hàng thủ công mỹ nghệ của ta trong danh mục hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Ngày nay, do đặc điểm phát triển của thị trường thế giới, xu hướng quốc
tế hóa thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh, làm thị trường trong nước gắn với
thị trường thế giới, việc giao lưu văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển,
thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ văn hóa phẩm Việt Nam không chỉ
trong phạm vi cả nước mà đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Công ty Cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm là một công ty chuyên kinh doanh xuất
nhập khẩu các mặt hàng văn hóa phẩm phục vụ đông đảo các khách hàng
trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa nước ta và
nước ngoài.
Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty tiến hành chủ yếu theo thông lệ
quốc tế về kinh doanh xuất nhập khẩu và tập quán kinh doanh nghành hàng
văn hóa phẩm trong đó kim nghạch xuất khẩu chiếm trên 90% tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu.
2
Trong khóa luận này xin đề cập đến tình hình xuất khẩu của công ty.

Khóa luận này gồm 3 chương
Chương I: Trình tự nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu văn hóa phẩm tại
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm.
Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng văn hóa phẩm của công ty
trong thời gian qua.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa
phẩm.
3
CHƯƠNG I
TRÌNH TỰ NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
VĂN HÓA PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VĂN HÓA PHẨM
I.HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1. Về kinh tế thị trường và hoạt động nghiên cứu thị trường.
1.1. Trong quá trình phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều
hình thái kinh tế khác nhau từ kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp lên kinh
tế hàng hóa. Khái niệm về kinh tế hàng hóa gắn liền với khái niệm thị
trường và cơ chế thị trường.
Theo định nghĩa hiện đại thì thị trường là quá trình người mua và người
bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, lưu
thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ. Thị trường là nơi có nhu cầu
cần được đáp ứng.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị trường và bắt đầu
từ thị trường, không hiểu biết thị trường Công ty sẽ gặp rủi ro trong kinh
doanh và thiệt hại không lường trước được.
Mặt khác, do chỉ sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần nên phải
nghiên cứu thị trường để có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Do
cung cầu trên thị trường trong nước và thế giới khác nhau nên phải nghiên
cứu kỹ thị trường mới bán đúng mặt hàng, đúng người mua, bán đúng giá.
Thị trường là sống còn đối với sản xuất và kinh doanh hàng hoá, còn

thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh
bị trì trệ.
Thị trường định hướng sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất kinh
doanh căn cứ và cung cầu, giá cả trên thị trường để quyết định kinh doanh
mặt hàng gì? Số lượng bao nhiêu? Phục vụ cho đối tượng khách hàng nào?
4
Thị trường là nơi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của thị trường, nên cũng như bất kỳ một
doanh nghiệp nào, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Văn hóa phẩm đặt hoạt
động nghiên cứu thị trường lên hàng đầu và được chú trọng đặc biệt.
- Nội dung nghiên cứu thị trường:
+ Nghiên cứu khách hàng:
Khách hàng của mỗi nước đều có nhu cầu khác nhau, tùy thuộc và mức
thu nhập, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, trình độ văn hóa, phong tục tập quán,
thói quen tiêu dùng… của họ. Ngoài khách hàng nội địa, khách hàng nước
ngoài nhập khẩu hàng có thể phân thành những nhóm khách hàng chính như
sau:
•Khách hàng nhập khẩu: là những nhà nhập khẩu mua về để kinh doanh
phân phối, tổ chức bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của công ty tại đất nước,
khu vực thị trường họ kinh doanh.
•Khách hàng thuê Việt nam gia công: là những công ty nước ngoài
chuyên doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuê phía Việt nam gia công theo
mẫu mã, chủng loại do khách hàng quy định
•Khách hàng trực tiếp: là những người tiêu dùng cuối cùng.
Nghiên cứu khách hàng là phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thị
hiếu của khách hàng.
Vì khách hàng là trung tâm của thị trường, là người quyết định doanh
nghiệp tồn tại hay không tồn tại, nên khách hàng nghĩ gì về sản phẩm mới là
vấn đề quan trọng, do vậy, chúng ta phải thực sự coi khách hàng là thượng đế,
phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng .

Trước khi muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó phải xuất phát từ nhu cầu
của thị trường mà cụ thể là người tiêu dùng để đặt ra mục tiêu, phương hướng,
biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.
5
Mọi hoạt động của Công ty phải hướng ra thị trường tức là hướng vào
khách hàng.
Công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải thu hút được nhiều khách
hàng và mở rộng được thị trường. Phải nghiên cứu từng loại khách hàng, tìm
ra thị hiếu của từng loại khách hàng để có những chính sách phù hợp lôi kéo
khách hàng về với mình.
Khách hàng chủ yếu của Công ty trong những năm qua là Đài Loan, Hàn
quốc, Trung quốc, Singapore, Pháp, Ý… Chính sách đối với khách hàng của
Công ty là duy trì và thắt chặt quan hệ với các khách hàng truyền thống, tăng
cường mở rộng quan hệ hợp tác với những khách hàng mới. Để lựa chọn
khách hàng không nên căn cứ vào lời quảng cáo của khách hàng mà phải tự
tìm hiểu khả năng cũng như uy tín của họ không chỉ trong lĩnh vực tài chính,
kinh doanh mà còn cả tiềm năng phát triển.
Nghiên cứu khách hàng là công việc thường xuyên của Công ty, nắm
được thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, từng thị trường để có kế hoạch
tổ chức khai thác sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đảm bảo nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn.
+ Khách hàng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau đều có thị hiếu
khác nhau, muốn mở rộng thị trường thu hút khách hàng, nhiệm vụ của Công
ty ngoài việc nghiên cứu khách hàng, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng, thói quen mua hàng, tâm lý mua hàng, nền văn hóa của họ, còn
phải nghiên cứu về hàng hóa, bảo đảm chỉ sản xuất những hàng hóa thị trường
cần, chỉ sản xuất kinh doanh những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Do xu hướng quốc tế hóa, nguồn cung cấp nhiều
hơn, người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn sản phẩm ở nhiều quốc gia khác
nhau, nên để sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì

sản phẩm đó phải có chất lượng và giá cả cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm là
yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Công ty phải nghĩ rằng mình sản xuất
6
hàng hóa để thỏa mãn người tiêu dùng, phải đặt mình vào vị trí của người tiêu
dùng, là người kinh doanh luôn phải đặt câu hỏi: hàng hóa này có nên đem
bán không?
Ngoài việc ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, Công
ty còn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh là ngoài chỉ tiêu về chất lượng còn chỉ tiêu về kinh
tế như giá cả, điều kiện bảo hành, các dịch vụ kèm theo sản phẩm đó. Năng
lực cạnh tranh làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường.
+ Do thị trường trong nước gắn liền với thị trường nước ngoài, Công ty
phải nhận thức mình luôn kinh doanh giữa các đối thủ cạnh tranh. Để luôn
chủ động trong kinh doanh tại giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,
Công ty phải thu thập tất cả các thông tin của các đối thủ cạnh tranh, phải tìm
hiểu trên thị trường và trong lĩnh vực đang kinh doanh có những Công ty nào
là đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh nào là mạnh nhất, tỷ lệ thị phần
của các đối thủ cạnh tranh ra sao… Công ty phải nghiên cứu kỹ các đối thủ
cạnh tranh, tránh coi thường, không hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, phải tìm
ra các mặt mạnh yếu của các đối thủ để giành thế chủ động cho mình.
2. Về tình hình khai thác mặt hàng xuất khẩu tại Công ty
a) Vấn đề quan tâm khi khai thác khách hàng:
* Do đặc điểm phát triển của thị trường thế giới hiện nay, xu hướng quốc
tế hóa thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh là thị trường trong nước gắn với thị
trường thế giới, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm manh tính
chất quốc tế, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
* Do nhu cầu của khách hàng rất phong phú nên muốn đáp ứng được nhu
cầu của nhiều loại khách hàng công ty phải đa dạng hóa mặt hàng và đa
phương hóa quan hệ thương mại.
* Do tình hình thị trường luôn thay đổi nên doanh nghiệp ngoài việc duy

trì thị trường sẵn có, linh hoạt tìm thị trường mới còn phải luôn ổn định chất
7
lượng các sản phẩm sẵn có, tìm mặt hàng, mẫu mã mới và cải tiến sản phẩm
của Công ty đang kinh doanh trên thị trường cũng như khai thác các vật liệu
mới thay thế cho những vật liệu truyền thống.
b) Vài nét giới thiệu về các mặt hàng của Công ty
* Các mặt hàng truyền thống Công ty đang kinh doanh trong những năm
qua:
- Tranh các loại
- Tượng
- Đồ gốm sứ
- Đồ gỗ mỹ nghệ
- Đồ đá
- Đồ đồng
- Đồ thêu ren, dệt, thủ công mỹ nghệ
- Hàng mây tre
- Hàng bạc
* Các mặt hàng trên ngày càng được cải tiến, phát triển đổi mới, phong
phú về chủng loại và chất lượng, được Công ty giới thiệu ngày một rộng rãi
trên thị trường quốc tế.
+ Trong những năm qua, Công ty đã xuất khẩu được khá nhiều tranh
sang thị trường các nước Đông Âu như ba Lan, Tịêp Khắc, các nước Tây Âu
như Pháp,Đức,Ý và các nước Đông nam á như Singapore,…thông qua các hội
trợ triển lãm tranh trong nước và nước ngoài. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam
trước thế giới trong những thập niên giữa thế kỷ 20 đã có một sắc diện riêng
không phải Tây cũng chẳng phải tàu, khởi sự với những bức tranh có nét duyên
thầm, không ồn ào mà không xa vắng. Tranh Việt Nam được sáng tạo với tinh
thần độc lập của người nghệ sĩ, biết kết hợp một cách tự nhiên nghệ thuật phương
Tây với nghệ thuật phương Đông để phô diễn tâm hồn dân tộc có văn hiến tranh
lụa cùng tranh sơn mài và các loại tranh khác là những sáng tạo làm nên bộ mặt

8
mỹ thuật Việt Nam ngày này. Muốn xuất khẩu được tranh thì ngoài việc nghiên
cứu thị trường khách hàng, nhà kinh doanh còn phải nghiên cứu nhận biết từng
bức tranh, phải tìm hiểu kỹ để hiểu rõ giá trị, đặc tính của từng bức tranh cũng nhu
yêu cầu của từng loại khách hàng, từng thị trường .
+ Đồ gốm sứ ngày nay không chỉ người trong nước mà cả khách quốc tế
yêu thích loại sản phẩm này cũng đã biết tới những điạ danh làm gốm nổi
tiếng của Việt Nam như Bát Tràng,Chu đậu, Sông Bé, Đồng Nai,… Sản phẩm
gốm ngày nay rất phong phú vó tới hàng trăm loại khác nhau, từ những vật
nhỏ như: lọ đựng tăm, vịt nước mắn…những sản phẩm cỡ trung bình như: lọ
hoa, tượng phật…đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi… đều
được các lò gốm trên cả nước luôn cải tiến sản xuất để hàng làm ra mỗi ngày
càng đẹp hơn. Các nghệ nhân làm gốm đã chú trọng tính dân gian cổ truyền
trong việc tạo dáng sản phẩm màu men gốm. Những màu men được ưa
chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ. Họa tiết trên mỗi sản phẩm
thể hiện dưới những nét quen thuộc trong đời sống và phong cảnh đất nước.
Công ty đã xuất được nhiều lô hàng gốm sứ sang thị trường Châu ÂU…
* Ngoài những mặt hàng truyền thống trên, để thu được nhiều lợi nhuận,
nhà kinh doanh phải tăng cường khai thác mặt hàng, đa dạng hóa các mặt
hàng. Khi khai thác một mặt hàng nào đó, trước khi quyết định kinh doanh
mặt hàng đó ta phải nghiên cứu vòng đời của nó dài hay ngắn, từ đó xây dựng
chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm khiến nhà kinh doanh luôn phải suy
nghĩ, đổi mới sản phẩm của mình.
Việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạn thâm nhập và phát triển
là thuận lợi nhất. mỗi sản phẩm đều có một chu kỳ sống của nó trên thị trường
. Chu kỳ này là tiến trình phát triển. Việc tiêu thụ một mặt hàng bao gồm khai
thác những cái mới, cải tiến sản phẩm là điều kiện tồn tại của công ty. Mặt
khác, thị trường luôn thay đổi, nhà kinh doanh phải linh hoạt tìm thị trường
9

mới, mỗi thị trường mới đòi hỏi phải có những mặt hàng mới phù hợp với nó.
Để có những mặt hàng mới, nhà kinh doanh phải hướng vào phân tích
nhu cầu thị trường .
Những mẫu hàng mới thường được khai thác từ người sản xuất, từ các
bạn hàng, khách hàng chính; cũng có khi những mẫu mới là do người tiêu
dùng gợi ý, người tiêu dùng mô tả hàng hóa, trên cơ sở đó các nhà thiết kế sẽ
vẽ, sản xuất thử, khách hàng nghiệm thu mẫu rồi đặt hàng và ký hợp đồng.
Những mẫu mới có thể do Công ty phải sưu tầm, mua catalogue. Nghiên
cứu xem mẫu nào được ưa chuộng để sản xuất thử, thu thập thông tin phản
hồi trên thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách, phân tích , đánh giá, bổ sung
thay đổi để sản phẩm của mình thích ứng với thị trường.
Có một số mặt hàng như đồ gỗ mỹ nghệ, nhiều khi phải bỏ ra chi phí khá
lớn để mua được mẫu mới.
Sưu tầm mẫu mới là quan trọng, bảo vệ được mẫu đó cũng không kém
phần quan trọng. Vì mẫu đó lọt vào tay những đối thủ cạnh tranh thì không
thể bán được giá cả như ý.
Do nhu cầu của khách hàng rất khác nhau, có những khách hàng có thu
nhập cao, họ đòi hỏi sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao, họ chấp
nhận giá cao, doanh nghiệp phải nhập công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất
phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Sau khi nghiên cứu thị trường, khai thác mặt hàng, Công ty xác định mặt
hàng chủ lực của mình trong những năm gần đây là tượng gỗ. Đồ gỗ mỹ nghệ
chiếm vị trí trọng yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị
trường tượng gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ trong mấy năm qua tương đối ổn định, thị
trường chính là Trung Quốc,Hàn Quốc,Nhật,Đài Loan, Singapore, Malaysia,
Hồng Kông, Ý, Pháp, Anh…
10
II. NGHIỆP VỤ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY
1, Ký kết hợp đồng xuất khẩu

a, Đàm phán ký kết
Sau khi nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn hàng, Công ty tiến hành,
tiếp xúc với khách hàng thông qua các của hàng mẫu, quảng cáo hội chợ triển
lãm…
Để ký được hợp đồng xuất khẩu đạt kết quả cao, sau hàng loạt bước giao
dịch chủ yếu như chào hàng, xác nhận đơn đặt hàng, ký kết hợp đồng…
doanh nghiệp ngoài các kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề, nghiệp vụ
ngoại thương, nắm vững và cập nhật đầy đủ các thông tin thị trường, hiểu rõ
đối tác và các đối thủ cạnh tranh, còn phải trau dồi kỹ năng đàm phán, phải
chuẩn bị đàm phán chu đáo, thái độ trong đàm phán phải bình tĩnh, tự tin, tạo
không khí thuận lợi trong cuộc đàm phán… phải đặc biệt quan tâm vấn đề
văn minh thương mại.
Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc với các đơn vị xuất khẩu
của ta trong quan hệ với các nước. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là hình
thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên.
11
b, Nội dung chính của một hợp đồng xuất khẩu văn hóa phẩm
HỢP ĐỒNG SỐ: 02-08/XK-SG
Ngày 18/2/2008
Giữa: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
– CULTURIMEX
Địa chỉ: 22 B, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 38254067 Fax: (84-4) 3934 3471
Tài khoản số.: 11121552450518
Tại ngân hàng: TECHCOMBANK H.O.
Địa chỉ ngân hàng: 72 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đại diện bởi: Ông Đào Quang Trung, Chức vụ: Giám đốc
Sau đây gọi là Bên Bán
Và: CÔNG TY ART OF ASIA PTE., LTD.
Địa chỉ: 01 Robison road, #03-16 Trade Center, Singapore 230925

Tel: (65) 8537 1836 Fax: (65) 8537 1855
Tài khoản số.: 5326 82 150 86
Tại ngân hàng: HSBC Singapore
Địa chỉ ngân hàng: 6 Paden Road #13-01 Pall Park, Singapore 238459
Đại diện bởi: Ông Hon Fat Kwong, Chức vụ: Giám đốc
Sau đây gọi là Bên Mua
Bên Mua đồng ý mua và Bên Bán đồng ý bán hàng hóa như mô tả dưới
đây theo những điều kiện, điều khoản sau:
12
1. TÊN HÀNG, GIÁ, SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, TRỌNG LƯỢNG,
XUẤT XỨ, CẢNG XẾP HÀNG VÀ CẢNG DỠ HÀNG.
T.T. Tên hàng Đơn vị Số lượng
Đơn giá
(USD)
Thành tiền
1
Tượng Phật ngồi, bằng gỗ
mít, Cao 64 cm
Chiếc 1,000 150.00 150,000.00
2
Tượng Phật đứng, bằng gỗ
mít, Cao 106 cm
Chiếc 1,000 275.00 275,000.00
Tổng cộng 2,000 425,000.00
- Hàng bằng gỗ mít và là hàng mới 100%
- Giá nêu trên là giá CIF Singapore, Incoterm 2000
- Tổng trị giá: USD 425,000.00
- Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi lăm nghìn Đô La Mỹ
- Trọng lượng: Trọng lượng thực tế cân tại cảng xếp hàng
- Xuất xứ hàng hoá: Việt nam

- Cảng xếp hàng: Cảng Hải Phòng, Việt nam
- Cảng dỡ hàng: Cảng Singapore, Singapore
2. BAO BÌ, KÝ MÃ HIỆU
- Đóng gói: Mỗi một bức tượng được đóng vào thùng carton, sau đóng
trong thùng gỗ theo tiêu chuẩn xuất khẩu của bên bán.
- Ký mã hiệu: POLAR ART OF ASIA POLAR ART OF ASIA
BUDDA STATUE 64CM BUDDA STATUE 106CM
CTN No.: 1 - 1000 / 1000 CTN No.: 1 - 1000 / 1000
13
3. GIAO HÀNG
- Thời gian giao hàng: Trong tháng 7 năm 2008 và sau khi nhận được LC
- Cảng giao hàng: Cảng Singapore
- Điều kiện giao hàng: CIF Singapore
- Chuyển tải: Được phép
- Giao từng phần: Được phép
4. THANH TOÁN
Bằng Thư Tín dụng Không hủy ngang Thanh toán ngay bằng Đô La Mỹ
cho người Bán và thanh toán 100% trị giá Hoá Đơn cho người hưởng lợi:
CULTURIMEX khi xuất trình bộ chứng từ sau, mỗi loại 03 bản trừ khi có
yêu cầu khác được nêu rõ:
- 3/3 bản gốc Vận đơn hoàn hảo, hàng đã xếp, ghi rõ “Cước phí trả
trước” được lập theo lệnh, ký hậu để trống và thông báo cho người mở thư
Tín dụng.
- 3/3 Hóa đơn thương mại.
- 3/3 Phiếu đóng gói chi tiết.
- 3/3 Giấy Chứng nhận Xuất xứ hàng hóa do Phòng Thương Mại và
Công nghiệp của quốc gia hàng hóa được sản xuất cấp.
- 3/3 Bảo hiểm đơn hoặc Giấy Chứng nhận bảo hiểm cho “Mọi rủi ro”
với giá trị bảo hiểm 110% trị giá Hóa Đơn ký hậu để trống và ghi rõ tổn thất
được thanh toán bằng đồng tiền ghi trong hóa đơn.

Chứng từ Bên Bán gửi cho Bên Mua:
Một (01) bản sao Vận đơn, một (01) bản sao Giấy Chứng nhận Xuất xứ,
một (01) bản sao giấy chứng nhận Bảo hiểm và một (01) bộ bản sao chứng từ
không có giá trị thanh toán phải được gửi trực tiếp cho Bên Mua trong vòng
ba (03) ngày sau khi gửi hàng bằng e-mail/Fax.
14
5. ĐIỀU KHOẢN THƯ TÍN DỤNG
- Người hưởng: CULTURIMEX
- Ngân hàng thông báo: TECHCOMBANK (H.O.)
6. THÔNG BÁO GIAO HÀNG
Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng fax hoặc e-mail các chi tiết về
chuyến hàng như lịch trình, dự kiến đi, dự kiến đến, số lượng, trọng lượng, trị
giá hoá đơn sau khi xếp hàng.
7. TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG
Nếu bất cứ một Bên nào bị ngăn cản hoặc hạn chế việc tiến hành thực
hiện trách nhiệm của mình theo Hợp đồng này do những nguyên nhân vượt
ngoài khả năng kiểm soát có thể và không phải gây ra do lỗi vô trách nhiệm
của bên đó (Trường hợp Bất Khả Kháng), trách nhiệm của Bên bị ảnh hưởng
sẽ được miễn trách trong suốt thời giần diễn ra trường hợp Bất khả kháng và
các hậu quả của nó, nhưng chỉ trong phạm vi bị ngăn cản và Bên đó sẽ không
chịu trách nhiệm cho bất cứ chậm trễ hoặc không thực hiện trách nhiệm thuộc
hợp đồng này hoặc những tổn thất thiệt hại chung, riêng hoặc hậu quả của nó
gây ra cho một Bên thứ ba nào hoặc hậu quả gây ra do sự chậm trễ hoặc
không thực hiện Hợp đồng này, miễn là luôn luôn và ngay lập tức sau khi
diễn ra trường hợp Bất Khả Kháng mà ngăn cản hoặc hạn chế bên đó thực
hiện trách nhiệm của mình, bên bị bất khả kháng sẽ thông báo ngay cho bên
kia biết bằng văn bản về những trường hợp Bất khả kháng và những khả năng
không thực hiện được của mình.
8. TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG
Hợp đồng này và bất cứ thỏa thuận nào thuộc hợp đồng này sẽ tuân thủ

và thực hiện theo luật pháp của Việt nam.
Hai bên đồng ý rằng nếu có tranh chấp xảy ra trong khi thực hiện hợp
đồng này mà không thể hiệp thương giải quyết được bằng thương thảo thì sẽ
đưa ra giải quyết theo Điều luật Hòa giải và Trọng tài của Phòng Thương Mại
15
Quốc Tế bởi 3 (ba) trọng tài được chỉ định phù hợp với quy định. Nơi diễn ra
phân xử là tại Hà nội, Việt nam và tiếng Anh sẽ là được sử dụng trong suốt
quá trình.
9. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, bất cứ sửa đổi bổ sung nào sẽ
chỉ có giá trị khi thực hiện bằng văn bản và được cả hai bên xác nhận.
Hợp đồng này được lập thành bốn (04) bản, làm bằng tiếng Anh và có
giá trị ngang nhau.
BÊN MUA BÊN BÁN
HON FAT KWONG ĐÀO QUANG TRUNG
2. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu :
Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết, Công ty phải tổ chức thực hiện
hợp đồng.
Việc tổ chức thực hiện hợp đồng đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và
quốc tế đồng thời bảo đảm được quyền lợi của quốc gia và bảo đảm uy tín của
Công ty. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để
thực hiện hợp đồng, Công ty phải tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính
doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Để thực hiện hợp đồng
xuất khẩu, Công ty phải tiến hành các công việc sau:
Việc đầu tiên là chuyển hợp đồng cho Phòng kế toán để cán bộ thanh
toán quốc tế làm việc với ngân hàng bên mình xem việc thanh toán đã được
thực hiện đúng và đầy đủ chưa… như quy định trong hợp đồng.
Nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ (L/C), phòng nghiệp vụ giục người mua mở L/C và sau khi nhận
thông báo từ ngân hàng bên mình về L/C phải kiểm tra các chi tiết điều kiện,

điều khoản L/C có đúng như quy định trong hợp đồng và/hoặc có bất kỳ điều
gì có thể bất lợi cho bên mình không. Sau đó xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn
bị hàng hóa, thuê tàu, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải
16
quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, hoàn tất chứng từ hàng hóa xuất trình
cho ngân hàng để nhận thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty phải tiến hành các công
việc dưới đây:
Thứ nhất: xin giấy phép xuất khẩu:
Hiện nay, nhà nước đã bỏ thủ tục giấy phép xuất khẩu chuyến từ ngày
01/2/1996 cũng như việc quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch đối với hàng thủ
công mỹ nghệ do Bộ thương mại cấp hàng năm.
Tùy theo tính chất hàng hóa, chủng loại hàng hóa, nguyên vật liệu để sản
xuất hàng hóa, bao bì đóng gói và quy định về thuế quan cũng như các quy
định khác của nước nhập khẩu, công ty sẽ phải xin giấy phép chuyên ngành
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các mặt hàng phục chế, cũ, giả, cổ như tranh, tượng, đồ gốm,
đồ gỗ phục chế giả cổ phải có thêm “biên bản giám định cổ vật và hiện vật mỹ
thuật” do Bộ văn hóa thông tin, phòng quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm
cấp, giấy phép xuất nhập khẩu văn hóa phẩm do Bộ văn hóa thông tin cấp.
+ Đối với mặt hàng như đồ gỗ mỹ nghệ, ngoài những chứng từ nếu trên ,
hải quan còn yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ sau: những măt hàng mà
gỗ thuộc nhóm 1, 2A như gỗ trắc, gỗ mun… phải có giấy phép của Bộ Lâm
nghiệp đồng ý cho xuất khẩu.
Công ty phải xuất trình công văn, ảnh bản vẽ thiết kế của hàng hóa, phải
tính toán định mức tiêu hao gỗ.
Định mức tiêu hao gỗ phải qua Sở nông nghiệp duyệt. Ngoài ra, đề xuất
khẩu đồ mỹ nghệ, công ty phải có “biên bản xác nhận gỗ sử dụng, nguồn gốc
gỗ sử dụng” của Chi cục kiểm lâm thành phố.
Thứ hai: Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

+ Thu gom xuất khẩu: Phần lớn hàng xuất khẩu của Công ty là đồ gỗ mỹ
nghệ do xưởng của Công ty sản xuất, đối với những mặt hàng do xưởng công
ty sản xuất, phụ trách xưởng có nhiệm vụ đôn đốc sản xuất hàng đúng theo
qui định về mẫu mã, chất lượng và giao hàng đúng thời hạn.
17
Đối với những mặt hàng Công ty đi khai thác ở các nhà sản xuất khác
cũng phải đảm bảo chất lượng, mẫu mã, qui cách phẩm chất theo yêu cầu của
khách hàng và cán bộ công ty phải thường xuyên đốc thúc và kiểm tra việc
sản xuất của các cơ sở sản xuất.
+ Đóng gói bao bì xuất khẩu:
Bao bì là dụng cụ đựng hàng và bảo quản hàng trên đường, bao bì có ý
nghĩa quan trọng trong thực tế. Việc cung cấp bao bì phù hợp với hàng hóa và
người bán, nếu người bán không đủ khả năng cung cấp bao bì phải ghi vào
điều khoản bao bì là người mua có trách nhiệm cung cấp bao bì và phải tính
chi phí bao bì vào giá.
Vì người bán chịu trách nhiệm về bao bì nên khi xuất khẩu hàng, Công
ty phải đảm bảo bao bì đóng gói đủ khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế,
đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải đa phương thức cũng như xếp dỡ
hàng hóa, theo đúng quy cách và tiêu chuẩn bao bì xuất khẩu cũng như thông
lệ của công ty, hơn nữa còn phải có tính thẩm mỹ. Ngoài ra, khi đóng gói còn
phải quan tâm tới điều kiện vận tải, điều kiện khí hậu, quy định của luật pháp
và thuế quan, chi phí vận chuyển, đặc biệt trong trường hợp vận chuyển bằng
đường hàng không và các yếu tố về mức độ thân thiện với môi trường của
nguyên vật liệu bao bì đóng gói. Các nguyên vật liệu làm bao bì hiện nay
không chỉ không được gây hại cho môi trường còn phải tính đến khả năng có
thể được tái chế biến, sử dụng để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
+ Ký mã hiệu hàng xuất khẩu: là một khâu cần thiết của quá trình đóng
gói bao bì nhằm bảo đảm thuận lợi cho công tác kiểm đếm, giao nhận và thể
hiện rõ ràng phương pháp kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
Ký mã hiệu thông thường bao gồm:

- Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng, tránh nhầm lẫn
- Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng
- Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản hàng.
18
Thứ ba: Kiểm tra chất lượng
Trước khi giao hàng, phòng nghiệp vụ của Công ty phải kiểm tra hàng về
phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… đảm bảo theo đúng quy định của
hợp đồng cũng như quy chuẩn của công ty.
Thứ tư: Thuê tàu lưu cước
Do đây là hàng xuất khẩu nên trong khi đàm phán ký kết hợp đồng với
khách hàng ngoại, công ty chủ động đàm phán điều kiện giao hàng là C&F,
CIF (cảng đến)… để giành quyền chủ động thuê tàu, lưu cước về cho các
công ty vận tải trong nước nhằm tăng thêm nguồn thu cho đất nước.
Tùy vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng và do đây là hợp đồng
xuất khẩu nên khi điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là C&F hoặc CIF
(cảng đến), Công ty phải thuê tàu biển để chuyên chở, tuy nhiên hiện nay vận
tải đa phương thức, mà chủ yếu là vận tải bằng container đường biển, là phổ
biến nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như Công ty sử dụng dich
vụ vận tải biển bằng container của các công ty, hãng tàu vận tải biển bằng
container để chở hàng từ cảng của nước ta đến cảng dỡ hàng. Hàng xuất khẩu
sẽ được đóng vào container đường biển và sau khi hoàn tất các thủ tục xuất
khẩu theo quy định sẽ được hãng vận tải biển chuyên chở bằng tàu chở
container chuyên dụng chở đến cảng dỡ hàng theo quy định.
Hiện nay, Công ty thường ưu tiên chọn một Công ty hàng hải trong nước
có giá cước cạnh tranh nhất để ủy thác việc thuê tàu, lưu cước, tuy nhiên việc
lựa chọn công ty vận tải biển còn phải chú trọng đến các yếu tố khác cũng rất
quan trọng như ưu tiên các công ty vận tải biển đã quan hệ hợp tác lâu dài, uy
tín của công ty vận tải, chất lượng dịch vụ vận tải cũng như lịch trình, thời
gian chạy tàu, dự kiến đi, dự kiến đến… đảm bảo phù hợp với lịch giao nhận
hàng hóa.

Phòng nghiệp vụ của Công ty có nhiệm vụ tìm hiểu và thu thập các
thông tin chi tiết về giá cả, dịch vụ vận tải của các công ty vận tải biển ngay
19
từ khi xây dựng giá chào và thường xuyên cập nhật các thông tin đó trong
suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp cơ sở giao hàng là CIF này, Công ty phải có trách
nhiệm là:
Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước phí vận chuyển đến
cảng dỡ hàng,
Cung cấp chi tiết hàng hóa và lịch giao hàng cho hãng vận tải để họ lên
kế hoạch tiếp nhận chuyên chở và lập B/L.
Thực hiện việc giao hàng
Nhận B/L và kiểm tra chi tiết B/L bảo đảm theo đúng quy định trong L/C
và thực tế hàng đã giao.
Kiểm tra thường xuyên với công ty vận tải biển bảo đảm hàng đã được
vận chuyển đến cảng dỡ hàng đúng lịch trình cũng như thông báo và xác nhận
với người mua việc hàng đã được giao đầy đủ đúng hạn.
Thứ năm: mua bảo hiểm:
Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo
hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
Khi cần mua bảo hiểm, công ty liên hệ với các công ty bảo hiểm Việt Nam
như Bảo Việt, Bảo Minh… có uy tín và quan hệ để đàm phán, lựa chọn dịch
vụ. Bảo hiểm mà công ty mua thường là bảo hiểm chuyến.
Khi mua bảo hiểm chuyến, phòng nghiệp vụ gửi đến công ty bảo hiểm
một văn bản là “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở “Giấy yêu cầu bảo hiểm”
cũng như các chứng từ hàng hóa khác theo yêu cầu, công ty bảo hiểm sẽ cấp
Chứng thư bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu.
Có 3 điều kiện bảo hiểm chính:
- Bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A)
- Bảo hiểm có tổn thất riêng (điều kiện B)

- Bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều kiện C)
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm dựa vào các căn cứ:
20
- Điều kiện, khoản hợp đồng và L/C
- Tính chất hàng hóa
- Phương thức và tuyến vận chuyển
- Tính chất bao bì và phương thức xếp dỡ hàng
- Loại tàu chuyên chở
Tùy từng lô hàng, phòng nghiệp vụ nghiên cứu để ký hợp đồng bảo
hiểm. Thông thường đối với hàng đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ dễ vỡ thường mua
theo điều kiện A.
Thứ sáu: Làm thủ tục hun trùng, kiểm dịch, giám định số lượng, chất
lượng… và thủ tục hải quan:
Tùy theo tính chất hàng hóa, bao bì đóng gói, các quy định và tập quán
của các nước mà hàng hóa có phải thực hiện các công việc kiểm dịch và hun
trùng… hay không. Thông thường việc hun trùng và kiểm dịch sẽ được tiến
hành trước khi làm thủ tục hải quan.
Tương tự như vậy, tùy theo yêu cầu mà việc giám định chất lượng, số
lượng sẽ do một công ty giám định độc lập, thường do người mua chỉ định,
tiến hành giám định lô hàng xuất khẩu. Việc giám định hàng hóa thông
thường diễn ra khi làm thủ tục hải quan.
Đối với thủ tục hải quan xuất khẩu, cán bộ nghiệp vụ của công ty phải
làm thủ tục khai báo và làm thủ tục hải quan thực xuất. Hiện nay, hải quan
Việt nam đã áp dung chế độ khai báo hải quan điện tử, khi khai báo phải khai
trung thực chính xác các nội dụng như người bán, người mua, tên hàng, chủng
loại, số lượng, khối lượng, đơn giá, trị giá, nơi đi, nơi đế, phương tiện và điều
kiện vận chuyển… Khi làm thủ tục hải quan thực xuất, ngoài tờ khai hải quan
xuất khẩu, công ty phải xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ hàng
hóa khác để cơ quan hải quan đối chiếu, kiểm tra. Các chứng từ phải xuất
trình thông thường gồm những giấy tờ sau:

- Hợp đồng ngoại: tiếng Anh và tiếng Việt
21
- L/C hoặc chứng từ thanh toán
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê chi tiết hàng hóa
- Hợp đồng vận tải hoặc xác nhận đã đặt chỗ chuyến với công ty vận tải
- Các giấy phép xuất khẩu chuyên ngành
Sau khi hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, công ty sẽ tiến hành làm thủ
tục hải quan thực xuất. Công ty có thể mời hải quan đến làm thủ tục xuất hàng
tại kho bãi của công ty hoặc tại cảng nội địa (ICD) hoặc cảng biển, sau khi
hoàn tất thủ tục cơ quan hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container và hoàn
thành thủ tục giấy tờ hải quan xuất khẩu. Để thuận tiên cho việc kiểm hóa của
cơ quan hải quan, hàng hóa phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc
kiểm tra, kiểm soát. Công ty thu xếp nhân công, phương tiện và chịu mọi chi
phí về việc mở đóng kiện hàng và bốc xếp hàng hóa.
Đồng thời, tùy theo chủng loại hàng hóa, công ty phải nộp thuế xuất
khẩu theo quy định về thuế suất xuất nhập khẩu của Bộ Tài Chính. Thí dụ:
Đối với hàng không chạm khảm: thuế suất xuất khẩu là 10%
Đối với hàng chạm khắc: thuế suất xuất khẩu là 5%
Đối với các mặt hàng khác như tranh, tượng, gốm sứ, đồ đá, đồng… thuế
suất xuất khẩu là 5%
Thứ bảy: Làm thủ tục thanh toán
Hoàn tất các chứng như trong quy định của L/C, xuất trình bộ chứng từ
hoàn chỉnh cho ngân hàng thông báo để nhận tiền thanh toán.
Khi kí hợp đồng xuất khẩu, công ty phải lựa chọn phương thức thanh
toán sao cho bảo đảm chắc chắn thu được đúng, đủ, kịp thời tiền hàng, thu về
càng nhanh càng tốt, bảo đảm giữ vững giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ
tránh những biến động tiền tệ xảy ra, góp phần thuận lợi cho khả năng tài
chính và kinh doanh của công ty. Công ty thường sử dụng phương thức thanh
toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) để bảo đảm quyền lợi cho cả người mua và

22
người bán. Phương thức này đảm bảo khả năng thanh toán của người mua,
đảm bảo khả năng hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của người bán. Sự bảo đảm
đó dựa trên uy tín và sự tín nhiệm của ngân hàng mở và ngân hàng thông báo
tín dụng chứng từ. Tuy nhiên phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ
còn nhược điểm như thanh toán phức tạp, ngân hàng mở L/C không đủ uy tín
hoặc việc nhận tiền thanh toán bị chậm trễ Mặc dù vậy phương thức tín
đụng chứng từ vẫn là phương thức cần thiết và được áp dụng rộng rãi trong
thương mại quốc tế hiện nay. Khi hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh
toán bằng thư tín dụng, phòng nghiệp vụ của công ty phải đôn đốc người mua
ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn.
Khi nhận được L/C, phải kiểm tra L/C cẩn thận. Vì các điều kiện, điều
khoản của L/C do người mua yêu cầu ngân hàng phát hành quy định trong
L/C, có những nội dung do người nhập khẩu vô tình yêu cầu nhưng những nội
dung đó không phù hợp với hợp đồng mua bán hoặc có thể gây bất lợi cho
người bán trong việc thực hiện hợp đồng như người mua muốn thay đổi một
số điều khoản để ràng buộc người bán hoặc kéo dài việc thanh toán hoặc
người mua có ý đồ thay đổi thực sự để trốn từ chối thanh toán hay hủy bỏ
hợp đồng hoặc.
Do vậy, người bán phải kiểm tra kĩ L/C và khả năng thuận tiện trong việc
thực hiện hợp đồng và thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu L/C không
đáp ứng được yêu cầu này hoặc có gì sai sót, thì phải buộc người mua sửa đổi
L/C ngay theo đúng quy định trong hợp đồng đã ký kết, sau đó mới tiến hành
chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Nội dung L/C gồm tất cả các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C
đều phải được kiểm tra kỹ càng. Các chi tiết chủ yếu là loại L/C, ngày phát
hành, ngân hàng mở, tên hàng, chủng loại, số lượng, ngày giao hàng muộn
nhất, ngày hết han L/C, số tiền thanh toán ghi trong thư tín dụng, các chứng từ
phải xuất trình… Người bán phải kiểm tra L/C xem có đúng với nội dung hợp
đồng mua bán hay không? Nếu không đúng có quyền yêu cầu người mua sửa

23
đổi, bổ sung L/C cho phù hợp. Sau khi giao hàng người bán phải hoàn tất các
chứng từ theo đúng như quy định trong L/C. Khi lập bộ chứng từ thanh toán,
những điểm quan trọng cần quán triệt là nhanh chóng, chính xác, phù hợp với
những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức.
Khi lập chứng từ thanh toán phải đạt 3 yêu cầu
+ Các chứng từ phải có giá trị thanh toán được, nghĩa là chứng từ lập ra
phải phù hợp với luật lệ tập quán của chứng từ đó.
+ Các chứng từ phải phù hợp với mặt số lượng, hình thức, nội dung như
qui định trong L/C.
+ Nội dung giữa các chứng từ không mâu thuẫn lẫn nhau
Các chứng từ để thanh toán thường gồm:
- Vận đơn đương biển (Bill of lading) hoàn hảo: là chứng từ do người
chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được
tiếp nhận để chở. Chứng từ thanh toán đòi hỏi trọn bộ gồm các bản gốc vận
đơn hoàn hảo, đã xếp hàng lên tàu. Số lượng bản gốc như ghi trong L/C. Mô
tả hàng hóa trong B/L không được mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong L/C.
Ngày vận đơn phải trùng với ngày giao hàng và không muộn hơn ngày giao
hàng muộn nhất như quy định trong L/C.
- Hóa đơn thương mại đã ký, số lượng bản gốc như L/C quy định. Thông
thường là 03 bản gốc
+ Hóa đơn thương mại phải đứng tên người bán xuất cho người mua.
+ Tên hàng ghi trong hóa đơn phải phù hợp với L/C.
+ Trị giá ghi trong hóa đơn thương mại không được lập vượt quá trị giá
ghi trong L/C.
+ Ghi rõ số và ngày của hợp đồng mua bán và L/C.
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu công thác thanh toán.
Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được
ghi trên hóa đơn, hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn gía và tổng giá trị
24

×