Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.53 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
1.1Giới thiệu về Công ty.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng
GDP cao, trong đó ngàng công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 41% tỷ trọng
GDP. Nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng tăng mạnh là điều
kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư, cung cấp
dịch vụ vận tải.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, để phù hợp với
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của
mỗi nhân viên trong Công ty và theo chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước,
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà là đơn vị thành viên của Tổng
Công ty Sông Đà được thành lập theo Quyết định số 1593/QĐ-BXD ngày 25 tháng
11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển XN Sông Đà 12.6 – Công
ty Cổ phần Sông Đà 12 – Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà hoạt động theo
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp:
0500444772 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp sửa đổi lần 9 ngày 27 tháng
5 năm 2010.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà.
Tên giao dịch Quốc tế: PETRO SONGDA TRADING AND INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: PVSD
Trụ sở chính: Tầng 4 – Nhà CT3 – Tòa nhà FODACON – Quận Hà Đông –
TP. Hà Nội
Điện thoại: 04.62700399/395
Fax: 04.62700398
Email: www.pvsd.vn
Mã chứng khoán SDP – sàn HNX
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VNĐ
Mã số thuế: 0500444772


1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.2.1 Lịch sử hình thành.
Ngày 1/7/2001, được xem là ngày đơn vị chính thức ra đời với tên gọi đầu tiên
là Xí nghiệp 12.6, thuộc Công ty Sông Đà 12 – Tổng Công ty Sông Đà. Đến tháng
11/2003, Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà (SOTRACO) được hình
1
thành trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 12.6. Ngày 21/6/2010, với sự góp
mặt của những cổ đông lớn là một số Tổng công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Dầu khí Sông Đà (PVSD).
Với chiến lược phát triển sản xuất đa ngành nghề, đa lĩnh vực với hiệu quả
kinh tế cao, đội ngũ cán bộ công nhân chuyên nghiệp, nắm bắt khoa học kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến, Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà đã khẳng
định được uy tín cũng như thương hiệu Sông Đà.
1.2.2 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính:
•Xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng và xây dựng khác;
•Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị;
•Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất xi măng, vỏ bao xi măng,
thép xây dựng, tấm lợp;
•Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ;
•Sửa chữa, gia công cơ khí;
•Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ;
•Kinh doanh nhà đất, khách sạn và dịch vụ du lịch ( trừ quầy Bar, Karaoke, vũ
trường);
•Sản xuất vật liệu xây dựng, phụ gia bê tông;
•Khai thác mỏ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xi măng và phụ gia bê tông;
•Sản xuất, kinh doanh sản phẩm khí công nghiệp, khí gas;
•Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh;
•Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện và các công trình giao thong;
•Xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp điện đến 110 kV;

•Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện, cấp thoát nước dân dụng và công
nghiệp.
1.2.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kể từ khi thành lập tháng 12/2003 đến nay, Công ty cổ phần Thương mại và
Vận tải Dầu khí Sông Đà tiếp tục duy trì mô hình tổ chức các đơn vị xí nghiệp chi
nhánh trực thuộc, cụ thể như sau:
 Chi nhánh Hà Nội:
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và xây dựng khác tại
Hà Nội và các vùng lân cận.
 Chi nhánh Hòa Bình:
• Tiếp nhận, vận chuyển máy móc thiết bị của các Công trình do TCT Sông
Đà, Tập đoàn dầu khí làm chủ đầu tư.
2
• Khai thác, lưu trữ, vận chuyển cát vàng Sông Lô phục vụ thi công các công
trình tại Sơn La, Nậm Chiến.
• Vận chuyển cung cấp các vật tư như: xi măng, phụ gia, tro bay phục vụ thi
công Công trình tại Bản Vẽ, Sơn La, Nậm Chiến.
• Kinh doanh vật tư.
 Chi nhánh Đồng Nai:
• Triển khai dự án xã Vĩnh Thanh – huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đông Nai diện
tích 87 ha do Công ty làm chủ Đầu tư.
• Kinh doanh vật tư tại TP HCM, Vũng Tàu và các tỉnh thành phía Nam.
 Xí nghiệp Sotraco:
• Cung cấp toàn bộ vật tư ( cát, xi măng, xăng dầu, phụ gia) phục vu thi công
công trình thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An do TCT Sông Đà làm tổng thầu.
• Cung cấp vật tư cho Công trình thủy điện Hủa Na – Nghệ An do TCT Sông
Đà làm tổng thầu xây lắp.
 Các văn phòng đại diện tại Sơn La, Thanh Hóa
 Các đội xây dựng trực thuộc: Đội xây dựng Sơn La, Thăng Long…
3

1.2.4 Hợp tác phát triển
Ngoài việc hợp tác toàn diện với các đơn vị của Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty PVC,… PVSD còn quan tâm hợp tác với
các nhà sản xuất vật tư, thiết bị trong và ngoài nước để thực hiện công tác thi công
xây lắp và cung cấp vật tư cho các dự án trên cả nước.Song song với việc hợp tác
trong các lĩnh vực SXKD, PVSD còn ,quan tâm chú trọng hợp tác với các tổ chức
tài chính, tín dụng như: hợp tác với ngân hàng BIDV Hà Tây, Ngân hàng MB – Mỹ
Đình, Ngân hàng VIB Bank, Ngân hàng Ocean Bank, Tổng công ty cổ phần Tài
chính Dầu khí,… Việc hợp tác này đảm bảo nguồn tài chính để PVSD thực hiện
hoạt động SXKD của mình đạt hiệu quả cao nhất. Hiện PVSD đã được các nhà sản
xuất thiết bị hàng đầu thế giới ( như ABB, FLOWSERVE, ELLIOTT EBRA,
INGERSOLL RAND,…) ủy quyền độc quyền cung cấp các thiết bị cho dự án nhà
máy lóc hóa Dầu Dung Quất, các dự án của ngành Dầu khí và các dự án khác tại
Việt Nam.
2 Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty.
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 01: Tổng hợp kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2010/2009
Số tuyêt đối
(+,-)
Tỷ lệ %
1 DTT Đồng 458.046.396.690 689.998.835.554 228.952.438.564 49,98
2 LNST Đồng 13.054.213.717 17.448.603.451 4.394.389.734 33,66
3
Thuế và các khoản

phải nộp ngân sách
Đồng
3.011.262.327 5.726.682.565 2.715.420.238 90,17
4 VKD bình quân Đồng 661.290.476.287 810.703.293.123 149.412.816.836 22,59
5 Số lao động Người 326 290 -36 -11,04
6 Thu nhập bình quân đ/người/tháng 4.033.000 4.512.000 479.000 11,87
Dựa vào bảng tổng hợp 01, ta có thể khái quát về tình hình SXKD của công ty
trong 2 năm như sau:
So với năm 2009, DTT năm 2010 đã tăng lên một cách rất lớn là 49,98%.
Điều này là do trong năm 2010, công ty đã hoàn thành và quyết toán xong các công
trình mà công ty tham gia như: thi công san nền hạ tầng dự án lọc dầu tại Nghi Sơn
– Thanh Hóa trị giá 100 tỷ đồng; thi công san nền hạ tầng, đường giao thông dự án
khu đô thị Nam An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội; dự án khu dân cư tại Vĩnh Thạnh
– Nhơn Trạch – Đồng Nai,… Các dự án công ty tham gia có giá trị rất lớn, chứng tỏ
4
công ty đã tạo được uy tín tốt trên thị trường, hứa hẹn những kết quả cao trong thời
gian tới. Đây cũng chính là mục tiêu ma công ty luôn nỗ lực để đạt được.
VKD bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 với tỷ lệ là 22,59%. Việc
tham gia vào các dự án lớn làm cho VKD tăng cũng là điều dễ giải thích vì số lượng
công trình thi công nhiều hơn, kinh doanh vật tư, vận tải nhiều hơn thì rõ ràng phải
cần nhiều vốn hơn để mua nguyên vật liêu, nhiên liệu, mua sắm tài sản… thì mới có
thể thi công các công trình.
Nếu như doanh thu thuần của năm 2009 giảm 9,23% so với năm 2008 nhưng
doanh thu thuần của năm 2010 lại tăng tới 49,98% so với năm 2009. So với năm
2009, tỷ lệ tăng LNST năm 2010 là 33,66%. Tuy rằng LNST đã tăng rất lớn tuy
nhiên doanh thu thuần của năm 2010 cũng tăng lên đáng kể so với 2009, điều đó
chứng tỏ chi phí bỏ ra trong năm 2010 cũng tăng mạnh. Các công trình dở dang đã
hoàn thành và nhận được thêm nhiều dự án mới tuy nhiên cũng phải bỏ ra khoản chi
phí khá lớn, điều đó có thể làm giảm lợi nhuận của công ty trong tương lai. Đây có
thể coi là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà quản trị cần quan tâm để tìm

ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Mức đóng góp cho ngân sách của năm 2010 so với năm 2009 tăng lên với tỷ lệ
là 90,17%. Công ty càng phát triển sẽ đóng góp càng nhiều cho ngân sách nhà nước.
Số lượng lao động mà công ty sử dụng có sự biến động giữa các năm. Nếu
như năm 2008 là 235 người, năm 2009 tăng lên là 326 người thì sang đến năm 2010
giảm 36 người và còn 290 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,04%. Do đó mức
lương bình quân của người lao động năm 2010 tăng lên 11,87% so với năm 2009 từ
4.033.000 đồng lên 4.512.000 đồng. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều có gắng
trong việc nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tạo động lực khuyến
khích nhân viên lao động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5
2.2 Đánh giá các kết quả hoạt động khác.
Phát huy truyền thống những người thợ Sông Đà, những người đi tìm lửa cán
bộ nhân viên trong Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà luôn đoàn
kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất để đưa Công ty ngày càng phát
triển bền vững. Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty luôn
quan tâm chăm sóc sức khỏe và đời sống của cán bộ công nhân viên, tích cực tham
gia vào các hoạt động phúc lợi xã hội. Công ty thường xuyên phát động, phong trào
thi đua lao động sản xuất, tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn, trao thưởng học bổng
cho con em cán bộ công nhân viên công ty. Tổ chức các giải thể thao ( cầu long,
bóng đá, tennis…) tại cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc. Cũng như tham gia
các hoạt động văn hóa thể thao của Tập đoàn Sông Đà và TCT PVC.
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty.
3.1 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
3.1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí Sông
Đà bao gồm:
∗ Đại hội cổ đông ( ĐHĐCĐ)
Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ
thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề theo

quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định.
∗ Hội đồng quản trị (HĐQT)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT của công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối
đa của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch HĐQT do hội đồng quản trị bầu ra.
∗ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản
trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ
giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáp trực
ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát công ty có 03 thành viên.
6
∗ Ban Tổng Giám Đốc
Ban Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần Thương mại & Vận tải Dầu khí Sông
Đà gồm có 04 thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mặt hoạt động sản xuât kinh
doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công
ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
∗ Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty thực hiện
các công việc cụ thể sau:
 Công tác tổ chức và công tác cán bộ;
 Công tác đào tạo, tuyển dụng;
 Chế độ, chính sách đối với người lao động;
 Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật;
 Công tác hành chính văn phòng.
∗ Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc trong các lĩnh
vực cụ thể sau:
 Xây dựng kế hoạch SXKD và báo cáo thống kê của công ty.

 Thực hiên công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị, máy móc và giao thầu nội
bộ.
 Thiết lập các chiến lược tiếp thị, Marketing.
 Thực hiện công tác ký kết và quản lý hợp đồng.
 Công tác pháp chế và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
∗ Phòng Thương mại
Có chức năng tham mưu và giúp Tổng Giám đốc trong công tác sau:
 Kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng trong nước;
 Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị trong và ngoài nước;
 Kết hợp cùng các phòng trong công ty mua sắm thiết bị công nghệ, máy
móc, dụng cụ, vật tư phục vụ Công ty và bán thanh lý các loại tài sản, vật tư không
cần dung, tồn kho không có nhu cầu sử dụng…
∗ Phòng Quản lý kỹ thuật
Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:
 Quản lý kỹ thuật, chất lượng và tiến độ các công trình đấu thầu, nhận thầu
thi công hoặc các công trình do Công ty làm chủ đầu tư;
 Nghiên cứu, hướng dẫn và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật,
các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biện pháp hợp lý hóa sản xuất trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty;
 Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị và tài sản của công ty;
7
∗ Phòng Đầu tư.
Là bộ phận giúp Tổng Giám đốc Công ty về công tác đầu tư trong các lĩnh
vực:
 Nghiên cứu phát triển thị trường, các sản phẩm mới;
 Đầu tư tài chính: góp vốn lien doanh, liên kết;
 Lập dự án đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư do đơn vị gửi lên;
∗ Phòng Cơ khí – Cơ giới
Là bộ phận giúp Tổng giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật
 Đại diện cho Công ty tham gia các hợp đồng nghiệm thu kỹ thuật các phần

việc, bộ phận hay hạng mục công trình hoàn thành.
 Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, xây dựng định mức kỹ thuật.
 Cung cấp thiết bị cho các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc công ty, đảm bảo
cho từng công trình, hạng mục công trình của công ty đủ trang thiết bị.
8
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý SXKD của Công ty
Trong đó −−−→ là quan hệ chỉ đạo
∗Ban Quản lý dự án và các chi nhánh, xí nghiệp:
Là nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Nhiệm vụ là tổ chức quản lý,
thi công theo yêu cầu nhiệm vụ của ban giám đốc giao cho.
∗Phòng tài chính kế toán:
Là bộ phận giúp Tổng Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính – kế toán – tín
dụng. Mặt khác giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài
chính trong Công ty theo quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và Điều lệ,
các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Công ty.
9
Mô hình này phù hợp với chiến lược của Công ty là đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ do đó nếu duy trì nó sẽ tạo được thế mạnh cho Công ty. Tuy nhiên hạn chế
trong khả năng tổ chức của Công ty là sự chậm trễ trong việc ra quyết định kinh
doanh, thiếu thông tin hoặc thông tin chậm, lạc hậu sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh
của Công ty.
3.1.2 Tổ chức nhân sự của Công ty.
Công ty luôn xác định nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng để phục
vụ cho sự phát triển bền vững của mình, chính vì vậy Công ty luôn chú trọng công
tác phát triển nguồn nhân lực, chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viện. Phần lớn nguồn nhân lực của Công ty đều là người có trình độ cao
và ngày càng được nâng lên do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh được
trang bị các thiết bị hiện đại, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải qua đào tạo, điều này được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu Khí Sông

Đà tại thời điểm 30/11/2011
10
Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 326 100,0%
- Lao động nữ 39 11,96%
- Lao động nam 287 88,04%
Trình độ lao động
- Đại học và trên đại học 155 47,5%
- Cao đẳng và trung cấp 37 11,3%
- Công nhân kỹ thuật 134 41,2%
Ngoài ra, Công ty quy định chế độ làm việc ngày 8 tiếng, 5 ngày/tuần. Hiện
nay, công ty áp dụng quy chế trả lương khoán đối với cán bộ công nhân viên công
ty với tiêu chí trả lương theo đúng năng lực, công bằng, gắn liền với kết quả SXKD
đạt được. Tình hình tăng lương của công nhân viên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Tình hình thu nhập bình quân của CBCNV tại công ty
Đơn vị: Ngàn đồng
Năm Lương bình quân Tăng (+), Giảm
(-)
Tốc độ tăng
trung bình (%)
2007 2.708
2008 3.120 412 15.2%
2009 4.033 913 29,3%
2010 4.512 479 10,6%
Có thể thấy mức thu nhập bình quân của công ty trong những năm gần đây
được cải thiện ngày càng tăng. Công ty luôn đặt mục tiêu nâng cao thu nhập cho
người lao động, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.2 Quản trị các yếu tố vật chất.
3.2.1 Quy trình công nghệ
Nhìn chung, hoạt động SXKD của công ty chủ yếu trên bốn lĩnh vực: Xây lắp,

kinh doanh vật tư, vận tải và hoạt động khác. Chúng được thể hiện qua sơ đồ sau:
11
∗Xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng và xây dựng khác:
sản phẩm xây dựng đa dạng, gồm nhiều công trình hoặc hạng mục công trình, được
phân bổ ở nhiều nơi, khái quát theo sơ đồ sau:
∗Kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu thiết bị:
Kinh doanh vật tư thiết bị kết hợp công tác vận tải:
∗Kinh doanh vận tải:
∗Ngoài ra còn chuyên nhận thầu các công trình xây lắp
3.2.2 Các yếu tố đầu vào
Trong thời gian gần đây, việc biến động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào ngày
càng có nhiều biến động gây ra những rủi ro tiềm ẩn và ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng đã có những biện pháp
nhất định để hạn chế những rủi ro đó. Cụ thể như sau:
•Hoạt động kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu thiết bị.
Nguồn nguyên liệu chính của hoạt động này là nhóm các mặt hàng vật liệu
xây dựng như xi măng, sắt thép, phụ gia bê tông, xăng dầu và nhóm các mặt hàng
thiết bị máy xây dựng như ô tô, máy xúc, máy ủi, xe lu, cần trục, dây chuyền sản
xuất vật liệu xây dựng, máy nén khí và một số mặt hàng khác.
Để duy trì nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng cao và giá cả ổn
định, công ty đã thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế có khối lượng lớn với các
nhà sản xuất xi măng ( Công ty Xi măng Hoàng Mai, Hoàng Thạch…) và sản xuất
thép ( Công ty Cổ phần thép Việt Ý…)
Để hạn chế ảnh hưởng sự biến động về giá nguyên vật liệu đến kết quả hoạt
động SXKD, công ty thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế có điều chỉnh. Các mặt
12
hàng thiết bị xe, máy xây dựng công ty trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu
qua các đối tác trong nước.
•Hoạt động vận tải.
Nguyên liệu chính sử dụng trong lĩnh vực vận tải là xăng dầu. Hiện nay nguồn

cung ứng nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của công ty được đáp ứng bởi các nhà
cung cấp trong nước.
Để giảm thiểu ảnh hưởng biến động của giá nguyên liệu đến giá thành dịch vụ
vận tải trong các năm tới, công ty đã tiến hành áp dụng các biện pháp kinh tế kỹ
thuật nhằm tiết kiệm cắt giảm chi phí nhiên liệu. Đối với phụ tùng thay thế, sửa
chữa thường do các đại lý của hang, các xưởng sửa chữa chuyên nghiệp trong nước
đảm nhận.
•Hoạt động xây lắp.
Trong thời gian tới, công ty sẽ làm chủ đầu tư và tổng thầu xây lắp một số dự
án khu đô thị, tòa nhà văn phòng cho thuê và chung cư như dự án khu đô thị mới.
Vừa là chủ đầu tư, đồng thời lại là nhà cung cấp, vận chuyển nguyên vật liệu
đầu vào đến chân công trình đã tạo điều kiện tối đa cho công ty giảm giá thành công
trình, đồng thời đảm bảo chất lượng an toàn nhất và tiến độ thi công nhanh nhất.
Đây chính là thế mạnh nổi bật trong hoạt động xây lắp của công ty so với các đơn vị
cùng ngành.
3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
 Máy móc thiết bị:
Trong định hướng SXKD, công ty có kế hoạch dài hạn trong việc đầu tư máy
móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu SXKD của mình. Định kỳ, công ty tiến hành kiểm
kê đánh giá chất lượng máy móc thiết bị hiện có để kịp thời bổ sung những thiết bị
tiên tiến, hiện đại để đáp ứng yêu cầu SXKD đồng thời có phương án bán thanh lý
những máy móc thiết bị cũ, không phù hợp.
Việc kịp thời đầu tư, bổ sung máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và phù hợp
sẽ làm giảm chi phí, rút ngắn thời gian thi công xây lắp và vận chuyển, tăng hiệu
quả SXKD và uy tín của công ty.
Năm 2008, công ty đã đầu tư mới các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ thi
công xây lắp như: máy xúc, máy ủi, cần trục,… và phương tiện vận tải gồm: 01 đội
tàu và xà lan vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, 01 đoàn xe Stec chuyên dụng
để vận chuyển xi măng và tro bay…
 Thiết bị văn phòng.

13
Công ty không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc văn phòng để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành của công ty như: đầu tư thêm máy
photocopy tốc độ cao, máy vi tính, máy tính xách tay… kết nối mạng Internet để
cập nhật và xử lý các thông tin một cách hiệu quả nhất.
3.2.4 Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty.
•Thị trường đầu ra.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các tổng công ty lớn hoặc là đơn vị thành
viên trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty có uy tín lớn như tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà…
•Vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành.
Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí Sông Đà chính thức đi vào
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 11 năm 2003. Quan gần 9 năm
hoạt động, công ty đã từng bước phát triển và khẳng định được vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường, các lĩnh vực hoạt động của công ty đều có mức tăng trưởng
cao.
Với chủng loại xe đa dạng, đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, công ty là một trong
những doanh nghiệp lớn về vận tải hàng vật tư, thiết bị. Ngoài ra, công ty còn liên
kết với các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải như: công ty Vận tải Sơn Lộc,
Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thiên Ân… để mở rộng thị trường cũng như
chất lượng hiệu quả công việc.
Công ty đã đầu tư góp vốn vào một số đối tác chiến lược để củng cố mối quan
hệ gắn kết trong sản xuất kinh doanh và uy tín với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các
tổng công ty như tổng công ty Sông Đà, tổng công ty Sông Hồng, tổng công ty xây
dựng Hà Nội. Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí Sồn Đà đã tạo được
uy tín và vị thế, đồng thời nắm bắt được những cơ hội đầu tư trở thành đối tác tham
gia vào các dự án kinh tế của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các tổng
công ty trên.
3.3 Quản trị tài chính.
3.3.1 Tình hình tài chính của công ty.

Bảng 04: Cơ cấu vốn Công ty cỏ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí
Sông Đà tính đến cuối 2011.
Chỉ tiêu Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)
A. Vốn 772.269.309.674 100,00
1. VLĐ 638.334.023.707 82,65
14
2. VCĐ 133.935.285.967 17,35
B. Nguồn vốn 772.269.309.674
∗ Theo nguồn hình thành
1. VCSH 165.608.196.361 21,44
- VCSH 165.608.196.361 100,00
- Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0
2. Nợ phải trả 606.661.113.313 78,56
- Nợ ngắn hạn 537.934.730.555 88,67
- Nợ dài hạn 68.726.382.758 11,33
∗ Theo thời gian huy động và
sử dụng vốn
1. Nguồn vốn tạm thời 537.934.730.555 69,65
2. Nguồn vốn thường xuyên 234.334.579.199 30,35
Xem xét số liệu từ bảng 04 ta thấy nguồn vốn của công ty là rất lớn
772.269.309.675 đồng, trong cơ cấu vốn nguồn VLĐ chiếm phần lớn trong tổng
VKD của công ty. Năm 2008 VLĐ chiếm 74,96%, năm 2009 VLĐ chiếm 78,96%,
năm 2010 VLĐ chiếm 80,34%, năm 2011 VLĐ chiếm 82,65%. Có thể thấy rằng cơ
cấu vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm lĩnh vực mà công ty đang hoạt
động. Ngành xây lắp vận tải với đặc điểm của sản phẩm xây lắp thường có giá trị
lớn, thời giant hi công kéo dài nên vốn tồn đọng ở nhiều công trình dở dang, công
tác thanh toán của khách hàng thường diễn ra chậm chạp, vì thế các doanh nghiệp
trong lĩnh vực này thường có VLĐ chiếm tỷ trọng lớn. Qua những phân tích này
cho thấy cơ cấu vốn của công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Dầu khí Sông Đà
nhìn chung là có sự hợp lý.

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 là 165.608.196.361 đồng, so với các năm
trước tăng lên đáng kể, có được điều đó là do năm 2011 kết quả kinh doanh của
công ty khá thuận lợi, lợi nhuận tăng đáng kể, cùng với việc mở rộng thêm nhiều
ngành nghề kinh doanh.
Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ phải trả của công ty là 606.661.113.313 đồng
chiếm tỷ trọng 78,56% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. So với các năm trước là
năm 2008, 2009, 2010 nợ phải trả đã giảm đi trong khi nguồn vốn kinh doanh lại
tăng mà đặc biệt là vốn chủ sở hữu tăng qua đó sẽ làm giảm các rủi ro tài chính.
Xét về mặt lý thuyết hệ số nợ của công ty vẫn ở mức cao 0,78, khả năng tự
chủ về tài chính kém. Tuy nhiên trong năm 2011 hiệu quả SXKD của công ty đạt
được là khá cao do đó hệ số nợ cao đã tạo ra đòn bẩy tài chính khuyếch đại tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu, đó có thể coi là thành công của các nhà quản trị tài chính
15
của công ty. Tuy nhiên việc duy trì hệ số nợ cao luôn là con dao hai lưỡi đòi hỏi
phải có sự tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
và lợi nhuận tạo ra ít nhất phải bù đắp được chi phí lãi vay.
Tóm lại: tình hình tài chính của công ty mà đặc biệt là cơ cấu vốn và tình hình
biến động nguồn vốn thời gian qua là khá hợp lý và xuất phát từ nhu cầu thực tế của
hoạt động SXKD. Tuy nhiên, để đánh giá cụ thể hơn cơ cấu và sự biến động của
vốn và nguồn vốn chúng ta cần có sự liên hệ đối chiếu giữa vốn và nguồn vốn.
STT Chỉ tiêu Đầu năm 2011 Cuối năm 2011
1 Nợ dài hạn 87.601.101.879 68.726.382.758
2 Vốn chủ sở hữu 152.935.334.119 165.608.196.361
3 Tổng nguồn vốn dài hạn (3) = (1) + (2) 240.536.435.998 234.334.459.119
4 Tài sản dài hạn 189.463.436.236 133.935.285.967
5 Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) (5) = (3) – (4) 51.072.999.762 100.399.173.152
Ta thấy rằng, cuối năm 2011 so với đầu năm 2011 NWC tăng lên rất lớn, đồng
thời tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng giảm đi, cho thấy công ty đã thay đổi
chiến lược tài chính từ đầu tư rủi ro của năm 2009, 2010 với toàn bộ TSCĐ và một
phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên còn một

phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời bằng một chính sách an toàn hơn tuy có làm tăng chi phí sử dụng vốn
3.3.2 Tình hình sử dụng các nguồn vốn kinh doanh.
VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong VKD của công ty, do đó hiệu quả sử dụng
VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Một nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động đó là kết cấu VLĐ.
Nhìn vào bảng 06: phân tích cơ cấu vốn lao động ta thấy, tính đến cuối thời điểm
31/12/2011 thì tổng VLĐ của công ty là 638.334.023.707 đồng, chiếm 82,65% so
với tổng VKD tăng lên 103.888.427.662 đồng so với đầu năm 2011. Việc tăng lên
là do:
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 38.473.259.769 đồng với tỷ lệ
91,17%, đây là khoản mục tăng nhanh nhất trong các khoản mục của VLĐ. Tiền
tăng lên mạnh là do trong năm công ty đã thu hút được từ hoạt động tài chính (đầu
tư tài dài hạn).
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 5.543.002.000 đồng xuống
2.590.222.300 đồng là do công ty đã không còn đầu tư nhiều vào cổ phiếu để huy
16
động vốn do thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng
kinh tế trong thời gian qua.
Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 377.218.283.082 đồng lên
463.837.579.951 đồng với tỷ lệ tăng 22,96%.
Trong năm qua các công trình dở dang đã nghiệm thu và thi công nhiều dự án
đã hoàn thành do đó hàng tồn kho chỉ còn lại rất ít chiếm 11,95% giảm so với đầu
năm.
Các tài sản ngắn hạn khác giảm 7.513.084.624 đồng tương ứng 33,48%.
Ta thấy cơ cấu VLĐ của công ty trong năm qua chưa thực sự họp lý. Các
khoản phải thu ngắn hạn là mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ và tăng dần về
cuối năm làm tăng số vốn ứ đọng. Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiên
chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng VKD nhưng có xu hướng tăng mạnh làm tăng khả
năng thanh toán tức thời của công ty.

Chỉ tiêu Cuối năm 2011
Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 638.334.023.707 100,00
I Tiền và các khoản tương đương tiền 80.670.577.841 12,63
1 Tiền 13.170.577.841 16,32
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.590.222.300 0,4
1 Đầu tư ngắn hạn 9.011.198.300 347,89
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (6.420.976.000) (247,89)
III Các khoản phải thu ngắn hạn 463.837.579.951 72,66
1 Phải thu của khách hàng 287.095.768.871 61,89
2 Trả trước cho người bán 70.627.379.943 15,22
3 Phải thu nội bộ 110.753.387.215 23,87
5 Các khoản phải thu khác 4.886.190.077 1,05
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (525.146.155) (0,11)
IV Hàng tồn kho 76.309.405.254 11,95
1 Hàng tồn kho 76.309.405.254 100,00
V Tài sản ngắn hạn khác 14.926.238.361 2,33
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 4.490.449.223 30,08
2 Thuế GTGT được khấu trừ 1.414.819.340 9,47
3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
0 0
4 Tài sản ngắn hạn khác 9.020.969.798 60,43
4. Ưu điểm, hạn chế trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh
của công ty.
4.1 Ưu điểm
4.2 Hạn chế
17
4.3 Nguyên nhân các hạn chế
5. Định hướng phát triển công ty.

18

×