Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.84 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Bước vào quá trình đổi mới và hội nhập, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn thách
thức trong việc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một trong những khó khăn trước mắt là
hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và hội nhập kinh tế khu vực nói riêng.
Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn là một công ty tư
nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại và sản xuất giày dép. Với
đội ngũ nhân viên giỏi và tận tình công ty đã là một địa chỉ uy tín mà khách hàng
tìm đến.
Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo Công ty TNHH thương mại
và sản xuất giày dép Lương Sơn, em đã có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại
phòng kế toán của công ty để áp dụng những gì đã học vào thực tế và nâng cao kiến
thức, nhận thức về trách nhiệm của kế toán. Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty
trong đợt thực tập tháng 2 năm 2014 vừa qua cùng quá trình học tập tại khoa Kế
toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại, em đã học hỏi, tiếp thu thêm được
nhiều kiến thức bổ ích về lý thuyết cũng như trong thực tế.
Sau thời gian tiếp cận, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú tại phòng
kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Đặng Văn Lương, em đã thu
được nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế, giải đáp những thắc mắc khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Nhưng do thời gian thực tập có hạn và nhận thức của bản thân còn
nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em kính mong
các thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Phạm Đức Thịnh
1
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn


BCTC Báo cáo tài chính
CCDC Công cụ, dụng cụ
GTGT Giá trị gia tăng
TGNH Tiền gửi ngân hàng
BHXH Bảo hiểm xã hội
NV Nguồn vốn
LNST Lợi nhuận sau thuế
DT Doanh thu
2
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Phạm Đức Thịnh
2
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng biểu, hình vẽ Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 2
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 5
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 9
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 và 2013
4
Bảng 2.1
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2012 và 2013
11
3
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Phạm Đức Thịnh
3
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
4
GVHD: TS. Đặng Văn Lương SVTH: Phạm Đức Thịnh
4
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP
LƯƠNG SƠN
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản
xuất giày dép Lương Sơn
- Tên công ty:Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn.
- Tên tiếng anh: Luong Son trading and Footwear manufacturing company limited.
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH.
- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại và sản xuất các sản phẩm giày dép các loại.
- Qui mô công ty: 141 người.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Cự Lộc – Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.
- Số điện thoại: 043 8584147; Fax: 043 8584147
- Giám đốc: Nguyễn Thị Lan
- Ngày đăng ký kinh doanh: 29/03/2007.
- Mã số thuế: 0102204595
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ
+ Vốn cố định:6.000.000.000 VNĐ
+ Vốn lưu động: 2.000.000.000 VNĐ
 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn được thành lập
theo đăng ký kinh doanh số 0100224595 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 29 tháng 03 năm 2007. Ngay khi thành lập, ban lãnh đạo công ty đã nhận
thức được cần thiết của việc bảo vệ thương hiệu, vì vậy công ty đã đăng ký bảo vệ
thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để đảm bảo cho thương hiệu và uy tín
của công ty trong tương lai, bên cạnh đó nó tạo tâm lý yên tâm kinh doanh cho chủ
doanh nghiệp.
 Chức năng:
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn là đơn vị hạch toán độc
lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng,
thực hiện một số chức năng sau: sản xuất gia công, buôn bán các phụ kiện máy móc
thiết bị và thành phẩm giày dép các loại.

 Nhiệm vụ:
5
Ban giám đốc
Phòng hành chính nhân sựPhòng thiết kế và sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Xây dựng và tổ chức kế toán phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty và nhu
cầu của khách hàng.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả vốn đầu tư để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp đổi mới trang thiết bị
công nghệ.
- Tuân thủ chính sách và pháp luật Nhà nước quy định, làm tròn nghĩa vụ kê khai và
nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện đúng điều lệ công ty và đúng những cam kết trong các hợp đồng với
khách hàng.
- Thực hiện tốt chính sách về lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không ngừng đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty.
- Làm tố công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tài
sản và an ninh chung.
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất
giày dép Lương Sơn
Hoạt đông kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất giày dép, ngoài ra
còn có nhận các đơn hàng gia công làm đế giày, đế dép, quai giày dép… Với mô
hình là công ty thương mại nên Lương Sơn kinh doanh trên nhiều địa điểm kinh
doanh khác nhau với nhiệm vụ là nhà phân phối cho các cửa hàng, đại lý, bán lẻ trực
tiếp cho khách hàng toàn quốc. Trong các năm qua doanh thu chính của công ty là
từ hoạt động sản xuất giày dép chiếm tới hơn 80% doanh thu.
I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày
dép Lương Sơn

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
-
-
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
6
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
- Ban giám đốc: Được bầu ra để quản lý và điều hành các phòng ban của công ty, bao
gồm 1 giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và 1 phó
giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc chỉ đạo một cách trực tiếp tới các bộ phận
trong công ty.
- Phòng hành chính nhân sự: Là bộ phận tổ chức sắp xếp nhân sự theo từng bộ phận
trong công ty, tổ chức công tác tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ nhân viên trong
công ty, giải quyết các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, y tế.
- Phòng thiết kế và sản xuất: thường xuyên nghiên cứu, đưa ra các mẫu mã mới
phù hợp với sự phát triển nói chung của ngành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng; tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý vận hành
máy móc, thiết bị, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, công tác vật tư, công tác kỹ
thuật, bảo hộ lao động, thi nâng bậc, giữ bậc,
- Phòng kinh doanh: nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của
công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc công ty giao chỉ tiêu kinh doanh; theo dõi,
thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của công
ty; tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh
tháng, quí, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Giám đốc công ty, lập các báo
cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên,
- Phòng tài chính kế toán:Theo dõi ghi chép tình hình biến động tài sản, nguồn vốn,
tham mưu cho Ban giám đốc về các quyết định tài chính. Tổ chức và thực hiện các
công tác từ việc hạch toán kế toán đến lập các báo cáo tài chính theo quy định và

theo yêu cầu quản lý của công ty.
7
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 và 2013
Đơn vị: VNĐ
S
T
T
Chỉ tiêu
2013 2012
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.118.434.092 1.229.675.091
2 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(58.108.666) 1.224.798
3 Chi phí tài chính
11.133.333 27.086.667
4
Chi phí quản lý kinh doanh 248.832.789 266.757.451
5
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - 408.266
 Nhận xét
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Giầy dép Lương Sơn năm 2013 kinh
doanh không hiệu quả. Như chúng ta thấy năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty
chỉ là 1.224.798 đồng. Lợi nhuận thu về quá thấp so với quy mô vốn và hoạt động
của công ty. Vậy mà sang năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty không những
không được cải thiện mà còn âm tới 58.108.666 đồng. Công ty cần xem xét và tìm
kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu mới để giảm chi phí giá vốn. Công ty nên
nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của thanh thiếu niên
hiện nay – một nhóm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra công ty cũng nên mở rộng

quy mô đưa ra các chính sách quảng bá rộng rãi sản phẩm của công ty đến với nhiều
vùng miền trên cả nước.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP
LƯƠNG SƠN
II.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
8
Kế toán tổng hợp
(Trưởng phòng)
Kế toán
Tiền mặt
TGNH,
Thanh toán
Kế toán
Tài sản cố định,
Tiêu thụ
Kế toán
Nguyên vật liệu,
CCDC
Kế toán
Tập hợp
chi phí &
>nh giá
thành
Kế toán
TL và
các khoản trích theo lương
Thủ quỹ
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại

công ty
 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn có quy mô
không quá lớn, nhưng hoạt động và thực hiện nhiều công việc nên công ty đã áp
dung hình thức kế toán tập trung.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ cung cấp số liệu.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự).
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế
toán cũng như các hoạt động khác thuộc lĩnh vực tài chính của công ty, tổ chức bộ
máy kế toán nhằm thực hiện 2 chức năng cơ bản của kế toán là: Thông tin và kiểm
tra hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài
chính của đơn vị, thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và các
luật lệ mà nhà nước ban hành trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Quyền hạn của Kế
toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi
ích của Nhà nước. Kế toán trưởng có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính.
9
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kế toán trưởng chỉ đạo hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ, tính tiền
lương, theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm, lập BCTC và các
công việc khác liên quan đến cơ quan thuế.
- Kế toán tiền mặt, TGNH, thanh toán: Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan
đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, theo dõi và thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập
phiếu thu, chi, theo dõi các khoản công nợ với nhà cung cấp cũng như với khách
hàng.
- Kế toán tài sản cố định, tiêu thụ:theo dõi quản lý sử dụng tài sản cố định, tính khấu
hao hàng năm, hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
- Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu
xuất) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ. Cùng kế toán công nợ, kế toán thanh toán đối

chiếu với các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hoá đơn, hợp đồng, đơn
đặt hàng…). Theo dõi tình hình sử dụng vật tư theo định mức và theo quy định đã
ban hành. Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, phục vụ công tác kiểm kê và
quyết toán tài chính.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: theo dõi tình hình thành phầm, hàng hoá,
tập hợp các chi phí để tính giá thành xuất kho cho thành phẩm và hàng hoá. Cùng
với các kế toán khác kiểm tra số liệu và liên chứng từ hợp lý.
- Kế toán TL và các khoản trích theo lương: thực hiện chấm công nhân viên và tính
toán lương theo quy định của công ty vào cuối tháng, tính toán các khoản trích theo
lương do Nhà nước quy định.
- Thủ quỹ: Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi tình hình nhập- xuất -
tồn quỹ tiền mặt, kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, ghi sổ
các khoản thu chi tiền mặt khi tiếp nhận chứng từ hợp lệ có đầy đủ chữ ký của Giám
đốc và Kế toán trưởng.
 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán công ty áp dụng: Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ theo quyết định
48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính.
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân gia
quyền.
10
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Phương pháp hạch toán tiền hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng theo Thông tư số
130/2008/TT-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
- Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp: Phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: ghi nhận doanh thu bán hàng theo quy định tại
Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
II.1.2. Tổ chức thông tin kế toán
 Tổ chức hạch toán ban đầu
- Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty:
Để quản lý việc mua bán diễn ra trong quá trình kinh doanh thì Công ty sử
dụng các nhóm chứng từ sau:
Chứng từ Kế toán mua hàng, vật tư, thiết bị : Hoá đơn bán hàng, hoá đơn
GTGT, Phiếu mua hàng, bảng kê mua hàng, Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng,
Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nhận hàng hoá và các chứng từ khác có liên
quan…
Chứng từ Kế toán bán hàng: Hóa đơn GTGT, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký
gửi, Phiếu thu, …
Chứng từ ban đầu Kế toán tiền lương và khoản BHXH: Bảng chấm công,
Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, Phiếu chi tiền …
Chứng từ ban đầu Kế toán kết qủa tài chính - Phân phối lợi nhuận: Phiếu kế
toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ các hoạt động, Quyết định phân phối
lợi nhuận, Thông báo của cơ quan thuế…
- Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty
Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, bộ
phận nào thì được chuyển đến bộ phận kế toán đó để kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của chứng từ sau đó sẽ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Đối chiếu số liệu giữa sổ
cái và sổ chi tiết. Cuối niên độ kế toán, các sổ kế toán được in ra và đòng thành
quyển.
11
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi Jết
Bảng tổng hợp chi JếtSổ cái

Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản : sau khi sử dụng chứng từ làm cơ sở
ghi sổ, các chứng từ sẽ được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà
nước như (lưu kho, đóng thành quyển, sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh,
theo từng nghiệp vụ cụ thể ).
 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng tuân thủ theo nguyên tắc Quyết định
48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công
ty lập tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng, khách hàng, công trình vv
Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng nên hình thức sổ sách
kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hóa và xử lý thông
tin ban đầu. Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế
toán FAST vào việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, việc cập nhật
các nghiệp vụ kinh tế rất nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt hình thức ghi sổ.
Công ty sử dụng đến tài khoản con cấp 1, cấp 2 như: 1111, 2112, 33311, Các tài
khoản 156 được mở chi tiết theo từng hàng hóa. Là doanh nghiệp tư nhân nên
công ty không sử dụng các tài khoản như 217, 343, 419,
Các tài khoản 131, 331, 311 được mở chi tiết cho từng đối tượng là tên tài
khoản tổng hợp cộng với tên khách hàng.
 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức và yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng
ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, các loại sổ chính bao gồm:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ kế toán chi tiết
- Sổ cái
- Nhật ký đặc biệt

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
12
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi đối chiếu
Ghi cuối tháng
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán).
 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Kết thúc kỳ kế toán. Các báo cáo Tài chính của Công ty được lập tuân thủ
theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DNN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03- DNN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DNN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính. (Mẫu số B 09- DNN)
II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty TNHH
thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn
II.2.1. Bộ phận tiến hành và thời điểm tiến hành công tác phân
tích kinh tế
- Bộ phận phân tích : Là một doanh nghiệp thành lập chưa lâu nên công tác phân
tích kinh tế vẫn do phòng Kế toán kiêm đảm nhiệm. Phòng kế toán tài chính công
ty tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá được
13
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của Công ty nhằm mục đích
đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
- Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế định kỳ,
vào cuối mỗi quý, năm.
II.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích tại công ty
Công ty phân tích kinh tế nhằm đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế để biết

được tình hình của các chỉ tiêu từ năm này sang năm khác có đạt hiệu quả kinh
tế không. Để từ đó tìm ra phương hướng phát triển mới, đem lại hiệu quả cho
công ty. Để phân tích kinh tế công ty thường xuyên phân tích các chỉ tiêu sau:
Phân tích tổng doanh thu qua các năm, phân tích tổng chi phí kinh doanh qua các
năm và phân tích chỉ tiêu LNST, để từ đó thấy được mối quan hệ phù hợp giữa
các chỉ tiêu để thấy được doanh nghiệp có sử dụng nguồn chi phí hiệu quả hay
không, công ty đã sử dụng các phương pháp so sánh, cân đối, nhưng so sánh là
chủ yếu.
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế mà Công ty quan tâm đó là:
- Chỉ tiêu về doanh thu
- Chỉ tiêu về chi phí
- Chỉ tiêu lợi nhuận
14
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
II.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh dựa trên sổ liệu của các báo cáo kế toán.
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2012 và 2013
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
1 Tổng doanh thu
1.229.675.091 1.118.434.092 (111.240.999) (9,05)
2 Lợi nhuận sau thuế
1.224.798 (58.108.666) (59.741.730) (3.658,26)
3 Vốn chủ sở hữu 445.215.753 387.107.086 (58.108.667) (13,05)
4 Tổng nguồn vốn
2.371.994.980 1.782.623.580 589.371.400 33,06
5 Vốn LĐBQ

912.856.607,5 1.201.255.396,5 288.398.789 24,01
6 Vốn CĐBQ
807.638.160 876.053.883,5 68415723,5 7,81
7 Tỷ suất LNST/DT
0,001 (0,052) (0.053) (53)
8Tỷ suất LNST/VCSH 0,003 (0,150) (0,153) (51)
9 Tỷ suất DT/ NV 0,518 0,627 0.109 21
10
Tỷ suất
LNST/ NV
0,001 (0,033) (0,034) (33,597)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính năm 2012-2013)
Nhận xét : Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy :
- Tỉ suất LNST/ Tổng NV của công ty năm 2012 và năm 2013 lần lượt là
0,001 và (-0,033) điều này cho ta biết công ty bỏ ra một đồng NV thì thu được
0,1 đồng và
lỗ 3,3 đồng LNST năm 2012 và năm 2013. So sánh giữa 2 năm chỉ tiêu này
giảm 0,034 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 33,597%.
- Tỉ suất LNST/ VCSH của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là
0,003 và (-0,150) điều này cho ta biết công ty bỏ ra một đồng VCSH thì thu được
0,3 đồng và lỗ 1.5 đồng LNST năm 2012 và năm 2013. So sánh giữa 2 năm chỉ
tiêu này giảm 0,153 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 51% .
- Tỉ suất DT/ NV của công ty trong 2 năm 2012 và năm 2013 lần lượt là
0,518 và 0,627, so sánh giữa 2 năm thì chỉ tiêu này tăng 0.109 tương ứng với tỉ lệ
tăng 21% .
Như vậy có thể thấy rằng năm 2013 công ty làm ăn thua lỗ năm 2012. Hiệu
quả sử dụng vốn của công ty không tốt, cần làm tốt trong những kỳ tiếp theo.
15
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH

KINH TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN
III.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty TNHH
thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn
III.1.1. Ưu điểm
- Các chứng từ mà công ty đang sử dụng phù hợp với quy định của Nhà nước
về mẫu mã, cách lập và quản lý chứng từ. Mọi chứng từ đều sử dụng phù
hợp vơí mục đích và chức năng kinh doanh của đơn vị.
- Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được thiết kế phù hợp, đảm bảo
phản ánh đầy đủ, toàn diện nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị.
- Công ty có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, năng động, linh hoạt và hình
thức tổ chức kế toán tập trung thống nhất.
- Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung dễ ghi chép và theo dõi kiểm tra
đối chiếu
III.1.2. Hạn chế
- Chưa có ban kiểm soát nội bộ để công tác quản lý được hiệu quả hơn.
- Do công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên khối lượng công việc
tương đối nhiều, trong khi đó đội ngũ kế toán tại công ty còn ít người, áp lực
công việc lớn. Một nhân viên kế toán có thể cùng một lúc phải đảm nhiệm nhiều
công việc ở các mảng khác nhau
- Do công ty có nhiều cửa hàng, hơn nữa mặt hàng kinh doanh lớn vì vậy việc
không có kế toán tại các cửa hàng dẫn đến lập và luân chuyển chứng từ còn
chậm gây khó khăn cho kế toán tập hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh.
- Công ty chưa ứng dụng phần mềm kế toán vào trong hạch toán từ đó công việc
cho kế toán phức tạp hơn nhiều.
16
Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
III.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công
ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn

III.2.1. Ưu điểm
- Công ty đã thực hiện phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận,
chi phi để thấy được tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận, mối quan hệ
giữa chi phí với doanh thu để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý.
- Tuy chưa có phòng ban đảm nhiệm công việc phân tích mà công việc này
do bộ phận kế toán đảm nhiệm, tuy nhiên công việc phân tích đã được
công ty quan tâm và được tiến hành bới đội ngũ nhân viên trong phòng
kế toán có trình độ cao, tiến hành phân tích định kỳ và kịp thời, để cung
cấp các thông tin cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.
III.2.2. Hạn chế
- Trong phân tích kinh tế, công ty chưa phân tích chỉ tiêu chi phí kinh doanh.
Là một công ty thương mại và sản xuất công ty cần chú ý đến việc phân tích
chi phí kinh doanh để tìm ra các nguyên nhân nhằm đưa ra những biện
pháp hữu hiệu, nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
cũng như sản xuất.
- Công ty không có phòng phân tích riêng vì thế gánh nặng công việc sẽ
nhiều hơn cho người kế toán, bộ phận kế toán tài chính phải đảm nhận
nhiều chức năng khác nhau điều này sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế . Vậy
nên hiệu quả của các thông tin có được việc phân tích đối với việc ra
quyết định của các nhà quản lý chưa cao, chưa thể hiện rõ rệt.
- Công ty mới chỉ phân tích kinh tế tài chính vào cuối năm và so sánh với năm liền
kề chứ chưa phân tính so sánh với các năm trước nữa, công ty nên so sánh nhiều
năm như vậy như thế sẽ thấy được tổng quát hơn tình hình tài chính của công
ty.
- Mặc dù trong phân tích kinh tế của công ty cũng đã phân tích được một số chỉ tiểu
về doanh thu, lợi nhuận nhưng vẫn chưa chỉ ra được sự biến động cụ thể cũng như
nguyên nhân của sự biến động đó, mức ảnh hưởng của sự biến động đó như thế nào
đối với tình hình kinh doanh của công ty.
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
17

Báo cáo thực tổng hợp Khoa Kế toán – Kiểm toán
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế trong thời gian thực tập tổng
hợp tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn, em xin đề
xuất đề tài khóa luận sau đây:
- Định hướng đề tài thứ nhất:“Phân tích chi phí kinh doanh tại
công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương
Sơn”,thuộc học phần phân tích kinh tế.
 Lý do chọn đề tài: Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH thương mại và sản
xuất giày dép Lương Sơn, em nhận thấy tình hình sử dụng và quản lí chi phí kinh
doanh của công ty chưa tốt, còn nhiều lãng phí. Lựa chọn đề tài này để nhằm phân
tích được những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra các
giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh hợp lí nhất cho công ty.
- Định hướng đề tài thứ hai: “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty
TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn”, thuộc học
phần kế toán tài chính.
 Lý do chọn đề tài: Loại hình doanh nghiệp là thương mại và sản xuất thuần
túy. Vì vậy, công tác bán hàng luôn đóng vai trò quyết định tạo ra lợi nhuận.
Đặc biệt trong tình hình kinh tế suy giảm, kế toán bán hàng cần phải có
những thay đổi phù hợp để nâng cao hiệu quả bán hàng, chống lại những tác
động xấu từ thị trường.
18

×