Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐỊNH VỊ SỬ DỤNG MODULE TÍCH HỢP GPS VÀ GPRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.2 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


MÔN: HỆ THỐNG PHÂN TÁN

  !"!##$
%& "%'()  *
Nhóm học viên: Lê Quý Dương
Lê Thái Long
Nguyễn Văn Chung
Vũ Xuân Hiệp
Nguyễn Anh Tuấn
Lớp: 11BKTĐT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Duyên Trung
Hà Nội, 12 – 2011
'+,-
Thế giới của con người ngày nay có được là nhờ một phần của sự phát triển với
tốc độ nhanh chóng của Công nghệ thông tin (CNTT). Khi những chiếc máy tính thô sơ
đã được cải tiến nhờ công nghệ bán dẫn và mạch tích hợp, những hệ điều hành ngày càng
thông minh và gần gũi với người sử dụng trong từng lĩnh vực đã làm thay đổi cuộc sống
của con người từ tác phong trong công việc, quản lý và tìm kiếm thông tin, giao tiếp liên
lạc, cho đến các hoạt động ở đời sống thường ngày.
Hiện tại, vấn đề giám sát định vị đang được nhiều người quan tâm, một hệ thống
giám sát định vị được gọi là phù hợp khi nó có giao diện thân thiện người dùng, cách
quản lý thông minh, CSDL tối ưu. Chúng em đã triển khai ./011234256/7648
9:13;9<=>?//@ 7 * trong đó sử dụng CSDL Oracle được thiết kế
theo kiểu phân tán, chúng em hi vọng sẽ góp phần cung cấp cho người dùng một hệ
thống giám sát tốt nhất, và môn học Hệ thống phân tán của chúng em có kết quả tốt nhất.
2
"&'&
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 3


CHƯƠNG II KIẾN TRÚC HỆ THỐNG 30
AB C'DEF'GH
ICI 
C /.<?/<17J 
KLM/2.3 G (global positioning system) là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu.
Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến
ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được toạ độ của vị trí đó.
3
N/I./01 
OL./011P3Q/R
 Phần vũ trụ ( Space segment )
 Phần điều khiển ( Control Segment )
 Phần sử dụng ( Use Segment )
Phần vũ trụ: Gồm 24 vệ tinh quay xung quanh trái đất hai lần trong ngày theo quỹ
đạo rất chính xác. Độ cao vệ tinh so với mặt đất là 20.183km, chu kỳ quay quanh trái đất
là 11 giờ 57’58”. Phần vũ trụ sẽ bảo đảm cho bất kỳ vị trí nào trên quả đất đều có thể
quan sát được 4 vệ tinh ở góc trên 15 độ ( nếu góc ở ngưỡng 10 độ thì có thể quan sát
được 10 vệ tinh và ở góc ngưỡng 5 độ có thể quan sát được 12 vệ tinh.
Nhiệm vụ của các vệ tinh
¡ Ghi nhận và lưu trữ các thông tin được truyền đi từ phần điều khiển
¡ Xử lý dữ liệu có chọn lọc trên vệ tinh.
¡ Duy trì chính xác cao của thời gian bằng các đồng hồ nguyên tử
¡ Chuyển tiếp thông tin đến người sử dụng
¡ Thay đổi quỹ đạo bay của vệ tinh theo sự điều khiển từ mặt đất
4
Phần điều khiển: Gồm 1 trạm điều khiển chính, 5 trạm thu dữ liệu, 3 trạm truyền dữ
liệu
¡ Trạm đìều khiển chính đặt tại Colorade Springs (Mỹ) có nhiệm vụ thu thập các dữ
liệu theo dõi vệ tinh từ các trạm thu số liệu để xử lý. Công nghệ xử lý gồm: Tính
lịch thiên văn, tính và hiệu chỉnh đồng hồ, hiệu chỉnh quỹ đạo điều khiển, thay

thế các vệ tinh ngừng họat động bằng các vệ tinh dự phòng.
¡ 5 trạm thu số liệu được đặt tại Hawai, Colorade Springs, Ascension (Nam Đại Tây
Dương), Diago Garia (Ấn Độ Dương), Kwayalein (Nam Thái Bình Dương). Có
nhiệm vụ theo dõi các tín hiệu vệ tinh để kiểm sóat và dự đóan quỹ đạo của chúng.
Mỗi trạm được trang bị những máy thu P-code để thu các tín hiệu của vệ tinh, sau
đó truyền về trạm điều khiển chính.
¡ 3 trạm truyền số liệu đặt tại Ascension , Diago Garia , Kwayalein có khả năng
chuyển số liệu lên vệ tinh gồm lịch thiên văn mới, hiệu chỉnh đồng hồ, các thông
điệp cần phát, các lệnh điều khiển từ xa.
Phần sử dụng gồm:
¡ Những máy thu tín hiệu GPS có anten riêng (máy định vị ). Máy thu GPS tính toán
đơn vị với tần suất mỗi giây một vị trí và cho độ chính xác từ dưới 1m – 5m. Khi ta
di chuyển hay dừng tại chỗ, máy thu GPS nhận tín hiệu từ vệ tinh rồi tính tóan định
vị. Kết quả tính được là tọa độ hiển thị trên màn hình bộ ghi số liệu.
¡ Các thiết bị tự ghi (bộ ghi số liệu). Bộ ghi số liệu là máy cầm tay, có phần mềm thu
thập số liệu. Bộ ghi số liệu có thể ghi vị trí hoặc gắn thông tin thuộc tính với vị trí.
¡ Máy tính (phần mềm xử lý số liệu). Hệ thống GPS có kèm theo phần mềm xử lý số
liệu. Sau khi thu thập số liệu ở thực địa, phần mềm chuyển số liệu vị trí và thông
tin thuộc tính sang máy tính (PC), sau đó phần mềm sẽ nâng cao độ chính xác
(bằng kỹ thuật phân sai). Phần mềm xử lý số liệu GPS còn có chức năng biên tập
hoặc vẽ. Phần mềm này cũng hỗ trợ thu thập các yếu tố địa lý và thông tin thuộc
tính cho GPS hoặc các cơ sở dữ liệu khác.
C ;S5T1?UK 
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo
rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông
5
tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng. Về bản
chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận
được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với
nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người

dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba quả vệ tinh để tính ra vị trí
hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số
quả vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và
độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin
khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách
tới điểm đến, thời gian mặt trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
T?/>/V2??UK 
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động
song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh chóng khoá
vào các vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì chắc chắn liên hệ này, thậm chí trong tán
lá rậm rạp hoặc thành phố với các toà nhà cao tầng. Tình trạng nhất định của khí và các
nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các máy thu
GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Hệ Tăng Vùng Rộng, Wide Area
Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét, không cần
thêm thiết bị hay mất phí để có được lợi điểm của WAAS. Người dùng cũng có thể có độ
chính xác tốt hơn với GPS Vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để
có độ chính xác trong khoảng 3 đến 5 mét, Cục Phòng vệ bờ biển Mỹ vận hành dịch vụ
sửa lỗi này. Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệu đã sửa
lỗi bằng các máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng phải có máy thu
tín hiệu vi sai bao gồm cả ăn-ten để dùng với máy thu GPS của họ.
C W19:1?UK 
gày nay hệ thống GPS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giao thông
vận tải ( lập bản đồ giao thông ), thủy lợi ( đường ống nước, đường nước thải, kênh
6
mương nước ), xây dựng , điện, viễn thông (đường dây điện thoại ), nông lâm nghiệp,
điều tra tài nguyên, bảo vệ môi trường Đặc biệt là trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ.
Một số ứng dụng cụ thể:
¡ Hệ thống định vị tĩnh taxi toàn cầu: Hệ thống định vị taxi dựa trên nền tảng công

nghệ định vị GPS và công nghệ GPRS giúp cho Quý khách hàng có thể định vị
được vị trí, tốc độ xe đang di chuyển,
- Phần mềm GMAP sẽ cho phép người điều hành nhìn thấy bố cục tổng thể
của toàn bộ xe Taxi đang hoạt động , bao gồm :
- Số xe đang có khách
- Số xe đang chờ đón khách
- Số xe đang trên đường đón khách ( Optional khi dùng thêm phần mềm G.
Operate)
- Số xe đang gặp sự cố – Emergency
- Vị trí chính xác của bất kỳ xe nào
- Giám sát hướng di chuyển của một xe bất kỳ
- Danh sách các xe vượt quá tốc độ
- Danh sách các xe chạy ngoài phạm vi cho phép
¡ Ứng dụng GSP trong vấn đề giáo dục
Chương trình thiết bị Bản đồ & GIS Giáo dục (Mapping & GIS Educator) giới thiệu
những giải pháp đơn giản và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức giáo
dục, thực hiện việc giảng dạy về công nghệ GPS và GIS cho học viên dựa trên những
công nghệ mới nhất của Trimble.
7C /<XOY"(
Chuẩn NMEA sử dụng mã ASCII đơn giản, phương thức truyền tuần tự. Dữ liệu sẽ
được truyền đi trong một "câu" theo một hướng duy nhất từ một máy phát (talker) đến
một máy thu (listener) tại một thời điểm. Trên cơ sở đó, người ta cũng đã mở rộng để
một máy phát có thể đến nhiều máy thu, cũng như một máy thu có thể nhận thông tin từ
nhiều máy phát.
7
NMEA chính là chuẩn giao tiếp cho các chip thu GPS trả ra toạ độ cho các thành
phần khác, như là chip xử lý để tính ra toạ độ, hay thiết bị khác đang cần thông tin chuẩn
này Để hiểu nhau, tất cả phần tử trong một hệ thống phải thống nhất với nhau từ trước.
Đặc điểm chung của bản tin theo chuẩn NMEA. Tín hiệu theo chuẩn NMEA được
truyền đồng bộ theo một hướng hoặc phát, hoặc thu với các tham số:

Tốc độ Baud : 4800
Số bit dữ liệu: 8
Bit dừng: 1 (hoặc nhiều hơn)
Bit chẵn lẻ: Không dùng
Bắt tay: Không dùng
Cấu trúc bản tin NMEA. Một bản tin NMEA bao gồm nhiều “câu”, mỗi câu được bắt
đầu bằng mã “câu” và các thông tin mà “câu” cung cấp theo quy định biết trước.
Sau đây là ý nghĩa của 26 “câu” trong đơn vị GPS.
$GPMSK - Control for a Beacon Receiver
$GPMSS - Beacon Receiver Status $GPAAM - Waypoint Arrival Alarm
$GPALM - GPS Almanac Data ZKK4;O=[=?=7=9O\ <L
$GPAPB - Autopilot format "B"
$GPBOD - Bearing, origin to destination
$GPBWC - Bearing and distance to waypoint, great circle
$GPGGA - Global Positioning System Fix Data
$GPGLL - Geographic position, latitude / longitude
$GPGRS - GPS Range Residuals
$GPGSA - GPS DOP and active satellites
$GPGST - GPS Pseudorange Noise Statistics
$GPGSV - GPS Satellites in view
$GPHDT - Heading, True
$GPR00 - List of waypoints in currently active route
$GPRMA - Recommended minimum specific Loran-C data
$GPRMB - Recommended minimum navigation info
$GMRMC - Recommended minimum specific GPS/TRANSIT data
$GPRTE - Routes
$GPTRF - TRANSIT Fix Data
$GPSTN - Multiple Data ID
8
$GPVBW - Dual Ground / Water Speed

$GPVTG - Track made good and ground speed
$GPWPL - Waypoint location
$GPXTE - Cross-track error, Measured
$GPZDA - UTC Date / Time and Local Time Zone Offset
12 “câu” giải thích dành riêng cho đơn vị GPS
$HCHDG - Compass Heading
$PGRMB - DGPS Beacon Information
$PGRMC - Sensor Configuration Information
$PGRMC1 - Additional Sensor Configuration Information
$PGRME - Estimated Position Error
$PGRMF - GPS Position Fix Data
$PGRMI - Sensor Initialization Information
$PGRMM - Map Datum
$PGRMT - Sensor Status Information
$PGRMV - 3D Velocity Information
$PGRMZ - Altitude Information
$PSLIB - Tune DPGS Beacon Receiver
“câu” $GPRMC là câu quan trọng nhất, $GPRMC mang gần như đầy đủ các thông tin
trong việc xác định vị trí. Các thông tin mà “câu” $GPRMC cung cấp cho người sử dụng
là:
 Thông tin về ngày, tháng, năm.
 Thông tin về thời gian.
 Thông tin về vĩ độ
 Thông tin về kinh độ
 Thông tin về vận tốc.
Ví dụ về câu $GPRMC
Ví dụ 1:
$GPRMC,081836,A,3751.65,S,14507.36,E,000.0,360.0,130998,011.3,E*62
Ví dụ 2:
$GPRMC,220516,A,5133.82,N,00042.24,W,173.8,231.8,130694,004.2,W*70

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trong đó:
9
1 220516 Time Stamp
2 A Validity - A-ok, V-invalid
3 5133.82 current Latitude
4 N North/South
5 00042.24 current Longitude
6 W East/West
7 173.8 Speed in knots
8 231.8 True course
9 130694 Date Stamp
10 004.2 Variation
11 W East/West
12 *70 checksum
IC] %6?/7:40.<?Y^ *
IC]CI M/2.3
General Packet Radio Service (GPRS) là một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành
cho những người dùng hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) và điện thoại di động
IS-136. Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114 kbps.
GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức Ứng dụng Không
dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và
với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập World Wide Web. Dữ liệu được
truyền trên GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc
thông qua chuyển mạch truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng
có thực sự đang sử dụng dung lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ
chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch
vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định.
Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là _]C` _, có nghĩa
là, một công nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và thứ ba (3G).

Nó cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu vừa phải, bằng cách sử dụng các kênh Đa truy cập
theo phân chia thời gian (TDMA) đang còn trống, ví dụ, hệ thống GSM. Trước đây đã có
suy nghĩ sẽ mở rộng GPRS để bao trùm những tiêu chuẩn khác, nhưng những mạng đó
hiện đang được chuyển đổi để sử dụng chuẩn GSM, do đó GSM là hình thức mạng duy
10
nhất sử dụng GPRS. GPRS được tích hợp vào GSM Release 97 và những phiên bản phát
hành mới hơn. Ban đầu nó được Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đặt tiêu
chuẩn, nhưng nay là Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba (3GPP).
N/]"S1 *
IC]C] Cơ bản về GPRS
Thông thường, dữ liệu GPRS được tính theo kilobyte thông tin truyền nhận, trong
khi kết nối dữ liệu theo dạng chuyển mạch được tính theo giây. Cách tính sau không phù
hợp vì ngay cả khi không có dữ liệu truyền dẫn, những người dùng tiềm năng khác vẫn
không thể tận dụng được băng thông.
Phương pháp đa truy cập dùng trong GSM kết hợp GPRS dựa trên song công chia
theo tần số (FDD) và đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA). Trong suốt một
phiên kết nối, người dùng được gán cho một cặp kênh tần số tải lên và tải xuống. Cái này
sẽ phối hợp với ghép kênh thống kê theo miền thời gian, có nghĩa là liên lạc theo chế độ
gói tin, điều này sẽ giúp cho vài người dùng có thể chia sẻ cùng một kênh tần số. Các gói
này có độ dài cố định, tùy theo khoảng thời gian GSM. Tải xuống sử dụng định thời gói
theo cơ chế tới trước làm trước (FIFO), trong khi tải lên sử dụng mô hình rất giống với
reservation ALOHA. Điều này có nghĩa là slotted Aloha (S-ALOHA) được dùng để tham
vấn chỗ trống trong bước tranh chấp, và sau đó dữ liệu thật sự được truyền bằng cách sử
dụng TDMA động với định thời đến trước làm trước.
GPRS ban đầu hỗ trợ (theo lý thuyết) Giao thức Internet (IP), Giao thức điểm-
điểm (PPP) và kết nối X.25. Cái cuối cùng đã được dùng cho các ứng dụng như thiết bị
đầu cuối để thanh toán không dây, mặc dù nó đã bị bỏ ra khỏi tiêu chuẩn. X.25 vẫn có
thể được hỗ trợ trên PPP, hay thậm trí IP, nhưng để làm điều này cần phải có một bộ định
tuyến (router) để thực hiện việc kết hợp hoặc cơ chế thông tin được tích hợp vào thiết bị
đầu cuối như UE(User Equipment). Trên thực tế, khi điện thoại di động có tích hợp trình

11
duyệt được sử dụng, IPv4 đã được tận dụng. Trong chế độ này PPP thường không được
nhà sản xuất điện thoại di động hỗ trợ, trong khi IPv6 còn chưa phổ biến. Nhưng nếu
điện thoại di động được dùng làm modem kết nối với máy tính, PPP được dùng để gắn IP
vào điện thoại. Điều này cho phép DHCP gán một địa chỉ IP và sau đó sử dụng IPv4 vì
địa chỉ IP do thiết bị di động sử dụng thường là địa chỉ động.
';S Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS) đồng thời.
Những thiết bị như vậy đã có mặt trên thị trường.
';SCó thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), nhưng chỉ dùng
một trong hai dịch vụ vào một thời điểm. Trong khi dùng dịch vụ GSM, dịch vụ GPRS bị
nghẽn, nó sẽ tự động được tiếp tục sau khi dịch GSM kết thúc. Phần lớn thiết bị di động
GPRS thuộc Loại B.
';S Được kết nối với hoặc dịch vụ GPRS hoặc dịch vụ GSM (thoại, SMS). Phải
được chuyển bằng tay giữa hai dịch vụ.
Một thiết bị Loại A đúng nghĩa có thể cần phải truyền tải trên hai tấn số khác nhau
cùng một lúc, và do đó sẽ cần hai sóng vô tuyến. Để tránh yêu cầu quá tốn kém này, một
thiết bị di động GPRS có thể hiện thực tính năng chế độ truyền tải kép (DTM). Một điện
thoại tương thích DTM có thể dùng đồng thời thoại và dữ liệu dạng gói, cùng với sự hỗ
trợ từ mạng để đảm bảo rằng không nhất thiết phải truyền tải trên hai tần số khác nhau
cùng một lúc. Những điện thoại như vậy được xem là Loại A "giả", đôi khi còn được gọi
là "loại A đơn giản".
GPRS là một công nghệ mới mà tốc độ của nó phụ thuộc trực tiếp vào số khoảng
thời gian TDMA được cung cấp, nó sẽ nhỏ dần tùy vào (a) điện thoại đó hỗ trợ đến đâu
và (b) khả năng tối đa của điện thoại di động, được gọi là GPRS "<4;K44C
Y13a
%S13a 0?5TZbOc4L
CS-1 8,0
CS-2 12,0
CS-3 14,4
CS-4 20,0

Tốc độ truyền tải cũng phụ thuộc vào kênh mã hóa đang dùng. Bộ mã ít mạnh
nhất, nhưng nhanh nhất (CS-4) được sử dụng gần một trạm truyền nhận cơ sở (BTS),
trong khi bộ mã mạnh nhất (CS-1) được dùng khi trạm di động cách quá xa BTS.
12
Sử dụng CS-4 có thể đạt được tốc độ người dùng là 20,0 kbit/s trên một khoảng
thời gian. Tuy nhiên, sử dụng bộ mã này độ bao phủ di động chỉ bằng 25% bình thường.
CS-1 có thể đạt được tốc độ người dùng chỉ 8,0 kbit/s trên một khoản thời gian, nhưng có
98% độ bao phủ thông thường. Thiết bị mạng mới hơn có thể tự động thay đổi tốc độ
truyền dẫn tùy vào vị trí của điện thoại.
Giống như CSD, HSCSD cũng hình thành mạch và thường được tính theo phút.
Đối với một ứng dụng như tải xuống, HSCSD có thể được ưa thích hơn, vì dữ liệu
chuyển mạch thường được ưu tiên hơn là dữ liệu chuyển mạch gói trên mạng di động, và
có chỉ có khoảng vài giây là không có dữ liệu nào được truyền tải.
d11/. YV<01ZbOc4L YeZbOc4L f</N/
CSD 9,6 9,6 1+1
HSCSD 28,8 14,4 2+1
HSCSD 43,2 14,4 3+1
GPRS 80,0 20,0 (Loại 8 & 10 và CS-4) 4+1
GPRS 60,0 40,0 (Loại 10 và CS-4) 3+2
EGPRS
(EDGE)
236.8 59.2 (Loại 8, 10 và MCS-9) 4+1
EGPRS
(EDGE)
177.6 118.4 (Loại 10 và MCS-9) 3+2

GPRS dựa theo gói. Khi TCP/IP được dùng, mỗi điện thoại có thể có một hoặc
nhiều địa chỉ IP được thiết lập. GPRS sẽ lưu trữ và chuyển các gói IP đến điện thoại khi
đổi điện thoại (khi bạn chuyển sang sử dụng điện thoại khác). Thời gian ngưng do nhiễu
vô tuyến có thể được TCP diễn dịch thành mất mát gói tin, và gây ra tình trạng thắt cổ

chai tạm thời đối với tốc độ truyền tải.
13
IC]CQ M^[g?/./01 *
N/Qh5P/./01 *
Hình trên là sơ đồ đơn giản của hệ thống GPRS. Về cơ bản GPRS không hoàn
toàn là một mạng tách biệt với GSM. Nhiều thiết bị như BTS và BTS controller vẫn được
sử dụng. Thông thường các thiết bị này cần phải được nâng cấp phần mềm, phần cứng
hay cả 2. Khi triển khai GPRS nhiều quá trình nâng cấp phần mềm có thể được tiến hành
từ xa.
Tuy vậy tất nhiên sẽ có 2 thành phần mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
của hệ thống GPRS. Đó là Serving GPRS Support Node (SGSN) and the Gateway GPRS
support node (GGSN).
 =[71 *<;[;9= hay ngắn gọn SGSN chịu trách nhiệm một
số nhiệm vụ quan trọng bao gồm định tuyến (routing), chuyển vùng (handover) và gán
địa chỉ IP SGSN có kết nối logic tới tới thiết bị GPRS
/= K=iK\ *<;[;9= hay ngắn gọn GGSN là “cổng cuối của cuộc
gọi” trong mạng GPRS trước khi xuất hiện kết nối với ISP hay router của các mạng kết
hợp. GGSN về cớ bản có toàn bộ các chức năng gateway, router và firewall.
SGSN và GGSN kết nối thông qua một giao thức gọi là GPRS Tunnelling
Protocol (GTP). GTP nằm trên đỉnh của TCP/IP và chịu trách nhiệm tập các thông tin
dàn xếp và tính cước.
'*/\;3=';?K;*=14=[là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về khách
hàng
Các dịch vụ có thể cung cấp trên GPRS
Dịch vụ dữ liệu GSM nâng cấp lên GPRS cung cấp:
¡ Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS)
14
¡ Push to talk trên điện thoại PoC / PTT
¡ Nhắn tin nhanh và Presence
¡ Ứng dụng Internet dành cho Thiết bị thông minh thông qua Giao thức không dây

(WAP) chat, chia sẻ tài liệu, duyệt web,truyền file…
¡ Dịch vụ Điểm-điểm (PTP): làm việc thông qua internet (giao thức IP)
¡ Dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS)
¡ Khả năng tăng cường trong tương lai: dễ thêm các chức năng mới, như có dung
lượng cao hơn, nhiều người dùng hơn, các truy cập mới, các giao thức mới, các
mạng vô tuyến mới.
ICQ %'[K?=
ICQCI M/2.3?hOY7J[K?=
¡ Oracle là một bộ phần mềm được cung cấp bởi công ty ORACLE, nó bao gồm
một bộ xây dựng các ứng dụng và các sản phẩm cuối cùng cho user (end_user
product).
¡ Oracle cung cấp một hệ quản trị CSDL mềm dẻo nó bao gồm CSDL Oracle, môi
trường cho việc thiết kế các cơ sở dữ liệu (Designer 2000) và các công cụ phát
triển.
¡ Hệ quản trị CSDL có tính an toàn, bảo mật cao, tính nhất quán và toàn vẹn dữ
liệu, cho phép các user truy nhập tới CSDL phân tán như một khối thống nhất. . .
Vì vậy nó được đánh giá là ưu việt nhất hiện nay.
ICQC] M^[g??hOY?UK[K?=
¡ Sơ đồ kiến trúc cơ bản ORACLE như sau:
15
/IM^[g??hOY?UK[K?=
¡ Một CSDL của ORACLE thì bao gồm các tập tin điều khiển (Control files), các
tập tin dữ liệu (data files) và các tập tin đăng nhập lại (Redo log files).
/]%'?UK[K?=
¡ Tập tin đăng nhập lại (reedo log files) biggrin. Giúp xử lý đăng nhập lại. Nó ghi
lại tất cả những thay đổi được tạo cho CSDL và chứa các thông tin cho việc khôi
phục.
¡ Tập tin điều khiển (control files): ghi lại cấu trúc vật lý của CSDL.
¡ Tập tin chứa các biến (parameter): Chứa các tham số cho việc thiết lập môi trường
làm việc, xác định các đặc tính của các thể hiện.

¡ Mỗi khi ORACLE bắt đầu SGA được định vị và các tiến trình nền được bắt đầu.
Sự kết hợp của một vùng nhớ đệm và một tiến trình nền được gọi là một thể hiện
(Instance) của ORACLE.
¡ Các tiến trình nền tương ứng với các công việc khác nhau phục vụ cho tất cả mọi
người dùng.
16
¡ Các tiến trình phục vụ (server processes): khi một user chạy một ứng dụng tương
ứng hoặc một hỏi đáp dữ liệu thì các tiến trình của người dùng được đưa ra.
ORACLE sẽ đưa ra một tiến trình phục vụ để trao đổi yêu cầu với các tiến trình
của người sử dụng.
User processes < > Server processes
Các tiến trình phục vụ sau khi thi hành các yêu cầu của người sử dụng và đưa trở
lại kết quả cho user.
¡ Các thông báo của SQL sẽ được thi hành bởi các server process, các tiến trình
phục vụ sẽ đọc khối dữ liệu từ đĩa vào vùng nhớ dữ liệu được dùng chung của
SGA (vùng Shared pool). Sau đó đưa ra kết quả từ các thông báo SQL. Các tiến
trình phục vụ có ba giai đoạn:
• Giai đoạn phân tích: kiểm tra cú pháp, kiểm tra quyền truy nhập, đường
dẫn tìm kiếm có hiệu quả nhất rồi xác định cây phân tích. Cây phân tích sẽ
được cất giữ trong vùng SQL dùng chung (thuộc một phần của Shared pool
trong SGA) vùng này chứa các thông tin cho việc thi hành các thông báo
SQL.
/Q K5;S/j>?/
• Giai đoạn thi hành các thông báo:
gắn cây phân tích tới vùng đệm dữ liệu.
17
/k K5;S///?2?/d1O2;
ICQCQ A</l@?5m3?UK[K?=
Oracle Server có đủ các phiên bản thương mại từ Personal, Standard đến
Enterprise (ngoài ra còn có Oracle lite).

¡ Về phía các DN: Oracle tỏ ra rất có ưu điểm như tính bảo mật cao, tính an toàn dữ
liệu cao, dễ dàng bảo trì, nâng cấp, cơ chế quyền hạn rỏ ràng, ổn định. .
Oracle cũng không quá đắt, nếu DN đã từng mua lisence của MSSQLServer thì sẽ
thấy giá của Oracle cũng không chênh lệch là bao thậm chí còn rẻ hơn (xem phần
so sánh giá), nhưng lợi ích có được lại rất lớn.
¡ Về phía những nhà phát triển: Oracle cũng tỏ ra rất có ưu điểm như dễ cài đặt, dễ
triển khai và dễ nâng cấp lên phiên bản mới. Hơn nữa Oracle còn tích hợp thêm
PL/SQL, là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc - Structure Language. Tạo thuận
lợi cho các lập trình viên viết các Trigger, StoreProcedure, Package. Đây là điểm
rất mạnh so với các CSDL hiện có trên thị trường.
¡ Ngoài ra, có thể triển khai Oracle trên nhiều OS khác nhau (Windows, Solaris,
Linux…) mà không cần phải viết lại mã PL/SQL. Có thể nhập một dumpFile
(backupFile) từ một máy chạy OS này sang OS khác hoặc từ một phiên bản thấp
lên một phiên bản cao hơn mà không gặp bất cứ trở ngại nào (việc ngược lại cũng
có thể thực hiện được nếu như không xài các tính năng mới so với phiên bản
trước đó).
18
ICQCk ;42/[K?=7H'=[7=[
¡ Oracle là một RDBMS multiplatform trong khi SQL Server chỉ giới hạn trên NT
Server. Hầu hết các hệ Oracle high-end chạy trên UNIX.
¡ Oracle không có khái niệm một cơ sở dữ liệu master. Tất cả cơ sở dữ liệu chạy
độc lập với các file dữ liệu của nó, sự quản lý bộ nhớ riêng và điều khiển riêng.
¡ Kiến trúc của Oracle hoàn toàn khác SQL Server.
¡ Oracle không được tích hợp vào thế giới Windows như SQL Server.
¡ Cả hai sản phẩm hỗ trợ SQL và các stored procedure. Trong khi SQL Server sử
dụng mở rộng Transact-SQL cho SQL, Oracle sử dụng PL/SQL. Chức năng của
những ngôn ngữ này tương tự, nhưng khác nhau về cú pháp.
¡ Các stored procedure SQL Server trả về một Recordset nếu làm một lệnh
SELECT trong procedure. Oracle chỉ hỗ trợ điều này qua cursor variables, là một
khái niệm khó chấp nhận đối với một số developer.

¡ Trong các stored procedure, Oracle tự động sử dụng các chuyển tác; trong SQL
Server sự thay đổi dữ liệu được tự động commit theo mặc định.
¡ SQL Server chia sẻ khái niệm cột autonumber với Access. Trong Oracle, sẽ cần
làm việc với các sequence.
¡ SQL Server hỗ trợ các bảng tạm, Oracle không có.
¡ Trong Oracle, không phải debug giữa client và server như làm trong SQL Server.
¡ Các hàm khác nhau giữa hai hệ thống, và một số hàm không có hàm tương ứng.
¡ Oracle không hỗ trợ cursor server-side.
¡ Oracle sử dụng lock mức hàng, trong khi trước version 7, SQL Server sử dụng
lock mức trang.
Nói chung cả 2 đều là hệ thống quản trị CSDL. Đều được xây dựng theo chuẩn SQL theo
người quản trị hệ thống CSDL đưa ra quyết định thông qua thông tin như:
¡ Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất nên sử dụng MS SQL
• SQL Sever tiện lợi cho người dùng. Độ phức tạp không quá cao. Đầu tư
về mặt phần cứng cũng như mặt bản quyền thì sử dụng Oracle sẽ đắt hơn
nhiều. Đối với Việt Nam thì số người dùng SQL Sever là nhiều nhất so
với các hệ quản trị CSDL khác. Do đó sẽ dễ dàng tìm ra một người quản
trị viên SQL Server.
19
• Trường hợp lưu trữ dữ liệu: nếu dữ liệu quá lớn > 1GB thì SQL Server sẽ
gặp phải vấn đề truy suất chậm.
¡ Đối với những doanh nghiệp lớn nên sử dụng Oracle
• Trước đây cũng như về định hướng cho các hệ thống sau này. Vì các
doanh nghiệp lớn thì thường có nhiều hệ thống, các hệ thống cần có sự liên
thông với nhau, giữa các công ty mẹ và chi nhánh. User sử dụng ngày một
nhiều thì nên sử dụng Oracle.
ICk M/2n<27J?d11/.C(
ICkCI M/2n<2
ASP.NET là phiên bản kế tiếp của Active Server Page (ASP); nó là một nền phát
triển ứng dụng Web hợp nhất, cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết cho lập trình viên xây

dựng các lớp ứng dụng chuyên nghiệp. Cú pháp ASP.NET tượng thích với cú pháp ASP,
ngoài ra ASP.NET còn cung cấp một mô hình lập trình mới, nền tảng an toàn (secure),
linh hoạt (scalable),và ổn định (stable). Sẽ rất đơn giản khi nâng cấp ứng dụng ASP hiện
có, bằng cách đưa vào các hàm ASP.NET.
ASP.NET được biên dịch dựa trên môi trường .NET và có thể xây dựng bằng bất
cứ ngôn ngữ nào tương thích .NET, bao gồm Visual Basic .NET, C#, and JScript .NET.
Ngoài ra, toàn bộ thư viện .NET Framework có thể sử dụng với ứng dụng ASP.NET, lập
trình viên tận dụng dễ dàng những lợi ích của các kỹ thuật được cung cấp, bao gồm quản
lý môi trường thực thi ngôn ngữ cung (common language runtime), kiểu an toàn (type
safety), kế thừa (inheritance),
ASP.NET được thiết kế làm việc với các trình soạn thảo HTML đi kèm và các
công cụ lập trình khác được đưa vào trong Microsoft Visual .NET. Tất cả các công cụ
này không phải chỉ dùng để phát triển ứng dụng Web được dễ dàng, tuy nhiên có thể sử
dụng một vài chức năng thông thường cho ứng dụng Web, bao gồm một GUI cho phép
lập trình viên có thể dễ dàng đặt các server control vào trang web (web page), và một
trình debug rất mạnh mẽ.
Tách rõ ràng các mối liên quan, mở khả năng test TDD (test driven developer). Có
thể test unit trong ứng dụng mà không cần phải chạy Controllers cùng với tiến trình của
ASP.NET và có thể dùng bất kỳ một unit testing framework nào như NUnit, MBUnit,
MS Test,…
20
Có khả năng mở rộng, mọi thứ trong MVC được thiết kế cho phép dễ dàng thay
thế/tùy biến (ví dụ: có thể lựa chọn sử dụng engine view riêng, routing policy, parameter
serialization,…).
Bao gồm một ánh xạ URL mạnh mẽ cho phép xây dựng ứng dụng với những URL
sạch, các URL không cần có phần mở rộng ( ví dụ: có thể ánh xạ địa chỉ /Products/Edit/4
để thực hiện hành động “Edit” của lớp điều khiển ProductControllers hoặc ánh xạ địa chỉ
/Blog/SomeTopic để thực hiện hành động “Display Topic” của lớp điều khiển
BlogEngineController )
ASP.NET cũng hỗ trợ những file như .ASPX .ASCX và .Master, đánh dấu các tập

tin này như một “view template” ( có thể dễ dàng dùng các tính năng của ASP.NET như
lồng các trang Master, " <%= %> "snippets, mô tả server controls, template, data-
binding, localization,… ). Tuy nhiên sẽ không còn postback và interactive back server và
thay vào đó là interactive end-user tới một Controller class (không còn viewstate, page
lifecycle )
ASP.NET hỗ trợ đầy đủ các tính năng bảo mật của ASP.NET như forms/windows
authenticate, URL authorization, membership/roles, output và data caching,
session/profile state, configuration system, provider architecture…
ICkC]Au điêomp/l@?5m3
ASP.NET có nhiều ưu điểm hơn các nền tảng khác khi dùng nó để tạo ứng dụng
Web. Có thể phần lớn những ưu điểm quan trọng của nó đi kèm với các máy chủ
Windows và các công cụ lập trình Windows. Ứng dụng web được tạo bởi ASP.NET
được tạo ra, bắt lỗi và triển khai rất dễ dàng thông qua các tác vụ có thể thực thi trọn vẹn
trong một môi trường phát triển duy nhất – Visual Studio. NET.
Với những nhà phát triển ứng dụng Web, ASP.NET bộc lộ những ưu điểm sau
đây:
1. Những phần thực thi được của ứng dụng Web được biên dịch, vì vậy chúng thực
thi nhanh hơn là các kịch bản thông dịch.
2. Các cập nhập ngay lập tức giúp cho việc triển khai các ứng dụng Web mà không
phải khởi động lại máy chủ.
21
3. Truy cập tới .NET Framework, có thể đơn giản hóa nhiều khía cạnh trong lập
trình Windows.
4. Sử dụng nhiều những hiểu biết về ngôn ngữ lập trình VB, vốn đã được tăng cường
để hỗ trợ lập trình hướng đối tượng.
5. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình mới mà nó cung cấp khả năng an toàn kiểu, hướng
đối tượng, so với ngôn ngữ lập trình C.
6. Tự động quản lý trạng thái để điều khiển trang Web (được gọi là server controls)
vì vậy chúng có gì đó giống với các Windows controls.
7. Các tính năng bảo mật được xây dựng sẵn thông qua máy chủ Windows hoặc

thông qua các phương thực xác nhận/phân quyền khác.
8. Tích hợp chặt chẽ với ADO.NET để cung cấp các truy xuất CSDL và các công cụ
thiết kế CSDL trực quan trong bộ VS.NET
9. Hỗ trợ đầy đủ XML, CSS và các chuẩn Web đã được thiết lập hoặc mới khác.
10. Các tính năng sẵn có để đệm các trang web thường xuyên được yêu cầu trên máy
chủ, các nội dung bản địa hóa cho các ngôn ngữ và trao đổi, nhận ra khả năng
tương thích trình duyệt.
/l@?5m3?UKC(
1. Đối với dự án nhỏ: Cồng kềnh, tốn thời gian phát triển.
2. Tốn kém nhiều tài nguyên cho sự cân bằng, do tốn thời gian trung chuyển DTO
(Data Transfer Object) giữa các layers.
ICkCQ S4K;?/q
ASP.Net, nói chính xác hơn là C# hay VB.Net là ngôn ngữ lập trình hướng đối
tuợng được thiết kế tốt, thừa hưởng rất nhiều thế mạnh của Java. ASP.Net cũng có bộ
công cụ phát triển hạng nhất: Visual Studio.Net. Để tạo một trang web đơn giản bằng
ASP.Net khá dễ, nhưng để hiều sâu sắc cho những vần đề phức tạp hơn lại là cả một quá
trình và giá phải trả là tài nguyên và thời gian học. Do đó, những người thiết kế ASP.Net
điều phải giỏi về kỹ thuật.
Linux có ưu điểm về bảo mật và cũng ít bị các loại virus tấn công. Nhưng thực tế
cho thấy là ít có hacker nào tấn công Linux chứ chưa h«n Linux tốt hơn WinDows. Để
22
cho trang web của bạn thực sự bảo mật thì lại là vấn đề thiết kế và lập trình. Cả PHP và
ASP.Net đều có những lỗ hổng có thể khai thác. Tuy nhiên, do mã nguồn chia sẻ nên lỗi
của web PHP này cũng sẽ xuất hiện tại web PHP khác cùng sử dụng mã ấy. Do đó
ASP.Net là lựa chọn phù hợp.
Theo các đánh giá chung, các giải pháp ASPX của Microsoft đáp ứng rất tốt ở cấp
Enterprise (cấp doanh nghiệp vừa và lớn, cái này thì chỉ có java J2EE mới sánh được).
Không nhầm lẫn giữa khái niệm Enterprise với website có nhiều người truy cập, ở đây
nói về độ phức tạp của các dịch vụ, độ tin cậy, tính khả chuyển… những tiêu chuẩn mà
chỉ khi thiết kế các ứng dụng phục vụ cho các tập đoàn lớn thì chúng ta mới đụng tới.

PHP rất thích hợp cho những nhóm phát triển nhỏ, các website nhỏ, ít kinh phí.
Đáp ứng tốt cho cách phát triển kiểu agile, nghĩa là có thời gian phát triển và đưa vào sử
dụng nhanh. Toàn bộ mã nguồn và các plug in của nó được chia sẻ miễn phí trên mạng
nên thời gian hoàn thành web là rất nhanh.
Thời gian phát triển nhanh hơn, dễ test và triển khai hơn và khá phổ biến.
IC` ./;33K9
g/2?UK./
Các câu lệnh luôn bắt đầu với tiền tố “AT” hay “at”, và kết thúc bởi ký tự enter
<CR> (điều này là luôn bắt buộc)
Các lệnh AT thường được phản hồi lại bằng cấu trúc:
<CR><LF><phản hồi><CR><LF>
Các câu lệnh AT chỉ được thực hiện khi các thiết bị được cấp nguồn và sẵn sàng
với mã thiết bị trả về “RDY” nhận được qua cổng nối tiếp . Nếu mã trả về là “SCKS”
báo hiệu không nhận dạng được thẻ SIM. Lệnh hiện hành đang được thực thi sẽ bị ngắt
bởi việc nhập vào bất cứ ký tự thêm nào. Do vậy không nên nhập vào lệnh kế tiếp cho
đến khi nhận được hồi đáp, nếu không lệnh hiện hành sẽ bị ngắt.
Sử dụng một lệnh AT không được hỗ trợ bởi thiết bị sẽ nhận một hồi đáp lỗi. Một
vài tham số của lệnh có thể không được hỗ trợ trên tất cả các thiết bị cũng có thể gây ra
một hồi đáp lỗi.
23
Lệnh AT có thể khác nhau đối với từng loại thiết bị. Sự khác nhau có thể về cú
pháp, chức năng hoặc tham số trong câu lệnh.
Các câu lệnh AT có thể chia làm 3 loại cú pháp chính: “cơ bản”, “tham số S” và
“mở rộng”
 Cú pháp cơ bản
Câu lệnh AT có cú pháp: “AT<x><n>” hoặc “AT&<x><n>”, trong đó <x> là câu lệnh,
<n> là một hay nhiều tham số của câu lệnh
 Cú pháp tham số S
Câu lệnh AT có cú pháp: “ATS<n>=<m>”, trong đó <n> là chỉ số trong tập S, <m> là
giá trị gán cho nó. <m> là tùy chọn, nếu thiếu, giá trị mặc định sẽ được sử dụng

 Cú pháp mở rộng
Các câu lệnh AT này có thể được sử dụng ở một vài chế độ theo bản dưới đây
j<./bm3[K rsVtuv Thiết bị di động sẽ trả về danh
sách các tham số và dải giá trị
tương ứng. Các tham số này có thể
xác lập bằng việc dùng lệnh ghi
hoặc bằng các tiến trình thực hiện
bên trong thiết bị.
j<./5q? AT+<x>? Câu lệnh này trả về giá trị hiện tại
của các tham số tương ứng
j<./1/ AT+<x>=<…> Câu lệnh này thiết đặt các tham số
theo giá trị được truyền vào
j<.//// AT+<x> Câu lệnh này đọc các tham số cố
định ảnh hưởng bởi các quá trình
bên trong thiết bị GSM
Y1I2?bm<?j<./?UK?;33K9
/w?/./
Các lệnh AT có thể được kết hợp trong cùng một dòng lệnh hoặc thực hiện từng
câu lệnh trên từng dòng riêng. Khi kết hợp nhiều câu lệnh trên một dòng, chúng ta không
cần thêm các tiền tố “AT” hay “at” trên mỗi câu lệnh, ngoại trừ ở đầu dòng lệnh. Các câu
lệnh cần được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy. Mỗi dòng lệnh có bộ nhớ đệm có
24
khả năng chưa tối đa 256 ký tự. Nếu dòng lệnh vượt quá giới hạn này, sẽ không có lệnh
nào được thực hiện và thiết bị trả về chuỗi “ERROR”.
Khi thực hiện mỗi lệnh AT trên một dòng, chúng ta buộc phải đợi trả lời cuối
cùng cho câu lệnh đó (ví dụ như OK, CME Error, CMS Error) trước khi gửi lệnh tiếp
theo.
ICx ;;1="K
Google đã đưa ra Google Maps API cho phép các nhà phát triển để tích hợp
Google Maps vào trang web của họ với các điểm dữ liệu riêng của họ. Đây là một dịch

vụ miễn phí, và hiện nay không chứa quảng cáo hay Geocoding, nhưng các trạng thái
Google trong các điều khoản của họ sử dụng cho thấy rằng rằng họ có quyền để hiển thị
các quảng cáo trong tương lai.
Bằng việc sử dụng Google Maps API chúng ta có thể nhúng toàn bộ Google Maps
trang web vào một trang web bên ngoài. Các nhà phát triển được yêu cầu để yêu cầu một
mã khóa API, mà là bị ràng buộc vào trang web và thư mục đã nhập khi tạo khóa. Khóa
Google Maps API là không còn cần thiết cho API phiên bản 3. Khi tạo ra một bản đồ tùy
chỉnh giao diện của Google yêu cầu thêm mã JavaScript vào một trang, và sau đó bằng
cách sử dụng chức năng Javascript để thêm điểm vào bản đồ.
Khi API đầu tiên đưa ra, nó thiếu khả năng mã địa chỉ địa lý, đòi hỏi người dùng có thể
tự thêm điểm trong (vĩ độ, kinh độ) định dạng. Tính năng này đã được thêm vào cho từ
đầu.
Đồng thời là việc phát hành của Google Maps API, Yahoo! phát hành bản đồ của
riêng mình API. Các bản phát hành trùng với trang Web O'Reilly 2.0 Hội nghị. Yahoo!
Bản đồ, mà thiếu sự hỗ trợ quốc tế, bao gồm một Geocoder trong bản phát hành đầu tiên.
Tính đến tháng 10 2006, việc thực hiện của Google Gadgets 'Google Maps là đơn
giản, chỉ cần một dòng lệnh, nhưng nó không phải là tùy biến như API đầy đủ.
Trong năm 2006, Yahoo! bắt đầu một chiến dịch để nâng cấp các bản đồ của mình để
cạnh tranh tốt hơn với Google và các công ty bản đồ trực tuyến khác. Một số các bản đồ
được sử dụng trong một cuộc điều tra được tương tự như bản đồ của Google.
Google Maps tích cực khuyến khích việc sử dụng thương mại của các API của nó. Một
số đầu tiên của nó lớn quy mô đã được chấp nhận bất động sản mash-up các trang web.
25

×