Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề tài so sánh số và số tự nhiên lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.58 KB, 49 trang )

ĐỀ TÀI
so sánh số và số tự nhiên lớp 1”.
PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đào tạo lớp người lao động mới, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước :
Đất nước ta đang trên đà phát triển từ một nền kinh tế lạc hậu tiến đến một nền
kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa. để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi phải có
một đội ngũ trí thức đủ trình độ, để tiếp cận với các loại máy móc trang thiết bị
hiện đại. Muốn giải quyết được vấn đề này, cần phải phối hợp chặt chẻ với các
nguồn nhân lực trong toàn xã hội, trong đó GD – ĐT giữ vai trò then chốt. Như đại
hội IX tiếp tục khẳng định. GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, phát triển GD là một
động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện phát huy
nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Cho nên các yêu cầu về đổi mới GD. Về mục tiêu, về nội
dung, về phương pháp, về hình thức tổ chức … nói chung là điều tất yếu để góp
phần đào tạo nguồn nhân lục cho xã hội.
2/ Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới giáo
dục nói chung và đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng :
- Giáo dục nói chung đổi mới để phù hợp với thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay
trong đó giáo dục tiểu học nói riêng. Vì lứa tuổi tuổi học là nền tảng ban đầu có thể
ví như chìa khoá tiếp nhận về tri thức, về thế giới quan, nhân sinh quan. Cho nên
đối với bậc tiểu học cần phải đổi mới về nội dung về phương pháp dạy học, thực
hiện rõ quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”.
- 1 -
3/ Xuất phát từ u cầu đặt ra trong q trình triển khai dạy và học SGK tiểu
học mới trên phạm vi cả nước :
Bộ GD – ĐT đã triển khai thực hiện mới chương trình SGK tiểu học trên phạm
vi cả nước, chương sách mới so với sách cũ có nhiều thay đổi cả về hình thức lẫn
nội dung, chính vì thế phương pháp dạy học cũng càn phải đổi mới. Cho nên việc
nghiên cứu về phương pháp dạy học ở bậc tiểu học nói chung, phương pháp dạy


học mơn tốn ở tiểu nói riêng là nhiệm vụ của những người làm cơng tác giáo dục.
Mỗi thầy cơ giáo tiểu học cần phải tự học tập và nghiên cứu nhằm trang bị cho
mình những chuẩn kiến thức về phương pháp dạy học mới tốt hơn nhằm đáp ứng
u cầu về nội dung sách giáo khoa tiểu học mới trên pham vi cả nước.
4/ Xuất phát từ thực trạng dạy học về “So sánh số và số tự nhiên” ở lớp 1 :
Khi đứng trên bục giảng dù mỗi cá nhân của từng giáo viên đã có nhiều cố gắng
nhưng vẫn chưa chú trọng đến việc hình thành kỹ năng về so sánh số và số tự
nhiên trong khi giảng dạy. Để hình thành được kỹ năng này giúp các em dần dần đi
đến thói quen đối với trẻ 6 tuổi ( học sinh lớp 1 ) học sinh còn lúng túng khi giải
quyết các bài tập.
Ví dụ : + Đếm xi, đếm ngược trên dãy số tự nhiên trong phạm vi 100
+ Số liền trước 65, số liền sau 89 vị là số nào ?
+ So sánh > < =
+ So sánh hơn kém bao nhiêu đơn vị …
Với những lý do trên cùng với việc giảng dạy thực tế ở đơn vị, nên tơi đã chọn
đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học về “so sánh số và số tự nhiên lớp
1”.
II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cữu đề tài nhằm
- Tìm hiểu những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
phương pháp đổi mới dạy học mơn tốn tiểu học nói riêng.
- 2 -
- Thiết kế các hoạt động dạy học về so sánh số và số tự nhiên lớp 1, theo hướng
tích cự hố các hoạt động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học
tốn ở tiểu học.
III – Q trình nghiên cứu đề tài là kết quả tự học tự rèn của bản thân, nhằm nâng
cao tay nghề nâng cao hiệu quả việc dạy và học, qua kết quả thực nghiệm tơi hy
vọng đây là 1 vấn đề cần phải bàn bạc với các bạn đồng nghiệp trong q trình
giảng dạy cũng như trong việc thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học về so
sánh số và số tự nhiện lớp 1.

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình học tập và nghiên cứu tơi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : đọc các giáo trình, sách báo có liên quan
đến đề tài mà tơi đang nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm, điều tra : tìm hiểu thực trạng, trao thơng qua dự
giờ, khảo sát chất lượng của học sinh nhằm kiểm chứng tính khả thi.
V – TĨM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Ngồi phần mở đầu, phần thực nghiệm và phần kết luận, về phần nội dung đề
tài gồm có các nội dung chính sau :
Chương 1 : Những vấn đề chung về phương pháp dạy học mơn tốn ở tiểu
học.
Chương 2 : Tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học về so sánh số và số
tự nhiên lớp 1
Chương 3 : Thiết kế một số hoạt động dạy học về so sánh số và số tự nhiên lớp
1 theo hướng tích cực hoá hoạt động học của học sinh
VI - MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc nghiên cứu tài liệu, điề tra khảo sát tình hình thực tế cùng với việc
trực tiếp giảng dạy phần kiến thức về so sánh số và số tự nhiên ở lớp 1 tơi đã thu
được một số kết quả sau :
- 3 -
- Tìm hiểu nôi dung và phương pháp dạy học về so sánh số và số tự nhiên
lớp 1.
- Tìm hiểu đi đến phân tích, tổng hợp so sánh toán 1,2,3 và phân loại các
dạng toán về so sánh và số tự nhiên.
- Tìm hiểu nội dung có bản về phương pháp dạy học tích cực để đưa vào
thực tiễn các vấn đề đã nghiên cứu.
VII – MỘT SỐ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU SAU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tìm hiểu nội dung phương pháp dạy học về so sánh số và số tự
nhiên lớp 1, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm phục vụ trong
công tác dạy học Tiểu học nói chung môn toán lớp 1 nói riêng ngày một tốt

hơn.
PHẦN THỨ HAI
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
I – TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI ?
- 4 -
1/ Sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế xa hội từ bao cấp sang nề kinh tế
thò trường :
Trước tình hình đất nước đang phát triển như hiện nay, cần phải có những
người lao động mới, có năng lục sáng tạo thích ứng với thực tiễn đời sống xã
hội. Với những nhu cầu trên về phía ngành GD – ĐT cũng phải thay đổi tất yếu
về nội dung và phương pháp dạy học
2/ Xuất phát từ chủ trương của Bộ GD & ĐT trong việc triển khai sách
giáo khoa năm 2000 :
- Với thực trang hiện nay dư luận xã hội rất quan tâm đến giáo dục vì nó là
để phát triển theo hướng công nghiệp hhiện đại. Vì thế việc Dộ GD & ĐT xây
dựng chương trình sách giáo khoa năm 2000 để đào tạo thế hệ trẻ một cách
toàn diện . Nhằm giúp cho học sinh hình thành cơ sở ban đầu phát triển một
cách đúng đắn và lâu dài về : đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ, các kỹ năng
cơ bản mà trẻ em ở lứa tiểu Tiểu học cần phải có, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghóa, bước đầu xây dụng tư cách và trách
nhiệm công nhân, chuẩn bò cho học sinh Tiểu học học tiếp ở các bậc cao hơn.
- Quán triệt mục tiêu yêu cầu ĐT- GD yêu cầu về nội dung về phương pháp,
giáo dục theo từng bậc học, cấp học đã được quy đinghj trong Luật Giáo dục,
khắc phục những hạn chế chương trình SGK hiện hành.
- Đảm bảo tính thống nhất kế thừa trong đổi mới chương trình và phát triển
chương trình giáo dục, tăng cường tính hệ thoóng giữa giáo dục phổ thông với
giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo sự thống nhất về chuẩn.

- Đảm bảo sự nâng cấp đổi mới trang thiết bò dạy và học.
- 5 -
- Thực hiện một cách đồng bộ việc đổi mới chương trình SGK, phương pháp
dạy và học với việc đổi mới phương pháp đánh giá; thi cử ; đổi mới đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý công tác giáo dục .
3/ Xuất phát từ hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống trong
nhà trường Tiểu học :
Giáo viên thường truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong
SGK, sách giáo viên. Vì vậy, giáo viên thường làm nhiều làm việc một cách
máy mó, rập khuông ít quan tâm đến sự sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập
một cách thụ động, chỉ nghe giảng ghi nhớ, rồi làm theo mẫu. Từ đó học sinh ít
hứng thú trong học tập. Nội dung học tập thường nghèo nàn đơn điệu, các năng
lực sắn có của các em ít có cơ hội phát triển.
Qua việc đánh giá kết quả học tập : giáo viên là người duy nhất đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Học sinh ít được tự đánh giá về bản thân và đánh giá
lẫn nhau, tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhơ và tái hiện lại những
điều giáo viên đã giảng. Cách học như vậy đã cản trở phần nào việc đào tạo
những con người lao động năng nổ, linh hoạt sáng tạo chưa thích ứng với những
đổi mới đang diễn ra hằng ngày. Do đó phải đổi mới phương pháp dạy học là
điều tất yếu, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
4/ Xuất phát từ thực trạng dạy học môn toán hiện nay :
Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học hiện nay còn một số nơi vẫn tồn tại
kiểu dạy học khó thì chấp nhận, đó là kiểu dạy “Thầy đọc, trò chép”, “Thầy
nói trò nghe”, “Thầy viết lên bảng trò viết vào tập” học sinh làm theo mẫu của
giáo viên, không kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh.
- 6 -
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc làm và sử dụng đôd dùng dạy học
chưa được đồng bộ, cho chưa đổi mới phươngpháp dạy học một cách triệt để.
Trang thiết bò phục cho việc dạy học toán hiện nay đã đóng góp vào quá

trình nâng cao chất lượng việc dạy và học toán trong chương trình. Có thể nói
hầu hết các bài học toán ở lớp 1, 2 và nhiều bài học ở lớp 3, 4, 5 điều rất cần sự
hỗ trợ của đồ dùng dạy học, thậm chí không thể thiếu được. Hiện nay ở các
trường Tiêu học tự làm và bảo quản đồ dùng dạy học khá tốt. Qua các cuộc thi
làm đồ dùng dạy học, chứng tỏ giáo viên có nhiều suy nghó sáng tạo, tự chế các
đồ dùng vừa rẻ, vừa có thể sư dụng được nhiều nội dung.
II – ĐỔI MỚI CÁI GÌ ?
1 / Đổi mới về nhận thức trong nhà trường ( Cán bộ quản lý - GV )và
toàn xã hội :
- Qua việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, các khoá đi thực tế, giúp các
cấp quản lý giáo viên Tiểu học, thấy tính cần thiết quan điểm , tư tưởng và
phương hướng về sự đổi mới
- Đổi mới về phương thức quản lý tạo điều kiện cho giáo viên có sáng
tạo, không gò ép giáo viên dạy rập khuông trong sách giáo khoa, sách giáo
viên. Khuyến khích giáo viên phải đổi mới phương pháp, tạo phong trào đổi
mới ở cơ sở mình. Tổ chức đổi mới phương pháp một cách có kế hoạch. Đối với
giáo viên Tiểu học phải có tinh thần cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm đôngf
nghiệp, tham khảo sách, báo về việc đổi mới. Mạnh dạng vận dụng các phương
pháp dạy học hiện đại, rút kinh nghiệm đầu tư cho bản thân.
2 / Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa các môn học :
Việc dạy học môn toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng giáo viên
cần phải nắm được trọng tâm của từng dạng toán, bên cạnh truyền đạt những
- 7 -
khái niệm ban đầu phải kết hợp vận dụng thực hành. Dạy về số học tập trung
vào số tự nhiên, việc hình thành số có 2 chữ số, cấu tạo thập phân số có hai chữ
số, so sánh “lớn hơn, bé hơn, bằng nhau”các số có hai chữ số, số tự nhiên là vô
hạn không có số lớn nhất.
Về nội dung của chương trình :
- Phối hợp một cách chặt chẽ, hữu cơ với nhau, sự thống nhất của toán
học, đảm bảo tính kế thừa và liên tục.

- Sự sắp xếp theo hướng đồng tâm của chương trình một cách hợp lý. Mở
rộng và phát triển dần theo các vòng từ các số trong phạm vi 10, 100, 1000,
100000,… đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân, đảm bảo tính thực
tiễn, đồng thời đảm bảo theo hướng tích hợp của tất cả các môn.
- Gắn bó chặt chẽ về các hoạt động như: tính nhẫm, tính viết, đếm, đọc, …
kết hợp giải quyết các vấn đề về nội dung và chương trình mới là phát huy tính
tích cực cảu học sinh, học đi đôi với hành, lý luận và thực tiễn.
- Trong chương trình mới các bài toán phải đòi hỏi học sinh tự thân vận
động, vận dụng những điều đã học để củng cố kiến thức và ký năng, tập tự giải
quyết các tình huống trong học tập và trong đời sống.
Chính vì thế thời gian học toán ở tiêu học chủ yếu là thời gian thực hành,
vận dụng.
3 / Đổi mới về các hình thức tổ chức dạy học.
a) Học cá nhân ở lớp ( học theo lớp )
Học sinh hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên hướng
dẫn bằng lời bắt đầu bằng một hoạt động hoặc viết lời hướng dẫn dưới hình
thức là một câu hỏi, bài tập trong phiểu giao việc. Học sinh tự học toán, tự
chiếm lónh tri thức mới để luyện tập thực hành theo các nhân, các em có thể tự
- 8 -
đánh giá về khả năng học tập của mình. Khi học giáo viên theo dõi, hướng dẫn
các em đi đến mục tiêu cần đạt.
b) Học theo nhóm :
Tuỳ theo tính chất và từng nội dung của bài học tiết học có thể chia nhóm
đẻ học môn toán
- Nhóm hỗn hợp ( tất cá các đối tượng giỏi, kha, trung bình, yếu )
- Nhóm theo trình độ ( nhóm giỏi, nhóm khá, nhóm trung bình. nhóm yếu
)
- Nhóm theo sở trường.
Tóm lại : hoạt động chủ yếu của tiết học toán nên tổ chức cho các em trao
đổi ý kiến để từ đó thống nhất cách đúng nhât, thông qua việc kiểm tra lẫn

nhau dưới sự điều khiển của giáo viên.
c) Tổ chức trò chơi học tập :
Trò chơi học tập bao gồ các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Trong
việc dạy học toán ở Tiểu học, đặc biệt là ở giai đoạn đầu ở bậc Tiểu học ( lớp
1, 2, 3 ) các trò chơi học tập toán có tác dụng gây hứng thú trong giờ học, góp
phần làm cho tiết học sinh động hẳn lên, kích thích được trí tưởng tượng, rèn
luyện về trí nhớ, huy động được nhiều tri thức trong một thời gian ngắn.
d) Học toán ngoài lớp học :
Thực hành đo diện tích một miếng ruông, đo diện tích một căn phòng, đo
diện tích một căn nhà… tiếp xúc với trang thiết bò hiện đại, tham quan trung tâm
máy tính, tham quan các cơ sở sản xuất thương nghiệp. Cần phải kết hợp với
các môn học khác những vấn đề về thực tế xã hội.
e) Hoạt động theo chủ đề :
- 9 -
Nghe báo cáo, xem triển lãm, đi thực tế, tiếp xúc trao đổi ý kiến những
vấn đề chủ yếu của chủ đề đã được đặt ra, tập ghi chép những gì mà các em thu
thập được.
g) Hoạt động chuyên biệt :
Bồi dưỡng học sinh giỏi toán, bồi dưỡng học kém toán, các hoạt động này
thường tiến hành ngoài giờ chính khoá, bằng các hình thức học tập theo nhóm,
học tập đôi bạn.
4/ đổi mới cơ sở vật chất trang thiết bò và đồ dùng dạy học :
Phương tiện dạy học chính là công cụ đi đến thành công việc đổi mới
phương pháp dạy học. Chính vì thế đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết,
việc đổi mới cần thực hiện theo các hướng :
- Tạo cho học sinh có những cơ sở vật chất theo hướng quy đòn.
- Xây dựng phổ biến các loại phương tiện dạy khác nhau như : các loại
phiếu học tập, các đồ dùng làm thí nghiệm, các đồ dùng trực quan, các phương
tiện kỹ thuật ( áp dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy )
- Tổ chức hướng dẫn cho học sinh tập làm quen sử dụng dạy học để hình

thành tri thức mới.
5 / Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá môn toán ở bậc Tiểu học :
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm không thể thiếu
trong quá trình dạy học.
Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết nhằm : nắm
được năng lực học tập của học sinh trong lớp, để đặt ra yêu cầu học tập đối với
từng học sinh Thu thập thông tin phản hồi về cách dạy của mình, để điều chỉnh
cách dạy cho phù hợp, bổ sung, sửa chữa những điểm yếu của học sinh.
- 10 -
Cần tạo cho học sinh có thói quen tự đánh giá lẫn nhau về kết quả học
tập của cá mỗi cá nhân
Nội dung đánh giá : Giáo viên không chỉ đánh giá về tri thức, kỹ năng cơ
bản, mà cần phải kết hợp đánh giá khả năng vận dụng để giải quyết các vấn đề
thực tiễn, đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua từng giai đoạn. Đòi hỏi học sinh
sử dụng hết thời gian qui đònh để làm bài, động viên mọi cố gắn dù rất nhỏ của
học sinh.
Về hình thức đánh giá : Kết hợp đánh giá thường xuyên, với đánh giá
đònh kỳ, phối hợp đánh giá bằng dạng câu hỏi tự luận , trắc nghiệm và đánh giá
thông qua các hoạt động ngoại khoá.
III – MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰ CỦA HỌC SINH
1 – Học tập cá nhân ở lớp
2 – Khai thác một cách triệt để đồ dùng dạy học hiện có và tự làm, không
sử dụng rập khuôn, phải có tính sáng tạo. Thông qua đồ dùng giáo viên giúp
học sinh tự chiếm lónh tri thức mới, sử dụng đúng lúc đúng mức độ các đồ dùng
dạy học toán.
3 – Tổ chức cho học sinh học nhóm , ( nhóm đôi, nhóm 3, nhóm 4 …. ) tuỳ
theo điều kiện của lớp mình đang giảng dạy.
4 – Tổ chức cho học trao đổi, thảo luận rút ra nhận xét đúng sai từ đó có
thói quen tự đánh giá về kết quả học tập của mình, đánh giá lẫn nhau thông qua

việc nêu ý kiến, nhận xét về bài làm của bạn.
5 – Tổ chức giao việc thông qua phiếubài tập
- 11 -
6 – Hình thành thói quen bắt chước những tấm gương tốt của các bạn học
cùng lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể, giáo viên tổ chức sho các em vui chơi,
không nên lạm dụng tiết sinh hoạt tập thể làm hình thức trách phạt học sinh.
7 – Trong giờ học những nội dung mới giáo viên tổ chức nhiều trò chơi
sáng tạo, qua đó giúp học sinh tự lónh hội kiến thức một cách tích cực.
IV – MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỀ
MÔN TOÁN Ở ĐỊA PHƯƠNG, TRONG NƯỚC, TRÊN THẾ GIỚI
- Ở đòa phương được triển khai đồng bộ, tuy nhiên việc vận dụng chưa
được sâu về đổi mới phương pháp dạy học toán do nhiều nguyên nhân khác
nhau.
- Đổi mới phương pháp dạy học ngoài các phương pháp dạy học truyền
thống như : giảng giải gợi mở vấn đáp, trực quan … vài năm gần đây đã có một
số phương pháp về tên gọi như : thảo luận, điều tra nghiên cứu, tích hợp, hoạt
động, hợp tác, tự thể hiện tài năng … gắn với mọi phương pháp đó đều có các kỹ
thuật để hướng dẫn giáo viên thực hiện
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dạy học theo hai khuynh hướng
sau :
+ Khuynh hướng cực đoan : không kế thừa thành tựa của phương pháp
dạy học truyền thống, chỉ nhấn mạnh đến các phương pháp mới, thậm chí cũng
nhấn mạnh đến một phương pháp mới và xem đó là phương pháp độc tôn của
giai đoạn mới, chỉ nhấn mạnh đổi mới phương pháp, không coi trọng đổi mới
nội dung, phương tiện đánh giá, đào tạo giáo viên … khuynh hướng này chỉ đem
lại “thành công” trong một số giờ dạy thực nghiệm, không thể đáp ứng được
phần đông các trường Tiểu học.
- 12 -
+ Khuynh hướng đổi mới ổn đònh : Chủ trương vận động phối hợp, hợp
lý các mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại

nhằm giúp học sinh học tập chủ động sáng tạo, phát triển các nhân ở mỗi học
sinh, không xem phương pháp nào là độc tôn. Trong quá trình đổi mới phương
pháp dạy học một cách toàn diện, và đồng bộ, ( bao gồm đổi mới về mục tiêu,
nội dung phương pháp, cơ sở vật chất, nhận thức giáo viên, chủ đạo và đánh giá
… ). Khuynhướng này vừa kế thừa được những thành tựu to lớn của phương pháp
dạy học truyền thống, và tiếp nhận đúng lúc phương pháp dạy học mới, nên vẫn
giữ được sự ổn đònh trong dạy học và nnâng cao được hiệu quả giáo dục.
Với tình hình hiện nay ở nước ta và nhiều nước trong khu vực Đông Nam
Á, nhiều nước phát triển trên thế giới sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu đã
lựa chọn khuynh hướng đổi mới ổn đònh và đã thành công trong đổi mới dạy
học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học toán nói riêng.
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MẠCH KIẾN THỨC VỀ SO SÁNH SỐ VÀ SỐ TỰ NHIÊN LỚP 1
A – TÌM HIỂU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
LỚP 1
- 13 -
I – Về mục tiêu dạy học môn toán lớp 1
Dạy học toán lớp 1 nhằm giúp HS :
1 – Bước dầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép
đếm ; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ
trong phạm vi 100 ; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm ; về tuần lễ và
ngày trong tuần ; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ ; về số hình hình học ( đoạn
thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn ) ; về toán có lời văn.
2 – Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc, viết, đếm, so
sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trù không nhớ trong phạm vi 100 ; đo
và ước lượng độ dài đoạn thẳng ( với các số đo là các số tự nhiên trong phạm vi
20 cm ) ; nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ
đoạn thẳng có độ dài đến 10 cm ; giải một số bài toán đơn về cộng trừ ; bước
đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giảng của bài học

và bài thực hành ; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái
quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực
tế của học sinh.
3 – Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập
Toán.
II – Về phương pháp dạy học Toán lớp 1
1 – Phương pháp dạy học bài mới
- Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
- Giúp HS chiếm lónh kiến thức mới
- Giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lónh kiến thức mới
- Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức và kiến thức
đã học
- 14 -
- Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời,
bằng kí hiệu, sơ đồ.
2 – Phương pháp dạy thực hành luyện tập
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác
nhau
- Giáo dục học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh
- Tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS
- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập
- Tập cho học sinh thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với
các cách giải đã có.
B – TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MẠCH
KIẾN THỨC VỀ SO SÁNH SỐ VÀ SỐ TỰ NHIÊN LỚP 1
I – Về nội dung
a) Nội dung cần cung cấp :
(1)- Hình thành số tự nhiên về số có hai chữ số, tia số
(2)- Đọc, đếm viết số ( trong phạm vi 100 )
(3)- Giới thiệu đơn vò, chục

(4)- So sánh các số > ; < ; =. Số liền trước, số liền sau.
(5)- Cấu tạo thập phân của số có hai chữ số
b) Mức độ cần đạt :
- Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng và nêu lên dược số chỉ
số lượng của nhóm đối tượng đó.
- Biết đếm đến 100 bao gồm :
+ Đếm từ 1 đến 100.
+ Đếm theo từng chục.
- 15 -
- Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó :
+ Biết và ghi lại cách đọc số.
+ Nhận biết giá trò theo vò trí của các chữ số trong đó có hai chữ số.
- Biết thứ tự và so sánh các số trong phạm vi 100.
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có 2 chữ số.
+ Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vò.
+ Gộp số chục và số đơn vò thành số có hai chữ số.
II – Về phương pháp
1 – Phương pháp dạy học về so sánh các số tự nhiên
Quan hệ so sánh các tập hợp được thể hiện ở tiểu hiện dưói hình thức so
sánh các số tự nhiên
Ở lớp 1 học sinh học cách so sánh hai số để rồi xếp vài số tự nhiên theo
một thứ tự, tạo thành một dãy số
- So sánh hai số và dùng ký hiệu ( <, >, = ) để ghi lại kết quả so sánh
Khi dạy về so sánh các số tự nhiên giáo viên có thể tiến hành như
sau :
- Đọc kết quả so sánh, chẳng hạn : 2 < 4 ; 3 = 3 ; 4 > 1
- Viết kết quả so sánh bằng cách “nói”hoặc điền dấu so sánh vào ô trống.
Chẳng hạn 3  5 ; 3  3 ; 5  7
- Tính nhẩm rồi điền đấu so sánh vào ô trống. Chẳng hạn :
1 + 2  4 ; 2 + 3  4 ; 4 + 3  8

- Nghe giáo viên đọc học sinh ghi thành kết quả so sánh
Chẳng hạn nghe đọc 3 > 2
- Tìm một số hoặc vài số trong quan hệ so sánh. Chẳng hạn điền số vào ô
trống
- 16 -
3 >  ; 4 >  ; 13 <  < 16
So sánh các số dựa vào sự so sánh nhiều hơn, ít hơn bằng cách thiết lập
tương ứng 1 – 1
- Với các số “trực giác, HS ngầm thiết lập tương ứng 1 – 1 nên các em dễ
nhận thấy 2 que tính ít hơn 5 que tính, 4 hình tròn nhiều hơn 2 hình tròn và
nhận ra 2 < 5 ; 4 > 2.
- Đối với các số lớn hơn khi so sánh phải dùng tương ứng 1 – 1, bằng cách
nối mỗi đồ vật của nhóm đối tượng này với một đối tượng của nhóm đối tượng
kia.
Ví dụ : so sánh 6 và 7 trang 29 SGK có hình vẽ cột 6 ô vuông tương ứng với
số 6, cột 7 ô vuông tương ứng với số 7. hai cột đều có 6 ô vuông, riêng cột biểu
diễn số 7 thêm 1 ô vuông ( nhóm 6 ô vuông là như nhau. Vậy 6 < 7 hay nói
cách khác 7 > 6. đây là 2 cách diến đạt khác nhau khi so sánh 2 số tự nhiên
- So sánh hai số luôn thực hiện theo cách lập tương ứng 1 – 1
- Sau này khi só sánh hai số tự nhiên ta so sánh số chục với số chục, số đơn
vò với số đơn vò, thực chất là lập tương ứng 1 – 1 dựa trên cơ sở cấu tạo số. Theo
cách như vậy ta có mọi số có 1 chữ số đều bé hơn 10, mọi số có hai chữ số đều
bé hơn 100; trong hai số tự nhiên số nào có nhiều chữ số hơn là số lớn hơn.
Ví dụ : So sánh 75 và 79 : có 7 chục bằng 7 chục và 5 < 9, vậy 75 < 79
hay 79 > 75
45 và 63 : có 4 chục bé hơn 6 chục ( 4 < 6 ) vậy 45 < 63 hạy 63 > 45.
- Việc so sánh các số có thể thực hiện bằng trực quan, qua việc thực hiện
các số trên tai số, Trên tia số mỗi số ứng với 1 vạch chia ; số 0 bé nhất tương
ứng với vạch ở gốc tai số, rồi đến các số 1, 2 … Số bé ở gần số 0 hơn, nhìn các
số biểu diễn trên tia số bằng trực quan, học sinh dễ so sánh các số tự nhiên hơn.

- 17 -
Biết so sánh hai số, có thể tìm được số bé nhất, lớn nhất trong nhóm có 3 hoặc 4
số. Mục tiêu cuối cùng của việc so sánh các số là học sinh lớp 1 có thể sắp xếp
được nhóm 4 số trong phạm vi 100 theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Quá trình hình thành các số muốn được kết quả, cần phải dạy học sinh
tập đếm để hình thành, củng cố biểu tượng về số và thứ tự các số, đồng thời
bước đầu hình thành biểu tượng về các phép tính.
- GV cho học sinh tập đếm :
+ Từ 1 đến 5, từ 1 đến 10, từ 1 đến 20.
+ Tập đếm lùi 5, 10, 20 về 1;
+ Đếm theo chục từ 10 đến 100 ;
+ Đếm cách 2 từ 0 đến 20 ;
+ Đếm lùi cách 2 từ 20 về 0. ( có thể đếm cách 3, cách 5 từ 0 đến 30,
50 ).
Tập đếm là cơ sở các phép tính, nếu học sinh biết đếm thành thạo thì đễ
dàng tiếp thu và nắm vững các phép tính sau này. Việc dạy đếm ở SGK đề cập
chưa nhiều nhưng biết đếm rất quan trong để học tính. Dạy đếm dễ thực hiện,
tổ chức như một trò chơi. Cho học sinh tập đếm thi đếm làm cho lớp học vui,
học sinh hào ứng mà hiệu quả dạy toán cao.
Tóm lại : Khi dạy so sánh 2 số giáo viên tiến hành bằng nhiều cách cách
như sau :
(a) So sánh dựa vào tia số : số đứng trước trên tia số là số bé hơn.
(b) So sánh dựa vào phép đếm : trong khi đếm số nào được đếm tới
trước thì số đó bé hơn
(c) So sánh các chục và đơn vò của 2 số.
- 18 -
Trong các cách trên cách thứ ba quan trọng vì nó sẽ được sử dụng lâu dài
ở các lớp sau, vì vậy giáo viên cần chú ý hơn
Khi dạy bài so sánh các số có hai chữ số, giáo viên có thể tiến hành như
sau :

* Bước thứ nhất : Đưa ra trường hợp hai số có cùng số chục : So sánh 62
và 65
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra 62 que tính ( 6 bó và 2 que rời ), lấy 65
que tính ( 6bó và 5 que rời )
Giáo viên cho học sinh so sánh số lượng của của hai nhóm que tính ( học
sinh sẽ nhận xét hai nhóm đề có 60 như nhau, có 2 < 5 nên nhóm đầu ít hơn
nhóm thứ hai. Vì vậy 62 < 65 hạy 65 > 62 )
* Bước thứ hai : đưa ra trường hợp số chục khác nhau, số đơn vò khác
nhau : so sánh 63 và 58
Giáo viên cũng cho học sinh dùng que tính thể hiện các số 63 và 58, nhận
xét số lượng của các nhóm que tính như ở bước 1, từ đó rút ra kết luận 63 > 58
hay 58 < 63. Trên cơ sở ví dụ này, học sinh sẽ làm các bài tập tiếp theo về so
sánh các số có hai chữ số.
Giáo viên không nên quy tăc so sánh tổng quát cho học sinh ( vì chưa đưa
ra khái niệm về hàng chục, hàng đơn vò, đồng thời việc đưa các quy tắc tổn
quát, phức tạp chưa phù hợp đối với lứa tuổi học sinh lớp 1 ).
2 / Phương pháp dạy học về số tự nhiên
2 . 1 – Phép đếm
- Phép đếm là sự thiết lập tương ứng 1 – 1. ở lớp 1 thường được sử dụng
những thao tác, hình thức dạy học sau đây :
2 . 1. 1 – Đếm số lượng đồ vật mẫu vật
- 19 -
a) Có thể tạo những tình huống khác nhau :
- Đếm số lượng mẫu vật giống nhau hoàn toàn về chủng loại, về màu sắc,
về độ lớn, về nguyên liệu … Chẳng hạn 3 que tính; 3 bông hồng; 3 hình tròn; 3
hòn bi… - Đếm cùng số lượng mẫu vật giống nhau về chủng loại
nhưng có một vài dấu hiệu khác nhau. Chẳng hạn : 4 bông hoa các loại; 4 bạn
trai và gái; 4 gà mái gà trống; 4 hình vuông khác nhau về kích thước ; 4 hình
tròn khác nhau về màu sắc …
- Đếm cùng số lïng mẫu vật khác nhau. Chẳng hạn: 5 con gà vòt và

ngan; 5 đồ vật như bát, đóa, thìa; …
- Đếm các đối tượng hình học có cùng số lượng, khác kích thước, khác
hình dạng, khác màu sắc, khác nguyên liệu làm hình,…
- Đếm các mẫu vật trong các nhóm không cùng số lượng
b) Có thể tiến hành theo các thao tác sau đây:
- Tay chỉ từng vật, miệng nói có tính liên tục từ “một” “hai” cho đến hết
các đồ vật cần đếm. Đếm không thừa không thiếu không lặp lại. Số từ nói cuối
cùng chỉ đúng số lượng các vật đã của nhóm đã đếm.
- Tay chỉ từng vật, miệng nói thầm các tiếng từ “một” cho đến hết các đồ
vật cần đếm .
- Quan sát và “đếm thầm” từng vật
- Tập ước lượng số lượng vật cố đònh, của nhóm vật đang chuyển động
( một nhóm bạn đang chơi nhảy dây, một đàn gà con và con gà mẹ…)
c) Có thể “rút ngắn thao tác đếm”:
- Đếm theo từng vật từ một số nào đã biết :
Chẳng hạn đếm số học sinh trong tổ, khi đã biết có 5 bạn gái thì đếm tiếp
bạn trai từ 6 cho đến hết
- 20 -
- Đếm theo nhóm vài vật. Chẳng hạn, đếm theo nhóm 2 ( từng đôi, từng
cặp ), đếm theo nhóm 3 …
2 . 1 . 2 – Chọn được ( hoặc lấy được ) một số mẫu vật theo yêu cầu
- Học sinh tự lấy vài mẫu vật rồi đếm số mẫu vật đó.
- Học sinh
- Học sinh chọn đúng số lượng mẫu vật theo số đã cho. Chẳng hạn bạn A
nói “năm ” thì các bạn phải chọn đủ 5 que tính…
- Học sinh lấy thêm ( hoặc bỏ bớt ) số lượng mẫu vật cho đủ số yêu cầu.
2 . 1 . 3 – Biểu tượng ( về số )
- Học sinh chỉ ra được hình ảnh của nhóm không có vật mẫu nào. Chẳng
hạn trong phòng học không có người nào…
- Chọn hết ( lấy hết ) các mẫu vật trong một nhóm. Chẳng hạn, mọi học

sinh đã ra khỏi phòng học thì phòng học không có một người nào. Có thể đếm
theo từng “một”mẫu vật, hoặc từng nhóm “mẫu” vật
2 . 2 - Về thứ tự các số tự nhiên
- Nhận biết được các số tự nhiên được xếp theo thứ tự ( lớn dần hoắc bé
dần )
- Đếm xuôi đếm ngược một dãy số> ở lớp 1 thuật ngữ “Đếm xuôi” để chỉ
việc “nói” một dãy số ; chẳng hạn “đếm xuôi từ một đến năm, học sinh nói
“một hai ba bốn năm”. Thuật ngữ đếm ngược cũng được hiểu như vậy.
- Khi đếm xuôi ( đếm ngược ) có thể tiến hành từ số bé nhất đến số lớn
nhất ( hoặc ngược lại ) trong phạm vi các số đã học ; cũng có thể đếm xuôi
“một phần nào các số đã học”, chẳng hạn đếm xuôi từ 3 đến 9.
- Có thể đếm xuôi ( đếm ngược ) các số liên tiếp
- 21 -
- Khi viết dãy số cũng có thể tiến hành tương tự, hoặc tiến hành song
song với việc “đếm xuôi – đếm ngược”
- Khi học về tia số, có thể ứng dụng phương tiện này trong hoạt động so
sánh các số, trong việc viết và đọc dãy số.
- Không có số tự nhiên nào đứng giữa hai số tự nhiên liên tiếp.
- Trong dãy số tự nhiên có số bé nhât ( số 0 ) mà không có số lớn nhất.
2 . 3 - Về hình thành số tự nhiên
Ở Lớp 1 Như đã đề cập ở phần so sánh số tự nhiên, thì việc đếm là cơ
sở của các phép tính, đếm các mẫu vật trong nhóm ( thiết lập tương ứng 1- 1 )
là một hoạt động cơ bản nhằm giới thiệu số tự nhiên.
a) Trong vòng 10 thì việc đếm thêm 1 là hoạt động chủ yếu giới thiệu
số lần mới ( lần lượt từ bé đến lớn, theo ý nghóa “số liền sau”, ngoại trừ số 0 ).
Chẳng hạn khi đọc số 3 thì ( trước đó học sinh đã được học số 1 và số 2) học
sinh thao tác nhiều lần mô hình như sau : hai bông hoa thêm một bông hoa
thành ba bông hoa, hai con chim thêm một con chim thành 3 con chim, hai que
tính thêm một que tính thành 3 que tính …
b) Sau đó học sinh đếm các mẫu vật trong nhóm ( phạm vi số đang học )

có thể đếm theo từng vật hoặc nhóm vật.
c) Giới thiệu ký hiệu ( chữ số ) để ghi lại kết quả đó. Học sinh tập viết
đọc số
d) Trong vòng 20 cho đến 100 thì thao tác gộp một chục với các số đơn vò
riêng lẻ. Chẳng hạn, gộp bó 1 chục que tính với 2 que tính thì được “mười hai”
que tính, rồi ghi lại số lượng đó bằng 2 chữ số ( 1 và 2 ) được viết theo một trình
tự quy ước ( từ trái sang phải )
Như vậy quá trình hình thành số tự nhiên ở lớp 1 theo 3 giai đoạn :
- 22 -
Hình thành các số từ 1 đến 5
Trẻ em 6 tuổi bình thường với vốn kinh nghiệm của mình hầu hết đã có
biểu tượng đúng về các số tự nhiên từ 1 đến 5, các em có thể lấy đúng 1 quyển
tập, 2 viên phấn, 3 que tính, 5 hình tam giác, Như vậy các em đã có biểu tượng
“trực giác” về các số từ 1 đến 5. Khi dạy bài này GV hãy kiểm tra bằng cách
cho học sinh lấy đúng số hình, lấy đúng số que tính hoặc vẽ đúng số các dấu (x)
( tượng trưng cho que tính ) theo yêu cầu của giáo viên vào bảng con hoặc giấy
nháp. Sau đó cho HS làm quen với các chữ số trong Bộ đồ dùng học tập, tập
viết các chữ số.
Giai đoạn 1 : Hình thành các số từ 6 đến 10
Các số từ 6 đến 10 được hình thành theo cách thêm 1 vào số đứng trước :
có 5 thêm 1 bằng 6, có 7 thêm 1 bàng 8, … Số 0 dược hình thành theo cách có
một số đồ vật, lần lượt bớt dần mỗi lần 1 đồ vật cho đến khi không còn đồ vật
nào, khi đó có “không” đồ vật, viết là 0. Số 10 có được bằng cách có 9 thêm 1
được “mười” và “số mười”được viết bởi 2 chữ số : 1 và 0 số 10 là số đầu tiên là
số bé nhất có 2 chữ số. Giáo viên chỉ giới thiệu cách viết mà chưa phải giải
thích ý nghóa của các chữ số 1 và chữ số 0.
Giai đoan 2 : Hình thành số có hai chữ số
Số chục ra đời dẫn đến cách hình thành số có hai chữ số, theo cách gộp
một số chục với một số đơn vò, đồng thời giới thiệu cấu tạo số và cách ghi số
trong hệ thập phân ( mười đơn vò ở hàng thấp bằng một đơn vò ở hàng cao liền

kề ), 10 đơn vò là một chục, 10 chục là 100.
Giai đoạn 3 : Hình thành các số từ 1 đến 100
- 23 -
Các số từ 1 đến 100 được hình thành theo cách dựa vào các số tròn chục :
10, 20, 30, 40, 50, 60, 80, 90. Các số giữa các số tròn chục được hình thành theo
cách gộp một chục và một đơn vò :
1 chục và 1 gọi là mười một, viết là 11;
2 chục và 9 gọi là hai mươi chín, viết là 29 ;
9 chục và chín gọi là chín mưoi chín, viết là 99 ;
Đứng sau 99 là một trăm, viết là 100.
Đây là nguyên tắc hình thành số xuyên suốt trong chương trình toán tiểu
học nói chung và lớp 1 nói riêng. Hình thành số theo cách trên thể hiện rõ cấu
tạo của số có nhiều chữ số, giáo viên cần dạy cho học sinh biết phân tích cấu
tạo số, đồng thời biết cách hình thành các số chục, số đơn vò đã cho. Đó là thao
tác ngược nhau và liên hệ chặt chẽ với nhau.
2 . 4 – Ghi số và cấu tạo thập phân của số có hai chữ số
Người ta thường dùng ký hiệu để ghi số. Việc ghi số nhằm giúp cho việc
biểu thò các số một cách thuận tiện và đơn vò, giúp cho việc tiến hành so sánh
các số một cách nhanh chóng và trực tiếp, giúp cho việc thực hiện các phép tính
được dễ dàng đơn giản.
Có hai hệ ghi số: Hệ ghi theo vò trí và hệ ghi số không theo vò trí. Ở tiểu
học học sinh được học hệ ghi số theo vò trí, với mười chữ số theo cơ số 10 ( còn
gọi là hệ thập phân ). Ngoài ra ở lớp 4 còn giới thiệu các chữ số la mã nhằm
nêu lê cách ghi số không theo vò trí.
a) Đối với việc sử dụng chữ số dùng để ghi lại các số
+ Chúng ta chỉ cần 10 chữ số khác nhau ( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ) để
ghi lại tất cá các số. Cũng như trong Tiếng Việt chúng ta chỉ cần 29 chữ cái để
ghi lại tất cả các âm và vì thế ghi lại toàn bộ lời nói của chúng ta.
- 24 -
+ Việc phân biệt số và chữ số sẽ rõ dần trong quá trình học suốt bậc

Tiểu học. Ngay từ lớp 1, học sinh đã có thể phân biệt số và chữ số thông qua
vòc xét các số cụ thể :
Chẳng hạn, mặc dù cùng dùng hai chữ số 2 và 6 để ghi số nhưng với việc
sắp xếp chúng ở vò trí khác nhau ta được các số có giá trò khác nhau
Số “hai mươi sáu” được viết là 26, số này gồm hai chữ số, khi phân tích
kó ta thấy nó gồm 2 chục và 6 đơn vò
Chục Đơn vò
2 6
Số “sáu mươi hai” viết là 62, số này gồm hai chữ số, khi phân tích ta thấy
nó gồm 6 chục và 2 đơn vò
Chục Đơn vò
6 2
Rõ ràng hai số 26 và 62 tuy cùng được ghi bởi các chữ số 2 và 6 nhưng
khác nhau vì thứ tự các chữ số được sắp xếp khác nhau. Như vậy, các chữ số khi
ở vò trí khác nhau thì mang giá trò khác nhau.
b) Việc nhận biết cấu tạo thập phân của số có hai chữ số
Trong hệ thập phân, cứ gộp 10 đơn vò hàng trước thì được 1 đơn vò hàng
cao hơn liền sau : 10 đơn vò làm thành 1 chục, 10 chục làm thành 1 trăm. 10
trăm làm thành 1 nghìn…
Trong cách viết số, giá trò của chữ số sẽ tuỳ thuộc vào vò trí của nó, ta
phân tách số 33 ( có 2 chữ số gồm toàn các chữ số 3), do vò trí khác nhau, mỗi
chữ số 3 có giá trò khác nhau.
33 gồm 3 chục và 3 đơn vò
33
- 25 -

×