Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN GIAO GIÁ CỦA FDI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 11 trang )

Chủ đề: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN GIAO GIÁ CỦA FDI TẠI VIỆT NAM.
I. Chuyển giá là gì?
1. Khái niệm chuyển giá:
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa,
dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua
biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công
ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện
nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên
liên kết. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất
phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ
thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn
toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên
kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh
doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên
trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay
đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được
chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.
Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không
tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng
như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch
mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Bản chất của chuyển giá:
- Chuyển giá chỉ có ý nghĩa với những giao dịch giữa các chủ thể có
quan hệ liên kết với nhau.
- Việc chuyển giá (transfer pricing) bằng cách định giá quá cao hoặc quá
thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các công ty đa
quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước


có thuế thấp. Như thế, vô hình trung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ
thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh
tranh.
Như vậy yêu cầu đặt ra là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh
nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường.
3. Các phương pháp định giá thị trường:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm
được vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương
với giao dịch liên kết.
- Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch
mua tương đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công,
chế biến, lắp ráp... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại
của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua
vào của giao dịch liên kết.
- Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết
thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào
và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào
giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó
cho bên liên kết.
- Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải
dựa trên tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn.
Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập
thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp
mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp
dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
- Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên
liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng
tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô
hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với

quyền sở hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao
dịch dựa trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong
các giao dịch độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy
nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương
để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện
pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác
định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...)
hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi
nhuận...).
II. Chuyển giao giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam:
Cũng như nhiều doanh nghiệp FDI khác, những doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam cũng sử dụng các hình thức chuyển giao giá để chuyển lợi nhuận về
công ty mẹ nhằm trốn thực hiện những nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Với các doanh II nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tình trạng trốn
thuế lại bằng những hình thức rất tinh vi được gọi là “chuyển giá.” Chuyện
này thường xảy ra trong các công ty con đặt tại Việt Nam và công ty mẹ đặt
tại nước ngoài.
Các cuộc điều tra đã cho thấy, khi nhập hàng vào gia công, các công ty con
thường khai vống lên rất cao giá thành nguyên liệu nhập của công ty mẹ và
khai thấp đi giá bán hàng khi xuất; kê khai giá nhập thiết bị cao chót vót để
rồi hạch toán khấu hao lớn, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm, dẫn đến
việc trong sổ sách chứng từ kế toán họ triền miên khai thua lỗ.
Đó thực chất là hình thức chuyển giá để trốn thuế bằng cách tính nguyên
liệu đầu vào các doanh nghiệp nhập từ công ty mẹ với giá cao ngất ngưởng.
Trong khi hàng đầu ra xuất sang các nước có thuế suất bằng 0% hoặc thuế
suất thấp nên danh nghĩa theo báo cáo là lỗ công ty con, nhưng lại lãi cực
lớn ở công ty mẹ. Những doanh nghiệp FDI kê khai lỗ cũng thường đến từ
các quốc gia mà ở đó mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn
nhiều lần so với mức phải đóng ở Việt Nam. Cụ thể, mức thuế này ở Việt
Nam là 25%, trong khi ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác chỉ khoảng

mức 10% hoặc thậm chí bằng 0%.
1. Phương thức chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam:
Trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay từ
giai đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu... (vốn vô
hình) cao. Phần vốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao, làm cho tỷ lệ lợi
nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực. Chuyển giá còn được thực
hiện bằng cách tăng chi phí khấu hao (nghĩa là lợi nhuận giảm).
Mua cao bán thấp
Các doanh nghiệp FDI kê giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm
mọi cách khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm triệt tiêu lợi nhuận.
So với các DN trong nước cùng ngành nghề có thể thấy chi phí sản xuất của
DN FDI thường cao bất thường. Để có thể biến lãi thành lỗ thông qua hình
thức chuyển giá, các DN FDI không thể làm riêng lẻ mà hoạt động trong
cùng tập đoàn hoặc liên kết thành từng nhóm. Từ đó các đơn vị này tự dàn
xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết nhằm tìm kiếm thêm lợi
nhuận mà không phải bỏ thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Với phương thức
sử dụng giá giao dịch nội bộ hay còn gọi là giao dịch liên kết, các tập đoàn
cũng giảm đi tổng nghĩa vụ thuế trên phạm vi toàn cầu nhằm tăng lợi nhuận
sau thuế
Khai quá giá trị đầu tư
Phương thức mà các DN FDI thường sử dụng để trốn thuế là khai quá giá
trị đầu tư. Giá trị đầu tư một nhà máy chỉ 1 tỉ đồng nhưng họ nâng lên thành
1,5 tỉ đồng. Với suất đầu tư ban đầu cao như vậy, hoạt động của DN nước
ngoài có lẽ sẽ chẳng bao giờ có lãi vì chi phí đầu tư cao thì giá thành cũng
cao lên, lợi nhuận thấp xuống.
Trên thực tế, vấn đề này đã được nhiều DN trong nước nghi ngờ từ cách
này hơn mười mấy năm vì những dự án của nước ngoài có chi phí đầu tư
ban đầu cao bất thường. Với số vốn đầu tư ban đầu như nhau nhưng DN
trong nước xây dựng được nhà máy có công suất lớn gấp 2-3 lần so với DN
nước ngoài.

Ngoài việc khai quá mức vốn đầu tư ban đầu, hoạt động chuyển giá còn có
thể thực hiện cả trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu và xuất thành phẩm.
Cách sử dụng phổ biến là công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên vật liệu, thiết
bị, máy móc cho công ty con với giá cao hơn giá thị trường để làm tăng chi
phí.
Trong khi đó, khi sản xuất ra thành phẩm, các công ty con lại bán cho
những đối tác liên kết với giá thấp hơn cả giá vốn. Các DN FDI còn lợi dụng
khác biệt thuế suất giữa các quốc gia để trốn thuế. Thuế suất thuế thu nhập
DN hiện nay tại Việt Nam là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất
chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin
Islands... thuế suất là 0%.
DN sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc gia có thuế suất thấp,
công ty tại Việt Nam sẽ bán sản phẩm cho công ty tại các quốc gia này với
giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại Việt Nam. Sau đó bên mua sẽ bán lại
cho bên thứ ba thu lãi. Do thuế thu nhập DN tại những quốc gia nơi công ty
trú đóng bằng 0 hoặc ở mức rất thấp nên DN không phải đóng thuế hoặc
thuế rất thấp.
Một số quốc gia có mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp
Tên quốc gia Thuế suất thuế TNDN
Andorra 0%
British Virgin Islands 0%
United Arab Emirates 0%
Montenegro 9%
Albania, Bosnia and Herzegovina,
Bulgaria, Burkina Faso, Cyprus...
10%
Ví dụ: Khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian
khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có
nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. Đến

giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, phụ tùng đầu vào cũng kéo theo
ngân sách bị thấp thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng
giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT
nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công
ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi
bán sản phẩm.

×