Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng Giếng từ Châu Âu về Việt Nam của Công ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.57 KB, 61 trang )

GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
MỤC LỤC
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động
Hóa Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty mà em có cơ
hội được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, làm quen dần với các nghiệp vụ
xuất nhập khẩu. Đây chính là cơ sở giúp em có kiến thức thực tế để có thể hoàn thành
khóa luận.
Để bài khóa luận của em được hoàn thành kịp thời, đảm bảo chất lượng thì
không thể không nhắc đến sự giúp đỡ, hướng dẫn hết sức nhiệt tình của cô giáo Tiến sĩ
Lê Thị Việt Nga.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Lê Thị Việt Nga cùng Ban
lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động
Hóa Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn và còn nhiều hạn chế trong lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em
rất mong nhận được những lời phê bình, đóng góp của các thầy cô giáo để bài khóa
luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Chu Thùy Dương
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động
Hóa Việt Nam
Hình 1.2 Doanh thu của công ty trong những năm gần đây


Hình 1.3 Lợi nhuận sau thuế của công ty trong những năm gần đây
Bảng 3.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty trong các năm 2009 – 2011
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vật tư thiết bị của Viet – Tech JSC
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh công ty đạt được trong 3 năm từ 2009 – 2011
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động nhập khẩu Thiết Bị Lòng Giếng của công ty từ thị
trường Châu Âu qua các năm 2009 – 2011
Biểu đồ 3.1 Đánh giá lỗi sai trong nhận hàng và kiểm tra
Biểu đồ 3.2 Đánh giá lỗi sai trong làm thủ tục hải quan
Biểu đồ 3.3 Đánh giá lỗi sai trong thuê phương tiện vận tải chở về kho
Biểu đồ 3.4 Đánh giá lỗi sai trong thanh toán tiền hàng
Biểu đồ 3.5 Đánh giá lỗi sai trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ LÒNG GIẾNG TỪ CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÈ TỰ ĐỘNG HÓA VIỆT NAM
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng khẳng định được vị thế
quan trọng của mình trong nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế giúp cho các quốc
gia xích lại gần nhau hơn và khoảng cách về địa lý ngày càng thu hẹp. với tư cách là
thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu khá nhiều, chủ yếu là các
sản phẩm mang tính chất công nghệ cao vì trong nước chưa có khả năng sản xuất ra
các sản phẩm này.Trong khi ngành công nghiệp khai khoáng, khai thác dầu mỏ của
nước ta vẫn đang trên đà phát triển đòi hỏi yêu cầu về máy móc, thiết bị khá lớn.
Vấn đề đặt ra là để tìm được những nguồn hàng nhập khẩu có chất lượng, giá
thành phải chăng đem lại hiệu quả kinh tế cao thì việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
phải tiết kiệm được thời gian, chi phí và phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.
Vì vậy, đây cũng chính là những yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm nâng cao lợi ích mà các

hợp đồng nhập khẩu nói chung mang lại.
Bên cạnh những kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được thì trong
quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hải quan
với biểu thuế phức tạp, không rõ ràng và chưa cụ thể hóa các danh mục hàng nên dễ
nhầm lẫn. Việc kiểm tra và nhận hàng còn tốn nhiều thời gian và công sức của nhân
viên.Đặc biệt trong vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại.Nếu kết quả kiểm tra hàng
hóa không đúng như hợp đồng thì sẽ trả lại hàng ngay.Bời vậy việc hoàn thiện quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị đang là một vấn đề vô cùng cấp
thiết hiện nay. Với lý do đó mà em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng Giếng từ Châu Âu về Việt Nam của Công
ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam” làm đề tài cho nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp của mình
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012 đã có một số công trình nghiên cứu của
sinh viên Đại học Thương Mại nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu,
trong đó có:
Đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị
trường Trung Quốc của Công ty Cổ phầm Hóa chất 135 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên -
Khóa luận tốt nghiệp Page 4
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Quỳnh Trang K43E4 năm 2011.
Đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị
của Công ty Cổ phần kinh doanh thương mại và sản xuất SEIKI từ thị trường Trung
Quốc” của sinh viên Lê Thị Hà Giang K44E6 năm 2012.
Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề trong đơn vị thực tập, em đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng Giếng từ Châu Âu
về Việt Nam của Công ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam”.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu như vậy nhưng trong mỗi công trình
nghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng nhập khẩu, thị trường
nhập khẩu … nên trong mỗi quy trình nhập khẩu mỗi loại hàng hóa thì cách thức thực

hiện của chúng hoàn toàn khác nhau, có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì
vậy em có thể khẳng định đây là một đề tài mới mà chưa có ai đã từng nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý thuyết về HĐTMQT, quy trình thực hiện HĐNK và thực trạng
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng Giếng của công ty CP Thiết Bị
Công Nghệ và Tự Động Hóa từ thị trường Châu Âu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động
Hóa Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thiết bị Lòng Giếng của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa trong giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2011.
- Thị trường nghiên cứu: Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Châu Âu
1.5. Mục đích nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứ đề tài khóa luận này, em có thể củng cố thêm kiến thức, bổ
sung một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
trong TMQT thông qua việc tiếp cận vấn đề lý luận trên cơ sở thực tiễn lại công ty.
Đồng thời, em muốn đóng góp một số đề xuất của mình nhằm hoàn thiện hơn quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng Giếng từ thị trường Châu Âu của
công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam, nhằm đóng góp một phần
nhỏ giúp cho công ty có thể nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu, tăng số lượng đơn hàng trong thời gian tới.
1.6. Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1. Dữ liệu sơ cấp
Khóa luận tốt nghiệp Page 5
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Với phương pháp này em trực tiếp phỏng
vấn trưởng phòng kinh doanh của công ty người trực tiếp chỉ đạo thực hiện quy trình
nhập khẩu, đồng thời em còn phỏng vấn thêm đối với giám đốc và một số nhân viên

trực tiếp thực hiện để thấy được những thế mạnh, thành quả đạt được đồng thời cũng
rút ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thực
hiện HĐNK của công ty.
Phương pháp điều tra trắc nghiệm:Đối với phương pháp này em đã sử dụng các
bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu một số thông tin của công ty như: các hình thức nhập
khẩu, quy trình nhập khẩu, những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình thực
hiện HĐNK. Các phiếu được phát cho giám đốc, trưởng phòng kinh doanh và các bộ
phận tham gia vào hoạt động XNK của công ty.
1.6.1.2. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các nguồn dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.
Nguồn dữ liệu bên trong: là các báo cáo tài chính từ năm 2009 đến năm 2011, báo cáo
kết quả nhập khẩu kinh doanh, số lưu HĐ, các hợp đồng thầu của công ty …
Nguồn dữ liệu bên ngoài: bao gồm các luận văn của các khóa trước, tạp chí,
sách chuyên ngành thương mại quốc tế và liên quan đến hoạt động thương mại quốc
tế, các website …
Mục đích sử dụng nguồn dữ liệu thức cấp là nhằm tìm hiểu về năng lực và tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó cũng có thể nhận thấy những tồn tại
trong công tác thức hiện hoạt động nhập khẩu của công ty.
1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập xong dữ liệu thì tiến hành phân tích xử lý dữ liệu đó. Việc phân
tích xử lý dữ liệu đó là rất quan trọng.
 Dữ liệu sơ cấp
− Xử lý và phân tích các phiếu điều tra qua thống kê lập bảng biểu bằng phần mềm
chuyên dụng Excel để tổng hợp các thông tin có được, phục vụ cho việc đánh giá các
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự
Động Hóa Việt Nam.
− Bảng câu hỏi phỏng vấn được xử lý theo phương pháp tổng hợp nội dung phù hợp với
vấn đề nghiên cứu. Sau đó tổng hợp các kết quả, từ đó đánh giá thực trạng quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa
Việt Nam.

 Dữ liệu thứ cấp
Khóa luận tốt nghiệp Page 6
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
− Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm 2009 – 2011 để thấy được những
thay đổi trong tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
− Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu bên trong và bên ngoài công ty sẽ
tiến hành phân tích tổng hợp, gắn liền thực tế và lý thuyết nhằm tìm ra những tồn tại
và nghiên cứu các giải pháp cho công ty.
1.7. Kết cấu khóa luận:
Ngoài các phần: Lời cảm ơn; Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Danh mục từ
viết tắt. Kết cấu khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thiết bị Lòng Giếng từ Châu Âu về Việt Nam của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và
Tự Động Hóa Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương 3: Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thiết bị Lòng
Giếng từ Châu Âu về Việt Nam của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa
Việt Nam.
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thiết bị Lòng Giếng từ Châu Âu về Việt Nam của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và
Tự Động Hóa Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp Page 7
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU
2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu:
2.1.1. Khái niệm hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá là loại hợp đồng mua bán đặc biệt hay hợp đồng

mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các
nước khác nhau, theo đó một bên gọi là một bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ
chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua) một tài
sản nhất định gọi là hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Từ khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng ngoại thương thì chúng ta
có thể hiểu nó là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá
có nhân tố nước ngoài mà thông qua đó thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Do vậy hợp đồng nhập khẩu có những
đặc điểm sau:
• Các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các thương
nhân có quốc tịch khác nhau và trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
• Hàng hoá đối tượng cuả hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước
khác hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các
nước khác nhau.
• Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau.
• Đồng tiền thanh toán hợp đồng NK phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên
trong quan hệ hợp đồng.
• Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán
quốc tế khác với thương mại và hàng hải.
2.1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu
Một hợp đồng nhập khẩu hay hợp đồng mua bán quốc tế thường có hai phần:
Những điều trình bày (representation) và các điều khoản về điều kiện (temr and
conditions).
Phần những điều trình bày người ta ghi rõ:
1. Số hợp đồng ( Contract No.)
2. Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng.
3. Tên và địa chỉ của các đương sự.
4. Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.

Khóa luận tốt nghiệp Page 8
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
5. Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định chính phủ ký kết ngày
tháng , cũng như có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ nước với Bộ
nước Chí ít người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng.
Phần các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Trong phần này người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm ( như tên hàng, số
lượng, phẩm chất, bao bì ) các điều khoản tài chính ( như giá cả và cơ sở của giá cả
thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán ), các điều khoản vận tải ( Như điều
kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng ), các khoản pháp lý ( như: Luật áp
dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài ).
Điều khoản về tên hàng:
Nhằm giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán trong hợp đồng
bằng một số biện pháp như:
Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học ( áp dụng
cả cho loại hoá chất, giống cây, vật nuôi )
Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó ( nếu nơi đó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.).
Ghi tên hàng kèm với quy cách chính. VD: xe tải 25 tấn
Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó.
Ghi tên hàng kèm theo công dụng.
Điều khoản về phẩm chất:
“ Phẩm chất” nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán như tính năng, quy cách,
kích thước, tác dụng Nó phải đảm bảo dự định về phẩm chất qua từng thời gian và
từng chuyến hàng nhập khẩu.xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở vật chất
để xác định cơ sở vật chất, để xác định giá cả và mua được hàng đúng theo yêu cầu
trong hợp đồng phải nêu rõ phương pháp xác định phẩm chất, những tiêu chuẩn hàng
hoá phải đạt được. Một số phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để xác định
phẩm chất hàng hoá như: Mẫu hàng, nhãn hiệu, hàm lượng của chất chính, tiêu
chuẩn,bản mô tả sản phẩm

Điều khoản về số lượng:
Là điều khoản quan trọng góp phần xác định rõ đối tượng mua bán và bên liên
quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đôí tượng mua bán và liên quan đến trách
nhiệm, nghĩa vụ của bên mua bên bán. Điều khoản này nhằm nói lên mặt “ lượng” của
hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề đơn vị tính số lượng
( hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp
xác định trọng lượng.
Điều khoản về bao bì:
Khóa luận tốt nghiệp Page 9
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Trong điều khoản về bao bì, các bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau
với những vấn đề yêu cầu về chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.
Phương pháp quy định chất lượng của bao bì: Người ta có thể dùng một trong
hai phương pháp sau: Quy định chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức
vận tải nào đó. VD: “ Bao bì thích hợp với việc vận chuyển đường sắt”, “ Bao bì vận
chuyển đường biển” Hai là, quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì như: Yêu cầu về
vật liệu làm bao bì, hình thức, kích cỡ, số lớp và cách thức cấu tạo của bao bì, yêu cầu
về đai nẹp của bao bì.
Phương thức xác định giá cả của bao bì: Việc tính giá cả của bao bì có thể có
những trường hợp sau:
• Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hoá, không tính riêng.
• Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng.
Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hoá.
Điều khoản về giá cả:
Trong hợp đồng nhập khẩu , giá cả cần được căn cứ vào tính chất của hàng hoá
và tập quán buôn bán mặt hàng đó trên thị trường quốc tế để xác định rõ đơn vị giá cả:
Mức giá: Giá cả trong hợp đồng nhập khẩu thường là giá quốc tế.
Phương pháp tính giá: Như giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt, giá di động.
Điều kiện giảm giá: Với mục đích là khuyến khích mua hàng thì có các nguyên
nhân giảm giá sau: do trả tiền sớm, giảm giá dịch vụ, giảm giá để đổi hàng cũ để mua

hàng mới, giảm giá đối với thiết bị đã dùng rồi, do mua hàng với số lượng lớn
Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Trong hợp đồng NK, mức giá bao giờ
cũng ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định, bởi vì giá cả sẽ khác nhau
ở những điều kiện giao hàng khác nhau.
Điều khoản giao hàng:
Nội dung của điều khoản này là sự xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, sự
xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng.
+ Thời hạn giao hàng: Trong buôn bán quốc tế người ta có ba kiểu quy định thời hạn
giao hàng như sau: thời hạn giao hàng có định kỳ, thời hạn giao hàng ngay, thời hạn
giao hàng không định kỳ.
+ Địa điểm giao hàng: gồm các bước sau:
• Giao nhận sơ bộ: Là bước đầu xem xét, xác định ngay tại địa điểm sản xuất
hoặc nơi giữ hàng, sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng hoá so với hợp đồng.
• Giao nhận về số lượng, chất lượng
• Giao nhận cuối cùng: Là sự xác nhận rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Page 10
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
+ Thông báo giao hàng: Trước khi giao hàng, người bán sẽ thông báo là hàng hoá đã sẵn
sàng để giao ngày hàng đến cảng để giao. Sau giao hàng người bán sẽ phải thông báo
tình hình đã giao và kết quả củ việc giao hàng đó.
Điều khoản thanh toán:
Trong việc thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán các bên thường phải xác
định những vấn đề đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và các
điều kiện đảm bảo hối đoái.
+ Đồng tiền thanh toán: Có thể là của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc bằng
đồng tiền của nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp với đồng tiền tính
giá và cũng có thể không trùng hợp với đồng tiền tính giá và cũng có thể không trùng
hợp, lúc này phải quy định mức tỷ giá quy đổi.
+ Thời hạn thanh toán: Là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả

tiền sau.
+ Phương thức trả tiền: Có nhiều phương thức trả tiền trong buôn bán quốc tế. Nhưng
mấy phương thức sau đây phổ biến nhất thường được áp dụng trong quan hệ mau bán
quốc tế:
• Phương thức trả tiền mặt (Cash payment).
• Phương thức chuyển tiền (Telegraphic Transfer )
• Phương thức nhờ thu ( Collection Offpayment)
• Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C )
Điều kiện đảm bảo hối đoái: Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế
giới thường sụt giá hoặc tăng giá. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, các bên giao
dịch có thể thoả thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái.Đó có thể là điều kiện đảm
bảo vững vàng hoặc điều kiện đảm bảo ngoại hối.
Điều khoản về khiếu nại.
Khiếu nại là một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt
hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm đều đã được cam kết giữa hai bên.
Nội dung có bản của điều kiện khiếu nại bao gồm các vấn đề sau:
• Thể thức khiếu nại: Khiếu nại phải làm bằng văn bản ghi rõ tên hàng, số lượng,
trọng lượng hàng hoá bị khiếu nại, địa điểm mau hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể
của người mua về việc giải quyết khiếu nại.
• Thời hạn khiếu nại: được quy định phụ thuộc trong hợp đồng.
• Quyền hạn và nghĩa vụ các bên liên quan.
Khóa luận tốt nghiệp Page 11
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Cách thức giải quyết khiếu nại: Có nhiều cách thức giải quyết như giao tiếp
những hàng háo bị thiếu hụt, sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thay thế những hàng
hoá bị khiếu nại, triết một số khấu trừ một số tiền nhất định về hàng hoá bị khiếu nại.
Điều khoản về bảo hành.
Người bán phải cam kết trong thời gian bảo hành hàng hoá sẽ đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng đặc điểm kỹ thuật phù hợp với điều kiện. Người mua phải tuân thủ
nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong

giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hoá thì người bán phải sửa
chữa miễn phí hoặc giảm giá hoặc giao hàng thay thế.
Điều khoản về trường hợp miễn trách.
Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta thường quy định những trường
hợp nếu xảy ra bên đương sự được hoàn toàn hoặc trong chừng mực nào đó, miễn hay
thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Theo văn bản số 421 của Phòng Thương mại Quốc tế, một bên được miễn trách
nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của mình, nếu bên đó
chứng minh được rằng:
• Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của
bên đó.
• Bên đó đã không thể lường trước một cách hợp lý được trở ngại đó.
• Bên đó không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý được trở ngại đó.
Điều khoản về trọng tài:
Khi các bên giao dịch thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì họ phải
xác định một loại hình trọng tài. Một là trọng tài quy chế ( Initutionnal arbitration );
Hai là trọng tài vụ việc ( adhoc ). Các bên cũng phải quy định rõ ai sẽ làm trọng tài ,
nếu trong trường hợp không tự hoà giải được. Tuy nhiên, việc lựa chọn trọng tài phải
cân nhất thời gian, chi phí tố tụng và điều quan trọng là luật áp dụng phải phù hợp với
hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.
Điều khoản về vận tải:
Trong điều khoản về vận tải của các hợp đồng, người ta thường nêu lên những
vấn đề sau:
Quy địnhvề con tàu chở hàng: Như phải có khả năng đi biển, phải được xếp loại
A theo đăng kiểm của LLoyd’s, hoặc tàu phải dưới 15 sử dụng
Quy định về nước bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
Quy định về điều kiện để đạt “ Thông báo sẵn sàng bốc dỡ như: Wibon, wipon,
wifpon, wiccon ”
Khóa luận tốt nghiệp Page 12
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế

Ngoài những điều kiện trên đây, trong quá trình giao dịch tuỳ tình hình cụ thể,
các bên có thể đề ra những điều kiện khác như: Điều kiện cấm chuyển bán, điều kiện
về quyền lựa chọn
2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một công cụ quan trọng để các quốc gia kiểm soát tình
hình nhập khẩu, là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong
mỗi chuyến hàng nhập khẩu.
Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải dựa vào danh mục hàng cấm nhập khẩu,
hàng tạm ngừng nhập khẩu, hàng nhập khẩu theo hạn ngạch, không theo hạn ngạch …
do các Bộ, Ngành công bố hàng năm, để biết được mặt hàng nào được phép nhập
khẩu, hàng nào phải xin giấy phép khi nhập khẩu … Từ đó, thỏa mãn các yêu cầu
pháplý khi nhập khẩu.
Với các mặt hàng nhà nước quản lý bằng giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp
nhập khẩu cần nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu lên Bộ Thương mại. Bộ hồ sơ bao
gồm: Đơn xin giấy phép, phiếu hạn nghạch, bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C, và
các giấy tờ liên quan khác.
2.2.2. Nhận hàng
Việc nhận hàng có thể do chính doanh nghiệp tự đảm nhận hoặc ủy thác cho
một công ty giao nhận. Công việc này tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục
hành chính. Nếu không nắm vững các thủ tục này người nhập khẩu sẽ không biết lập
các chứng từ liên hệ như: Giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng,
mời cơ quan giám định, lập biên bản giám định … Do đó sẽ khí khiếu nại đòi bồi
thường sau này. Hiện nay các doanh nghiệp thường nhờ đến các công ty giao nhận để
có được sự chuyên môn hóa của họ nhằm đạt được hiệu quả thực hiện cao nhất.
2.2.3. Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa là công việc hết sức cần thiết. Nội dung kiểm tra như sau:
- Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, hàng đổ vỡ và nguyê nhân.
- Kiểm tra về chất lượng
- Kiểm tra bao bì hàng hóa

- Kiểm dịch động, thực vật nếu hàng hóa là động thực vật
- Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ
hàng ra khỏi phương tiện vận tải.
2.2.4. Làm thủ tục Hải quan
Theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
Khóa luận tốt nghiệp Page 13
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu (xuất khẩu
hay nhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3
bước chủ yếu sau:
2.2.4.1. Khai và nộp tờ hải quan
Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng cục
hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai trực tiếp tại cơ quan hải
quan hoặc sử dụng hình thức khai điện tử.
Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan sẽ nộp bộ hồ sơ hải quan
cho Cơ quan hải quan. Bộ hồ sơ gồm có: Tờ khai hải quan (2 bản chính) và các chứng
từ khác có liên quan, chẳng hạn như hóa đơn thương mại (1 bản sao), hợp đồng mua
bán hàng hóa (1 bản sao), vận đơn (bản gốc) …
2.2.4.2. Xuất trình hàng hóa
Chủ hàng phải đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm tra thực tế hàng
hóa. Kiểm tra thực tế hàng hóa có 3 hình thức:
- Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những chủ hàng có quá trình chấp hành tốt
pháp luật hải quan, hay các trường hợp mặt hàng nhập khẩu thường xuyên …
- Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất
hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, … Thời gian kiểm tra đại diện không quá 8 giờ
làm việc.
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu của chủ hàng đã vi phạm nhiều lần pháp luật hải
quan, lô hàng có dấu hiệu vi phạm …
2.2.4.3. Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có các quyết
định sau:
- Cho hàng qua biên giới.
- Cho hàng qua biên giới có điều kiện.
- Không được phép nhập khẩu.
Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.
2.2.5. Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hảng hóa nhập khẩu trực tiếp ảnh
hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hóa … Vì vậy, khi thuê phương tiện
vận tải phải am hiểu và nắm chắc các căn cứ nghiệp vụ để thuê phương tiện vận tải.
2.2.5.1. Các căn cứ để thuê phương tiện vận tải
• Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của HĐTMQT.
• Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa để tối ưu hóa tải trọng của phương tiện,
từ đó tối ưu hóa chi phí, cũng để đảm bảo cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Khóa luận tốt nghiệp Page 14
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
• Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng
thông dụng hay hàng đặc biệt … Để từ đó lựa chọn phương thức vận tải thích hợp
nhất.
• Căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng như: Quy định về mức tải trọng tối đa
của phương tiện vận tải, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ …
2.2.5.2 Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải
Hàng hóa giao dịch trong TMQT thường được vận chuyển bằng tầu biển, bằng
container, bằng đường sắt và đường hàng không.Nhưng hàng chuyên chở bằng tàu
biển và container là phổ biến hơn cả.
 Nghiệp vụ thuê tàu:
Có hai hình thức thuê tàu là: Thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến
• Thuê tàu chợ: là việc người thuê chở yêu cầu người chuyên chở hoặc chủ tàu giành
cho thuê một phần chiếc tàu chợ (Liner) để chuyên chở hàng hóa từ một cảng này đến
một hay nhiều cảng khác và trả cước phí theo biểu giá cước định sẵn. Tàu chợ chạy

định kỳ, thường xuyên trên một tuyến nhất định, ghé qua những cảng nhất định với
lịch trình cụ thể được định trước.
• Thuê tàu chuyến: là việc người thuê chở đề nghị người chủ tàu cho thuê toàn bộ con
tàu để chở hàng từ một cảng này đến một hay nhiều cảng khác và phải trả một khoản
phí cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận. Tuyến đường và lịch trình hoạt động của tàu
chuyến (Tramp) phụ thuộc vào yêu cầu của người thuê chở.
 Nghiệp vụ thuê container:
• Thuê một phần chiếc container (Gửi hàng lẻ - LCL): Phù hợp khi người gửi hàng có
khối lượng hàng hóa không đủ xếp đầy một container.
Thuê nguyên cả container (Gửi hàng nguyên container – FCL): Áp dụng khi chủ
hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất, đủ chứa đầy một hay nhiều container.
HĐ thuê theo FCL có thể ký kết theo 4 dạng: Thuê chuyến một, thuê không quy định
số lượng container với giá cố định, HĐ thuê có quy định số lượng container tối thiểu
bắt buộc, HĐ thuê dài hạn.
2.2.6. Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu có)
Trong kinh doanh TMQT hàng hóa thường phải vận chuyển đi rất xa, trong
những điều kiện vận tải phức tạp. Do đó, hàng hóa rất dễ hư hỏng, mất mát, tổn thất
trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm
bớt các rủi ro có thể xảy ra có ý nghĩa to lớn. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay
thường áp dụng 3 điều kiện bảo hiểm chính: Điều kiện bảo hiểm loại A, B, C.
Khóa luận tốt nghiệp Page 15
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
2.2.6.1. Những căn cứ để mua bảo hiểm hàng hóa
• Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong HĐTMQT: Điều kiện cơ sở giao hàng sẽ
quy định rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về bên xuất khẩu hay nhập
khẩu. Từ đó, các bên cần xem xét việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, ngoại trừ điều
kiện CIF, CIP người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện C (mức
bảo hiểm tối thiểu).
• Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịu tác động từ quá
trình bốc xếp, vận chuyển thì cần mua bảo hiểm điều kiện A, những lô hàng có bản

chất rất khó hư hỏng, mất mát cho dù có những tác động từ bên ngoài thì có thể mua
bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không mua.
• Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Các điều kiện vận chuyển như: Loại phương tiện vận
chuyển, loại bao bì bốc dỡ … là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hóa.
2.2.6.2. Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa:
 Xác định nhu cầu bảo hiểm (xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm). Giá trị
bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, thường là giá hàng ở điều kiện CIF.
 Xác định loại hình bảo hiểm: Các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng hai loại hình
bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
• Hợp đồng bảo hiểm chuyến: Được ký kết cho từng chuyến hàng chuyên chở từ địa
điểm này đến địa điểm khác, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
• Hợp đồng bảo hiểm bao: Được ký kết cho một khối lượng hàng vận chuyển trong
nhiều chuyến kế tiếp nhau (thường thời hạn là một năm).
 Lựa chọn công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm có uy tín, có quan hệ thường xuyên, lỷ
lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện trong quá trình giao dịch là ưu tiên lựa chọn đầu
tiên của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Thực tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp
Việt Nam thường mua bảo hiểm tại Bảo Việt hoặc các công ty bảo hiểm trong nước để
thuận tiện giải quyết khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra.
Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo
hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2.7 Thanh toán
Thanh toán là nội dung quan trọng trong hoạt động TMQT, chất lượng của công
việc này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
 Nếu sử dụng phương thức thanh toán L/C
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các
việc đầu tiên mà bên Mua phải làm để thực hiện hợp đồng đó là việc mở L/C.
Khóa luận tốt nghiệp Page 16
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Sau khi kiểm tra toàn bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành L/Ccho người nhập
khẩu.Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ gốc đến Ngân hàng của doanh

nghiệp nhập khẩu, Ngân hàng hiểm tra chứng từ và chuyển cho người nhập khẩu kiểm
tra.Ngân hàng tiến hàng hiểm tra toàn bộ chứng từ.Nếu bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ
thì sau một thời gian quy định kể từ ngày mở L/C Ngân hàng sẽ tự động chuyển khoản
giá trị hợp đồng vào tài khoản bên bán.Nếu chứng từ sai sót Ngân hàng sẽ thông báo
ngay cho bên nhập khẩu, nếu bên nhập khẩu chấp nhận sai sót thì phải làm cam kết
thanh toán, nhận vận đơn đã ký hậu để đi nhận hàng.
Sau khi nhận hàng doanh nghiệp nhập khẩu nộp tờ khai nhận cho Ngân hàng,
chờ đến hạn thanh toán để thanh toán cho Ngân hàng hoặc ký nhận nợ với Ngân hàng.
Trường hợp chứng từ không thể chấp nhận, doanh nghiệp nhập khẩu từ chối
thanh toán thì phải chỉ thị bằng văn bản theo mẫu của Ngân hàng và Ngân hàng sẽ gửi
lại cho nhà xuất khẩu để sửa chữa bổ sung chứng từ phù hợp với L/C tạo điều kiện cho
bên nhập khẩu nhận hàng.
 Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Sau khi nhận chứng từ ở Ngân hàng, đơn vị nhập khẩu phải kiểm tra các chứng
từ.Nếu phù hợp với hợp đồng đã ké kết thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để nhận chứng
từ nhận hàng.Nếu chứng từ không phù hợp, người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.
Việc vi phạm hợp đồng của người xuất khẩu sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết.
 Nếu thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền
Khi đến kỳ hạn thanh toán bằng phương thức này, người nhập khẩu đến Ngân
hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD, COD ký một bản ghi nhớ, đồng
thời thực hiện ký quỹ 100% giá trị thương vụ để lập tài khoản ký thác.
Sau khi Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến nếu
thấy phù hợp thì chấp nhận chứng từ và thanh toán cho bên xuất khẩu, đồng thời
chuyển chứng từ đó cho bên nhập khẩu để đi nhận hàng.
 Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
Khi người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến sẽ
kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến Ngân hàng yêu cầu
chuyển tiền (bằng điện T/T hoặc thư M/T) để trả tiền cho người xuất khẩu.
2.2.8. Mở L/C (nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ)
Khi hợp đồng quy định phương thức thanh toán bằng L/C, người nhập khẩu sẽ

phải tiến hành mở L/C. Mở L/C là hoạt động thể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng
Khóa luận tốt nghiệp Page 17
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
và thanh toán tiền hàng của bên nhập khẩu. Do đó, đây là công việc rất quan trọng đối
với người nhập khẩu để thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận.
Để mở L/C, người nhập khẩu phải làm đơn xin mở L/C (theo mẫu in sẵn của
từng ngân hàng) dựa trên các điều khoản của HĐNK. Đơn xin mở L/C là căn cứ pháp
lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C và người xin mở L/C,
cũng là cơ sở để ngân hàng mở L/C cho bên xuất khẩu hưởng.
Cần cân nhắc các điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu sao cho vừa chặt chẽ, đảm
bảo quyền lợi của mình vừa tôn trọng các điều khoản của hợp đồng, tránh mâu thuẫn
để bên xuất khẩu chấp nhận được.
Ngoài đơn xin mở L/C và các chứng từ khác, sau khi đã được cơ quan quản lý
kế hoạch thu chi ngoại hối xét duyệt sẽ được chuyển đến ngân hàng mở L/C cùng với
hai ủy nhiệm thu chi: một ủy nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về mở L/C và một ủy
nhiệm chi khác để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C, hoặc đơn yêu cầu
mua ngoại tệ để ký quỹ và trả thủ tục phí, hoặc hợp đồng vay ngoại tệ (nếu yêu cầu
vay tiền để thanh toán L/C).
2.2.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính
pháp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
Người mua và người bán có quyền khiếu nại nhau khi một trong hai bên vi
phạm bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong hợp
đồng. Người mua hoặc người bán có thể khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên
chở vi phạm hợp đồng chuyên chở, cũng có thể khiếu nại hãng bảo hiểm khi hàng hóa
bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên.
Khóa luận tốt nghiệp Page 18
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
Chương 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP

KHẨU THIẾT BỊ LÒNG GIẾNG TỪ CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ TỰ ĐÔNG HÓA VIỆT NAM
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
Công ty Cổ Phần Thiết Bị Công Nghệ và Tự Động Hoá Việt Nam (Viet-Tech
JSC) là nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ cao cho ngành dầu khí, hoá dầu,
điện lực v.v. hàng đầu tại Việt Nam. Cùng với các đối tác của mình, Viet-Tech JSC
hoạt động tích cực trong lĩnh vực dầu khí, hoá dầu, năng lượng, tham gia vào hầu hết
các dự án chủ chốt của ngành năng lượng cơ bản của đất nước như Dự án phát triển
mỏ Bạch Hổ, Dự án đường ống khí Bạch Hổ - Dinh Cố, Nhà máy chế biến khí Dinh
Cố, Dự án cụm nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy đạm Phú Mỹ, Dự án khí điện đạm Cà
Mau v.v.
Công ty thành lập ngày 26/6/2000 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0102000748, lấy tên là công ty TNHH thiết bị công nghệ và tự động hóa Việt Nam.
Trụ sở chính của công ty là tại số 141 phố Lê Duẩn – phường Cửa Nam – Quận Hoàn
Kiếm – TP Hà Nội.
Ngày 12/12/2006, đổi tên thành Công ty CổPhần Thiết BịCông Nghệ và
TựĐộng Hóa Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 0103014889.
Ngày 24/1/2007, công ty mở thêm văn phòng đại diện khu vực phía Nam ở địa
chỉ Số 8 đường 66 Phường Thảo Điền – Quận 2 – TP Hồ Chí Minh. Văn phòng đại
diện của công ty có nhiệm vụ là tiếp thị và giao dịch với các khách hàng ở khu vực
phía Nam nhằm mở rộng thị trường.
Ngày 11/05/2012, công ty chuyển địa chỉ trụ sở chính về Số 11 ngõ 84 phố
Ngọc Khánh – phường Giảng Võ – Quận Ba Đình – TP Hà Nội. Cùng với đó công ty
cũng thay đổi mẫu con dấu cho phù hợp với địa chỉ mới:
 Tên giao dịch: Công ty CP TBCN&TĐH Việt Nam.
 Tên tiếng anh: VIET NAM TECHNOLOGY EQUIPMENT AND
AUTOMATION J STOCK COMPANY.
 Tên viết tắt: VIET-TECH JSC.
 Địa chỉ trụ sở chính: Số 11 ngõ 84 phố Ngọc Khánh – phường Giảng Võ –

Quận Ba Đình – TP Hà Nội.
 Văn phòng đại diện: Số 8 đường 66 Phường Thảo Điền – Quận 2 – TP Hồ Chí
Minh.
 Tel: 04.37246A8 Fax: 04.37246084
Khóa luận tốt nghiệp Page 19
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
 Email:
 Số đăng ký kinh doanh: 0101037292
 Cấp ngày: 12/12/2006. Thay đổi lần cuối ngày: 11/05/2012.
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
 Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp
 Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Trương Vĩnh Nam
 Vốn điều lệ ban đầu: 3.500.000.000 VND
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103014889 ngày 12/12/2006 do Sở kế
hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty là:
 Buôn bán tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc thiết bị vật chất kỹ thuật
phục vụ cho ngành công nghiệp;
 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
 Thiết kế, lắp đặt máy móc trong lĩnh vực công nghiệp;
 Chế tạo, tích hợp và lắp dựng, sửa chữa các loại máy móc trong lĩnh vực
công nghiệp;
 Tư vấn, quán lý các dự án đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm tư
vấn pháp luật, tài chính, kiểm toán, môi giới chứng khoán, thiết kế công trình);
 Kinh doanh nguyên liệu sản xuất, vật tư tiêu hao trong ngành công nghiệp;
 Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ và vận hành máy móc trong lĩnh vực
công nghiệp.
Hoạt động kinh doanh trên thực tế của công ty bao gồm 3 lĩnh vực chính:
 Cung cấp dịch vụ công nghệ cao cho hệ thống điều khiển, đo lường trong
lĩnh vực dầu khí, năng lượng, hoá dầu:

• Áp kế
• Bích làm kín hóa chất
• Nhiệt kế áp suất khí
• Cảm biến
• Bộ đóng ngắt
• Nhiệt kế tiếp điểm
• Thiết bị tự ghi nhiệt độ
• …
 Cung cấp vật tư thiết bị và giải pháp kỹ thuật công nghệ cao cho lĩnh vực dầu khí,
năng lượng, hoá dầu:
• Thiết bị lòng giếng (NOV down hole tools)
• Đầu giếng và cây thông bề mặt - ngầm (FMC Surface & Sub-sea wellhead & Xmas
tree)
• Cần khoan, ống chống (Oil States conductors, OCTL drill pipe)
• Chòong khoan (Hughes Christensen rock bits)
Khóa luận tốt nghiệp Page 20
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
• Các loại van công nghiệp (KVC, Oliver, FMC)
• Cần cẩu cho giàn khoan và giàn khai thác (Favelle Favco)
• Ống và phụ kiện ống ( Kim Seng Huat, Huyndai, Sumitomo pipes & fitting)
• Thép kết cấu, Jacket và Topside ( Steel Flower, JFE)
• Đường ống công nghệ ( JFE pipe line)
• …
 Tư vấn, hỗ trợ triển khai dự án cung cấp qua nhà thầu EPC trong lĩnh vực
dầu khí, năng lượng, hoá dầu.
Khóa luận tốt nghiệp Page 21
Phòng Kinh Doanh
Giám Đốc Điều Hành
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc

GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty CP Thiết Bị Công Nghệ và Tự
Động Hóa Việt Nam
3.1.4 Nhân lực của đơn vị
Tình hình nhân sự trong doanh nghiệp hiện nay có 70 người bao gồm:
− 1 Giám đốc
− 2 phó giám đốc
− 5 phòng kinh doanh với 5 mảng thiết bị tổng cộng là 43 người
− 1 phòng Tài chính tổng 6 người
− 2 phòng kỹ thuật tổng 14 người
− 1 phòng tổ chức hành chính 4 người
Độ tuổi lao động trong khoảng từ 24-45 tuổi, trình độ lao động trong doanh
nghiệp 100% tốt nghiệp đại học trở lên.
Khóa luận tốt nghiệp Page 22
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
3.1.5 Tài chính của đơn vị
Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động kinh doanh và
các hoạt động khác, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là điều mà mọi doanh
nghiệp luôn hướng tới. Doanh thu và lợi nhuận phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
Hình 1.2 Doanh thu của công ty trong những năm gần đây
Hình 1.3 Lợi nhuận sau thuế của công ty trong những năm gần đây
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết Bị Công
Nghệ và Tự Động Hóa Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp Page 23
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
3.2.1 Thị trường nhập khẩu
Viet – Tech JSC là một công ty cổ phần có hoạt động thương mại quốc tế

chuyên nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực dầu khí, hoá dầu, năng lượng,
tham gia vào hầu hết các dự án chủ chốt của ngành năng lượng cơ bản của đất nước
như Dự án phát triển mỏ Bạch Hổ, Dự án đường ống khí Bạch Hổ - Dinh Cố, Nhà máy
chế biến khí Dinh Cố, Dự án cụm nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy đạm Phú Mỹ, Dự án
khí điện đạm Cà Mau … Thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu từ các quốc gia
thuộc liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Ba Lan, Nga … Thể hiện qua bảng cơ cấu thị
trường nhập khẩu của công ty như sau:
Bảng 3.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty trong các năm 2009 – 2011
Đơn vị: tỷ đổng
Năm
Thị trường
2009 2010 2011
Đức 13.74 11.94 10.45
Anh 10.65 8.72 7.91
Ba Lan 10.67 7.12 7.04
Nga 11.26 8.37 8.72
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Dựa vào bảng cơ cấu thị trường nhập khẩu của Viet – Tech JSC ta có thể thấy
thị trường nước ngoài chủ yếu mà công ty nhập khẩu là các nước Châu Âu. Tỷ trọng
nhập khẩu từ thị trường Đức, Anh, Ba Lan, Nga chiếm tỷ trọng cao nhất so với các
quốc gia khác, chiếm đến hơn 81% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Ngoài ra công
ty còn nhập khẩu thiết bị từ một số quốc gia khác cũng thuộc liên minh Châu Âu, tuy
nhiên kim ngạch nhập khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của công ty. Lý do mà công ty lựa chọn Châu Âu là thị trường nhập khẩu chính vì
những thiết bị được sản xuất ở thị trường này đều là những sản phẩm có chất lượng tốt
nhất, được chế tạo bởi những hãng sản xuất thiết bị công nghệ dầu khí, hóa dầu, năng
lượng số 1 trên thế giới, giá cả cũng phù hợp với yêu cầu mà khách hàng của công ty
đưa ra.
3.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Các mặt hàng chủ yếu được công ty nhập về là các vật tư thiết bị, dịch vụ công

nghệ cao phục vụ cho ngành dầu khí, hóa dầu, năng lượng. Bao gồm thiết bị điều
khiển, đo lường; thiết bị bảo vệ máy quay; các loại valve, actuator sử dụng cho giàn
khoan, đường ống dầu khí; phần mềm mô phỏng dầu khí; thiết bị đấu nối trong đó
các sản phẩm thuộc loại thiết bị điều khiển, đo lường và các loại valve, actuator là
Khóa luận tốt nghiệp Page 24
GVHD: TS Lê Thị Việt Nga Khoa: Thương mại quốc tế
những sản phẩm có tỷ trọng nhập khẩu tương đối cao so với các thiết bị. Cơ cấu mặt
hàng của công ty được thể hiện khá rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vật tư thiết bị của Viet – Tech JSC
Sản phầm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá
trị
Tỷ trọng
Giá
trị
Tỷ trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
Thiết bị lòng giếng 25.12 44,11 % 20.41 46,18% 15.15 42,44%
Đầu giếng và cây thông bề
mặt – ngầm
12.36 21,7% 10.69 21,19% 7.51 21,04%
Choòng khoan 9.23 16,21% 8.87 17,81% 6.75 18,91%
Các loại van công nghiệp 2.98 5,23% 1.74 3,94% 1.32 3,697%
Thép kết cấu, Jacket và
Topside
4.74 8,32% 2.12 4,796% 2.24 6,27%

Vật tư khác 2.52 4,43% 0.37 6,084% 2.73 7,643%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Quan sát bảng cơ cấu mặt hàng của công ty ta có thể thấy được tỷ trọng của các
loại thiết bị điều khiển, đo lường và những thiết bị dùng cho việc khoan và thăm dò
giếng dầulà những sản phẩm có tỷ trọng nhập khẩu cao so với các vật tư thiết bị khác.
Do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế kim ngạch nhập khẩu của những mặt hàng
này có giảm sút tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điển hình là thiết bị lòng giếng với
trị giá nhập khẩu năm 2009 là 25,12 tỷ đồng, năm 2010 là 20,41 tỷ đồng, năm 2011
giảm xuống còn 15,15 tỷ đồng. Đây là một tổ hợp thiết bị gồm nhiều loại thiết bị nhỏ
ráp thành, là thiết bị rất quan trọng trong việc thăm dò giếng dầu vì thế mà tỷ trọng của
thiết bị này khá cao so với các thiết bị khác. Thiết bị lòng giếng cùng với các vật tư
thiết bị khác được nhập chủ yếu từ Đức và các quốc gia Châu Âu khác thông qua một
công ty giao nhận. Thiết bị lòng giếng có kích thước nhỏ, giá thành cao, cần có sự đảm
bảo an toàn nên được vận chuyển bằng đường hàng không.
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Bất kỳ mỗi một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trên thương trường thì đều theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Viet – Tech JSC
cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Mục tiêu này được phản ánh qua hiệu quả kinh
doanh mà công ty đã đạt được trong mỗi năm qua. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc
Khóa luận tốt nghiệp Page 25

×