Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.93 KB, 13 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ĐỂ DẠY TỐT MÔN ÂM NHẠC LỚP 2"
2/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
a / Tầm quan trọng của vấn đề :
Âm nhạc là nghệ thuật phối hợp âm thanh theo một trình tự quy luật để diễn tả tư
tưởng ,tình cảm con người hay diễn tả những hiện tượng trong tự nhiên. Bởi lẽ âm nhạc
là một hoạt động hấp dẫn lôi cuốn mọi lứa tuổi ,nhất là đối với học sinh tiểu học. Môn âm
nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh
trong trường tiểu học, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em .
b / Tóm tắt thực tiễn :
Với đề tài Để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 2 những gì tôi ghi lại là một quá trình mà tôi
đã thực hiện trong những năm học qua và đã đạt được hiệu quả cao đối với việc dạy môn
Âm nhạc tiểu học .
c / Lý do chọn đề tài :
Mục đích của việc dạy học âm nhạc trong trường tiểu học là dạy những bài hát có
trong chương trình, hát đúng giai điệu, đúng lời ca, cho các em biết thêm một số bài hát
dân ca của các vùng miền. Bước đầu làm cho trẻ phát triển về năng lực nghe nhạc và
năng lực cảm thụ âm nhạc.
Thông qua nội dung bài hát và hoạt động kết hợp với âm nhạc, giáo dục trẻ có tình
cảm trong sáng, lành mạnh, làm phát triển trí tuệ, làm cho tinh thần cũng như đời sống
tinh thần của trẻ thêm phong phú . Việc dạy âm nhạc trong nhà trường còn giúp cho học
sinh giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình học tập. Qua môn học các em được hoạt
động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc. Chính vì thể, đòi hỏi giáo viên phải biết
tìm tòi học hỏi và có sự quan tâm nghiên cứu Để dạy tốt môn Âm nhạc lớp 2. Và đấy
cũng là lí do mà tôi chọn đề tài nầy.
d/ Giới hạn nghiên cứu đề tài :
Là học sinh lớp 2 trường tiểu học Hứa Tạo. Nghiên cứu thực nghiệm 3 lớp 2, gồm :
2A, 2B và 2C.
Trong đó : * Lớp 2A: 27 em .


* Lớp 2B : 28 em
* Lớp 2C : 28 em
3/ CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Đối với trẻ tiểu học các em rất thích ca hát. Bởi từ thuở nhỏ các em đã làm quen với
âm nhạc qua lời ru của mẹ. Lớn dần trẻ cảm nhận được âm nhạc và mỗi khi nghe nhạc trẻ
càng thích thú, trong lòng càng thanh thản hơn.
Cho đến khi trẻ bắt đầu đến trường học, với những bài hát truyền khẩu mà cô giáo đã
dạy, bước đầu đã tạo cho trẻ hoà mình vào âm nhạc bằng chính mình được tập luyện ca
hát và được biểu diễn . Như vậy, làm thế nào để các em có thể học tốt môn âm nhạc ?
Đây cũng là vấn đề mà giáo viên cần phải động não để tìm ra cho mình những giải pháp
hữu hiệu nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy môn âm nhạc.
4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
a/ Thuận lợi :
- Trường tiểu học Hứa Tạo là trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức
1. Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục - Đào tạo trang bị cho một số trang thiết bị dạy
học, trong đó có cả đồ dung dạy học môn âm nhạc.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để giáo viên dạy tốt môn âm nhạc. Đặc biệt để đàp ứng với nhu cầu cần thiết đối với
việc đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong dạy học, nhà trường đã trang bị 10 máy
vi tính và đã hòa mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên có đủ điều kiện tìm tòi học hỏi
- Là giáo viên dạy âm nhạc qua nhiều năm, tôi luôn tìm tòi học hỏi để trao đổi kinh
nghiệm không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao nghiệp vụ để vững vàng về
chuyên môn . Luôn nhiệt tình và có tâm huyết đối với việc dạy môn âm nhạc.
- Một số học sinh vốn sẵn có một phần năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc. Song những
em đạt mức độ trung bình và kể cả những em tiếp thu chậm nhưng cũng rất đam mê học
âm nhạc.
b/ Khó khăn :
- Tuy được Phòng Giáo dục – Đào tạo trang bị cho một số trang thiết bị dạy học môn
âm nhạc song đồ dùng dạy học vẫn còn thiếu.
- Mặc dù rất thích ca hát, song việc làm quen với âm nhạc cũng như hát tốt một bài

hát để biểu diễn trước đông người là một việc làm rất khó đối với đại đa số học sinh.
- Những em tiếp thu chậm thì thường hay e dè, sợ sệt và thậm chí hát
không nên lời, không tự tin ở mình khi học môn âm nhạc.
- Không có phòng học dành riêng để dạy học môn âm nhạc.
- Việc đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong dạy học đã phổ biến ở nhiều
trường học song trang thiết bị để phục vụ cho cho dạy học bằng giáo án điện tử cũng
chưa đủ để trang trải cho từng phòng học, trình độ tin học của giáo còn nhiều hạn chế nên
cũng gặp không ít khó khăn .
5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
a/ Khắc phục khó khăn trong việc thiếu đồ dùng dạy học :
- Đối với chương trình lớp 2 ở một số tiết còn thiếu đồ dùng dạy học như :
+ Tranh phục vụ dạy học cho từng nội dung bài hát ở các tiết học.
+ Một số nhạc cụ dân tộc như: Thanh la,Sênh tiền ( tiết 12 ).
+ Tiết học Làm quen với đàn phím điện tử gặp không ít khó khăn.
- Vì vậy, tôi đã tự làm thêm một số đồ dùng để phục vụ tốt cho việc dạy học như :
+ Vẽ thêm một số tranh để phục vụ cho những tiết học cần thiết như tranh nội dung
về bài học như : tranh Chúc mừng sinh nhật ; tranh Chim bay cò bay; tranh chân dung
nhạc sĩ Mô-da …
+ Vẽ tranh một số loại nhạc cụ thanh la, chiêng, cồng. . .
+ Làm 2 bộ sênh tiền để phục cho học một số tiết học.
+ Làm thêm 17 đàn phím không âm để dạy luyện tập thực hành tiết Làm quen với đàn
phím điện tử.
b/ Giúp học sinh tự tin học âm nhạc và ngày càng học tập tiến bộ hơn :
- Nhiệt tình từng bước giúp đỡ các em.
+ Bằng tình cảm “cô giáo như mẹ hiền” động viên nhắc nhở các em, gần gũi các em
để dìu dắt các em từng bước trong học tập.
+ Giờ học ở lớp thường xuyên kiểm tra từng bài học, cố gắng sửa sai cho các em
nhiều lần .
+ Trong khi học sinh trình diễn trước lớp, GV luôn động viên khích lệ tìm những điểm
hay mà học sinh có sự cố gắng trong quá trình học tập và khen kịp thời, nhắc nhở nhẹ

nhàng khi các em thực hiện chưa đạt yêu cầu .
- Bên cạnh đó động viên những học sinh khá có năng khiếu âm nhạc, giúp đỡ những
bạn yếu hơn mình, bằng cách :
+ Tuỳ theo địa bàn các em ở, tôi chia nhóm từ 2-3 em. Trong đó có em khá và em yếu,
động viên các em quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
- Giờ học luôn tạo không khí nhẹ nhàng, khi học sinh được biểu diễn hoặc tham gia
trò chơi thì thể hiện tính tự nguyện, tự giác, chứ không mang tính ép buộc.
c/ Khắc phục khó khăn khi chưa có phòng học riêng cho môn âm nhạc:
- Mỗi tiết học GV phải mang tất cả đồ dùng dạy học xuống tận từng lớp như : đàn,
bảng phụ, tranh, nhạc cụ gõ…
- Đối với tiết Làm quen với đàn phím điện tử tất nhiên GV chỉ mang 1 cây đàn
organ chứ không thể mang tất cả 7 cây đàn xuống từng lớp được, nên phải tự làm đàn
phím không âm cho học sinh luyện tập rồi thực hành trên đàn organ điện tử.
d/ Luyện cho học sinh có thói quen học tập tốt :
- Tập cho các em có thói quen tập trung chú ý trong giờ học, tập thính âm tốt, luyện
giọng tương đối chuẩn xác, hát đồng đều, đúng lời …
- Ngoài việc học ở lớp, các em còn có thể luyện tập thêm ở nhà (có thể vừa làm việc
giúp đỡ bố mẹ, vừa hát ôn bài hát đã học ở lớp.)
- Sau những giờ học nhóm, học tổ ở nhà các em có thể sinh hoạt múa hát tập thể
những bài hát đã học ở lớp, tự thảo luận tìm những động tác múa phù hợp với bài hát
đang học ở lớp . Đây cũng là hoạt động học mà chơi, chơi mà học đỡ căng thẳng đầu óc
trong quá trình học tập các môn học khác .
e/ Đối với giáo viên :
- Phải nắm kỹ bài trước khi lên lớp . Để tiết học được sinh động GV luôn luôn quan
tâm đến đồ dùng dạy học. Nếu bài hát các miền trong nước thì phải có bản đồ Việt Nam,
dạy bài hát nước ngoài thì phải có bản đồ thế giới . Đặc biệt đối với HS phải luôn luôn có
nhạc cụ gõ hoặc dạy tiết Làm quen với đàn phím điện tử thì phải làm thêm đàn phím
không âm …
- Không ngừng cố gắng tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp từng bước vững vàng về chuyên
môn. Đặc biệt tiêu chí của tôi là phải thực hiện bằng được việc soạn giáo án vi tính và

giáo án điện tử.
- Luôn từng bước giúp HS thực hiện tốt việc hát chuẩn giọng , hát đồng đều , hát
đúng lời ca. GV tập hát lấy giọng phù hợp với tầm cỡ giọng của HS, hát đúng tốc độ. Tập
cho HS có thói quen hát tròn âm, rõ tiếng, tập lấy hơi, ngắt giọng, ngân giọng đúng theo
yêu cầu của bài hát .
- GV thường xuyên giữ giọng cho HS bằng việc nhắc nhở các em phải hát giọng nhẹ
nhàng, hát vừa nghe, không gào thét, không hát trước gió,
khi đau không được hát .
- GV cần rèn luyện và phát huy tốt kĩ năng đàn theo giai điệu của mình để HS nghe
giai điệu và hát theo một cách dễ dàng hơn , vì mục tiêu cơ bản của trong từng tiết học
đều yêu cầu HS hát theo giai điệu và lời ca
- Để học sinh hiểu được nội dung bài hát và các em thể hiện bài hát diễn cảm hơn, GV
cần gợi ý giải thích từ khó một cách đơn giản, dễ hiểu, tập những động tác múa phụ họa
đơn giản dễ nhớ, rút từ nội dung bài học để giáo dục các em bằng câu ngắn gọn, sát với
thực tế .
- Tổ chức trò chơi để tạo hứng thú trong học tập song còn khắc sâu kiến thức cho các
em. Trò chơi phải hợp lý mang tính khoa học, có tính giáo dục cao, sát với thực tế nội
dung bài học, thể hiện tinh thần học mà chơi, chơi mà học.
- Đối với phần kể chuyện âm nhạc ở lớp 2 chỉ có 1 tiết, GV cần sưu tầm những bài hát
có liên quan đến câu chuyện âm nhạc đang học, để đàn hát cho học sinh nghe, tạo sự hấp
dẫn, lý thú khi học tiết âm nhạc thường thức.
- Đi sâu vào từng bài dạy, GV cần có sự nhiệt tình, chịu khó từng bước hướng dẫn các
em học tập, phân biệt cách gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca … Cần phân biệt rõ
ràng cách gõ đệm giữa bài hát viết ở nhịp 3 như bài Chúc mừng sinh nhật và bài hát viết
ở nhịp 2 như bài Thật là hay, Xòe hoa …
- Ngoài việc luyện tập theo ba kiểu gõ đệm ở lớp, GV cần rèn cho em lớp phó văn -
thể - mỹ cách bắt nhịp và vỗ tay đệm theo bài hát trong tiếng hát đầu giờ, giữa giờ và
cuối buổi để cả lớp có thể thực hiện theo.
* Ví dụ :
+ Đối với những bài hát như bài Hoa lá mùa xuân hoặc bài Chú chim nhỏ dễ thương

có tiết tấu nhanh cuối câu không có dấu lặng, cần hướng dẫn học sinh cách lấy hơi sau
mỗi câu .
- Đối với tiếng hát qua hai, ba nốt nhạc, khi dạy GV cần nêu rõ cách luyến lên hay
luyến xuống hoặc luyến vòng … Cần đàn cho học sinh cảm âm hoặc hát mẫu tiếng luyến
một cách chính xác để học sinh hát theo

* Ví dụ :
+ Trong bài hát Chim chích bông với câu hát “Rất hay trèo từ cành na ra cành bưởi ”.
luyến lên qua 2 nốt nhạc như tiếng “bưởi” hoặc “Em vẫy gọi chích bông ơi ” vừa luyến
xuống qua 2 nốt nhạc vừa ngân dài như tiếng “ơi”.
- Trong quá trình dạy cũng nên cho học sinh tìm từ khó hiểu trong bài
hát mới các em đang học, giáo viên gợi ý cho học sinh tự giải thích từ sau đó giáo viên
chốt ý phần giải thích từ khó .
- Cần động viên khích lệ, tuyên dương, nhắc nhở kịp thời, theo dõi sự tiến bộ của
từng em để giáo viên có thể tiện việc đánh giá qua từng nhận xét và đánh giá quá trình
học tập của các em chính xác hơn.
6/ KẾT QUẢ :
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh, các
em rất yêu thích môn học này
Nhiêù năm qua, tôi luôn được công nhận là giáo viên dạy giỏi của trường. Các năm
học 2002-2003 đến 2006-2007 tôi được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đến
nay, 3 lớp 2 tôi đang dạy có kết quả như sau :
- Các em đều yêu thích môn âm nhạc. Đa số các em cảm âm rất tốt.
- Các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo. biết hát kết hợp làm
những động tác múa phụ hoạ đơn giản. Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt cho đội
văn nghệ . Cuối kì 1, năm học 2011 – 2012 đạt :
Năm học T Cuối kì 1 Cuối năm
2011
- 2012


ng
số
Đạt A+ Đạt A Đạt B Đạt A+ Đạt A Đạt B
SL TL% SL TL
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
S
L
TL
%
Lớp 2A 27 10 37,0 17 63,0 0 0
Lớp 2B 28 12 42,8 16 57,2 0 0
Lớp 2C 28 12 42,8 16 57,2 0 0
Đạt tỉ lệ chung là : * 40,8% đạt loại A+ đã HTT ( hoàn thành tốt )
* 59,2 % đạt loại A đã HT ( hoàn thành )
7/ KẾT LUẬN :
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người được nâng cao về mọi
mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn.
Vì những trăn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây :

* Đối với giáo viên :
- Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất.
- Cần sáng tạo trong từng tiết dạy, để giờ học được hấp dẫn them
- Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp. Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để.
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học.
* Đối với học sinh :
- Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài.
- Biết nhận xét ưu, khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách, vở học âm nhạc và nhạc cụ gõ.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học, mong đồng
nghiệp góp ý để được hoàn thiện hơn .
8/ ĐỀ NGHỊ :
- Để tạo điều kiện tốt trong việc dạy và học môn âm nhạc cũng như những môn học
khác, môn âm nhạc cần có một phòng học riêng cũng giống như một phòng chức năng,
được đặt ở vị trí cách xa phòng học các môn học khác để tránh sự chi phối trong học tập
đối với các em học sinh ở các phòng học bên cạnh, bởỉ âm thanh từ lớp học âm nhạc
vang ra song các đồ dùng dạy và học môn âm nhạc khỏi phải mang từ phòng nầy sang
phòng khác hoặc mang từ tầng trệt lên dãy tầng lầu rồi từ tầng lầu lại mang xuống tầng
trệt trong cùng một buổi học.
9/ PHỤ LỤC:
- Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công phụ trách giảng dạy 4 lớp 2, gồm lớp
2A, 2B, 2C và 2D đạt kết quả cụ thể như sau :

Năm học Tổng Kết quả cuối năm
2010 - 2011 số
Đạt A+ Đạt A Đạt B
SL TL% SL TL% SL TL%
Lớp 2A 30 8 26,7 22 73,3 0 0
Lớp 2B 30 12 40,0 18 60,0 0 0

Lớp 2C 30 9 30,0 21 70.0 0 0
Lớp 2D 27 9 33,3 18 66,7 0 0

Đạt tỉ lệ chung là : * 32,5% đạt loại A+ đã HTT ( hoàn thành tốt )
* 67,5 % đạt loại A đã HT ( hoàn thành )


×