SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU ÂM NHẠC CHO
HỌC SINH LỚP 1”
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ trong bụng mẹ mỗi em bé đã có những khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau.
Có bé khi nghe thấy nhạc thì đạp mạnh trong bụng mẹ, có bé thì nằm im… Có bé thì
thích nhạc cổ điển, bé lại thích dòng nhạc sôi động… Vì thế khả năng cảm thụ âm nhạc
của các em học sinh trong trường cũng khác nhau. Có em thì hát hay biểu diễn tốt, có
em lại đọc nhạc rất tốt Nhiều khi các em rất thích bài hát, bản nhạc nhưng các em
không biết thể hiện thế nào. Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học
sinh không phải là ngày một ngày hai hay một năm, hai năm. Đối với bản thân tôi là
người giáo viên dạy môn âm nhạc trên 10 năm tôi thấy đó quả là một quá trình dài để
tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện
và hài hòa nhân cách của các em.
Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi có tiết âm nhạc. Người giáo viên phải
chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp là rất cần thiết. Giáo viên cần thuộc bài hát và thể
hiện tốt để khi hát mẫu hoặc cho các em xem những Clip gây được sự hào hứng, đồng
thời giáo viên chủ động trong quá trình hướng dẫn các em luyện tập. Các đồ dùng dạy
học được chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học có hiệu quả hơn. Chép sẵn bài hát vào
bảng phụ hay dạy tiết học trình chiếu sẽ đỡ mất thời gian trên lớp cũng là việc phải quan
tâm.
Giáo dục phát huy năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua việc kích thích
tiềm năng nghệ thuật tiềm ẩm trong mỗi em nhỏ, làm cho đời sống tinh thần của trẻ
thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới
chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở
tiểu học.
Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống
tinh thần của các em phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển
năng khiếu riêng của mình. Mỗi tháng trung bình các em được học 4 tiết âm nhạc, do đó
trong mỗi tiết giáo viên cần phải gọi được nhiều học sinh tích cực tham gia vào các hoạt
động để quan sát thấy sự tiến bộ hoặc những thiếu sót của từng em để hướng dẫn giúp
đỡ các em hoàn thành bài học tốt hơn.
II. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nói trên, bản thân tôi phải xác định được những nhiệm vụ cần
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
- Tim hiểu luật giáo dục 2008.
- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn
âm nhạc.
- Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn âm nhạc của học sinh tiểu học nói chung và học sinh
các lớp trong trường tiểu học Cẩm Thủy nói riêng.
- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận những giai
điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát, yêu thích môn âm nhạc, phát huy được năng
khiếu âm nhạc tiềm ẩn trong mỗi em.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm được những điều nêu trên thì ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 tôi đã lập
ra những việc cần làm trong năm nay là tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điều kiện
để các em được thể hiện sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân công.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn
học khác. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người
học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút gọi gọi là “năng khiếu”, điều
này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những
phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi- chơi mà học. Thông qua những giai điệu,
những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, những câu chuyện, đọc nốt
nhạc, đặt lời ca mới cho bài Tập đọc nhạc, đọc thơ theo tiết tấu, trò chơi với các bài
đồng dao… Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích
thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng
nốt nhạc.
II. Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2013 - 2014 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực
tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc ở khối lớp 1. Để học sinh học tập tốt môn học bản thân
tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng chương
trình, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học. Tôi luôn tìm những phương pháp để
đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân
công, trong khi nhận thức, sự hiểu biết, giọng hát của học sinh không đồng đều, có
những em có giọng hát hay, hát cao, nhưng có những em lại hát chưa được đúng nhạc,
có học sinh thì thích ca hát biểu diễn nhưng bên cạnh đó cũng có những em còn rụt rè,
thiếu tự tin
III. Nguyên nhân
Sau khi rà soát nắm tình hình thực tế từ đó tôi tiến hành phân loại từng nhóm học
sinh và đi sâu vào tìm hiểu những ưu, khuyết điểm của các em về hoàn cảnh gia đình, cá
tính, sở thích. Trở thành một người bạn mà các em có thể chia sẻ những tâm sự của
mình và qua đó tôi có được phương pháp dạy học thích hợp để giúp các em nâng cao
nhận thức của mình đối với bộ môn âm nhạc nói riêng và các môn học trong trường nói
chung.
Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên trong khi ca hát một số học sinh còn
hạn chế lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết tấu… Vì vậy nhiều
em ngại tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp hoặc học sinh chưa biết cách trình
bày cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc, chưa mạnh dạn trong việc nhận
xét các bạn trong lớp biểu diễn bài hát.
Để phục vụ cho đề tài: “Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc cho học
sinh lớp 1” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh khối 1
tại trường mình.
Kế hoạch khảo sát, đánh giá học sinh, thời gian 25/08/2013. Tổng số học sinh cả
khối 1 có 9 lớp.
Khối
Tổng
số HS
Hoàn thành tốt
(A
+
)
Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B)
SL SL SL
Khối 1 314 80 234 0
IV. Biện pháp khắc phục
1. Đối với giáo viên:
Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tìm hiểu sở thích, cá
tính của các em học sinh.
Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về môn Âm nhạc.
Nắm vững kiến thức đó được trang bị ở nhà trường về chuyên môn, chuyên ngành,
về nghiệp vụ sư phạm. Hiểu được đặc điểm đối tượng về phát triển tâm sinh lý và sự
hình thành phát triển ngôn ngữ.
Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm
giáo dục hành vi đạo đức qua nội dung lời ca và giai điệu của bài hát mà gây được cho
học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm, sắc thái vào bài hát.
Định hướng cho các em thấy được chiều sâu của tác phẩm: Nghe giai điệu và cảm
thấy thích, nói được vì sao mà thích, thấy nó hay thì hay ở chỗ nào? Cũng qua các câu
chuyện âm nhạc mà thấy được sức mạnh của âm nhạc, tầm quan trọng của âm nhạc
trong đời sống hằng ngày.
Hằng ngày giáo viên cần phải gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự
tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát, kể lại những câu chuyện âm nhạc đã học
Trong các giờ học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong
khi học tập.
Giáo viên cần là người hướng dẫn, người giúp các em chiếm lĩnh kiến thức. Tránh
giảng giải những vấn đề lí thuyết nặng nề, khô cứng, những kiến thức chuyên môn chỉ
dành cho những người hoạt động âm nhạc hoặc chuyên nghiên cứu về âm nhạc.
Tăng cường trực quan trong dạy học là tiếng hát, tiếng đàn, clip sưu tầm được về
bài hát sẽ làm cho bài hát phong phú hơn. Trực quan còn thể hiện bằng những hình vẽ,
tranh ảnh liên quan đến bài hát, những động tác phụ họa cho bài hát, cho điệu nhạc,
những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu.
Cần phải nghiên cứu các hình thức trình bày bài hát để đưa vào tiết dạy cho phong
phú và đạt kết quả cao như: Hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, tập thể, dãy bàn Kết
hợp với các cách hát lĩnh xướng hòa giọng; hát đối đáp hòa giọng; hát nối tiếp luân
phiên theo tổ, nhóm
Nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp sẽ làm cho tiết học hiệu quả hơn, cần đặt
ra những mục tiêu ngay từ khi soạn bài cho phù hợp với bài học. Nếu chuẩn bị được
giáo án tốt thì mình cũng thấy tự tin hơn khi giảng dạy. Trong các hoạt động chính của
thầy và trò cần cụ thể để thấy được hiệu quả đạt được. (Minh họa bài soạn lớp 1 tiết 13
để thấy được tính cụ thể của từng nội dung, hoạt động).
NS: 15/11/2013 TUẦN 13
NG: 18/11/2013 TIẾT 13
HỌC HÁT: BÀI SẮP ĐẾN TẾT RỒI
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Kĩ năng: Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Thái độ: Giáo dục Hs luôn biết vâng lời và kính trọng ông bà, cha mẹ.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, NC gõ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc các bài hát lớp 1.
- Máy tính, đầu chiếu.
- Tập đàn và hát thuần thục bài Sắp đến tết rồi.
2. Học sinh:
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, xúc xắc, sách Tập bài hát và vở bài tập nhạc.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số:
Lớp 1A1: 36 Hs vắng :……
Hs
Lớp 1A2: 36 Hs vắng :……
Hs
Lớp 1A3: 37 Hs vắng :……
Hs
Lớp 1A4: 35 Hs vắng :……
Hs
Lớp 1A5: 35 Hs vắng :……
Hs
Lớp 1A6: 33 Hs vắng:……
Hs
Lớp 1A7: 34 Hs vắng:……
Hs
Lớp 1A8: 33 Hs vắng:……
Hs
Lớp 1A9: 35 Hs vắng:……
Hs
2. Bài cũ: ( 3’)
- Gv gọi Hs nêu tên bài hát đã ôn ở tiết học trước ( tên bài hát, tác giả).
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
ND hoạt động của thầy ND hoạt động của trò
HĐ1: (16’)
Dạy hát: Bài Sắp đến Tết rồi
Bước 1: Giới thiệu bài: (1’)
+ Cho HS quan sát màn hình và hỏi: Đay là
hình ảnh gì?
+ Hai bạn nhỏ đang quây
quần bên ông bà và bố
+ Em hãy kể một vài bài hát viết về ngày
tết?
- Gv: Có rất nhiều bài hát được viết về ngày
tết rất vui tươi, nhộn nhịp. Trong những bài
hát ấy có bài hát Sắp đến tết rồi của nhạc sĩ
Hoàng Vân miêu tả hình ảnh những em bé
được mẹ mua cho những chiếc áo mới thật
sinh động với giai điệu tươi vui, lời ca gần
gũi. Nhạc sĩ Hoàng Vân có rất nhiều bài hát
viết cho thiếu nhi như bài hát: “Em yêu
trường em; Con chim vành khuyên; Mùa hoa
phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc…”. Ông đã
được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học nghệ thuật.
Bước 2: Nghe hát mẫu (2’)
- Gv bật băng cho Hs nghe giai điệu bài hát,
ghi bài.
+ Bài hát có giai điệu như thế nào?
Bước 3: Đọc lời ca theo tiết tấu (2’)
- Cho HS quan sát lời ca trên màn hình, GV
chia bài hát gồm 4 câu.
- Gv đọc mẫu lời ca theo TT
mẹ.
+ Hs lắng nghe, trả lời
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
- Hs lắng nghe giai điệu
bài hát.
+ Bài hát có giai điệu vừa
phải
- Hs quan sát
- Gv hướng dẫn Hs đọc từng câu theo TT
- Gv cho Hs đọc lời ca toàn bài,Gv gõ TT
Bước 4: Khởi động giọng (1’)
- Gv cho Hs khởi động giọng bằng âm la
Bước 5 : Dạy hát từng câu: (5’)
Câu1: “ Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui”.
- Gv đàn và hát mẫu ( 2lần )
- Gv bắt nhịp và đàn ( 3 lần ), lắng nghe Hs
hát.
Câu 2: “ Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui”
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện tương tự câu
số 1.
- Gv đàn câu 1 – 2, cho hs hát ghép 2 câu hát
này.
Câu 3 - 4
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện tương tự như
câu số 1 – 2
- Cuối bài Gv hướng dẫn Hs gõ TT:
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe và đọc
theo
- Hs thực hiện
- Hs lắng nghe và thực
hiện theo hướng dẫn của
Gv
&==2===r====s====t=
===u====v=====w==="
- Hs lắng nghe và nhẩm
theo
- Hs thực hiện hát câu 1
của bài
- Hs nghe và hát câu 2
- Hs hát 2 câu này
* Gọi HS thực hiện gõ TT cuối bài
Bước 6: Hát cả bài: (5’)
- Gv đàn giai điệu và chỉ huy Hs hát theo
hình thức:
- Nhận xét và sửa sai
HĐ2: (12’)
Hát kết hợp với gõ đệm
Hát kết hợp gõ đệm theo Phách: (6’)
- Gv hát và gõ đệm làm mẫu
- Gv hướng dẫn Hs cùng thực hiện
- Gv chỉ huy Hs hát và gõ đệm theo hình
thức:
- Hs lắng nghe và thực
hiện theo
- Hs thực hiện theo hướng
dẫn của Gv.
ê Ú | ê Ú | ê ê | Ú Q
]
* HS xung phong
- Hs lắng nghe, thực hiện
+) Tập thể
+) Từng tổ
+) Từng nhóm
+) Cá nhân
- Hs lắng nghe, sửa bài
- Hs quan sát, lắng nghe
- Hs hát và gõ đệm
* Gọi HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Nhận xét, đánh giá, sửa nếu Hs làm chưa
tốt.
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu: (6’)
- Gv hướng dẫn Hs hát và gõ đệm vào tất cả
các tiếng của bài.
- Gv chỉ huy Hs hát và gõ đệm theo hình
thức:
* Gọi HS hát kết hợp gõ đệm theo TT
- Nhận xét, đánh giá, sửa nếu Hs làm chưa
tốt.
- Hs thực hiện
+) Tập thể
+) Từng tổ
+) Từng nhóm
* HS xung phong
- Hs lắng nghe, sửa bài
- HS thực hiện theo hướng
dẫn
- Hs thực hiện
+) Tập thể
+) Từng tổ
+) Từng nhóm
* HS xung phong
- Hs lắng nghe, sửa bài
4. Củng cố (2’)
+ Các em vừa học bài hát gì, do ai sáng tác? (Sắp đến Tết rồi. Sáng tác: Hoàng Vân).
+ Bài hát có giai điệu như thế nào? ( Bài hát có giai điệu vừa phải).
+ Nội dung bài hát nói về điều gì? ( Nói về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam).
- Gv giảng: Ngày Tết cổ truyền của dân tộc chúng ta là ngày đoàn tụ của các thành viên
trong gia đình, là ngày các con, các cháu cùng nhau báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Chính
vì vậy mà các em phải luôn luôn biết vâng lời và kính trọng ông bà, cha mẹ
- Gv nhận xét tiết học: tuyên dương Hs chú ý học bài, nhắc nhở Hs chưa chú ý vào bài
cần cố gắng hơn.
5. Dặn dò (1’)
- Gv dặn Hs về nhà hát thuộc bài hát và tập gõ đệm theo phách, tiết tấu. Tìm động tác
cho bài hát.
2. Đối với học sinh:
Trong các giờ học phải sôi nổi, mạnh dạn, biết nhận xét về tư thế hát, về giai điệu
lời ca, các động tác phụ hoạ cho bài hát, hát đúng với nhạc.
Biết liên hệ với thực tế cuộc sống với nội dung bài hát, nội dung câu chuyện âm
nhạc, qua bài hát rút ra được việc mình cần phải làm.
Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp, ở nhà các em tự tập hát kết hợp các
động tác phụ hoạ, tập chung nhóm để giúp nhau cùng có sự tiến bộ và nhạy bén trong
các hoạt đông, tự tin khi biểu diễn bài tâp kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc
Tập trung vào các hoạt động mà giáo viên giới thiệu đến trong tiết học như nghe
nhạc, vận động theo nhạc, gõ đệm
Sau khi học xong một bài hát học sinh cần nhớ được giai điệu, thuộc lời ca và thể
hiện được tính chất cảu bài hát. Biết đây là bài hát dân ca, bài hát nước ngoài hay bài hát
của tác giả nào. Thực hành được cách gõ đệm hay hát vận động phụ họa, vận động theo
nhạc
V. Kết quả thực hiện:
Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng của học sinh. Kết
quả đạt được cho tới ngày 16/12/2013 tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc
nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm, mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu
diễn, từ đó các em tự sửa cho mình hát đúng giai điệu lời ca, mạnh dạn biểu diễn các bài
hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ họa. Học sinh tỏ ra rất thích học, rất
say mê môn học. Tiết học diễn ra sôi nổi, thoải mái, hứng thú kích thích được lòng say
mê âm nhạc của học sinh. Học sinh chủ động tiếp thu một cách dễ dàng. Với những cố
gắng trên từ đó thực hiện thành công và phát huy được tính tích cực học tập của học
sinh thông qua kết quả đạt được của các em trong năm học 2013 – 2014.