Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SỬ DỤNG GOOGLE ANALYTICS ĐỂ THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH WEBSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 19 trang )

SỬ DỤNG GOOGLE ANALYTICS ĐỂ
THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH WEBSITE

  
!"#  !
$%&$'(  ))
*$%$+,   /
$0  
- 1 -
I. Giới thiệu Google Analytics
Google Analytics (sau đây gọi tắt là GA) là công cụ phân tích website, thống kê chi tiết
hành vi của người dùng vào website. Chỉ cần dán một đoạn thẻ javascript nhỏ vào trang
web, Google Analytics sẽ giúp thống kê các chi tiết về khách viếng thăm website (xem
trang gì, chuyển từ trang nào đến website của bạn, xem trang web trong bao lâu, đến từ nơi
nào trên thế giới, phiên bản flash, có kích hoạt java, có kích hoạt javascript, chế độ màn
hình, hệ điều hành gì )
Lịch sử
Sau khi mua lại Urchin, công ty hàng đầu về các giải pháp thống kê và phân tích lượng
khách thăm quan website vào tháng 4 2005, Google đã cải tiến và tung ra giải pháp riêng
của mình, lấy tên là Google Analytics, ra mắt vào năm 2006.
Phiên bản đầu tiên về cơ bản là hoàn toàn dựa trên Urchin 5, tuy nhiên phiên bản mới nhất
của Google Analytics đã thay đổi toàn bộ bộ mặt của công cụ này.
II. Lợi ích của Google Analytics
Google Analytics cung cấp hơn 80 các loại báo cáo khác nhau, giúp hiểu rõ hơn làm cách
nào khách thăm quan tìm thấy website của mình, họ quan tâm tới những gì, họ gặp khó
khăn gì khi sử dụng… Với những báo cáo này, chúng ta sẽ thu được những thông tin bổ ích
về khách thăm quan, từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn cho việc phát triển nội
dung cũng như dịch vụ của website.
• Theo dõi hành vi khách hàng trên website một cách cụ thể, từ đó có cái nhìn rõ nét
nhất về chiến dịch quảng cáo.
• Xác định những yếu tố cần cải thiện: thông qua việc theo dõi hành vi khách hàng trên


web, doanh nghiệp sẽ thấy rõ những điểm mạnh và những yếu tố cần cải thiện trên
website để điều chỉnh phù hợp nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và tối ưu hóa hiệu
quả của chiến dịch quảng cáo.
• Báo cáo kết quả tự động theo lịch trình định sẵn
• Có thể trích xuất dữ liệu thống kê thông qua API.
- 2 -
II. Đăng ký sử dụng Google Analytics
1. Truy cập vào />2. Nhập email và mật khẩu Tài khoản Google của bạn và nhấp vào Đăng nhập. Nếu
bạn không có Tài khoản Google, hãy nhấp vào Đăng ký ngay bây giờ để tạo một tài
khoản.
3. Nhấp vào Đăng ký.
4. Nhập URL trang web của bạn, chọn http:// hoặc https:// từ danh sách thả xuống.
Nhập tên cho tài khoản này trong ô Tên Tài khoản, rồi nhấp vào Tiếp tục.
- 3 -
5. Nhập thông tin liên hệ của bạn và nhấp vào Tiếp tục.
6. Đọc Điều khoản dịch vụ của Google Analytics. Nếu bạn đồng ý với các điều khoản
này, hãy chọn vào ô Có và nhấp vào Tạo Tài khoản Mới để tiếp tục
7. Sao chép đoạn code trong phần ô vuông và dán code này vào website muốn được
Google Analytic thống kê. Nhấn Kết thúc và chờ trong 24 - 48h để nhận được kết
quả.
- 4 -
- 5 -
IV. Sử dụng Google Analytics để thống kê và phân tích website
1. Dashboard
Trang báo cáo các kết quả theo dõi và thống kê rất đơn giản và trực quan. Phần trên là biểu
đồ hiển thị số lượng khách truy cập từng ngày. Khi rê chuột vào mỗi nút trên biểu đồ sẽ thấy
được số lượng truy cập của ngày đó.
Ngay bên dưới là mục Site Usage thống kê theo tháng các số liệu:
- Visits : tổng số truy cập
- Pageview: tổng số trang xem

- Pageview/Visit: số trang xem trung bình trên một lần truy cập
- Bounce Rate: lượng khách truy cập chỉ xem duy nhất một trang
- Avg. Time on Site: thời gian trung bình khách truy cập
- % New Visits: tỷ lệ phần trăm khách ghé thăm website lần đầu
Ngoài ra, những số liệu đáng quan tâm khác cũng đã được hiển thị để có thể theo dõi dễ
dàng nhất, cho phép đánh giá nhanh tình hình hoạt động của website.
- 6 -
Ý nghĩa từ các con số:
• Pageview/Visit: số trang được xem trung bình trên mỗi lượt truy cập. Tỉ lệ này phản
ánh sự hấp dẫn của Site đối với người đọc, Average PageViews càng lớn càng chứng
tỏ chất lượng nội dung Website càng cao. Nếu con số này quá thấp, nên xem lại nội
dung và giao diện website cũng như nên đặt thêm phần Related Post để người đọc có
thể tìm thấy những thông tin hay những bài viết khác liên quan.
• Avg. Time on Site: thời gian mà khách truy cập bỏ ra để đọc website. Trung bình,
mỗi người chỉ dành ra khoảng 20 giây đọc lướt qua để tìm thứ họ cần. Nếu đúng, họ
sẽ dừng lại và đọc tiếp nội dung trên trang web. Ngược lại, họ sẽ bỏ đi
- 7 -
• Bounce rate: là lượng khách truy cập vào website nhưng chỉ xem duy nhất một
trang. Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site và cũng ngay
lập tức họ nhấn chuột rời bỏ website. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong
đó có các yếu tố thời gian tải web chậm, nội dung không phù hợp với người truy
nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút Bounce Rate lên tới 90% thì website đang
gặp vấn đề, 60~90% là bình thường, nếu khoảng 40~60% thì rất tốt.
2. Visitors
Phần Visitors bao gồm những báo cáo thông tin về khách thăm quan website. Với Visitors
Overview cung cấp những thông tin như biểu đồ lượng khách thăm quan, họ đã tới thăm
website bao nhiêu lần, họ đã xem bao nhiêu trang thông tin, thời gian trung bình họ truy cập
website là bao lâu, bao nhiêu người khách lần đầu tiên ghé thăm website
Những báo cáo này sẽ cung cấp những thông tin sâu hơn như khách thăm quan đến từ đâu,
sử dụng trình duyệt nào, kết nối Internet của họ là loại nào, ADSL hay Cable, độ phân giải

màn hình bao nhiêu, họ có sử dụng flash hay javascript hay không
- 8 -
Thống kê lượng truy cập từ Việt Nam
- 9 -
Thống kê trình duyệt máy khách sử dụng để truy cập website
- 10 -
Thống kê lượng truy cập từ mobile
Tất cả những số liệu được cung cấp thông qua các báo cáo về Visitors có thể được sử dụng
để sắp xếp, thiết kế lại website sao cho phù hợp nhất đối với người dùng. Để mỗi khi ghé
thăm website, họ sẽ thấy một website được thiết kế bắt mắt và dễ sử dụng, tránh những
thông báo lỗi do không tương thích với máy khách.
- 11 -
3. Traffic Sources
Với báo cáo thuộc phần Traffic Sources, có thể biết chính xác lượng khách của website bắt
nguồn từ đâu. Có 3 nguồn quan trọng nhất:
- Direct Traffic: khách truy cập thẳng vào website của bạn bằng cách gõ địa chỉ trực
tiếp vào trình duyệt.
- Referring Sites: truy cập từ các website khác, có thể xem chi tiết hơn như link từ
website nào, từ trang nào trên website đó, được bao nhiêu người dùng nhấn vào link
đó, vào ngày nào, tháng nào Rất có thể từ đó tìm thêm một đối tác nữa trong việc
phát triển website.
- Search Engines: khách ghé thăm website thông qua các máy tìm kiếm như Google
hay Yahoo Các máy tìm kiếm luôn là những công cụ đắc lực nhất để thu hút khách
mới ghé thăm site, khoảng 40% lượng khách ghé thăm website là từ các máy tìm
kiếm, và 40% trong số đó là từ các kết quả tìm kiếm Google.
Ý nghĩa từ các con số:
- 12 -
• Referring cho thấy hiệu quả của việc quảng cáo và phổ biến website đến nhiều
website, forum, Blog khác. Referral cao cũng đồng nghĩa với chất lượng nội dung
website tốt nên nhiều website khác mới đặt link giới thiệu.

• Search Engines cao thì rõ là khả năng SEO (tối ưu hóa website cho công cụ tìm
kiếm) khá ổn.
• Direct Traffic vẫn là quan trọng nhất, lượng truy cập trực tiếp cao chứng tỏ khách
truy cập đã biết đến website.
Một điều quan trọng trong phần Traffice Source là những Keyword đã đem lại nhiều lượt
truy cập Search Engine, hãy tiếp tục sử dụng và phát huy những từ khóa đó. Lập kế hoạch
để cải thiện những Keyword quan trọng mà web đang xếp hạng thấp hay chưa đem lại
lượng truy cập cao.
- 13 -
* Chiến dịch quảng cáo (Campaigns)
Tạo mới một Campaigns để theo dõi chiến dịch đặt banner quảng cáo trên internet.
Website URL: * (địa chỉ web site của bạn) ví dụ
Campaign Source: * (Nguồn quảng cáo) ví dụ :
Campaign Medium: *(nếu là banner thì chọn banner, email thì chọn email)
Campaign Name: * (Tên của chiến dịch) ví dụ: Khuyến mãi giảm giá
Sau khi điền đầy đủ tất cả các thông tin trên, nhấn vào Generate URL sẽ thấy đoạn link,
copy đoạn link đó và gửi cho đối tác quảng cáo yêu cầu họ dùng link này cho banner quảng
cáo trên trang đó.
Nếu là một chiến dịch email cũng làm tương tự sau đó sử dụng link vừa tạo đoạn cho đoạn
text hoặc hình ảnh nào đó muốn link vào website trong email.
Các campaign này sẽ được thể hiện rất rõ trong phần Traffic Source với đầy đủ thông tin để
dánh giá hiệu quả của từng campaign.
- 14 -
4. Content
Sau tất cả những báo cáo về vấn đề "đối ngoại" thì phần Content sẽ chủ yếu liên quan tới
vấn đề "đối nội". Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên
website, phần nào được khách ghé thăm nhiều nhất, phần nào làm ngắt luồng thông tin của
khách.
Sâu hơn nữa, một số báo cáo thuộc phần này còn cho biết được lượng khách thăm quan
website đang quan tâm tới vấn đề gì dựa trên các từ khóa tìm kiếm họ đã sử dụng, sau khi

tìm thấy thông tin thì họ đã đọc bao nhiêu trang, bao nhiêu lâu trong số các thông tin tìm
được, từ đó đánh giá được mức độ hữu ích của các thông tin này.
Một điểm đáng chú ý nữa là nếu một trang thông tin nào đó trở thành exit page (trang cuối
cùng khách xem trước khi rời website) quá nhiều thì cũng nên xem lại xem trang đó liệu có
chứa link tới một nơi khác bổ ích hơn hay không, hay là do nội dung trang đó đề cập tới vấn
đề nào gây phản cảm
- 15 -
5. Goals
Đây là phần ít được dùng nhất, nhưng lại là phần quan trọng nhất đối với các website
thương mại điện tử. Ở phần này, có thể tạo lập một số trang "mục tiêu" và Google Analytics
sẽ cho biết bao nhiêu người, làm cách nào, thông qua những trang nào khác người dùng
tới được những trang "mục tiêu" đó.
Ví dụ trong trường hợp một site thương mại điện tử, trang mục tiêu sẽ được thiết lập là trang
hiển thị hóa đơn sau khi đã mua hàng. Có thể dựa vào báo cáo này để biết được những
người mua hàng quan tâm tới những gì trước khi mua hàng, từ đó tùy biến nội dung những
phần thông tin đó để thu hút thêm nhiều khách mua hàng, nếu khách dừng lại ở trang quy
định vận chuyển hàng hóa chẳng hạn, thì chắc chắn là có vấn đề với phương thức vận
chuyển.
Từ những báo cáo ở phần Goals này có thể tính toán phần trăm khách thăm quan đạt tới
được trang mục tiêu trong tổng số người ghé thăm website, từ đó tính toán ra một con số
gần đúng tỉ lệ thành công của mỗi khách hàng tiềm năng có được thông qua website.
- 16 -
6. Ecommerce: Phương thức hoạt động:
1. Khách truy cập gửi thông tin giao dịch của họ đến máy chủ.
2. Máy chủ nhận được dữ liệu giao dịch và xử lý giao dịch. Bước này chủ yếu hoạt động trên
máy chủ và có thể gồm nhiều bước.
3. Sau khi xử lý xong, máy chủ gửi các trang thông báo kết quả giao dịch cho khách. Lúc này
máy chủ phải trích xuất một số các dữ liệu giao dịch và đưa nó vào Google Analytics
JavaScript. Đây là code mà bạn phải tạo ra.
4. Các các trang thông báo kết quả giao dịch được gửi tới trình duyệt của khách.

5. Trong khi trình duyệt của khách truy cập hiển thị trang kết quả thì dữ liệu ecommerce được
gửi đến Google Analytics qua GA JavaScript.
- 17 -
<script type="text/javascript">
var _gaq = _gaq || [];
_gaq.push(['_setAccount', 'UA-XXXXX-X']);
_gaq.push(['_trackPageview']);
_gaq.push(['_addTrans',
'1234', // order ID - required
'Acme Clothing', // affiliation or store name
'11.99', // total - required
'1.29', // tax
'5', // shipping
'San Jose', // city
'California', // state or province
'USA' // country
]);
// add item might be called for every item in the shopping cart
// where your ecommerce engine loops through each item in the cart and
// prints out _addItem for each
_gaq.push(['_addItem',
'1234', // order ID - required
'DD44', // SKU/code - required
'T-Shirt', // product name
'Green Medium', // category or variation
'11.99', // unit price - required
'1' // quantity - required
]);
_gaq.push(['_trackTrans']); //submits transaction to the Analytics servers
(function() {

var ga = document.createElement('script'); ga.type = 'text/javascript'; ga.async =
true;
ga.src = ('https:' == document.location.protocol ? 'https://ssl' : 'http://www') +
'.google-analytics.com/ga.js';
var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(ga, s);
})();
</script>
* Tuy nhiên, do có liên quan đến số liệu của giao dịch thương mại điện tử, nên tính năng
này rất ít người sử dụng.
- 18 -
V. Google Analytics API:
Là một giao diện lập trình ứng dụng (API) cung cấp cho người dùng GA khả năng tích hợp
dữ liệu của Analytics với hệ thống website của mình.
Google Analytics API dễ sử dụng và cho phép truy cập đến tất cả dữ liệu Analytics của
người dùng. Bất kỳ dữ liệu có sẵn thông qua giao diện Web Analytics chuẩn đều có thể truy
cập qua API.
Xem thêm tại: />- 19 -

×