CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Năm Căn, ngày 19 tháng 01 năm 2013
BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong
trường THPT.
- Tên cá nhân thực hiện: Phan Văn Việt
- Thời gian triển khai thực hiện từ 25 tháng 10 năm 2012 đến 17 tháng 01
năm 2013.
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
Giáo dục học sinh trong trường THPT nhằm mục đích hình thành nhân cách
cho học sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất và
chuẩn mực đạo đức, từ đó giúp các em hình thành niềm tin vào lẽ phải, vào chân,
thiện mỹ theo quan điểm truyền thống, trên cơ sở đó tiếp cận và rèn luyện phẩm
chất theo chuẩn mực của đạo đức mới phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng tác
động lẫn nhau rất lớn. Trong thời kỳ mở cửa, thời đại phát triển kinh tế thị trường
đã ảnh hưởng nhiều mặt đến giáo dục trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt là đối
với học sinh vùng sâu, vùng xa như huyện Năm Căn. Trình độ dân trí thấp, không
đồng đều, điều kiện kinh tế gặp không ít khó khăn nên ý thức học tập, tu dưỡng
của một số bộ phận học sinh có xu hướng xuống cấp. Đứng trước tình hình thực
tiễn hết sức khó khăn đó người làm công tác giáo dục không thể thờ ơ trước hiện
tượng của cuộc sống, với yêu cầu cấp bách của xã hội. Vì vậy vấn đề nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông là nội dung quan trọng trong toàn bộ hệ
thống quản lý giáo dục hiện nay. Để đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường trung học phổ thông một trong những công tác hết sức quan
trọng, góp phần to lớn trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh đó là
Trang1
công tác chủ nhiệm lớp. Để thực hiện tốt công việc này giáo viên chủ nhiệm cần có
những biện pháp cụ thể, hiệu quả trong tổ chức, quản lý giáo dục để không ngừng
nâng cao chất lượng, hoàn thiện nhân cách của học sinh đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới hiện nay.
Với lý do nêu trên tôi quyết định chộ đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng
công tác chủ nhiệm trong trường THPT”.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THPT là
một trong những nội dung quang trọng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện
của học sinh, trước hết đề tài này được áp dụng tại đơn vị lớp 11C6 và sau đó sẽ
được triễn khai ứng dụng cho tất cả các đơn vị lớp trong toàn trường THPT Phan
Ngọc Hiển huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Trường THPT Phan Ngọc Hiển, trong những năm qua việc giáo dục đạo đức
cho học sinh chủ yếu là giao cho giáo viên chủ nhiệm quản lý, giáo dục các em
trong từng học kỳ từ đó xếp loại hạnh kiểm các em cho từng học kỳ và cả năm học.
Một số giáo viên chủ nhiệm chỉ làm việc theo cảm tính, máy móc chưa có kế hoạch
chủ nhiệm một cách cụ thể và khoa học, chính vì điều đó một số đơn vị lớp kết quả
giáo dục hai mặt còn thấp, kém. Vấn đề công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công
tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Phan Ngọc Hiển chưa được quan tâm đúng mức
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc nghiên cứu thực trạng công tác
chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Phan Ngọc Hiển
để đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp với thực tế của giáo dục địa
phương nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN, góp phần thực hiện mục tiêu
nâng cao chất lượng GD toàn diện HS là vấn đề cấp thiết. Khi nhìn nhận được điều
này bản thân tôi đã cương quyết chỉ đạo chi bộ lên kế hoạch phân công Đảng viên
giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm về vấn đề xây dựng một kế
hoạch chủ nhiệm cho lớp.
Trong quá trình làm công tác quản lý và nghiên cứu, về công tác chủ nhiệm
lớp tôi tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Trang 2
Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp.
Xây dựng khả năng tự quản lớp.
Xây dựng ý thức học tập.
Xây dựng ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
Sản phẩm của giáo dục là một quá trình đầu tư lâu dài, trong đó người làm
công tác giáo dục phải biết áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ khâu tổ chức,
giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Qúa trình đó cũng không chỉ
diễn ra trong thời gian ngắn mà là quá trình tác động lâu dài đối với tập thể lớp.
Áp dụng: Đối với lớp 11C6 năm học 2012 - 2013
1. Đặc điểm tình hình chung của lớp 11C6:
Năm học 2012-2013 lớp 11C6 được hội tụ từ học sinh của các lớp 10C4,
10C2 và 10C6, các em thuộc các địa phương thị trấn Năm Căn, xã Lâm Hải, Xã
Hàm Rồng, xã đất mới, xã Hàng Vịnh.
Trong đó học sinh nữ có 19 em, học sinh dân tộc khmer có 01 em, học sinh
dân tộc kinh có 41 em.
Một số thuận lợi và khó khăn sau hai tháng khai giảng năm học:
1.1, Thuận lợi:
Trang 3
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
LỚP PHÓ HỌC TẬP LỚP PHÓ VTM
CỜ ĐỎ ĐỐI NỘI LỚP PHÓ LĐ
CỜ ĐỎ ĐỐI NGOẠI
TỔ TRƯỞNG
THỦ QUỸ
TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4
LỚP TRƯỞNG
BÍ THƯ CHI ĐOÀN
- Được sự quan tâm của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh
Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
- Lớp có tinh thần đoàn kết không chia phe, nhóm.
- Có một số học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình trong phong trào lớp.
- Môt bộ phận học sinh có nhà gần trường.
1.1, Khó khăn:
- Đa số học sinh nhà ở xa trường, các em đi học bằng phương tiện xuồng
máy, phải đi học sớm lúc 4 giờ sáng rất khó khăn trong việc đi lại.
- Lớp có 1 học sinh khuyết tật; 1 học sinh mồ côi cha, mẹ.
- Nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao, còn ham chơi, mê chơi game
online
- Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em .
- Môi trường xã hội phía trước cổng trường học còn nhiều phức tạp, ảnh
hưởng xấu đến rèn luyện hạnh kiểm của học sinh.
1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục năm học 2011-2012.
HẠNH KIỂM HỌC LỰC
TỐT 18 GIỎI 1
KHÁ 17 KHÁ 4
TB 7 TB 27
YẾU YẾU 10
KÉM
2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
2.1, Tiếp nhận lớp chủ nhiệm.
Trong buổi họp chi bộ nhà trường ngày 03/10/2012. Chi bộ đánh giá tất cả
các mặt hoạt động của nhà trường trong đó tổng kết xếp loại thi đua giữa các lớp
sau 2 tháng triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, kết quả 4 đơn vị lớp luôn xếp
thứ hạng cuối trong 29 đơn vị lớp trong đó đáng quan tâm nhất là lớp 11C6 có 8
tuần xếp ở vị trí cuối 29.
Được sự thống nhất của Ban chi Uỷ chi bộ phân công cụ thể một số Đảng
viên trực tiếp hộ trợ, giúp đỡ các giáo viên chủ nhiệm của 4 đơn vị lớp này. Trong
đó bản thân tôi được phân công hộ trợ công tác chủ nhiệm lớp11C6. Sau khi được
Trang 4
phân công tôi đã nắm kỹ danh sách học sinh và sơ đồ của lớp và cố gắng nhớ tên
của học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng, bởi mỗi học sinh, em nào cũng
muốn mình là người quan trọng đối với người khác. Việc giáo viên gọi tên các em
học sinh ngay từ khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất
ngờ vì việc này, chính việc này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn
tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn
trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với mỗi học sinh.
Ví dụ: Khi giáo viên chủ nhiệm của lớp 11C6 trao cho tôi danh sách và sơ
đồ lớp tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ tên của học sinh lớp và cố gắng biết
mặt của 1/4 số học sinh trong lớp trước ngày gặp lớp. Khi vào lớp tôi gọi tên học
sinh mà tôi biết mặt để hỏi thăm tình hình trong lớp trong thời gian qua. Trước việc
làm đó học sinh rất bất ngờ và thực sự thích thú. Tiếp theo tôi gặp giáo viên chủ
nhiệm kết hợp với buổi sinh hoạt lớp, buổi lao động đầu tháng của các em để nắm
bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp ( như học sinh giỏi,
học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn …) cũng qua đó ta sẽ
định hình được đội ngũ Ban cán sự lớp trong thời gian tới, cũng như đưa ra được
biện pháp giáo dục học sinh phù hợp.
Sau khi tiếp nhận lớp tôi đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp. Qua
đó tôi nắm được một số thông tin quan trọng về một số học sinh của lớp như sau:
Học sinh trong lớp cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau, có những học sinh rất
xa trường, học sinh mồ côi, học sinh nghèo vv…
Trên cơ sở những thông tin này, trước các hành vi ứng xử của học sinh, giáo
viên chủ nhiệm sẽ đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp, có thái độ lời nói đúng
mực.
Tránh được việc đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của các em cũng
như có thể động viên các em kịp thời.
2.2, Bầu ban cán sự lớp – Chia tổ.
a. Cơ sở chọn Ban cán sự lớp – Chia tổ.
+ Để bầu ban cán sự lớp đạt hiệu quả, hoạt động tốt, giáo viên chủ nhiệm
tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của
cá em học sinh.
Trang 5
Cán bộ lớp tốt phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì tập thể, khi
chọn Ban cán sự lớp giáo viên cần chú ý đến tính cách của người học sinh mà mình
chọn. Trong buổi lao động giáo viên cũng có thể quan sát những học sinh mà mình
có ý định đưa vào Ban cán sự lớp. Đặc biệt qua buổi lao động giáo viên chủ nhiệm
có thể chọn được một lớp phó lao động tốt. Ngoài ý thức trách nhiệm các thành
viên trong Ban cán sự lớp còn phải có năng lực tốt. Muốn biết điều này giáo viên
cần dựa vào học bạ của các em. Khi chọn Ban cán sự lớp, cố gắng bảo đảm mỗi địa
bàn cư trú có một thành viên của Ban cán sự lớp. Làm được điều này thì trong quá
trình hoạt động giáo viên có thể nắm được tình hình các thành viên trong lớp thông
qua các em học sinh trong Ban cán sự lớp. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong
việc chọn Ban cán sự lớp rất quan trọng như các thành viên trong lớp cũng có vai
trò không kém.Vì vậy khi chọn Ban cán sự lớp giáo viên cần căn cứ vào sự tín
nhiệm của tập thể lớp, điều này thể hiện qua việc bình bầu dân chủ.
+ Chia tổ: Khi tiến hành chia tổ, giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự đồng đều
trong tổ, có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp
hành nội quy khác nhau. Nói cách khác mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: Có
học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh ở địa bàn xa-gần, có học sinh ngoan, học sinh
cá biệt là bình đẳng thi đua trong các tổ.
b. Tiến hành bầu Ban cán sự lớp.
Trước khi tiến hành bầu, giáo viên chủ nhiệm nêu ý kiến: Ban cán sự lớp do
giáo viên chu nhiệm chọn hay lớp chọn. Khi học sinh quyết định do lớp chọn thì
giáo viên chủ nhiệm thỏa thuận, đồng ý cho lớp chọn nhưng khi chọn xong các em
phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong Ban cán sự lớp. Việc
bầu chọn Ban cán sự lớp giáo viên chủ nhiệm nên tiến hành trong giờ sinh hoạt lớp
cuối tuần.
Trước khi bầu giáo viên chủ nhiệm thông qua tiêu chuẩn của các chức danh
được bầu.
Ví dụ: Tiêu chuẩn của lớp trưởng : Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt,
năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức, có uy tín với bạn trong lớp.
Tiêu chuẩn của lớp phó học tập: Học lực gỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn, tính
tình hòa đồng, các chức danh khác giáo viên cũng đưa ra tiêu chuẩn tương tự. Qua
việc nêu tiêu chuẩn và đề cử thì các em học sinh đã định hình được những người
Trang 6
mà mình chọn. Bây giờ cho các em tiến hành ứng cử, đề cử và tiến hành biểu quyết
chọn Ban cán sự lớp, chọn xong lớp trưởng và các lớp phó, giáo viên chủ nhiệm
cho các tổ tự bầu tổ trưởng, tổ phó trên cơ sở tiêu chuẩn đã đưa ra. Khi bầu tổ
trưởng giáo viên chủ nhiệm cũng nên định hướng cho các em.
Qua 3 tháng hoạt động của lớp 11C6 dưới sự hộ trợ, điều chỉnh về biện pháp
của bản thân, tôi nhận thấy ban cán sự làm việc hiệu quả, được các thành viên
trong lớp tôn trọng. Chính điều này là nhân tố tích cực giúp lớp đứng vị trí tốp 5
dẫn đầu thi đua giữa các lớp trong toàn trường.
c. Giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp.
Ban cán sự lớp là đại diện cho tập thể lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên
chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. Ban
cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên chủ nhiệm công nhận, nhiệm kỳ
của Ban cán sự lớp là một năm.
* Ban cán sự lớp gồm: 1 lớp trưởng; 3 lớp phó; 1 thủ quỹ; 4 tổ trưởng; 4 tổ
phó; 1 cờ đỏ đối nội; 1 cờ đỏ đối ngoại; 1 bí thư chi đoàn lớp; 1 phó bí thư chi
đoàn lớp; 1 ủy viên ban chấp hành chi đoàn lớp.
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Chị trách nhiệm điều hành, quản lý trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm, lớp
trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành
viên trong lớp. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ nội quy của trường, quy
định của lớp, thực hiện nề nếp tự quản trong lớp. Lớp trưởng là người thay mặt
giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp, kịp thời nắm bắt thông tin của lớp, báo cáo cho
giáo viên chủ nhiệm. Cuối tuần trong tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng tổng kết lớp,
đưa ra đánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động của lớp. Trên cơ sở báo cáo của tổ
trưởng, lớp trưởng xếp loại hạnh kiểm cho các thành viên trong lớp.
* Nhiệm vụ của các lớp phó:
+ Lớp phó học tập: Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập,
giúp đỡ những học sinh yếu trong khả năng của mình, kiểm tra bài củ đối với các
thành viên trong lớp ở 15 phút đầu buổi học.
+ Lớp phó lao động: Phân công, theo dõi đôn đốc các thành viên trong lớp ở
các buổi lao động, theo dõi công tác trực nhật trong tuần của các tổ, ý thức giữ vệ
Trang 7
sinh của cá nhân, các thành viên trong lớp.Cuối tuần báo cáo hoạt động lao động,
vệ sinh lớp.
+ Lớp phó văn nghệ: Thu và quản lý các khoản quỹ của lớp nếu được sự cho
phép của lãnh đạo nhà trường, cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm báo cáo công khai
hoạt động thu chi quỹ lớp.
+ Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Theo dõi đôn đốc, các thành viên trong tổ,
làm trực nhật, vệ sinh, học tập, kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà của tổ viên.
2.3 Sơ đồ lớp học:
Để lớp học ổn định và đạt kết quả tốt trong học tập ta cần chú ý đến bố trí
chổ ngồi một cách hợp lý và dựa vào các căn cứ sau:
+ Học lực của học sinh: Xen kẻ giữa học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém.
+ Thể chất của học sinh; Thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu ngồi gần
bảng
+ Ban cán sự lớp: Tổ trưởng ( lớp trưởng) thường ngồi giữa hoặc sau tổ
( lớp).
+ Ý thức của học sinh: Học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học bài cho
ngồi trước.
Trên cơ sở các căn cứ đó giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ cho phù hợp.treo lên
góc học tập, để lên bàn giáo viên, giúp giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, học
sinh tiện theo dõi.
2.4 Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh.
Với một lớp học, ngoài những quy định chung của nhà trường cần có những
quy định riêng của lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường.
Tiêu chí đánh giá xếp loại được xây dựng trên cơ sở “ Bảng thi đua” giữa
các lớp của đoàn trường.
Sau khi xây dựng xong “ Tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh” lớp trưởng
kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đưa ra thống nhất trước lớp, sau khi thống nhất
thang điểm giáo viên chủ nhiệm cho tổ trưởng thực hiện công việc theo dõi thi đua
giữa các thành viên trong lớp dựa vào thang điểm. Trên cơ sở báo cáo của tổ
trưởng, lớp trưởng tổng hợp nhận xét đánh giá, xếp loại thi đua vào tiết sinh hoạt
cuối tuần.
2.5 Cần phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
Trang 8
Một lớp muấn tiến bộ, tự quản tốt thì vai trò của Ban cán sự lớp rất quan
trọng. Để phát huy vai trò của ban cán sự lớp, trước hết giáo viên phải tạo được
thiện cảm và niềm tin, quan trọng hơn là giám tin và giám giao nhiệm vụ cho các
em. Bên cạnh đó là sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
Tóm lại nếu giáo viên chủ nhiệm biết phát huy vai trò của ban cán sự lớp thì
lớp sẽ hoạt động có nề nếp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng nắm tình hình lớp hàng
ngày để điều chỉnh hoạt động của lớp.Trong tiết sinh hoạt cuối tuần lớp cần đưa ra
các nội dung:
- Các tổ trưởng báo cáo lên bảng tình hình học tập của các thành viên trong
tổ.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét và đề xuất ý kiến trên cơ sở báo cáo của tổ
trưởng, lớp trưởng quy ra điểm rồi xếp loại hạnh kiểm tuần cho các thành viên
trong lớp.
- Nếu là tiết sinh hoạt tuần cuối của tháng lớp trưởng báo cáo hạnh kiểm
tháng cho lớp( Đã được giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp xét trước đó)
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá tình hình học tập trong tuần, đưa ra
tuyên dương, phê bình đối với các thành viên trong lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm đưa ra kế hoạch cho tuần tiếp theo. Qua các bước
hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm có thể thấy học sinh là trung tâm của tiết
sinh hoạt lớp còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổng kết vấn đề.
Trên đây chỉ là một biện pháp cụ thể để phát huy vai trò của Ban cán sự lớp
trong quá trình hoạt động của lớp mà bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 11C6.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
Đầu năm lớp có 42 học sinh cuối học kỳ I lớp có 42 học sinh, không thay
đổi sĩ số:
+ Chất lượng học kỳ I: Hạnh kiểm tốt 38 học sinh, hạnh kiểm khá 4 học
sinh, không có học sinh yếu kém; Học lực giỏi 4, khá 13, trung bình 25 học sinh.
+ Thi đua hàng tháng giữa các khối lớp trong trường luôn xếp ở tốp 5 trên
29 đơn vị lớp.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Sau khi thực hiện đề tài này lớp 11C6 có nhiều biểu hiện tích cực đã nhìn
thấy rõ nét như : kết quả hạnh kiểm, chất lượng học tập bộ môn của học sinh tăng
Trang 9
cao so với hai tháng trước đó, trong lớp không còn hiện tượng vi phạm xẩy ra, và
sáng kiến này được phổ biến rộng rãi trong toàn trường, được nhiều giáo viên chủ
nhiệm nhiệt tình ủng hộ và ứng dụng vào công tác chủ nhiệm, từng bước chấn
chỉnh được nề nếp của học sinh toàn trường và đề tài này sẽ được tổng kết, điều
chỉnh làm tài liệu lưu hành trong nội bộ nhà trường, áp dụng cho giáo viên chủ
nhiệm lớp trong những năm học tiếp theo.
VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
- Sở giáo dục & và đào tạo Cà Mau hàng năm nên tổ chức hội thảo về
chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp ở bậc trung học phổ thông để tìm ra biện pháp
tối ưu cho công tác giáo dục và rèn luyện học sinh.
- Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phải tự xác định mình là
người cha, người mẹ thứ hai nên phải hết sức tâm huyết với học sinh của lớp,
thường xuyên trăn trở theo dõi diễn biến tiến bộ của lớp để tìm biện pháp điều
chỉnh thích hợp nhằm mục đích đạt kế hoạch chỉ tiêu của lớp đề ra từ đầu năm học.
- Những giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường có biện
pháp mạnh cho thôi công tác chủ nhiệm chuyên sang công tác khác làm gương cho
các giáo viên chủ nhiệm khác noi theo.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc rút và thực hiện trong
quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi rất mong được sự đóng góp, xây dựng thêm
của quý Thầy, Cô giáo để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn, góp phần tích cực
vào việc giáo dục học sinh trong nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn.
Người báo cáo
Phan Văn Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 10
Năm Căn, ngày 16 tháng 03 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THPT
- Tên cá nhân thực hiện: Phan Văn Việt
- Thời gian triển khai thực hiện từ 25 tháng 10 năm 2012 đến 17 tháng o1 năm 2013.
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
- Nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, cung cấp cho học sinh những tri
thức cơ bản về các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức trên cơ sở đó giúp các em hình thành
niềm tin vào lẽ phải, vào chân thiện mỹ theo quan điểm truyền thống, phù hợp với nhu cầu
phát triển đất nước.
- Trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, thời đại phát triển kinh tế thị trường đã ảnh hưởng
nhiều yếu tố đến giáo dục phổ thông. Đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa như
huyện Năm Căn.
- Đứng trước tình hình thực tiễn hết sức khó khăn đó, những người làm công tác giáo
dục không thể thờ ơ trước hiện tượng của cuộc sống, với yêu cầu cấp bách của xã hội.
Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Để thực hiện
tốt công việc này giáo viên chủ nhiệm cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả trong tổ
chức, quản lý giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thiện nhân cách của học
sinh đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THPT là một trong
những nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, trước hết
đề tài này được áp dụng tại đơn vị lớp 11C6, sau đó sẽ được triển khai ứng dụng cho các
lớp trong trường THPT Phan Ngọc Hiển Huyện Năm Căn Tỉnh Cà Mau.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Trong những năm qua việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn gặp nhiều
khó khăn, kết quả đem lại chưa cao, giáo viên chủ nhiệm chưa có biện pháp giáo dục học
sinh môt cách phù hợp. Trước tình hình đó chi bộ họp và phân công Đảng viên giúp đỡ giáo
viên chủ Nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, kết quả thi đua của lớp chủ nhiệm thấp kém.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và quản lý bản thân tôi đã xây dựng kế hoạc chủ
nhiệm lớp dựa trên nền tảng các nội dung của sáng kiến sau đây:
- Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp.
- Xây dựng khả năng tự quản lớp.
Trang 11
- Xây dựng ý thức học tập
- Xây dựng ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
Từ đó xây dựng được một biện pháp chủ nhiệm hiệu quả cho lớp 11C6 và được triển
khai áp dụng trong toàn trường.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
sau thời gian áp dụng biện pháp trên: Bảo đảm duy trì sĩ số lớp 42 học sinh so với sĩ
số đầu năm học, kết quả giáo dục học kỳ I về hạnh kiểm loại tốt 38 học sinh, hạnh kiểm loại
khá 4 học sinh; học lực loại giỏi 4 học sinh, khá 13 học sinh, trung bình 25 học sinh. Sơ kết
thi đua tuần giữa 29 đơn vị lớp luôn ở vị trí từ thứ nhất đến thứ năm.
Sau khi tổng kết sáng kiến kinh nghiệm này, sẽ được triển khai đến các đơn vị lớp trong
toàn trường ở học kỳ II năm học 2012-2013 và những năm học tiếp theo.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Qua việc triển khai thực hiện sáng kiến này việc học tập của học sinh lớp 11C6 tiến
bộ rõ rệt về hạnh kiểm và học lực, làm thay đổi phong trào học tập của lớp, mọi hoạt động
đi theo chiều hướng tích cực, nhiều học sinh từ yếu kém đã phấn đấu trở thành học sinh
trung bình, học sinh khá. Giáo viên bộ môn nhận xét về hiệu quả cao của sáng kiến và được
triển khai rộng rải trong công tác chủ nhiệm ở phạm vi toàn trường.
VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
- Sở giáo duc & đào tạo Cà Mau hàng năm cần tổ chức hội thảo về chuyên đề công tác
chủ nhiệm lớp ở bậc trung học phổ thông để tìm ra biện pháp tối ưu cho công tác giáo dục
và rèn luyện học sinh.
- Đối với những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phải tự xác định cho mình là
người cha, người mẹ thứ hai đối với các em học sinh, nên phải hết sức tâm huyết và có
trách nhiệm đối với lớp, thường xuyên trăn trở theo dõi diển biến, sự tiến bộ của lớp, để tìm
biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm mục đích đạt kế hoạch, chỉ tiêu của lớp đề ra từ đầu
năm học.
Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị: Người báo cáo
Phan Văn Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 12
Năm Căn, ngày 18 tháng 03 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kính gửi : Hội đồng xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm.
- Họ và tên: Phan Văn Việt.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Phan Ngọc Hiển.
- Cá nhân : Phan Văn Việt.
Đề nghị hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013.
1. Tên sáng kiến:
“ Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
+ Nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, cung cấp cho các em những
tri thức cơ bản về các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các
em hình thành niềm tin vào lẽ phải, vào chân, thiện mỹ theo quan điểm truyền
thống, phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước.
+ Trong thời kỳ hội nhập, mở cửa, thời đại phát triển kinh tế tế thị trường đã chi
phối đến nhiều mặt trong lĩnh vực giáo dục phổ thông. Đặc biệt là đối với học
sinh vùng sâu , vùng xa như huyện Năm Căn.
+ Trong quá trình giáo dục học sinh, một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp mới ra
trường, thiếu kinh nghiệm dẫn đến chất lượng giáo dục học sinh của lớp chưa đạt
yêu cầu đề ra. Trước những bức xúc đó đối với những người làm công tác chủ
nhiệm cần có biện pháp giáo dục thích hợp, khoa học và hiệu quả. Vì vậy bản
thân tôi xây dựng sáng kiến này để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục của học sinh toàn trường.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến.
- Sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu tập trung vào vấn đề xây dựng cho giáo
viên chủ nhiệm một biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, dựa trên các nội dung
cơ bản sau.
+ Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp.
Trang 13
+ Xây dựng khả năng tự quản của lớp.
+ Xây dựng ý thức học tập.
+ Xây dựng ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
4. Phạm vi áp dụng:
Đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”.
Được áp dụng đối với lớp 11C6 trong học kỳ I và phổ biến cho tất cả các lớp
trong toàn trường THPT phan ngọc hiển học kỳ II và những năm học tiếp theo.
5. Hiệu quả đạt được:
Sau thời gian áp dụng biện pháp trên: Đảm bảo duy trì sĩ số lớp không có học sinh
nghĩ học, chất lượng giáo dục học kỳ I vượt chỉ tiêu đề ra hạnh kiểm tốt 38 học
sinh, hạnh kiểm khá 4 học sinh, không có hạnh kiểm yêu. Học lưc giỏi 4 học sinh,
khá 13 học sinh, trung bình 25 học sinh
+ Thi đua trong tháng giữa 29 đơn vị lớp luôn đứng vị trí từ 1 đến vị trí thứ 5
trong toàn trương.
+ Sau khi sơ kết học kỳ I Sáng kiến kinh nghiệm này được triển khai trong toàn
trường THPT phan ngọc hiển năm học 2012-2013 và những năm học tiếp theo.
Người đăng ký
Phan Văn Việt
Trang 14