Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Ứng dụng CNTT xây dựng tư liệu dạy học môn Địa lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" ỨNG DỤNG CNTT XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC MÔN ĐỊA
LÝ LỚP 10"
MỞ ĐẦU
Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin là một chủ đề lớn mà
Tổ chức Văn hoá - khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức đưa ra
thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và UNESCO dự đoán sẽ có sự thay
đổi nền giáo dục một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT.
Với các phần mềm hiện đại như Flash, Encarta, MapInfo, PowerPoint … cho phép
chúng ta có thể tạo nên những tranh ảnh động, bản đồ động, hay những đoạn phim mô tả
các quá trình, hiện tượng địa lý một cách sinh động, chính xác, dễ hiểu. Các phần mềm
này có thể cho phép chúng ta chỉnh sửa hay thiết kế lại những tranh ảnh, bản đồ có sẵn để
phù hợp với những kiến thức phức tạp, với nhiều mục đích dạy học khác nhau.
Tuy nhiên, để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả nhằm đổi mới PPDH theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giáo viên còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc
biệt là thiếu nguồn cơ sở dữ liệu là các tranh ảnh, bản đồ, phim ở dạng kĩ thuật số một
cách có hệ thống theo từng bài.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin
xây dựng tư liệu dạy học địa lý lớp 10 ban cơ bản” để nghiên cứu nhằm mục đích nâng
cao chất lượng dạy và học môn địa lý trên cơ sở khai thác hệ thống các nguồn tư liệu hỗ
trợ.
PHẦN NỘI DUNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC
ĐỊA LÝ LỚP 10 BAN CƠ BẢN
I. Quy trình xây dựng tư liệu dạy học địa lí
Cấu trúc của bộ tư liệu dạy học bao gồm hệ thống tranh ảnh, hệ thống sơ đồ, hệ
thống mô hình, các VideoClip, bài giảng điện tử.
Khi đã nghiên cứu các nguồn cung cấp tư liệu và cách khai thác các tư liệu từ
Encarta, Internet, Db – Map và một số phần mềm phục vụ dạy học Địa lý, chúng ta phải
sắp xếp các tư liệu đó thành một hệ thống giúp giáo viên và học sinh dễ dàng khai thác,


sử dụng.
Để có một hệ thống tư liệu được sắp xếp hợp lý, chúng ta cần phải tiến hành các
bước sau:
* Nghiên cứu tài liệu: Xem xét thật kĩ nội dung các bài học. Nghiên cứu, phát hiện
những gì còn thiếu, những gì SGK chưa đề cập tới, từ đó tìm cách bổ sung bằng các tư
liệu hỗ trợ nhằm hoàn chỉnh nhận thức cho học sinh.
* Chọn lọc tư liệu : Khi đã xác định được những nội dung còn thiếu trong SGK,
chúng ta cần tìm hiểu xem nên sử dụng đến những tư liệu hỗ trợ nào thì phù hợp nhất,
hiệu quả và hữu ích nhất cho bài học.
* Tra cứu tư liệu: Sau khi đã xác định được các tư liệu cần tìm, chúng ta cần tiến
hành tìm kiếm các tư liệu trong các phần mềm và trên một số trang web đã giới thiệu.
Các tư liệu tìm kiếm rất phong phú do đó cần phải có sự chọn lọc sao cho hợp lý và sát
với nội dung bài dạy nhất.
* Thiết kế hệ thống:
Các tư liệu sau khi tìm kiếm được lưu lại trong đĩa CD. Đĩa CD chứa đựng các nội
dung được sắp xếp theo một hệ thống như sau:
Hồ sơ tư liệu dạy học bao gồm các thư mục:
• “Tranh ảnh”: Trong thư mục này lại có các thư mục nhỏ mang tên nội dung
của từng bài, chứa các file ảnh cần thiết cho mỗi bài.
• “Bản đồ”: Hệ thống các bản đồ phục vụ cho từng bài dạy cụ thể.
• “Biểu đồ”: Hệ thống các biểu đồ được xây dựng phục vụ cho một số bài dạy.
• Sơ đồ:
• “Video”: Các Video liên quan đến một số bài học.
• “Giáo án điện tử”: Một số giáo án mẫu được soạn dựa trên nguồn tư liệu.
II. Các công cụ xây dựng tư liệu dạy học địa lí 10 ban cơ bản
1. Internet
Để nội dung của Website dạy học địa lý lớp 10 - Ban KHTN thêm đa dạng và phong phú
thì bên cạnh việc khai thác tư liệu từ sách báo, tạp chí, từ các phần mềm thì Internet cũng
là một phương tiện tìm kiếm, khai thác thông tin một cách hữu hiệu. Hiện nay, mạng
Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiều công cụ hữu ích để tìm kiếm và một số trang

Web còn cho phép tải các chương trình, phần mềm miễn phí. Mạng Internet còn là nơi để
ta giao lưu, trao đổi và cập nhật thông tin hàng ngày.
* Tìm kiếm thông tin
Các trang Web tìm kiếm có hiệu quả và thường được sử dụng:
+

+
+ www.nationalgeographic.com
+ www.vinasek.com
+ www.gso.gov.vn
+ www.vietrade.gov.vn
+ www.fao.org.vn
*Down load
- Văn bản: Nhấn Menu File/Save as (ghi cả trang đang xem) sau đó chọn thư mục cần ghi
vào trong hộp thoại hiện lên, ghi tên tương ứng.
- Hình ảnh: Nhấn chuột phải vào hình ảnh và ghi vào máy, chọn Save Picture as, các thao
tác chọn thư mục và ghi tên tương tự như ghi văn bản.
- Video, Flash: Chọn đoạn Video, Flash cần tải, nhấn chọn Download (tải xuống)/ chọn
Save/ chọn đường dẫn để ghi vào/ OK.
Để tạo ảnh đưa vào Web, có thể sử dụng ảnh chụp, quét ảnh đưa về dạng số bằng
scanner sau đó sử dụng các phần mềm xử lý ảnh.
2. Phần mềm Microsoft Encarta Encylopedia 2007
Encarta 2007 là một kho tài nguyên kiến thức lớn để tra cứu những loại thông tin
dưới hình thức truyền thông đa phương tiện : từ phim video, hình ảnh động animation,
hình ảnh tĩnh (picture) đến bản đồ (map – có cả bản đồ tĩnh và bản đồ động). Encarta
thực sự kết hợp được những thông tin mới và trọn vẹn với những công cụ mạnh mẽ mang
tính đầy đủ sáng tạo cho phép tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm thông tin và dành
nhiều thời gian cho học tập.
Khởi động chương trình: nhấn Start / Program. Microsoft / Reference / Encarta
Các thao tác tìm kiếm, lưu trữ :

* Khai thác các bản đồ và hình ảnh
Sau khi tìm kiếm được các hình ảnh, bản đồ, chúng ta có thể chuyển chúng thành
các file ảnh và lưu trữ lại, sau đó có thể sử dụng các file ảnh này thiết kế bài giảng, trình
chiếu trên Powerpoint. Cách tiến hành như sau:
- Khởi động Encarta
- Gõ tên địa danh vào find và nhấn Enter
- Chọn địa danh trong danh sách phía dưới
- Nhấn chuột phải vào vùng trên bản đồ và chọn copy Map
* Khai thác các Video Clip
Trong đĩa CD chứa nhiều Video Clip, có thể sao chụp để đưa vào các chương trình
khác phục vụ giảng dạy. Muốn lấy được các file video trên đĩa, thực hiện như sau:
- Nhấn chuột phải trên nút Start, chọn Explore Trên cửa sổ của Explore, chọn ổ
C / Program / Microsoft / Encarta / 2007 contents / LO4 ADXRC / DSC chọn lấy các File
và Copy
Khai thác các bảng số liệu
Để khai thác các bảng dữ liệu thống kê Chọn Statistics – Country Statistics.
Chương trình xuất hiện như sau:
Bước 1: Chọn Chosse Statistics, xuất hiện bảng số liệu thống kê.
Bước 2: Chọn một chỉ tiêu thống kê tại cửa sổ bên phải chọn một bảng thống kê
bên trái bằng cách nháy đúp chuột xuất hiện bảng chỉ tiêu thống kê.
Bước 3: Muốn Copy bảng thống kê này sang Excel để lưu làm cơ sở dữ liệu hoặc
xây dựng các biểu đồ, bản đồ ta thực hiện các bước sau:
Kích chuột phải, chọn Whole table / nhấn Ok.
Từ Start chọn Programs / Microsoft Excel vào Edit / Paste.
Bước 4: Làm sạch bảng số liệu.
Vào Edit / nhấn Copy và tiếp tục vào Edit / chọn Pase Special, xuất hiện hộp thoại,
kích chọn vào Values / nhấn Ok, ta sẽ được bảng số liệu như mong muốn. Từ bảng số
liệu này giáo viên có thể vẽ các biểu đồ cho những mục đích giảng dạy của mình.
3. Khai thác và xây dựng bản đồ bằng phần mềm MapInfo
MapInfo là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu địa lý trên

máy tính cá nhân, là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đặc biệt, dùng cho
mục đích giảng dạy và thành lập các bản đồ chuyên đề và phân tích trong địa lý.
* Các bước thành lập bản đồ MapInfo
Cũng giống như phương pháp truyền thống, quá trình biên tập và thành lập bản đồ
bằng máy tính nói chung và phần mềm MapInfo nói riêng đều trải qua các bước sau đây :
- Bước 1: Lập kế hoạch biên tập bản đồ
- Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Bước 3: Liên kết dữ liệu và kiểm tra
- Bước 4: Phân tích và xử lý
- Bước 5: Trình bày các kết quả
2. Xõy dng biu trờn Microsoft Excel
Chng trỡnh Microsoft Excel giỳp giỏo viờn d dng thnh lp cỏc loi biu
biu hin mt cỏch trc quan cỏc s liu thng kờ v s vt, hin tng, quỏ trỡnh
kinh t xó hi.
Xõy dng cỏc biu phc v ging dy a lý lp 10
10
0
20
30
40
50
60
70
80 400
300
200
100
80
60

40
0
20
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
BIểU Đồ THể HIệN TƯƠNG QUAN NHIệT ẩM
CủA KHí HậU Hà NộI
Nhiệt độ t
Lợng ma p
Tháng ma P >100 mm
Tháng khô P < 2t
t
p


3. Phn mm SID 1.0
c im ca phn mm SID 1.0 l h rng, cỏc cõu hi do giỏo viờn a vo trong
th mc Tri thc v lu vo b nh mỏy tớnh. Giỏo viờn t lp thang im cho cỏc cỏch
tr li. Vỡ vy phn mm ny l mt c s cho mụn hc s dng nhiu mc ớch khỏc
nhau tuỳ yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Giáo viên có thể sử dụng trong công tác kiểm
tra đánh giá học sinh.
4. Ứng dụng phần mềm Adobe Photoshop để chỉnh sửa ảnh
Các tranh ảnh sưu tầm có thể có những nội dung không hoàn toàn sát với yêu cầu
của bài học. Ví dụ: Các bản đồ lấy từ Internet có quá nhiều địa danh bằng tiếng Anh, hay
mức độ chi tiết quá cao. Chúng ta có thể sử dụng chương trình Photoshop để chỉnh sửa lại
ảnh cho phù hợp với nội dung bài học bao gồm: cắt một phần của ảnh, chỉnh sửa độ sáng
của ảnh, tạo độ nét của ảnh, thay đổi các màu trong ảnh, quay ảnh.
5. Ứng dụng HTvideo Editor biên tập các đoạn Video clip
HTvideo Editor là phần mềm cho phép cắt, ghép, lồng tiếng, nhập chữ biên tập
những đoạn phim phù hợp với nội dung bài học, đồng thời có thể biên tập những hình
ảnh tĩnh thành các đoạn video cho bài học trở nên sinh động và hiệu quả hơn.

6. Khai thác phần mềm PowerPoint kết hợp với nguồn tư liệu thiết kế bài giảng Địa lý
lớp 10
PowerPoint là phần mềm trình diễn linh hoạt trong bộ Microsoft Office, cho phép
thực hiện hầu hết các yêu cầu minh hoạ trong giảng dạy Địa lý và rất dễ sử dụng.
Trong PowerPoint giáo viên có thể tạo ra một tập tin trình diễn đa phương tiện –
nghĩa là có thể đưa vào bài giảng các tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, hình vẽ,
phim phù hợp để tạo được hiệu quả cao cho bài giảng. Đồng thời, với việc áp dụng các
dạng minh hoạ động cho các nội dung trình chiếu làm cho bài giảng thêm sinh động, thu
hút người học.
Với ưu thế này, việc sử dụng PowerPoint để thiết kế bài giảng Địa lý sẽ mang lại
hiệu quả cao trong giảng dạy, một điều mà không phải bất cứ phần mềm nào cũng có thể
thực hiện được.
6.1. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế bài giảng Địa lý bằng PowerPoint
Để đạt hiệu quả cao khi thiết kế bài giảng Địa lý bằng PowerPoint phải đảm bảo
một số yêu cầu sau:
Khi thiết kế các bài giảng địa lý bằng Powerpoint phải chú ý một số các yêu cầu
sau:
• Các trang trình diễn phải đơn giản, rõ ràng không nên sao chép nguyên văn bài
giảng vào các Slide mà trình bày theo hướng tinh giảm và biểu tượng hoá nội dung, tận
dụng các lợi thế của Powerpoint.
• Không nên đổi màu cho mỗi trang trình diễn nếu không thay đổi mục tiêu bài
giảng bởi vì nếu chúng ta sử dụng những màu sắc rực rỡ, đồ hoạ vui nhộn sẽ làm học sinh
mất tập trung vào bài giảng.
• Sử dụng các phông nền, phông chữ tương tự nhau trong suốt bài giảng, không
nên dùng các kiểu chữ rườm rà, khó đọc hay quá nhiều font chữ trong một trang trình
bày.
• Chỉ nên đưa ý chính vào mỗi trang trình diễn, các dạng đồ họa cần phải được lựa
chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán sự chú ý hoặc tạo nên những quá trình
tư duy lệch lạc cho học sinh.
6.2. Những tiện ích của PowerPoint trong thiết kế bài giảng

a. Khởi động PowerPoint
Nhấn nút Start / Chọn Programs / Chọn PowerPoint (hoặc kích đúp chuột vào biểu
tượng PowerPoint trên màn hình).
b. Nhập văn bản, định dạng, hiệu chỉnh văn bản
- Cách nhập văn bản: Có 2 cách nhập văn bản:
+ Nhập văn bản vào các mẫu có sẵn, ta chọn File / New / Design Template và
nhập văn bản vào phần mặc định trong trang mẫu.
+ Nếu lựa chọn trang trắng, chọn Slide Layout từ phần trình bày trắng.
- Định dạng Font chữ: Chọn đoạn văn bản cần định dạng, tô đen đoạn văn bản, mở
thực đơn Format, chọn Font.
- Chọn Font chữ trong danh sách Font, kiểu chữ trong Font Style, chọn cỡ chữ
trong Size, chọn màu trong color, nhấn OK.
- Định dạng màu nền cho các Slide: Mở thực đơn Format / Background / chọn màu
nền tại ô Background Fill. Nếu nhấn nút Apply to all, màu nền được chọn sẽ áp dụng cho
tất cả các Slide trong file trình chiếu.
c. Chèn các đối tượng đồ hoạ
* Chèn hình ảnh minh hoạ: Chọn Insert / Picture / From file / chọn file ảnh cần
chèn / nhấn Insert.
* Chèn một sơ đồ:
- Từ lệnh Insert / New Slide / Slide Layout / Orgraniation / OK.
- Gõ tiều đề vào phần giữ chỗ trong trang chiếu. Nhấn chuột vào biểu tượng sơ đồ
tổ chức để nhập nội dung, sau khi xong nhấp Yes.
* Chèn một bản đồ: Từ các bản đồ được thành lập từ các chương trình (MapInfo,
Db- Map) hay các bản đồ có sẵn trong các phần mềm tra cứu, có thể bằng cách Copy từ
các chương trình này và dán trực tiếp vào PowerPoint.
* Chèn các biểu đồ, bảng biểu:
Các biểu đồ bảng biểu có thể lấy từ Excel hoặc thành lập trực tiếp từ PowerPoint. Đối
với các biểu đồ được lấy từ Excel, ta thực hiện lệnh Copy thông thường và khi đưa sang
PowerPoint chọn Edit / Pase hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl – V.
* Chèn các đoạn Video Clip và âm thanh vào trang trình chiếu:

- Chọn Insert / Object / Video clip / OK.
- Từ Insert clip (sau khi có biểu tượng camera), chọn Video for Windows, xuất
hiện hộp thoại Open / chọn thư mục chèn và file chèn.
Khi trình bày bài giảng có chèn Video clip thì phim đó phải được coi là file liên
quan, nếu copy file trình diễn thì phải copy file phim kèm theo.
- Cách chèn âm thanh cũng tương tự như trên: Insert / Movies and Sounds / Sound
from file / chọn thư mục chèn và file chèn.
* Tạo hiệu ứng chuyển động:
- Chọn đối tượng muốn tạo hiệu ứng chuyển động, vào menu slide show, kích
chuột chọn Custom animation. Trong khung cửa sổ Custom animation nằm bên phải màn
hình chọn Entrance hoặc Emphasic và chọn thể loại hiệu ứng.
- Tạo các hiệu ứng đặc biệt: Các hiệu ứng đặc biệt ở đây là các hiệu ứng hoạt hình,
âm thanh, hiệu ứng chuyển tiếp Slide. Hiệu ứng hoạt hình bổ sung cho Text và đồ hoạ
sao cho chúng có thể chuyển động xung quanh màn hình và kết hợp với các hiệu ứng
khác. Để tạo hiệu ứng chuyển tiếp cho các trang trình diễn, ta thực hiện như sau:
+ Nhấn nút Slide Sorter view để xem ở kiểu trình bày tổng quát rồi chọn trang
trình chiếu muốn áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp.
+ Chọn hiệu ứng chuyển tiếp từ Slide show trên thanh lệnh, chọn Slide
Transition và lựa chọn kiểu hiệu ứng trong hộp liệt kê Slide Transition.
* Tạo các liên kết:
Đây là một tính năng rất tiện ích của PowerPoint. Khi tạo các nút liên kết trong các
Slide, ta có thể rẽ nhánh sang một Slide khác hay tới một file bất kỳ trong chương trình
khác được lưu trong máy.
- Chọn đoạn văn bản hoặc tạo nút liên kết, mở Menu Start (hoặc nhấn chuột phải) /
Hyperlink / chọn thư mục và file liên kết tới.
* Trình chiếu:
Tiến hành thực hiện trình chiếu bằng việc chọn lệnh Setup show từ lệnh Slide
show, thiết lập thời gian trình bày bằng lệnh Recherse timing hoặc từ hộp Slide
Transition.
III. Thiết kế tư liệu dạy học địa lí 10 ban cơ bản

Minh họa: Bài 5 - chương II: Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt
Trời
1. Tranh ảnh
2. Bản đồ
3. Các VideoClip
Tác giả đã sưu tầm được các VideoClip rất đặc sắc như:
- Hệ mặt trời
- Các thiên thạch
- Các hành tinh trong hệ mặt trời
- Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời
- Hiện tượng ngày đêm.
4. Giáo án điện tử
BÀI 5: KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CỦA
VẬN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có khả năng
- Hiểu được các khái niệm thế nào là Vũ Trụ, hệ ngân hà, hệ Mặt Trời
- Xác định được:
+ Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và hướng chuyển động của chúng xung quanh
Mặt Trời
+ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và chuyển động của nó
- Giải thích được hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu, các kênh hình, các Video
Clip để rút ra kết luận về:
+ Hướng quay của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, đặc điểm của hai nhóm hành
tinh: Trái Đất và Mộc tinh
+ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
+ Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và các điểm cận nhật,

viễn nhật trên quỹ đạo
- Xác định góc chiếu của tia sáng Mặt Trời vào các ngày: 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 từ
các hình vẽ và rút ra kết luận
- Nâng cao kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm
3. Thái độ và hành vi:
- Nhận biết được Trái Đất hiện đang là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự
sống, rèn luyện cho các em có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
Website dạy học địa lý lớp 10 Ban KHTN, được thiết kết trên máy tính
+ Các hình ảnh về Mặt Trời, Trái Đất trong Vũ Trụ
+ Các đoạn Video Clip về hệ Mặt Trời, các hệ quả của vận động tự quay của Trái
Đất
+ Các mô hình về hệ Mặt Trời
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Ứng dụng CNTT trong dạy học: Sử dụng Website dạy học địa lý lớp 10 - Ban cơ
bản
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp hoạt động theo nhóm
- Phương pháp khai thác tri thức từ lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, sách giáo khoa
- Trắc nghiệm khách quan, cho đánh giá
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 5 phút
2. Giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung (Trình diễn các
Slide)
Hoạt động 1:
Giáo viên: Vũ Trụ là gì và đưa ra
Bài 5. Khái quát về Vũ Trụ, hệ
Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả

của vận động tự quay của Trái
Đất
I. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt
Trời, Trái Đất trong hệ Mặt
hình ảnh minh họa.
Học sinh: Nghiên cứu sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo, trả lời câu
hỏi
Giáo viên: Bổ sung, tóm tắt, trình
diễn Slide 2 và 3
Hoạt động 2:
Giáo viên: Yêu cầu học sinh theo
dõi Video Clip và cho biết khái niệm
hệ Mặt Trời, có bao nhiêu hành tinh
trong hệ Mặt Trời?
Học sinh: Theo dõi Video Clip, thảo
luận và trả lời
Giáo viên: Bổ sung, tóm tắt Slide 4,
5, 6
Hoạt động 3
Giáo viên: Cho học sinh quan sát
hình vẽ hệ Mặt Trời, yêu cầu các em
nhận xét về quỹ đạo, hướng chuyển
động quanh Mặt Trời của các hành
tinh
Học sinh: Quan sát hình vẽ, nghiên
cứu sách giáo khoa. thảo luận trả lời
câu hỏi
Giáo viên: Bổ sung, tóm tắt, chiếu Slide
7

Hoạt động 4
Giáo viên: Cho học sinh quan sát
hình vẽ, vị trí của Trái Đất trong hệ
Trời
1. Khái quát về Vũ Trụ
2. Hệ Mặt Trời
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
3.1. Vị trí của Trái Đất
Mặt Trời, yêu cầu các em nhận xét
với khoảng cách nêu trên có tác
dụng gì đối với sự sống trên Trái Đất
Học sinh: Quan sát, nghiên cứu,
thảo luận, trả lời
Giáo viên: Bổ sung, tóm tắt, trình
diễn Slide 8, 9, 10, 11, 12, 13
Hoạt động 5
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu
cầu học sinh hoàn thành vào những
chỗ trống
Học sinh: Nghiên cứu SGK, quan
sát hình vẽ, hoàn thành phiếu học tập
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung và
chiếu Slide đáp án.
Hoạt động 6:
Giáo viên: Yêu cầu HS theo dõi
SGK và dựa vào những hiểu biết của
mình cho biết hiện tượng Trái Đất tự
quay quanh trục gây ra những hệ quả
gì?
Học sinh: theo dõi SGK trả lời.

Giáo viên: Đi vào hệ quả đầu tiên,
đưa hình ảnh hiện tượng ngày-đêm
cho học sinh quan sát và hỏi: nếu
Trái Đất không quay quanh trục thì
có xảy ra hiện tượng ngày đêm
không? Vì sao?
Học sinh: trao đổi, suy nghĩ trả lời
Giáo viên: chiếu Slide 19 đáp án và
3.2. Các vận động của Trái Đất
II. Hệ quả vận động tự quay
của Trái Đất
1. Hiện tượng ngày - đêm trên
Trái Đất
bổ sung.
Giáo viên: Lấy ví dụ khi đi trên ô tô
hay tàu hỏa ta thấy cây cối như cũng
cùng chuyển động và liên hệ tới hệ
quả thứ 2, chiếu Slide 20.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát
videoclip và theo dõi SGK trả lời câu
hỏi Trái Đất chia ra làm bao nhiêu
múi giờ và thế nào là giờ mặt Trời,
giờ theo múi.
Học sinh: Theo dõi VideoClip, sách
giáo khoa trả lời câu hỏi.
Giáo viên: Chiếu Slide 22, 23
Giáo viên: Cho học sinh xem hình
sự lệch hướng của các vật thể. Yêu
cầu học sinh kết hợp với sách giáo
khoa cho biết nguyên nhân gây nên

sự lệch hướng đó.
Học sinh: Thảo luận trả lời
Giáo viên: Chiếu Slide 24, 25, 26
2. Chuyển động biểu kiến hàng
ngày của các thiên thể
3. Giờ trên Trái Đất và đường
chuyển ngày quốc tế
4. Sự lệnh hướng các vật thể
V. Đánh giá:
VI. Hoạt động nối tiếp: Củng cố bài, đưa bài tập về nhà. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài suy nghĩ của tác giả nhẵm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa
lí. Tác giả nêu đề xuất về quy trình xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học địa lý, giải
quyết vấn đề thiếu nguồn dữ liệu khi giáo viên thiết kế bài giảng theo hướng ứng dụng
công nghệ thông tin.
Qua thực nghiệm đã bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng các
tư liệu dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
* Một số đề nghị của tác giả:
1. Thực tế cho thấy phần lớn các trường phổ thông cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho dạy học còn thiếu rất nhiều. Vì vậy muốn đổi mới phương pháp dạy học thì
trước hết phải đổi mới phương tiện dạy học. Vì vậy cần phải có sự đầu tư thích đáng cho
giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà đổi mới phương pháp giáo dục được
đặt ra như là một vấn đề cấp bách.
2. Cần tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về các kiến thức và
kĩ năng tin học cơ bản cũng như nâng cao để họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết
bị hiện đại, thường xuyên xây dựng và sử dụng giáo án điện tử mỗi khi lên lớp. Từ đó
khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng thêm các nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học cho từng
bài học, từng chương học của chính bản thân mỗi giáo viên. Việc làm này rất có ý nghĩa,
nó không những giúp cho giáo viên sưu tầm cho mình một nguồn tư liệu phong phú mà đó
còn là một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng ứng

dụng CNTT.

×