Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN Một số giải pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.86 KB, 36 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN TIẾNG ANH 10"
1
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1. &y do chọn đề tài
Bất kì một hoạt động nào muốn biết đạt kết quả đến đâu cũng phải qua quá trình đánh
giá. Tuy nhiên, không phải cách đánh giá nào cũng cho kết quả như mong muốn, mà việc
đưa ra cách đánh giá có tính chất quyết định. Hoạt động dạy học cũng vậy, là khâu nhằm
đo đếm lại kết quả của một hoạt động cụ thể: Có thể là một tiết dạy, có thể là kết quả
của một học kì, một năm học, một cấp học, về một môn học cụ thể, hoặc là kết quả phấn
đấu toàn diện của học sinh
Việc đánh giá này có ý nghĩa cho cả người học, cả người dạy lẫn cả những người quan
tâm đến việc dạy học. Với người dạy có thể rút kinh nghiệm cho mình cái gì tốt, cái gì
chưa tốt trong quá trình truyền thụ, để rồi lớp sau cái gì sẽ tiếp tục phát huy, cái gì phải
bổ sung, chỉnh sửa. Đối với người học kết quả đánh giá ghi nhận mức độ kiến thức thu
nhận của mình, thể hiện bằng điểm số hoặc xếp loại. Kết quả này có được lên lớp hay
không, có tốt nghiệp hay không, và cũng có khi quyết định lối rẽ cuộc đời (ví như việc
thi đỗ đại học hay không). Vì vậy, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình
dạy học, có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần làm nên chất lượng giáo dục. Yêu
cầu và gần như là một nguyên tắc bắt buộc: Đánh giá phải vô tư, khách quan và khoa
học. Làm được như vậy thì đánh giá trở thành một lưới sàng lọc, phân loại khá chính xác
kết quả quá trình dạy học, hơn thế nữa đánh giá góp phần tạo nên công bằng xã hội trong
giáo dục đào tạo về mặt học thức, tạo động cơ lành mạnh thúc đẩy người học. Ngược lại,
vì một lí do nào đó, sự đánh giá không đảm bảo nguyên tắc này làm cho kết quả đánh
giá không đúng thực chất, góp phần tạo ra bất công, giết chết động cơ của sự học. Cơ sở
để đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của việc học có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau,
nhưng suy cho cùng đó là bốn cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm, học để
khẳng định mình, học để hòa nhập cộng đồng.


Kết quả của dạy học khác với kết quả nhiều hoạt động khác, kết quả này là nhận thức, là
tư duy, là sản phẩm vô hình nó chỉ có thể đo đếm được bằng một sản phẩm trung
gian thông qua ngôn ngữ (nói hoặc viết). Vì vậy, đánh giá kết quả dạy học chính xác là
một việc rất khó.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội
dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc
đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới
2
hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan
trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là
động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào
tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong các trường phổ thông chưa đề cao và chưa chú y đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh
vực nhận thức của học sinh mà giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu
kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công
việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học
hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng
nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá
cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt
cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự
kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học
tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học". Kiểm tra đánh giá ở cấp trung học phổ thông
(THPT) là cấp học đang đòi hỏi những đổi mới mạnh mẽ nhất trong giáo dục Việt Nam
hiện nay. Trường THPT Dân tộc- Nội trú Hoà Bình không đứng ngoài thực trạng đó.
Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi đã nghiên cứu về
: “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10 “.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế dạy học, và mong muốn tìm đựơc hình thức kiểm tra đánh giá thực
tế, chính xác và khách quan để giúp học sinh tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo

trong học tập, và giúp giáo viên có cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và
quản lý giáo duc. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành
giáo dục và toàn xã hội ngày nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình kiểm tra, đánh giá của học sinh lớp 10ª1 trường THPT Dân tộc- Nội trú tỉnh
Hoà Bình năm học 2012- 2013.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các thủ thuật về kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh qua chương trình dạy tiếng Anh 10
4. Giả thuyết khoa học
3
Nếu áp dụng một số đổi mới trong kiểm tra đánh giá thì học sinh se yêu thich môn
tiếng Anh hơn, không còn tâm ly lo sợ khi kiểm tra và kết quả học môn tiếng Anh se cao
hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Các phương pháp nghiên cứu y uận
Nghiên cứu lý luận giáo học pháp về kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh.
5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực hành trên lớp, Phương pháp so sánh
6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu
Cơ sở nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: Các thủ thuật về kiểm tra đánh giá môn
tiếng Anh 10
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2012-tháng 5/ 2013
Phần thứ hai
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở ly luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Sơ lược lich sử vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lâu nay vẫn được thực hiện một
cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức sách vở mà hầu hết là ở mức độ nhớ
và tái hiện kiến thức dựa trên những bài kiểm tra trên giấy, thì trên thế giới từ giữa thập

niên 1980 đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự về kiểm tra đánh giá với những thay
đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp, và các hoạt động cụ thể. Những thay
đổi trong xu hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong hơn thập niên vừa qua có thể
tóm lược trong bảng sau:
Xu hướng cũ Xu hướng mới
- Các bài thi trên giấy được thực
hiện vào cuối kỳ.
- Do bên ngoài khống chế.
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí
đánh giá không được nêu trước.
- Nhiều bài tập đa dạng trong
suốt quá trình học.
- Do học sinh chủ động.
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu
chí đánh giá được nêu rõ từ
4
- Nhấn mạnh sự cạnh tranh.
- Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
của việc giảng dạy.
- Chú trọng sản phẩm.
- Tập trung vào kiến thức sách vở.
trước.
- Nhấn mạnh sự hợp tác.
- Quan tâm đến kinh nghiệm
học tập của học sinh
-Chú trọng quá trình
- Tập trung vào năng lực thực
tế.
Những thay đổi vừa nêu phản ánh rõ nét quan điểm mới về giáo dục trong đó người
học (learner) và quá trình học tập (learning) là trung tâm của toàn bộ các hoạt động giáo

dục, trong đó có hoạt động kiểm tra đánh giá. Sự ra đời của quan điểm này cùng với
các xu hướng mới trong kiểm tra đánh giá đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hệ
thống lý luận về kiểm tra đánh giá, với sự xuất hiện một loạt các khái niệm và thuật ngữ
mới, cùng sự xác định nội hàm và tầm quan trọng của một số khái niệm và thuật ngữ đã
tồn tại trước đó. Dưới đây chúng tôi sẽ thảo luận các khái niệm đại diện cho ba đặc
trưng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo xu hướng mới của thế giới mà chúng tôi tạm gọi
là ‘đánh giá phát triển’, ‘đánh giá thực tiễn’, và ‘đánh giá sáng tạo’ để làm cơ sở cho việc
đưa ra những nhìn nhận về thực trạng kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông hiện
nay tại Việt Nam xét theo quan điểm mới.
a. Đánh giá phát triển (formative assessment)
‘Đánh giá phát triển’ là một thuật ngữ rất thường gặp trong những bài viết về xu hướng
kiểm tra đánh giá mới. Thuật ngữ này vốn đã tồn tại từ lâu và trước đây thường được
dịch là ‘đánh giá quá trình’ để chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện
trong quá trình dạy-học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động được thực hiện tại
những thời điểm khác như kiểm tra đánh giá t r ước khi bắt đầu quá trình dạy-học
(placement assessment, tức đánh giá xếp lớp) hoặc s a

u khi kết thúc quá trình này
(đánh giá tổng kết, tiếng Anh là summative assessment). Tuy nhiên, với sự xuất hiện của
xu hướng kiểm tra đánh giá mới thì nội hàm của khái niệm ‘formative assessment’ đã
được xác định lại và được dùng chung thành cặp đối lập với thuật ngữ ‘summative
assessment’ để chỉ hai chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá như sau:
Summative

assessment (đánh giá thành tích) thực hiện chức năng đánh giá để
phục vụ quản lý. Mục tiêu chính của “Đánh giá thành tích” là xác định mức độ đạt thành
tích của học sinh (và thông qua đó là của giáo viên cũng như nhà trường) sau thời
5
gian học tập, nhưng K


HÔ NG quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao. Do
thành tích của mỗi học sinh được xác định trong mối tương quan với những học sinh
khác trong cùng nhóm đối tượng, nên kết quả của cách đánh giá này luôn là một điểm
số để có thể dễ dàng so sánh và tổng kết khi cần thiết.
Formative

assessment (đánh giá phát triển), ngược lại, thực hiện chức năng đánh giá để
phục vụ quá trình dạy-học. Với mục đích lấy thông tin phản hồi cho học sinh và giáo
viên, mối quan tâm của “Đánh giá phát triển” là hiệu quả của hoạt động giảng dạy
trong việc phát triển khả năng của người học mà chứ không phải là việc chứng minh
học sinh đã đạt được một mức thành tích nào đó. Với chức năng này, “Đánh giá phất
triển” bao gồm bất kỳ dạng hoạt động nào có khả năng giúp giáo viên và học sinh
đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giảng dạy cũng như kết quả tiếp thu của các
em, nhằm chỉ ra những bước tiếp theo cần thực hiện để phát triển năng lực của học sinh
theo mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, “Đánh giá phất triển” không chú trọng xác định
thành tích của học sinh mà chú trọng giúp học sinh và giáo viên hiểu được những điểm
mạnh, điểm yếu và những lỗ hổng kiến thức của từng em để có kế hoạch kịp thời phát
huy hoặc khắc phục chúng.
Không giống như “Đánh giá thành tích” thường ghi kết quả bằng điểm số, kết quả đánh
giá theo “Đánh giá phát triển” có thể là những phát biểu miệng, những ghi chú trên bài
viết của bạn học, những lời phê của giáo viên, hoặc tất nhiên cũng có thể là điểm số,
nhưng điều quan trọng là những kết quả này phải có ý nghĩa phản hồi cho học sinh để
chúng hiểu rõ hơn về quá trình học tập của chính mình.
b. Đánh giá thực tiễn (authentic assessment)
Đây là một trong những thuật ngữ mới xuất hiện trong cuộc cách mạng về kiểm tra đánh
giá trong vài thập niên vừa qua, và được dùng trong mối quan hệ đối lập với thuật
ngữ‘đánh giá truyền thống’ (traditional assessment) vốn được dùng để chỉ các hình thức
kiểm tra đánh giá trên giấy (paper-and-pencil) vốn đã rất quen thuộc đối với mọi nền giáo
dục trên thế giới là bài tự luận (essay), câu hỏi trả lời ngắn (short answer question), hoặc
các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (objective test question), Một cách ngắn

gọn, ‘đánh giá thực tiễn’ bao gồm mọi hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá được
thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được
thực hiện trong bối cảnh thực tế. Từ ‘thực tiễn’ trong thuật ngữ này nhấn mạnh mối
liên hệ chặt chẽ của cách đánh giá này với những yêu cầu của cuộc sống thực. Điều này
cho thấy đây là một bước phát triển quan trọng về quan điểm kiểm tra đánh giá trong đó
vai trò của học sinh như một chủ thể sáng tạo được nhấn mạnh.
c. Đánh giá sáng tạo (alternative assessment)
6
Tương tự như khái niệm ‘đánh giá thực tiễn’, khái niệm ‘đánh giá sáng tạo’ (dịch sát là
‘đánh giá thay thế’) chỉ mới xuất hiện trong hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá trong
vài thập niên vừa qua. Về ý nghĩa, hai thuật ngữ vừa nêu có một số điểm tương đồng vì
cả hai cùng đề cập đến các phương pháp kiểm tra đánh giá khác với các phương pháp
truyền thống như bài tự luận, câu hỏi khách quan, Tuy nhiên, bên cạnh điểm tương
đồng vừa nêu thì hai khái niệm này chú trọng những đặc điểm khác nhau của kiểm tra
đánh giá. Trong khi ‘đánh giá thực tiễn’ nhấn mạnh sự liên hệ của việc kiểm tra đánh giá
trong nhà trường với thực tế cuộc sống ở bên ngoài, thì ‘đánh giá sáng tạo’ nhấn mạnh sự
mới mẻ, đa dạng và sáng tạo của những cách thực hiện kiểm tra đánh giá khác với cách
làm theo lối mòn của truyền thống. Ba đặc trưng vừa nêu của xu hướng kiểm tra đánh
giá mới trong quan điểm giáo dục hiện đại trên thế giới thể hiện rất rõ tính nhân bản và
tinh thần lấy hoc sinh làm trung tâm, trong đó mục tiêu cuối cùng của kiểm tra đánh giá
là nhằm phát hiện những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của học sinh để giúp
chúng phát triển đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình. Và đây chính là niềm tin của
các nhà giáo dục trên thế giới, là lý do tại sao các nước tiên tiến trên thế giới đang hết
sức nỗ lực để tạo ra một hệ thống kiểm tra, đánh giá giáo dục phổ thông theo xu hướng
này.
2 Cơ sở ly luận của vấn đề nghiên cứu
2. 1. Khái niệm “Kiểm tra, đánh giá kết quả hoc tập của học sinh”?
2.1.1 Kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất,
thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm

tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra
là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Như vậy, các
nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số
liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.
Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng
ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần ) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra
cuối học kì).
2.1.2. Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa
vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề
ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao
chất lượng và hiệu qủa công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh
7
giá là nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là
nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời,
có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học,
làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng
có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ
thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh
giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.
Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh.
Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại
toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những
thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do vậy kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung
cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp
thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá.
2.2. Các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để

kiểm tra các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra gồm:
2.2.1. Kiểm tra đầu vào – Placement Tests
Kiểm tra để xếp lớp theo trình độ phù hợp. Thường được ứng dụng như một hình
thức bắt buộc với những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Khái niệm kiểm tra đầu
vào không hàm chứa nội dung kiểm tra hay hình thức tổ chức kiểm tra mà chỉ chú trọng
vào mục đích của kiểm tra. Tùy theo mục đích khóa học mà người ta có thể tiến hành
các dạng thức bài kiểm tra hay qui trình kiểm tra khác nhau, thường với một khoá học
ngoại ngữ sẽ bao gồm cả hai dạng là phỏng vấn và viết. Trong đó, viết có thể bao gồm cả
trắc nghiệm khách quan và tự luận, hoặc riêng trắc nghiệm, hoặc riêng tự luận.
2.2.2 Kiểm tra dự chuẩn - Diagnostic Tests
Kiểm tra ngay sau khi mỗi khóa được tiến hành để dự đoán bổ sung những kiến thức
còn thiếu hay còn yếu, hay xác định trình độ thật của học sinh tại thời điểm đó, nhằm
điều chỉnh một chương trình hợp lí hơn. Thường ấn định theo định hướng của một
chương trình đã có.
2.2.3 Kiểm tra tiến độ - progress tests
Thường tiến hành sau khi khóa học đã được tiến hành, nói cách khác là kiểm tra định kì
ở giữa mỗi khóa học hoặc tùy theo yêu cầu của nhà quản lí hoặc người học. Nội dung
8
kiểm tra theo chương trình đã đào tạo, nói cách khác: học gì thi nấy. Kiểm tra tiến độ
có vẻ giống như kiểm tra kết quả nhưng nội dung thường được giới hạn ở từng mục tiêu
cụ thể hơn ví dụ như kiểm tra thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh, hay kiểm
tra khả năng sử dụng một số mẫu câu trong giao tiếp tình huống như hỏi giờ, hỏi đường
v.v. Loại hình này thường do giáo viên giảng dạy thiết kế và thường chỉ có ý nghĩa đánh
giá mức độ thành công của giáo viên trong quá trình giảng dạy, nhằm rút ra những điểm
mạnh và yếu của người học (Richards et. al, 1993).
2.2.4 Kiểm tra kết quả - Achievement tests
Dạng kiểm tra này thường được tiến hành mỗi khi kết thúc khoá học, có thể có chứng chỉ
cho một chương trình đã học. Có vẻ giống như kiểm tra tiến độ nhưng chỉ khác thời
điểm kiểm tra. Mục đích cơ bản của ra đề kiểm tra kết quả là để đánh giá kết quả học
sinh đã đạt được sau một khóa học cụ thể, một chương trình cụ thể.

2.2.5 Kiểm tra trình độ - Proficiency Tests
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn không phụ thuộc vào chương trình đã học hay tài liệu đã học.
Kiểm tra trình độ thường đánh giá những gì người học đã học liên quan tới một mục tiêu
cụ thể, ví dụ như để xác định xem người học có đủ ngoại ngữ để theo học bằng ngoại
ngữ hay không ở đại học.
2.3. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện (kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ,
hành vi của học sinh), Đảm bảo độ tin cậy (chính xác, khách quan), Đảm bảo tính khả thi
(nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức kiểm tra), Đảm bảo yêu cầu phân hóa . Gồm
03 bậc đánh giá: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng (mức độ thấp & mức độ cao). Lưu ý:
dải phân hóa càng rộng càng tốt, và phải đảm bảo hiệu quả cao (đánh giá được tất cả các
lĩnh vực cần đánh giá học sinh tác động tích cực vào quá trình dạy học).
2.4. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học
sinh
2.4.1. Mục đích của việc kiểm tra- đánh giá
Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp,
tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ
của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình,
tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học.
9
Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều
chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều
chỉnh hoạt động dạy của thầy.
2.4.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra- đánh giá
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt
là đối với cán bộ quản lí.
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những
thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học. Về giáo dưỡng chỉ

cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần
bổ khuyết. Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các
hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến
thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức
để giải quyết các tình huống thực tế. Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm
cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả
năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.
Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp
người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin
về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn
được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục.
2.4.3. Vai trò của kiểm tra-đánh giá trong dạy học hiện nay
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học
như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá
để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành
một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy
học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến
việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh
hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến
nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực.
Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã
hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học
tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
2.5. Quy trình của việc đánh giá kết quả học tập
10
Đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn vì nó mang tính tổng
hợp nhiều yếu tố. Vì vậy để đánh giá chính xác một học sinh, một lớp, hay một khóa học,
điều đầu tiên người giáo viên phải làm là xây dựng quy trình, lựa chọn một phương pháp

cũng như thu thập các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Như vậy, quy trình đánh giá
có thể bao gồm bốn bước: đo, lượng giá, đánh giá và ra quyết định.
Đo: Kết quả bài kiểm tra của mỗi học sinh được ghi nhận bằng điểm số. Điểm số là
những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ của mỗi học sinh về mặt định tính, nhưng nó
không có ý nghĩa về mặt định lượng.
Lượng giá: Dựa vào các số đo để đưa ra những tính toán về ước lượng, về trình độ kiến
thức, kĩ năng kĩ xảo của một học sinh. Lượng giá là một bước trung gian giữa đo và đánh
giá, có thể lượng giá theo chuẩn lượng giá theo tiêu chí.
Đánh giá: Bước này đòi hỏi giáo viên phải đưa ra những nhận định phán đoán về thực
chất trình độ của một học sinh trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất những định
hướng bổ khuyết, sai sót hoặc phát huy hiệu quả.
Quyết định: Đây là bước cuối cùng của quá trình đánh giá, giáo viên sẽ đưa ra những
biện pháp cụ thể để giúp học sinh tiến bộ
3.Cơ sở thực tiễn
3.1. Thực trạng kinh tế xã hội
Đến năm 2010, dân số Hoà Bình đạt khoảng 800.000người. Tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 12%/năm, Về cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, các ngành kinh
tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội
đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển
biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng, cơ cấu thành phần kinh tế xuất hiện
những sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ, việc chuyển
đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có bước tiến nhất định.
Hoà Bình là vùng đất đa dân tộc, bao gồm 6 dân tộc chủ yếu, cùng chan hoà, cùng
sống bên nhau, xây đắp và sáng tạo nên những giá trị văn hoá đặc sắc. Mật độ dân số của
tỉnh tính đến năm 2010 khoảng 172,2 người/km
2
. Dân cư phân bố không đồng đều giữa
các vùng trong tỉnh, gần 80% dân số tập trung ở vùng thấp và thành phố. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng.
3.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Theo Quy chế 40 và thông tư 58 thì số lần cho điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ của từng môn, điểm kiểm tra học kỳ nhân hệ số 3, đặc biệt là học kỳ II lại nhân 2,
11
cộng với học kỳ I và chia cho 3. Do vậy, thường là vào cuối năm, áp lực thi cử lại dồn lên
học sinh nặng nề hơn.
Kiểm tra đánh giá bị đặt sai mục đích khiến quá trình giáo dục thiếu tính phát triển.
Thật vậy, cách thực hiện kiểm tra đánh giá hiện nay tại Việt Nam chỉ chăm chăm
vào mục tiêu tổng kết quá trình để đưa ra những kết luận về năng lực của học sinh mà
không hề quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực học sinh mà đang vận hành theo
hướng lấy các kỳ thi quan trọng làm trung tâm (ở cấp THPT là 2 kỳ thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh đại học). Tất cả mọi hoạt động của nhà trường và giáo viên trong
suốt quá trình học tập của học sinh đều hầu như chỉ nhằm giúp học sinh đối phó với các
kỳ thi này bằng con đường ngắn nhất, như cho sẵn các bài luận mẫu, hoặc cung cấp cách
giải những bài tập thường xuất hiện trong các kỳ thi. Những hoạt động mang tính phát
triển toàn diện và bền vững như kỹ năng suy luận, tư duy logic, phán đoán, kỹ diễn đạt
ngôn ngữ qua lời nói hoặc bài viết, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông, tất cả
đều có thể bị bỏ qua vì chúng không trực tiếp làm tăng điểm số đạt được từ các kỳ
thi, và trong nhiều trường hợp HS chỉ còn là những cái máy cố gắng nhồi nhét vào bộ
nhớ của mình một cách không phê phán và không chọn lọc toàn bộ mớ kiến thức khổng
lồ của chương trình đào tạo. Như vậy, với cách kiểm tra đánh giá hiện nay, kinh nghiệm
của nhiều học sinh có học lực trung bình (theo cách đánh giá hiện nay) về quá trình
học tập tại trường THPT chỉ là một chuỗi ngày lê thê và nặng nề vật lộn với mớ kiến
thức sách vở và đối phó với các đợt kiểm tra đánh giá mang tính ‘kết án’. Nói chung, các
em rất sợ và ghét việc kiểm tra, vì mỗi lần kiểm tra là mỗi lần các em học sinh nhận
được một điểm số để biết rằng mình yếu hơn so với nhiều học sinh khác, nhưng các em
hầu như hoàn toàn không được giúp đỡ để hiểu được làm cách nào có thể học tốt hơn.
Toàn bộ nỗ lực kiểm tra đánh giá của nhà trường chỉ có tác dụng như những lần sơ kết
trước khi đi đến một kết luận mang tính tổng kết, để nhắc đi nhắc lại cho các em một
thực tế đáng buồn rằng kết cục của các em có thể là một sự thất bại không tránh khỏi
trước các kỳ thi lớn! Khả năng vượt qua các kỳ thi của các em vẫn rất bấp bênh, và một

bộ phận học sinh sẽ chọn cách gian lận để có kết quả tốt.
Kiểm tra đánh giá nghèo nàn về phương pháp làm cho giáo dục thiếu thực tiễn. Các
phương pháp kiểm tra đánh giá đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống giáo dục phổ
thông của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở cấp THPT, chỉ hạn chế trong các bài thi
trên giấy dưới hai hình thức quen thuộc là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Cả
hai hình thức này đều chỉ phù hợp để chứng minh việc nắm vững kiến thức sách vở,
riêng đối với hình thức tự luận thì có phần nào cho phép học sinh chứng tỏ kỹ năng lý
luận, diễn đạt bằng ngôn ngữ và trình bày kiến thức theo một cấu trúc hợp lý. Tất
nhiên đây là những năng lực mà học sinh cần có, đặc biệt là ở cấp THPT, nhưng
12
chúng không phải là toàn bộ năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hàng ngày.
Thực ra, những năng lực nói trên cũng chỉ cần thiết trong thế giới hàn lâm, nhưng trong
thực tế còn rất nhiều kỹ năng khác mà học sinh cần như kỹ năng tự phát hiện và giải
quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng độc lập và sáng tạo, kỹ năng hợp tác và
thương lượng, Nhưng những kỹ năng này đều không được phát hiện cũng chẳng
được khuyến khích với phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống. Bên cạnh những
phương pháp đã quen, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã tìm và đưa ra những
cách kiểm tra đánh giá khác có thể cho phép học sinh được chứng tỏ các năng lực của
mình. Có thể kể một vài phương pháp kiểm tra đánh giá mới được xem là có tính thực
tiễn cao như đánh giá qua đề án (project-based assessment), hoặc đánh giá kỹ năng thực
hành (performance assessment) thông qua các tình huống mô phỏng (ví dụ như kiểm
tra kỹ năng nói thông qua tình huống tham dự phỏng vấn trong khi xin việc). Những kỹ
năng vừa nêu, vốn rất quan trọng trong cuộc sống thực tế, không phải lúc nào cũng có
tương quan thuận với các kỹ năng mang tính hàn lâm, vì thế nếu chỉ sử dụng cách kiểm
tra đánh giá truyền thống như hiện nay thì sẽ dẫn đến tình trạng làm thui chột những
khả năng đa dạng vốn có của học sinh. Hệ quả đương nhiên của việc này là làm cho
nhiều học sinh có khả năng không được nhà trường phát hiện, thậm chí bị đào thải hoặc
trở nên chán học và tự đào thải trong hệ thống giáo dục, trong khi đó thì các sản phẩm
thành công của hệ thống giáo dục Việt Nam theo cách đánh giá hiện nay lại không có
đủ năng lực toàn diện để thích ứng với cuộc sống thực tế đa dạng ở bên ngoài.

Kiểm tra đánh giá mang tính áp đặt nên không khuyến khích được tính chủ động
và sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Hệ thống kiểm tra đánh giá hiện nay
không cho phép học sinh có một quyền lựa chọn trong việc thể hiện năng lực của mình,
và làm hạn chế rất nhiều tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Với kiểm tra đánh giá
mà trọng tâm chỉ là việc tái hiện lại kiến thức đã học trong sách vở, học sinh không
những không có điều kiện thể hiện bất kỳ sự hiểu biết hoặc năng lực mà các em đã rèn
luyện được bên ngoài lớp học, thậm chí những kỹ năng và kiến thức bên ngoài của các
em còn có nguy cơ làm giảm đi kết quả đánh giá nếu những điều các em biết không trùng
với đáp án chính thức. Hơn nữa, kết quả của các đợt kiểm tra đánh giá chỉ là những con
số vô hồn. Học sinh đạt điểm cao cũng không có điều kiện chia sẻ với các bạn học về
những nguyên nhân dẫn đến thành quả tốt đẹp của mình để những học sinh khác có thể
học hỏi. Tất cả các học sinh dần dần mất đi tính chủ động và sáng tạo, mất đi khả năng tự
phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong khi đó, theo quan điểm của xu hướng kiểm tra đánh
giá mới thì những lần kiểm tra chính là những cơ hội để tạo nên sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh, và giữa các học sinh với nhau.
Chương 2: Các biện pháp thực hiện
13
Giáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, đánh giá học
sinh. Vì vậy giáo viên cần chú đổi mới những yếu tố sau đây để việc đánh giá kết quả
học tập của học sinh được chính xác
Biện pháp 1: Đổi mới về thời điểm kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá không chỉ thực hiện trong thời gian cuối cùng của kỳ học hoặc năm
học, mà thực hiện trong cả quá trình học tập bộ môn. Cụ thể là sau mỗi phần học thì kiểm
tra đánh giá ngay,lần kiểm tra sau có yêu cầu cao hơn, hình thức kiểm tra mới hơn lần
trước.
Biện pháp 2: Đổi mới việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá
Hầu hết nhà trường chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh và để xét
thi đua. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, đánh giá còn cung cấp thông tin quan trọng và chính
xác về quá trình học tập môn Anh cho học sinh, cũng như quá trình dạy môn Anh trong
trường THPT cho giáo viên, cho Ban giám hiệu của trường THPT, cho cán bộ quản lý bộ

môn của sở; để từ những thông tin căn bản này rút ra được những quyết định đúng đắn và
kịp thời tác động đến việc dạy học môn Anh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh
Biện pháp 3: Đổi mới mục tiêu đánh giá
Giáo viên phụ thuộc phần lớn vào kết quả học cuối năm chứng tỏ thi cuối năm có vai
trò rất lớn đối với cả học sinh và giáo viên. Khi giáo viên tập trung vào mục tiêu “kiểm
tra cuối năm” thì chính họ đã xem nhẹ vai trò của mục tiêu “khuyến khích học sinh
học tập” vốn là một mục tiêu cơ bản của kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đây là mục
tiêu trực tiếp tác động và động viên học sinh hoàn thiện tri thức, hoàn thiện quá trình
học tập của mình. Mặt khác, dù đầu năm học nào học sinh cũng được tổ chức cho thi
khảo sát chất lượng đầu năm, nhưng giáo viên ít quan tâm đến mục tiêu kiểm tra đánh
giá này. Trong khi đây là loại hình kiểm tra giúp giáo viên phân loại đuợc học sinh để có
biện pháp giảng dạy phuf hợp. Vậy, giáo viên phải chú trọng vào các hình thức kiểm tra
còn lại để có đánh giá tổng quát về khả năng của học sinh.
Biện pháp 4: Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá
Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, quá coi trọng lí
thuyết kinh viện và chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá sự thông hiểu, vận dụng
kiến thức trong giải quyết vấn đề và thực hành. Giáo viên phải bao quát đầy đủ những
nội dung đã học. Đề kiểm tra không chỉ thể hiện đủ các kiến thức kĩ năng mà còn phải thể
hiện đúng mức độ, bảo đảm sự phân hóa trình độ của học sinh. Đề phải phù hợp với
chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng, sát với trình độ học sinh.
14
Bảng 1: Kỹ năng/kiến thức được kiểm tra
Kỹ năng/
kiến thức
Đọc
hiểu
Viết Nghe Nói Từ
Vựng
Ngữ

pháp
Thứ hạng Số lần
kiểm tra/ kỳ
4 3 6 5 1 2
Phân tích thống kê cho thấy, kiểm tra từ vựng là loại kiến thức được giáo viên quan tâm
nhiều nhất ; kiểm tra ngữ pháp xếp hạng 2; kiểm tra viết đứng hạng thứ 3; kiểm tra kỹ
năng đọc hiểu xếp hạng 4 và kiểm tra kỹ năng nói xếp hạng 5 và kỹ năng Nghe hạng 6.
Kết quả này cho thấy phần lớn giáo viên chú trọng rèn luyện ở học sinh kiến thức về từ
vựng, ngữ pháp và viết nhiều hơn các loại kỹ năng/ kiến thức khác trong khi mục tiêu của
chương trình tiếng Anh cải cách là tập trung vào phát triển khả năng giao tiếp của học
sinh nhiều hơn các kiến thức/kỹ năng. Thống kê số lần giáo viên kiểm tra đánh giá
từng loại kỹ năng/kiến thức cũng cho kết quả tương tự, giáo viên thường kiểm tra học
sinh về từ vựng, về ngữ pháp (thường dưới hình thức kiểm tra bài cu) nhiều nhất, theo
sau là số lần kiểm tra học sinh kỹ năng viết từ và kỹ năng đọc hiểu. Kỹ năng nghe, nói
được giáo viên kiểm tra ít nhất.
Giáo viên phải chú trọng kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) với 3 loại lý do
sau là: thứ nhất la để kiểm tra đánh giá đúng trình độ học sinh (nắm đúng trình độ học
sinh, học sinh cảm thấy công bằng, đánh giá học sinh từ yếu tới giỏi, để đánh giá học
sinh không thiên vị, bài kiểm tra phải dàn đều làm học sinh yếu kém bí và nản. Mặt khác,
nó giúp học sinh có thói quen học tập (tránh chủ quan, không lơ là việc học, mọi học sinh
đều có thái độ chuẩn bị bài học tốt.
Vậy nếu xét về thời gian thực hiện kiểm tra (miệng, 15 phút, 45 phút và học kỳ) thì
mức độ giáo viên sử dụng kiểm tra những kỹ năng/kiến thức theo bảng sau:

Bảng 2: Mối quan hệ giữa hình thức kiểm tra kỹ năng và kiến thức
Kỹ năng /
Kiến thức
Kiểm tra
miệng
Kiểm tra

15 phút
Kiểm tra
45 phút
Kiểm tra
học kỳ
15
Thứ hạng Thứ hạng Thứ hạng Thứ hạng
1. Đọc hiểu 6 4 3 3.5
2. Viết 5 3 2 2
3. Nghe 3 5 5 5
4. Nói 1 6 6 6
5. Từ vựng 2 1.5 4 3.5
6. Ngữ pháp 4 1.5 1 1
Đối với hình thức kiểm tra miêng, giáo viên cho rằng kiểm tra vấn đáp được họ tập trung
rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói. Đối với hình thức kiểm tra 15 phút, giáo viên thường
kiểm tra vào cuối tiết học để xem học sinh có nắm kiến thức trọng tâm của bài học hay
không tuy nhiên kiến thức/ kỹ năng được giáo viên sử dụng để kiểm tra cũng không đa
dạng, chủ yếu kiểm tra ngữ pháp và từ vựng. Đối với hình thức kiếm tra 1 tiết (45’), do
thời lượng bài kiểm tra dài nên giáo viên có thể sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra nhiều
kỹ năng/kiến thức với nhau. Tuy nhiên không phải tất cảc các kỹ năng/kiến thức đều
được giáo viên kiểm tra nhiều như nhau, mà đề bài kiểm tra cũng chỉ tập trung nhiều nhất
vào 4 thứ hạng đầu tiên: ngữ pháp, viết, đọc hiểu và từ vựng. Những kỹ năng Nghe, Nói
ít được giáo viên quan tâm kiểm tra. Đối với hình thức kiểm tra học kỳ, các kỹ
năng/kiến thức thường được tập trung đánh giá là: ngữ pháp, viết và từ vựng. Một giải
pháp cho vấn đề này là giáo viên đưa kiến thức/kỹ năng vào bài kiểm tra dưới dạng các tổ
hợp nhất định như sử dụng tổ hợp “đọc hiểu - viết”; tổ hợp “từ vựng - ngữ pháp” tổ hợp
“nghe – nói”
Biện pháp 5: Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Ngoài viêc giáo viên đưa ra nhiều biện pháp dạy học khác nhau (học sinh phải được quan
tâm như nhau, học sinh học không đồng sức với nhau đều làm được bài, để phân loại và

có biện pháp phụ đạo, để động viên các em khá giỏi phát huy khả năng hơn nữa, học sinh
yếu kém thực hành nhiều hơn) thì giáo viên cung cần quan tâm đến các hình thức kiểm
tra nằm giúp các em học sinh có thể tự đánh gía được khả năng của mình, pháy huy
nhưng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Đối với môn Tiếng Anh THPT, các hình thức
kiểm tra đánh giá cơ bản gồm: kiểm tra miệng (vấn đáp), kiểm tra 15 phút, và kiểm tra 1
tiết.
16
a. Kiểm tra miệng (vấn đáp) còn thực hiện máy móc. Thông thường, việc kiểm tra kết
quả học tập của từng học sinh trong từng tiết học biểu hiện bằng việc kiểm tra miệng 5
đến 10 phút đầu giờ. Giáo viên gọi từng học sinh lên trả lời miệng trước lớp về việc thuộc
từ mới, cấu trúc ngữ pháp sau đó đánh giá cho điểm. Kiểm tra miệng cũng có một số ưu
điểm là giúp học sinh chăm hơn vì các em thường xuyên phải đối mặt kiểm tra đầu giờ,
các em có thức chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ hơn. Mặt khác, loại bài kiểm tra này tăng khả
năng giao tiếp cho sinh, giúp việc tính điểm rõ ràng, thực hiện khách quan, minh bạch.
Tuy nhiên, 5 phút hoặc 10 phút đầu giờ không kiểm tra được nhiều học sinh, thông
thường giáo viên kiểm tra rồi thì không kiểm tra học sinh đó nữa vì vậy các em đã được
kiểm tra sẽ không học bài dẫn đến hổng kiến thức. Hơn thế nữa, kết quả bài mới bị hạn
chế do tốn rất nhiều thời gian kiểm tra bài cũ. Học sinh thường thụ động, không phát huy
được tính tư duy, sáng tạo của học sinh vì học sinh không phải suy nghĩ đến tổng hợp
lượng kiến thức vốn có của mình cho việc kểm tra và thường học bài mang tính chất đối
phó. Giáo viên có thể bỏ hẳn kiểm tra miệng đầu giờ mà vào bài mới ngay trong quá
trình kiểm tra bài mới, giáo viên có thể hỏi học sinh kiến thức cũ, lồng ghép vào bài mới.
Bỏ bước này thì thời gian dạy bài mới được nhiều hơn, bài giảng sâu hơn mà trong quá
trình bài dạy mới vẫn có thể kiểm tra được học sinh. Hơn nữa giáo viên lại có thể kiểm
tra được rất nhiều cặp học sinh nói.
Kiểm tra vào đầu tiết học: Giáo viên ra bài tập, gọi một học sinh lên bảng làm và cả lớp
cùng làm trên giấy, sau đó giáo viên có thể thu bài làm của một vài em để chấm. Cuối
cùng cả lớp tham gia nhận xét bài làm trên bảng. Hoăc để kiểm tra từ vựng giáo viên gọi
một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả
lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc

bổ sung cho bạn trả lời trước
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 12. Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a
word in English that means : “trang nghiêm ”
HS 1 : đưa từ HS 2 : xác định từ loại
HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa
Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được
nhiều sự lựa chọn hơn. Giáo viên có thể kiểm tra phần Pronunciation của học sinh bằng
cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc
khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại.
Một cách khác là giáo viên cho học sinh làm bài tập áp dụng trên bảng và kiểm tra
vở bài tập ở nhà, kết hợp cả hai để nhận xét đánh giá cho điểm ( thườn được áp dụng
trong tiết Language Focus). Nếu cần kiểm tra nhiều công thức cùng lúc cho nhiều học
17
sinh giáo viên cần quy định từng nhóm công thức cho học sinh học và sẽ kiểm tra cùng
lúc cho nhiều học sinh bằng cách trả lời trên giấy khi nghe giáo viên yêu cầu trả lời nhóm
công thức ngư pháp nào trong thời gian nhất định. Sau đó giáo viên thu và chấm.
Complete these conversations by putting the verbs in brackets into the first or
second conditional.
1. A: We're not late, are we?
B: No. We (be) fine if we (leave) in the next ten minutes.
2. A Come on. can't you and Anne be friends?
B: No, I (speak) to her again unless she (say) sorry for what she's done.
3. A :So you think it's my fault that I feel so tired?
B:

Yes, you (feel) much better if you (go) to bed at a reasonable time.
4. A: What's your idea of the most perfect place for a holiday?
B: I think I (go) to the Seychelles if I (have) the money.
5. A: Do you and your brother get together very often?
B: No, we (see) each other -more if we (live) closer, but he lives

in Scotland.
Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới: Giáo viên cho các em làm ngay những bài
tập viết ra giấy lúc các em trao đổi nội dung bài mới, đổi bài cho nhau để các em cùng
kiểm tra (cross-check). Giáo viên thu bài tập của học sinh để chấm điểm đánh giá việc
học của các em. Hoặc trong quá trình dạy, những câu hỏi cần học tư duy được các em
xung phong trả lời đúng giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm. Ví dụ như bài Unit 12-
Writing a profile, giáo viên chia học sinh viết bài theo nhóm (dưa trên thông tin mà giáo
viên cung cấp), học sinh viết rồi chưa bài cho nhóm của bạn mình, giáo viên chấm cả bài
viết và bài chưa của nhóm đó.
18
1. born on February 28
th
1939 / Huế
2. write more than 990 songs: Diêm Xưa, Nối vòng tay lớn.
3. died in HCM city / April 1
st
2001
1. born in 1975 in Hanoi.
2. graduate from Hanoi Conservatory / 1977
3. received many prizes: the first prize in Hanoi’s Singing
Competition, the Golden Voice of Asian / 1998
4. famous albums: Made in VietNam, Chat with Mozart.
Kiểm tra thông qua một số hoạt động khác: Kiểm tra thông qua công việc giao về nhà
như: Làm đồ dùng trực quan (Theo nhóm làm bản đồ tư duy hoặc biểu bảng- Câu điều
kiện)
19
Hoặc soạn kiến thức ôn tập, soạn một số bài tập liên quan đến một chủ đề cụ thể, thông
qua hoạt động ngoại khóa môn Anh ở lớp hoặc ở trường. Hãy thử xét một tình huống
kiểm tra đánh giá như sau: các học sinh được yêu cầu làm việc theo nhóm để sưu tầm các
tư liệu về chủ đề: HISTORICAL PLACES (English 10- Unit 16- speaking) sau đó trao

đổi với các thành viên trong nhóm và tổng hợp thành một báo nhóm, kế đó báo cáo
của tất cả các nhóm sẽ được trình bày trước lớp và các nhóm sẽ cùng thảo luận đánh
giá từng báo cáo để cuối cùng có được một kết luận bằng điểm số hoặc bằng nhận xét
về chất lượng của từng báo cáo. Học sinh làm việc theo nhóm và sản phẩm cuối cùng là
kết quả của cả nhóm chứ không phải của từng cá nhân; học sinh là người thực hiện
nhưng cũng đồng thời là người đánh giá kết quả
Hoặc thông qua các hoạt động ôn tập trong phần cuối của bài: ví dụ như tóm tắt lại nội
dung bài nghe dựa trên các task vừa học
20
Hoặc thông qua hình thức đóng vai (role play) như trong tiết học Unit 12- Speaking. Giáo
viên cho học sinh thực hành theo cặp (một làm phóng viên, bạn còn lại là khán giả) với
chủ đề: Bộ film được yêu thích nhất năm 2012. Cách kiểm tra đánh giá như vậy chắc
chắn sẽ giúp cho học sinh hiểu rất rõ về nội dung bài học, và thực sự tạo điều kiện học
sinh trở nên tích cực, chủ động và sáng tạo.
b. Đổi mới trong kiểm tra 15 phút
Giáo viên kiểm tra 15 phút bài học tiết trước của học sinh nhằm giúp học sinh ôn lai kiến
thức cũ với nội dung kiểm tra áp dụng kiến thức của bài vừa học. Hình thức kiểm tra có
thể tự luận hoàn toàn, trắc nghiệm khách quan hoàn toàn, hoặc kết hợp tự luận và trắc
nghiệm khách quan. Mức độ đề kiểm tra phải có một ý tưởng vận dụng nào đó (khoảng 1
điểm đến 2 điểm) để kiểm tra khả năng vận dụng của các em, vì thông thường dạng bài
này giáo viên hay cho tương tự như bài tập vừa làm. Giáo viên kiểm tra 15 phút ở các kỹ
năng: Nghe- Nói, đọc- viết, ngữ pháp- từ vựng
15 MINUTE- TEST (No 1)
Group 10 Full name: …………………………………
Listen to the passage then decide whether the statements are true (T) or false (F) .
T F 1. The Beatles were the most famous pop group in the world.
T F 2. They were four boys from the north of England and all of them .
knew much about music.
T F 3. They did not have long career.
T F 4. Their fist hit record was in 1953.

Listen again then answer the following statements
5. How did The Beatles change the pop music?
______________________________________________-
6. Who wrote the songs they sang?
______________________________________________-
7. When did they split up?
______________________________________________-
21
8. What was their first hit record in 1964?
______________________________________________-

15 MINUTE- TEST (No 2)
I. PRONUNCIATION: Circle the word that has the underlined part pronounced
different from the other three.
1. a. famous b. flourish c. honour d. behaviour
2. a. citadel b. brilliant c. architecture d. site
II. VOCABU&ARY AND EXPRESSION: Choose the word or phrase that best
completes the sentence or substitutes for the underlined word.
1. Temple of Literature is a the famous historical and cultural in Ha Noi.
a. temple b. remain c. ground d. site
2. All the pillars of the old house were carved with ornamental designs.
a. written b. engraved c. painted d. decorated
3. Van Mieu was a place to the most brilliant scholars of the nation.
a. remember b. memorialize c. certify d. impress'
4. Few businesses are flourishing in the present economic climate.
a. growing well b. setting up c. closing down d. taking off
5. Hue Imperial City was certified as a World Cultural in 1993.
a. History b. Tradition c. Heritage d. Site
III. GRAMMAR AND STRUCTURE
A. Choose the word or phrase - b, c, or d - that best completes sentence.

1.John's grades are really bad.' `Yes, but Tim's are
a. worse b. worst c. badder d. so worse
2. 'How was the exam?' 'Well, it was quite easy we expected.
a. more easy that b. more easy than c. easier than d. easier
3. 'Mark walks so fast." Well. I think the faster he walks, ………………
a. more tired he gets. b. the more tired he gets
22
c. he gets more tired d. he gets tired
B. Identify the one underlined word or phrase - A, B, C or D - that must be changed
for the sentence to be correct.
1. The northern part of the United States generally (A) receives much(B) more (C) snow
as (D) the southern part.
2. You did much(A) more(B) better(C) in the last test than(D) in this one.
15 MINUTE- TEST (No 3)
1. Read the passage, then choose the correct answer.
Cu Chi
.
is located at the threshold of Sai Gon and adjacent to the revolutionary base. Cu
Chi played an important role in the two wars of resistance against the old and new
colonial powers. Cu Chi was an 'underground village' with its tunnels having a combined
length of more than 200km. The main tunnel is 60 – 70 cm wide and 80 - 90 cm high.
Above the tunnel is a layer of earth about 3m - 4m thick, enough to sustain the weight of
50-ton tanks or heavy artillery as well as the destruction of bomb up to 100kg. Those who
had set foot in that tunnel network. should greatly admire the talent, determination and
endurance of the communist guerillas. The soil in Cu Chi. was as hard as stone, but with
such rudimentary handtools as hoes and shovels, they had dug and removed tens
thousands of tons of earth and stone, and camouflaged the openings so well that nobody
could find them. Many people

have called it a wonder of the 20th century.

1. Where is Cu Chi situated?
a. At the entrance to Sai Gon. b. In Sai Gon.
c. On the way to a revolutionary base. d. Near Cu Chi Tunnels
2. Cu Chi tunnel
a. is very wide and long.
b. is a complicated network of winding passages.
c. has a thin layer of earth above.
d. connects underground networks.
3. The word 'them' in line 15 refer to
a. the guerillas b. the tunnels c. the openings d. earth and stone
4. People who visited Cu Chi Tunnel
23
a. set foot in that tunnel network.
b. was impressed by the work of the communist guerillas.
c. admired the complication of the tunnel network.
d. made it a wonder of the 20th century.
5. Which of the following sentences is true?
a. Cu Chi was an important revolutionary base.
b. The area-of Cu Chi is about 200 square kilometers.
c. The soil in Cu Chi is uncultivated.
d. Cu Chi was called a wonder of 20th century.
2. Writing: Write a paragraph that describes the facts and figure provided.
HA&ONG BAY, A WONDER OF THE WOR&D
-170 kilometers east of Hanoi -World Heritage listed by UNESCO
( December 17
th
1994)
-One of Vietnam’s most popular tourist destination
-Halong Bay’s nice places to visit: Dau Go cave, Sung sot cave, Thien Cung grotto, Titop
island, Ga choi Islet






The end

c. Đổi mới kiểm tra một tiết
Theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, thì việc kiểm tra đánh giá
không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kỹ năng đã học mà phải
khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng vận dụng những kiến thức trong nhà
trường để giải quyết những tình huống trong thực tế cuộc sống. Sau mỗi phần học giáo
viên kiểm tra 45 phút với nội dung kiểm tra là kiến thức phải dàn trãi các phần đã học;
Mức độ đề phải ra đề theo ma trận hai chiều đã thảo luận thống nhất cả tổ chuyên môn.
24
Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu tư duy: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng
cao. Kiến thức kĩ năng phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ và phù hợp đối
tượng học sinh đang kiểm tra Về Hình thức kiểm tra thì có trắc nghiệm khách quan (để
kiểm tra kiến thức được rộng hơn) và tự luận (để kiểm tra cách sử dụng ngôn ngữ). Hãy
so sánh sơ lược về ưu nhược điểm của hai hình thức này
Trắc nghiệm khách quan Tự luận
Ưu điểm
1. Bài kiểm tra (KT) có rất nhiều
câu hỏi nên có thể KT được một
cách hệ thống và toàn diện
kiến thức, kỹ năng của học sinh
(HS), tránh được dạy tủ, học tủ.
2. Có thể kiểm tra đánh giá
trên diện rộng trong một không
gian ngắn.

3. Chấm bài nhanh, chính xác,
khách quan.
4. Tạo điều kiện để HS tự đánh
giá kết quả học tập của mình
một cách chính xác.
5 Sự phân phối điểm trên diện
rộng, nên có thể phân biệt rõ
ràng trình độ học sinh
6 Có thể sử dụng các phương
tiện hiện đại trong chấm bài và
phân tích kết quả kiểm tra của
học sinh
Nhược điểm
-Bài KT chỉ có một số câu hỏi
nên chỉ có thể kiểm tra được
một phần kiến thức và kỹ năng
của HS, dễ gây hiện tượng dạy
tủ, học tủ.
- Mất nhiều thời gian để tiến
hành kiểm tra trên diện rộng.
- Chấm bài mất nhiều thời gian,
khó chính xác
- HS khó có thể tự đánh giá
chính xác kết quả học tập của
mình.
-Sự phân phối điểm trên diện
hẹp, nên khó có thể phân biệt
được rõ ràng trình độ học sinh.
- Không sử dụng được phương
tiện hiện đại trong chấm bài và

phân tích kết quả học tập của
học sinh
Nhược điểm:
1 Không hoặc rất khó đánh giá
khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn
ngữ của học sinh.
Ưu điểm:
- Có thể đánh giá được khả
năng diễn đạt, sử dụng ngôn
ngữ của học sinh
25

×