Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu tìm hiểu về giải pháp tầng lọc ngược ứng dụng trong xử lý hiện tượng xói ngầm gải pháp cho đê, đập, hồ chứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 16 trang )

TẦNG LỌC NGƯỢC
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong những điều kiện nhất định, dòng thấm có khả năng moi các hạt nhỏ
trong đất hoặc các chất lấp nhét trong khe nứt của đá dẫn tới hiện tượng xói
ngầm đây là vấn đề có được nhiều sự quan tâm của các nhà địa kỹ thuật đặc
biệt là trong các công trình thủy lợi. Hiện tượng này làm tăng lưu lượng thấm
dẫn tới mất nước trong các hồ chứa, là nguyên nhân thường xuyên của các loại
biến dạng mặt đất, phá vỡ sự làm việc bình thường của các công trình thủy lợi
và quan trọng hơn nó làm thay đổi thành phần và cấu trúc của nền đất, đá dẫn
đến những hiện tượng nguy hại tới công trình. Bài tiểu luận này viết về một
giải pháp hữu hiệu được áp dụng để ngăn hiện tượng xói ngầm xảy ra, đó là
giải pháp tầng lọc ngược cho các công trình này.
Hiện tượng xói ngầm có 2 nguyên nhân là xói ngầm hóa học và xói ngầm
cơ học. Xói ngầm hóa học (tương tự như hiện tượng karst) là do một số thành
phần trong đất bị hòa tan theo dòng nước ngầm làm tăng độ rỗng, thay đổi tính
chất của đất và làm tăng hệ số thấm của đất. Còn hiện tượng xói ngầm cơ học
là quá trình dòng nước ngầm vận chuyển các hạt nhỏ của đất đá qua các lỗ rỗng
của đất đá lớn hơn dẫn tới thay đổi cấu trúc của đất và tăng lưu lượng thấm do
độ rỗng của đất đá tăng lên. Với những tác động nguy hại của hiện tượng này
đã có nhiều biện pháp được áp dụng để phòng và chống như: hạ thấp gradien
thủy lực; cải tạo tính chất xây dựng của đất; điều tiết dòng nước mặt và xây
dựng lớp phủ bảo vệ kiểu tầng lọc ngược.
Tầng lọc ngược không áp dụng được trong hiện tượng xói ngầm hóa học vì
các thành phần bị hòa tan của đất, đá không thể được giữ lại bằng phương pháp
này. Nhưng đối với hiện tượng xói ngầm cơ học thì các hạt nhỏ được dòng
ngầm mang theo không thể thoát ra khỏi lớp phủ này nếu thi công tốt.
Ngày nay với những ưu điểm của tầng lọc ngược thì biện pháp này không
chỉ áp dụng phòng chống xói ngầm mà trong những lĩnh vực khác cũng áp
dụng phương pháp này. Với công nghệ vật liệu phát triển trong những năm gần
đây, vải lọc địa kỹ thuật đang là một sự lựa chọn tối ưu khi thiết kế tầng lọc
ngược. Do giới hạn của bài tiểu luận vấn đề thiết kế tầng lọc ngược bằng vải


địa kỹ thuật sẽ không được đề cập tới mà nội dung chủ yếu được quan tâm tới
là các cơ sỏ, nguyên lý hoạt động, thiết kế của tầng lọc ngược và khả năng ứng
dụng của tầng lọc ngược trong các công trình.
1
2. CƠ SỞ KHOA HỌC
Các khái niệm cơ bản
Tầng lọc ngược là một loại thiết bị
lọc có cấu tạo gồm hai đến ba lớp vật
liệu không dính (cát, sỏi) có kích thước
hạt tăng dần theo chiều dòng thấm.
Thường dùng để giữ các hạt mịn của
đất trong thân đập hoặc dưới nền công
trình, không cho dòng nước thấm qua
đưa ra ngoài.
Hình 2.1 mặt cắt qua tầng lọc ngược
Hiện tượng xói ngầm cơ học: Trong nền đất không dính hoặc ít dính khi
lưu tốc thấm vượt quá một giới hạn nào đó thì xảy ra hiện tượng các hạt nhỏ bị
đẩy lọt qua kẽ hở giữa các hạt lớn. Khi đó độ rỗng trong đất tăng lên dẫn tới
lưu tốc thấm tăng lên và có khả năng cuốn theo các hạt đất lớn hơn đó là hiện
tượng xói ngầm cơ học. khi hiện tượng này tiếp tục phát triển thì sẽ làm tăng
nhanh lưu lượng thấm và làm tăng độ rỗng của nền đất, sinh ra lún không đều
và dẫn tới mất ổn định của các công trình phía trên.
Hình 2.1: Tác động của dòng
thấm lên các hạt nhỏ trong đất
Có trường hợp thấm chỉ làm xói một lượng nhỏ các hạt nhỏ làm tăng lưu
lượng thấm nhưng chưa phá vỡ khung kết cấu của đất và chưa gây mất ổn định
công trình
Trong quá trình xói ngầm cũng có trường hợp các hạt đất nhỏ dưới tác
dụng của dòng thấm không chui qua được các kẽ hở của các hạt lớn hơn nên
các kẽ hở bị bịt lại, kẽ hở nhỏ đi, dần dần xói ngầm chống dứt. khi đó đất nền

2
hình thành một tầng lọc tự nhiên các hạt đất phân bố từ nhỏ tới lớn theo chiều
dòng thấm. Đây gọi là hiện tượng đọng ngầm.
Xói ngầm tiếp xúc là hiện tượng phá hủy đất do dòng thấm đi dọc khu vực
có các lớp đất tiếp xúc nhau với cỡ hạt khác nhau.
Hiện tượng đùn đất và đẩy trồi đất là một loại xói ngầm và biến dạng của
môi trường đất do tác động của dòng thấm từ bên trong đi ra ngoài. Các hạt đất
khi chịu tác động của lực thể tích của dòng thấm có thể bị tách khỏ đất và bị
đẩy ra ngoài.
Hệ số bất đồng nhất (η) là giá trị đặc trưng cho độ không đồng đều về
đường kính của các hạt có trong đất. hệ số này được tính theo biểu thức
η=d
60
/d
10
. Giá trị của hệ số bất đồng nhất của các loại đất được xác định nhờ
các thí nghiệm phân tích độ hạt.
2.1 Tính thấm của tầng lọc ngược
Trong mọi trường hợp khi thiết kế tầng lọc ngược thì tính thấm nước (hệ số
thấm) của tầng lọc ngược phải lớn hơn tính thấm của đất đá được bảo vệ khi
điều kiện này được thỏa mãn tầng lọc ngược sẽ đảm bảo được khả năng thoát
nước của nó và giảm thiểu được nguy cơ dòng thấm không đi qua tầng lọc
ngược mà đi dọc theo gianh giới giữa các lớp.
Các loại vật liệu được dùng để thi công tầng lọc ngược là các vật liệu rời
như cát, cuội, sỏi. Đây là các loại vật liệu có tính thấm nước cao và thường
thỏa mãn được yêu cầu về tính thấm của tầng lọc ngược.
Hệ số thấm của lớp lọc đầu tiên được tính theo công thức:
k
l
min

≥ (2+η
1/6
)k
đ
trong đó:
k
l
min
là hệ số thấm nhỏ nhất có thể được của tầng lọc ngược
η là hệ số bất đồng nhất của đất được bảo vệ
k
đ
là hệ số thấm của đất được bảo vệ
3
2.2 Thành phần hạt
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế, thi công tầng lọc ngược. Khi lựa
chọn vật liệu thi công tầng lọc ngược thành phần hạt của vật liệu phải đảm bảo
các điều kiện sau:
a, Tầng lọc không cho các hạt nhỏ của đất được bảo vệ lọt qua các khe
rỗng của lớp lọc.
Khi có hiện tượng xói ngầm dòng ngầm mang theo các hạt nhỏ của đất ra
ngoài. Vì vậy kích thước hạt của lớp vật liệu đầu tiên của tầng lọc ngược phải
được lựa chọn sao cho độ lỗ hổng của lớp này phải đủ nhỏ để giữ lại các hạt
nhỏ của đất và chỉ cho nước thấm qua.
Các lớp tiếp theo của tầng lọc phải có độ hạt hợp lý để có thể giữ ổn định
được lớp trước đó. Độ hạt của các lớp này phải phù hợp để độ lỗ hổng đủ nhỏ
để giữ ổn định vật liệu của lớp lọc trước đó.
2.3 Chiều dày của tầng lọc
Chiều dày của tầng lọc cần phải đủ để hình thành một lớp lọc và phù hợp
với điều kiện thi công.

Một lớp lọc cần phải đủ dày để có thể đảm bảo giữ lại được các hạt nhỏ mà
dòng thấm mang theo. Và tùy thuộc vào mức độ đồng nhất của vật liệu mà bề
dày của lớp lọc tăng lên (vật liệu không đồng nhất) hoặc giảm đi (các vật liệu
đồng nhất). Điều kiện thi công khác nhau cũng quyết định tới bề dày của dòng
thấm. với điều kiện thi công dễ dàng tầng lọc có thể thiết kế với bề dày lớn hơn
để tăng chất lượng lọc. nhưng đối với các công trình có điều kiện thi công khó
khăn, vật liệu đắt và khó kiếm, hoặc những điều kiện trong thiết kế không cho
phép thì tầng lọc ngược cần được tính toán hợp lý với bề dày nhỏ nhất có thể
mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu lọc của nó.
Bề dày của lớp lọc khoảng từ 10 tới 50 cm hoặc có thể lớn hơn. Nếu độ hạt
của vật liệu đồng nhất thì bề dày của tầng lọc có thể lấy nhỏ nhất khoảng 10 ÷
20 cm nếu dùng các vật liệu có độ bất đồng nhất cao (trong giới hạn cho phép)
thì chiều dày nhỏ nhất có thể dùng khoảng 30 ÷ 50 cm. Nếu lớp lọc được thi
công trong nước thì bề dày phải tăng lên và dùng các thử nghiệm để kiểm tra
khả năng lọc.
4
Có một công thức kinh nghiệm để tính bề dày (T
l
) của mỗi lớp lọc trong
tầng lọc ngược như sau:
T
l
≥ (5÷7)D
85
Với D
85
là đường kính hạt mà tất cả các hạt có đường kính nhỏ hơn chiếm
85% khối lượng. hay nói cách khác nó là kích thước mắt rây mà các hạt lọt rây
này chiếm 85% khối lượng.
Hình 2.1: Tính giá trị D80 theo đường cong phân bố độ hạt

2.4 Độ bền của vật liệu lọc
Tâng lọc ngược là một loại kết cấu quan trọng liên quan đến độ ổn định và
bền vững của các công trình đặc biệt là các công trình thủy lợi. Vì vậy tầng lọc
ngược phải đảm bảo ổn định, vật liệu có độ bền vững cao và làm việc tốt trong
suốt quá trình tồn tại của công trình.
Dòng ngầm luôn vận động qua tầng lọc ngược nên các vật liệu lọc cần có
khả năng chịu nước tránh trường hợp bị xâm thực hóa học dẫn đến thay đổi
kích thước hạt.
Cát thạch anh, cuội sỏi luôn là những lựa chọn tốt để đảm bảo được yêu
cầu này. Ngoài ra với các trường hợp đặc biệt như nước ngầm có độ khoáng
hóa cao thì vật liệu lọc càng phải được chú ý nhiều hơn.
5
D
80
3.THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TẦNG LỌC NGƯỢC
Với các công trình quan trọng cần sử dụng vật liệu lọc (cát, sỏi, đá dăm, đá
cuội) được sàng và rửa sạch với độ đồng đều cao và hệ số hạt η giữa hai lớp
liền kề nhau là:
η = D
60
/d
40
≤ 7÷10
trong đó:
D
60
là đường kính hạt mà tổng khối lượng các hạt có đường kính nhỏ hơn
nó chiếm 60% khối lượng của lớp lọc lớn hơn.
d
40

là đường kính hạt mà tổng khối lượng các hạt có đường kính nhỏ hơn
nó chiếm 40% khối lượng của lớp lọc nhỏ hơn.
Tuy nhiên chi phí để xây dựng các lớp lọc như vậy sẽ cao do giá thành vật
liệu và vận chuyển nên đối với các công trình thủy công và các công trình xây
dựng thông thường có thể chọn lớp lọc với độ đồng đều của lớp lọc với độ
đồng đều của các hạt ở mức độ nhất định, với điều kiện các hạt có đường kính
nhỏ hơn 0,1mm chiếm không quá 5% khối lượng.
Thành phần cụ thể của lớp lọc được chọn theo thành phần cấu tạo của lớp
đất được bảo vệ, tùy thuộc vào loại biến dạng do thấm và phương chuyển động
của dòng thấm.
Đối với cát có đường kính hạt trung bình d50≥0,15mm và hệ số bất đồng
nhất η<10 và dòng thấm đi từ trên xuống (hình 3.1) thì có thể chọn vật liệu
theo đồ thị do Istomina đề nghị (hình 3.2) trong đó hệ số hạt của các lớp liền kề
được đặc trưng bởi tỷ số D
50
/d
50
(với D và d ứng với cấp hạt trước và sau của
tầng lọc)
Hình 3.1: Tầng lọc ngược có dòng thấm từ trên xuống
6
Hình 3.2: đồ thị mối quan hệ giữa
D
50
/d
50
=f(D
60
/D
10

) dùng cho các được bảo
vệ với các trường hợp:
1, lớp lọc có hạt nhẵn có hệ số lọc ≥ 8D
50
2, lớp lọc có hạ sắc cạnh và hệ số lọc ≥
6D
50
3, lớp lọc cuội sỏi và hệ số lọc ≥ 2D
50
4, lớp lọc đá dăm có hệ số lọc ≥ 1,4 D
50
Đối với cát có đường kính hạt trung bình d
50
= 0,15 ÷ 0,7mm với hệ số bất
đồng nhất nhỏ hơn 10 và dòng thấm đi từ dưới lên (hình 3.3) có thể chọn tầng
lọc theo đồ thị do viện sĩ Istomina đề nghị (hình 3.4).
Hình 3.3 tầng lọc ngược với dòng thấm hướng từ dưới lên trên
7
Hình 3.4: Đồ thị để tính
gradient thấm cho phép J
b
cp
trong điều kiện không có
đùn đất tiếp xúc
Với các thông số của lớp hạt
mịn như sau:
φ là góc nội masat
γ là dung trọng tự nhiên
γ
đ

là dung trọng đẩy nổi
η là hệ số bất đồng nhất
Đối với các đất cát có độ hạt trung bình d
50
trong khoảng từ 0,15 đến 1mm
và hệ số bất đồng nhất <10 thuộc loại tầng lọc có dòng thấm dọc theo phương
của các lớp lọc như hình 3.5 thì ta có thể lựa chọn thành phần hạt theo điều
kiện không có xói mòn tiếp xúc với hệ số an toàn bằng 1,5 như sau:
Theo nghiên cứu của Istomina V.C về hiện tượng xói ngầm tiếp xúc đối
với các loại đất không dính, gradien thủy lực khi bắt đầu có xói ngầm tiếp xúc
là J
x
t
sẽ phụ thuộc vào đường kính hiệu quả của 2 lớp liền kề nhau là D
10
và d
10
và hệ số ma sát tg của lớp vật liệu hạt nhỏ hơn.
Hình 3.5: Tầng lọc ngược trường hợp dòng thấm dọc theo phương của
các lớp lọc
Tính giá trị gradien thấm cực đại J tại vị trí thiết kế tầng lọc và so sánh với
đường cong J
cp
trên đồ thị hình 3.6 ta xác định được giá trị D
10
/d
10
tgφ từ đó ta
có thể chọn được vật liệu phù hợp cho trường hợp này.
8

Hình 3.6: Đồ thị do
Istomina lập cho trường
hợp xói ngầm tiếp xúc
của các vật liệu rời
Với J
t
x
là là gradient
nhỏ nhất có thể xảy ra xói
ngầm tiếp xúc và J
cp
=J
t
x
/1,5
là giá trị gradient không
xảy ra xói ngầm tiếp xúc
Cơ sở sử dụng đường cong J
cp
để tính toán kích thước vật liệu thi công tầng
lọc ngược như sau:
- J
x
t
là giá trị gradient thấm khi bắt đầu có xói ngầm tiếp xúc của
hai lớp đất tiếp xúc nhau với cỡ hạt khác nhau (lớp có hạt lớn D và hạt
nhỏ d). giá trị của J
x
t
phụ thuộc vào biểu thức D

10
/d
10
tgφ như trên biểu đồ
hình 3.4. Đường cong trên cùng của biểu đồ ứng với hạt thô, đường nét
liền ứng với cát mịn.
- J
cp
là giá trị gradient của dòng thấm an toàn (không xảy ra xói
ngầm tiếp xúc) được tính bằng J
x
t
/1,5.
- Đồ thị J
cp
ta hoàn toàn có thể tính trước được vật liệu thiết kế tầng
lọc ngược với trường hợp dòng thấm chảy theo phương của lớp lọc gúp
tránh được hiện tượng xói ngầm tiếp xúc.
Đối với đất cần được bảo vệ có hệ số bất đồng nhất trong khoảng từ 10 đến
20 thì có thể có cả hiện tượng xói ngầm và đùn đất, thông thường bắt đầu từ xói
ngầm trước rồi sau đó là quá trình đùn đất. Với các loại đất như vậy, nếu hàm
lượng hạt có đường kính d <1mm chiếm trên 10 ÷ 20% theo khối lượng và hệ
số thấm k
t
< 0,05 cm/s thì xử lý như sau:
9
Trong loại đất chủ yếu tách ra phần đất tính toán có hệ số không đồng nhất
khoảng 10 và với phần này tiến hành xác định lớp lọc thứ nhất bằng các
phương pháp đã nói ở trên ứng với tầng lọc như hình 3.1 và hình 3.3.
Đối với đất nền loại sét thì điển hình của xói ngầm là đùn đất. Xói ngầm

thuần túy khi chỉ số dẻo W
d
> 7 ÷ 10 sẽ không xảy ra kể cả trường hợp gradient
thấm rất lớn, bởi vì lực dính giữa các hạt sét là rất lớn, đủ để chống lại lực bóc
tách của dòng thấm. Đối với đất sét có chỉ số dẻo W
d
trong khoảng 7 ÷ 10 thì
có thể xác định thành phần hạt của lớp lọc theo đồ thị hình 3.7.
Hình 3.7: Đồ thị để đánh giá có
hay không đùn đât tiếp xúc trong
nền đất sét
Về phương diện kinh tế, đường nhiên cần cố gắng chọn tầng lọc có số lớp
ít nhất, do đó lớp lọc thứ hai trong tầng lọc loại 2 bố trí trong nền đập bê tông
có thể không cần thiết, nếu gradient áp lực cột nước thấm khi từ lớp lọc thứ 1
đi ra có giá trị cho phép đối với lớp lọc đó, cụ thể là :
J
cp
=
a
t
x
k
J
Trong đó : k
a
- hệ số an toàn hay hệ số dự trữ, lấy bằng 2.
Đối với các loại đất có xói ngầm, (ŋ > 10 ÷ 20) với cốt liệu bằng cát thì :
J
t
cp

= J
x
ph
Trong đó J
x
ph
- gradient xói ngầm phá hủy.
10
Đối với các công trình thủy quan trọng (cấp I÷III) , cần phải xác định
gradient cho phép bằng thí nghiệm và lưu ý tới phương chuyển động của dòng
thấm, ví dụ có thể sử dụng công thức của Tsugaep R :
J
cp
= J
n
cp
-
γ
γ
d
(1±cos
α
)
Trong đó :
J
n
cp
- gradient cho phép ứng với vật thoát nước nằm ngang loại 2 (hình 3.3a)
khi dòng thấm đi từ dưới lên.
γ

;
d
γ
- dung trọng 1m
3
nước và 1m
3
đất ở trạng thái đẩy nối trong nước.
α
- góc nghiêng của lớp lọc thứ 1 của tầng lọc so với phương nằm ngang.
Dấu cộng (+) dùng cho tầng lọc loại 2 (hình 3.3) , dấu (-) dùng cho tầng lọc
loại 1 (hình 3.1).
Không nên thường xuyên giải phóng nước khỏi tầng lọc, nghĩa là để tầng
lọc lúc ngập nước - lúc khô, vì như vậy có không khí vào sẽ dễ tạo nên các
muối (do quá trình ôxy hóa), sau đó các muối lắng đọng sẽ làm tắc tầng lọc.
ngược lại nếu có rong rêu hoặc hiện tượng mọc nấm thì cần thỉnh thoảng tháo
khô nước khỏi tầng lọc để khử nấm hoặc rêu.
Ngoài ra, nếu không lựa chọn đúng thành phần cấu tạo hạt của tầng lọc thì
tầng lọc có thể bị tắc do các hạt nhỏ của đất được bảo vệ chui lọt vào các khe
rỗng của lớp lọc.
11
4. TÁC DỤNG CỦA TẦNG LỌC NGƯỢC
Tầng lọc ngược nói chung có tác dụng giữ cho đất được bảo vệ không
bị xói ngầm hoặc đùn đất, đồng thời giảm áp lực thấm lên công trình, nhờ
vậy tạo độ ổn định và sự làm việc an toàn của công trình đặc biệt là các
công trình thủy như đập, đê, kênh …
Tầng lọc ngược được làm có thể ở dạng lỗ thoát nước hay hành lang
thoát nước trong móng công trình hoặc các lỗ khoan giếng khoan vào nền
dưới công trình …, trong đó có thể cho các hạt cốt liệu cuội sỏi… để tạo
cho dòng thấm có điều kiện tập trung và chuyển động đi ra khỏi nền công

trình một cách thuận lợi.
Tầng lọc ngược không chỉ có tác dụng tiêu thoát nước thấm mà còn có
thể điều chỉnh vận tốc thấm và lưu lượng thấm, qua đó có thể điều chỉnh áp
lực ngược của dòng thấm và giảm thiểu các tác động do áp lực dòng thấm
tác động lên công trình.
Tầng lọc ngược kiểu giếng thẳng đứng được sử dụng khi nền gồm một
số lớp đất, trong đó lớp trên cùng (sát móng công trình) có bề dày không
lớn (nhỏ hơn 3m) và hệ số thấm nhỏ. Loại tầng lọc ngược này sẽ loại bỏ
được áp lực ngược của nước lên lớp đất này và đảm bảo công trình được ổn
định hơn.
Trong công nghệ chôn lấp rác thải thì tầng lọc ngược được sử dụng
không với mục tiêu bước đầu xử lý nước rác. Rác thải chôn lấp thường có
độ lỗ hổng rất lớn và dòng nước đễ dàng có thể mang theo các hạt nhỏ chất
thải ra ngoài. Tầng lọc ngược được đặt ở các rãnh thu nước thải có chức
năng giữ lại các hạt nhỏ làm giảm được các công đoạn sử lý nước rác thải.
Ngày nay với công nghệ vật liệu phát triển thì vải lọc với các tính chất
ưu việt như độ bền cao, với đường kính lỗ lọc có nhiều sự lựa chọn, tuổi thọ
cao … nên vải lọc đang là sự lựa chọn tốt khi thi công tầng lọc ngược.
12
Hình 4.1: ảnh tầng lọc ngược được sử dụng trong thoát nước bãi rác thải
Hình 4.2: Mô hình sử dụng vải địa kỹ thuật thi công tầng lọc ngược
13
5. KẾT LUẬN
Tầng lọc ngược là biện pháp chống xói ngầm hiệu quả và được ứng dụng tronh
nhiều trường hợp đặc biệt là trong các công trình thủy công. Để tính toán thiết
kế thi công tầng lọc ngược có hai yếu tố quan trọng nhất là gradient thủy lực
của dòng thấm và kích thước hạt. Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian
cho vấn đề này đặc biệt là viện sĩ Istomina đã đưa ra rất nhiều các biểu thức và
đồ thị kinh nghiệm cho hiện tượng xói ngầm và từ đó ta có thể tính toán thiết
kế tầng lọc ngược hiệu quả nhất.

Đối với từng trường hợp đất nền cụ thể và giá trị gradient thấm ta có thể thiết
kế được tầng lọc ngược hợp lý đảm bảo các yêu cầu của lớp lọc. Tùy thuộc vào
mức độ quan trọng và tuổi thọ của công trình mà có các mức độ yêu cầu cao
thấp khác nhau về vật liệu thi công tầng lọc ngược.
Hiện nay ở Việt Nam đang dùng tiêu chuẩn thiết kế tầng lọc ngược được dịch
từ quy phạm của Liên Xô là QPTL C5-75 (quy phạm thiết kế tầng lọc ngược)
nhưng tính toán thiết kế theo quy phạm này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian
và phải tính lặp nhiều lần. Một số tiêu chuẩn của phương tây dễ áp dụng hơn.
Do những hạn chế về thời gian thực hiện, tài liệu, thông tin về giải pháp tầng
lọc ngược này nên bài tiểu luận còn chưa đầy đủ và không tránh khỏi những
thiếu sót rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Trọng Hàn, Giáo trình
thủy công (tập 1), NXB Xây dựng, 2005.
2, Ngô Chí Viềng, Nguyễn Chiến, Thủy công (tập 1), NXB Xây dựng
2, V.D Lomtadze, sách dịch, Địa chất công trình Địa chất động lực công
trình, NXB ĐH&THCN, 1982.
3, Đỗ Minh Đức, Bài giảng Cơ học đất và đá.
4, 22TCN 262-2000 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên
đất yếu – tiêu chuẩn thiết kế.
5, Đặng Văn Luyến, Bài giảng môn Địa chất công trình đại cương, 2004.
7, Phạm Quý Nhân, Bài giảng Động lực học nước dưới đất (dành cho sinh
viên Địa kỹ thuật), Hà nội 2000.
15
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
2. CƠ SỞ KHOA HỌC 2
Các khái niệm cơ bản 2
2.1 Tính thấm của tầng lọc ngược 3

2.2 Thành phần hạt 4
2.3 Chiều dày của tầng lọc 4
2.4 Độ bền của vật liệu lọc 5
3.THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TẦNG LỌC NGƯỢC 6
4. TÁC DỤNG CỦA TẦNG LỌC NGƯỢC 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
16

×