Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.61 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN "LỊCH SỬ THẾ GIỚI
NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI" BẰNG PHƯƠNG
PHÁP LẬP BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC "
A/ Lý do chọn đề tài
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục
đích: Học sinh nắm vững trí thức lịch sử, phát triển tư duy. Chính vì vậy để nâng cao hiệu
quả giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo nhiều phương pháp dạy học
khác nhau. Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển thao tác tư duy và khả
năng sáng tạo của học sinh.
Qua thời gian giảng dạy lịch sử ở trường THPT, đặc biệt là dạy học phần Lịch sử
thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (Chương trình lớp 10 cơ bản), tôi đã nhận
thấy: Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức đã có tác động tích cực đến quá trình học
tập và nhận thức của các em. Bởi vậy, tôi xin được chia sẽ kinh nghiệm của mình với các
đồng nghiệp thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy học phần
Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ
thống kiến thức”.
B/ Nội dung
I/ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy
học lịch sử.
1-Cơ sở lý luận.
Thực chất lập bảng hệ thống kiến là lập bảng kiến thức theo trình tự thời gian hoặc
nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một giai
đoạn, thời kỳ. Lập bảng hệ thống kiến thức không chỉ giúp học sinh nắm được kiến thức
cơ bản sau khi học mà qua đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy,
lôgic, thấy được mối liên hệ, bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Trên cơ sở đó, học
sinh có thể rèn luyện thêm kỹ năng thực hành khi làm các bài tập mang tính chất tổng
hợp kiến thức.
Chúng ta đều biết rằng: Lịch sử loài người là một quá trình phát triển không ngừng


từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy dã man mông muội đến xã hội chủ nghĩa văn
minh tiến bộ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh THPT không dừng lại ở cảm tính mà ở
cấp độ nhận thức, lý tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành tư tưởng, tình cảm đúng đắn
tốt đẹp. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thời nguyên thủy, cổ đại và
trung đại là 3 giai đoạn phát triển liền kề xa xưa nhất đối với các em. Bởi vậy, để khôi
phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và để học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử,
tránh “hiện đại hóa” lịch sử là một điều không không hề dễ dàng. Để đạt được yêu cầu
này, giáo viên phải tìm mọi biện pháp, giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được khả
năng quy luật, vận động phát triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn. Đương nhiên, phương
pháp lập bảng hệ thống kiến thức không phải là một phương pháp mới, trong dạy học,
nhưng đây là phương pháp đơn giản, giúp học sinh nắm bắt và ôn tập kiến thức nhanh,
sâu sắc, hiệu quả nhất.
2-Cơ sở thực tiễn.
Là giáo viên được phân công giảng dạy lịch sử lớp 10 nhiều năm liên tiếp, tôi đã
luôn cố gắng tìm tòi những cách thức, phương pháp giúp học sinh ôn tập kiến thức nói
chung và phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại nói riêng một cách
nhanh và hiệu quả nhất. Trong đó, hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lập
niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là đối với giai đoạn lịch sử mà có nhiều sự kiện đã
diễn ra, cách các em một khoảng thời gian khá dài.
Căn cứ vào nội dung lịch sử của khóa trình, giáo viên có thể phân chia làm 3 loại
niên biểu để hệ thống hóa kiến thức, đó là:
- Niên biểu tổng hợp: Loại niên biểu này giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện
chính và các mối thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
- Niên biểu chuyên đề: Là loại niên biểu đi sâu vào một vấn đề quan trọng của một
thời kỳ nhất định. Qua đó, học sinh biểu đầy đủ toàn diện bản chất sự kiện.
- Niên biểu so sánh: Đây là niên biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra
cùng một lúc trong lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc
để rút ra một kết luận, khái quát có tính chất nguyên lý. Ngoài ra bảng so sánh cũng là
một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để
làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại.

3- Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức.
- Thứ nhất: Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên tìm những vấn đề, nội dung có
thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh
vực. Nhưng chú ý chỉ nên chọn những vấn đề tiêu biểu giúp học sinh nắm kiến thức tốt
nhất.
- Thứ hai: Biết lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
- Thứ ba: Lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn.
Có rất nhiều sự kiện cũng diễn ra trong một thời điểm, vì vậy phải biết chọn lọc những gì
cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng, không nên ôm đồm nhiều kiến thức
khiến việc lập bảng trở nên rờm rà, mất đi tính hệ thống lôgic. Nếu điều kiện lập bảng
càng cụ thể, càng phong phú thì kết quả giáo dục, giáo dưỡng và phát triển càng cao.
4/ Các bảng hệ thống kiến thức có thể sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới thời
nguyên thủy, cổ đại và trung đại (lịch sử 10 ban cơ bản)
(Căn cứ vào yêu cầu lập bảng niên biểu hệ thống kiến thức và căn cứ nội dung bài
dạy lịch sử, có thể lập và sử dụng các bảng hệ thống kiến thức sau đây).
a-Bài 1,2: Xã hội nguyên thủy.
* Sau khi học xong bài 1, tôi sẽ củng cố kiến thức hoặc yêu cầu học sinh hoàn thiện
bảng so sánh về người tối cổ và người tinh khôn với tiêu chí: Thời gian, đặc điểm cơ thể.
Nội dung so
sánh
Người tối cổ Người tinh khôn
Thời gian 4 triệu năm trước 4 vạn năm trước
Đặc điểm cơ
thể
- Trán thấp và bợt ra sau.
- U mày nổi cao
- Hình thành trung tâm phát
tiếng nói.
- Còn lớp lông mỏng trên cơ
thể.

- Hầu như đi đứng bằng hai
chân.
- Trán cao
- Mặt phẳng.
- Thể tích não phát triển
hơn người tối cổ.
- Không còn lớp lông
mỏng.
- Hoàn toàn đi đứng bằng
hai chân.
* Bài 2, kết thúc chương về xã hội nguyên thủy nên sau khi học xong bài này tôi
vừa củng cố, ôn tập kiến thức của cả bài 1 và bài 2 thông qua lập biểu đồ dưới đây nhằm
giúp các em hệ thống được những vấn đề cơ bản của cả thời kỳ nguyên thủy: Các giai
đoạn phát triển của loài người, sự tiến bộ về công cụ lao động, phương thức kiếm sống,
quan hệ xã hội. Từ đó, các em hình dung khách quan hơn về giai đoạn lịch sử này.
Thời
gian
Nội
dung
4 triệu
năm
trước
1 triệu
năm
trước
4 vạn
năm
trước
1 vạn
năm

trước
5.500
năm
trước
4000
năm
trước
3000
năm
trước
Sự tiến
hóa
Vượn
giống
người
Người
tối cổ
Người
tinh
khôn
Chế tạo
công cụ
lao
động
Dùng
hòn đá,
cành
cây có
sẵn
trong

tự
nhiên
Ghè
hòn đá
cho
vừa tay
cầm
(Đá cũ
sơ kì)
Ghè
đẽo 2
rìa
cạnh
(Đá cũ
hậu kỳ)
Ghè
đẽo
mài
nhẵn,
sắc,
nhọn
(Đá
mới)
Đồng
đỏ
Đổng
thau
Đồ sắt
Phương
thức

kiếm
sống
Hái
lượm,
săn bắt
Cung
tên săn
bắn
- Trồng
rau, củ.
- Chăn
nuôi
-Làm
đồ gốm
- Đánh
cá.
- Trồng
lúa
nước
ven
sông
- Nông
nghiệp
- Tiểu
công
nghiệp
- Nông
nghiệp
- TCN
-

Thương
nghiệp,
biển.
Quan
hệ xã
hội
Bầy
vượn
giống
người
(bầy
đàn)
Bầy
người
nguyên
thủy
Thị tộc,
sống
theo
nhóm
gia
đình
mẫu
hệ, có
quan hệ
bình
đẳng
Bộ lạc Phân
chia kẻ
giàu

người
nghèo,
xã hội
có giai
cấp nhà
nước.
Nhà
nước
mở
rộng.
b-Bài 3,4 : Xã hội cổ đại.
Sau khi học song 2 bài, tôi sẽ lập hoặc yêu cầu học sinh lập 2 bảng hệ thống kiến
thức sau đây nhằm củng cố, ôn tập toàn chương xã hội cổ đại.
* Bảng 1: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại
phương Tây trên cơ sở các tiêu chí: Điều kiện tự nhiên, thời gian tồn tại, cơ cấu kinh tế,
cơ cấu xã hội, thể chế nhà nước.
Tiêu
chí so
sánh
Các quốc gia cổ đại phương
đông
(Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà,
Ai Cập)
Các quốc gia cổ đại phương
Tây
(Hy Lạp, Rô ma)
Điều
kiện tự
nhiên
Lưu vực các dòng sông lớn ở

châu á, châu phi. Thuận lợi: đất
đai màu mỡ, tơi xốp, gần nguồn
nước, khí hậu nóng ẩm. Khó
khăn: Lũ lụt vào mùa mưa.
Bờ bắc Địa Trung Hải với
những bán đảo và đảo nhỏ.
Thuận lợi: Cho hoạt động
hàng hải, ngư nghiệp, thương
nghiệp biển. Khó khăn: Đất
khô, chỉ trồng được cây lưu
niên.
Cơ cấu
kinh tế
- Chủ yếu: Nông nghiệp trồng
lúa nước.
- Kết hợp: Chăn nuôi gia súc và
làm nghề thủ công.
- Chủ yếu: Thủ công nghiệp,
thương mại biển.
- Thứ yếu: Nông nghiệp
Cơ cấu
xã hội
3 tầng lớp
- Quý tộc: Vua, quan lại, chủ
ruộng đất - tầng lớp thống trị.
- Nông dân công xã: Chiếm số
lượng đông đảo và là lực lượng
nuôi sống xã hội Tầng lớp bị
trị.
- Nô lệ: Xuất thân từ tù binh,

người nghèo không trả được nợ.
Tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
3 tầng lớp
- Chủ nô: Chủ xưởng, chủ lò,
chủ thuyền – Tầng lớp thống
trị
- Bình dân: Nông dân, thợ thủ
công chủ yếu sống vào trợ cấp
xã hội.
- Nô lệ: Số lượng đông, là lực
lượng nuôi sống xã hội
Tầng lớp bị trị.
Thể chế Chuyên chế cổ đại Cộng hòa dân chủ chủ nô
nhà
nước
Thời
gian
tồn tại
Khoảng TNK IV – TNK III
trước công nguyên đến những
thế kỷ tiếp giáp công nguyên.
Đầu thiên niên kỷ I trước
công nguyên đến năm 476.
* Bảng 2: Lập bảng hệ thống thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
đông và các quốc gia cổ đại phương tây và các lĩnh vực: Lịch pháp, chữ viết, toán học,
văn học, nghệ thuật.
Lĩnh
vực
Văn hóa cổ đại phương Đông Văn hóa cổ đại phương Tây
Lịch

pháp
Làm được nông lịch (phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp) : 1
năm có 365 ngày, chia 12 tháng
với 2 mùa (mưa và khô)
1 năm có 365 ngày 1/ 4, chia
12 tháng (mỗi tháng từ 30, 31
ngày, riêng tháng 2 có 28
ngày)
Chữ
viết
- Chữ tương hình
- Chữ tượng ý
Nhiều ký tự phức tạp
- Sáng tạo và hoàn thiện bảng
chữ cái A, B, C với 26 chữ.
- Sáng tạo chữ số La mã.
Ký hiệu đơn giản, hiện nay
được sử dụng phổ biến.
Toán
học
- Tính số II = 3,16
- Tính diện tích hình tròn, hình
tam giác
- Tìm ra số 0
- Xuất hiện nhiều nhà khoa
học có tên tuổi, để lại nhiều
định lí, định đề, có giá trị khái
quát cao: Ta lét, Pitago, Ơ –
Clits, Acsi méc.

Văn
học
Chủ yếu là văn học dân gian. Văn học viết ra đời với các tác
giả tiêu biểu: Ê xin, Ơ – ri –
pít
Nghệ
thuật
- Kiến trúc đạt trình độ cao: Kim
tự tháp (Ai cập), Thành Ba bi lon
- Điêu khắc tinh tế: Tượng nữ
thần A tê na đội mũ chiến
(Lưỡng Hà), Vạn lí trường thành
(Trung Quốc)
binh; tượng lực sĩ ném đĩa
thần vệ nữ.
- Kiến trúc: Đấu trường Rô
ma.
c/ Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến.
*Bảng 1: Lập bảng thống kê về triều đại phong kiến nhà Tần và nhà Hán với nội dung
sau.
Thời gian
tồn tại
Nhà Tần Nhà Hán
Tổ chức bộ
máy nhà
nước
Chia đất nước thành các quận,
huyện
Chia đất nước thành các
quận huyện.

Chính sách
kinh tế
Ban hành chế độ tiền tệ, đo
lường thống nhất.
Giảm tô thuế, sưu dịch cho
nông dân, phát triển sản xuất
nông nghiệp.
Chính sách
đối ngoại
Bành trướng xâm lược, mở
rộng lãnh thổ về phía bắc và
phía nam.
Xâm lược Triều Tiên, các
nước phương nam.
Khởi nghĩa
nông dân
Khởi nghĩa Trần Thắng – Ngô
Quãng
- Khởi nghĩa: Xíc Mi – Lục
Lâm
- Khởi nghĩa: Trương Giác.
Với bảng này có thể tôi sẽ sử dụng bảng trống để làm phiếu học tập, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu SGK rồi hoàn thiện khi giảng mục 1.
* Bảng 2: Thành tựu văn hóa tiêu biểu Trung Quốc thời phong kiến qua các triều
đại.
Triều đại Thành tựu tiêu biểu
Tần - Hán
- Nho giáo: Do Khổng Tử sáng lập. Thời Hán Vũ Đế trở thành
công cụ sắc bén bảo vệ trật tự phong kiến và giai cấp thống trị.
- Văn học: Thể loại phú (thời Hán)

- Sử học: Tư Mã Thiên với tác phẩm “Sử kí” người đặt nền
móng cho sử học Trung Quốc.
Đường –
Tống
- Nho giáo tiếp tục phát triển, dưới thời Tống được đề cao.
- Phật giáo thịnh hành, chùa chiền xây dựng nhiều.
- Văn học: Nổi bật thể loại thơ Đường với các tác giả: Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Minh –
Thanh
- Nổi bật với tiểu thuyết chương hồi: Tây du ký, Thủy hử,
Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
-Nghệ thuật: Phát triển lâu đời, trình độ cao, độc đáo biểu hiện
ở hội họa, điêu khắc – tiêu biểu: Cố cung ở Bắc Kinh.
Bảng này, tôi sẽ sử dụng khi dạy học xong bài để củng cố kiến thức cho học sinh
hoặc sẽ gợi ý sau đó yêu cầu các em về nhà làm.
d-Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng Ấn Độ.
* Lập bảng so sánh Vương triều Hồi giáo Đê li với Vương triều Mô gôn về các nội
dung.
- Sự thành lập, thời gian tồn tại, chính sách thống trị. Qua đó rút ra điểm giống
nhau và khác nhau giữa 2 vương triều này.
Nội dung
so sánh
Vương triều Hồi giáo Đê li Vương triều Mô gôn
Sự thành
lập
Người hồi giáo gốc Trung Á
đã chinh phục các tiểu quốc
Ấn - lập nên Vương triều Hồi
giáo đóng đô ở Đê li.

Một bộ phận dân trung á
cũng theo đạo hồi tấn công
Ấn Độ - lập nên vương triều
Mô gôn.
Thời gian
tồn tại
1206 - 1526 1526 – 1707
Chính sách
thống trị
- Truyền bá, áp đặt hồi giáo
- Giành quyền ưu tiên về
ruộng đất, địa vị trong bộ máy
quan lại.
- Đưa thuế “ngoại đạo”
- Xây dựng chính quyền
mạnh mẽ dựa trên sự liên
kết, không phân biệt nguồn
gốc quan lại gốc Mông Cổ,
Ấn Độ - Hồi giáo và Ấn Độ
- Ấn Giáo.
- Xây dựng khối hòa hợp
dân tộc.
- Đo đạc ruộng đất, thống
nhất đo lường.
- Hỗ trợ hoạt động sáng tạo
nghệ thuật.
Điểm giống
nhau
- Đều là Vương triều do thế lực ngoại tộc cai trị.
- Lãnh thổ Ấn Độ được thống nhất.

- Xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc.
Khác nhau - Thực hiện chính sách kì thị
tôn giáo.
Tác động: mâu thuẫn dân
tộc sâu sắc.
Thực hiện chính sách hòa
đồng tôn giáo.
Tác động: Xã hội ổn
định. đất nước phát triển.
Bảng này tôi sẽ sử dụng sau khi dạy xong bài 7 hoặc yêu cầu học sinh về hoàn
thiện các nội dung so sánh.
e-Bài 9: Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào.
* Lập bảng hệ thống kiến thức về vương quốc Campuchia và vương quốc Lan
Xang.
Nội dung Vương quốc Campuchia Vương quốc Lan Xang
Điều kiện
tự nhiên
Xung quanh là rừng núi và cao
nguyên (Biển hồ). Thuận lợi
về đất đai, nước tưới, thủy sản,
lâm sản
Sông Mê Kong với nguồn
tài nguyên thủy văn, đường
giao thông huyết mạch của
đất nước.
Dân tộc Người Khơ me - Người Lào Thơng
- Người Lào lùn
Thời gian
hình thành
Thế kỷ VI – Thế kỷ XIX 1353 – Thế kỷ XV

Thời kỳ
phát triển
- 802 – 1432
Biểu hiện:
+ Nông nghiệp phát triển, thủy
lợi hoàn chỉnh. Khai thác lâm
sản.
+ Thủ công nghiệp phát triển.
+ Xây dựng nhiều công trình
kiến trúc đồ sộ.
+ Lãnh thổ mở rộng
- TK XV – TK XVIII
Biểu hiện:
+ Nông nghiệp phát triển,
khai thác các sản vật quý,
buôn bán phát triển.
+ Xây dựng bộ máy nhà
nước hoàn thiện, quân đội
chấn chỉnh, kiên quyết
chống xâm lược.
+ Trung tâm phật giáo Đông
Nam Á.
Thời kỳ
suy thoái
- Từ thế kỷ XV
Biểu hiện:
+ Bị người Thái xâm lược
+ Nội bộ chia rẽ, tranh giành
quyền lực.
+ 1863 trở thành thuộc địa của

Pháp.
- Từ thế kỷ XVII
Biểu hiện.
+ Tranh chấp ngôi báu trong
Hoàng tộc.
+ Bị Xiêm thống trị
+ 1893 là thuộc địa của
Pháp.
Văn
hóa
Chữ
viết
- Chữ phạn: TK VII sáng tạo
ra chữ viết riêng.
- Sáng tạo ra chữ viết riêng
trên cơ sở chữ của
Campuchia và Miến Điện,
Tôn
giáo
- Hin đu giáo
- TK XVII phật giáo
- TK XIII, Phật giáo mới
được truyền bá.
Văn
học
+ Phát triển mạnh: - Văn học dân gian
- Văn học viết
- Văn học dân gian
Kiến
trúc

- Kiến trúc Hin du giáo và
phật giáo.
- Công trình: Ăng co thom –
Ăng Co Vát
- Kiến trúc phật giáo: Tháp
Thạt Luổng
Với nội dung của bài, tôi có thể dùng bảng thống kê này dạy kiến thức mới bằng
việc chia nhóm để học sinh tìm hiểu, thảo luận và viết vào phiếu học tập còn trống. Sau
khi học sinh trình bày, tôi sẽ nhận xét, bổ sung và hoàn thiện với các nội dung trên. Hoặc
có thể xem đây là một bài tập yêu cầu học sinh về nhà làm.
g/ Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến.
* Bảng 1: Lập bảng so sánh giữa thành địa phong kiến với thành thị trung đại về :
Thành phần dân cư, đặc điểm kinh tế, chính trị.
Nội dung so
sánh
Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại
Thành phần
dân cư
Lãnh chúa, nông nô Thị dân: Thợ thủ công,
thương nhân
Đặc điểm kinh
tế.
Đóng kín: mang tính tự
nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc
Hình thành và phát triển
kinh tế hàng hóa đơn giản.
Chính trị
Là đơn vị chính trị, kinh tế
cơ bản của chế độ phong
kiến phân quyền ở Châu âu

Là cơ sở để xóa bỏ chế độ
phong kiến phân quyền,
xây dựng chế độ phong
kiến tập quyền
Văn hóa
Lãnh chúa và nông nô đều
hầu như mù chữ - Văn hóa
kém phát triển.
Mở mang tri thức cho mọi
người, tạo tiền đề cho sự
hình thành các trường đại
học lớn ở châu âu.
Bảng 2: Lập bảng so sánh một số hình thức kinh doanh ban đầu của CNTB ở Tây
âu với chế độ phong kiến Tây âu.
Nội dung so
sánh
Thành thị phong kiến Chủ nghĩa tư bản
Thủ công
nghiệp
Tổ chức sản xuất: Phường
hội thủ công.
- Quy mô xưởng nhỏ.
- Sản xuất bằng tay.
- Người thợ làm từ đầu đến
cuối để tạo ra một sản phẩm.
- Tư liệu sản xuất là của thợ
cả và thợ bạn, chia nhau sản
phẩm mức độ nhiều ít khác
nhau giữa thợ cả, thợ bạn,
thợ học việc

Tổ chức sản xuất: Công
trường thủ công.
- Quy mô xưởng lớn.
- Sản xuất bằng tay.
- Người thợ chỉ làm một
khâu trong quá trình tạo ra
một sản phẩm.
- Tư liệu sản xuất là của
chủ. Thợ chỉ là người bán
sức lao động, làm thuê ăn
lương.
Nông nghiệp
Nông nô nhận ruộng đất của
lãnh chúa, nộp tô thuế
Trang trại, đồn điền, chủ là
tư sản nông nghiệp, quý tộc
mới, người làm là công
nhân nông nghiệp.
Thương
nghiệp
Thương hội (phạm vi hoạt
động hẹp)
Công ty thương mại (phạm
vi hoạt động rộng hơn
thương hội)
Hai bảng này, tôi sẽ củng cố kiến thức cho học sinh ở cuối bài dạy hoặc yêu cầu
các em về nhà tự hoàn thiện với những nội dung còn để trống.
II-Kết quả thực nghiệm.
Qua thực tế áp dụng cho thấy phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy
học lịch sử nói chung và dạy phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

nói riêng đã đem lại hiệu quả tích cực.
+ Đối với giáo viên: Nâng cao kết quả giảng dạy, năng lực chuyên môn, yêu nghề
và tâm huyết hơn với hoạt động sư phạm.
+ Đối với học sinh: Tạo ra tính trực quan, hình thành biểu tượng lịch sử khách
quan, cụ thể, giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, vận dụng sáng
tạo, linh hoạt, chủ động để hoàn thành các bài tập hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
- Xóa bỏ cảm giác nặng nề, khó học, khó nhớ của bộ môn . Qua đó giúp các em rèn
luyện cả kỹ năng lý thuyết và thực hành ở một môn học đòi hỏi tính chuyên cần và cả khả
năng tư duy cao. Học sinh hứng thú hơn đối với giờ học khi kiến thức lịch sử đã được hệ
thống hóa để các em dễ học, dễ hiểu và có thể thuộc bài ngay tại lớp.
Kết quả cụ thể: Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra ở 2 lớp 10A6 và 10A7.
* Trong đó:
- Lớp 10A6 không sử dụng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức.
- Lớp 10A7 sử dụng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức.
Lớp
Số lượng
học sinh
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A6 40 1 2,5 10 25 25 62,5 3 7,5 1 2,5
10A7 42 3 7,2 17 40,8 21 49,6 1 2,4 0 0
C/ KÕt luËn
Để đạt được hiệu quả cao trong học tập môn lịch sử, trước hết học sinh phải yêu
thích môn lịch sử. Điều này cần sự tác động rất lớn từ phía giáo viên và vai trò của giáo
viên rất quan trọng trong việc hình thành tri thức và nhân cách học sinh. Do đó, giáo viên
phải là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh tích cực, chủ động và linh hoạt chiếm lĩnh
tri thực lịch sử nhân loại.
Trong thực tế dạy học không có phương pháp đơn nhất nào là tối ưu. Vì vậy giáo
viên phải kết hợp nhiều phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học thì sẽ mang lại
hiệu quả tích cực.

Mặc dù thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu. Nhưng qua thực
tiễn bản thân áp dụng phương pháp này đã đạt được kết quả rất khả quan. Bởi vậy tôi
mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp của mình và hy vọng nó sẽ góp phần nâng
cao chất lượng trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên với năng lực bản thân có hạn, cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa
nhiều, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp, các em học sinh trường
THPT Dương Đình Nghệ đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tư liệu tham khảo
1/ Sách giáo khoa lịch sử 10 – Ban cơ bản.
2/ Sách giáo viên lịch sử 10 – Ban cơ bản.
3/ Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị.
4/ Giáo trình: LSTG cổ đại – NXBGD – Phan Hồng Việt.
5/ Giáo trình LSTG cổ đại – Lương Ninh
Mục lục
A/ Lý do chọn đề tài 1
B/ Nội dung 1
I/
Cơ sở lý luận và thực tiến của việc lập bảng hệ thống
kiến thức trong dạy học lịch sử.
1
1- Cơ sở lý luận 1
2 Cơ sở thực tiễn 2
3- Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức 3
4-
Các bảng hệ thống kiến thức có thể sử dụng trong dạy
học phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và
trung đại (lịch sử 10 ban cơ bản)
3

II Kết quả thực nghiệm. 13
C/ Kết luận. 14

×