Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kinh nghiệm dạy thực hành sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.68 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, cung cấp cho chúng ta những
kiến thức thực tế về thế giới thực vật, động vật, vi sinh vật, con người… từ đó con
người vận dụng vào thực tế cuộc sống để tìm hiểu về cơ sở khoa học của các biện
pháp kĩ thuật, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, tạo điều kiện
cho hoạt động học tập và lao động đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy
dạy học sinh học luôn gắn với thực hành, thực nghiệm.
Một thực tế hiện nay tất cả các giáo viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh có
kỹ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan
còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm.
Để học tốt được môn sinh học ngoài việc giáo viên vận dụng tốt phương pháp dạy
học phù hợp với kiểu bài lên lớp thì học sinh cần phải biết vận dụng kiến thức lí
thuyết vào thực hành và phải có kĩ năng thực hành tốt, vậy mà học sinh lại gặp khó
khăn trong vấn đề này đó là một vấn đề đáng quan tâm. Chính vì vậy, tôi làm đề tài
“Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6” với mong muốn đóng góp
một chút kinh nghiệm mà tôi đã ứng dụng và có kết quả tốt nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học các tiết thực hành môn sinh học 6.
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành trong môn sinh học 6, từ đó biết vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế để giải thích các hiện tượng thực tế, các cơ sở khoa học
của các biện pháp kĩ thuật.
b. Nhiệm vụ
Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để một tiết thực hành đạt
hiệu quả cao, giúp học sinh thoát khỏi những khó khăn vướng mắc khi làm thực hành.
Đặc biệt là các em học sinh lớp 6 vừa mới bước vào ngưỡng cửa của trường THCS,
các em còn bỡ ngỡ với cách dạy mới, cách học mới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 trường THCS Hùng Vương, xã Yang Réh,
huyện Krông Bông.
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu có thể áp dụng đối với học sinh lớp 6 vùng nông thôn dễ tìm
mẫu vật thực hành.
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: các tiết thực hành và một số tiết có làm thí
nghiệm trong chương trình sinh học lớp 6 gồm:
+ Một số tiết thực hành:
Tiết 6: Thực hành - Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Tiết 7: Thực hành - Quan sát tế bào thực vật
Tiết 12: Thực hành - Biến dạng của rễ
Tiết 18: Thực hành - Biến dạng của thân
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 1
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

Tiết 28: Thực hành - Biến dạng của lá
+ Một số tiết có làm thí nghiệm;
Tiết 23, 24: Quang hợp
Tiết 26: Cây có hô hấp không
Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đã đi đâu?
Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt
Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
1.5 phương pháp nghiên cứu
a/ Phương pháp làm thí nghiệm, thực nghiệm.
- Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm ở nhà (nếu là thí nghiệm cần thời gian dài)
hoặc làm ngay tại lớp (nếu thí nghiệm cần thời gian ít), cho học sinh rút ra kết quả thí
nghiệm và giải thích. Giáo viên nhận xét và chỉ ra những sai sót khi tiến hành thí
nghiệm từ đó giáo viên nắm được kĩ năng làm thí nghiệm, khả năng giải thích kết quả
thí nghiệm và những sai sót khi làm thí nghiệm để đưa ra những phương pháp dạy học
phù hợp hơn. Những tiết thực hành không cần làm thí nghiệm thì yêu cầu học sinh

phải chuẩn bị mẫu vật chu đáo theo yêu cầu, đồng thời giáo viên cũng chuẩn bị mẫu
vật để phục vụ cho giảng dạy.
b/ Phương pháp kiểm tra – đánh giá
- Sau mỗi bài thực hành, giáo viên dành thời gian để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến
thức của học sinh, kĩ năng làm thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế để giải
thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật, sự đồng đều giữa các đối tượng học
sinh từ đó giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp hơn trong phương pháp giảng dạy.
c/ Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn:
- Qua trò chuyện để thu thập thông tin về phương pháp dạy học của GV bộ môn
sinh học 6 đã phù hợp chưa, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở mức độ nào.
- Tìm hiểu thái độ học, chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật của HS khi học môn sinh học 6
- Biết được về tình hình học tập của học sinh đối với môn sinh học 6 hiện nay.
- Nắm được tình hình trang thiết bị ở trường phục vụ cho dạy học môn sinh học 6
d/ Phương pháp quan sát thực tiễn:
- Tiếp xúc thực tế và thu nhận được những tư liệu thực tế khách quan phục vụ cho
dạy học.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Môn sinh học là một bộ môn mang tính thực tiễn cao, các kiến thức trong sách giáo
khoa rất gần gũi với các em học sinh nhất là ở học sinh nông thôn, hơn thế nữa môn
sinh học là nền tảng cho sự phát triển khoa học công nghệ. Nhưng thực tế hiện nay,
đại đa số học sinh chỉ mới nắm được lý thuyết, rất lúng túng khi thực hiện một tiết thí
nghiệm thực hành nhất là học sinh khối 6 mới bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của
trường THCS.
Với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đã tiến hành nhiều hoạt động với nội
dung giáo dục toàn diện, nhưng ngoài xã hội cho rằng: Chất lượng giáo dục giảm sút,
học chưa đi đôi với hành, giữa lý thuyết và thực hành có khoảng cách quá xa. Vấn đề
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 2
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6


đặt ra là cần phải có cách nhìn và biện pháp như thế nào để đánh giá đúng tình hình
dạy và học. Thầy hướng dẫn các tiết thực hành như thế nào? Trò rèn luyện kĩ năng
thực hành như thế nào? Đó là một yêu cầu đòi hỏi giáo viên vừa có kiến thức vững
vàng và có kĩ năng hướng dẫn thực hành chính xác và không thể loại trừ lòng đam mê
bộ môn Sinh học của cả giáo viên và của học sinh.
- Thực hành là một dạng công tác độc lập của học sinh, được qui định trong chương
trình hay sách giáo khoa. Có nhiều cách phân chia thực hành thí nghiệm khác nhau:
+ Thực hành khảo sát (hay thí nghiệm học tập của học sinh): Đó là những thí
nghiệm học sinh chưa biết trước kết quả, chỉ có thể dự đóan kết quả. Học sinh tự làm
hay có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên đến một mức độ nào đó.
+ Thực hành củng cố minh họa: Sau khi đã học xong lí thuyết, học sinh tiến hành
bài thực hành để kiểm tra lí thuyết nhằm đào sâu và khắc sâu kiến thức.
- Các hình thức tổ chức thực hành sinh học 6: Tùy thuộc vào cơ sở vật chất của
trường, tình hình thực tế của địa phương và yêu cầu cụ thể của từng bài thực hành, có
thể tiến hành đồng loạt hay riêng rẽ.
- Trong chương trình sinh học 6, số tiết thực hành rất ít nhưng giáo viên có thể
lồng ghép khi dạy các tiết lí thuyết cho học sinh tiến hành thực hiện các thí nghiệm
của bài học trước ở nhà rồi mang vào lớp hoặc cho học sinh tiến hành ngay trong tiết
học lí thuyết.
Ví dụ: Thí nghiệm học sinh tiến hành trước ở nhà: Quang hợp của cây xanh, các
điều kiện cần cho hạt này mầm…; Thí nghiệm học sinh có thể tiến hành trong tiết học
dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Vận chuyến các chất trong thân, phần lớn nước vào
cây đi đâu
2.2 Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi – khó khăn
a. Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên:
+ Nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn phù hợp (chuẩn và trên
chuẩn), phân công giảng dạy đúng chuyên môn.
+ Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp

+ Tích cực làm đồ dùng dạy học có liên quan đến bài dạy khi trường không có.
b. Khó khăn
- Đội ngũ giáo viên còn trẻ, luôn tự học, tự nâng cao chuyên môn nhưng vẫn còn
một số hạn chế nhất định. Bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều, đời sống
kinh tế còn khó khăn, tài liệu tham khảo cho giáo viên còn thiếu, việc bồi dưỡng, tiếp
thu chuyên đề còn hạn chế…
- Số lượng học sinh dân tộc nhiều, việc tiếp thu kiến thức của các em so với học
sinh người kinh còn kém hơn nhiều nên rất khó cho giáo viên trong việc truyền thụ
kiến thức.
- Hiện nay vẫn còn một số học sinh chưa chú trọng môn học, chưa tích cực trong
học tập, còn thụ động. Vẫn còn học sinh cho rằng môn sinh học là môn phụ nên
không cần học tốt, các em chỉ chú trọng các môn có bài tập nhiều (Anh văn, Toán…).
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 3
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Địa bàn trường học thuộc vùng đặc biệt khó khăn, mặt bằng dân trí chưa đồng
đều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc
chăm sóc và quan tâm đến việc học hành của con cái chưa thật đúng mức…
- Bộ đồ mổ sét nhiều, dùng chung giữa môn Hóa học và môn sinh học
- Các tiêu bản khó quan sát.
- Tranh ảnh còn thiếu rất nhiều.
- Sách tham khảo môn sinh học 6 rất ít, có một số cuốn nhưng không chất lượng.
2.2.2. Thành công – hạn chế
- Thành công: Khi dạy các tiết thực hành, thí nghiệm học sinh có hứng thú học tập
hơn,tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
- Hạn chế: Một số học sinh dân tộc thiểu số khả năng tiếp thu chậm vì vậy vẫn còn
nhút nhát và thụ động trong việc phát biểu ý kiến.
2.2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
- Mặt mạnh: Việc chuẩn bị mẫu vật, đồ dùng trong các tiết thực hành rất đầy đủ,
mẫu vật đạt yêu cầu.

- Mặt yếu: Một số tiết yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trước ở nhà thì hầu hất các
em quên hoặc làm không đạt yêu cầu.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Do học sinh vẫn chưa chú trọng đến việc học cũng như môn học
- Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc học của các em vẫn còn hạn chế
- Đồ dùng dạy học của trường còn thiếu nhiều. Hơn nữa phòng thiết bị và phòng
thư viện còn chung, kệ để sắp xếp đồ dùng dạy học còn thiếu nên không đảm bảo cho
việc sắp xếp đồ dùng dạy học.
2.3. Giải pháp, biện pháp
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp học sinh có hứng thú học tập hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế để giải thích các hiện tượng thực tế
- Mạnh dạn hơn trong việc phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
- Xây dựng được tinh thần hoạt động tập thể cho học sinh
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Các tiết thực hành trong chương trình sinh học lớp 6 chủ yếu là chuẩn bị mẫu vật
để quan sát như bài 12: biến dạng của rễ, bài 18: biến dạng của thân, bài 25: biến
dạng của lá. Đối với điều kiện học sinh ở nông thôn thì những mẫu vật này chuẩn bị
tương đối dễ dàng, hầu như tiết thực hành nào học sinh cũng tìm được đầy đủ mẫu
vật, kết hợp với những mẫu vật mà giáo viên chuẩn bị cũng đã một phần nào tạo nên
hứng thú cho các em học tập. Tuy nhiên không phải có đầy đủ vật mẫu là tiết thực
hành đạt hiệu quả cao, mà cần phải có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh, việc học
sinh quan sát mẫu vật và tìm ra những điểm chi tiết rất ít, các em chỉ quan sát tổng
quát và đưa ra những nhận xét chung chung vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn cụ
thể để học sinh biết quan sát và khai thác vật mẫu.
Ngoài những tiết thực hành thì trong chương trình sinh học 6 còn có nhiều bài có
lồng ghép thí nghiệm thực hành vào tiết học bằng cách cho học sinh làm thí nghiệm ở
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 4
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6


nhà rồi mang lên lớp hoặc trực tiếp làm ngay tại lớp như bài quang hợp; phần lớn
nước vào cây đi đâu; Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm… hoặc nếu không có
điều kiện thì giáo viên nên chuẩn bị thí nghiệm ảo để tiết học đạt hiệu quả cao.
Qua các tiết thực hành và một số tiết lí thuyết cần xen thực hành vào mà tôi đã
giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng chất lượng tiết học được nâng cao rõ rệt, học sinh
hứng thú hơn và kết quả thực hành cũng cao hơn. Sau đây tôi xin được trình bày
những kinh nghiệm để dạy tiết thực hành sinh học 6 đạt kết quả tốt.
a. Mục đích của việc chuẩn bị mẫu vật và làm thí nghiệm
- Đây là phần khá quan trọng bởi nó giúp cho học sinh hiểu được lý do tại sao phải
chuẩn bị đầy đủ mẫu vật và tiến hành thí nghiệm.
- Qua quan sát mẫu vật và làm thí nghiệm giúp cho học sinh có sự liên hệ giữa kiến
thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Giúp cho các em tự mình có thể khám phá
những điều mình đã học từ đó tạo nên sự hứng thú với bộ môn sinh học đồng thời rèn
luyện tư duy khoa học cho các em.
- Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tiết thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ có ý
thức hơn trong các tiết thực hành để rèn luyện kỹ năng.
- Qua các tiết thực hành thí nghiệm rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo
nhóm của học sinh
- Bên cạnh đó, sự đánh giá một cách chính xác và công bằng của giáo viên cũng là
một động lực giúp cho các em phấn khởi hơn, tự tin hơn và cố gắng hơn trong các giờ
thực hành.
b. Chuẩn bị
b1. Đối với giáo viên
- Chuẩn bị phần giới thiệu mục đích của tiết thực hành sắp diễn ra và phạm vi kiến
thức phục vụ cho bài thực hành, tầm quan trọng của tiết thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và mẫu vật phục vụ cho tiết thực hành
- Chuẩn bị các thí nghiệm ảo (nếu có) để minh họa nhằm nêu lên sự liên hệ giữa
kiến thức đã học và thực tiễn.
- Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành
- Chuẩn bị bảng phụ có liên quan.

b2. Học sinh
- Cần nắm chắc kiến thức liên quan đến bài thực hành và vận dụng để tìm tòi kiến
thức
- Chuẩn bị các mẫu vật và các dụng cụ thí nghiệm có liên quan theo nhóm.
- Kẻ bảng sẵn để làm bài thu hoạch nếu cần kẻ bảng
c. Tiến trình thực hiện.
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ, kiến thức cũ có liên quan đến bài thực hành để học sinh tái hiện
lại những kiến thức đã học.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 5
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Để cho học sinh tiến hành hoạt động độc lập hoặc theo nhóm thì trước tiên giáo
viên phải kiểm tra các mẫu vật, dụng cụ thực hành, thí nghiệm mà các nhóm đã
chuẩn bị xem đã đạt yêu cầu hay chưa.
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành, những nội dung, kiến
thức cơ bản mà học sinh phải nắm được sau khi học xong tiết học này (cần bám vào
chuẩn kiến thức kĩ năng), không nên ôm đồm kiến thức làm cho học sinh mất định
hướng.
- Thường thì các tiết thực hành giáo viên nên cho học sinh hoạt động theo nhóm vì
vậy sau khi đã nêu mục tiêu, yêu cầu của bài học giáo viên nên phân chia nhóm trước,
cử ra nhóm trưởng và thư kí ghi kết quả hoạt động của nhóm (mỗi nhóm nên từ 4 – 6
em, phải phân chia đồng đều những em học khá, giỏi và những em học yếu để kết quả
thảo luận đạt hiệu quả cao).
- Sau khi phân chia nhóm, giáo viên yêu cầu các nhóm đặt hết mẫu vật lên bàn, nếu
là tiết lí thuyết có lồng thực hành làm thí nghiệm thì giáo viên nên cho học sinh mô tả
thí nghiệm và trình bày kết quả thí nghiệm trước, sau đó giáo viên nêu yêu cầu của
việc thảo luận theo nhóm, hướng dẫn học sinh cách làm, nếu là làm thí nghiệm tại lớp
thì giáo viên gọi 3 em lên bàn giáo viên làm trước cho cả lớp cùng xem. Giáo viên

cần hướng dẫn cách viết báo cáo thu hoạch nếu là bài thực hành trọn vẹn, hướng dẫn
cách phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm nếu là bài lí thuyết có lồng thực hành
thí nghiệm.
- Tiếp đến cho học sinh thảo luận hoặc làm thí nghiệm theo như đã phân chia từ
đầu, phát phiếu học tập cho các nhóm (nếu có), quy định thời gian thảo luận nhóm.
- Do khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh khối 6 ở trường THCS Hùng
Vương còn chưa đồng đều, hầu hết các em còn thụ động trong học tập vì vậy giáo
viên còn cần phải bám sát từng nhóm, giảng giải thêm cho các nhóm yếu hơn, đặc biệt
quan tâm đến những em học sinh dân tộc thiểu số để tăng thêm sự hứng thú cho các
em.
- Giáo viên cho một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, trình bày trên bảng
(hoặc bảng phụ) cho cả lớp cùng xem và bổ sung, thu phiếu học tập của các nhóm
(nếu có). Ở những kiến thức có thể liên hệ thực tế giáo viên nên cho học sinh liên hệ
ngay để khắc sâu kiến thức. Giáo viên đánh giá kết quả của các nhóm và cho điểm để
tăng thêm sự hưng phấn cho học sinh. Cách đánh giá và cho điểm như sau:
Điểm thao tác TN
(Kỹ năng làm TN)
Điểm kết quả TN
(Hiện tượng)
Điểm lý thuyết TN
( Giải thích KQ)
Điểm ý thức TN
(Tinh thần thái độ)
Tổng điểm
3 2 3 2 10
- Giáo viên hướng dẫn lại một lần nữa về cách viết bài thu hoạch. Lưu ý rằng tuy
cho học sinh thảo luận theo nhóm nhưng nên cho làm thu hoạch theo cá nhân sẽ giúp
cho học sinh có ý thức hơn trong hoạt động nhóm và giúp cho học sinh rèn luyện kĩ
năng viết bài thu hoạch. Nếu giáo viên cho làm thu hoạch theo nhóm thì một số em sẽ
y

Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 6
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

ỷ lại cho những bạn học tốt và các em không làm gì cả dẫn đến không công bằng
trong việc đánh giá và cho điểm. Nên phân chia thời gian hợp lí để học sinh làm thu
hoạch ngay tại lớp.
- Phần củng cố giáo viên gọi một vài học sinh tóm tắt lại những kiến thức đã học
trong tiết học. Chương trình sinh học 6 liên hệ thực tế rất phong phú, vì vậy giáo viên
nên đưa ra những hiện tượng trong thực tế để các em giải thích từ đó giúp chúng ta
đánh giá đúng hơn, sâu sắc hơn về khả năng nhận thức của học sinh, từ đó có những
điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Nên khen ngợi những em hoạt
động tích cực và có ý thức trong học tập.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc dạy một tiết thực hành môn
sinh học 6 áp dụng tại trường THCS Hùng Vương. Tuy nhiên cũng tùy nội dung từng
bài dạy và tùy từng đối tượng học sinh mà chúng ta có những điều chỉnh phù hợp hơn.
Sau đây tôi xin trình bày phương pháp mà tôi đã áp dụng để dạy cho bài 12, tiết 12:
Biến dạng của rễ.
* Mục tiêu.
- Kiến thức:
+ Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
+ Nhận dạng được một số rễ biến dạng thường gặp
+ Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu vật.
- Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, ý thức bảo vệ cây trồng.
- Giáo dục kĩ năng sống:
+ Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ)
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu các loại rễ
với nhau
+ Kĩ năng tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm
* Chuẩn bị.

- Giáo viên: Mẫu vật: 4 loại rễ
+ 04 loại rễ biến dạng: Rễ móc, rễ thở, rễ giác mút, rễ củ (rễ phải rửa sạch).
+ Phiếu học tập, bảng phụ (giống bảng SGK trang 40).
+ Bảng có kết quả đúng giống với bảng phụ.
+ Hình ảnh một số loại rễ biến dạng.
+ Chuẩn bị thêm: Kính lúp (cho học sinh xem rễ phóng to).
- Học sinh:
+ Ôn lại kiến thức chương rễ
+ Chuẩn bị các mẫu vật như giáo viên.
+ Kẻ bảng phần bài tập SGK trang 42 vào giấy để làm bài thu hoạch.
* Cách tiến hành.
- Trước khi vào bài mới, giáo viên kiểm tra mẫu vật của các nhóm, phân chia nhóm
(tôi đã chia thành 6 - 8 nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 em), chỉ định nhóm trưởng, thư kí.
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 7
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Trước khi đi vào đặc điểm hình thái của rễ biến dạng, giáo viên gọi học sinh nhắc
lại đặc điểm hình thái, cấu tạo và chức năng của 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.
Tiến trình tiến hành tiết thực hành như sau:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giáo viên phát phiếu học tập và kính
lúp cho từng nhóm yêu cầu học sinh
hoạt động theo nhóm trong vòng 10
phút. Đặt mẫu vật lên bàn, phân chia rễ
thành các nhóm có đặc điểm giống nhau.
- Giáo viên gợi ý và hướng dẫn học sinh
dựa vào hình thái, màu sắc và cách mọc
đề phân chia rễ từng nhóm nhỏ.
- Giáo viên bám sát từng nhóm để
hướng dẫn cụ thế hơn.

- GV cung cấp thêm môi trường sống
của cây bần, mắm, cây bụt mọc là nơi
ngập mặn, ao hồ, nơi thiếu không khí…
- Gọi 2 nhóm cầm phiếu học tập lên
hoàn thành bảng phụ, mỗi nhóm làm 2
loại rễ. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Giáo viên thu phiếu học tập của các
nhóm
- Nhận xét, bổ sung
- Treo bảng có kết quả đúng
- Giáo viên xem phiếu học tập của các
nhóm, nhận xét khen ngợi và cho điểm
những nhóm làm tốt.
- Qua kết quả thảo luận nhóm các em
hãy cho biết ngoài 2 loại rễ chính ra thì
có bao nhiêu loại rễ biến dạng nữa? Đó
là những loại nào?
- Em hãy lấy thêm ví dụ về 4 loại rễ biến
dạng đó?
- Treo tranh các loại rễ biến dạng và yêu
cầu học sinh so sánh các loại rễ biến
dạng giữa mẫu vật và tranh.
- Tại sao một số loại cây lại có thêm rễ
biến dạng như vậy?
- Học sinh trong nhóm đặt tất cả mẫu lên
bàn cùng quan sát.
- Ghi chép những đặc điểm hình thái
màu sắc các loại rễ sau đó phân chia
thành từng nhóm nhỏ. Hoàn thành phiếu

học tập
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày trên
bảng phụ, cả lớp cùng theo dõi, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Cả lớp chú ý, sửa chữa.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi, yêu cầu trả
lời được: Có 4 loại rễ biến dạng là rễ
móc, rễ thở, rễ giác mút, rễ củ.
- Học sinh liên hệ thực tế để lấy ví dụ.
- Quan sát tranh và so sánh với mẫu vật.
- Vì sống trong những điều kiện môi
trường khác nhau, một số sống trong
môi trường không thuận lợi nên rễ phải
biến dạng để thực hiện những chức năng
khác nhau.
- Làm nhanh bài tập trong sách giáo
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 8
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Cho học sinh làm nhanh bài tập trong
sách giáo khoa.
- Gọi đại diện 2 HS lên bục giảng cầm
mẫu vật và mô tả lại cấu tạo và chức
năng của các loại rễ biến dạng (mỗi HS
mô tả 2 loại rễ).
- GV nhận xét, bổ sung, cho điểm nếu
học sinh đó trả lời tốt.
- Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch và
yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, liên

hệ thực tế làm vào giấy đã kẻ sẵn bảng
và nộp lại.
- Nhận xét về ý thức và kết quả thực
hành, khen ngợi những học sinh hoạt
động tốt và tích cực. Dặn học sinh về
nhà trả lời câu hỏi trong SGK và ôn lại
đặc điểm về cấu tạo và chức năng của
các loại rễ biến dạng.
khoa.
- Đại diện HS lên mô tả trên mẫu vật, cả
lớp chú ý quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý làm bài thu hoạch và nộp lại.
- Chú ý lắng nghe, sau đó dọn dẹp sạch
sẽ phòng học, vứt rác đúng nơi quy định.
Đó là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào dạy bài “Biến dạng của rễ” ở
trường THCS Hùng Vương, sau khi áp dụng tôi cảm thấy học sinh đã hứng thú học
tập hơn, có ý thức hơn và kết quả thực hành cũng khả quan hơn. Tuy nhiên đây chỉ là
một tiết thực hành trong số 5 tiết thực hành trong chương trình sinh học lớp 6, nhưng
hầu như các tiết thực hành này chúng ta đều có thể áp dụng. Ngoài những tiết thực
hành riêng thì những tiết lí thuyết có lồng ghép thực hành thí nghiệm thì tôi cũng đã
nêu lồng vào phần phương pháp chung, tuy nhiên khi dạy những bài này nếu làm thí
nghiệm ảo như thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng, xác
đinh chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột, thí nghiệm xác định phần lớn
nước vào cây đi đâu… giáo viên trình bày thí nghiệm trên máy chiếu và tiến hành thí
nghiệm trên máy chiếu học sinh sẽ dễ khai thác thông tin hơn, giáo viên cũng sẽ dễ
giảng dạy hơn, đỡ mất thời gian hơn. Trường hợp thí nghiệm làm không thành công
thì vừa mất thời gian mà hiệu quả mang lại không cao.
2.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Việc thực hiện các giải pháp này không khó, chỉ cần có vật mẫu đầy đủ. Nếu là thì

nghiệm ảo thì phải có máy chiếu, thí nghiệm tiến hành trên lớp thì cần chuẩn bị đơn
giản, hầu hết đồ dùng thí nghiệm trong các trường học đều có đầy đủ.
2.3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp
Những giải pháp mà tôi đã đưa ra đều có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, cần thực
hiện tuần tự các giải pháp để học sinh tư duy logic dễ hiểu hơn, dẽ khắc sâu kiến thức
hơn.
2.3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 9
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

Qua việc trò chuyện với học sinh tôi thấy đa số học sinh đã chú ý hơn và có hứng
thú hơn đến các tiết thực hành thí nghiệm. Hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, tư duy
nhanh nhẹn và logic hơn.
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên kết quả tiết thực hành được nâng cao rõ
rệt, hầu hết các em đã nhận biết được đâu là rễ chính, đâu là rễ biến dạng, và nhận biết
được các loại rễ biến dạng, các em đã liên hệ trong thực tế và nhận biết được các loại
rễ này. Học sinh cũng đã biết được chức năng chính của các loại rễ biến dạng này.
- So sánh kết quả thực hành giữa khi chưa áp dụng và khi áp dụng những kinh
nghiệm trên như sau:
Khi chưa áp dụng tôi lấy kết quả ở lớp 6B năm học 2012 – 2013 như sau:
- Tổng số học sinh: 31 em
- Số nhóm: 6 nhóm (mỗi nhóm 5 – 6 em).
- Mỗi nhóm cũng cử ra nhóm trưởng và thư kí.
Kết quả chấm phiếu học tập của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: 5 điểm - Nhóm 2: 4 điểm
- Nhóm 3: 7 điểm - Nhóm 4: 4 điểm
- Nhóm 5: 8 điểm - Nhóm 6: 7 điểm
Kết quả chấm bài thu hoạch của cá nhân như sau:
- Điểm trên Tb: 16 em (chiếm 51,6%)

- Điểm dưới Tb: 15 em (chiếm 48,4%).
Qua kết quả này chúng ta cũng thấy rằng trong số 6 nhóm thì có 4 nhóm đã đạt
được kết quả từ Tb trở lên tương ứng với 20 - 21 em học sinh, nhưng khi chấm bài thu
hoạch thì chỉ có 16 em đạt kết quả từ trung bình trở lên. Từ đó chúng ta cũng có thể
thấy rằng không phải tất cả những em trong 4 nhóm này đều hoạt động tích cực và có
ý thức trong việc thảo luận nhóm, mà vẫn còn ỷ lại cho các bạn khác không chủ động
trong học tập. Tuy nhiên 16 em đạt kết quả Tb không phải hoàn toàn nằm trong 4
nhóm đó mà sẽ có em nằm ở 2 nhóm còn lại. Nguyên nhân có thể là do giáo viên chưa
thực sự bám sát từng nhóm để hướng dẫn thêm đặc biệt là những nhóm còn yếu dẫn
đến các em lúng túng hoặc sự đoàn kết trong nhóm chưa cao, phương pháp hướng dẫn
của giáo viên chưa phù hợp, chưa tạo được sự hứng thú và kích thích tư duy cho các
em, hoặc có thể mẫu vật chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học…Từ những thắc mắc
đó tôi đã suy nghĩ và tìm ra giải pháp để nâng cao được chất lượng của các tiết thực
hành hơn, và khi áp dụng những kinh nghiệm đó tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả áp dụng vào lớp 6B năm học 2013 – 2014:
- Tổng số học sinh: 34 em
- Số nhóm phân chia: 8 nhóm (mỗi nhóm 4-5 em).
- Cử ra nhóm trưởng và thư kí.
Kết quả chấm phiếu học tập của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: 7 điểm - Nhóm 2: 4 điểm
- Nhóm 3: 7 điểm - Nhóm 4: 5 điểm
- Nhóm 5: 9 điểm - Nhóm 6: 6 điểm
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 10
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Nhóm 7: 8 điểm - Nhóm 8: 5 điểm
Kết quả chấm bài thu hoạch của cá nhân như sau:
- Điểm trên Tb: 27 em (chiếm 79,4%)
- Điểm dưới Tb: 7 em (chiếm 20,6%).
Như vậy cùng một bài học nhưng khi áp dụng phương pháp khác thì đã cho kết quả

tốt hơn, các nhóm đã hoạt động tốt hơn, học sinh có ý thức học tập hơn, các em đã có
sự liên hệ giữa lí thuyết và thực tế một cách nhanh nhạy, đặc biệt là một số em học
yếu và những em dân tộc thiểu số cũng đã hứng thú và năng nổ hơn trong việc học.
Để tìm hiểu thái độ của học sinh đối với các tiết thực hành môn sinh học 6, tôi đã
khảo sát ý kiến của học sinh 2 lớp 6A, B năm học 2013 – 2014 và có tới 56 em
(chiếm 82,3%) hứng thú với những tiết thực hành sinh học 6. Đó là một điều đáng
mừng đối với giáo viên. Tôi hi vọng số lượng học sinh hứng thú với bộ môn sinh học
6 nói riêng và sinh học nói chung sẽ ngày càng được tăng thêm.
3. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
a. Khẳng định kết quả nghiên cứu:
- Qua khảo sát tình hình học tập của học sinh ở một số lớp, tôi thấy có những đặc
điểm sau:
+ Đa số học sinh tích cực trong học tập, có chuẩn bị bài cũng như tìm mẫu vật.
+ Các bài thực hành, học sinh tích cực, chủ động
+ Giáo viên chuẩn bị giáo án, sử dụng phương pháp và đồ dùng dạy học tương
đối hiệu quả.
+ Học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số
hiện tượng trong tự nhiên.
- Đồ dùng dạy học môn Sinh học 6 còn thiếu nhiều:
+ Mẫu vật tế bào thực vật khó quan sát.
+ Tranh ảnh còn thiếu rất nhiều, hầu như không có.
+ Một số đồ dùng hỏng nhiều nên sử dụng kém hiệu quả.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho yêu cầu dạy học môn Sinh học:
+ Chưa có phòng thực hành
+ Thư viện: Sách tham khảo rất ít, hầu như không có sách tham khảo.
+ Không có vườn trường nên các tiết tham quan thiên nhiên không thực hiện
được chu đáo.
+ Chưa có phòng thiết bị riêng nên đồ dùng thiết bị dạy học còn lộn xộn.
b. Những đóng góp mới

* Để tiết thực hành sinh học 6 đạt kết quả cao.
- Trong quá trình dạy, giáo viên cần có biện pháp để tăng cường hoạt động cá nhân,
phối hợp với học tập hợp tác khác, giúp học sinh từ thụ động chuyển sang tự học chủ
động.
- Giáo viên phải chuẩn bị kĩ giáo án, sử dụng các phương pháp và đồ dùng dạy học
có hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh.
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 11
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

- Trong quá trình dạy bài mới, giáo viên nên lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh để các em biết cách bảo vệ, chăm sóc cây trồng có năng suất cao và chất
lượng tốt.
- Khi thực hành, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các đồ dùng dạy học. Những
thí nghiệm khó giáo viên nên tiến hành trước ở nhà và hướng dẫn học sinh thật kĩ để
các em không lúng túng khi tiến hành các thí nghiệm. Cần phân chia nhóm thực hành
một cách hợp lí để các em đều được tiến hành thí nghiệm hay làm các thao tác thực
hành như nhau, tạo được hứng thú cho học sinh. Mỗi nhóm thực hành khoảng 4 – 6
học sinh, phân công công việc cho từng học sinh. Thứ tự công việc ấn định cho các
học sinh trong nhóm được luân phiên qua các tiết thực hành để các em được rèn luyện
các kĩ năng, kĩ xảo thực hành như nhau.
* Chú ý: Trong thực hành Sinh học tránh “chuyên hóa chức năng” đối với học sinh,
vì vậy cần giữ cố định nhóm trong năm học.
- Nếu nhóm nhiều học sinh quá thường gây mất trật tự và chỉ có một số học sinh
làm việc còn các học sinh khác lơ là không tham gia thực hành, do đó giáo viên khó
quản lí và khó tổ chức tiết thực hành thành công.
- Tuyên dương khen thưởng: Đây là động lực giúp học sinh tăng thêm phần hứng
thú trong học tập. Vì vậy, trong từng tiết thực hành, giáo viên cố gắng dành cho các
em một lời khen hay một lời động viên, tạo cho các em có niềm tin trong học tập.
II/ KIẾN NGHỊ
1. Đối với trường THCS Hùng Vương

- Cần bổ sung các đồ dùng dạy học:
+ Tiêu bản cố định tế bào thực vật
+ Bộ tranh ảnh sinh học 6, một số tranh ảnh ở các lớp khác
+ Cần mua thêm sách tham khảo có chất lượng để giáo viên tham khảo.
2. Đối với phòng GD&ĐT Krông Bông.
- Cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho toàn thể giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT
Dương Thị Thanh Huyền
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 12
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số tiết thực hành môn sinh học 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lí luận dạy học Sinh học - Tập I, II - Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách,
Trần Bá Hoành - Nhà xuất bản giáo dục, năm 1980.
- Phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông cơ sở - Tập II - Nguyễn
Quang Vinh (chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục, năm 1984.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh học 6.
- Sách thực hành Sinh học 6, sách bài tập Sinh học 6 và một số sách tham khảo
Sinh học 6.
Người thực hiện: Dương thị Thanh Huyền 13

×