Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CẠNH TRANH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.44 KB, 13 trang )










BÁO CÁO

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CẠNH TRANH
TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ĐỐI VỚI VIỆT NAM


MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA- 7C

Nhóm chuyên gia:
Jean-Francois Bellis

Lê Triệu Dũng

Nguyễn Anh Thư








Hà Nội, 11/2011

Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của
các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương





MỤC LỤC


1. Lời nói đầu 5
2. Cách tiếp cận của EU đối với vấn đề cạnh tranh trong các FTA 5
3. Các điều khoản về cạnh tranh trong các FTA của EU cho đến nay 6
4. Luật cạnh tranh của Việt Nam và các cơ quan thực thi 8
5. Khuyến nghị đối với việc đàm phán quy định cạnh tranh trong FTA giữa EU và Việt
Nam 12




5

1. Lời nói đầu
Mục đích của báo cáo là nhằm phân tích tác động của các điều khoản về cạnh tranh trong các
Hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do) của EU đối với Việt Nam kể từ sau “Chiến lược
châu Âu toàn cầu”. Báo cáo dựa vào phân tích các điều khoản về cạnh tranh trong các FTA của
EU cho đến nay, cũng như những kết quả thu được trong chuyến công tác 2 tuần đầu tháng 8
năm 2011 tại Hà Nội.

2. Cách tiếp cận của EU đối với vấn đề cạnh tranh trong các FTA
Nhìn chung, EU ủng hộ mạnh mẽ các quy tắc về cạnh tranh trong WTO. Việc tập trung vào vấn
đề cạnh tranh trong thương mại quốc tế như vậy được phản ánh phần nào qua cấu trúc các Hiệp
định EC đã ký (đều có điều khoản về cạnh tranh). Sau Hội nghị Bộ trưởng Singapore năm 1996,
EU đã tìm cách thuyết phục các thành viên WTO chấp thuận các nguyên tắc cơ bản về cạnh
tranh như tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và công bằng về thủ tục, cũng như việc cấm
các tập đoàn lũng đoạn độc quyền. Tuy nhiên, những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận đa
phương về chính sách cạnh tranh đã không thành công. Mặc dù mối quan hệ giữa thương mại và
chính sách cạnh tranh đã được đưa vào chương trình làm việc của Vòng đàm phán Đôha tại Hội
nghị Bộ trưởng Đôha năm 2001, tháng 7 năm 2004, Đại hội đồng lại quyết định là mối quan hệ
này sẽ không còn là một phần của Chương trình làm việc đó và cũng sẽ có việc đàm phán nội
dung này trong vòng đàm phán Đôha.

Mặc dù các nước phát triển, đặc biệt là EU với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã tích cực
tìm cách đưa những nguyên tắc đa phương về cạnh tranh vào WTO, nhưng hầu hết các nước
đang phát triển cho đến nay đều không cho đó là cần thiết. Một số quốc gia đang phát triển vốn
không có nhiều kinh nghiệm về các nguyên tắc cạnh tranh trong nước tỏ ra quan ngại về những
khó khăn và chi phí liên quan đến việc thực thi Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều nước đang phát
triển cho rằng các nguyên tắc đa phương về cạnh tranh sẽ hạn chế họ theo đuổi và ban hành
những chính sách phát triển cụ thể. Hơn nữa, các nước đang phát triển lo ngại là nội dung các
cuộc thảo luận và đàm phán về các nguyên tắc cạnh tranh đa phương sẽ bị chi phối bởi lợi ích
của các nước phát triển. Do đó, các nước đang phát triển thường nghĩ rằng các nguyên tắc đa
phương về cạnh tranh chủ yếu tập trung vào nội dung tiếp cận thị trường chứ không phải việc
phòng chống các hoạt động phản cạnh tranh như vậy.

Mặc dù các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã thảo luận nhiều về chủ đề này, nhưng
cạnh tranh vẫn được coi là một lỗ hổng pháp lý ở cấp độ đa phương. OECD đã đưa ra những
khuyến nghị không mang tính bắt buộc và những thực tiễn tốt nhất để đối phó với những tập
đoàn lũng loạn độc quyền, hợp tác chống cạnh tranh và rà soát việc sát nhập. UNCTAD thì hỗ

trợ các nước đang phát triển trong việc xây dựng Luật Cạnh tranh và ban hành bộ quy tắc quốc
tế về cạnh tranh cũng như kiểm soát các thực tiễn hạn chế thương mại.

6


Nhận thấy sự thiếu vắng những quy tắc đa phương bắt buộc về cạnh tranh, EU đã quyết định đưa
các điều khoản về cạnh tranh vào trong các FTA mà EU đã và đang đàm phán trong “Chiến lược
châu Âu toàn cầu”, khởi động từ năm 2006. Mục tiêu của EU khi thực hiện việc này là nhằm
nhân rộng mô hình pháp luật về cạnh tranh của mình.
3. Các điều khoản về cạnh tranh trong các FTA của EU cho đến nay
Kể từ năm 2007 đến nay, EU đã ký hai FTA theo cách thức phải có các điều khoản về cạnh tranh
trong nội dung nhằm thực hiện “Chiến lược châu Âu toàn cầu”, đó là: Hiệp định với Hàn Quốc
có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, và Hiệp định với Colombia và Peru được thông qua vào
ngày 25 tháng 3 năm 2011 và dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2012. Cả hai hiệp định đều có
các điều khoản quy định về cạnh tranh. EU cũng đã ký thỏa thuận hợp tác kinh tế với các quốc
gia CARIFORUM (nhóm gồm 15 nước Carribbean), áp dụng từ 29 tháng 12 năm 2008. Tuy vậy,
thoả thuận này không được coi là một trong các FTA mà EU đã ký nhằm thực hiện “ Chiến lược
châu Âu toàn cầu”, cho dù việc đàm phán thoả thuận này được triển khai từ năm 2004 và được
ký vào tháng 12 năm 2007. Do đó, FTA này và các FTA khác mà EU đã ký trong quá khứ không
có các điều khoản quy định về cạnh tranh như trong các FTA mà EU ký sau này. Đó cũng chính
là các FTA theo thể thức mới nhằm thực hiện “Chiến lược châu Âu toàn cầu”.

Do vậy, trọng tâm của báo cáo này là phân tích các điều khoản cạnh tranh có trong FTA EU ký
với Hàn Quốc và FTA với Colombia và Peru. Mặc dù có những tương đồng về ngôn ngữ sử
dụng trong các điều khoản quy định về cạnh tranh ở trong hai hiệp định
1
nhưng cũng có những
khác biệt đáng kể trong phạm vi áp dụng của các điều khoản này. Đặc biệt, trong FTA EU ký
với Hàn Quốc có một phần về trợ cấp mà trong FTA EU ký với Colombia và Peru lại không có.

3.1. Điều khoản về chống độc quyền
Một nội dung quan trọng và phổ biến trong điều khoản quy định về cạnh tranh của hai FTA trên
là quy định coi sự lạm dụng vị trí thống trị và tập trung quyền lực vào các công ty gây cản trở
cạnh tranh hiệu quả là vi phạm nghĩa vụ chống cạnh tranh được quy định trong hiệp định
2
.
3.2. Điều khoản về doanh nghiệp công và doanh nghiệp có đặc quyền

Hai hiệp định đều có điều khoản quy định không cho phép các bên tạo lập hay duy trì độc quyền
nhà nước hay độc quyền tư nhân, song về mặt ngôn ngữ cũng có những khác biệt giữa hai hiệp
định. Các hiệp định cũng quy định doanh nghiệp phải tôn trọng Luật Cạnh tranh miễn là việc áp
dụng luật này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ doanh nghiệp được giao theo

1
Xem chương 11 - FTA EU - Hàn Quốc và Mục VIII - FTA EU – Colombia và Peru.
2
Xem Điều 11.1(3) - FTA EU - Hàn Quốc và Điều 259(2) - FTA EU – Colombia và Peru.

7

luật hay trong thực tế.
3

3.3. Điều khoản về trợ cấp
Khác biệt giữa các điều khoản quy định về cạnh tranh trong hai FTA này là FTA EU ký với Hàn
Quốc có thêm quy định về trợ cấp, qua đó loại bỏ việc trợ cấp phản cạnh tranh gây bóp méo
thương mại quốc tế
4
. Quy định này giúp loại bỏ 2 loại trợ cấp sau:


a) Trợ cấp bảo lãnh cho các khoản nợ hoặc trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp mà không có
bất kỳ giới hạn nào về mặt giá trị hay thời gian, trong luật cũng như trong thực tế;
b) Trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn, mà không cần có kế hoạch tái cơ cấu
đáng tin cậy trên cơ sở giả định thực tế giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại lâu dài mà không
cần phụ thuộc vào hỗ trợ của Nhà nước. Điều này có nghĩa là chính doanh nghiệp sẽ đóng
góp phần lớn vào chi phi tái cơ cấu. Loại trợ cấp này có thể bao gồm các khoản vay và bảo
lãnh, trợ cấp tiền mặt, tiếp vốn, cung cấp tải sản thấp hơn giá thị trường hoặc miễn thuế. Quy
định trong FTA không cấm việc cấp trợ cấp bằng biện pháp hỗ trợ thanh khoản tạm thời dưới
các hình thức bảo lãnh vay hoặc cho vay với hạn mức đủ để giúp một doanh nghiệp đang gặp
khó khăn tồn tại trong thời gian đủ để thực hiện việc tái cơ cấu hay hoàn thành kế hoạch.

Điều khoản này xuất phát từ tranh chấp thực tế trước đây trong WTO giữa EU và Hàn Quốc liên
quan đến ngành đóng tàu
5
và việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm DRAMs nhập
khẩu từ Hàn Quốc
6
.

Điều khoản này có quy định về tính minh bạch, theo đó các bên, ngoài các nghĩa vụ khác, hàng
năm phải báo cáo về tổng số lượng trợ cấp, các loại hình trợ cấp và việc phân bổ trợ cấp. Các
quy định về trợ cấp áp dụng cho tất cả các mặt hàng ngoại trừ hàng nông sản và thủy sản và việc
mở rộng diện áp dụng cho các ngành dịch vụ sẽ tiếp tục được đàm phán sau 3 năm kể từ ngày
hiệp định có hiệu lực. Cần lưu ý là nội dung này có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết tranh
chấp.
3.4. Điều khoản về thực thi
Hai hiệp định đều có điều khoản quy định về việc thực thi, theo đó mỗi bên sẽ có một cơ quan
chuyên trách quản lý về cạnh tranh được trang bị đầy đủ nhằm thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh
của mình. Các bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc thực thi Luật Cạnh tranh của mình
một cách minh bạch, kịp thời và không phân biệt đối xử, tôn trọng các quy tắc về quy trình và


3
Xem Điều 11.4 và 11.5 - FTA EU - Hàn Quốc và Điều 263 - FTA EU – Colombia và Peru.
4
Xem Điều 11.9 – 11.5 - FTA EU - Hàn Quốc.
5
Vụ kiện mã số DS273, Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại trong ngành đóng tàu. Báo cáo
Ban Hội thẩm ngày 7 tháng 3 năm 2005 và vụ kiện mã số DS299, EU – Các biện pháp chống bán phá giá đối
với sản phẩm DRAM nhập khẩu từ Hàn Quốc. Báo cáo Ban Hội thẩm ngày 17 tháng 6 năm 2005
6
Xem Điều 11.3 - FTA EU- Hàn Quốc và Điều 260 - FTA EU – Colombia và Peru

8

quyền phòng vệ thỏa đáng.
7



3.5. Điều khoản về tham vấn và hợp tác
Hai hiệp định đều có các điều khoản đề ra các nguyên tắc cơ bản về tham vấn và hợp tác giữa các
bên. FTA EU ký với Hàn Quốc nêu rõ việc hợp tác phải dựa trên “Thỏa thuận giữa EU và Hàn
Quốc về hợp tác đối với vấn đề hoạt động phản cạnh tranh”
8
ký ngày 23 tháng 5 năm 2009 (gọi
tắt là Thỏa thuận hợp tác). Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2009 và đề ra các
mục tiêu cũng như các công cụ hợp tác kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý về cạnh tranh của EU và
Hàn Quốc (FTA tập trung hơn vào các nội dung mang tính thực chất). Mục đích của thỏa thuận
này là nhằm thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh của mỗi bên thông qua việc tăng cường, thúc đẩy
hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý về cạnh tranh và tránh hoặc giảm bớt khả năng xung

đột có thể có giữa các bên trong tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực thi Luật Cạnh tranh.
Thỏa thuận còn quy định về việc thông báo cho nhau về các vụ việc đang được điều tra có thể ảnh
hưởng đến lợi ích của bên kia, quy định về khả năng hợp tác trong các hoạt động hỗ trợ thực thi,
về việc một bên có thể yêu cầu bên còn lại có hành động thực thi và về việc trao đổi thông tin giữa
các bên.
3.6. Điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật
Không như hiệp định ký với Hàn Quốc, FTA EU ký với Colombia và Peru có một điều khoản về
hỗ trợ kỹ thuật.
9
Ý tưởng của điều khoản này là nhằm tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế
liên quan đến việc thực thi chính sách cạnh tranh và Luật Cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực và
trao đổi kinh nghiệm.
4. Luật cạnh tranh của Việt Nam và các cơ quan thực thi luật
4.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật
Luật Cạnh tranh của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật được xây
dựng theo mô hình Luật Cạnh tranh của EU và bao gồm các điều khoản xử lý việc lạm
dụng vị trí độc quyền, hay tập trung kinh tế.

Theo các thỏa thuận hạn chế về cạnh tranh, doanh nghiệp nắm giữ thị phần lên đến 30%
hoặc cao hơn ở một thị trường thì sẽ bị cấm tham gia vào các thỏa thuận nhằm xác định giá
bán và chia sẻ thị trường, các thỏa thuận về hạn chế sản lượng, phát triển kỹ thuật, đầu tư
công nghệ, hay các thỏa thuận về việc áp đặt điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp
khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đề nghị Ủy ban Cạnh tranh cho miễn trừ nếu là các

7
Xem Điều 11.6 và 11.7 - FTA EU- Hàn Quốc và Điều 261 và Điều 265 - FTA EU – Colombia và Peru.
8
OJ 202, ngày 4 tháng 8 năm 2009, trang 36 đến 41.
9
Xem Điều 263 - Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Colombia và Peru.


9

thỏa thuận đó là nhằm (i) hợp lý hóa cơ cấu tổ chức hay quy mô kinh doanh và tăng hiệu
quả, (ii) thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ,
(iii) thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn về chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật của
một số loại sản phẩm, (iv) thống nhất điều kiện kinh doanh, giao hàng và thanh toán nhưng
phải không liên quan đến giá hay bất kỳ yếu tố nào về giá, (v) tăng khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hay để (vi) làm tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương (MOIT) sẽ
quyết định về việc cho hưởng hay không việc miễn trừ này.

Tẩy chay và đấu thầu gian lận được coi là những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất kể thị
phần nắm giữ của doanh nghiệp có liên quan là bao nhiêu và không được hưởng miễn trừ.

Liên quan đến việc lạm dụng vị trí độc quyền, doanh nghiệp đang nắm giữ vị trí độc quyền
sẽ bị cấm bán thấp hơn giá thành, cố định giá bán, giá mua, hay giá bán lại tối thiểu một
cách không hợp lý, hạn chế sản xuất và phân phối, hạn chế thị trường hay phát triển kỹ
thuật, công nghệ, áp dụng các điều kiện thương mại phân biệt đối xử, áp đặt điều kiện ký
kết hợp đồng, không cho hoặc ngăn cản các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường. Doanh
nghiệp được coi là giữ vị trí độc quyền nếu (i) chiếm 30% thị phần hoặc hơn ở thị trường
liên quan hoặc (ii) có khả năng ngăn cản đáng kể cạnh tranh. Một nhóm các doanh nghiệp
hoạt động cùng nhau được coi là nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường nếu như các doanh
nghiệp này có thị phần kết hợp chiếm 50% trở lên với nhóm 2 doanh nghiệp, 65% trở lên
với nhóm 3 doanh nghiệp hoặc 75% trở lên với nhóm trên 4 doanh nghiệp.

Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng có quy định về kiểm soát sáp nhập. Theo đó giao dịch
sáp nhập nhằm tạo lập hình thái ‘kinh tế tập trung’ phải được thông báo trước khi sáp nhập.
Việc sáp nhập theo định nghĩa bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp,
mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi cũng như dạng

thức khác của hình thái kinh tế tập trung. Hình thái kinh tế tập trung mà chiếm thị phần từ
30% đến 50% thì bắt buộc phải thông báo. Hình thái kinh tế tập trung mà chiếm thị phần
hơn 50% bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu thị phần nắm giữ không đạt các mức nói
trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có toàn quyền để xem xét một giao dịch có phải
là loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam hay không.
4.2. Cơ quan thực thi pháp luật
Cơ cấu cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam bao gồm các cấp độ hành
chính sau:
- Bộ Công Thương (MOIT) là cơ quan hoạch định chính sách;
- Hội đồng cạnh tranh Việt Nam (VCC) có vai trò ra phán quyết trong các vụ việc về
cạnh tranh và được trợ giúp bởi Ban Thư ký thuộc Bộ Công Thương;
- Cục Quản lý cạnh tranh Việt nam (VCA) xử lý việc điều tra các vụ việc cạnh tranh.

10

4.3. Quyền hạn điều tra và xử phạt
Cơ quan thực thi pháp luật có quyền yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, thẩm tra tài sản và
phỏng vấn điều tra. Tiền phạt có thể sẽ được áp đặt cho những hành vi không tuân thủ theo
quy định, hành vi cố ý cản trở hoặc phá hoại nhưng trong báo cáo thường niên năm 2010
của cơ quan quản lý về cạnh tranh Việt Nam (VCA) lại cho rằng những hành vi không tuân
thủ này là không đáng kể để ngăn chặn.

Doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử phạt bằng tiền lên đến 10% doanh thu của năm tài
chính trước năm vi phạm. Các cơ quan quản lý về cạnh tranh cũng áp đặt những hình phạt
bổ sung, trong đó có những hình thức như thu hồi giấp phép đầu tư, giấy phép kinh doanh
và các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính hệ thống.
4.4. Các vụ việc liên quan đến thực thi
Từ năm 2007, VCA đã tiến hành điều tra 4 vụ việc vi phạm cạnh tranh, trong đó có 2 vụ
việc được điều tra ngẫu nhiên và 2 vụ việc là dựa trên đơn khiếu nại. Trong số đó có hai vụ
việc liên quan đến cáo buộc lạm dụng vị trí thống trị, một vụ liên quan đến cáo buộc lạm

dụng độc quyền, còn vụ việc thứ tư liên quan đến cáo buộc về hạn chế cạnh tranh. Báo cáo
thường niên năm 2010 của VCA có chỉ ra là có 18 vụ việc được “điều tra trước khi xảy ra
tranh chấp”. Về kiểm soát sáp nhập, VCA nhận được 8 thông báo và 30 yêu cầu tư vấn.

Đã có 2 vụ việc mà quyết định cuối cùng đã được đưa ra và thực hiện, các biện pháp xử
phạt cũng đã được áp dụng: một vụ việc liên quan đến cáo buộc về lạm dụng độc quyền và
vụ việc còn lại liên quan đến một tập đoàn trong lĩnh vực bảo hiểm.

Vụ việc đầu tiên là vào năm 2008, VCA bắt đầu tiến hành điều tra chống lại công ty
VINAPCO là công ty duy nhất ở Việt Nam có giấy phép kinh doanh cung cấp nhiên liệu
cho các hãng hàng không thương mại tại các sân bây trong nước. Vụ việc này liên quan
đến việc công ty đột ngột chấm dứt việc cung cấp cho hãng hàng không nội địa Jetstar
Pacific Airlines trong bối cảnh có sự tranh chấp về chi phí nhiên liệu. Năm 2009, VCA đã
phát hiện công ty VINAPCO lạm dụng vị trí độc quyền của mình trên thị trường nhiên liệu
hàng không tại Việt Nam và vi phạm Luật cạnh tranh, và đã xử phạt công ty này số tiền
phạt tương ứng 0,05% tổng doanh thu của năm 2007 (cụ thể là 3.378.000 đồng).

Năm 2009, VCA cũng đã tiến hành điều tra đối với 19 công ty bảo hiểm phi nhân thọ vì
các công ty này đã tham gia ký kết một thỏa thuận về mức phí bảo hiểm thiệt hại vật chất
cho xe ô tô. 19 công ty này có thị phần thống kê chiếm tới 99,97% thị trường dịch vụ bảo
hiểm liên quan. Năm 2010, VCA phát hiện ra rằng thỏa thuận ấn định giá này đã vi phạm
Luật cạnh tranh và áp đặt mức tiền phạt tương ứng 0,025% tổng doanh thu năm 2009 của
các công ty có liên quan (tổng số lên tới 1,7 tỷ đồng).

11


4.5. Đánh giá của VCA về các vụ việc cưỡng chế thực thi ghi trong báo cáo thường
niên năm 2010.
VCA nêu trong báo cáo thường niên năm 2010 (xuất bản bằng tiếng Anh)

10
là số vụ việc bị
điều tra và xử lý đã tăng lên trong những năm qua. Báo cáo cũng chỉ ra một số điểm yếu và
hạn chế gây tác động tiêu cực đến hiệu quả thực thi pháp Luật Cạnh tranh, đó là:

a) Các biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm chưa đủ mạnh: VCA cho rằng các
công ty nhiều khi không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho VCA hoặc chậm chễ
trong việc cung cấp các thông tin được yêu cầu “chủ yếu là do các biện pháp trừng phạt
đối với hành vi không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm
quyền không đủ mạnh để ngăn ngừa việc không tuân thủ”;

b) Cộng đồng doanh nghiệp còn nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật cạnh tranh: VCA
nhận thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức rõ về Luật Cạnh tranh.
Trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có cố vấn pháp lý trong các
hoạt động của mình, họ đóng vai trò như một cầu nối giữa cơ quan có thẩm quyền và
công ty, thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có bộ phận nào có chức năng như vậy
hoặc nếu có thì chức năng đó cũng không được thực hiện đầy đủ. Trong một cuộc khảo
sát về nhận thức của công chúng đối với Luật Cạnh tranh được tiến hành bởi cơ quan
quản lý về cạnh tranh năm 2009, thì có 44,8% số người được hỏi trả lời hoàn toàn
không biết đến Luật Cạnh tranh và 23,2% số người được hỏi trả lời là gặp khó khăn
trong việc tiếp cận và hiểu Luật;

c) Nguồn nhân lực còn hạn chế: VCA lưu lý rằng số lượng điều tra viên tại VCA vẫn còn
rất hạn chế, do đó rất khó để đảm bảo việc thực thi hiệu quả Luật Cạnh canh và chính
sách về cạnh tranh.
4.6. Ưu tiên trong năm 2011
Rút ra từ đánh giá trên đây, VCA đã xác định những điểm ưu tiên cho chính sách về cạnh
tranh trong năm 2011 đó là:

a) Đề nghị sửa đổi của Luật Cạnh tranh trên cơ sở rà soát 5 năm thực thi;


b) Cập nhật báo cáo về các hình thái kinh tế tập trung năm 2011;


10
Báo cáo thường niên năm 2010 bản tiếng Anh của cơ quan quản lý về cạnh tranh của Việt Nam có thể tham
khảo tại địa chỉ:

12

c) Hoàn tất việc điều tra các vụ việc đang chờ xử lý;

d) Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực thi luật cạnh tranh;

e) Cung cấp dịch vụ tư vấn trước kiện tụng để hỗ trợ các công ty trong việc chuẩn bị
khiếu nại hoặc đảm bảo tuân thủ;

f) Tiến hành điều tra trước kiện tụng đối với những thị trường có mức độ tập trung cao và
khả năng hạn chế cạnh tranh cao để thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho điều tra;

g) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quản lý ngành.
5. Khuyến nghị đối với việc đàm phán quy định cạnh tranh trong FTA giữa EU
và Việt Nam
Một số quan chức của Việt Nam vẫn còn quan ngại về một FTA ký với EU và trong đó có quy
định về cạnh tranh. Rõ ràng, chính phủ Việt Nam không nhận thấy được mối liên hệ giữa thương
mại và cạnh tranh và do đó đang tự hỏi vì sao phải có điều khoản trong FTA với EU. Do vậy,
chính phủ Việt Nam cần thấy kinh nghiệm trong quá khứ của EU trong bối cảnh hội nhập thương
mại mà ở đó quy định về cạnh tranh đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là các quy định về cạnh
tranh trong các FTA mà EU ký kết với các nước khác. Trong quá trình hội nhập châu Âu, các
chính sách về cạnh tranh chính là kết quả của các quy định về thương mại tự do trong thị trường

châu Âu.

EU luôn tin tưởng mạnh mẽ là các hành vi phản cạnh tranh trước hết gây ảnh hưởng đến lợi ích
của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với việc ký kết các FTA, những hành vi phản cạnh tranh đang
ngày càng diễn ra nhiều hơn làm cho các quy tắc trong nước cũng như các cơ quan trong nước
không thể giải quyết hiệu quả được. Do đó, EU nhận thấy chính sách cạnh tranh chính là một
phần cần thiết của hội nhập kinh tế. Ngoài ra, EU tin rằng rất cần phải loại bỏ các hạn chế riêng
đối với thương mại tự do từ các thỏa phản cạnh tranh và hành vi độc quyền của các công ty chi
phối nhằm đảm bảo hiệu quả của việc tiếp cận thị trường và tự do hóa thương mại. Vì thế, EU
nhận thấy chính sách cạnh tranh là một yếu tố mật thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tăng
cường tiếp cận thị trường. Điều quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là
phải nhận thức được những vấn đề này.

Một khi trở ngại trên được khắc phục, việc thảo luận điều khoản về cạnh tranh trong FTA giữa
EU và Việt Nam sẽ không còn là vấn đề lớn. Như đã đề cập ở trên, Luật Cạnh tranh của Việt
Nam chủ yếu dựa trên mô hình của EU và rất giống nhau ở các nguyên tắc cơ bản về chính sách
cạnh tranh. Tất nhiên, hiệu quả trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam không thể
so sánh với việc thực thi luật này ở EU vì luật này, về cơ bản, còn mới và những yếu kém trong
việc thực thi luật này đã được VCA nêu tại báo cáo thường niên năm 2010. Tuy nhiên, điều này

13

cũng không gây trở ngại lớn cho việc xây dựng điều khoản quy định về cạnh tranh trong các
FTA tương lai.

Liên quan đến nội dung này, những thảo luận của tác giả với VCA và Hội đồng Cạnh tranh Việt
Nam đã chỉ ra rằng điều khoản quy định về cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam. Lợi ích
đó chính là hỗ trợ kỹ thuật. Cả Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam và VCA đều bày tỏ sự quan tâm
đối với việc tiếp nhận hỗ trợ từ EU trong việc rà soát, sửa đổi Luật Cạnh tranh Việt Nam. Cá
nhân tác giả nghĩ rằng, những hỗ trợ như vậy sẽ góp phần khắc phục những yếu kém trong việc

thực thi đã được nêu tại phần 4.5 trên đây.

Một vấn đề đã không được nêu trong chuyến công tác của tác giả vào tháng 8 năm 2011 đó là
liệu có thích hợp để đưa một quy định về trợ cấp trong điều khoản quy định về cạnh tranh trong
FTA có thể có giữa EU và Việt Nam hay không. Trợ cấp trong nước không nằm trong phạm vi
điều chỉnh của Luật Cạnh tranh Việt Nam điều này không giống với chế độ trợ cấp của các nước
trong EU. Vấn đề này không được đề cập trong bất kể cuộc thảo luận có ý nghĩa nào với cả VCA
cũng như với Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam. Tác giả nghĩ rằng việc cân nhắc có hay không một
quy định về trợ cấp như trong FTA giữa EU và Hàn Quốc là không thích hợp để áp dụng vào
trường hợp của Việt Nam khi xét đến khía cạnh là trong lịch sử mối quan hệ thương mại giữa
EU và Việt Nam không hề có vụ tranh chấp thương mại nào liên quan đến trợ cấp.


×