Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 116 trang )




BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
ASEAN-TRUNG QUỐC: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA-1

Nhóm chuyên gia:


Ông Paolo R. Vergano
Ông Daniel Linotte


Ông Đinh Văn Ân
Ông Lê Quang Lân
Ông Nguyễn Hồng Thanh
Bà Nguyễn Thị Lan Hương





Hà Nội, 11/2010



Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo này là
của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương


1

Từ ngữ viết tắt

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
ACFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
AFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATIGA
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
CGEM Mô hình cân bằng tổng thể
CLMV Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
DSM Cơ chế giải quyết tranh chấp
EHP Chương trình thu hoạch sớm
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định Thương mại tự do
GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
GATT Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSO Tổng cục Thống kê
HS Hệ thống hài hòa hóa
HSL Danh mục hàng nhạy cảm cao
IMF Qũy tiền tệ quốc tế
ISIC Bảng phân loại ngành quốc tế tiêu chuẩn
ITC Trung tâm Thương mại thế giới thuộc UNCTAD/WTO
MFN Đối xử Tối huệ quốc
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
PPP Ngang bằng sức mua
R&D Nghiên cứu và Phát triển

2

SL Danh mục hàng nhạy cảm
SITC Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn
SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SOE Doanh nghiệp Nhà nước
TIG Thương mại hàng hóa
TIS Thương mại dịch vụ
UN Liên hợp quốc
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
US Hoa Kỳ
WTO Tổ chức Thương mại thế giới

3


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 4
GIỚI THIỆU 8
CHƯƠNG I. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ PHÁP LÝ CỦA ACFTA 9
1. CƠ CẤU CHUNG CỦA FTA 9
2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 10
3. BỐI CẢNH KINH TẾ 12
CHƯƠNG II. TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA THEO ACFTA 18
1. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 18
1.1. Tự do hóa thuế quan 18
1.2. Quy tắc xuất xứ 21
1.3. Yêu cầu về đối xử quốc gia và minh bạch hóa 23
1.4. Hạn chế định lượng và rào cản phi thuế 23

1.5. Các nguyên tắc của WTO 23
2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 24
2.1 Nhận xét ban đầu 24
2.2 Tác động thực tế đối với thương mại về các sản phẩm công nghiệp 26
2.3 Phân tích nhạy cảm thực tế (hậu kỳ -ex post) 27
2.4. Tác động trong tương lai đối với thương mại và thu ngân sách Nhà nước của việc hạ thuế nhập
khẩu (phân tích tiền kỳ/tiềm năng) 34
CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CỤ THỂ 42
1. NGÀNH DỆT MAY 42
2. NGÀNH THÉP 47
3. NGÀNH Ô TÔ 49
CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG VỀ ĐẦU TƯ CỦA ACFTA 54
1. HIỆP ĐỊNH ACFTA VỀ ĐẦU TƯ 54
2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ACFTA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 57
CHƯƠNG V. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN LAO ĐỘNG, MÔI
TRƯỜNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 60
1. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN LAO ĐỘNG 60
2. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG 63
3. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA 64
CHƯƠNG VI. ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI: CÁC CÔNG
CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 70
1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CỨU TRỢ TÌNH THẾ 70
1.1 Các biện pháp dự phòng 70
1.2 Chống bán phá giá và đối kháng 74
1.3 Cân nhắc định tính 75
2. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ACFTA 77
CHƯƠNG VII. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 81
PHỤ LỤC 83
4



TÓM LƯỢC
Các nội dung phân tích định tính và định lượng trong Hoạt động FTA-1 của MUTRAP III
nhằm cung cấp cho các cán bộ Chính phủ, các nhà đàm phán thương mại, doanh nghiệp và
các bên có lợi ích liên quan những ý tưởng, lập luận pháp lý, cách diễn giải và công cụ khác
phục vụ cho công tác hiện tại cũng như trong tương lai (liên quan đến Hiệp định ACFTA hay
các FTA khác). Vì thế, Báo cáo này không chỉ đánh giá khuôn khổ pháp lý tạo lập bởi
ACFTA mà cả tác động của Hiệp định này đối với kinh tế Việt Nam.
Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc cho thấy Việt Nam là một nước đang
phát triển với tốc độ nhanh trong khi Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chỉ sau
EU và Hoa Kỳ (trên cơ sở so sánh sức mua – PPP). Phân tích kinh tế dự báo rằng GDP của
Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ trong thập kỷ tới. Sự phát triển mau lẹ của quốc gia này
có thể thấy được qua sự cải thiện rất nhanh về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam cũng đạt
được thành tựu tương tự về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu và sự tiến bộ của Việt Nam có thể
nhanh hơn nữa nếu tiếp tục cải cách. Ngoại thương của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng.
Bảo hộ thuế quan của Việt Nam đối với các sản phẩm công nghiệp cao gấp 3 lần mức của
Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là một hiệp
định được xây dựng tương đối chặt chẽ và đầy tham vọng. Từ góc độ pháp lý và phân tích
định tính, về cơ bản ACFTA là một công cụ được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ và xuất phát từ
nhu cầu hội nhập, góp phần tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, mở rộng thương mại
(cả thương mại nội bộ ASEAN và thương mại với Trung Quốc), đầu tư trực tiếp nước ngoài
và giảm nghèo.
Xét về lộ trình cắt giảm thuế quan và tự do hóa thương mại trong khuôn khổ ACFTA, dường
như các công cụ pháp lý đưa ra đều phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững, mở cửa thị
trường, cải cách cơ cấu kinh tế, sản xuất và nhu cầu quản lý kinh tế xã hội của Việt Nam. Đặc
biệt, Chương trình Thu hoạch sớm (Early Harvest Program) ngay lập tức đưa ra các nhượng
bộ quan trọng về tiếp cận thị trường, trong khi vẫn đảm bảo sự bảo hộ cần thiết cho những sản
phẩm chọn lọc thông qua Danh mục loại trừ và Lộ trình cắt giảm thuế quan. Lộ trình cắt giảm
thuế quan được thiết kế phù hợp với nhu cầu bảo hộ của các nước theo 2 danh mục: Danh

mục cắt giảm thông thường (normal track) và Danh mục hàng nhạy cảm (senstive track).
Danh mục hàng nhạy cảm quy định lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh cho các sản phẩm nhạy
cảm và nhạy cảm cao. Sự kết hợp của các phương thức cắt giảm thuế quan dường như giúp
Việt Nam có khả năng tự do hóa thương mại từng phần, đồng thời đạt được mức độ bảo hộ
mong muốn, đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngoài ra, với các quy định về ngoại lệ chung, các Bên có thể đưa ra các biện pháp không nhất
thiết phải tuân thủ ACFTA (như để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị nghệ thuật,
lịch sử và khảo cổ, hay các biện pháp khác mà các Bên thấy cần thiết để bảo vệ đạo đức cộng
đồng, sinh mạng và sức khỏe con người, động thực vật, với điều kiện các biện pháp này phải
được áp dụng không phân biệt đối xử và không phải là sự bảo hộ trá hình). ACFTA đặt ra các
quy tắc cụ thể về giải pháp cứu trợ tình thế và phòng vệ thương mại, cho phép các Bên đối
phó với tác động tiêu cực không mong muốn của tự do hóa thương mại theo ACFTA.
Phân tích sâu hơn về tác động của ACFTA đối với Việt Nam cho thấy thương mại về sản
phẩm công nghiệp giữa Việt Nam với Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn giữa Việt Nam và
các nước thứ ba. Đánh giá tác động được chia thành phân tích tiền kỳ (ex-ante) và hậu kỳ (ex-
post).
5

Phân tích độ nhạy cảm hậu kỳ (ex-post) cho thấy 3 ngành hàng (sản xuất kim loại, máy móc
thiết bị và dệt may) có mức độ nhạy cảm cao, cụ thể là sản xuất tăng trưởng âm khi nhập khẩu
từ Trung Quốc gia tăng. Nhập khẩu cho 3 ngành hàng nêu trên chiếm đến 50% tổng nhập
khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, tất cả các sản phẩm công nghiệp buôn bán với Trung Quốc
đều có mức độ nhạy cảm nhất định, không có ngoại lệ. Sự nhạy cảm thể hiện ở một trong 3
khả năng sau:
- Gây thâm hụt thương mại, kể cả không tiếp tục xấu đi (khoảng 15% tổng nhập khẩu)
- Có thặng dư thương mại nhưng đi cùng với tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu giảm (1,25%
tổng nhập khẩu),
- Làm gia tăng thâm hụt thương mại (các ngành hàng nêu trên, được coi nhạy cảm cao).
Xét về tính nhạy cảm thương mại, các sản phẩm công nghiệp buôn bán với Trung Quốc đều
có thể coi là nhạy cảm. Điều này đồng thời phản ánh tầm quan trọng của việc nhập khẩu thiết

bị và bán thành phẩm từ Trung Quốc vì các mặt hàng này thiết yếu cho sản xuất để phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tính nhạy cảm dường như giảm dần theo thời
gian.
Phân tích độ nhạy cảm tiền kỳ cho thấy tự do hóa thương mại với Trung Quốc ảnh hưởng đến
nguồn thu của Chính phủ, GDP và thương mại. Về ảnh hưởng đối với nguồn thu của Chính
phủ và GDP, 2 tình huống được đưa ra: (i) trường hợp cắt giảm thuế đầy đủ, nhập khẩu sẽ
tăng khoảng 9% (1,67% GDP) và thu ngân sách của Chính phủ sẽ giảm 11,3% trong tổng thu
từ trao đổi thương mại các sản phẩm không bao gồm dầu khí (1,88% GDP); (ii) trường hợp tự
do hóa thương mại một phần, cụ thể là cắt giảm thuế từ 12,5% xuống 10%, mức độ ảnh
hưởng sẽ giảm đi khoảng 80%.
Về hệ số mở trong thương mại song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc, nếu thực hiện tự
do hóa đầy đủ [cắt giảm thuế đầy đủ] đối với các ngành sản xuất, hệ số này sẽ tăng 1,59%,
tương đối nhỏ so với mức tăng gần 11% trong giai đoạn từ 2001 đến 2007. Dệt may, dầu thô,
máy móc thiết bị là 3 lĩnh vực có độ mở tăng cao nhất. Tác động của tự do hóa đầy đủ trong
thương mại sản phẩm công nghiệp với Trung Quốc đến nhập khẩu và thu ngân sách tương đối
hạn chế, đặc biệt khi tự do hóa diễn ra nhanh trong giai đoạn 5-10 năm. Giữa hệ số mở và
tăng trưởng thực có mối quan hệ tích cực. Vì thế, đối với hầu hết các ngành, sự phát triển
thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngăn cản sự phát triển của các ngành trong
nước. Mở cửa nền kinh tế đi đôi với tăng trưởng nhanh về việc làm trong các ngành sản xuất.
Thương mại có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần
theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước, sự nâng cao nhận thức trong nước và quốc
tế. FDI từ Trung Quốc khá hạn chế, tuy nhiên nếu tính gộp cùng đầu tư từ Hồng Kông thì lại
ở mức tương đối cao.
Sự phát triển của ngành dệt may trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu vải sợi từ
Trung Quốc. Ngành dệt may không coi Trung Quốc là một thị trường chính và tập trung hơn
vào các thị trường phương Tây.
Ngành thép dường như đầu tư quá mức trong thời gian qua. Tuy nhiên, FDI sẽ giúp nâng cao
công nghệ và tính hiệu quả của ngành này.
Trong ngành ô tô, mức độ tự do hóa sẽ vẫn hạn chế (chỉ giảm 50% mức thuế tối đa áp dụng
kể từ năm 2018).


6

Đối với tác động tiêu cực do tự do hóa theo ACFTA, Báo cáo chỉ ra 2 biện pháp phòng vệ tức
thời có thể được kích hoạt để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu đột biến có khả năng gây tổn
thất nghiêm trọng đến các ngành trong nước của Việt Nam. Một là cơ chế tự vệ theo WTO và
hai là biện pháp tự vệ theo ACFTA. Nếu Việt Nam sử dụng biện pháp tự vệ của ACFTA thì
không được đồng thời áp dụng cơ chế tự vệ của WTO. Báo cáo cũng đề cập đến phí tổn tương
đối cao cho việc áp dụng biện pháp tự vệ khi so sánh với nhu cầu bảo hộ. Vì phải bồi thường
tổn thất của nước đối tác do suy giảm thương mại, việc áp dụng các biện pháp tự vệ không
được khuyến khích. Khả năng phòng vệ hợp pháp thứ hai là áp dụng biện pháp chống bán phá
giá. Tuy nhiên, với việc thừa nhận nền kinh tế thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã tự loại bỏ
khả năng áp dụng cơ chế WTO TPSGM và trong chừng mực nhất định, giảm sự quan tâm đối
với việc theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai, đặc biệt là
khi không được ACFTA công nhận tương ứng về nền kinh tế thị trường của mình. Dù sao,
Việt Nam vẫn có thể được hưởng sự đối xử có đi có lại, là kết quả của thỏa thuận chính trị đạt
được với Trung Quốc và các thành viên ASEAN khác về việc công nhận nền kinh tế thị
trường của Việt Nam.
Một hướng xử lý khác cho Việt Nam là tăng cường bảo hộ cho các ngành trong nước (khi và
chỉ khi rất cần thiết) thông qua thủ tục sửa đổi các nhân nhượng theo Điều 6 Hiệp định TIG.
WTO cũng cho phép khả năng tương tự. Công cụ này không dễ dàng sử dụng, cũng không
phải là cách thực tiễn nhất nhưng đáng xem xét và có thể là giải pháp hữu hiệu nhất để đáp
ứng nhu cầu bảo hộ một số ngành cụ thể. Nếu muốn vận dụng thủ tục sửa đổi nhân nhượng
hoặc đàm phán lại mức thuế, Việt Nam phải đảm bảo rằng thiệt hại của ngành trong nước
(domestic injury) thực sự gây ra bởi tự do hóa thương mại theo WTO/MFN hoặc ACFTA.
Vì thế, Báo cáo đưa ra một số tình huống (scenarios) để cân nhắc cho mục đích đàm phán
trong tương lai. Việc đàm phán có thể liên quan đến ACFTA (khi phát sinh nhu cầu kinh tế
cấp thiết và quan trọng đòi hỏi phải đàm phán hoặc đánh giá lại các cam kết) hay liên quan
đến các FTA mà Việt Nam đang hoặc sẽ tham gia với các bên thứ ba trên cơ sở song phương
hoặc cùng cả khối ASEAN.

Tình huống thứ nhất là khi các cam kết cắt giảm thuế trong ACFTA tác động tiêu cực đối với
một số ngành trong nước đến mức độ Việt Nam không thể chấp nhận được về mặt thương
mại, chính trị, kinh tế và xã hội. Thay cho việc tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan
(theo lộ trình tự do hóa ACFTA) rồi sau đó giải quyết các tác động tiêu cực bằng cách vận
dụng biện pháp tự vệ hoặc các cơ chế khác với phí tổn lớn, Việt Nam có thể cân nhắc khả
năng đối thoại (tức là đàm phán lại) với Trung Quốc và các thành viên ASEAN khác để hoãn
hoặc giảm tốc độ cắt giảm thuế. Cách xử lý này có thể áp dụng cho các ngành hàng chọn lọc,
trên cơ sở bằng chứng cụ thể về việc gia tăng nhập khẩu (do cam kết theo ACFTA) gây tổn
thất hoặc đe dọa gây ra tổn thất đối với các ngành hàng này. Bằng cách này, Việt Nam có thể
tránh được thiệt hại về mặt chính trị, thương mại hoặc ngoại giao của việc áp dụng biện pháp
tự vệ hoặc chống bán phá giá (tránh đối đầu với Trung Quốc), đáp ứng được nhu cầu cụ thể.
Đây có lẽ cũng là lý do có tính chính trị và pháp lý giải thích tại sao ACFTA không công
nhận nhu cầu đặc biệt và khác biệt (S&D) của các nước CLMV.
Tình huống thứ hai là việc phát sinh nhu cầu đàm phán các hướng và ‘cơ chế sáng tạo’ mà các
nước khác đã đưa ra đàm phán hoặc đưa vào FTA và/hoặc thỏa thuận ưu đãi thương mại của
họ. Các hướng và ‘cơ chế sáng tạo’ này có thể trở thành những công cụ hiệu quả mà Việt
Nam cần đưa vào FTA của mình với các bên thứ ba. Ví dụ gần đây là việc Hoa Kỳ đưa vào
FTA Hoa Kỳ – Hàn Quốc một công cụ liên quan đến trao đổi thương mại các loại xe có động
cơ. Công cụ này được gọi là “thoái lui - snap back”, cho phép Hoa Kỳ được “thoái lui” về
cam kết thuế nhập khẩu đối với các loại ô tô của Hàn Quốc nếu Hàn Quốc áp dụng các biện
pháp làm suy giảm lợi ích dự kiến của Hiệp định dành cho Hoa Kỳ. Ý tưởng nêu ra là Việt
Nam cần đàm phán được công cụ tương tự trong các FTA liên quan đến các sản phẩm nhạy
7

cảm để có thể “thoái lui” về cam kết thuế nếu đối tác FTA của Việt Nam áp dụng biện pháp
ảnh hưởng đến lợi ích dự kiến dành cho Việt Nam hoặc nếu ngành trong nước bị tổn thất
nghiêm trọng và không dự kiến trước được từ việc cắt giảm thuế theo cam kết FTA. Trong
những trường hợp này, FTA cần cho phép Việt Nam có biện pháp cứu trợ thương mại - trade
remedies (nghĩa là “thoái lui” cam kết để tăng thuế nhập khẩu) mà không phải vận dụng đến
các cơ chế tự vệ hay chống bán phá giá nhiêu khê về thủ tục và mất nhiều phí tổn. Việt Nam

cần cân nhắc và dành nguồn lực cho việc đàm phán công cụ này vì đây sẽ là một loại “bảo
hiểm” tốt cho Việt Nam, hạn chế rủi ro tiêu cực đối với nền kinh tế do tác động của tự do hóa
thương mại theo FTA.
Cuối cùng, Báo cáo phân tích sâu nhiều nội dung khác trong ACFTA, từ quy tắc xuất xứ, cơ
chế giải quyết tranh chấp, điều khoản về đầu tư, hạn chế định lượng, các biện pháp phi thuế
cho đến các biện pháp hạn chế để đảm bảo thanh toán và các vấn đề khác ảnh hưởng đến nền
kinh tế Việt Nam. Báo cáo cũng phân tích nhu cầu quản lý tiến trình tự do hóa thương mại
cũng như nhu cầu đảm bảo việc thực hiện các cam kết một cách bền vững, mang lại tác động
tích cực về trung hạn và dài hạn.
8

GIỚI THIỆU
Quan hệ thương mại giữa ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là
“Trung Quốc”) phát triển từ năm 1991 khi Trung Quốc được trao danh hiệu “Đối tác Tham
vấn” của ASEAN. Tháng 7/1996 Trung Quốc được trao danh hiệu Đối tác Đối thoại đầy đủ
và hai bên bắt đầu đàm phán để thiết lập khu vực thương mại tự do.
Sau Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 5 tổ chức tại Brunei ngày 6/11/2001,
bước đi đầu tiên cho việc thiết lập khu vực thương mại tự do đã hoàn tất với lễ ký kết Hiệp
định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vào ngày 5/11/2002.
Hiệp định này bắt đầu hiệu lực vào ngày 01/07/2003 (sau đây gọi là “Hiệp định khung”).
Hiệp định khung này tạo cơ sở cho việc xây dựng khu vực thương mại tự do (sau đây gọi là
“FTA”) giữa ASEAN và Trung Quốc. Hiệp định này cũng là khuôn khổ cho 4 hiệp định khác
làm trụ cột cho ACFTA, bao gồm:
 Hiệp định về Thương mại Hàng hóa dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế
toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 29/11/2004 (sau đây gọi là “Hiệp
định TIG”);
 Hiệp định về Cơ chế giải quyết tranh chấp dưới Hiệp định khung về Hợp tác
kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 29/11/2004 (sau đây gọi là
“Hiệp định ACFTA DSM”);
 Hiệp định về Thương mại Dịch vụ dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế

toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 14/01/2007 (sau đây gọi là “Hiệp
định TIS”); và
 Hiệp định về Đầu tư dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa
ASEAN và Trung Quốc ngày 15/08/2009 (sau đây gọi là “Hiệp định ACFTA
về Đầu tư”).
Phân tích định tính trong Báo cáo được thực hiện trên cơ sở rà soát cấu trúc ACFTA, các hiệp
định, công cụ của ACFTA, với phương pháp luận mô tả dưới đây. Phân tích định tính căn cứ
theo trọng tâm đặt ra tại Điều khoản tham chiếu (TOR) và theo kế hoạch triển khai của Hoạt
động FTA-1. Cụ thể, Báo cáo tập trung vào thương mại các mặt hàng, sản phẩm phi nông
nghiệp với mục đích phân tích định lượng và đánh giá tác động. Vì thế, phân tích định tính
tập trung vào tất cả các công cụ pháp lý liên quan, bao gồm: Hiệp định TIG, Hiệp định
ACFTA DSM và (ở mức độ phân tích thấp hơn) Hiệp định ACFTA về Đầu tư.
9

CHƯƠNG I. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ PHÁP LÝ CỦA ACFTA
1. CƠ CẤU CHUNG CỦA FTA
Hiệp định khung xây dựng nền tảng cho ACFTA bằng cách thiết lập cơ sở pháp lý cho việc
đàm phán các nội dung: thương mại hàng hóa, dịch vụ, tự do hóa đầu tư và giải quyết tranh
chấp, đồng thời xác lập quy tắc cho Chương trình Thu hoạch sớm (sau đây gọi là “EHP”) để
cắt giảm thuế ngay lập tức cho một số chủng loại sản phẩm cụ thể (chủ yếu là sản phẩm nông
nghiệp).
Mục tiêu của Hiệp định khung là:
a. Hoàn thành việc thiết lập khu vực thương mại tự do cho 6 nước ASEAN (bao gồm
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), Trung Quốc vào
năm 2010, các nước CLMV (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vào
năm 2015;
b. Thúc đẩy tự do hóa và xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ; thiết lập cơ chế đầu tư
tự do, minh bạch, thuận lợi;
c. Tìm kiếm những lĩnh vực mới và triển khai các biện pháp phù hợp để hợp tác kinh tế
chặt chẽ hơn nữa giữa các Bên; và

d. Tạo thuận lợi hơn nữa cho các Thành viên ASEAN mới trong việc hội nhập kinh tế
một cách hiệu quả, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Thành viên.
Cụ thể, các Bên tham gia Hiệp định khung đồng ý xúc tiến đàm phán để thiết lập một FTA
trong vòng 10 năm, củng cố và nâng cao hợp tác kinh tế thông qua:
a. Tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá;
b. Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực;
c. Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư
trong khuôn khổ FTA;
d. Áp dụng đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của
ASEAN (các nước CLMV);
e. Áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm
của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và cùng
thống nhất dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi; và
f. Thiết lập các cơ chế phù hợp để thực hiện hiệu quả Hiệp định khung.
Trên cơ sở Hiệp định khung, các Thành viên đồng ý bắt đầu đàm phán về thương mại hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư và thủ tục giải quyết tranh chấp để đạt được các mục tiêu trên. Bốn hiệp
định làm trụ cột cho ACFTA đã được đàm phán, bao gồm các hiệp định về thương mại hàng
hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và giải quyết tranh chấp.


10

Đàm phán về thương mại hàng hóa và giải quyết tranh chấp hoàn tất vào tháng 10/2004. Hai
hiệp định tương ứng được ký kết vào ngày 29/11/2004. Tháng 7/2005, mức thuế áp dụng đối
với hơn 7.000 mặt hàng tương đương 90% thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN 6 đã
được cắt giảm xuống mức 5% và thấp hơn.
1

Thông qua Hiệp định ACFTA DSM, các bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế và thể chế chính
thức để giải quyết các tranh chấp thương mại và đầu tư trong ACFTA. Hiệp định ACFTA

DSM xác lập một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy tắc để giải quyết các tranh chấp, bao
gồm quy tắc cho việc rà soát các khiếu nại, tố cáo của bên thứ ba độc lập, các phán quyết có
tính chất ràng buộc và các cơ chế thực hiện. Hệ thống các quy tắc và thủ tục của Hiệp định
cùng với cơ quan ‘quản lý’ được thiết lập được coi là tham vọng và tiến bộ nhất so với cơ chế
giải quyết tranh chấp của các FTA song phương khác.
2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM
Như đã nêu ở trên, Hiệp định khung thiết lập cơ sở pháp lý cho đàm phán về tự do hóa thương
mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, giải quyết tranh chấp và cho chương trình EHP (chương trình
thu hoạch sớm).
Phạm vi Hiệp định khung đặt ra cho các lĩnh vực đàm phán tùy thuộc từng lĩnh vực. Chẳng
hạn, các nội dung chính về tự do hóa thuế quan và các khía cạnh khác thuộc lĩnh vực thương
mại hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 3 Hiệp định khung. Đối với các lĩnh vực khác
(dịch vụ và đầu tư) Hiệp định khung chỉ quy định các mục tiêu chính để đàm phán và mục
tiêu về tự do hóa.
2
Về giải quyết tranh chấp, Hiệp định khung quy định các Bên phải xác lập
thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức trong vòng 1 năm kể từ khi Hiệp định khung bắt đầu
hiệu lực. Trong thời gian chưa có thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức, mọi tranh chấp
phát sinh liên quan đến việc diễn giải, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định khung sẽ được giải
quyết thông qua tham vấn và trung gian hòa giải.
Cùng với việc xác lập cơ sở cho đàm phán về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và giải
quyết tranh chấp, Hiệp định khung còn đề ra chương trình tự do hóa sớm đối với nhiều sản
phẩm - Chương trình EHP. Cụ thể, tất cả các sản phẩm ở cấp độ 8/9 số thuộc Chương 1 đến
Chương 8 của Hệ thống HS (tức là toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp) là đối tượng tự do hóa
thuế quan theo các lộ trình cụ thể tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm.
3
Mục tiêu của Chương
trình EHP là đạt được nhân nhượng ngay với việc cắt giảm thuế quan sớm kể từ ngày
01/01/2006.
Danh mục loại trừ cho phép các Bên không áp dụng EHP đối với các sản phẩm nhất định.

4

Trên thực tế, chỉ các Thành viên ASEAN tận dụng khả năng này. Trung Quốc không đưa sản
phẩm nào vào Danh mục loại trừ của mình. Ngoài ra, Trung Quốc đồng ý nhân nhượng đối
với một số sản phẩm phi nông nghiệp mà các Thành viên ASEAN đưa vào EHP trong Danh
mục bao gồm (Inclusion List).
5



1
Wang Jiangyu, ‘Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc: Các khía cạnh pháp lý và thể chế, Ấn bản Quan hệ
kinh tế Asean – Trung Quốc, ISEAS Publishing, Singapore, 2007, trang 115.
2
Xem Điều 4 và 5 Hiệp định khung.
3
Xem Điều 6.3.b.i Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 6/10/2003.
4
Xem Phụ lục 1 Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 6/10/2003 và Nghị định thư số 2 ngày
8/12/2006.
5
Xem Phụ lục 2 Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 06/10/2003 và Nghị định thư số 2 ngày
08/12/2006.
11

Danh mục bao gồm do từng Thành viên ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận trên cơ sở song
phương. Việt Nam không đưa sản phẩm nào vào Danh mục bao gồm để được hưởng lợi về cắt
giảm thuế trước ngày Hiệp định TIG bắt đầu hiệu lực. Đây là một điểm thiệt cho Việt Nam,
nhưng có lẽ do bối cảnh và mục tiêu đàm phán lúc đó (không có thông tin về việc này) hoặc là
sự nhân nhượng lẫn nhau. Dù sao, điều này về mặt thương mại là giá trị tiêu cực (mở cửa thị

trường cho Trung Quốc) và không có giá trị tích cực (bảo hộ cho ngành trong nước).
Như đã nêu ở trên, EHP cho phép các sản phẩm của ASEAN thuộc Chương 1-8 HS xuất khẩu
sang Trung Quốc được hưởng mức thuế ưu đãi trong khi không phải tất cả các sản phẩm của
Trung Quốc thuộc các chương này xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng ưu đãi. Ngoài ra,
Trung Quốc còn nhân nhượng về một số loại sản phẩm phi nông nghiệp thông qua Danh mục
bao gồm. Trên thực tế, các Thành viên ASEAN được hưởng lợi lớn từ EHP vì Chương trình
này cho phép các sản phẩm của ASEAN được xuất khẩu sang Trung Quốc với mức thuế ưu
đãi trước khi Hiệp định TIG được hoàn tất đàm phán.
6

EHP cũng lập ra 1 bộ quy tắc xuất xứ tạm thời. Bộ quy tắc này được thay thế bởi bộ quy tắc
chính thức quy định tại Hiệp định TIG. Một số quy tắc xuất xứ chính thức thuộc Hiệp định
TIG sau này phản ánh nội dung của bộ quy tắc tạm thời, như chỉ ra dưới đây.
Kể từ ngày ký kết Hiệp định khung, Trung Quốc đồng ý đối xử tối huệ quốc theo quy tắc
WTO cho tất cả các thành viên ASEAN không phải là thành viên của WTO. Đến nay Lào là
thành viên ASEAN duy nhất chưa phải là thành viên WTO (vào thời điểm ký kết Hiệp định
khung cả Campuchia, Lào và Việt Nam đều chưa phải là thành viên WTO). Cách đặt từ ngữ
(wording)
7
của điều khoản này có thể được diễn giải như sau: (i) Trung Quốc có nghĩa vụ đối
xử MFN cho Lào, khác với đối xử ưu đãi theo ACFTA cho các thành viên ASEAN khác;
hoặc (ii) Trung Quốc có nghĩa vụ đối xử MFN cho Lào trong mọi nội dung thương mại ngoài
phạm vi điều chỉnh của ACFTA.
Nếu cách diễn giải thứ nhất là đúng thì điều này là sự phân biệt đối xử nghiêm trọng đối với
Lào, đồng thời không phù hợp với mục tiêu của ACFTA và ảnh hưởng đến quyền lợi của các
thành viên ASEAN khác trong trường hợp doanh nghiệp của các thành viên này đầu tư vào
Lào trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ vì các doanh nghiệp này sẽ không được
hưởng đối xử ưu đãi theo ACFTA trong thương mại với Trung Quốc. Giả định này cho thấy
cách diễn giải thứ nhất sẽ không phải là cách diễn giải được áp dụng, tuy nhiên hữu ích cho
mục đích phân tích đầy đủ về mặt định tính lời văn của Hiệp định ACFTA.

Theo cách diễn giải thứ hai, Trung Quốc phải dành cho Lào đối xử MFN trong các lĩnh vực
thương mại không thuộc phạm vi của ACFTA. Nghĩa vụ này sẽ tạo ra sự bình đẳng cho Lào
cũng như cho các thành viên ASEAN khác trong các lĩnh vực không hoặc chưa thuộc phạm vi
điều chỉnh của ACFTA. Trên thực tế, ACFTA điều chỉnh quan hệ thương mại trong các lĩnh
vực cụ thể đã nêu còn nguyên tắc MFN của WTO áp dụng đối với mọi lĩnh vực thương mại
khác ngoài phạm vi ACFTA. Cách diễn giải này cho phép Lào được hưởng lợi từ việc áp
dụng MFN cũng như các thành viên ASEAN khác là thành viên của WTO.

6
Wang Jiangyu, supra, trang 116. Nhân nhượng thuế quan theo EHP không có tính chất ‘đa phương’. Trong
khuôn khổ EHP, mỗi Bên có thể đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế quan cho các Bên khác tham gia trên cơ sở đơn
phương. Mỗi Bên cũng có thể đàm phán và đạt được thỏa thuận đẩy nhanh việc cắt giảm thuế quan trên cơ sở
song phương và nhiều bên. Tuy nhiên những thỏa thuận này không áp dụng MFN vô điều kiện. Việc áp dụng
Danh mục loại trừ không theo nguyên tắc MFN vì việc loại trừ các sản phẩm cụ thể theo danh mục này chỉ áp
dụng đối với từng Bên cụ thể (nghĩa là đối với một nước ASEAN khác và/hoặc Trung Quốc). Mỗi Bên đưa vào
Danh mục loại trừ những sản phẩm nhất định sẽ không nhân nhượng thuế theo EHP. Wang Jiangyu, supra, trang
117.
7
Điều 9 Hiệp định khung.
12

Công ước Vienna về Luật đối với các Hiệp định quy định các hiệp định phải được diễn giải
theo “tinh thần trung thực phù hợp nghĩa thông thường của các thuật ngữ trong hiệp định xét
theo bối cảnh và mục tiêu của hiệp định”. Nghĩa vụ MFN của Trung Quốc cần được diễn giải
theo hướng mở rộng đối xử MFN cho Lào đối với các lĩnh vực không thuộc phạm vi của
ACFTA (nghĩa là cách diễn giải thứ hai nêu ở trên). Cách diễn giải này được khẳng định qua
lộ trình tự do hóa thuế quan theo Hiệp định TIG, theo đó, “các mức thuế MFN áp dụng” của
Trung Quốc (trong Biểu cam kết WTO của nước này) được chọn làm cơ sở để bắt đầu cắt
giảm thuế.
Điều 10 Hiệp định khung quy định các trường hợp loại trừ chung, cho phép các Bên được vận

dụng các biện pháp không phù hợp với điều khoản của Hiệp định khung vì các mục đích an
ninh quốc gia, bảo vệ các đồ vật có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ hoặc các biện pháp
mà các Bên thấy cần thiết vì đạo đức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật,
với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng một cách tùy tiện hoặc gây ra sự phân
biệt đối xử không chính đáng đối với các Bên khác trong cùng điều kiện hoặc nhằm hạn chế
thương mại giữa các Bên một cách trá hình.
Xem xét điều khoản tương tự (điều khoản loại trừ chung) trong Hiệp định về Thương mại
hàng hóa, Hiệp định về Thương mại dịch vụ và Hiệp định về Đầu tư thuộc ACFTA cho thấy
dường như việc áp dụng điều khoản loại trừ chung trên thực tế chỉ hạn chế ở chương trình
EHP và các biện pháp nêu tại Phần 2 Hiệp định khung (về hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh
vực khác). Quy định này được bổ trợ bằng Điều 6.3.d. Hiệp định khung, theo đó các quy định
tương ứng của WTO về việc sửa đổi cam kết, tự vệ, biện pháp khẩn cấp và biện pháp phòng
vệ thương mại khác (kể cả các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng) áp dụng cho các
sản phẩm thuộc phạm vi của chương trình EHP, sẽ ngừng áp dụng và được thay thế bởi các
quy định của Hiệp định TIG. Quy định này đảm bảo sự nhất quán giữa cơ chế loại trừ chỉ áp
dụng đối với các sản phẩm thuộc phạm vi EHP và cơ chế thuộc Hiệp định TIG. Phân tích
dưới đây sẽ chỉ ra quy tắc tương ứng của WTO sẽ tiếp tục được áp dụng đối với nhiều biện
pháp, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng.
3. BỐI CẢNH KINH TẾ
A. Việt Nam so với Trung Quốc
Các chỉ số chính
Phân tích dưới đây sẽ so sánh hai nước đối tác là Việt Nam và Trung Quốc, tập trung vào
những khác biệt quan trọng về địa lý, nhân khẩu và kinh tế gây ảnh hưởng đến các chỉ số.
Trung Quốc là một nền kinh tế tương đối lớn và tính theo sức mua (PPP) là nền kinh tế lớn
thứ 3 trên thế giới, chỉ sau EU, Hoa Kỳ và đứng trước Nhật Bản. GDP của Việt Nam chỉ bằng
2% GDP của Trung Quốc, và tính theo sức mua thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam
chưa bằng ½ của Trung Quốc. Mức tăng trưởng GDP cho thấy sự cách biệt giữa 2 nước, tuy
nhiên, khoảng cách giữa GDP bình quân đầu người thực tế của Việt Nam và Trung Quốc sẽ
thu hẹp lại trong thập kỷ tới.





13


Bảng 1.1: Việt Nam và Trung Quốc – Các chỉ số tiêu biểu, 2008

Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Việt Nam so với
Trung Quốc (%)
Diện tích (km
2
) 331.210 9.596.961 3,45
Dân số (triệu)
(tháng 7/2009)
87

1.338

6,50
Lực lượng lao động (triệu) 47,41 807,30 5,82
GDP (tỷ USD) 90 4.402 2,04
GDP (tỷ USD - theo sức mua) 242 7.973 3,03
Dự báo tăng trưởng GDP thực tế (%)
IMF
2009
2010
2014
ADB
2009

2010



6.5
6.8
7,0

6.7
7.0



8,5
9,0
9,5

8,2
8,9



- 3,9
- 3,7
- 2,5

- 3,5
- 2,4
GDP bình quân đầu người (USD -
theo sức mua)

2.800 6.000 46,66
Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 61,6 1.435 4,29
Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 77,61 1.074 7,22
Tài khoản vãng lai (tỷ USD) -6,99 371,8 1,88
Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 23,18 1.968 1,20
Nguồn: Trang web của ADB, Ngân hàng thế giới và IMF.
Khả năng cạnh tranh toàn cầu
Xét về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới đề xướng, cả Việt Nam và
Trung Quốc đều nâng cao thứ hạng cạnh tranh toàn cầu trong giai đoạn 2005 - 2009.
Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đã được cải thiện rất lớn. Khả năng cạnh tranh toàn cầu
của Việt Nam cũng được cải thiện, phản ánh sự tiến bộ về mặt “nâng cao hiệu suất” và “yếu
tố sáng tạo”. Về mặt này, đáng lưu ý là việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và tham gia
các FTA cho thấy các nhân tố cơ bản mang tính thể chế trợ giúp cho sự tiến bộ về kinh tế.
Bảng 1.2: Việt Nam và Trung Quốc – Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

Năm Việt Nam Trung Quốc Khoảng cách
“Việt Nam-Trung Quốc”
GCI BR EE IF GCI BR EE IF GCI BR EE IF
2008-09 70 79 73 71 30 42 40 32 40 37 33 39
2007-08 68 34 34
2006-07 77 71 83 81 54 44 71 57 23 27 12 34
2005-06 74 48 26
Nguồn: Trang web Diễn đàn Kinh tế thế giới.
14

Chú giải: GCI = Chỉ số chung; BR = Các yêu cầu cơ bản;
EE = Nâng cao hiệu suất; IF = Yếu tố sáng tạo.
Hộp 1.1: Nghi vấn về chỉ số GCI
Thứ hạng GCI rõ ràng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, phương pháp luận và kết quả của việc xếp hạng
này có thể phải đặt dấu hỏi vì chẳng hạn như Hoa Kỳ và Thụy Sĩ được xếp ở hàng đầu trong

khi ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ đang hoạt động rất kém hiệu quả hay thực tế là Hoa Kỳ
đang thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và phải được Trung Quốc cấp tài chính. Ngoài ra, mức
tăng trưởng GDP của Trung Quốc vượt xa rất nhiều lần so với mức tăng trưởng của Hoa Kỳ
và Thụy Sĩ.
Năng suất lao động
So sánh năng suất lao động năm 2007 củng cố kết quả về xếp hạng Chỉ số cạnh tranh toàn
cầu, cụ thể là năng suất lao động bình quân của Việt Nam kém năng suất của Trung Quốc ở
mọi lĩnh vực, tuy nhiên mức đầu tư FDI cao có thể giúp Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc trong
dài hạn.
Bảng 1.3: Năng suất

Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Việt Nam/Trung Quốc (%)
GDP/công nhân 1.579 100 4.249 100 37,16
Nông nghiệp 545 34 1.087 26 50,14
Công nghiệp 3.758 237 8.329 196 45,12
Dịch vụ 2.457 155 5.312 125 46,25
Nguồn: Ngân hàng Thế giới và tính toán của tác giả.
B. Ngoại thương của Việt Nam
Thương mại tăng trưởng nhanh
Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều tăng nhanh trong những năm gần đây:
- Theo Biểu đồ 2.1, xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới tăng gấp 4,2 lần trong giai đoạn
từ 2001 đến 2008, từ 15 tỷ USD lên 62,7 tỷ USD;
- Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước trên thế giới thậm chí còn tăng nhanh hơn, cụ
thể là gấp 5 lần trong giai đoạn 2001 - 2008 và đạt 80,7 tỷ USD vào năm 2008.
Kết quả của sự thay đổi này là mức thâm hụt ngày càng lớn về thương mại hàng hóa, lên đến
18 tỷ USD vào năm 2008.






15


Biểu đồ 2.1
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Thương mại với Trung Quốc
Bảng 2.1: Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Giá trị % tổng giá trị Giá trị % tổng giá trị
2000 1.536 10,6 1.401 8,9
2004 2.899 10,9 4.595 14,3
2005 3.228 9,9 5.899 16,0
2006 3.242 8,1 7.391 16,4
2007 3.646 7,5 12.710 20,2
2008 4.535 7,2 15.652 19,3
2008 (tính cả Hồng Kông) 5.412 8,6 18.285 22,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê .
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gia tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên tỷ
trọng trong tổng xuất khẩu giảm dần trong giai đoạn từ 2004 đến 2008. Nhập khẩu từ Trung
Quốc tăng nhanh hơn xuất khẩu. Năm 2008, giá trị nhập khẩu lên đến 19,3% tổng nhập khẩu
(nếu tính cả nhập khẩu từ Hồng Kông thì lên đến 22,6%). Thâm hụt thương mại với Trung
Quốc và Hồng Kông chiếm đến 71,5% tổng thâm hụt thương mại năm 2008.
Thương mại về sản phẩm chế tạo với thế giới và Trung Quốc
Thương mại của Việt Nam về các sản phẩm công nghiệp ở mức giá hiện thời đã tăng gấp 4,2
lần trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, từ 24,3 tỷ USD lên đến 93,5 tỷ USD – chiếm 84% tổng
thương mại năm 2007. Ngoài ra, theo Biểu đồ 2.2, tỷ trọng thương mại với Trung Quốc về
sản phẩm công nghiệp tăng từ 7% vào năm 2001 lên 14% vào 2007, nhấn mạnh tầm quan
-40

-20
0
20
40
60
80
100
1
2
3
4
5
6
7
8
B
i
l
l
i
o
n
s

U
S
D
2001-2008
Vietnam: Exports, Imports and
Trade Balance

X
Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của
Việt Nam
Tỷ USD
16

trọng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác thương mại.
Sự gia tăng về thương mại hàng hóa chế tạo với Trung Quốc đi kèm với sự suy giảm về tỷ lệ
xuất khẩu/nhập khẩu tương ứng, từ 33,6% năm 2001 xuống còn 9,1% năm 2007. Chỉ trong
năm 2007, nhập khẩu hàng hóa chế tạo từ Trung Quốc tăng hơn 70%. Ngoài ra, trong 2001
thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lên đến 15,7% tổng thâm hụt thương mại
hàng hóa chế tạo, còn trong năm 2007 mức thâm hụt đã lên đến 42%. Xu hướng này không
nhất thiết là điều đáng lo ngại vì nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm cả các loại thiết bị và bán
thành phẩm cần thiết cho sản xuất để xuất khẩu sang các nước thứ ba.
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
C. Bảo hộ danh nghĩa và bảo hộ hiệu quả
Mức thuế cam kết danh nghĩa và mức thuế áp dụng
Bảng 3.1 thể hiện các mức thuế MFN bình quân cam kết và áp dụng của Việt Nam và Trung
Quốc. Đây là các mức thuế để bắt đầu thực hiện tự do hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm phi
nông nghiệp không thuộc Chương trình Thu hoạch sớm.
Nhìn chung các mức thuế của Việt Nam cao hơn và phân tán hơn các mức thuế của Trung
Quốc. Việc cắt giảm thuế đối với thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp Việt
0
10
20
30
40
0 2 4 6 8
2001-2007

The Export/Import Ratio for Vietnam Trade in
Manufactures with China, %
0
5
10
15
0 2 4 6 8
2001-2007
The Share of China in Vietnam Total Trade in
Manufactures, %
Tỷ trọng thương mại với Trung Quốc trong tổng thương mại hàng hóa công
nghiệp của Việt Nam
Tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu về thương mại hàng hóa chế biến của Việt
Nam với Trung Quốc (%)
17

Nam hài hòa các mức thuế và nhờ đó sẽ làm giảm bớt sự méo mó về giá, cải thiện sự phân bổ
nhân tố sản xuất.
Bảng 3.1: Việt Nam và Trung Quốc – Các mức thuế

Các m
ức thuế

Vi
ệt Nam


Trung Qu
ốc


So sánh

Vi
ệt Nam
/
Trung
Quốc
Nông
nghiệp
Phi nông
nghiệp
Nông
nghiệp
Phi nông
nghiệp
Nông
nghiệp
Phi nông
nghiệp
M
ức r
àng bu
ộc b
ình quân
đơn
giản cuối cùng
18,5

10,4


15,8

9,1

1,17

1
,14

M
ức thuế MFN đ
ơn gi
ản áp
dụng năm 2007
24,2

15,7

15,8

9,0

1,53

1,74

Tính trên t
ỷ trọng th
ương m
ại


14,5

12,6

16,0

4,6

0,90

2,73

Hai m
ức thuế MFN áp dụng
với tần suất cao nhất
15
-
25%

25-50%
Mi
ễn thuế


25-50%
5
-
10%


15-25%
0
-
5%

5-10%
Cao hơn

Phân tán hơ
n

Nguồn: WTO.
Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả
Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả được xem xét đối với 5 loại sản phẩm liệt kê tại Bảng 3.2. Đối với các
sản phẩm như gạch ngói, xe máy và phụ kiện, tỷ lệ bảo hộ hiệu quả ở mức rất cao trong khi tỷ
lệ bảo hộ hiệu quả đối với các sản phẩm khác là số âm, nghĩa là các nhà sản xuất trong nước
bị thiệt bởi chính sách thương mại. Các sản phẩm như phân bón và thiết bị y tế mặc dù có tỷ
lệ bảo hộ là số âm nhưng cần thiết vì đây là các sản phẩm thiết yếu cho sản xuất trong nước
hoặc vì mục tiêu sức khỏe của con người. (Xem phần phụ lục về danh mục đầy đủ các sản
phẩm).
Bảng 3.2: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả

Sản phẩm 2006 2007 2008
Gạch ngói 67,29 67,47 62,84
Phân bón -4,18 -4,08 -3,88
Thiết bị y tế -4,21 -4,21 -4,42
Xe máy và phụ kiện 87,55 78,52 71,46
Ấn phẩm 10,96 10,79 10,74
18


CHƯƠNG II. TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA THEO ACFTA
1. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Trên cơ sở Hiệp định khung, Hiệp định TIG thiết lập khung pháp lý cho tự do hóa thương mại
hàng hóa giữa các Bên. Hiệp định bao gồm các điều khoản về cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ,
nghĩa vụ đối xử quốc gia, các yêu cầu minh bạch hóa, hạn chế định lượng và rào cản phi thuế,
các biện pháp tự vệ, quy định về việc sửa đổi cam kết, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh
toán, các ngoại trừ chung, ngoại trừ về an ninh và nghĩa vụ công nhận nền kinh tế thị trường
của Trung Quốc. Hiệp định này còn bao gồm một điều riêng về quan hệ với các quy tắc của
WTO. Các khía cạnh này sẽ được xem xét kỹ hơn dưới đây.
1.1. Tự do hóa thuế quan
Về tự do hóa thuế quan, Hiệp định TIG quy định việc cắt giảm thuế đối với tất cả các sản
phẩm không thuộc phạm vi Chương trình EHP theo mốc thời gian như sau:
 2010 cho ASEAN 6 + Trung Quốc và 2015 cho các nước CLMV đối với các sản
phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thuế thông thường; và
 2018 cho ASEAN 6 + Trung Quốc và 2020 cho các nước CLMV đối với các sản
phẩm thuộc Danh mục hàng nhạy cảm.
Theo Điều 3 Hiệp định TIG, việc cắt giảm thuế áp dụng đối với tất cả các dòng thuế không
thuộc chương trình EHP. Điều này chỉ ra rằng phạm vi của Hiệp định TIG sẽ không bao gồm
các dòng thuế được liệt kê trong các Danh mục bao gồm, Danh mục loại trừ của EHP vì các
sản phẩm này là đối tượng của chương trình EHP.
Vì thế, dường như các sản phẩm thuộc Danh mục loại trừ (nằm ngoài chương trình tự do hóa
thuế quan theo EHP) cũng nằm ngoài chương trình tự do hóa thuế quan theo ACFTA. Trên
thực tế, ngoài các sản phẩm là đối tượng của chương trình EHP, phạm vi của Hiệp định TIG
gần như không bị hạn chế. Điều này được khẳng định bằng thực tế là tự do hóa thuế quan
theo Hiệp định TIG dường như vận dụng cách tiếp cận ‘chọn bỏ’, nghĩa là tất cả các sản phẩm
đều thuộc phạm vi điều chỉnh, trừ các trường hợp ngoại lệ được nêu rõ.
8

Việc cắt giảm thuế quan bắt đầu từ “mức thuế MFN áp dụng” tương ứng với các thành viên
ASEAN và Trung Quốc là các mức thuế trong hạn ngạch áp dụng tại thời điểm 01/07/2003,

và tương ứng đối với Lào, Campuchia và Việt Nam (các Thành viên ASEAN chưa phải là
thành viên WTO vào thời điểm ngày 01/01/2003) là các mức thuế các nước này áp dụng đối
với Trung Quốc tại thời điểm 01/07/2003. Tự do hóa thuế quan được thực hiện theo 2 danh
mục, cụ thể là Danh mục cắt giảm thông thường và Danh mục hàng nhạy cảm. Như đã đề cập
ở trên, việc cắt giảm thuế cho các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thông thường sẽ phải
hoàn tất vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với
các nước CLMV. 150 dòng thuế đã được gia hạn tới năm 2012 cho các nước ASEAN 6 và
Trung Quốc, và tới năm 2018 cho các nước CLMV. Phương thức cắt giảm thuế cho các dòng
thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 Hiệp định TIG
(sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG)
9
.


8
Wang Jiangyu, supra, trang 117.
9
Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Thương mại hàng hóa ngày 08/12/2006.
19

Việt Nam đã cam kết cắt giảm 50% dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường xuống
mức thuế 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2009.
10
Việt Nam sẽ tiếp tục cắt giảm thuế 45%
dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường không muộn hơn ngày 01/01/2013.
11

Ngoài ra, Việt Nam (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar) đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn
thuế áp dụng đối với các dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường không muộn hơn
năm 2015. Tuy nhiên, các nước này vẫn được phép linh hoạt đối với 250 dòng thuế

12
nhưng
cũng phải xóa bỏ thuế hoàn toàn không muộn hơn ngày 01/01/2018.
13
Phụ lục 1 của Báo cáo
này bao gồm Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc Danh
mục cắt giảm thông thường. Lộ trình này gắn với các thời gian biểu khác nhau cho việc cắt
giảm thuế quan quy định tại Phần 1 Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi.
14

Các sản phẩm thuộc Danh mục hàng nhạy cảm lại chia thành Danh mục hàng nhạy cảm và
Danh mục hàng nhạy cảm cao (sau đây gọi là “SL” and “HSL”) quy định tại Phụ lục 2 Hiệp
định TIG. Việc cắt giảm thuế xuống còn 0-5% đối với các sản phẩm thuộc Danh mục SL sẽ
phải hoàn tất vào năm 2018 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, trước hoặc vào ngày
01/01/2020 đối với các nước CLMV. Đối với các sản phẩm thuộc Danh mục HSL, các mức
thuế áp dụng sẽ phải cắt giảm xuống còn không quá 50% vào năm 2015 đối với các nước
ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2018 đối với các nước CLMV. Số lượng các dòng
thuế nhạy cảm đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc không được vượt quá 400 hay 10%
tổng giá trị nhập khẩu của thống kê thương mại năm 2001, tùy thuộc mức nào thấp nhất. Các
nước CLMV có thể đưa tới 500 dòng thuế vào nhóm nhạy cảm. Phụ lục 2 Hiệp định TIG quy
định rõ các loại sản phẩm nào trong Danh mục SL có thể đưa vào Danh mục HSL.
15

Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế MFN áp dụng đối với các dòng thuế thuộc Danh mục hàng
nhạy cảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015. Các mức thuế này sẽ phải cắt giảm
tiếp xuống 0-5% vào ngày 01/01/2020.
16
Ngoài ra, Việt nam cũng sẽ phải cắt giảm thuế cho
các sản phẩm theo các phương thức quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.
17

Theo
Đoạn 3 Điều 3 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, các phương thức cắt giảm thuế được
quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.
Các sản phẩm thuộc Danh mục HSL là đối tượng áp dụng các mức thuế cụ thể. Việt Nam
(cũng như các Bên khác) phải cắt giảm thuế MFN áp dụng liên quan đến các dòng thuế thuộc
Danh mục HSL xuống mức thuế không quá 50% không muộn hơn ngày 01/01/2018.
18
Các
phương thức cắt giảm cho các dòng thuế quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.
19
Theo
Đoạn 4 Điều 3 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, các phương thức được quy định tại Phần
4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.


10
Đoạn 6(b)(i) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi.
11
Đoạn 6(b)(iii) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi.
12
Đoạn 6(b)(iv) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi. Việc rà soát danh mục các dòng thuế cụ thể của Việt Nam
chưa thực hiện được.
13
Đoạn 6(b)(iv) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi.
14
Phần Phụ lục này là Tài liệu đính kèm số 1 của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, nhưng việc rà soát Phần
này chưa thực hiện được.
15
Cụ thể là không quá 40% các sản phẩm thuộc nhóm nhạy cảm hay 100 dòng thuế đối với các nước ASEAN 6
và Trung Quốc; 40% các sản phẩm thuộc nhóm nhạy cảm hay 140 dòng thuế đối với Việt Nam, tùy thuộc mức

nào thấp nhất, và 150 đối với các nước CLM.
16
Đoạn 3(ii) Phụ lục 2 Hiệp định TIG.
17
Điều 3.3.b Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG.
18
Đoạn 3(iii) Phụ lục 2 Hiệp định TIG.
19
Điều 3.4.a Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG.
20

Các dòng thuế không được nêu tại Phụ lục 1 hay Phụ lục 2 Hiệp định TIG sẽ là đối tượng cắt
giảm thuế theo Danh mục cắt giảm thông thường.
20
Việt Nam đưa vào Danh mục hàng nhạy
cảm các sản phẩm như rượu mạnh, thuốc lá, ngói lợp, sỏi, thuốc chữa bệnh, bồn tắm, lốp xe,
túi, thắt lưng, phụ kiện quần áo, giấy, sách, quần vải thô, vải thêu, gạch lát, dây dẫn, két an
toàn, động cơ, quạt, bếp lò, nồi nấu, điện thoại, microphone, tai nghe nhạc, xe cộ, đồ nội thất,
bút, bút chì, bật lửa, bình xịt hương thơm và tranh ảnh.
Bảng sau tóm lược lộ trình tự do hóa thương mại hàng hóa theo ACFTA.

Nhóm Sản phẩm Mức thuế và thời hạn
Thu hoạch sớm Nông nghiệp (HS
01-08)
0% kể từ 01/01/2006
Danh
mục cắt
giảm
thông
thường

(I và II)
ASEAN-6 + Trung Quốc
(0% kể từ 01/01/2012)
Tất cả
trong
“danh
mục
thường”
NT I 0% kể từ 01/01/2010
trừ NT II
NT II 150 dòng thuế (0% kể
từ 01/01/2012)
CMLV
(0% kể từ 01/01/2018)
50% các dòng thuế 0-5% kể từ năm 2009
(Việt Nam), 2010
(Myanmar, Lào), 2012
(Campuchia)
40% các dòng thuế 0% kể từ 01/01/2013
Tất cả các sản phẩm
liệt kê
0% kể từ năm 2015 trừ
250 dòng thuế (0% kể
từ năm 2018)
Danh
mục
hàng
nhạy
cảm
ASEAN-6 + Trung Quốc

(tối đa 400 dòng thuế và 10%
tổng nhập khẩu)
Các sản phẩm liệt
kê trong Danh mục
hàng nhạy cảm
20% không muộn hơn
01/01/2012
0-5% không muộn hơn
01/01/2018
CMLV (tối đa 500 dòng thuế) Các sản phẩm liệt
kê trong nhóm nhạy
cảm
20% không muộn hơn
01/01/2015
0-5% không muộn hơn
01/01/2020
Danh
mục
hàng
nhạy
cảm cao
ASEAN-6 + Trung Quốc (tối
đa 40% dòng thuế thuộc Danh
mục hàng nhạy cảm hoặc 100
dòng thuế)
Các sản phẩm liệt
kê trong Danh mục
hàng nhạy cảm cao
50% không muộn hơn
01/01/2015

CMLV (tối đa 40% dòng thuế
thuộc Danh mục hàng nhạy
cảm hoặc 150 dòng thuế)
Các sản phẩm liệt
kê trong Danh mục
hàng nhạy cảm cao
50% không muộn hơn
01/01/2018



20
Wang Jiangyu, supra, trang 117.
21

1.2. Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa trao đổi thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định
được quy định tại Phụ lục 3, thay thế cho quy tắc xuất xứ tạm thời quy định tại EHP. Theo
quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG, các sản phẩm có xuất xứ ACFTA khi:
 Hoàn toàn được sản xuất hay khai thác trong lãnh thổ của một Bên;
21

 Không dưới 40% hàm lượng có xuất xứ từ một Bên;
 Tổng giá trị của nguyên vật liệu, bộ phận hay nông sản ngoài khu vực ACFTA không
vượt quá 60% giá FOB của sản phẩm, với điều kiện khâu sản xuất cuối cùng nằm
trong lãnh thổ của một Bên tham gia ACFTA. Quy tắc này đặt ra yêu cầu hàm lượng
thuộc khu vực ACFTA phải đạt 40%, như quy định ở trên;
 Tổng hàm lượng ACFTA của sản phẩm cuối cùng không dưới 40% trong trường hợp
xuất xứ cộng gộp;
22


 Phát sinh chuyển đổi cơ bản trong lãnh thổ của một Bên. Những hoạt động hoặc giai
đoạn chế biến sau đây, dù riêng rẽ hay kết hợp cũng sẽ không được chấp nhận xuất xứ:
(i) bảo quản hàng hóa cho mục đích vận tải hoặc lưu kho; (ii) tạo thuận lợi cho việc
vận chuyển hoặc vận tải; (iii) bao bì đóng gói; và
 Các sản phẩm đáp ứng Quy tắc sản phẩm cụ thể quy định tại Tài liệu đính kèm B Phụ
lục 3 Hiệp định TIG.
Như vậy, quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG đặt ra hàm lượng 40% ACFTA để được cấp xuất
xứ ACFTA cho các sản phẩm không được sản xuất hoặc khai thác hoàn toàn trong lãnh thổ
của một Bên. Từ góc độ ASEAN, điều này có nghĩa là để được hưởng ưu đãi, hàm lượng
ASEAN phải đạt ít nhất 40%, bất kể là “trong một nước” hay cộng gộp xuất xứ.

21
Quy tắc 3 Phụ lục 3 Hiệp định TIG quy định các trường hợp sau sản phẩm được coi là hoàn toàn sản xuất hoặc
khai thác trong lãnh thổ của một Bên:
a. Cây trồng hoặc sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái lượm hoặc thu thập trong lãnh thổ
Bên này;
b. Động vật sống sinh ra và nuôi trong lãnh thổ Bên này;
c. Sản phẩm từ động vật sống nêu ở điểm (b) trên;
d. Sản phẩm có được từ việc săn bắn, bẫy, câu, nuôi trồng thủy sản, thu thập hoặc đánh bắt được
trong lãnh thổ Bên này;
e. Khoáng sản và các chất trong tự nhiên không thuộc các điểm từ (a) đến (d) được tách hoặc lấy
ra từ đất, nước, thềm lục địa hoặc dưới thềm lục địa của Bên này;
f. Các sản phẩm thu được từ nước, thềm lục địa hoặc dưới thềm lục địa ngoài vùng nước thuộc
lãnh thổ của Bên này, với điều kiện Bên này có quyền khai thác vùng nước, thềm lục địa và
dưới thềm lục địa đó theo luật quốc tế;
g. Sản phẩm của việc đánh cá ngoài biển hoặc các loại thủy sản khác từ vùng biển sâu bằng tàu
đăng ký với một Bên hoặc được phép mang cờ của Bên này;
h. Sản phẩm được chế biến và/hoặc làm ra trên tàu đăng ký với một Bên hoặc được phép mang cờ
của Bên này, không phải các sản phẩm nêu ở điểm (g) ở trên;

i. Các vật phẩm thu thập được ở đó không còn khả năng thực hiện các mục đích ban đầu cũng
như không thể khôi phục hoặc sửa chữa và chỉ có thể vứt bỏ hoặc khôi phục các phần nguyên
liệu thô hoặc cho mục đích tái chế; và
j. Các hàng hóa có được hoặc sản xuất tại một Bên từ các sản phẩm đề cập ở các điểm từ (a) đến
(i) ở trên.
22
Theo Phụ lục 3 Hiệp định TIG, việc cộng gộp xuất xứ áp dụng đối với các sản phẩm tạo ra ở một Bên và được
sử dụng trên lãnh thổ của một Bên khác làm đầu vào để sản xuất sản phẩm cuối cùng và đáp ứng điều kiện để
được đối xử ưu đãi theo Hiệp định TIG.
22

Việc áp dụng quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG cần được đánh giá và xem xét cùng với quy
định về hải quan của các Bên, chẳng hạn như quy định về hoàn thuế nhập khẩu. Quy định về
hoàn thuế nhập khẩu cho phép các sản phẩm xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu và VAT
đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu cho mục đích chế biến hàng xuất khẩu, tạo ra ưu thế
lớn cho ngành trong nước của nước áp dụng quy định này.
Đây chính là trường hợp phát sinh khi có FTA, theo đó thuế nhập khẩu được cắt giảm, thậm
chí xóa bỏ. Quy định về hoàn thuế nhập khẩu sẽ giúp cho ngành của nước sản xuất được hoàn
thuế nhập khẩu vật liệu đầu vào từ các nước khác. Việc hoàn thuế đi kèm với yêu cầu hàm
lượng xuất xứ thấp trong khuôn khổ FTA sẽ giúp nước sản xuất tối đa hóa lợi ích từ FTA vì
danh mục các loại sản phẩm được coi là “có xuất xứ” được hưởng ưu đãi sẽ nhiều hơn.
Một ví dụ về cơ chế này là trường hợp FTA giữa EU và Hàn Quốc,
23
trong đó các Bên cho
phép lẫn nhau áp dụng hoàn thuế nhập khẩu. Hàn Quốc được phép hoàn thuế nhập khẩu và
VAT cho các nhà sản xuất của mình đối với các bộ phận và phụ kiện ô tô nhập khẩu giá rẻ từ
Trung Quốc (hoặc từ các nhà sản xuất các bộ phận có tính cạnh tranh cao khác) để lắp ráp ô tô
xuất khẩu. Nhờ đó, ngành sản xuất ô tô của Hàn Quốc được hưởng lợi vì được phép nhập
khẩu các sản phẩm chi phí thấp và hiệu quả kinh tế cao mà không phải chịu chi phí tương ứng
về thuế nhập khẩu.

Khi có FTA, điều này còn mang lại lợi thế lớn hơn vì các nhà sản xuất trong nước được thuế
ưu đãi. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ thành hiện thực nếu quá trình chuyển đổi diễn ra tại Hàn
Quốc (tiếp tục với ví dụ về FTA EU-Hàn Quốc) đủ để sản phẩm hoàn thiện được coi có xuất
xứ Hàn Quốc theo quy tắc xuất xứ của FTA EU-Hàn Quốc. Trong ví dụ này, trên cơ sở yêu
cầu xuất xứ, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc có thể:
 Nhập khẩu các bộ phận có tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế chẳng hạn như từ Trung
Quốc (hoặc Việt Nam);
 Được hoàn thuế nhập khẩu đối với các bộ phận nhập khẩu theo quy định về hoàn thuế
nhập khẩu; và
 Với điều kiện giá trị của đầu vào nhập khẩu không vượt quá 45% giá tại xưởng của
sản phẩm cuối cùng (theo quy tắc xuất xứ của FTA EU-Hàn Quốc), được chứng nhận
xuất xứ Hàn Quốc đối với sản phẩm cuối cùng và xuất khẩu sang EU với mức thuế ưu
đãi (theo FTA).
Phân tích định lượng cho thấy thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng nhanh trong
thời gian gần đây và đạt kim ngạch cao. Trong các cuộc đàm phán FTA mà Việt Nam hiện
đang tiến hành hoặc sắp sửa bắt đầu (như với EU) trên cơ sở song phương (như với Chi-lê,
EU và Hàn Quốc) hoặc cùng khối ASEAN khác (như với EU và Ấn Độ), Việt Nam cần tập
trung vào việc đàm phán một cách có hệ thống về quy tắc xuất xứ và việc vận dụng hoàn thuế
nhập khẩu để được hưởng lợi thế cao nhất từ các đối tác FTA trong tương lai thông qua
thương mại với Trung Quốc và những ưu đãi mà ACFTA tạo ra.
Quan điểm này cần đặt ra khi xét đến vai trò quan trọng (và gây tranh cãi) của quy tắc xuất xứ
trong FTA giữa EU và Hàn Quốc. Quy tắc xuất xứ của Hàn Quốc áp dụng đối với ngành ô tô,
cộng với quy định về hoàn thuế và cộng gộp xuất xứ bị một số nhà sản xuất ô tô của EU cực
lực phản đối và trở thành một vấn đề nóng bỏng nhất của toàn bộ cuộc đàm phán, thậm chí đã
từng là vấn đề có thể khiến cả cuộc đàm phán đổ vỡ. Cơ chế này có thể giúp Việt Nam có
được một công cụ quan trọng tương tự trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đang diễn ra. Việt

23
Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng đồng châu Âu và Hàn Quốc (sau đây gọi là “FTA EU - Hàn Quốc”).
23


Nam cần xác định các quy tắc xuất xứ FTA cụ thể mang lại lợi thế trong việc sản xuất cho
xuất khẩu để được hưởng ưu đãi khi vào thị trường của các đối tác FTA quan trọng.
1.3. Yêu cầu về đối xử quốc gia và minh bạch hóa
Quy định về đối xử quốc gia tại Điều 2 Hiệp định TIG lồng ghép quy định của Điều III GATT
(với điều chỉnh phù hợp - mutatis mutandis). Ngôn ngữ của Điều 2 (và từ ‘incorporation’) ngụ
ý rằng nghĩa vụ đối xử quốc gia cũng áp dụng đối với Lào.
Tương tự, nghĩa vụ minh bạch hóa tại Điều X của GATT cũng được lồng ghép (với điều
chỉnh phù hợp) vào Hiệp định TIG. Cần lưu ý rằng Hiệp định về Thương mại hàng hóa của
ASEAN (sau đây gọi là “Hiệp định ATIGA”) cũng áp dụng cách này. Hiệp định ATIGA khi
có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý cho khu vực thương mại tự do giữa các Thành viên ASEAN.
1.4. Hạn chế định lượng và rào cản phi thuế
Theo Điều 8 Hiệp định TIG, các Bên cam kết không áp dụng các hạn chế định lượng trừ khi
được phép áp dụng theo quy định của WTO. Đối với các Bên chưa phải là thành viên WTO,
Điều này đặt ra những quy tắc cụ thể. Vào thời điểm Hiệp định hoàn tất, Việt Nam chưa phải
là thành viên WTO và đã cam kết sẽ xóa bỏ các hạn chế định lượng trong vòng 3 năm kể từ
khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực hoặc xóa bỏ theo cam kết với WTO, tùy thuộc thời gian
nào đến sớm hơn. Các Bên cũng cam kết sẽ xác định và loại bỏ các rào cản phi thuế khác theo
lộ trình mà các Bên thống nhất.
Việc quy định như trên, một phần phản ánh những nội dung mà các Bên đã cam kết hoặc sẽ
cam kết với tư cách là thành viên WTO, phần khác có thể là nhằm đáp ứng nhu cầu tạo ra một
“lưới an toàn” để chống lại các biện pháp hạn chế và rào cản đã nêu, đảm bảo rằng họ có thể
vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ACFTA đối với những tranh chấp phát sinh từ việc
áp dụng và duy trì các hạn chế định lượng và các rào cản phi thuế khác.
24

Tuy nhiên, cơ chế này bao gồm việc xác định và loại bỏ những rào cản phi thuế cũng có thể
nhằm xác định và loại bỏ những rào cản phi thuế mà các quy tắc hiện thời của WTO không
cấm (chẳng hạn như thuế xuất khẩu). Ngoài ra, Điều này cũng có khả năng nhằm tạo ra cho
các Bên tham gia ACFTA chưa phải là thành viên WTO một khung thời gian cụ thể để loại bỏ

các hạn chế định lượng.
1.5. Các nguyên tắc của WTO
Theo Điều 7 Hiệp định TIG, trong các quy định liên quan của hiệp định này hay bất kỳ thỏa
thuận nào trong tương lai, các Bên tái khẳng định cam kết tuân thủ các quy tắc của WTO về
các biện pháp phi thuế, trợ cấp, đối kháng, chống bán phá giá và quyền sở hữu trí tuệ.
25

thế, các quy tắc của WTO sẽ điều chỉnh đối với nhiều lĩnh vực ảnh hưởng đến thương mại
hàng hóa giữa các Bên. Một hậu quả mà việc áp dụng quy tắc của WTO dẫn tới là trong
trường hợp phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc WTO thì
Tòa án trọng tài của ACFTA chỉ có thể xem xét việc áp dụng quy tắc của WTO và vận dụng
án lệ liên quan.
Ngoài ra, Điều 7 quy định rằng các điều khoản của Hiệp định WTO về Thương mại hàng hóa
không được đề cập trong Hiệp định TIG sẽ áp dụng đối với Hiệp định TIG (với những điều

24
Wang Jiangyu, supra, trang 120.
25
Điều này cũng quy định rõ rằng các Bên là thành viên ASEAN nhưng không phải thành viên WTO phải tuân
thủ các quy định WTO theo cam kết gia nhập WTO của mình.
24

chỉnh phù hợp) “trừ khi bối cảnh không thể áp dụng được”. Quy định này không đưa thêm chi
tiết để đảm bảo sự rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của các Bên theo Hiệp định TIG vì từ
“bối cảnh” có thể diễn giải theo nhiều cách, dẫn đến việc áp dụng quy tắc của WTO tùy thuộc
vào suy xét của các Bên. Các Bên cần chi tiết hóa và thống nhất một cách hiểu chung về từ
“bối cảnh” để có thể áp dụng quy định của WTO.
2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA
2.1 Nhận xét ban đầu

Phạm vi tác động
Phân tích tác động thực tế (hậu kỳ – ex-post) và tiềm tàng (tiền kỳ – ex-ante) của quá trình tự
do hóa thương mại là một vấn đề cực kỳ phức tạp.
Như chỉ ra ở Bảng 6.1, tác động của quá trình tự do hóa thương mại có thể xét theo nhiều
chiều, bao gồm tác động đến dòng thương mại, sản lượng, việc làm, FDI và phúc lợi. Ngoài
ra, tự do hóa thương mại còn có thể tác động trong ngắn hạn và dài hạn.
Bảng 6.1 chỉ ra phạm vi nghiên cứu, chủ yếu dựa vào dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO)
và một số nghiên cứu chọn lọc trước đây.
Bảng 6.1: Tác động của tự do hóa thương mại – phạm vi nghiên cứu và nguồn thông tin,
dữ liệu

Tác động Phạm vi và nguồn thông tin sử dụng
Thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu Dữ liệu của GSO
Tác động tạo dựng thương mại (trade
creation) và gây chệch hướng thương mại
(trade diversion)
Các nghiên cứu học thuật
Tác động đến các ngành Dữ liệu của GSO, các nghiên cứu học thuật
Thu ngân sách Nhà nước Dữ liệu của GSO, thống kê của IMF, OECD
Sản lượng Dữ liệu của GSO
Đầu tư Dữ liệu của GSO, UNCTAD
Cán cân thanh toán Thống kê của IMF
Tăng trưởng Dữ liệu của GSO
Việc làm và lương Dữ liệu của GSO
Giảm nghèo UNDP
Phúc lợi IMF
Môi trường Các nghiên cứu học thuật
Các khía cạnh định tính khác Các báo cáo, phương tiện thông tin đại chúng
Các hướng tiếp cận (“phương pháp luận”): so sánh và đánh giá tóm lược
Việc phân tích tác động thực tế hoặc tiềm tàng của tự do hóa thương mại có thể vận dụng

nhiều cách tiếp cận và phương pháp luận khác nhau, chủ yếu phân ra đánh giá định tính hay
định lượng, vận dụng công cụ đơn giản hay phức tạp.
Điều cần lưu ý rằng mỗi phương pháp có điểm mạnh và điểm yếu và đôi khi đòi hỏi những
điều kiện rất cụ thể để có thể vận dụng đúng đắn.

×